1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công trần đăng chất

76 177 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 76
Dung lượng 1,58 MB

Nội dung

Tuy nhiên, cũng như các trang trại chăn nuôi trong cả nước bên cạnhnhững thành quả bước đầu, các trang trại chăn nuôi đó cũng gặp không ít nhữngkhó khăn như: Trình độ tổ chức, quản lý củ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––

LÈNG Ỷ KHEN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI LỢN THỊT GIA CÔNG TRẦN ĐĂNG CHẤT – XÃ PHÚC THUẬN – THỊ XÃ PHỔ YÊN

THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : KTNN

Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2014 - 2018

Thái Nguyên - năm 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM –––––––––––––––––––––

LÈNG Ỷ KHEN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA TRANG TRẠI LỢN THỊT GIA CÔNG TRẦN ĐĂNG CHẤT - XÃ PHÚC THUẬN – THỊ XÃ PHỔ YÊN

THÁI NGUYÊN

Hệ đào tạo : Chính quy Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : KTNN

Khoa : Kinh tế và PTNT Khóa học : 2014 - 2018

Giảng viên hướng dẫn : ThS ĐỖ HOÀNG SƠN Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Trần Đăng Chất

Thái Nguyên - năm 2018

Trang 3

Tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới Ban Giám Hiệu nhà trường, Banchủ nhiệm khoa cùng quý Thầy, Cô trong khoa Kinh Tế & PTNT TrườngĐại Học Nông Lâm Thái Nguyên đã tận tình truyền đạt kiến thức trong 4 nămhọc tập.

Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đến chủ trang trại và các anh chị cô chú tạitrang trại Trần Đăng Chất đã giúp đỡ, tạo điều kiện trong quá trình thực tậptại trang trại

Trong thời gian thực tập tốt nghiệp, bản thân tôi đã cố gắng khắc phụcmọi khó khăn để hoàn thiện khóa luận Tuy nhiên, với thời gian ngắn và hạnchế, kiến thức còn hạn hẹp nên trong quá trình thực hiện đề tài tôi còn gặpkhông ít những khó khăn, do vậy mà đề tài không tránh khỏi những thiếu sótnhất định, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy giáo, côgiáo và các bạn sinh viên để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Thái Nguyên, ngày 25 tháng 05 năm 2018

Sinh viên

Lèng Ỷ Khen

Trang 4

MỤC LỤC

i MỤC LỤC ii DANH

Trang 5

2.1.2 Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển kinh tế trangtrại 14

2.2 Cơ sở thực tiễn .16

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam 16

2.2.2 Kinh nghiệm của địa phương khác 18

2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác 21

2.3 Khái quát về địa bàn thực tập 22

2.3.1 Điều kiện tự nhiên của xã Phúc Thuận 22

2.3.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội 22

Trang 6

Phần 3: KẾT QUẢ THỰC TẬP 25

3.1 Khái quát về trang trại chăn nuôi lợn thịt gia công Trần Đăng Chất 25

3.1.2 Sự hình thành và phát triển của trang trại Trần Đăng Chất 25

3.1.2 Khái quát về Công ty Cổ phần APPE-JV 27

3.1.3 Những thành tựu đã đạt được của trang trại Trần Đăng Chất 29

3.1.4 Những thuận lợi và khó khăn liên quan đến phát triển sản xuất của trang trại

chăn nuôi lợn thịt gia công Trần Đăng Chất 30

3.2 Kết quả thực tập 31

3.2.1.Nội dung và những công việc cụ thể tại trang trại 31

3.2.1.1 Tìm hiểu quy trình phòng dịch và thức ăn cho lợn của trang trại 31

3.2.2 Tóm tắt kết quả thực tập 34

3.3 Những bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 52

3.3.1 Những điều kiện cần có để có thể phát triển trang trại 52

3.3.2 Yêu cầu cần có của một chủ trang trại 53

3.3.3 Kỹ thuật cần chú ý nắm vững khi phát phát triển trang trại 53

3.3.4 Quản lý tài chính, lao động 53

3.4 Một số giải pháp đề xuất cho phát triển trang trại 54

3.4.2 Giải pháp đối với Công ty và trang trại 54

Trang 7

Phần 4: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 56

4.1 Kết luận 564.2 Kiến nghị 57

TÀI LIỆU THAM KHẢO 59

Trang 8

DANH MỤC BẢNG

Bảng 3.1: Lịch làm vaccine đối với đàn lợn 36

Bảng 3.2: Một số loạivaccine, thuốc thú y trang trại thường xuyên sử dụng để phòng bệnh 37

Bảng 3.3: Bảng nhiệt độ thích hợp cho sự phát triển của lợn 39

Bảng 3.4: Các loại cám trang trại dùng trong chăn nuôi 40

Bảng 3.5: Tỷ lệ trộn cám 40

Bảng 3.6: Chi phí đầu tý xây dựng ban đầu của trang trại Trần Đăng Chất 46

Bảng 3.7: Chi phí đầu tư trang thiết bị ban đầu của trang trại 47

Bảng 3.8: Tình hình nguồn vốn của trang trại Trần Đăng Chất 48

Bảng 3.9: Chi phí hàng năm của trang trại Trần Đăng Chất 49

Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế của trang trại 50

Trang 9

DANH MỤC HÌNH

Hình 3.1: Sơ đồ trang trại Trần Đăng Chất 26

Hình 3.2: Sơ đồ bộ máy tổ chức của trang trại Trần Đăng Chất 26

Hình 3.3: Sơ đồ nguyên lý xử lý chất thải của trang trại 41

Hình 3.4: Quy trình chăn nuôi gia công của trang trại 42

Hình 3.5: kênh tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi lợn gia công tại trang trại Trần Đăng Chất 43

Trang 10

: (Gross Output) Giá trị sản xuất: Hiệu quả kinh tế

: (Intermediate Cost) Chi phí trung gian: Kinh tế trang trại

: Nghị định – Chính phủ: Nông nghiệp – Phát triển nông thôn: Nghị quyết – Chính phủ

: Quyết định – Thủ tướng: Số thứ tự

: Thức ăn chăn nuôi: Trung học cơ sở: Trung học phổ thông: Trách nhiệm hữu hạn: Tài sản cố định

: Trang trại: Ủy ban nhân dân: (Value Added) Giá trị gia tăng

Trang 11

Phần 1

MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập

Nông nghiệp là ngành sản xuất vật chất đóng vai trò to lớn trong sự pháttriển kinh tế xã hội Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu dùng

và xuất khẩu, là thị trường rộng lớn của nền kinh tế, cung cấp nguồn nhân lực vàtạo nên tích luỹ ban đầu cho phát triển đất nước Ở nước ta nông nghiệp đónggóp lớn cho tổng thu nhập quốc dân, hàng năm nông nghiệp đem lại nguồnngoại tệ đáng kể thông qua việc xuất khẩu hàng hóa

Trong nông nghiệp, ngành chăn nuôi là một trong 2 tiểu ngành chính cungcấp thực phẩm trực tiếp cho gia đình và toàn xã hội, hỗ trợ phát triển trồng trọt,tận dụng lao động nông thôn ở mọi lứa tuổi, tiết kiệm tích lũy vốn tăng thu nhậpcho nông dân, tạo ra sự cân bằng sinh thái Phát triển chăn nuôi trang trại khôngnhững đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng trong nước màcòn tạo ra nguồn thực phẩm cho xuất khẩu Theo các kết quả điều tra về hiệu quảkinh tế chăn nuôi trang trại thì chăn nuôi trang trại mang lại thu nhập cao cho hộnông dân, góp phần tăng giàu giảm nghèo, thu hút được lao động, góp phần giảiquyết việc làm, đẩy mạnh sự chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và cơ cấukinh tế nông thôn Phát triển chăn nuôi quy mô trang trại tuy đã có những thànhcông nhất định, nhưng bên cạnh đó còn bộc lộ rất nhiều những yếu điểm cầnđược nghiên cứu khắc phục như: Trình độ tổ chức quản lý và hoạch toán kinh tếcủa chủ trang trại còn hạn chế; kỹ thuật công nghệ áp dụng vào chăn nuôi chưađồng bộ và hiện đại; thiếu kỹ năng thu thập và phân tích thông tin thị trường nênrủi ro trong sản xuất luôn tiềm ẩn, đặc biệt là rủi ro về thị trường Ngoài ra, cácvấn đề về mặt bằng cho xây dựng chuồng trại, vốn đầu tư, lao động có chuyênmôn, liên kết hợp tác trong sản xuất, ô nhiễm môi trường, cũng là những vấn đềhạn chế làm chi phí sản xuất phát sinh thêm và rủi ro lớn

Sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất ngành chăn nuôi nói riêng tạiViệt Nam luôn gặp phải những rủi ro Những câu chuyện “được mùa mất giá”,những cuộc “giải cứu” nông sản, hay những cảnh báo của nông dân “làm lớnthua đau” vẫn luôn diễn ra làm cho nhiều nông dân không dám mạnh dạn đầu

tư lớn

Trang 12

Nguyên nhân cũng đã được chỉ ra, nhưng chưa thật đúng và sát nên chưa cónhững giải pháp bài bản để khắc phục có hiệu quả tình trạng trên Chính vì vậy,rất cần có những nghiên cứu tìm hiểu thực tế sản xuất nông nghiệp, bám sát địabàn và cùng trải nghiệm với nông dân để có những giải pháp sát thực hiệu quảhơn

Hiện nay, các trang trại chăn nuôi của tỉnh Thái Nguyên nói chung và thị

xã Phổ Yên nói riêng đã và đang được phát triển mạnh mẽ cả về số lượng vàchất lượng Tuy nhiên, cũng như các trang trại chăn nuôi trong cả nước bên cạnhnhững thành quả bước đầu, các trang trại chăn nuôi đó cũng gặp không ít nhữngkhó khăn như: Trình độ tổ chức, quản lý của chủ trang trại hạn chế, thiếu kiếnthức khoa học kỹ thuật, nhận thức về thị trường và khả năng cạnh tranh trongtiêu thụ sản phẩm yếu, thiếu vốn, lao động trang trại chưa qua đào tạo, thị trườngcác yếu tố đầu vào và đầu ra còn bấp bênh, làm cho sản xuất trang trại chănnuôi thiếu ổn định và luôn tiềm ẩn nhiều rủi ro Tìm kiến những giải pháp đểchăn nuôi quy mô trang trại hiệu quả, bền vững là vấn đề cấp thiết đặt ra hiệnnay

Nghiên cứu thực tiễn để củng cố kiến thức đã học, học hỏi những kinhnghiệm làm kinh tế Ngoài ra, trao đổi và trải nghiệm qua thực tập tại trang trạicòn giúp sinh viên có được nghị lực, quyết tâm và sự tự tin trong phát triển sinh

kế sau này Cùng với chủ trang trại tìm ra những yếu điểm hạn chế và đưa ranhững hướng khắc phục cho phát triển bền vững trang trại là vô cùng cần thiết

Xuất phát từ những yêu cầu thực tiễn trên tôi chọn đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại lợn thịt gia công Trần Đăng Chất”.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu chung

Thông qua thực tế nghiên cứu, học tập và trải nghiện tại trang trại chănnuôi giúp người học tăng cường hiểu biết về những loại hình sản xuất, có đượcnhững kinh nghiệm về tổ chức sản xuất kinh tế trang trại chăn nuôi, rèn luyệnnhững kỹ năng chuyên môn cần thiết Ngoài ra, người học còn đánh giá phântích được những thành công của trang trại, tìm ra được những khó khăn, trở ngại

và những nguyên nhân ảnh hưởng đến việc phát triển kinh tế trang trại Qua đó,

Trang 13

đề xuất được các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả tổ chức quản lý sản xuấtkinh doanh trang trại chăn nuôi theo hướng hiệu quả và ổn định.

Trang 14

- Phân tích đánh giá được thực trạng về các nguồn lực sản xuất cho việc

tổ chức thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại

- Học tập được các kiến thức, kỹ năng về kỹ thuật chăn nuôi và phòngchữa bệnh trên lợn trong chăn nuôi lợn thịt tại trang trại

- Phân tích đánh giá được thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh, họchỏi và rèn luyện được kỹ năng hoạch toán kinh tế từ thực tế hoạt động của trangtrại

- Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của trang trại

chăn nuôi Trần Đăng Chất tại xã Phúc Thuận - thị xã Phổ Yên những năm tới

1.2.2.2 Về thái độ

- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong trang trại

- Có trách nhiệm và nghĩa vụ hoàn thành tốt mọi công việc được giao

- Chủ động trong các công việc, sẵn sàng trợ giúp, hỗ trợ mọi người trongtrang trại để hoàn thành tốt các công việc chung bên cạnh đó cũng tự khẳng địnhđược năng lực của mình là một sinh viên đại học

1.2.2.3 Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc

- Biết lắng nghe và học hỏi từ những lời phê bình của người khác

- Giao tiếp ứng sử trung thực, lịch sự nhã nhặn, luôn giữ thái độ khiêmnhường và cầu thị

Trang 15

- Có khả năng quản lý công việc và làm việc nhóm hiệu quả.

1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện

1.3.1 Nội dung thực tập

- Quá trình xây dựng hình thành và phát triển của trang trại

- Tìm hiểu hệ thống tổ chức sản xuất của trang trại chăn nuôi lợn thịt giacông Trần Đăng Chất trên địa bàn xã Phúc Thuận

- Phân tích những khó khăn, thuận lợi và các yếu tố ảnh hưởng tới tổ chứcsản xuất kinh doanh của trang trại

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển kinh tế trang trại chăn nuôi lợntrên địa bàn xã Phúc Thuận

1.3.2 Phương pháp thực hiện

1.3.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

* Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập những số liệu, thông tin liên quan trực tiếp và gián tiếp đến vấn

đề nghiên cứu của đề tài đã được công bố chính thức của cơ quan nhà nước cóthẩm quyền, như lấy số liệu từ các ban ngành của huyện, xã, các báo cáo tổngkết liên quan đến trang trại, thu thập số liệu qua sách báo, tạp chí, nghị định,quyết định

Trang 16

* Thu thập số liệu sơ cấp

- Số liệu sơ cấp được thu thập trực tiếp từ trang trại Trần Đăng Chất Đểthu thập số liệu sơ cấp, tôi sử dụng các phương pháp chủ yếu sau:

+ Phương pháp điều tra trực tiếp chủ trang trại và cán bộ Công ty JV:

APPE-Điều tra những thông tin cơ bản như: Loại hình trang trại, số lao động,diện tích đất đai, vốn sản xuất Những thông tin về kết quả hoạt động sản xuấtkinh doanh của trang trại như: Tình hình các khoản chi phí, các khoản thu cả hiệnvật và giá trị Những thông tin về ý kiến, nguyện vọng, nhu cầu, thuận lợi, khókhăn của trang trại Các yếu tố sản xuất như: Vốn, kỹ thuật, lao động, giá cả thịtrường Những thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty Cổ phầnAPPE-JV như: yếu tố đầu vào, đầu ra Công ty cung cấp, hỗ trợ cho trang trại

+ Phương pháp tiếp cận có sự tham gia:

Trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất của trang trại như: Dọn dẹp, vệsinh chuồng nuôi, chăm sóc lợn, kiểm cám, kiểm thuốc từ đó đánh giá đượcnhững thuận lợi, khó khăn mà trang trại gặp phải trong quá trình phòng dịchcũng như hoạt động sản xuất kinh doanh của trang trại

+ Phương pháp quan sát:

Tiến hành quan sát trực tiếp khi tham gia các hoạt động phòng dịch củatrang trại, phỏng vấn, điều tra trang trại, nhằm có cái nhìn tổng quát về trangtrại, đồng thời cũng là những tư liệu để đánh giá độ chính xác các thông tin màchủ trang trại cung cấp

+ Phương pháp thảo luận:

Cùng với chủ trang trại, cán bộ kỹ thuật thảo luận về những vấn đề khókhăn, tồn tại trang trại đang gặp phải như: Vốn, lao động, thị trường, chính sáchcủa nhà nước từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển tổ chức sản xuấtcủa trang trại trong những năm tới

1.3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

* Phương pháp xử lý thông tin: Những thông tin, số liệu thu thập được

tổng hợp, đồng thời được xử lý thông qua chương trình Excel Việc xử lý thôngtin là cơ sở cho việc phân tích

Trang 17

* Phương pháp phân tích thông tin: Toàn bộ số liệu thu thập được tổng

hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đên kếtquả sản xuất kinh doanh của trang trại (vốn, đất đai, lao động, trình độ quản lý).Hạch toán các khoản chi, các khoản thu của trang trại làm cơ sở cho định hướngđưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế trang trại

* Chỉ tiêu phản ánh kết quả sản xuất

Hệ thống chỉ tiêu về kết quả sản xuất kinh doanh của trang trại như: giá trịsản xuất, chi phí trung gian, giá trị gia tăng, cụ thể là:

+ Giá trị sản xuất (Gross Output): là giá trị bằng tiền của sản phẩm sản xuất

ra ở trang trại bao gồm phần giá trị để lại để tiêu dùng và giá trị bán ra thị trườngsau một chu kỳ sản xuất thường là một năm Được tính bằng sản lượng của từngsản phẩm nhân với đơn giá sản phẩm Chỉ tiêu này được tính như sau: GO = ∑Pi.Qi

Trong đó: GO: giá trị sản xuất

Pi: giá trị sản phẩm hàng hóa thứ iQi: lượng sản phẩm thứ i

+ Chi phí trung gian (Intermediate Cost) là toàn bộ các khoản chi phí vậtchất bao gồm các khoản chi nguyên vật liệu, giống, chi phí dịch vụ thuê ngoài.Chỉ tiêu này được tính như sau: IC = ∑ Cij

Trong đó: IC: là chi phí trung gian

Cij: là chi phí thứ i cho sản phẩm thứ j+ Giá trị gia tăng (Value Added) là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ chocác ngành sản xuất kinh doanh Chỉ tiêu này được xác định theo công thức: VA =

GO – IC

Trong đó: VA : giá trị gia tăng

GO: giá trị sản xuất

IC : chi phí trung gian

* Chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sản xuất

+ GO/IC

+ VA/IC

+ VA/GO

Trang 18

* Phương pháp trích khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng:

+ Khấu hao TSCĐ: Là phần giá trị của TSCĐ bị hao mòn trong quá trìnhsản xuất ra sản phẩm phải được trích rút để đưa vào chi phí sản xuất hàng năm

và được xác định theo công thức

Mức trích khấu hao hàng năm =

1.4 Thời gian và địa điểm thực tập

Nguyên giá tài sản cố địnhThời gian trích khấu hao

- Thời gian: Từ ngày 15/01/2018 đến ngày 15/04/2018

- Địa điểm: Trang trại lợn thịt gia công Trần Đăng Chất - xã PhúcThuận - thị xã Phổ Yên - Thái Nguyên

Trang 19

TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

2.1 Về cơ sở lý luận

2.1.1 Khái niệm về kinh tế trang trại

2.1.1.1 Khái niệm tổ chức sản xuất

Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn các khâu trong cả dây chuyềnnhằm thực hiện chu trình kinh doanh từ “đầu vào” đến “đầu ra” [13]

Tổ chức sản xuất là sự bố trí các công đoạn, các khâu nhằm tạo ra năngsuất, chất lượng cao hơn, nhịp độ sản xuất nhanh hơn, tận dụng và huy động tối

đa các nguồn lực vật chất vào sản xuất, giảm chi phí sản xuất một đơn vị đầu ratới mức thấp nhất, rút ngắn thời gian sản xuất sản phẩm hoặc cung cấp dịch vụ[13]

2.1.1.2 Khái niệm trang trại và kinh tế trang trại

* Khái niệm trang trại

Trang trại là một hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trong nông nghiệp (baogồm cả nông, lâm, ngư nghiệp) mà tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hoặcquyền sử dụng của một người chủ độc lập Sản xuất được tiến hành với quy môruộng đất và các yếu tố sản xuất tập trung đủ lớn cùng phương thức tổ chức quản

lý sản xuất tiến bộ và trình độ kỹ thuật cao, hoạt động tự chủ để sản xuất ra cácloại sản phẩm hàng hoá phù hợp với yêu cầu đặt ra của cơ chế thị trường [3]

* Khái niệm kinh tế trang trại

Theo Nghị quyết số 03/2000/NQ - CP ngày 02/02/2000 về kinh tế trang

trại của Chính phủ, “Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nông nghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy

mô và nâng cao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản, trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản ”

[4]

Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất hàng hoá trong nôngnghiệp, nông thôn, chủ yếu dựa vào hộ gia đình, nhằm mở rộng quy mô và nângcao hiệu quả sản xuất trong lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thuỷ sản,trồng rừng, gắn sản xuất với chế biến và tiêu thụ nông, lâm, thuỷ sản [11]

Trang 20

2.1.1.3 Khái niệm kinh tế trang trại chăn nuôi

Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền sản xuất kinh tế trong nông nghiệpvới nông sản hàng hoá là sản phẩm của chăn nuôi đại gia súc, gia cầm… Đó làtổng thể các mối quan hệ kinh tế của các tổ chức sản xuất hoạt động kinh doanhnông nghiệp, xét ở phạm vi chăn nuôi Bao gồm các hoạt động trước và sau sảnxuất nông sản hàng hoá xung quanh các trục trung tâm là hệ thống các trang trạichăn nuôi ở các vùng kinh tế khác nhau

Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng là sản phẩm của thời kỳ công nghiệphoá, quá trình hình thành và phát triển các trang trại gắn liền với quá trình côngnghiệp hoá từ thấp đến cao, tỷ trọng hàng hoá từ thấp đến cao cũng như trình độsản xuất, quy mô và năng lực sản xuất đáp ứng được nhu cầu sản phẩm hànghoá như thịt, trứng, sữa… trên thị trường, phù hợp với sự phát triển kinh tế thịtrường hiện nay

Kinh tế trang trại chăn nuôi là một nền tảng lớn của một hệ thống kinh tếtrang trại nói chung, là một bộ phận của nền sản xuất trong nông nghiệp, khácvới các ngành sản xuất khác: lâm nghiệp hay thuỷ sản phụ thuộc nhiều vào điềukiện đất đai, khí tượng và thời tiết nhưng đối với chăn nuôi đó chỉ là những ảnhhưởng tác động đến vật nuôi, nó phụ thuộc chính vào điều kiện chăm sóc, nuôidưỡng của trang trại Sản phẩm của chăn nuôi phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêudùng của đại đa số người dân trong cả nước

2.1.1.4 Bản chất của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng

* Bản chất của trang trại nói chung

Kinh tế trang trại là một đơn vị sản xuất kinh doanh cơ sở trực tiếp sảnxuất trồng trọt trên đồng ruộng và chăn nuôi trang chuồng trại với quy mô lớn,trình độ sản xuất và quản lý tiến bộ… Là hình thức tổ chức sản xuất cơ sở trongnông, lâm nghiệp và thuỷ sản với mục đích chính là sản xuất ra hàng hoá đểcung ứng ra thị trường KTTT Là hình thức sản xuất nông nghiệp theo nghĩarộng bao gồm: Nông - Lâm - Thủy sản có mục đích chính là sản xuất hàng hóa,

Trang 21

tư liệu sản xuất thuộc quyền sở hữu hay sử dụng của một chủ trang trại sản xuấtđược tiến hành trên quy mô ruộng đất với các yếu tố sản xuất chung đủ lớn,trình độ kỹ thuật cao hơn, phương thức tổ chức sản xuất tiến bộ gắn với thịtrường có hạch toán kinh tế theo kiểu doanh nghiệp.

* Bản chất của kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng

Kinh tế trang trại chăn nuôi là một đơn vị kinh doanh cơ sở trực tiếp sảnxuất về chăn nuôi trong chuồng trại với quy mô lớn, trình độ sản xuất và quản lýtiến bộ, là hình thức sản xuất với mục đích chủ yếu là sản xuất hàng hoá là cácsản phẩm chăn nuôi để cung ứng ra thị trường, tỷ trọng hàng hoá chiếm từ 70 đến80% trở lên, đáp ứng được sản phẩm hàng hoá ra thị trường trong và ngoài nước

2.1.1.5 Vai trò, đặc trưng của kinh tế trang trại

* Vai trò và vị trí của kinh tế trang trại

Ở các nước phát triển, trang trại gia đình là loại hình tổ chức sản xuất trangtrại chủ yếu, có vị trí đặc biệt quan trọng trong hệ thống kinh tế nông nghiệp, cóvai trò to lớn và quyết định trong sản xuất nông nghiệp, là lực lượng sản xuất raphần lớn sản phẩm nông nghiệp trong xã hội, tiêu thụ sản phẩm cho các ngànhcông nghiệp, cung cấp nguyên liệu cho chế biến và thương nghiệp

Trong điều kiện nước ta, vai trò và hiệu quả phát triển kinh tế của trang trạiđược

đánh giá, nhìn nhận trên cả ba mặt đó là: hiệu quả về kinh tế, xã hội và môitrường

Sự hình thành và phát triển kinh tế trang trại có vai trò cực kỳ to lớn đượcbiểu hiện:

- Kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất lấy việc khai thác tiềmnăng và lợi thế so sánh phục vụ nhu cầu xã hội làm phương thức sản xuất chủyếu Vì vậy, nó cho phép huy động khai thác, đất đai sức lao động và nguồn lựckhác một cách đầy đủ, hợp lý và có hiệu quả Nhờ vậy nó góp phần thúc đẩytăng trưởng và phát triển kinh tế trong nông nghiệp nông thôn nói riêng và pháttriển kinh tế xã hội nói chung

- Trang trại với kết quả và hiệu quả sản xuất cao, góp phần chuyển dịch

cơ cấu kinh tế, phát triển các loại cây trồng vật nuôi có giá trị hàng hoá cao,

Trang 22

- Kinh tế trang trại là đơn vị sản xuất có quy mô lớn hơn kinh tế hộ, vìvậy có khả năng áp dụng hiệu quả các thành tựu khoa học và công nghệ vào sảnxuất, nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn lực.

- Với cách thức tổ chức sản xuất và quản lý kinh doanh tiên tiến, trangtrại là nơi tiếp nhận và truyền tải các tiến bộ khoa học công nghệ đến hộ nôngdân thông qua chính hoạt động sản xuất của mình

- Về mặt kinh tế: Kinh tế trang trại đã tạo ra bước chuyển biến về giá trịsản phẩm hàng hóa và thu nhập của trang trại vượt trội hẳn so với kinh tế hộ,khắc phục tình trạng sản xuất phân tán, manh mún tạo nên những vùng chuyênmôn hóa, tập trung hàng hóa và thâm canh cao Mặt khác qua thúc đẩy chuyểndịch cơ cấu kinh tế, trang trại góp phần thúc đẩy phát triển công nghiệp, đặc biệt

là công nghiệp chế biến và dịch vụ sản xuất ở nông thôn, góp phần tích cực thúcđẩy sự phát triển của nông nghiệp và kinh tế nông thôn

- Về mặt xã hội: Phát triển kinh tế trang trại làm tăng hộ giàu ở nông thôn,tạo thêm việc làm và tăng thu nhập cho người lao động và dân cư ở nông thôn,góp phần thúc đẩy phát triển kết cấu hạ tầng nông thôn là tấm gương cho các hộnông dân về cách thức tổ chức sản xuất kinh doanh tiên tiến và có hiệu quả Tất

cả những vấn đề đó góp phần quan trọng giải quyết các vấn đề kinh tế - xã hội ởnông thôn

- Về mặt môi trường: Phát triển kinh tế trang trại góp phần cải tạo và bảo

vệ môi trường sinh thái Thực hiện phát triển kinh tế trang trại nước ta đã đem lạinhiều kết quả về kinh tế xã hội và môi trường Nhưng phát triển kinh tế trang trại

ở nước ta phải phù hợp với điều kiện tự nhiên kinh tế từng vùng và từng địaphương Nhất là những vùng địa phương có điều kiện đất đai và điều kiện sảnxuất hàng hoá

Trang 23

* Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung và kinh tế trang trại chăn nuôi nói riêng

Trang 24

- Đặc trưng của kinh tế trang trại nói chung

Trong điều kiện kinh tế thị trường, trang trại là một đơn vị kinh tế tự chủvới đặc trưng chủ yếu sau:

+ Tư liệu sản xuất mà trước hết là ruộng đất và vốn được tập chung theoyêu cầu của sản xuất hàng hóa

+ Người chủ trang trại có ý chí, có hiểu biết chuyên môn kỹ thuật và cókhả năng nhất định về tổ chức quản lí sản xuất kinh doanh nông nghiệp

+ Các trang trại đều có thể thuê mướn lao động Có 2 hình thức thuêmướn lao động trong các trang trại đó là lao động thường xuyên và lao độngthời vụ Trong hình thức thuê lao động thường xuyên, trang trại thuê người laođộng ổn định quanh năm, còn hình thức thuê lao động thời vụ, trang trại chỉ thuêngười lao động làm việc theo thời vụ sản xuất

- Đặc trưng của kinh tế trang trại chăn nuôi:

+ Kinh tế trang trại chăn nuôi có đặc trưng là sản xuất sản phẩm hànghóa, mà sản phẩm của nó là các loại thịt, trứng, sữa,… đáp ứng nhu cầu của thịtrường, như vậy để đáp ứng được nhu cầu thị trường thì quy mô trang trại chănnuôi phải ở mức độ tương đối lớn, khác biệt với hộ gia đình

+ Kinh tế trang trại chăn nuôi sản xuất các sản phẩm thịt, trứng, sữa…trong điều kiện kinh tế thị trường thời kỳ công nghiệp hoá nên mọi hoạt độngsản xuất kinh doanh đều xuất phát nhu cầu thị trường Chính vì vậy tất cả cácyếu tố đầu vào như vốn, lao động, giống, khoa học công nghệ… cũng như cácyếu tố đầu ra như sản phẩm thịt, trứng, sữa… đều là sản phẩm hàng hoá

+ Do đặc trưng sản xuất hàng hoá ngành chăn nuôi chi phối mà phải đòihỏi tạo ra ưu thế cạnh tranh trong sản xuất và kinh doanh, để thực hiện yêu cầutái sản xuất mở rộng, hoạt động kinh tế trang trại chăn nuôi theo xu thế tích tụ,tập trung sản xuất kinh tế ngày càng cao, tạo ra tỷ xuất hàng hoá cao, khối lượnghàng hoá ngày càng nhiều, chất lượng tốt Đi đôi với việc tập trung, nâng caonăng lực sản xuất của từng trang trại còn diễn ra xu thế tập trung các trang trạithành các vùng chuyên môn hoá về từng loại như vùng chuyên canh nuôi đại gia

Trang 25

súc như: trâu, bò… vùng thì chuyên môn hoá nuôi lợn nái sinh sản, lợn thịt, vớimục đích tạo ra khối lượng hàng hoá lớn.

+ Kinh tế trang trại chăn nuôi cũng có nhiều loại hình khác nhau trong đótrang trại gia đình vẫn là phổ biến, có đặc trưng rất linh hoạt trong từng hoạtđộng, vì có thể dung nạp các trình độ sản xuất khác nhau về xã hội hoá, chuyênmôn hoá Dung nạp các quy mô sản xuất trang trại chăn nuôi khác nhau như cáctrang trại chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn và thậm chí đến cực lớn Dung nạp các cấp

độ công nghệ sản xuất khác nhau từ thô sơ đến hiện đại, riêng biệt hoặc đan xen.Liên kết các loại hình kinh tế khác nhau cá thể, tư nhân, hợp tác quốcdoanh…Với các hình thức hợp tác sản xuất kinh doanh đa dạng Chính vì vậy

mà kinh tế trang trại chăn nuôi có khả năng thích ứng với các nước đang pháttriển và ở các nước công nghiệp phát triển

+ Kinh tế trang trại chăn nuôi có đặc trưng là tạo ra năng lực sản xuất cao

về nông sản hàng hoá mà chủ yếu là sản phẩm thịt, trứng, sữa… do đặc điểm vềtính chất quản lý sản xuất kinh doanh của trang trại quyết định Chủ trang trại làngười có ý chí, có năng lực tổ chức quản lý, có kiến thức và có kinh nghiệmtrong sản xuất chăn nuôi, cũng như kinh doanh trong cơ chế thị trường

2.1.1.6 Tiêu chí định lượng để xác định kinh tế trang trại

Theo quy định tại Điều 5 Thông tư số 27/2011/TT - BNNPTNT ngày13/04/2011 của Bộ NN - PTNT quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứngnhận kinh tế trang trại [1]

Cá nhân, hộ gia đình sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủysản đạt tiêu chuẩn kinh tế trang trại thỏa mãn điều kiện sau:

* Đối với cơ sở trồng trọt, nuôi trồng thủy sản, sản xuất tổng hợp

- Có diện tích trên mức hạn điền, tối thiểu:

+ 3,1 ha đối với vùng Đông Nam Bộ và ĐBSCL

+ 2,1 ha đối với các tỉnh còn lại

- Giá trị sản lượng hàng hóa đạt 700 triệu đồng/năm

Trang 26

* Đối với cơ sở chăn nuôi

Giá trị sản lượng hàng hóa từ 1.000 triệu đồng/năm trở lên

* Đối với cơ sở sản xuất lâm nghiệp

Diện tích tối thiểu 31 ha và giá trị sản lượng hàng hóa bình quân đạt 500triệu đồng/năm trở lên

2.1.2 Các chính sách khuyến khích, hỗ trợ cho phát triển kinh tế trang trại

Trong quá trình phát triển, các trang trại đã nhận được nhiều cơ chế,chính sách khuyến khích phát triển, như các chính sách về đất đai, chính sáchgiao rừng, cho thuê rừng trồng là rừng sản xuất, chính sách về thuế, chính sáchkhuyến nông, tín dụng, lao động - đào tạo, thị trường, vệ sinh môi trường Từkhi có cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển kinh tế, các trang trại đã chủđộng tiếp cận được các chính sách để củng cố, phát triển kinh tế trang trại

Trong năm 2015, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã soạn thảoQuyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tế trang trại trình Thủtướng Chính phủ ban hành:

Tại dự thảo Quyết định về chính sách khuyến khích phát triển kinh tếtrang trại, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã đề xuất nhiều chính sách

hỗ trợ trang trại như: Hỗ trợ thành lập khu trang trại, hỗ trợ về đất đai, hỗ trợxây dựng hạ tầng…

Cụ thể, đối với việc hỗ trợ thành lập khu trang trại, tùy theo điều kiện củađịa phương, UBND xã quy hoạch khu phát triển kinh tế trang trại và cho thuêđất làm kinh tế trang trại theo quy định hiện hành Ngân sách nhà nước hỗ trợđầu tư xây dựng đường, hệ thống cấp thoát nước tới khu trang trại

Dự thảo nêu rõ, UBND cấp xã lập dự án, báo cáo dự án lên UBND cấphuyện phê duyệt và hỗ trợ từ nguồn ngân sách địa phương

Về đất đai, theo dự thảo, chủ trang trại được cấp có thẩm quyền cho thuêđất ổn định lâu dài từ quỹ đất của địa phương hoặc nhận chuyển nhượng quyền

sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai hiện hành

Trang 27

Bên cạnh đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo dự án 50% chi phílàm đường, xây dựng hệ thống điện đến chân hàng rào trang trại Mức hỗ trợ tối

đa không quá 2 tỷ đồng/trang trại

Chủ trang trại cũng được ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần theo hợpđồng 50% tiền thuê cán bộ hướng dẫn kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và kỹthuật sản xuất tiên tiến, tư vấn xây dựng dự án/phương án kinh doanh Mức hỗtrợ không quá 100 triệu đồng/trang trại/2 năm đầu

Ngân sách nhà nước hỗ trợ một lần, 100% chi phí cấp giấy chứng nhận vàchi phí áp dụng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc quy trìnhthực hành nông nghiệp tốt khác đối với từng trang trại hoặc hợp tác xã của cácchủ trang trại

Theo dự thảo, Nhà nước khuyến khích trang trại xây dựng thương hiệuriêng hoặc tham gia xây dựng thương hiệu của hợp tác xã của các chủ trang trại.Ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% chi phí tham gia hội trợ, triển lãm giới thiệu sảnphẩm nông nghiệp đối với các trang trại hoặc hợp tác xã trang trại

Ngoài ra, theo dự thảo, trang trại trồng rừng sản xuất được Ngân sách nhànước hỗ trợ một lần chi phí cấp giấy chứng chỉ rừng bền vững, với mức 200.000đồng/ha nếu trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn Trang trại nuôi trồng thủy sản đượcngân sách nhà nước hỗ trợ một lần đến 30% kinh phí xây dựng các hạng mụccông trình xử lý nước thải, ao lắng Mức hỗ trợ không quá 300 triệu đồng/trangtrại; hỗ trợ 50% chi phí lồng bè của trang trại nuôi thủy sản trên biển

Dự thảo nêu rõ, UBND cấp tỉnh căn cứ vào điều kiện cụ thể của địaphương ban hành chính sách hỗ trợ bổ sung cho trang trại trên địa bàn Nhànước khuyến khích thành lập các hiệp hội, hợp tác xã của các chủ trang trại

Hai trong số nhiều chính sách quan trọng đã ban hành có tác động ảnh hưởng lớn đến kinh tế trang trại cần đặc biệt quan tâm:

+ Thông tư số BNN&PTNT: Thông tư số BNN&PTNT ngày 13/4/2011 của Bộ Nông nghiệp và PTNT quy định về tiêu

Trang 28

chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại Thông tư có hiệu lực từngày 28/05/2011

+ Nghị định số 55/2015/NĐ-CP: Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày9/6/2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp,nông thôn Nghị định có hiệu lực từ ngày 25/7/2015

2.2 Cơ sở thực tiễn

2.2.1 Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở Việt Nam

Khu vực nông nghiệp ở nước ta hiện nay có gần 11 triệu hộ nông dân,chủ yếu sản xuất ở quy mô nhỏ lẻ, phân tán, giá trị sản xuất thấp và có nhiều rủi

ro Tuy nhiên trong số đó có số hộ nông dân tổ chức phát triển sản xuất với quy

mô lớn hơn theo hướng sản xuất tập trung, áp dụng khoa học công nghệ vàmang lại giá trị kinh tế cao, ít rủi ro hơn Đây chính là các hộ gia đình, cá nhânphát triển theo hướng kinh tế trang trại Trong thực tiễn sản xuất, các mô hìnhkinh tế trang trại làm ăn có hiệu quả, đã đóng góp quan trọng cho sự phát triểnnền kinh tế nông nghiệp của đất nước Do đó Đảng và Nhà nước có chủ trươngkhuyến khích, thúc đẩy phát triển mạnh kinh tế trang trại trong trong thời giantới

Theo báo cáo của các địa phương, trên địa bàn cả nước hiện có

khoảng

29.500 trang trại Trong đó, có 8.800 trang trại trồng trọt (chiếm 29,83%), 10.974trang trại chăn nuôi (chiếm 37,20%), 430 trang trại lâm nghiệp (chiếm 1,46%),5.268 trang trại thủy sản (chiếm 17,86%) và 4.028 trang trại tổng hợp (chiếm13,66%) Số lượng trang trại đã tăng 9.433 trang trại so với năm 2011 Tuy nhiêncác địa phương mới chỉ cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại cho 6.247 trangtrại [2]

Các trang trại phân bố nhiều ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long (6.911trang trại, chiếm 30%) chủ yếu sản xuất thủy sản và trái cây, Đông Nam Bộ(6.115 trang trại, chiếm 21%) chủ yếu là chăn nuôi, Bắc Trung Bộ và duyên hảimiền Trung (5.693 trang trại, chiếm 20%) chủ yếu kinh doanh tổng hợp, Đồngbằng Sông Hồng (5.775 trang trại, chiếm 19,5%) chủ yếu là chăn nuôi, Trung du

Trang 29

và miền núi phía Bắc (2.063 trang trại, chiếm 7%) chủ yếu là chăn nuôi và lâmnghiệp [2].

Trang 30

Quy mô diện tích đất bình quân của các trang trại hiện nay về trồng trọt là

12 ha/trang trại, chăn nuôi là 2 ha/trang trại, tổng hợp là 8 ha/trang trại, lâmnghiệp là 33 ha/trang trại, thủy sản là 6 ha/trang trại Trong quá trình tổ chức sảnxuất cho thấy một số trang trại thực hiện tích tụ ruộng đất nên quy mô diện tíchlớn, đặc biệt có trang trại có tới trên 100 ha Nhiều trang trại đã áp dụng tiến bộ

kỹ thuật vào sản xuất như sản xuất an toàn, sản xuất sạch, công nghệ cao, nên tạo

ra năng suất và chất lượng cao và hiệu quả kinh tế Theo báo cáo của các địaphương, thu nhập bình quân của trang trại đạt 02 tỷ đồng/năm, đã tạo thêm công

ăn việc làm cho lao động ở địa phương, mỗi trang trại bình quân giải quyết đượckhoảng 8 lao động, có nhiều trang trại thu hút được hàng trăm lao động

Có thể khẳng định kinh tế trang trại là hình thức tổ chức sản xuất tiên tiếncủa kinh tế hộ, mang lại hiệu quả cao cho sản xuất nông nghiệp do đó cần cóchính sách phát triển

Tuy nhiên kinh tế trang trại ở nước ta vẫn còn một số tồn tại và hạn chếcần được giải quyết sau:

- Về quy mô và số lượng: Số lượng trang trại hiện nay tăng chậm và phân

bố không đều giữa các vùng trong cả nước Khu vực Trung du miền núi phíaBắc là nơi có diện tích đất đai rộng nhưng số lượng trang trại ít, trong khi đókhu vực Đồng bằng Sông Cửu Long, Đông Nam Bộ lại tập trung nhiều trangtrại thì quy mô diện tích lại thấp, việc phân bố này cũng không đồng đều ở cácvùng và các lĩnh vực

- Về giá trị sản xuất: Mặc dù giá trị sản xuất hàng hóa bình quân một trangtrại tương đối lớn (trung bình 02 tỷ đồng/trang trại) nhưng số có thu nhập cao chỉtập trung ở một số loại hình trang trại chăn nuôi, thủy sản còn các loại hình trangtrại trồng trọt, lâm nghiệp, kinh doanh tổng hợp giá trị sản xuất thấp, do chấtlượng sản phẩm chưa cao, sản phẩm bán ra chủ yếu dưới dạng thô hoặc tươisống, chưa qua chế biến nên giá bán thấp, sức cạnh tranh yếu, nhiều chủ trangtrại chưa nắm bắt được nhu cầu thị trường nên sản xuất thụ động

Trang 31

- Về khoa học công nghệ: Số lượng trang trại ứng dụng công nghệ caotrong sản xuất, chế biến bảo quản cn hạn chế mới chỉ tập trung ở một số lĩnhvực và khu vực nhất định.

- Sản xuất của các trang trại chưa thật sự bền vững: phần lớn chất lượngsản phẩm chưa được quản lý chặt chẽ Ô nhiễm môi trường do nước thải, chấtthải không được xử lý Quy mô sản xuất càng lớn nguy cơ ô nhiễm càng tăng,nhất là đối với các trang trại chăn nuôi và thủy sản

- Trình độ quản lý và sản xuất của các chủ trang trại: Chủ trang trại chủyếu là nông dân, không được đào tạo chuyên môn về quản lý, kỹ thuật nên khảnăng quản lý sản xuất, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, liên kết tiêu thụnông sản còn nhiều hạn chế, chủ yếu là dựa vào kinh nghiệm thực tế Lực lượnglao động của các trang trại chưa được đào tạo nghề cơ bản lao động chưa đượcđào tạo nghề, tập huấn nghiệp vụ chuyên môn

- Việc cơ giới hóa trong nông nghiệp: Chưa được chú trọng do trang trạichủ yếu quy mô nhỏ, dẫn đến sử dụng nhiều lao động, hiệu quả thấp

2.2.2 Kinh nghiệm của địa phương khác

2.2.2.1 Làm giàu từ mô hình chăn nuôi lợn nái và lợn thịt của anh Hoàng

Văn Chung, thôn Phú Nhiêu, xã Phú Lương, huyện Sơn Dương, tỉnh Tuyên Quang

Năm 2008 nhận thấy nhu cầu lớn của thị trường, được sự giúp đỡ củachính quyền địa phương, gia đình anh Hoàng Văn Chung đã bắt đầu đầu tư vàochăn nuôi lợn Với diện tích đất rừng 2ha và một số vốn, gia đình đã đầu tư cảitạo xây dựng trang trại chăn nuôi lợn với quy mô lúc đầu 20 lợn nái ngoại và

600 con lợn thịt/năm Bước đầu chăn nuôi lợn nái ngoại gia đình gặp rất nhiềukhó khăn về vốn, kỹ thuật chăn nuôi, chọn giống, phòng trừ dịch bệnh nên chohiệu quả chưa cao Sau nhiều lần rút kinh nghiệm, đến nay gia đình tiếp tục đầu

tư mở rộng sản xuất Hiện tại gia đình đang nuôi 120 lợn nái ngoại, 2.880 conlợn thịt, sản lượng ước đạt 316,8 tấn lợn hơi Tổng doanh thu năm 2016 đạt 12,7

tỷ đồng/năm, lợi nhuận đạt 2,7 tỷ đồng [10]

Trang 32

Hiện nay gia đình anh đã xây được 01 căn nhà 2 tầng với diện tích sửdụng trên 200 m2 khang trang và mua sắm đầy đủ các loại phương tiện như: 01chiếc xe ô tô làm phương tiện đi lại, 04 xe máy, các loại máy và vật dụng khácphục vụ cho chăn nuôi và sinh hoạt của gia đình Qua sự nỗ lực và phấn đấu củagia đình trong xây dựng và phát triển kinh tế, anh đã không ngừng vận động bàcon dân làng cùng học và làm theo để xoá đói, giảm nghèo Hiện nay, trong làng

hộ nghèo giảm dần, không có hộ đói Bản thân và gia đình đã được Uỷ ban nhândân tỉnh Tuyên Quang tặng 01 bằng khen, Hội Nộng dân tỉnh tặng 01 bằngkhen, cùng nhiều giấy khen khác của địa phương

2.2.2.2 Kinh nghiệm chăn nuôi lợn siêu nạc theo quy trình khép kín của gia đình ông Nguyễn Văn Đồng tại xã Trù Hựu, huyện Lục Ngạn, tỉnh Bắc Giang

Trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc của gia đình ông Nguyễn Văn Đồng

bốn khu vực gồm: Khu cho lợn nái sinh sản, khu cho lợn đẻ nuôi con, khu nuôilợn con mới tách sữa và khu vực nuôi lợn thương phẩm Với các khu chuồng đó,bảo đảm cho việc chăn nuôi theo quy trình khép kín (từ khi lợn nái sinh sản đếnkhi lợn thương phẩm được xuất chuồng) được bố trí ở các nơi phù hợp với lứatuổi của đàn lợn… Kể từ năm 2005 đến nay, gia đình ông Đồng thường xuyênduy trì 28 con lợn nái siêu nạc sinh sản lấy lợn con giống để nuôi thương phẩm.Như vậy với các lứa lợn con được sinh ra gối nhau, chuồng nuôi lợn thươngphẩm nhà ông lúc nào cũng có khoảng 250 đầu lợn Trung bình mỗi năm ôngĐồng xuất bán được 50 tấn lợn hơi, thu lãi từ 200 – 250 triệu đồng/năm

Việc chăn nuôi lợn siêu nạc nhàn hơn và hiệu quả kinh tế cao hơn nhiều

so với việc chăn nuôi lợn truyền thống của nhân dân Bởi lẽ giống lợn siêu nạctăng trọng nhanh hơn và giá bán lợn thương phẩm luôn được cao hơn từ 5 – 7nghìn đồng/kg so với giống lợn cỏ Hơn thế việc chăn nuôi lợn truyền thống rấtvất vả, nuôi một con người dân cũng phải lấy rau, nấu cám Còn đàn lợn siêunạc hơn 200 con này thì việc chăn nuôi cứ nhàn tênh Tất cả việc cho lợn ăn vàuống nước được thực hiện tự động Mỗi ngày hai vợ chồng tôi chỉ mất 2 giờ vào

Trang 33

đầu buổi sáng và cuối buổi chiều để đi kiểm tra thú y, kiểm tra lượng cám trongmáng ăn tự động để điều chỉnh và dọn dẹp vệ sinh chuồng trại Chăn nuôi lợngiống siêu nạc quan trọng nhất là phải tiêm phòng đầy đủ dịch bệnh cho đànlợn, thường xuyên làm tốt công tác kiểm tra thú y và giữ cho nhiệt độ củachuồng lợn không nóng quá vào mùa hè, không lạnh quá vào mùa đông Năm

2000, khi mới bước vào chăn nuôi lợn gia đình ông Đồng cũng đã chăn nuôi lợnnái móng cái và lợn lai F1 Nhưng nhận thấy việc chăn nuôi hai giống lợn nàyhiệu quả kinh tế không cao lắm nên năm 2004, ông đã chuyển hướng sang chănnuôi lợn siêu nạc Lúc đầu do chưa có kinh nghiệm nên ông Đồng chỉ dám đầu

tư mua 5 con lợn nái siêu nạc từ Trại giống Bắc Giang về chăn nuôi Qua mộtnăm chăn nuôi thấy hiệu quả kinh tế cao và việc nuôi giống lợn này không quákhó, ông Đồng đã quyết định đầu tư 120 triệu đồng để xây dựng chuồng trại vàvay vốn ngân hàng mua thêm 24 con lợn nái siêu nạc về nuôi theo quy trìnhkhép kín Nhờ chịu khó học hỏi kiến thức từ các buổi tập huấn kỹ thuật của trạmkhuyến nông huyện, học qua sách báo và tự đúc rút kinh nghiệm trong quá trìnhchăn nuôi nên đàn lợn nhà ông luôn phát triển ổn định Vừa qua trang trại chănnuôi lợn của gia đình ông Đồng cũng vừa xuất bán hơn 1 tấn lợn thương phẩm,được giá 31 nghìn/kg lợn hơi Với giá bán đó, gia đình ông đã thu lãi lớn…

Chăn nuôi lợn siêu nạc không phải lo đầu ra tiêu thụ sản phẩm, bởi thịtrường ở các thành phố như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh… nhu cầu dùnglợn siêu nạc rất lớn Khi đàn lợn được xuất bán (tốt nhất là lợn đạt bình quân 95

kg – 100 kg/con), tôi chỉ cần gọi điện là tư thương đánh ô tô đến tận nhà để thumua Ngoài ra phân thải của đàn lợn một nửa được đưa xuống hầm khí Biogaslàm chất đốt, một nửa được gia đình ông thu lại để bán cho các hộ trồng trọt.Chỉ tính tiền bán phân cộng với tiền bán vỏ bao cám, mỗi năm ông Đồng cũngthu được hơn chục triệu đồng

Như vậy với mô hình trang trại chăn nuôi lợn siêu nạc theo quy trình khépkín này, gia đình ông Đồng đã trở thành hộ sản xuất kinh doanh giỏi có tiếng ở

xã Trù Hựu nói riêng và huyện Lục Ngạn nói chung Mới đây gia đình ông đãđược Hội

Trang 34

Nông dân biểu dương khen thưởng và được ghi danh tại Hội nghị tổng kết phong

trào thi đua yêu nước của huyện Lục Ngạn giai đoạn 2006 – 2010

2.2.3 Bài học kinh nghiệm từ các địa phương khác

Với một tổ chức sản xuất mới đi vào hoạt động như trang trại Trần ĐăngChất thì việc tham gia vào sản xuất kinh doanh còn gặp nhiều khó khăn, đòi hỏichủ trang trại phải học hỏi thêm nhiều kiến thức, kinh nghiệm từ một số môhình tổ chức sản xuất trang trại tiêu biểu khác Trước khi thành lập tổ chức sảnxuất trang trại Ông Trần Đăng Chất đã đi tham quan nhiều mô hình, học hỏikinh nghiệm của một số tổ chức sản xuất trang trại chăn nuôi khác trên địa bàn

Xã Phúc Thuận cũng như một số tổ chức sản xuất trang trại khác ngoài tỉnh nhưBắc Giang, Tuyên Quang, Từ đó học hỏi được thêm nhiều kiến thức, kinhnghiệm hoạt động sản xuất theo mô hình tổ chức sản xuất trang trại chăn nuôi

Để xây dựng một tổ chức sản xuất trang trại chăn nuôi gia công, đầu tiên giađình cần có mặt bằng xây dựng trang trại, mặt bằng dùng để xây dựng là khu đất

xa khu dân cư, có hệ thống giao thông thuận lợi Đáp ứng yêu cầu của Công ty

về xây dựng chuồng trại và trang thiết bị, gia đình có đủ nguồn vốn và chủ trangtrại có đầy đủ kinh nghiệm về quản lý trang trại Đúc kết kinh nghiệm từ quátrình học hỏi các trang trại khác trang trại đã chủ động trong việc kiểm soátngay từ giai đoạn đầu vào, giống nhập là giống đạt chất lượng cao, sử dụng thức

ăn của Công ty Cổ phần APPE-JV có uy tín trên thị trường, kiểm soát tình hìnhdịch bệnh trong toàn trang trại, không sử dụng các loại kháng sinh tồn dư lâutrong cơ thể gia súc, trước khi xuất bán trước đó hai tuần tuyệt đối không sửdụng thuốc thú y và không cho lợn ăn loại thức ăn có chứa vaccine Nước sửdụng chăn nuôi là 100% nước giếng khoan Trang trại có hầm Biogas để xử lýchất thải chăn nuôi, có kho bảo quản dụng cụ sản xuất và quần áo bảo hộ laođộng, phòng sát trùng trước khi vào chuồng, kho chứa cám, kho thuốc, kho chứavôi bột, hố sát trùng trước cổng ra vào, đảm bảo cho đàn lợn của trang trại pháttriển tốt nhất và đạt chất lượng cao nhất

Trang 35

2.3 Khái quát về địa bàn thực tập

2.3.1 Điều kiện tự nhiên của xã Phúc Thuận

- Vị trí địa lý: Phúc Thuận là một xã thuộc thị xã Phổ Yên, tỉnh TháiNguyên Nằm trên tuyến tỉnh lộ 261 kết nối thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ điqua địa bàn xã Phúc Thuận cách trung tâm thị xã 13 km về phía Tây

+ Phía Đông giáp xã Minh Đức và phường Bắc Sơn

+ Phía Tây giáp xã Cát Nê và thị trấn Quân Chu thuộc huyện Đại Từ+ Phía Nam giáp xã Thành Công

+ Phía Bắc giáp xã Phúc Tân và xã Bình Sơn thuộc TP Sông Công

- Đất đai địa hình: Xã Phúc Thuận có tổng diện tích đất tự nhiên là5.254,95 ha, trong đó diện tích canh tác nông – lâm nghiệp là 4.556 ha, chiếm87,6% diện tích tự nhiên; diện tích đất phi nông nghiệp, đất ở nông thôn 689,95

ha, chiếm 13,3% diện tích tự nhiên

- Khí hậu: Xã Phúc Thuận mang đặc trưng của vùng khí hậu nhiệt đới ẩmgió mùa, phân hóa sâu sắc theo 4 mùa rõ rệt trong năm Lượng mưa trung bìnhnăm từ 2.000 – 2.500mm, cao nhất vào tháng 8 và thấp nhất vào tháng 1 Nhiệt

tháng 8 và gió Đông Bắc từ tháng 9 đến tháng 2 năm sau

2.3.2 Đặc điểm kinh tế- xã hội

Tổng diện tích chè năm 2016 là 75 ha, năng suất bình quân chè búp tươiđạt 12,5 tấn/ha/năm, sản lượng hàng năm đạt khoảng 937,5 tấn, giá trị sản xuấtbình quân trên 1 ha đất trồng trọt đạt 95 triệu đồng Cùng với cây chè các cây

Trang 36

trồng khác cũng được đầu tư phát triển, diện tích lúa 2 vụ ổn định 663,78 ha,năng suất đạt bình quân 55,3 tạ/ha, diện tích ngô đông hàng năm 73,19 ha, năngsuất bình quân 43,76 tạ/ha [8]

Đàn gia súc gia cầm phát triển ổn định, kịp thời chỉ đạo thực hiện tốt côngtác phòng chống dịch bệnh, không để lây lan trên diện rộng Năm 2016: Tổng đàntrâu

2.574 con, đàn bò 506 con, đàn lợn 23.811 con, đàn gia cầm 220.000 con, cónhiều hộ chăn nuôi trâu, bò với quy mô lớn có từ 10 đến 50 con, duy trì tốt 11trang trại chăn nuôi tổng hợp, 9 trang trại chăn nuôi lợn quy mô lớn, ngoài ra trênđịa bàn xã có trên 400 hộ gia đình chăn nuội lợn với quy mô từ 20 đến 100 con[8]

Thu nhập bình quân đầu người năm 2016 đạt 32,14 triệu đồng/người/năm,tăng 9,8% so với năm 2015 [8]

* Đặc điểm về xã hội

- Về dân số, lao động: Năm 2016 Xã Phúc Thuận có 3.553 hộ, 14.390nhân khẩu, trong đó 34,6% là người dân tộc thiểu số, mật độ dân số tương đốicao và phân bố không đồng đều hiện nay số lao động từ độ tuổi 18-50 tuổivào khoảng hơn

4.000 lao động, trong đó độ tuổi lao động trẻ từ 18-35 tuổi chiếm số đông hơn

Đó là nguồn lao động trẻ dồi dào, người nơi đây có đủ tiềm năng để phát triểnkinh tế nông nghiệp Cung cấp một lượng lao động trẻ khỏe sang các vùng kháchoặc nước khác Đặc biệt đó là nguồn cung cấp nhân lực để thúc đẩy phong tràochăn nuôi, sản xuất tại xã để mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân dược ổnđịnh

Trang 37

đảm bảo cho công tác giảng dạy nâng cao và phát huy vai trò của hội đồng giáodục, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường để nâng cao chât lượng dậy và

Trang 38

học Nhìn chung chất lượng giáo dục của xã ngày càng tường bước được nânglên Tổng số trường học trên toàn xã có 7 trường, các nhà trường tổ chức tốttổng kết năm học 2015 - 2016 Tổng số giáo viên các bậc học: 171 đồng chí,tổng số học sinh các cấp: 2033 em: Bậc THCS tỷ lệ lên lớp thẳng đạt 96%, tỷ lệtốt nghiệp đạt 98,68%; Bậc tiểu học: tỷ lệ lên lớp thẳng 99,11%, hoàn thànhchương trình tiểu học đạt 100% [8]

+ Hệ thống y tế: Xã có một trạm y tế nằm trên tuyến đường tỉnh lộ 261nối giữa thị xã Phổ Yên và huyện Đại Từ rất thuận tiện cho việc khám chữabệnh của bà con người dân trong xã Xã đã từng bước đảm bảo nhu cầu chămsóc sức khỏe cho người dân

+ Hệ thống cấp thoát nước và xử lý rác thải: Mạng lưới thủy lợi của xãđược xây dựng khép kín và tương đối hoàn thiện Nhìn chung thủy lợi xã cơ bảnđáp ứng nhu cầu tưới tiêu đồng ruộng, thâm canh tăng vụ nâng cao năng xuấtcây trồng, vật nuôi trên địa bàn xã Rác thải được thu gom về bãi rác tập trungcủa xã và xử lý thường xuyên

+ Hệ thống cấp điện và chiếu sáng đô thị: 100% hộ dân được sử dụngđiện chiếu sáng tại các trạm biến áp Đời sống người dân ngày càng được cảithiện nâng cao tạo điều kiện để tiến hành CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn

Ngày đăng: 08/03/2019, 23:14

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ NN và PTNT (2011), Thông tư số 27/2011/TT – BNNPTNT ngày 13/04/2011 của quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhận kinh tế trang trại, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 27/2011/TT – BNNPTNT ngày13/04/2011 của quy định về tiêu chí và thủ tục cấp giấy chứng nhậnkinh tế trang trại
Tác giả: Bộ NN và PTNT
Năm: 2011
2. Bộ NN và PTNT (2015), Tờ trình về chính sách khuyến khích phát triển trang trại năm 2015, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tờ trình về chính sách khuyến khích phát triểntrang trại năm 2015
Tác giả: Bộ NN và PTNT
Năm: 2015
3. Bùi Minh Hà, Nguyễn Thị Lai (2005), Trang trại và những đặc trưng cơ bản của trang trại, Viện khoa học Lâm Nghiệp Việt Nam Sách, tạp chí
Tiêu đề: Trang trại và những đặc trưng cơbản của trang trại
Tác giả: Bùi Minh Hà, Nguyễn Thị Lai
Năm: 2005
5. Thủ tướng Chính Phủ (2002), Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 85/2002/NĐ-CP về sửa đổi, bổsung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiềnvay của các tổ chức tín dụng
Tác giả: Thủ tướng Chính Phủ
Năm: 2002
6. Thủ tướng Chính phủ (2013), Nghị định số 218/2013/NĐ-CP Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 218/2013/NĐ-CP Quy định chitiết và hướng dẫn thi hành luật thuế thu nhập doanh nghiệp
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2013
7. Thủ tướng Chính phủ (2015), Nghị định số 55/2015/ NĐ-CP về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị định số 55/2015/ NĐ-CP về chính sáchtín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn
Tác giả: Thủ tướng Chính phủ
Năm: 2015
8. UBND Xã Phúc Thuận (2016), Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhà nước năm 2016 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2017, Phúc Thuận.II. Các tài liệu tham khảo từ Internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo kết quả thực hiện kế hoạch nhànước năm 2016 và những nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2017,Phúc Thuận
Tác giả: UBND Xã Phúc Thuận
Năm: 2016
10. Hoàng Văn Chung (2017), Tuyên Quang: “Khởi nghiệp từ nuôi lợn”h t t p: // www . h o in o ngd a n . o r g . v n/ s i t e p a g e s / n e w s / 4 4/ 5 49 7 1/ k ho i - n g h i e p - tu Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Khởi nghiệp từ nuôi lợn”
Tác giả: Hoàng Văn Chung
Năm: 2017
4. Thủ tướng Chính phủ (2000), Nghị quyết số 03/2000/NQ – CP về kinh tế trang trại Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w