1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty than dương huy TKV

146 162 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 146
Dung lượng 2,42 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sỹ theo định hướng ứng dụng chuyên ngành Quản lý kinh tế “Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than Dương Huy - TKV” là côn

Trang 1

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ LOAN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY THAN DƯƠNG HUY - TKV

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Ngành: QUẢN LÝ KINH TẾ

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 2

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

NGUYỄN THỊ LOAN

QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY THAN DƯƠNG HUY - TKV

Ngành: Quản lý kinh tế

Mã số: 8.344.10

LUẬN VĂN THẠC SĨ THEO ĐỊNH HƯỚNG ỨNG DỤNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGUYỄN XUÂN DŨNG

THÁI NGUYÊN - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan rằng, luận văn thạc sỹ theo định hướng ứng dụng

chuyên ngành Quản lý kinh tế “Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than Dương Huy - TKV” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, số

liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn được thực hiện nghiêm túc, trungthực và mọi số liệu trong này được trích dẫn có nguồn gốc rõ ràng

Kết quả nghiên cứu này chưa được công bố trong bất kỳ công trìnhnghiên cứu nào từ trước đến nay

Tác giả

Nguyễn Thị Loan

Trang 4

Xin trân trọng bày tỏ lòng biết ơn tới Ban giám hiệu nhà trường, Phòngđào tạo, tất cả các thầy, cô giáo trường Đại học Kinh tế và Quản trị kinhdoanh Thái Nguyên, Phòng Đào tạo đã giúp đỡ tôi về mọi mặt trong quá trìnhhọc tập và hoàn thành luận văn này.

Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với PGS.TS Nguyễn Xuân Dũng, người

đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt thời gian nghiên cứu đề tài

Xin chân thành cảm ơn Công ty than Dương Huy - TKV đã tạo điều kiệnthuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu đề tài

Một lần nữa, tôi xin bày tỏ sự ảm ơn sâu sắc đối với mọi sự giúp đỡ quýbáu đó

Thái Nguyên, ngày 28 tháng 7 năm 2018

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Loan

Trang 5

iii iiii

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i

LỜI CẢM ƠN ii

MỤC LỤC iii

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT vi

DANH MỤC CÁC BẢNG viii

DANH MỤC SƠ ĐỒ x

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài

1 2 Mục tiêu nghiên cứu

2 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Đóng góp của luận văn 3

5 Kết cấu của luận văn 3

Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 4

1.1 Cơ sở lý luận về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4

1.1.1 Một số khái niệm 4

1.1.2 Đặc điểm, vai trò của quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp 4

1.1.3 Nội dung quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp 6

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động sản xuất kinh

Trang 6

ivividoanh trong doanh nghiệp

12

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

của doanh nghiệp

14

1.2.1 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp 14

Trang 7

1.2.2 Bài học cho Công ty Than Dương Huy-TKV 17

Chương 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 18

2.1 Câu hỏi nghiên cứu 19

2.2 Phương pháp nghiên cứu 19

2.2.1 Phương pháp thu thập thông tin

19 2.2.2 Phương pháp xử lý thông tin 22

2.2.3 Phương pháp phân tích thông tin

22 2.4 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu 24

2.4.1 Các chỉ tiêu về tình hình kinh doanh của Công ty 24

2.4.2 Các chỉ tiêu đánh giá công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 25

Chương 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN DƯƠNG HUY- TKV 29

3.1 Giới thiệu khái quát Công ty Than Dương Huy-TKV 29

3.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

29 3.1.2 Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức bộ máy 30

3.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty than Dương Huy - TKV 34

3.2 Thực trạng công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than Dương Huy-TKV 38

3.2.1 Quy trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty 38

3.2.2 Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty 41

3.2.3 Thực hiện công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty

45 3.2.4 Công tác giám sát, kiểm tra hoạt động SXKD của công ty 63

Trang 8

v3.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý hoạt động sản xuất

kinh doanh của Công ty Than Dương Huy-TKV 64

Trang 9

3.3.1 Yếu tố bên ngoài 64

3.3.2 Yếu tố chủ quan 66

3.4 Đánh giá chung 70

3.4.1 Kết quả đạt được 70

3.4.2 Tồn tại, hạn chế 72

3.4.3 Nguyên nhân của hạn chế 73

Chương 4 GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY THAN DƯƠNG HUY-TKV 74

4.1 Định hướng và mục tiêu công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than Dương Huy-TKV 74

4.1.1 Định hướng phát triển chung 74

4.1.2 Định hướng trong việc nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh 74 4.2 Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than Dương Huy-TKV 75

4.2.1 Nâng cao công tác lập kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh 75 4.2.2 Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản 76

4.2.3 Đầu tư đổi mới nâng cao năng lực máy móc thiết bị 77

4.2.4 Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm 80

4.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng lao động 81

4.2.6 Giải pháp tiết kiệm chi phí 83

4.2.7 Các giải pháp hỗ trợ khác 85

4.3 Kiến nghị 88

4.3.1 Đối với Bộ Công Thương, Bộ Tài Chính 88

4.3.2 Đối với UBND tỉnh Quảng Ninh 88

4.3.3 Đối với Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam 89

KẾT LUẬN 91

TÀI LIỆU THAM KHẢO 93

Trang 10

PHỤ LỤC 96

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

CN : Công nghiệp

DN : Doanh nghiệpSXKD : Sản xuất kinh doanh TNHH : Trách nhiệm hữu hạn TSCĐ : Tài sản cố định

TSLĐ : Tài sản lưu độngVCĐ : Vốn cố địnhTKV : Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Trang 11

vii

Trang 12

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty từ 2015-2017 35Bảng 3.2: Bảng cân đối kế toán của Công ty qua các năm 2015-

2017 36Bảng 3.3: Đánh giá quy trình quản lý hoạt động kinh doanh của

công ty 40Bảng 3.4: Kế hoạch khối lượng sản xuất than từ 2015-2017 41Bảng 3.5: Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm than tại công ty qua các năm

2015-2017 42Bảng 3.6: Kế hoạch đào tạo của Công ty năm 2017 43Bảng 3.7: Đánh giá công tác quản lý lập kế hoạch hoạt động kinh

doanh của công ty 44Bảng 3.8: Hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty qua các năm

2015-2017 45Bảng 3.9: So sánh hiệu quả sử dụng tài sản cố định của công ty qua các

năm 2015-2017 46Bảng 3.10: Hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của công ty qua các năm

2015-2017 47Bảng 3.11: So sánh hiệu quả sử dụng tài sản lưu động của Công ty qua

các năm 2015-2017 47Bảng 3.12: Đánh giá công tác quản lý tài sản của công ty Bảng 3.13:

Hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty qua các năm 2015-2017

49Bảng 3.14: So sánh hiệu quả sử dụng vốn cố định của Công ty qua các

năm 2015-2017 50Bảng 3.15: Hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty qua các năm

2015-2017 51Bảng 3.16: So sánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động của Công ty qua các

Trang 13

ixixixnăm 2015-2017 52Bảng 3.17: Đánh giá công tác quản lý nguồn vốn của công ty 53

Trang 14

Bảng 3.18: Hiệu quả sử dụng lao động của công ty qua các năm

2015-2017 54

Bảng 3.19: Đánh giá công tác quản lý lao động của công ty 55

Bảng 3.20: Đánh giá công tác quản lý chi phí của công ty 56

Bảng 3.21: Kết cấu chi phí của Công ty từ năm 2015-2017 57

Bảng 3.22: Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty qua các năm 2015-2017 59 Bảng 3.23: Tỷ suất sinh lời trên doanh thu năm 2015-2017 61

Bảng 3.24: Tỷ suất sinh lời trên tổng tài sản từ năm 2015-2017 62

Bảng 3.25: Tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu từ năm 2015-2017 của Công ty Than Dương Huy - TKV 62

Bảng 3.26: Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động SXKD của công ty qua các năm 2015-2017 63

Bảng 3.27: Đánh giá công tác kiểm tra, giám sát hoạt động SXKD của công ty 64

Bảng 3.28: Các đối thủ cạnh tranh đối với công ty than Dương Huy-TKV 66 Bảng 3.29: Chất lượng lao động của Công ty qua các năm 2015-2017 68 Bảng 3.30: Tổng hợp số liệu một số chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh doanh của Công ty qua các năm 2015-2017 71

Trang 15

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Hình 3.1: Bộ máy tổ chức của Công ty 32Hình 3.2: Bộ máy quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty 67Hình 3.3: Sơ đồ công nghệ khai thác than tại Công ty 69

Trang 16

Tuy nhiên, làm thế nào để có thể quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

có hiệu quả, đáp ứng được mục tiêu tăng trưởng, thoát khỏi nguy cơ phá sản

và chiếm lĩnh trên thị trường cạnh tranh đang là bài toán khó với tất cả cácdoanh nghiệp trong khi trình độ còn thấp, tiềm lực còn yếu trên tất cả các mặt

Cũng như đối với các lĩnh vực khác của nền kinh tế, ngành than cũngkhông là ngoại lệ - một ngành công nghiệp năng lượng đang phải đối mặt vớinhiều nguy cơ thay thế của sản phẩm khác, không chỉ từ phía người tiêu dùngsản phẩm mà còn từ các tổ chức sử dụng than là yếu tố đầu vào cho quá trìnhsản xuất Đặc biệt trong bối cảnh cạnh tranh quyết liệt của ngành than hiệnnay ảnh hưởng không nhỏ đến doanh nghiệp than, trong đó có Công ty thanDương Huy - TKV Bên cạnh những thành công không thể phủ nhận của ngànhthan nói

Trang 17

chung, của Công ty Than Dương Huy -TKV nói riêng, công tác quản lý hoạtđộng sản xuất kinh doanh như quản lý công tác lập kế hoạch sản xuất kinhdoanh; quản lý công tác thực hiện sản xuất kinh doanh như quản lý sử dụngtài sản, quản lý nguồn vốn, quản lý lao động và quản lý các loại chi phí; côngtác kiểm tra giám sát… còn nhiều hạn chế bất cập, nhất là trong bối cảnh cạnhtranh ngày càng gay gắt.

Xuất phát từ tình hình đó, vấn đề: “Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty than Dương Huy - TKV" được chọn làm đề tài nghiên cứu

luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản lý kinh tế là có ý nghĩa cả về mặt lý luận

Công ty than Dương Huy-TKV

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than

Trang 18

- Về thời gian: Tập trung nghiên cứu số liệu giai đoạn 2015-2017 và giải

pháp đến năm 2020

- Về nội dung: Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng công tác quản lý hoạt

động sản xuất kinh doanh, đánh giá kết quả đạt được, hạn chế và nguyênnhân của Công ty than Dương Huy-TKV, đề xuất giải pháp nâng cao công tácquản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty đến năm 2020

4 Đóng góp của luận văn

Về lý luận: Luận văn đã hệ thống hoá cơ sở lý luận về quản lý hoạt độngsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; nghiên cứu và rút ra một số bài họckinh nghiệm trong quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh cho Công ty ThanDương Huy - TKV

Về thực tiễn: Luận văn đã phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản

lý hoạt động sản xuất kinh doanh, đề xuất giải pháp nâng cao công tác quản lýhoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty Than Dương Huy-TKV trong giaiđoạn mới

5 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn gồm

4 chương như sau:

Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý hoạt động sản xuất kinh

doanh của doanh nghiệp

Chương 2: Phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Thực trạng công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

của Công ty Than Dương Huy-TKV

Chương 4: Giải pháp tăng cường quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

của Công ty Than Dương Huy-TKV

Trang 19

1.1.1.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh

Hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu là quá trình tiến hành cáccông đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế đểsản xuất ra các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thịtrường và thu được lợi nhuận [10]

1.1.1.2 Khái niệm quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

Quản lý là sự tác động có chủ đích, có tổ chức của chủ thể quản lý lênđối tượng bị quản lý và khách thể của quản lý nhằm sử dụng có hiệu quả nhấtcác nguồn lực, tiềm năng, các cơ hội của hệ thống để đạt được mục tiêu đặt ratrong điều kiện biến động của môi trường

Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh là sự tác động có chủ đích củanhà quản lý trong doanh nghiệp nhằm quản lý các hoạt động từ việc khai thác

sử dụng các nguồn lực sẵn có trong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩmhàng hoá, dịch vụ nhằm cung cấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợinhuận cho doanh nghiệp mình [10]

1.1.2 Đặc điểm, vai trò của quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp sản xuất công nghiệp

a Đặc điểm

- Sản xuất công nghiệp gồm 2 giai đoạn:

Giai đoạn 1: Tác động vào đối tượng lao động, nguyên liệu bằng máy

mócGiai đoạn 2: Chế biến nguyên tư liệu sản xuất thành vật phẩm tiêu dùng bằng máy móc

Trang 20

- Sản xuất công nghiệp có tính chất tập trung cao độ,đòi hỏi nhiều kỹ thuật

và lao động, cần có diện tích nhất định để tạo ra khối lượng sản phẩm

- Sản phẩm công nghiệp bao gồm nhiều ngành phức tạp, được phân công

tỉ mỉ và có nhiều ngành để tạo ra sản phẩm cuối cùng Trong đó công nghiệpnặng (nhóm A) sản phẩm phục vụ cho sản xuất; công nghiệp nhẹ (nhóm B) sảnphẩm phục vụ cho tiêu dùng và đời sống con người

từ đó tìm ra các biện pháp điều chỉnh phù hợp với thực tế của thị trýờng, phùhợp với khả nãng của doanh nghiệp

Quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh giữ vai trò quan trọng góp phầnnâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Mỗi doanh nghiệphoạt động sản xuất kinh doanh trên thị trường đều gặp rất nhiều đối thủ cạnhtranh khác nhau trong cùng ngành cũng như ngoài ngành Do vậy chỉ có quản

lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách khoa học mới có thể tiết kiệmđược chi phí, nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm, nâng caođược sức cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

Thông qua công tác quản lý, việc sử dụng các nguồn lực, từng yếu tố sảnxuất giúp nắm bắt được mối quan hệ giữa yếu tố sản xuất với kết quả hoạtđộng kinh doanh, chỉ ra nguyên nhân ảnh hưởng tích cực cũng như nguyênnhân hạn chế, ảnh hưởng đến khai thác năng lực sản xuất của doanh nghiệp

Từ đó doanh nghiệp có thể tìm được các giải pháp thích hợp làm lợi cho hoạtđộng kinh doanh [10], [16]

Trang 21

1.1.3 Nội dung quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.3.1 Quy trình quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quy trình quản lý SXKD của doanh nghiệp phải gọn nhẹ theo hướng thugọn các đầu mối các cơ quan quản lý và đơn giản thủ tục càng hiệu quả, bởiđặc thù của doanh nghiệp sản xuất ngành than cần lực lượng lớn lao độngtrực tiếp Đồng thời, cũng cần phân định rõ vai trò, trách nhiệm và quyền hạncủa doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và kiểm tra đánhgiá công tác quản lý hoạt động SXKD, để một mặt tránh những sự trùng lặp,chồng chéo trong quá trình thực hiện Mặt khác, đảm bảo sự công khai vàkiểm tra, giám sát lẫn nhau giữa những phòng ban, chức năng, giữa các cơquan quản lý nhà nước

thi hành pháp luật trên địa bàn đối với doanh nghiệp

Xây dựng tuyên truyền

về tầm nhìn, sứ mệnh

Hệ thống mục tiêu/chiến lược

Kiện toàn tổ chức

Ban hành và phổ biến

hệ thống quy trình

Ứng dụng phần mềm vào quản lý

Sơ đồ 1.1: Quy trình quản lý hoạt động SXKD trong doanh nghiệp

(Nguồn: [16])

Trang 22

1.1.3.2 Công tác lập kế hoạch sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

* Kế hoạch sản xuất

Là một trong những nội dung quan trọng của hoạt động quản lý sảnxuất, kế hoạch hoá sản xuất nhằm tối ưu hoá việc sử dụng các nguồn lực.Trên thực tế luôn có sự sai lệch giữa dự báo và thực tế thị trường nơi màdoanh nghiệp có mặt, vì vậy kế hoạch phải được xây dựng dựa trên năng lựcsản xuất và các phân tích, đánh giá dự báo nhu cầu của sản phẩm trên thịtrường Kế hoạch sản xuất được điều chỉnh linh hoạt, sao cho thích ứng vớimọi biến động của môi trường kinh doanh, đặc biệt là sự biến động về nhucầu

* Kế hoạch tiêu thụ

Hoạt động tiêu thụ gắn liền với công tác quản lý hoạt động sản xuấtkinh doanh, có mối quan hệ mật thiết với doanh thu cho doanh nghiệp Do vậydoanh nghiệp cần thực thi các kế hoạch về tiêu thụ như sản lượng, thị trường,khách hàng Kế hoạch tiêu thụ càng chi tiết, rõ ràng thì khả năng đáp ứng nhucầu thị trường càng tốt và ngược lại

* Kế hoạch nhân sự

Quản lý nhân sự là một trong những chức năng cơ bản của quá trìnhquản lý doanh nghiệp, bởi quản lý con người là thực hiện quản lý một trongnhững nguồn lực quan trọng nhất của doanh nghiệp, và nó không thể thiếuvới mọi loại hình doanh nghiệp Mục tiêu hàng đầu của quản lý nhân sự là giúpdoanh nghiệp đảm bảo một số lượng thích hợp những người lao động vớimức trình độ ký năng phù hợp và đúng vị trí và đúng thời điểm, nhằm hoànthành các mục tiêu của doanh nghiệp Chính vì thế chúng ta có thể nói, quản

lý nhân sự là một công việc khó khăn và phức tạp, bởi vì nó liên quan đếnnhững con người cụ thể, với những hoàn cảnh và các đặc trưng riêng biệt Kếhoạch nhân sự cho phép các nhà quản lý và bộ phận nhân sự dự báo các nhucầu tương lai về nhân sự của doanh nghiệp và khả năng cung ứng lao động

Trang 23

[16]

Trang 24

1.1.3.3 Thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh

a Quản lý sử dụng tài sản

Các TSCĐ của doanh nghiệp khi tham gia vào quá trình sản xuất đều bịhao mòn sẽ đến lúc không còn sử dụng được nữa hoặc có thể do nhiềunguyên nhân mà cần thiết phải đổi mới TSCĐ hoặc phải thay thế, trang bị mớiTSCĐ cho phù hợp với nhu cầu sản xuất Các doanh nghiệp thường tính toánmột số chỉ tiêu cần thiết để xem xét tình hình sử dụng TSCĐ tại doanh nghiệpsau đó phân tích nhu cầu cần thiết đối với từng loại TSCĐ phục vụ cho sảnxuất của doanh nghiệp để lên kế hoạch đầu tư TSCĐ cho đúng

Trong quá trình sử dụng TSCĐ của doanh nghiệp, các bộ phận chi tiếtnhư động cơ, các phụ tùng bị hư hỏng, hao mòn hoặc xảy ra những tìnhtrạng không bình thường như dơ dão, cháy hỏng Ngoài việc phải giữ gìn, vậnhành đúng quy trình, quy phạm doanh nghiệp phải thường xuyên kiểm tra,bảo dưỡng, sửa chữa nhằm đảm bảo năng lực sản xuất bình thường của TSCĐ

[16] b Quản lý sử dụng vốn

Chính sách quản lý vốn tại các doanh nghiệp nhà nước là một bộ phậnquan trọng trong chính sách tài chính đối với doanh nghiệp nói riêng và hệthống các chính sách tài chính nói chung Chính sách quản lý vốn đúng đắn sẽkích thích sự chuyển dịch các luồng giá trị trong nền kinh tế quốc dân theohướng huy động mọi nguồn vốn vào đầu tư phát triển sản xuất, tăng khảnăng tích tụ và tập trung vốn ở doanh nghiệp, nhờ đó tăng quy mô và tốc độphát triển sản xuất kinh doanh, tăng nguồn thu vào ngân sách nhà nước.Nguồn thu vào ngân sách nhà nước càng nhiều thì Chính phủ càng có khả năngtài chính để tăng quy mô đầu tư vốn, phát triển các quỹ tài trợ cho sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp; kế đó, quy mô đầu tư và tài trợ từ ngân sáchđối với doanh nghiệp càng lớn thì nó sẽ kích thích mạnh mẽ hơn tốc độ tăngtrưởng kinh tế, và qua đó Chính phủ còn thực hiện được yêu cầu điều chỉnh vĩ

mô nền kinh tế theo định hướng đã đề ra Quy mô vốn bằng tiền là kết quả

Trang 25

của nhiều quyết định kinh doanh trong

Trang 26

các thời kỳ tại DN Để duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh, các DN luôn cónhu cầu dự trữ vốn bằng tiền ở một quy mô nhất định, phục vụ cho các giaodịch hàng ngày như: mua sắm hàng hóa, NVL, thanh toán các chi phí cần thiết,hay ứng phó với những nhu cầu vốn bất thường chưa dự đoán được, hoặc dựtrù khi xuất hiện những cơ hội kinh doanh có tỷ suất lợi nhuận cao.

Vốn bằng tiền là loại vốn có tính linh hoạt, tính luân chuyển cao, có thểchuyển đổi để dùng thành các loại tài sản khác Đây cũng chính là đối tượngcủa sự gian lận tham ô và tiêu cực trong doanh nghiệp Do vậy phương phápquản lý vốn trong doanh nghiệp là:

* Quản lý dòng tiền vào:

- Xác định mức dự trữ vốn bằng tiền hợp lý: Duy trì vừa đủ khoản tiềnmặt trong SXKD; dữ trữ thừa hay thiếu hoặc không dự trữ tiền mặt sẽ làm DNphải đối mặt với chi phí rủi ro lớn (Dự trữ nhiều: rủi ro lãi suất; chi phí biếnđổi; mất giá do lạm phát; mất uy tín với nhà cung cấp…) Xác định mức dự trữvốn bằng tiền một cách hợp lý sẽ giúp DN tránh được những rủi ro và tậndụng tốt các cơ hội kinh doanh, giữ uy tín với các nhà cung cấp, tăng cơ hộithu lời;

- Tăng tốc thu hồi tiền là tăng tốc thu hồi tiền mặt nhanh (tăng tốc độluân chuyển các khoản phải thu), sử dụng chính sách bán hàng hấp dẫn như

áp dụng chiết khấu/ tặng hàng khuyến mại khi khách hàng trả tiền sớm Quản

lý chặt chẽ dòng tiền vào doanh nghiệp từ hoạt động bán hàng và cung cấpdịch vụ, thu từ hoạt động kinh doanh;

*Quản lý dòng tiền ra:

- Quản lý chặt chẽ các khoản chi bằng tiền trong doanh nghiệp thôngqua việc xây dựng quy chế, nội dung về quản lý các khoản chi tiền mặt, tránhnhầm lẫn, thất thoát, xuất hiện hành vi trục lợi cá nhân Quản lý chặt chẽ cáckhoản tạm ứng tiền mặt (đối tượng, mức độ tiền mặt được tạm ứng…)

- Tất cả các khoản chi tiền mặt đều phải thông qua quỹ không được chi

Trang 27

ngoài quỹ Việc xuất quỹ hàng ngày đều phải do thủ quỹ tiến hành trên cơsở

Trang 28

các phiếu thu chi tiền mặt hợp thức và hợp pháp Ngoài ra, cần kịp tời áp dụng biện pháp giảm tốc độ chi tiêu nếu xét thấy cần thiết (tăng thời gian chiếm dụng

vốn);

- Chủ động lập kế hoạch vốn bằng tiền (kế hoạch luân chuyển vốn bằngtiền) Doanh nghiệp cần xác định dòng tiền vào - ra cho từng thời kỳ, tươngứng với các dự báo: Dự báo ngắn hạn; Dự báo trung hạn; Dự báo dài hạn;

Như vậy, quản lý hiệu quả sử dụng vốn khoa học sẽ tiết kiệm được chiphí, hạ giá thành sản phẩm nhưng vẫn tạo ra sản phẩm với số lượng và chấtlượng cao [16], [23]

c Quản lý sử dụng lao động

Con người là một trong những yếu tố khách quan không thể thiếu đượctrong quá trình sản xuất kinh doanh Dưới góc độ kinh tế, quan niệm về conngười gắn liền với lao động (lao động là hoạt động giữa con người với giới tựnhiên) là điều kiện tất yếu để tồn tại và phát triển Quá trình lao động đồngthời là quá trình sử dụng sức lao động Sức lao động là năng lực lao động củacon người, là toàn bộ thể lực và trí tuệ của con người Sử dụng lao động chính

là quá trình vận dụng sức lao động để tạo ra sản phẩm theo các mục tiêu sảnxuất kinh doanh Làm thế nào để sử dụng lao động có hiệu quả là câu hỏithường trực của những nhà quản lý và sử dụng lao động Cho đến ngày nay cónhiều quan điểm khác nhau về hiệu quả sử dụng lao động

+ Theo nghĩa hẹp: Hiệu quả sử dụng lao động là kết qủa mang lại từ các

mô hình, các chính sách quản lý và sử dụng lao động Kết quả lao động đạtđược là doanh thu lợi nhuận mà doanh nghiệp có thể đạt được từ kinhdoanh và việc tổ chức, quản lý lao động, có thể là khả năng tạo việc làm củamỗi doanh nghiệp

+ Theo nghĩa rộng: Hiệu quả sử dụng lao động còn bao hàm thêm khảnăng sử dụng lao động đúng ngành, đúng nghề đảm bảo sức khỏe, đảm bảo

an toàn cho người lao động, là mức độ chấp hành nghiêm chỉnh kỷ luật lao

Trang 29

động,

Trang 30

khả năng sáng kiến cải tiến kỹ thuật ở mỗi người lao động, đó là khả năng đảm bảo công bằng cho người lao động.

Như vậy, muốn sử dụng lao động có hiệu quả thì người quản lý phải tựbiết đánh giá chính xác thực trạng tại doanh nghiệp mình, từ đó có nhữngbiện pháp chính sách đối với người lao động thì mới nâng cao được năng suấtlao động, việc sử dụng lao động thực sự có hiệu quả [23], [28]

d Quản lý sử dụng chi phí

Chi phí sản xuất là một trong những yếu tố quyết định đến lợi nhuận vàgiá thành sản phẩm Việc c ắ t g i ảm c h i ph í có thể làm tăng lợi nhuận và giảmđược giá thành sản phẩm

Không phải lãnh đạo doanh nghiệp nào cũng biết cắt giảm chi phí saocho hiệu quả Một số DN tìm cách giảm đều mọi khoản chi tiêu, số khác lạinhắm vào khu vực tiêu hao nhất Những cách làm này có tác động trong ngắnhạn và gây hại cho vị thế và tăng trưởng về lâu dài của DN Cách nhận địnhđúng đắn về cắt giảm chi phí là hãy nhắm đến các năng lực hoạt động cầnthiết và đầu tư vào những năng lực nào chắc chắn sẽ mang đến lợi thế trongtiếp cận nhóm khách hàng DN quan tâm nhất

Ngoài ra, một trong những vấn đề cốt lõi đặt ra là DN phải kiểm soátđược chi phí hoạt động sản xuất kinh doanh của mình Đây là yếu tố quyếtđịnh, không chỉ tác động đến việc nên hay không nên cắt giảm chi phí mà nócòn giữ vai trò quyết định sự thành công hay thất bại của DN Hiểu được cácloại chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến chi phí, DN có thể kiểm soát được chiphí, từ đó tiết kiệm chi phí, chi tiêu sẽ hiệu quả hơn và sau cùng là tăng lợinhuận hoạt động của DN theo đó cũng tăng lên Chính vì vậy, quản lý chi phí

là mối quan tâm hàng đầu của nhà quản lý, bởi vì lợi nhuận thu được nhiềuhay ít chịu ảnh hưởng trực tiếp của những chi phí

Đối với nhà quản lý, để kiểm soát được chi phí phát sinh hàng ngày,quan trọng là phải nhận diện ra các loại chi phí, để đề ra biện pháp kiểm soátchi phí phù hợp và nên bỏ qua những chi phí không thuộc phạm vi kiểm soát

Trang 31

của mình

Trang 32

nếu không việc kiểm soát sẽ không mang lại hiệu quả Chi phí cho sản xuấtkinh doanh của DN luôn có những biến động nhất định trong từng thời kỳ Vìvậy, một trong những nhiệm vụ quan trọng của quản lý chi phí là xem xét, lựachọn cơ cấu chi phí sao cho tiết kiệm, hiệu quả nhất [23].

1.1.3.4 Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Để xem xét công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp có hiêu quả hay không và hiệu quả đến mức độ nào luôn luôn cần kiểmtra, thanh tra Công tác thanh tra được thực hiện từ nội bộ doanh nghiệp,giám sát từ phía các cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn như Cục thuế, Cơquan an ninh kinh tế, Các Sở tài chính, Sở tài nguyên môi trường, Chi cục thống

kê, Kiểm toán Nhà nước, Thanh tra Chính Phủ, Thanh tra Bộ tài chính, Bộ Côngthương… kiểm tra giám sát mọi liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp Các cuộc kiểm tra được thực hiện định kỳ, thường xuyên,đột xuất, kiểm tra theo chuyên đề,… Mục đích của quá trình này là đánh giá,điều chỉnh toàn bộ hoạt động công tác quản lý, xem xét lỗ hổng, khiếm khuyết

để điều chỉnh cho phù hợp với tình hình kinh doanh thực tiễn của doanhnghiệp [16]

1.1.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp

1.1.4.1 Yếu tố bên ngoài

- Môi trường pháp lý: Mọi quy định pháp luật về kinh doanh đều tác

động trực tiếp đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp Môi trường pháp lý đảm bảo tính bình đẳng của mọi loại hình doanhnghiệp sẽ điều chỉnh các doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh, cạnhtranh một cách lành mạnh Đối với doanh nghiệp kinh doanh rất cần thiết hànhlang pháp lý vì đó là điều kiện giúp doanh nghiệp có cơ hội kinh doanh trên thịtrường, tại Việt Nam có các luật như Luật Doanh nghiệp, luật thuế, luật cạnhtranh, luật sở hữu trí tuệ, luật lao động, luật kê toán,… [10], [14]

Trang 33

- Cơ sở hạ tầng: như hệ thống đường giao thông, hệ thống thông tin

liên lạc, điện, nước đều là những nhân tố tác động mạnh mẽ đến hiệu quảkinh doanh của doanh nghiệp Doanh nghiệp kinh doanh ở những khu vực có

cơ sở hạ tầng có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất, tăng tốc độtiêu thụ sản phẩm, tăng doanh thu, giảm chi phí kinh doanh và do đó nângcao hiệu quả kinh doanh và ngược lại, nếu doanh nghiệp kinh doanh ở nhữngkhu vực có cơ sở hạ tầng còn yếu kém, hạn chế thì tốc độ tiêu thụ sản phẩmchậm, doanh thu thấp, tăng chi phí kinh doanh… [15]

- Môi trường thông tin: Sự phát triển như vũ bão của cách mạng khoa

học kỹ thuật đang làm thay đổi hẳn nhiều lĩnh vực sản xuất, trong đó thông tinđóng vai trò đặc biệt quan trọng Thông tin được coi là hàng hoá là đối tượngkinh doanh và nền kinh tế thị trường hiện nay là nền kinh tế thông tin hoá Đểđạt được thành công khi kinh doanh trong điều kiện cạnh tranh quốc tế ngàycàng quyết liệt các doanh nghiệp rất cần nhiều thông tin chính xác về cung cầuthị trường hàng hoá, về người mua, về đối thủ cạnh tranh Chình vì vậy màcác doanh nghiệp cần đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin để có thể kịpthời cập nhật thông tin, ứng dụng trong quản lý nhân sự, bán hàng,…[15]

- Sự cạnh tranh của các doanh nghiệp trong ngành: Sự cạnh tranh giữa

các doanh nghiệp trong ngành là yếu tố quan trọng tạo ra cơ hội hoặc mối đedoạ cho các doanh nghiệp Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp trongcùng một ngành với nhau ảnh hưởng trực tiếp tới lượng cung cầu sản phẩmcủa mỗi doanh nghiệp, ảnh hưởng tới giá bán, tốc độ tiêu thụ sản phẩm dovậy ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Bên cạnh

đó, các đối thủ cạnh tranh trong ngành có khu vực sản xuất, kinh doanh gầnnhư cùng địa bàn, khu vực,… làm cho phương thức cạnh tranh lành mạnh làkhó xảy ra [15]

1.1.4.2 Yếu tố chủ quan

- Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt

động sản xuất kinh doanh trong cơ chế thị trường, bộ máy quản lý doanh

Trang 34

nghiệp

Trang 35

có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển cuả doanhnghiệp Với chức năng và nhiệm vụ được giao, thành công hay thất bại trongsản xuất kinh doanh của toàn bộ doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào vai trò tổchức của bộ máy quản lý Nếu bộ máy quản lý được tổ chức phù hợp vớinhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đồng thời có sự phân công,phân nhiệm cụ thể giữa các thành viên của bộ máy quản lý sẽ đảm bảo chocác hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đạt hiệu quả cao vàngược lại [2]

- Lực lượng lao động: công tác quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh

thông qua việc đẩy mạnh áp dụng kỹ thuật tiên tiến là điều kiện tiên quyết đểtăng hiệu quả sản xuất của các doanh nghiệp Điều này càng khẳng định vai tròngày càng quan trọng của lực lượng lao động đối với việc nâng cao kinh doanhcủa doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có chất lượng lao động càng cao điều đócho thấy doanh nghiệp có cơ hội tận dụng tối đa chất xám, bên cạnh đó, giúpdoanh nghiệp cạnh tranh với các doanh nghiệp trong ngành, giúp DN có cơ hộiphát triển bền vững [2]

- Cơ sở vật chất kĩ thuật và công nghệ sản xuất: có vai trò quan trọng

thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó là yếu tố vật chất hữu hình quan trọngphục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp giúp cho doanhnghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh một cách thuận lợi Doanh nghiệp

có thế mạnh về vốn luôn sẵn sàng đầu tư tài sản cố định, máy móc, trang thiết

bị hiện đại phục vụ cho sản xuất kinh doanh [2] [15]

1.2 Cơ sở thực tiễn về quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.2.1 Kinh nghiệm của một số doanh nghiệp

1.2.1.1 Kinh nghiệm của công ty than Hà Tu

Theo kế hoạch năm 2018, Than Hà Tu khai thác 1,8 triệu tấn thannguyên khai, tiêu thụ 2,017 triệu tấn, bốc xúc đất đá 23 triệu m3 Để thựchiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao, đảm bảo việc làm và thunhập, đời sống của người lao động, Công ty đã triển khai đồng bộ các giảipháp nhằm tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh sản xuất, phấn đấu 6 tháng đầu năm

Trang 36

2018 hoàn thành không thấp hơn 52% kế hoạch năm.

Trang 37

Công ty đã xây dựng kế hoạch điều hành hàng tháng bám sát sản xuất,

tổ chức họp giao ban 2 ngày/lần nhằm đánh giá kết quả thực hiện, giải quyếtkịp thời các vướng mắc, không để ách tắc sản xuất và khen thưởng, động viênkịp thời các tập thể, cá nhân có thành tích trong sản xuất Đồng thời, với mụctiêu triển khai tổ chức hạ cả 2 moong Vỉa 7,8 và Vỉa Trụ trước mùa "cốc vũ",Công ty đã xây dựng phương án thi công khai thác xuống moong, tranh thủthời tiết thuận lợi, đẩy mạnh sản xuất để kết thúc quý I, tiến độ khai thácmoong Vỉa Trụ đạt mức -125; Vỉa 7&8 tiến độ thực hiện đạt mức +43 và hếttháng 4/2018 tiến độ xuống moong đã đạt tiến độ theo phương án Cùng với

đó, Công ty đã tổ chức khai thác, sàng tuyển, chế biến, chuẩn bị các chủng loạithan đáp ứng theo nhu cầu thị trường, đẩy mạnh công tác tiêu thụ; tăngcường chế biến than chất lượng cao, tổ chức chế biến thử nghiệm thành côngsản phẩm than cục 5 tiến tới triển khai thực hiện trong quý II/2018

Kết thúc quý I, các chỉ tiêu kế hoạch SXKD cơ bản đều hoàn thành vàtăng so với cùng kỳ Than nguyên khai sản xuất 443.000 tấn, đạt 25% KHN;than tiêu thụ đạt 510.000 tấn, đạt 25,2% KHN; doanh thu than đạt 697.827triệu đồng, bằng 26,4% KHN; tiền lương bình quân đạt 7,54 triệuđồng/người/tháng; lợi nhuận trên 5,9 tỷ đồng, bằng 29% KHN Đặc biệt,than tồn kho đã giảm

55.000 tấn so với đầu kỳ, đạt 33% so với mục tiêu giảm 150.000 tấn trong năm2018

Kế hoạch SXKD quý II, trong điều kiện tiêu thụ than thuận lợi, Công ty

đề ra mục tiêu sản xuất 547.000 tấn than nguyên khai, tiêu thụ 572.000 tấn;trong đó tháng 4 sản xuất 210.000 tấn than nguyên khai, tiêu thụ 208.000 tấn.Công ty phấn đấu các chỉ tiêu kế hoạch SXKD thực hiện 6 tháng đầu năm 2018không thấp hơn 52% kế hoạch năm

1.2.1.2 Kinh nghiệm của Công ty tuyển than Hòn Gai

Báo cáo tổng kết công tác lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm

2017, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công ty Bùi Anh Dũng cho biết, trong năm

Trang 38

2017,

Trang 39

mặc dù có những khó khăn do ảnh hưởng của thời tiết khắc nghiệt, thực hiệntái cơ cấu của Tập đoàn sáp nhập Công ty Kho vận Hòn Gai vào Tuyển thanHòn Gai, do đó việc tiêu thụ than của công ty gặp nhiều khó khăn.

Tuy nhiên, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của Đảng bộ Tập đoàn Công nghiệpThan & Khoáng sản Việt Nam (TKV), Đảng ủy Công ty Tuyển than Hòn Gai(TTHG) đã làm tốt công tác tư tưởng, tập trung lãnh đạo, chỉ đạo cán bộ, đảngviên, người lao động thực hiện tốt các chỉ tiêu năm 2017 Sản xuất được ổnđịnh sau tái cơ cấu, tổ chức quản lý tốt tài sản cũng như việc giao hàng, đượckhách hàng tin tưởng…

Các chỉ tiêu chủ yếu, như: Mua than nguyên khai, mua than sạch sản xuất,than sạch mua mỏ, doanh thu than, lợi nhuận đều vượt kế hoạch, trong đó lợinhuận dự kiến đạt khoảng 100 tỷ đồng (kế hoạch giao 6.477 tỷ đồng)

Trong năm qua, Đảng ủy công ty đã ban hành nhiều nghị quyết sát thựctiễn, đưa lại hiệu quả cao, điển hình như: Nghị quyết về tập trung lãnh đạođẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa, tự động hóa, tin học vào sản xuất và quản lý,nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh Kết quả thực hiện các chỉ tiêucông nghệ sản xuất từ nguồn than nguyên khai vào sàng thu được kết quả caođặc biệt tỷ lệ thu hồi than chất lượng cao (than cục 5a thu hồi được 3,56%,tăng 1,09% so với kế hoạch; than cám 1, 2, 3, thu hồi được 28,2%, tăng 6,9%

1.982 lao động, giảm 232 lao động so với thời điểm khi mới sáp nhập (1/3) vàgiảm 102 lao động so với định biên của Tập đoàn

Trang 40

Năm 2018 hoàn thành ba nhiệm vụ lớn

Ngày đăng: 12/10/2018, 01:54

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đinh Văn Ân (2013), Năng lực cạnh tranh và tác động của tự do hoá thương mại ở Việt Nam trường hợp ngành Viễn thông, Đề tài khoa học cấp Bộ, Bộ KHĐT - Vụ Thương mại Dịch vụ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Năng lực cạnh tranh và tác động của tự do hoáthương mại ở Việt Nam trường hợp ngành Viễn thông
Tác giả: Đinh Văn Ân
Năm: 2013
2. Vũ Văn Ảnh (2014), “Hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoàn JOC Việt Nam”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Hiệu quả kinh doanh tại Công ty cổ phần tập đoànJOC Việt Nam”
Tác giả: Vũ Văn Ảnh
Năm: 2014
8. Nguyễn Văn Công (2013), Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động kinh doanh
Tác giả: Nguyễn Văn Công
Nhà XB: NXB Đại học Kinh tế quốc dân
Năm: 2013
10. Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam (2003), Chiến lược và chính sách kinh doanh, NXB Thống Kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: ), Chiến lược và chính sáchkinh doanh
Tác giả: Nguyễn Thị Liên Diệp, Phạm Văn Nam
Nhà XB: NXB Thống Kê
Năm: 2003
11. Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hải (1998), Nâng cao năng lực cạnh tranh bảo hộ sản xuất trong nước, NXB Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng caonăng lực cạnh tranh bảo hộ sản xuất trong nước
Tác giả: Lê Đăng Doanh, Nguyễn Thị Kim Dung, Trần Hữu Hải
Nhà XB: NXB Lao động
Năm: 1998
12. Fred R.David (2006), Khái luận về quản trị chiến lược, người dịch Trương Công Minh, Trần Tuấn Thạc, Trần Thị Tường Như, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khái luận về quản trị chiến lược
Tác giả: Fred R.David
Nhà XB: NXB Thống kê
Năm: 2006
13. Dương Đảng (2009), Giáo trình Tài chính doanh nghiệp, Học viện Tài chính - NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Dương Đảng
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2009
14. Nguyễn Thị Hiền (2004), “Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế số 7, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh kinh tế của ViệtNam”, "Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế
Tác giả: Nguyễn Thị Hiền
Năm: 2004
15. Đoàn Thị Nhật Hồng (2014), “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty cổ phầm Simco Sông Đà”, luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh, Học viện Công nghệ bưu chính viễn thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinhdoanh của Công ty cổ phầm Simco Sông Đà”
Tác giả: Đoàn Thị Nhật Hồng
Năm: 2014
16. Trần Quốc Hưng (2013), Quản trị doanh nghiệp nâng cao, Bài giảng dùng cho cao học, Đại học Thủy lợi Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị doanh nghiệp nâng cao
Tác giả: Trần Quốc Hưng
Năm: 2013
17. Nguyễn Bách Khoa (2004), Phương pháp luận xác định năng lực cạnh tranh và hội nhập kinh tế quốc tế của doanh nghiệp, Tạp chí khoa học thương mại số 4+5, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tạp chí khoa họcthương mại
Tác giả: Nguyễn Bách Khoa
Năm: 2004
18. Phạm Văn Khoan (2005), Giáo trình lý thuyết tài chính, Học viện Tài chính, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý thuyết tài chính
Tác giả: Phạm Văn Khoan
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2005
19. Đặng Thị Hiếu Lá (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO”, Tạp chí Nghiên cứu Kinh tế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đặng Thị Hiếu Lá (2006), “Nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanhnghiệp khi Việt Nam trở thành thành viên của WTO”
Tác giả: Đặng Thị Hiếu Lá
Năm: 2006
20. Michael E. Porter (1996), Chiến lược cạnh tranh, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiến lược cạnh tranh
Tác giả: Michael E. Porter
Nhà XB: NXB Khoa học và Kỹthuật
Năm: 1996
21. Michael Porter (1985), Lợi thế cạnh tranh, người dịch Nguyễn Phúc Hoàng, Nhà xuất bản Trẻ, Tp HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lợi thế cạnh tranh
Tác giả: Michael Porter
Nhà XB: Nhà xuất bản Trẻ
Năm: 1985
22. Bùi Hữu Phước (2009), Tài chính doanh nghiệp, NXB Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tài chính doanh nghi"ệ"p
Tác giả: Bùi Hữu Phước
Nhà XB: NXB Tài chính
Năm: 2009
23. Phillip Kotler (2001), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 24. Bùi Quốc Việt (chủ biên) (2002), Marketing dịch vụ Viễn thông trong hộinhập và cạnh tranh, Nhà xuất bản Bưu điện, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị Marketing", Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội24. Bùi Quốc Việt (chủ biên) (2002), "Marketing dịch vụ Viễn thông trong hội"nhập và cạnh tranh
Tác giả: Phillip Kotler (2001), Quản trị Marketing, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội 24. Bùi Quốc Việt (chủ biên)
Nhà XB: Nhà xuất bản thống kê
Năm: 2002
25. Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế trung ương và Chương trình phát triển Liên hợp quốc (2002), Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, NXB Giao thông vận tải, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia
Tác giả: Viện nghiên cứu Quản lí Kinh tế trung ương và Chương trình phát triển Liên hợp quốc
Nhà XB: NXB Giaothông vận tải
Năm: 2002
26. P. Samuelson (2000), Kinh tế học, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kinh tế học
Tác giả: P. Samuelson
Nhà XB: Nhà xuất bản Giáo dục
Năm: 2000
27. Nguyễn Hải Sản (2001), Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quản trị tài chính doanh nghiệp
Tác giả: Nguyễn Hải Sản
Nhà XB: NXB Thốngkê
Năm: 2001

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w