1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần mắc ca tỉnh điện biên tại xã quài nưa huyện tuần giáo tỉnh điện biên

83 196 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 83
Dung lượng 26,98 MB

Nội dung

T ên đề tài :QUÀNG THỊ HOA TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MẮC CA TỈNH ĐIỆN BIÊN TẠI XÃ QUÀI NƯA, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN KHOÁ LUẬN

Trang 1

T ên đề tài :

QUÀNG THỊ HOA

TÌM HIỂU MÔ HÌNH TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN MẮC CA TỈNH ĐIỆN BIÊN TẠI

XÃ QUÀI NƯA, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy Hướng đề tài : Hướng ứng dụng Chuyên ngành : Phát triển nông thôn Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn Khóa : 2014 - 2018

Thái Nguyên, 2018

Trang 2

QUÀI NƯA, HUYỆN TUẦN GIÁO, TỈNH ĐIỆN BIÊN

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy

Định hướng đề tài : Hướng ứng dụng

Chuyên ngành : Phát triển nông thôn

Khoa : Kinh tế và phát triển nông thôn

Lớp : Phát triển nông thôn K46N02

Khóa : 2014 - 2018

Giáo viên hướng dẫn : ThS Nguyễn Thị Giang

Cán bộ cơ sở hướng dẫn : Lê Anh Tuấn

Thái Nguyên, 2018

Trang 3

Sau khi hoàn thành khóa học ở trường và được sự phân công của ban giámhiệu nhà trường, ban chủ nhiệm khoa kinh tế và phát triển nông thôn trường ĐạiHọc Nông Lâm Thái Nguyên em đã tiến hành thực tập tốt nghiệp tại Công ty cổphần mắc ca tỉnh Điện Biên với tên đề tài “tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt độngsản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần mắc ca tỉnh Điện Biên tại xã Quài Nưa,huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên”.

Sau quá trình học tập và làm việc tại công ty em đã hoàn thành khóa luận tốtnghiệp với sự hướng dẫn tận tình và tạo điều kiện của các thầy (cô) giáo, các anh(chị) tại công ty và nhà trường

Em xin chân thành cảm ơn các các thầy cô giáo trường Đại Học Nông LâmThái Nguyên đã đào tạo và giảng dạy em trong suốt quá trình học tập tại trường

Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc tới cô giáo Ths Nguyễn Thị Giang,giảng viên khoa kinh tế và phát triển nông thôn, người đã trực tiếp hướng dẫn, chỉbảo, định hướng đi cho em để em hoàn thành tốt nhiệm vụ trong quá tình thựchiện đề tài

Em xin cảm ơn đến tất cả các anh (chị), các cô (chú) trong Công ty cổ phầnmắc ca tỉnh Điện Biên đã nhiệt tình giúp đỡ và dìu dắt em trong thời gian qua, mặc

dù số lượng công việc rất nhiều để em có thể thực hiện và hoàn thành luận văn.Tuy nhiên vì kiến thức chuyên môn còn hạn chế và bản thân còn thiếu nhiềukinh nghiệm thực tiễn nên nội dung của báo cáo không thể tránh khỏi những thiếuxót, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, chỉ bảo thêm của quý thầy côgiáo cùng toàn thể cán bộ, công nhân viên tại công ty để bài khóa luận của emđược hoàn thiện hơn

Một lần nữa em xin gửi đến các thầy cô giáo, các anh chị, các cô chú tại công

ty lời cảm ơn chân thành và tốt đẹp nhất!

Thái Nguyên, tháng 6 năm 2018

Sinh viên

Quàng Thị Hoa

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Doanh số bán nhân mắc ca Úc giai đoạn 2014 – 2016 15Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Quài Nưa năm 2017 25Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của xã Quài

Nưa trong giai đoạn 2015 – 2017 27Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã trong giai đoạn 2015 - 2017 29Bảng 3.4: Ngành nghề kinh doanh của Công ty cổ phần mắc ca tỉnh Điện Biên

34Bảng 3.5: Danh sách các cổ đông sáng lập 35Bảng 3.6: Tổng hợp vốn đầu tư ban đầu của công ty cổ phần mắc ca tỉnh Điện

Biên tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo 40Bảng 3.7: Dự kiến chi phí sản xuất mắc ca trên 1 ha trong 40 năm của công ty

cổ phần mắc ca tỉnh Điện Biên 42Bảng 3.8: Doanh thu của cây mắc ca trong 40 năm 43Bảng 3.9: Dự kiến kết quả sản xuất kinh doanh của cây mắc ca cho 1 ha trong

40 năm 44

Trang 6

MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN i

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT ii

DANH MỤC CÁC BẢNG iii

MỤC LỤC iv

Phần 1 MỞ ĐẦU 1

1.1 Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập 1

1.2 Mục tiêu cụ thể 2

1.2.1 Về chuyên môn 2

1.2.2 Về thái độ 2

1.2.3 Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc 3

1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện 3

1.3.1 Nội dung thực tập 3

1.3.2 Phương pháp thực hiện 4

1.4 Thời gian và địa điểm thực tập 5

Phần 2 TỔNG QUAN 6

2.1 Về cơ sở lý luận 6

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến công ty 6

2.1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần 6

2.1.3 Các loại cổ đông trong công ty cổ phần 7

2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần 8

2.1.5 Cơ cấu tổ chức chung 8

2.1.6 Vai trò của cơ cấu tổ chức 9

2.1.7 Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị 9

2.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất công ty 10

2.1.9 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập 14

Trang 7

2.2 Cơ sở thực tiễn 14

2.2.1 Tình hình phát triển mắc ca trên thế giới 14

2.2.2 Tình hình phát triển mắc ca ở Việt Nam 17

2.2.3 Kinh nghiệm sản xuất mắc ca của một số công ty mắc ca trong nước .20

2.2.4 Các bài học kinh nghiệm trong sản xuất mắc ca từ các công ty trên 22

Phần 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP 23

3.1 Khái quát về cơ sở thực tập 23

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Quài Nưa 23

3.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của công ty cổ phần mắc ca tỉnh Điện Biên 32

3.1.3 Những thành tựu đã đạt được của công ty 33

3.2 Kết quả thực tập 36

3.2.1 Tìm hiểu cơ cấu tổ chức của công ty 36

Tổ quản lý bảo vệ gồm 2 nhân viên bảo vệ rừng chuyên nghiệp 38

3.2.2 Kết quả sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần mắc ca tỉnh Điện Biên 39

3.2.3 Những công việc tham gia thực hiệu tại công ty 45

3.2.4 Định hướng phát triển thị trường 53

3.2.5 Phân tích SWOT về những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức của công ty 54

3.2.6 Bài học kinh nghiệm rút ra từ thực tế 55

3.2.7 Đề xuất giải pháp 56

Phần 4 KẾT LUẬN 59

4.1 Kết luận 59

4.2 Kiến nghị 60

4.2.1 Đối với nhà nước 60

4.2.2 Đối với công ty 61

4.2.3 Đối với nhà trường 61

4.2.4 Đối với khoa 61

TÀI LIỆU THAM KHẢO 62 PHỤ LỤC

Trang 8

PHẦN 1

MỞ ĐẦU

1.1 Sự cần thiết thực hiện nội dung thực tập

Nông nghiệp là một trong những ngành đóng vai trò quan trọng trong nềnkinh tế của mỗi quốc gia, nó cung cấp lương thực thực phẩm cho toàn xã hội, cungcấp các yếu tố đầu vào nguồn nhiên liệu cho các ngành công nghiệp chế biến vàđược coi là ngành đem lại nguồn thu nhập ngoại tệ lớn phục vụ cho công nghiệphóa - hiện đại hóa đất nước.Trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển củacác lĩnh vực khác của nền kinh tế quốc dân thì sản xuất nông nghiệp đã đạt đượcnhững thành tựu quan trọng

Cùng với xu thế phát triển nông nghiệp, hàng hoá hội nhập quốc tế là mộtyêu cầu bức thiết với nền nông nghiệp nước ta cần phải đa dạng hóa các sản phẩmnông nghiệp, thay đổi cơ cấu cây trồng theo hướng tăng tỷ trọng các cây trồng cóHQKT cao, để làm sao cùng với diện tích đó nhưng có thể mang lại HQKT gấpnhiều lần Do đó, ngành trồng trọt không thể thiếu việc phát triển và nâng cao hiệuquả sản xuất cây trồng nói chung và phát huy thế mạnh của từng vùng nói riêng.Điện Biên là một trong những tỉnh có xu hướng phát triển nhiều loài câycông nghiệp có giá trị kinh tế cao như cây cà phê, cao su, mắc ca… Tuy nhiên,

so với cây cà phê và cao su thì vốn đầu tư cho mắc ca thấp hơn và quá trình chămsóc cũng dễ dàng hơn, tuổi thọ của cây mắc ca trên trăm năm tuổi chu kỳ kinhdoanh dài từ 40 - 60 năm Chính vì vậy, mắc ca được xem là cây trồng mới và

mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế, giúp người dân xóa đói giảm nghèotrong thời gian tới, nếu được quan tâm phát triển diện tích vùng theo quy hoạch.Trong các loại cây lấy hạt, mắc ca được mệnh danh là “nữ hoàng quả khô”bởi hạt quả mắc ca không chỉ có vị ngọt, bùi, béo, thơm mà còn có hàm lượng cácchất dinh dưỡng cao, giàu vitamin, chất khoáng, chứa nhiều axit béo không no cầnthiết cho cơ thể, chống lão hóa, giảm Cholesteron Mắc ca là một trong nhữngmặt hàng

Trang 9

nông sản đắt giá nhất thế giới sản lượng hiện nay chỉ đáp ứng được ¼ nhu cầu thịtrường, tại Việt Nam năm 2011 cây mắc ca được Bộ Nông nghiệp và Phát triểnNông thôn khuyến khích phát triển đại trà với quy mô công nghiệp và được lựachọn làm loại cây đa mục đích, nhận thấy tiềm năng phát triển rất lớn của cây mắc

ca cùng với điều kiện tự nhiên, thổ nhưỡng thuận lợi Do vậy, Công ty cổ phầnmắc ca tỉnh Điện Biên đã triển khai dự án trồng cây mắc ca kết hợp với trồng rừngsản xuất tại địa bàn huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Xuất phát từ những lí do trên em đã lựa chọn đề tài: “Tìm hiểu mô hình tổ chức và hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần mắc ca tỉnh Điện Biên tại xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên” làm vấn đề nghiên

cứu với mong muốn tìm hiểu về hoạt động sản xuất và cơ cấu tổ chức của công ty

từ đó thấy rõ được sự tồn tại và đề ra các giải pháp phát triển phù hợp

1.2 Mục tiêu cụ thể

1.2.1 Về chuyên môn

- Tìm hiểu mô hình tổ chức của Công ty cổ phần mắc ca tỉnh Điện Biên

- Biết cách làm một số công việc thực tế tại công ty

- Tìm hiểu các hoạt động và kết quả sản xuất của Công ty cổ phần mắc ca tỉnh

- Tạo mối quan hệ thân thiện, hòa nhã với mọi người trong công ty

- Có tinh thần trách nhiệm cao khi tiếp nhận công việc được giao, làm đếnnơi đến chốn, chính xác kịp thời do đơn vị thực tập phân công

Trang 10

- Chủ động trong các công việc luôn sẵn sàng giúp đỡ, hỗ trợ mọi ngườitrong công ty để hoàn thành tốt các công việc chung, bên cạnh đó cũng tự khẳngđịnh được năng lực của bản thân.

- Thực hiện nghiêm túc các nội quy và quy định của công ty trong thời gianthực tập

1.2.3 Về kỹ năng sống, kỹ năng làm việc

- Đề cao tinh thần vừa học vừa làm, không gây mất tình cảm giữa bản thân

và người dân địa phương cũng như mọi người trong công ty

- Tạo cho sinh viên tác phong nhanh nhẹn, chịu được áp lực cao trong mọicông việc, có thể tự lập sau khi ra trường

- Nâng cao kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ứng xửhiệu quả trong công việc

- Giúp sinh viên xác định và lựa chọn tốt nhất công việc, lĩnh vực ngànhnghề trong tương lai

1.3 Nội dung và phương pháp thực hiện

1.3.1 Nội dung thực tập

- Tìm hiểu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của Quài Nưa, huyện TuầnGiáo, tỉnh Điện Biên

- Tìm hiểu quá trình hình thành và phát triển của công ty

- Tìm hiểu mô hình tổ chức của công ty trên địa bàn xã Quài Nưa

- Đánh giá được thực trạng sản xuất cây mắc ca của Công ty cổ phần mắc catỉnh Điện Biên

- Tham gia thực hiện một số công việc trong công ty

- Tìm hiểu kết quả sản xuất kinh doanh của công ty

- Tìm hiểu những thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức trong quá trìnhphát triển của công ty trên địa bàn xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

- Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển công ty trong thời gian tới

Trang 11

có, tài liệu về cây mắc ca [4]

- Thu thập số liệu sơ cấp

Dựa vào quan sát thực địa và phỏng vấn nhanh, phỏng vấn sâu cán bộ quản

lý công ty để nắm được tình hình sơ bộ về không gian sống sinh hoạt và mứcsống, mức độ phù hợp của các mô hình sản xuất mắc ca trên địa bàn xã

- Phương pháp tổng hợp, so sánh

Từ những số liệu thu thập được ta tiến hành tổng hợp lại sau đó đem so sánhrồi phân tích các chỉ tiêu có được trong quá trình so sánh, từ đó đưa ra nhận xétđánh giá rút ra kết luận hoặc nêu ra nguyên nhân của sự thay đổi

1.3.2.2 Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

- Phương pháp xử lý thông tin

Những thông tin, số liệu thu thập được tổng hợp, đồng thời được xử lý thôngqua chương trình Excel Việc xử lý thông tin là cơ sở cho việc phân tích

- Phương pháp phân tích thông tin

+ Khi đủ số liệu, tiến hành kiểm tra, rà soát và chuẩn hóa lại thông tin, loại

bỏ thông tin không chính xác, sai lệch trong điều tra Toàn bộ số liệu thu thậpđược tổng hợp, tính toán từ đó phân tích hiệu quả (vốn, đất đai, lao động).Hạch toán các khoản chi mà công ty đã chi ra, các khoản thu của công ty làm cơ

sở cho định hướng đưa ra các giải pháp cho sự phát triển của kinh tế

1.3.2.3 Phương pháp phân tích SWOT

Là công cụ giúp xác định được những thuận lợi và khó khăn cơ hội và tháchthức mà nó gây tác động đến quá trình phát triển của công ty

Trang 12

1.3.2.4 Chỉ tiêu phản ánh hoạt động sản xuất

+ Chi phí trung gian (IC): Là toàn bộ các khoản chi phí vật chất (trừ phầnkhấu hao tài sản cố định) và dịch vụ sản xuất Trong sản xuất, kinh doanh mắc ca,chi phí trung gian bao gồm các khoản chi phí nguyên, nhiên vật liệu: Giống, phânbón, thuốc bảo vệ thực vật, hệ thống cung cấp nước

n

IC C j

i 1

Trong đó: Cj là các khoản chi phí thứ j trong một chu kỳ sản xuất

Khấu hao tài sản: Là lượng giá trị tương đương với giá trị hao mòn của tàisản cố định trong thời gian phục vụ của nó

Giá trị gia tăng (VA): Là giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ do cácngành sản xuất sáng tạo ra trong một năm hay một chu kỳ sản xuất Chỉ số này thểhiện kết quả của quá trình đầu tư chi phí vật chất và lao động sống vào quá trìnhsản xuất

VA = GO - IC

- Chỉ tiêu phản ánh phân bổ nguồn lực

Chỉ tiêu nguồn lực lao động phân bố cho sản xuất mắc ca của công ty Cácchỉ tiêu chi phí vật chất và dịch vụ được sử dụng cho việc sản xuất Vốn đầu tư

cơ bản bao gồm toàn bộ giá trị các tài sản và dịch vụ đầu tư để xây dựng, các cơ

sở hạ tầng và mua sắm tài sản cố định Diện tích đất phân bổ cho sản xuất mắc ca,các vùng và các thành phần kinh tế cũng là chỉ tiêu đánh giá phân bổ nguồn lực

- Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế sản xuất mắc ca

+ Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian

+ Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian

+ Giá trị sản xuất/Công lao động

+ Giá trị gia tăng/Công lao động

1.4 Thời gian và địa điểm thực tập

- Thời gian: Từ ngày 15 tháng 01 năm 2018 đến ngày 30 tháng 5 năm 2018

- Địa điểm: Tại Công ty cổ phần mắc ca tỉnh Điện Biên

- Địa chỉ: Xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên

Trang 13

PHẦN 2 TỔNG QUAN

2.1 Về cơ sở lý luận

2.1.1 Một số khái niệm liên quan đến công ty

2.1.1.1 Khái niệm công ty cổ phần

Công ty cổ phần là doanh nghiệp trong đó:

- Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau được gọi là cổ phần

- Cổ đông có thể là tổ chức, cá nhân, số lượng cổ đông tối thiểu là 3 cổ đông

và không hạn chế số lượng tối đa

- Cổ đông chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác củadoanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã góp vào doanh nghiệp

- Cổ đông có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần của mình cho người khác Công ty cổ phần có tư cách pháp nhân kể từ ngày được cấp giấy chứng nhậnđăng ký doanh nghiệp và có quyền phát hành cổ phần các loại để huy động vốn.[3]

2.1.1.2 Khái niệm cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức là một hệ thống các nhiệm vụ, mối quan hệ báo cáo và quyềnlực nhằm duy trì sự hoạt động của tổ chức Cơ cấu tổ chức xác định cách thứcphân chia tập hợp và phối hợp các nhiệm vụ công việc trong tổ chức nhằm đạtđược mục tiêu của tổ chức.[1]

2.1.2 Đặc điểm của công ty cổ phần

Công ty cổ phần có những đặc điểm - đặc trưng pháp lý như sau:

- Phải có số lượng cổ đông tối thiểu là 3 thành viên và không hạn chế sốlượng (có thể là cá nhân hoặc tổ chức là cổ đông)

- Vốn điều lệ được chia thành các phần bằng nhau gọi là cổ phần, giá trị cổphần gọi là mệnh giá cổ phần Mua cổ phần là hình thức chính để góp vốn vàocông ty cổ phần

Trang 14

- Cổ đông là người nắm giữ cổ phần và chỉ chịu trách nhiệm về các khoản nợcông ty trong phạm vi số vốn đã góp.

- Cổ đông có quyền chuyển nhượng phần vốn góp của mình cho cổ đônghoặc các nhân, tổ chức khác một cách tự do

- Doanh nghiệp cổ phần có thể phát hành chứng khoán theo quy định phápluật.[3]

2.1.3 Các loại cổ đông trong công ty cổ phần

Căn cứ theo điều 113 Luật doanh nghiệp 2014, các loại cổ phần bao gồm:

- Cổ phần phổ thông, công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông Người sởhữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông

- Ngoài cổ phần phổ thông, công ty cổ phần có thể có cổ phần ưu đãi Người

sở hữu cổ phần ưu đãi gọi là cổ đông ưu đãi Cổ phần ưu đãi gồm các loại sau đây:a) Cổ phần ưu đãi biểu quyết

b) Cổ phần ưu đãi cổ tức

c) Cổ phần ưu đãi hoàn lại

d) Cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định

Trong các loại cổ phần ưu đãi trên thì cổ phần ưu đãi biểu quyết chịu một sốràng buộc như:

- Chỉ có tổ chức được chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyềnnắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết

- Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm kể

từ ngày công ty được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh Sau thời hạn đó,

cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổthông

- Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và

cổ phần ưu đãi khác do điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đôngquyết định

- Các cổ phần còn lại (ưu đãi cổ tức, ưu đãi hoàn lại và ưu đãi khác) thườngtuân theo các quy tắc do Đại hội đồng cổ đông quyết định

Trang 15

- Ngoài ra, cổ phần phổ thông không thể chuyển đổi thành cổ phần ưu đãi;trong khi cổ phần ưu đãi có thể chuyển thành cổ phần phổ thông theo quyết địnhcủa Đại hội đồng cổ đông Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sởhữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nhau.[3]

2.1.4 Cơ cấu tổ chức quản lý công ty cổ phần

Công ty cổ phần có quyền lựa chọn tổ chức quản lý và hoạt động theo mộttrong hai mô hình sau đây, trừ trường hợp pháp luật về chứng khoán có quy địnhkhác:

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát và Giám đốc hoặcTổng giám đốc Trường hợp công ty cổ phần có dưới 11 cổ đông và các cổ đông

là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần của công ty thì không bắt buộc phải

có Ban kiểm soát

- Đại hội đồng cổ đông, Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.Trường hợp này ít nhất 20% số thành viên Hội đồng quản trị phải là thành viênđộc lập và có Ban kiểm toán nội bộ trực thuộc Hội đồng quản trị Các thành viênđộc lập thực hiện chức năng giám sát và tổ chức thực hiện kiểm soát đối với việcquản lý điều hành công ty

- Trường hợp chỉ có một người đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hộiđồng quản trị hoặc Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người đại diện theo phápluật của công ty; trường hợp Điều lệ không có quy định khác thì Chủ tịch Hộiđồng quản trị là người đại diện theo pháp luật của công ty Trường hợp có hơn mộtngười đại diện theo pháp luật, thì Chủ tịch Hội đồng quản trị và Giám đốc hoặcTổng giám đốc đương nhiên là người đại diện theo pháp luật của công ty.[3]

2.1.5 Cơ cấu tổ chức chung

Cơ cấu tổ chức của công ty cổ phần:

- Đại hội đồng cổ đông gồm tất cả cổ đông có quyền biểu quyết, là cơ quanquyết định cao nhất của công ty cổ phần

Trang 16

- Hội đồng quản trị là cơ quan quản lý công ty, có toàn quyền nhân danhcông ty để quyết định, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của công ty không thuộcthẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông.

- Giám đốc hoặc Tổng giám đốc là người điều hành công việc kinh doanhhằng ngày của công ty; chịu sự giám sát của Hội đồng quản trị; chịu trách nhiệmtrước Hội đồng quản trị và trước pháp luật về việc thực hiện các quyền và nghĩa

vụ được giao Giám đốc hoặc Tổng giám đốc có thể là thành viên Hội đồng quảntrị.[9]

Cách tổ chức không có ban kiểm soát

Cách tổ chức này áp dụng trong trường hợp sau: Công ty có dưới 11 cổ đông

và các cổ đông là tổ chức sở hữu dưới 50% tổng số cổ phần hoặc ít nhất 20% sốthành viên Hội đồng quản trị là thành viên độc lập và có Ban kiểm toán nội bộtrực thuộc Hội đồng quản trị.[9]

2.1.6 Vai trò của cơ cấu tổ chức

Xây dựng cơ cấu tổ chức có tác dụng phân bố nguồn lực hợp lý cho từngcông việc cụ thể, từ đó có thể tiết kiệm nguồn lực, hạ thấp chi phí nhân công, hạgiá thành sản phẩm

Mặt khác, cơ cấu tổ chức có chức năng xác định rõ trách nhiệm và cách thứcthể hiện vai trò của mỗi thành viên theo quy chế của bản mô tả công việc, sơ đồ

tổ chức và hệ thống phân cấp quyền hạn trong tổ chức

Khi một cơ cấu tổ chức đã hoàn chỉnh, sẽ làm cho nhân viên hiểu rõ những

kỳ vọng của tổ chức đối với họ thông qua các quy tắc, quy trình làm việc Ngoài

ra, cơ cấu tổ chức còn góp phần xác định quy chế thu thập, xử lý thông tin để raquyết định và giải quyết các vấn đề của tổ chức.[12]

2.1.7 Yêu cầu đối với cơ cấu tổ chức quản trị

- Tính tối ưu: Giữa các khâu và các cấp quản trị (khâu quản trị phản ánh

cách phân chia chức năng quản trị theo chiều ngang, còn cấp quản trị thể hiện sựphân chia chức năng quản trị theo chiều dọc) đều thiết lập những mối liên hệhợp lý với số

Trang 17

lượng cấp quản trị ít nhất trong doanh nghiệp cho nên cơ cấu tổ chức quản trị mang tính năng động cao, luôn luôn đi sát và phục vụ sản xuất, kinh doanh.

- Tính linh hoạt: Cơ cấu tổ chức quản trị có khả năng thích ứng linh hoạt vớibất kỳ tình huống nào xảy ra trong doanh nghiệp cũng như ngoài môi trường

- Tính tin cậy: Cơ cấu tổ chức quản trị phải bảo đảm tính chính xác của tất

cả các thông tin được sử dụng trong doanh nghiệp nhờ đó bảo đảm sự phối hợpvới các hoạt động và nhiệm vụ của tất cả các bộ phận của doanh nghiệp

- Tính kinh tế: Cơ cấu bộ máy quản trị phải sử dụng chi phí quản trị đạt hiệu

quả cao nhất

Tiêu chuẩn đánh giá là mối tương quan giữa chi phí dự định bỏ ra để thiết kế

và xây dựng cơ cấu tổ chức với kết quả sẽ thu về.[14]

2.1.8 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất công ty

2.1.8.1 Các nhân tố khách quan

- Môi trường chính trị và pháp luật

Môi trường chính trị ổn định luôn luôn là tiền đề cho việc phát triển và mởrộng các hoạt động đầu tư của các doanh nghiệp, các tổ chức cá nhân trong vàngoài nước, các hoạt động đầu tư nó lại tác động trở lại rất lớn tới các hiệu quảsản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp

Môi trường pháp lý bao gồm luật, các văn bản dưới luật, các quy trình quyphạm kỹ thuật sản xuất tạo ra một hành lang cho các doanh nghiệp hoạt động,các hoạt động của doanh nghiệp như sản xuất kinh doanh cái gì, sản xuất bằngcách nào, bán cho ai và ở đâu, nguồn đầu vào lấy ở đâu đều phải dựa vào các quyđịnh của pháp luật Các doanh nghiệp phải chấp hành các quy định của pháp luật,phải thực hiện các nghĩa vụ của mình với nhà nước, với xã hội và với người laođộng như thế nào là do luật pháp quy định (nghĩa vụ nộp thuế, trách nhiệm đảmbảo vệ sinh môi trường, đảm bảo đời sống cho cán bộ công nhân viên trong doanhnghiệp ) Vì vậy, có thể nói luật pháp là nhân tố kìm hãm hoặc khuyến khích sựtồn tại và phát triển

Trang 18

của các doanh nghiệp, do đó ảnh hưởng trực tiếp tới các kết quả cũng như hiệu quảcủa các hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp.

- Điều kiện tự nhiên, môi trường sinh thái và cơ sở hạ tầng

Các điều kiện tự nhiên như: Các loại tài nguyên, vị trí địa lý, thời tiết, khíhậu, ảnh hưởng tới chi phí sử dụng nguyên vật liệu, nhiên liệu, năng lượng, ảnhhưởng tới mặt hàng kinh doanh, năng suất chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tớicung cầu sản phẩm do tính chất mùa vụ do đó ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp trong vùng

Tình trạng môi trường, các vấn đề về xử lý phế thải, ô nhiễm, các ràng buộc

xã hội về môi trường đều có tác động nhất định đến chi phí kinh doanh, năngsuất và chất lượng sản phẩm, một môi trường trong sạch thoáng mát sẽ trực tiếplàm giảm chi phí kinh doanh, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm tạo điềukiện cho doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh

Cơ sở hạ tầng của nền kinh tế cũng quyết định sự phát triển của nền kinh tếcũng như sự phát triển của các doanh nghiệp, hệ thống đường xá, giao thông, hệthống thông tin liên lạc, hệ thống ngân hàng tín dụng, mạng lưới điện quốc gia ảnh hưởng tới chi phí kinh doanh, khả năng nắm bắt thông tin, khả năng huy động

và sử dụng vốn, khả năng giao dịch thanh toán của các doanh nghiệp do đó ảnhhưởng rất lớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

- Môi trường khoa học kỹ thuật công nghệ

Tình hình phát triển khoa học kỹ thuật công nghệ, tình hình ứng dụng củakhoa học kỹ thuật và công nghệ vào sản xuất trên thế giới cững như trong nướcảnh hưởng tới trình độ kỹ thuật công nghệ và khả năng đổi mới kỹ thuật côngnghệ của doanh nghiệp do đó ảnh hưởng tới năng suất chất lượng sản phẩm tức làảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.[8]

Trang 19

2.1.8.2 Các nhân tố chủ quan

- Bộ máy quản trị doanh nghiệp

Các doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường, bộ máy quản trị doanhnghiệp có vai trò đặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp,

bộ máy quản trị doanh nghiệp phải đồng thời thực hiện nhiều nhiệm vụ khác nhau:+ Nhiệm vụ đầu tiên của bộ máy quản trị doanh nghiệp là xây dựng chodoanh nghiệp một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp, nếu xâydựng được một chiến lược kinh doanh và phát triển doanh nghiệp hợp lý (phù hợpvới môi trường kinh doanh, phù hợp với khả năng của doanh nghiệp) sẽ là cơ

sở là định hướng tốt để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động sản xuất kinhdoanh có hiệu quả

+ Xây dựng các kế hoạch kinh doanh, các phương án kinh doanh và kế hoạchhoá các hoạt động của doanh nghiệp trên cơ sở chiến lược kinh doanh và pháttriển doanh nghiệp đã xây dựng

+ Tổ chức thực hiện các kế hoạch, các phương án và các hoạt động sản xuấtkinh doanh đã đề ra

+ Tổ chức kiểm tra, đánh giá và điều chỉnh các quá trình trên

Với chức năng và nhiệm vụ vô cùng quan trọng của bộ máy quản trị doanhnghiệp ta có thể khẳng định rằng chất lượng của bộ máy quản trị quyết định rấtlớn tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nếu bộ máy quản trị được

tổ chức với cơ cấu phù hợp với nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,gọn nhẹ linh hoạt, có sự phân chia nhiệm vụ chức năng rõ ràng, có cơ chế phốihợp hành động hợp lý, với một đội ngũ quản trị viên có năng lực và tinh thầntrách nhiệm cao sẽ đảm bảo cho các hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp đạt hiệu quả cao Nếu bộ máy quản trị doanh nghiệp được tổ chức hoạtđộng không hợp lý (quá cồng kềnh hoặc quá đơn giản), chức năng nhiệm vụchồng chéo và không rõ ràng hoặc là phải kiểm nhiệm quá nhiều, sự phối hợptrong hoạt động không chặt

Trang 20

chẽ, các quản trị viên thì thiếu năng lực và tinh thần trách nhiệm sẽ dẫn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không cao.

- Lao động và tiền lương

Lao động là một trong các yếu tố đầu vào quan trọng, nó tham gia vào mọihoạt động, mọi giai đoạn, mọi quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Trình độ, năng lực và tinh thần trách nhiệm của người lao động tác động trực tiếpđến tất cả các giai đoạn, các khâu của quá trình sản xuất kinh doanh, tác động trựctiếp đến năng suất, chất lượng sản phẩm, tác động tới tốc độ tiêu thụ sản phẩm do

đó nó ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.Ngoài ra công tác tổ chức lao động hợp lý giữa các bộ phận sản xuất, giữa các cánhân trong doanh nghiệp Sử dụng người đúng việc sao cho phát huy tốt nhất nănglực sở trường của người lao động là một yêu cầu không thể thiếu trong công tác tổchức lao động của doanh nghiệp nhằm đưa các hoạt động kinh doanh của doanhnghiệp có hiệu quả cao

- Cơ sở vật chất kỹ thuật và trình độ sản xuất

Cơ sở vật chất kỹ thuật trong doanh nghiệp là yếu tố vật chất hữu hình quantrọng phục vụ cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm nền tảngquan trọng để doanh nghiệp tiến hành các hoạt động kinh doanh, cơ sở vật chấtđem lại sức mạnh kinh doanh cho doanh nghiệp trên cơ sở sức sinh lời của tài sản

Cơ sở vật chất dù chiếm tỷ trọng lớn hay nhỏ trong tổng tài sản của doanh nghiệpthì nó vẫn có vai trò quan trọng thúc đẩy các hoạt động kinh doanh, nó thể hiện bộmặt kinh doanh của doanh nghiệp qua hệ thống nhà xưởng, cửa hàng, bến bãi…

Cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp càng được bố trí hợp lý bao nhiêu thìcàng góp phần đem lại hiệu quả cao bất nhiêu

Trình độ kỹ thuật và trình độ công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ảnhhưởng tới năng suất, chất lượng sản phẩm, ảnh hưởng tới mức độ tiết kiệm haytăng phí nguyên vật liệu do đó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có trình độ kỹ thuật sản xuất còn có công nghệsản xuất

Trang 21

tiên tiến và hiện đại sẽ đảm bảo cho doanh nghiệp sử dụng tiết kiệm nguyên vậtliệu, nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm, còn nếu trình độ kỹ thuật sảnxuất của doanh nghiệp thấp kém hoặc công nghệ sản xuất lạc hậu hay thiếu đồng

bộ sẽ làm cho năng suất, chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp rất thấp, sử dụnglãng phí nguyên vật liệu.[8]

2.1.9 Các văn bản pháp lý liên quan đến nội dung thực tập

- Luật số 68/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014 Quốc Hội ban hành vềluật doanh nghiệp

Các khoản đầu tư vào các nông trường đang được đẩy mạnh trên toàn thếgiới Tại Nam Phi và Úc trồng khoảng 6.000 - 7.000 ha mỗi năm trong khi ởTrung Quốc diện tích trồng đã được mở rộng vượt ra ngoài các tỉnh Vân Nam,Quảng Tây vào các vùng lân cận Ở Việt Nam, sản lượng mắc ca còn tương đốithấp, tuy nhiên nhu cầu về hạt mắc ca vẫn được đánh giá ở mức cao

thứ ba Úc là nước tiêu thụ hạt nhân lớn thứ hai với 3,5 triệu cân trong năm 2018.

Sản lượng mắc ca toàn cầu năm 2016 đạt 175.000 tấn (nguyên hạt, độ ẩm3.5%) tương đương với sản lượng thu được năm 2015 Mắc ca được sản xuất chủ

Trang 22

yếu ở các nước Úc, Nam Phi, Kenya, Mỹ, chiếm khoảng 75% tổng sản lượng toàncầu Trong đó sản lượng của Úc và Mỹ tăng lần lượt 8% và 9% Ở Nam Phi sảnlượng giảm 17% do chịu ảnh hưởng của điều kiện thời tiết, khí hậu khô hạn khắcnghiệt Sản lượng ở các vùng trồng mới trong đó có Trung Quốc chiếm gần 12%tổng sản lượng hạt nguyên vỏ.

Theo thống kê dữ liệu Quốc tế do INC tổng hợp, năm 2016, doanh số bán hạtnguyên vỏ chiếm khoảng 20 - 25% tổng sản lượng toàn cầu, và sản lượng nhântăng nhẹ

Năm 2017, sản lượng hạt mắc ca nguyên vỏ tăng trưởng từ 5 - 7,5% đạt từ185.000 tấn tới 190.000 tấn (nguyên vỏ, độ ẩm 3,5%); với hầu hết các vùng trồngđược dự báo tăng trưởng sản lượng so với năm 2016 Theo các dự báo ban đầu,sản lượng mắc ca Úc có thể đạt mức tăng trưởng 3 - 4%.[2]

Bảng 2.1: Doanh số bán nhân mắc ca Úc giai đoạn 2014 – 2016

Trang 23

Tổng doanh số nhân mắc ca của Úc bán ra trong năm 2016 đạt 9.673 tấn,giảm nhẹ so với năm 2015 Lượng tiêu thụ nhân mắc ca tại thị trường nội địa Úc

và Nhật Bản tăng lần lượt 4% và 8%, chiếm 53% tổng doanh số nhân mắc ca Úctrên toàn thế giới Năm 2016, thị phần của mắc ca Úc tại thị trường Nhật Bảntăng lên 64%, cho thấy sự yêu thích của thị trường Nhật đối với sản phẩm này.Đây cũng là thị trường luôn duy trì đầu tư phát triển sản phẩm mới, Theo Nghiêncứu người tiêu dùng năm 2016, lượng tiêu thụ sản phẩm snack mắc ca ngày mộttăng, cho thấy sự đa dạng hóa trong phát triển mẫu mã và nhu cầu sử dụng sảnphẩm

Kim ngạch xuất khẩu nhân mắc ca Úc sang thị trường Hàn Quốc tăng mạnhtrở lại trong năm 2016, giúp Úc giữ được thị phần tới 99% tại nước này Nhiều sảnphẩm được xuất bán trong năm và chưa có dấu hiệu hiệu giảm trong ngắn hạn.Kim ngạch xuất khẩu nhân mắc ca Úc tới thị trường Trung Quốc cũng tăng,đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng về một loại sản phẩm tiện lợi

so với mắc ca nguyên vỏ

Ngược lại kim ngạch xuất khẩu nhân mắc ca Úc tới thị trường Đài Loan sụtgiảm Đài Loan được đánh giá là thị trường canh tranh hơn so với một số thịtrường khác tại Châu Á, năm 2015 chứng kiến mức tăng đáng kể trong hợp tácthương mại giữa Đài Loan và Trung Quốc Tuy nhiên Úc vẫn duy trì mức thị phần

là 46% tại thị trường Đài Loan trong năm 2016

Kim ngạch xuất khẩu cũng như tổng kim ngạch nhập khẩu tại thị trường Mỹgiảm mạnh trong năm 2016 Việc này được các nhà nghiên cứu thị trường nhậnđịnh là do năm 2015, kim ngạch nhập khẩu nhân mắc ca Úc tại Mỹ tăng đột biến,đạt mức kỷ lục cao trên 12.000 tấn Đến năm 2016, số liệu này đã quay về duy trì

ở mức bình thường với sản lượng nhập khẩu khoảng 7.000 tấn/năm Tính đến thờiđiểm hiện tại tình hình xuất khẩu sang thị trường Mỹ vẫn khả quan

Kim ngạch xuất khẩu nhân mắc ca Úc tới thị trường Châu Âu giảm trongnăm 2016 dù kim ngạch nhập khẩu nhân tăng và đạt trên 6.000 tấn Tuy mắc cangày càng trở nên phổ biến tại Châu Âu bên cạnh thị trường Đức, Châu Á vẫn là

Trang 24

thị trường cung ứng nhân mắc ca trọng điểm tại thời điểm hiện tại Doanh số bánmắc ca Úc nguyên vỏ tăng 8% trong năm 2016, do nhu cầu thị trường vẫn tăngcao trong khi sản lượng mắc ca từ Nam Phi giảm đáng kể (doanh số mắc ca NamPhi nguyên vỏ giảm gần 50%) Năm 2017, nhu cầu thị trường được kỳ vọng tiếptục tăng.[2]

2.2.2 Tình hình phát triển mắc ca ở Việt Nam

2.2.2.1 Tình hình chung

Cây mắc ca là cây thân gỗ lớn, xanh quanh năm, cây cao tới 18 m, tán rộng15m Cây trên 100 năm vẫn sinh trưởng, phát triển tốt, tuổi thọ kinh tế từ 40 - 50năm

Ở việt nam, khu vực được cho là thích hợp để có thể trồng hạt mắc ca chính

là vùng Tây Nguyên, vùng Bắc Trung Bộ và vùng Bắc Bộ Trung tâm nghiên cứugiống cây trồng nay là Viện nghiên cứu giống cây và công nghệ sinh học ngànhLâm nghiệp thuộc Viện khoa học Lâm nghiệp của Việt Nam đã trồng thử loại hạtdinh dưỡng này tại Ba Vì từ những năm 1994 Đến 2010, cây mắc ca sai trái nhấtcho 10 kg hạt và đến năm 2012 Bộ Khoa học và Công nghệ cũng đã lên dự án vàthực hiên trồng sản xuất thử nghiệp một số giống mắc ca tại khu vực Tây Nguyên,kết quả khảo nghiệm cho thấy rằng cây mắc ca được trồng ở Đắc Lắc cho hạtnhiều nhất Trong những năm 2011 - 2013, Bộ Nông nghiệp và phát triển vùngnông thôn cũng đã công nhận 10 hạt giống mắc ca nên trồng ở Ba Vì và KrôngNăng

Nhìn chung do sản lượng hạt mắc ca tương đối cao nên các nước xuất khẩuloại hạt dinh dưỡng này như Mỹ, Úc, Trung Quốc sẽ có giá thành sản phẩm hạtmắc ca tương đối thấp hơn hạt mắc ca được sản xuất tại Việt Nam

Hạt mắc ca tại Việt Nam được cho là loại cây mới trồng và lại đang trongquá trình nghiên cứu nên đầu ra chưa nhiều, do vậy sản lượng của loại hạt dinhdưỡng này ở Việt Nam còn rất thấp Đây là lý do khiến cho giá thành của hạt mắc

ca dù được trồng ở trong nước và không cần nhập khẩu nhưng giá thành vẫntương đương hoặc cao hơn 1 chút so với những hạt mắc ca nhập khẩu, tuy

Trang 26

rộng rãi sắp cho ra sản lượng lớn trong thời gian sắp tới nên giá thành sẽ trở nên

rẻ hơn trước

* Triển vọng phát triển cây mắc ca tại Việt Nam

Đặc tính sinh lý nổi bật của cây mắc ca là khả năng ra hoa của cây phụ thuộcvào nhiệt độ, cây ra hoa tốt nhất ở nhiệt độ 170C và kéo dài từ 5 – 5 tuần, nếunhiệt độ trên 200C cây ra hoa rất ít và nhiệt độ trên 250C cây không ra hoa Vìvậy, ở Việt Nam các vùng có điều kiện thuận lợi để phát triển cây mắc ca làvùng cao Tây Nguyên, đây là vùng có đầy đủ những điều kiện sau:

+ Mùa đông có đủ lạnh để cây ra hoa nhiều;

+ Mùa xuân không bị ảnh hưởng của gió mùa đông bắc, trời khô hanh, câymắc ca sẽ thụ phấn tốt, tỷ lệ đậu quả cao

Ngoài ra, cây mắc ca được trồng thí điểm ở một số địa phương như thànhphố Sơn La, các huyện Thuận Châu và Mộc Châu, thị xã Mường Lay, tỉnh ĐiệnBiên, Đắc Lắc, Lâm Đồng,…Kết quả cho thấy năng suất cây mắc ca thời kỳ đầuđạt 3 – 5 tấn hạt/ha/năm, doanh thu đạt 200 triệu đồng/ha/năm và có lãi lớn.[11]

2.2.2.2 Tình hình phát triển mắc ca trên địa bàn tỉnh Điện Biên

Theo quy hoạch được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn phê duyệt,đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ trồng 1.070 ha cây Mắc ca tại cáchuyện: Tuần Giáo, Mường Ảng, Điện Biên và TP Điện Biên Phủ Hiện trên địabàn tỉnh đã trồng được 954.4 ha cây Mắc ca ở 7 huyện: Tuần Giáo, Mường Ảng,Điện Biên, Mường Chà, Nậm Pồ, Điện Biên Đông và thành phố Điện Biên Phủ.Qua kiểm tra thực tế từ cuối năm 2016 cho thấy tình hình sinh trưởng và phát triểncủa cây mắc ca trên địa bàn tỉnh khá tốt tại các địa bàn đã trồng

Do đó, hiện nay Công ty cổ phần mắc ca tỉnh Điện Biên muốn phát triểnthêm 2.000 ha cây mắc ca tại Tuần Giáo và mở rộng thêm diện tích có khả năngphát triển cây mắc ca tại huyện Mường Nhé, Nậm Pồ Với phương án nhân dânđồng ý góp đất, thời gian đầu công ty hỗ trợ cho nhân dân 1 triệu đồng/1ha, sau

Trang 27

khi cho sản phẩm quả thì người dân hưởng 15% và công ty lấy lao động tại địaphương phục vụ công ty, mức lương 3 triệu đồng/tháng.[13]

Đánh giá tốc độ sinh trưởng của cây mắc ca tại các điểm trồng đầu tiên, saugần 2 năm trồng cây mắc ca phát triển tốt rất phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng,khí hậu của Điện Biên Để thuận lợi cho việc phát triển vùng dự án trồng rừng sảnxuất kết hợp trồng cây mắc ca với tổng quy hoạch 4.009ha, công ty đã xây dựngvườn ươm tại xã Tà Lèng (TP Điện Biên Phủ) với quy mô 5 vạn cây giống/năm.Thời gian cao điểm, công ty sử dụng 30 người làm công tác đóng bầu, chăm sócvườn ươm với thu nhập 120.000 - 150.000 đồng/người/ngày

Hiện nay trên một số khu vực trồng thí điểm tại tỉnh Điện Biên cho thấycây mắc ca trồng sau 3 - 4 năm đã cho quả bói, từ sau 7 - 9 năm trồng cho thuhoạch ổn định Trong khi đó so với cây cà phê và cây cao su thì vốn đầu tư chomắc ca thấp hơn và quá trình chăm sóc cũng dễ dàng hơn, tuổi thọ của cây mắc

ca trên trăm năm tuổi, chu kỳ kinh doanh dài từ 40 - 60 năm Chính vì vậy, mắc

ca được xem là cây mở ra hướng mới trong phát triển kinh tế, giúp người dânxóa đói giảm nghèo trong thời gian tới, nếu được quan tâm phát triển diện tíchvùng theo quy hoạch

Thực tế cho thấy, đầu tư trồng rừng kinh tế kết hợp trồng cây mắc ca là dự

án có chu kỳ kinh doanh kéo dài cần nguồn vốn đầu tư lớn Để dự án triển khaiđem lại hiệu quả cao, ngoài sự nỗ lực, tâm huyết của doanh nghiệp, thì việc có cơchế, chính sách để công ty tiếp cận được nguồn vốn vay, được hưởng chính sách

hỗ trợ phát triển trồng rừng sản xuất kịp thời; đẩy nhanh tiến độ giao đất giao rừngcho người dân sẽ góp phần tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp trong quá trìnhtriển khai thực hiện.[11]

Như vậy: Việc đầu tư phát triển cây mắc ca trên địa bàn xã, huyện TuầnGiáo, tỉnh Điện Biên là hướng chuyển đổi cây trồng đúng đắn, đem lại hiệu quảkinh tế cao, nâng cao thu nhập cho cá nhân, hộ gia đình tại địa phương cũng nhưdoanh nghiệp

Trang 28

2.2.3 Kinh nghiệm sản xuất mắc ca của một số công ty mắc ca trong nước

2.2.3.1 Công ty cổ phần vinamaca

Công ty cổ phần Vinamaca là một doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực pháttriển cây mắc ca có khả năng cung cấp ra thị trường những giống cây mắc ca tốtnhất và cung cấp kiến thức về những kỹ thuật trồng và chăm sóc cây mắc ca.Hiện nay công ty đã xây dựng 02 vườn ươm quy mô lớn tại huyện YênThủy, tỉnh Hòa Bình và tại huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lắk Công ty có tất cả 23giống mắc ca, trong đó có 10 giống nhập của Úc, 05 giống nhập của TrungQuốc, nhập

02 giống từ Thái Lan, 05 giống nhập từ Hawaii - Mỹ và 01 giống từ Viện KHKTNông lâm Nghiệp Tây Nguyên - Wasi

Công ty đã có 03 mô hình trồng trình diễn:

+ 05 ha trồng năm 2007 tại xã Đoàn Kết, huyệnYên Thủy, tỉnh Hòa Bình;+ 01 ha trồng tháng12 năm 2009 tại xã Đlieya, huyện Krông Năng, tỉnh Đăk Lăk

+ 08 ha trồng tháng 8 năm 2011 tại Công ty Cà phê 715B M’ Drak, tỉnh Đắk Lắk Công ty cổ phần Vinamaca có quan hệ hợp tác, trao đổi giống với:+ Hội mắc ca Úc

+ Hội lâm nghiệp Á nhiệt đới Úc

+ Công ty TNHH Grayplantation – Úc

+ Công ty TNHH MAUNA LOA - Hawaii - Mỹ thương hiệu nổi tiếng thếgiới về chế biến hạt mắc ca

+ Trạm thực nghiệm giống cây trồng Quảng Tây - Trung Quốc

+ Trung tâm du lịch và môi trường - Hội Lâm Nghiệp - Việt Nam

+ Viện KHKT Nông Lâm Nghiệp Tây Nguyên

+ Trung tâm nghiên cứu giống - Viện Khoa Học Lâm Nghiệp - Việt Nam.+ Trung Tâm Nghiên Cứu Nông Nghiệp Hoàng Gia Thái Lan - Chieng Mai Tháng 2 năm 2012 có 95% cây đầu dòng tại vườn ươm Krong Năng ra hoađậu quả năm thứ 2 đạt bình quân 1 kg hạt/cây Cây cao trung bình 4 m, đườngkính tán rộng 1,8 m Cây sinh trưởng rất tốt nhờ kỹ thuật chăm sóc hoàn toàn bằngphân hữu cơ Kỹ thuật tạo tán, tỉa cành được áp dụng theo phương pháp của cácchuyên gia Úc chuyển giao, giúp cho cây có bộ tán cân đối

Trang 29

2.2.3.2 Công ty TNHH MTV Him Lam Mắc ca

Him Lam Mắc Ca là doanh nghiệp đi đầu trong lĩnh vực phát triển mắc catại Việt Nam Công ty có khả năng cung cấp ra thị trường những cây giống mắc

ca tốt nhất

Đảm bảo tiêu chuẩn chất lượng

Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Vườn ươm đạt tiêu chuẩn quốc tế

Được sự tư vấn của các nhà khoa học và sự hỗ trợ của các chuyên gia đầu ngành

về mắc ca, sau hơn hai năm triển khai công ty đã xây dựng và đưa vào hoạt độnghai vườn ươm cây giống mắc ca tại Đơn Dương và Bảo Lộc với diện tích 20 ha,tổng công xuất sản xuất cây giống mắc ca của hai vườn ươm là 1.7 triệu cây/năm.Vườn ươm của Công ty được thiết kế theo hướng tối ưu và áp dụng những côngnghệ kỹ thuật phù hợp nhất cho việc sản xuất cây giống mắc ca, Cụ thể công tyxây dựng hệ thống nhà lưới ươm cây với tổng diện tích gần 4 ha đều được trang

bị hệ thống tưới nước tự động và mái che đóng mở tự động, hê thống này rất thuậntiện trong quá trình huấn luyện cây chuẩn bị xuất vườn

Đây là yếu tố quan trọng trước khi xuất vườn để đảm bảo cây giống mắc cakhỏe mạnh, có khả năng thích nghi nhanh chóng với điều kiện khí hậu, thổnhưỡng sau khi trồng Ngoài ra, toàn bộ hệ thống nhà lưới của Him Lam Mắc Cađều được trải bạt địa chất và rải đá mi sàn nhằm hạn chế tối đa sâu bệnh hại câygiống mắc ca

Đầu năm 2017, công ty đã sản xuất được 500.000 cây giống mắc ca ghépđảm bảo chất lượng để cung cấp ra thị trường Không chỉ cung cấp giống, HimLam Mắc Ca còn tận tình hướng dẫn kỹ thuật trồng, chăm sóc và thu hoạch bảoquản mắc ca cho bà con nông dân thông qua các buổi hội thảo tại mỗi xã, huyệntrong khu vực quy hoạch vùng trồng

Với kế hoạch phát triển mở rộng quy mô sản xuất chế biến mắc ca, ngoàiviệc cung cấp cây giống chất lượng tốt nhất, tư vấn hỗ trợ kỹ thuật canh tác, xử lýsau thu hoạch công ty còn đảm bảo đầu ra sản phẩm cho người trồng bằng việcxúc tiến xây dựng nhà máy chế biến mắc ca và thu mua toàn bộ sản phẩm

Trang 30

Bằng hướng đi này Công ty TNHH MTV Him Lam Mắc Ca xác định mộttầm nhìn dài hạn, xây dựng một thương hiệu mạnh, phát triển bền vững gắn kết,đồng hành cùng người nông dân sản xuất và chế biến mắc ca.

2.2.4 Các bài học kinh nghiệm trong sản xuất mắc ca từ các công ty trên

Để sản xuất cây giống mắc ca cho sản lượng cao chất lượng tốt bên cạnh cácyếu tố như khí hậu, thổ nhưỡng của vùng chăm sóc, chế độ chăm sóc, cây giốngtốt, cành ghép tốt cần có hệ thống vườn ươm tốt đạt tiêu chuẩn quốc tế, ứng dụngcác tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như: Sử dụng hệ thống nước tưới tự động, máiche đóng mở tự động để huấn luyện cây khi chuẩn bị xuất vườn, có thể rải đá minitrên sàn để hạn chế sâu bệnh hại cây, giúp cho cây thích ứng ngay được với điềukiện môi trường khi đem ra trồng

Sản xuất cây giống kèm theo hướng dẫn kỹ thuật trồng và chăm sóc, thuhoạch cây mắc ca cho các hộ trồng Cây giống phải đảm bảo là có phẩm chất tốt,

có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng

Hình thành các mô hình trình diễn cho các hộ nông dân trồng cây mắc ca,các công ty về mắc ca có thể học tập kinh nghiệm trồng từ các mô hình về các kỹthuật trồng và chăm sóc cây, cách xử lý khi cây bị sâu bệnh tấn công

Liên kết và hợp tác với các tổ chức, các trung tâm nghiên cứu về giống câytrồng trong và ngoài nước để có thể trao đổi giống, học tập các kỹ thuật của họ.Đồng thời, muốn cây sinh trưởng và phát triển tốt nên sử dụng chăm sóchoàn toàn bằng phân bón hữu cơ, kỹ thuật tạo tán tỉa cành áp dụng theo phươngpháp mà các chuyên gia để tạo bộ tán cân đối và đẹp

Trang 31

PHẦN 3 KẾT QUẢ THỰC TẬP

3.1 Khái quát về cơ sở thực tập

3.1.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội xã Quài Nưa

3.1.1.1 Điều kiện tự nhiên

Xã Quài Nưa là một trong xã thuộc vùng 135 của huyện Tuần Giáo, địa hìnhphức tạp, có nhiều đồi núi dốc cao, bị chia cắt bởi nhiều đồi núi và các khe do đóảnh hưởng lớn đến việc thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng vàkhó khăn trong việc kiểm tra, kiểm soát lâm sản trên địa bàn

* Vị trí địa lý

Xã Quài Nưa nằm cách trung tâm huyện Tuần Giáo hơn 7.0 km Vị trí giápranh như sau:

- Phía Tây giáp xã Mường Thín, huyện Tuần Giáo

- Phía Bắc giáp xã Mùn Chung, huyện Tuần Giáo

- Phía Đông giáp xã Pú Nhung và xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo

- Phía Nam giáp xã Quài Cang, huyện Tuần Giáo

* Giao thông

Giao thông trong khu vực hiện nay đã có tuyến đường quốc lộ 6 A chạy quatại các xã Quài Cang và Quài Nưa với chiều dài 9,5 km; đường được rải nhựanhưng đã xuống cấp, đi lại gặp nhiều khó khăn

Tuyến đường Minh Thắng - Pá Uôn chạy qua xã Quài Nưa với chiều dài 8,7 km;

đường mới được nâng cấp, rải nhựa, chất lượng đường tốt nên đi lại rất thuận lợi.Các tuyến đường liên thôn, liên xã trong vùng chủ yếu là đường cấp phối,đường đất lớn và một số đã được rải nhựa như tuyến đường từ km số 21 đườngquốc lộ 6A đến trung tâm xã Phình Sáng

Trang 32

* Thủy lợi

Hiện nay, trên địa bàn xã đã được đầu tư các công trình chắn nước vàmương kiên cố có thể phục vụ tưới cho trên 400 ha ruộng nước chủ yếu trên địabàn xã Quài Nưa, xã Quài Cang, tuy nhiên một số công trình đã xuống cấp vànăng lực tưới còn thấp

Để từng bước thay đổi được tập quan du canh, cần quan tâm đến đầu tư sửachữa các công trình thủy lợi, nhằm khai thác triệt để tiềm năng về đất đai có thểkhai hoang ruộng nước

* Khí hậu, thủy văn

Khí hậu trong khu vực mang những nét đặc trưng của khí hậu vùng Tây Bắc

Bộ đó là khí hậu nhiệt đới gió mùa, một năm chia làm hai mùa rõ rệt:

Mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 9: Mùa này nóng ẩm, mưa nhiều.Mùa khô từ tháng 10 năm trước đến tháng 3 năm sau: Mùa này lạnh vàkhô hanh, thỉnh thoảng xuất hiện sương muối tromg thời gian ngắn; chịu ảnhhưởng của gió mùa Tây Nam (gió lào) nên có tác động xấu đến sự sinh trưởng vàphát triển của cây trồng và vật nuôi

- Chế độ nhiệt:

Nhiệt độ bình quân hàng năm từ 180C - 200C, nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lêntới 400C (tháng 4), nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối dưới 40C (tháng 1), có thời điểmnhiệt độ xuống dưới 00C

- Chế độ mưa:

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.800 - 2.200 mm, lượng mưa cao nhất

là 400 – 500 mm/tháng vào tháng 7, 8, 9; lượng mưa trong các tháng này chiếm68% tổng lượng mưa cả năm Vì vậy thời gian này sẽ thường xảy ra lũ quét và sạt

lở đất; lượng mưa thấp nhất là 20 - 30 mm/tháng (vào tháng 1 và tháng 12)

- Chế độ gió:

Hướng gió thịnh hành là hướng Tây nam, tốc độ gió bình quân 2,73m/s.Hàng năm chịu ảnh hưởng của hai loại gió, từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau cógió mùa Đông bắc lạnh và gió Lào khô hanh vào tháng 3 đến tháng 4

Trang 33

- Chế độ ẩm không khí:

Độ ẩm không khí bình quân năm là 81%; năm cao nhất là 86%; có tháng caolên tới 90%; thấp nhất trung bình là 77%; có thời điểm thấp nhất xuống dưới 30%

- Sương muối và mưa đá:

Trong vùng thường ít xuất hiện sương muối; số ngày mưa đá hàng năm là 1đến 3 ngày, mưa đá thường xuất hiện vào tháng 2 đến tháng 5

* Tài nguyên đất

Bảng 3.1: Hiện trạng sử dụng đất của xã Quài Nưa năm 2017

3.2 Diện tích đất trồng cây cà phê 80.23 1.54

II Diện tích đất lâm nghiệp 1232.3 23.62

2.1 Diện tích đất có rừng tự nhiên 1093 20.95

2.2 Diện tích đất có rừng trồng 139.3 2.67

(Nguồn: Báo cáo tổng kết năm 2017, phương hướng nhiệm vụ năm 2018 của

UBND xã Quài Nưa, huyện Tuần Giáo)

Qua bảng số liệu 3.1 cho ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của xã QuàiNưa là 5216.7 ha, trong đó:

Trang 34

- Tổng diện tích nhóm đất nông nghiệp là 1454.13 chiếm 27.87% trong tổng

số diện tích đất tự nhiên, trong đó: Diện tích đất trồng lúa chiếm tỉ trọng cao hơn

so với diện tích đất trồng cây công nghiệp ngắn ngày là 12.86% (tức là cao hơn

671 ha), cao hơn diện tích đất trồng cây lâu năm là 1.53% (tức là 79.77 ha) do trênđịa bàn xã người dân chủ yếu là trồng lúa, tự cung cấp lương thực cho gia đình.Trong năm 2017 xã Quài nưa có thêm diện tích đất trồng cây mắc ca là 575 hachiếm 11.02% trong tổng số diện thích đất trồng cây lâu năm

- Tổng diện tích đất lâm nghiệp là 1232.3 ha chiếm 20.95% trong tổng sốdiện tích đất tự nhiên, trong đó: Tổng diện tích đất có rừng tự nhiên chiếm tỉ trọngcao hơn đất có rừng trồng là 18.28% (tức là cao hơn 953.7 ha)

- Tổng diện tích đất khác là 2530.27 ha chiếm 45.50% trong tổng số diện tíchđất tự nhiên

3.1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội

Theo số liệu điều tra rà soát hộ nghèo năm 2017 dân số của xã là 1.448 hộvới tổng số nhân khẩu là 6.266 nhân khẩu Thành phần dân tộc gồm có 04 dân tộccùng làm việc và sinh sống: Mông, kinh, thái, kháng Đời sống kinh tế của xã vẫncòn kém, chất lượng cuộc sống vẫn chưa cao chủ yếu vẫn là phát triển chăn nuôi

và trồng trọt các loài nông sản là chính

* Điều kiện kinh tế

- Trồng trọt:

Trang 35

Bảng 3.2: Diện tích, năng suất, sản lượng một số cây trồng chính của

xã Quài Nưa trong giai đoạn 2015 – 2017

Chỉ tiêu Năm Lúa

1659.9 tấn; năm 2016 năng suất có sự tăng lên là 55.7 tạ/ha (tăng lên 0.85 tạ/ha sovới 2015), sản lượng cũng tăng lên là 1718.8 tấn (tăng lên 58.9 tấn so với năm2015) Nhưng đến năm 2017 năng suất lại giảm xuống còn 53.5 tạ/ha (giảm 2.2 tạ/

ha so với năm 2016), kéo theo đó sản lượng cũng giảm theo chỉ đạt 1647.8 tấn(giảm 71 tấn so với năm 2017) do sự ảnh hưởng của các trận mưa lũ làm ảnhhưởng đến năng suất cũng như sản lượng lúa trong những năm vừa qua

Diện tích lúa nương có xu hướng giảm mạnh kéo theo năng suất và sản lượng cũng giảm, cụ thể là: Năm 2015 diện tích trồng lúa nương là 80 ha, năng suất đạt là

Trang 36

45 ha (giảm 35 ha so với năm 2015), năng suất giảm còn 11 tạ/ha (giảm 1.2 tạ/haso

Trang 37

với năm 2015), sản lượng giảm xuống còn 49.5 tấn (giảm 48.1 tấn so với năm2015); đến năm 2017 diện tích lại giảm mạnh còn 10 ha (giảm 35 ha so với năm2016), sản lượng giảm còn 14 tấn (giảm 35.5 tấn so với năm 2016) do có sựchuyển đổi cơ cấu cây trồng trong địa bàn sang trồng cây mắc ca, do vậy diện tíchlúa nương giảm mạnh.

Diện tích trồng ngô cũng có sự thay đổi, cụ thể: năm 2015 diện tích là 295

ha đến năm 2017 diện tích giảm 5 ha xuống còn 290 ha, sản lượng ngô năm 2017thu được cũng giảm 18.1 tấn so với năm 2015

Diện tích đất trồng sắn qua 2 năm 2015, 2016 không có sự thay đổi, nhưngđến năm 2017 diện tích lại giảm xuống còn 127 ha (giảm 138 ha so với năm 2015

và 2016), sản lượng cũng giảm xuống còn 787.05 tấn (giảm xuống 784.05 tấn sovới năm 2016) do trên địa bàn xã có sự chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Diện tích đất trồng đậu tương và lạc cũng có xu hướng giảm theo các năm:diện tích đất trồng đậu tương năm 2015 là 50 ha nhưng đến năm 2017 diện tíchchỉ còn 8.2 ha (giảm xuống 41.8 ha); diện tích đất trồng lạc cũng giảm năm 2015diện tihcs là 84 ha đến năm 2017 diện tích còn 34.7 ha (giảm 49.3 ha)

- Chăn nuôi:

Xã Quài Nưa là một trong những xã có tiềm năng về đất đai, thuận lợi chophát triển chăn nuôi song chăn nuôi ở đây chiếm tỷ lệ không đáng kể trong cơ cấunghành nông nghiệp, hình thức chăn nuôi chủ yếu theo quy mô hộ gia đình,phương thức chăn nuôi chăn thả tự do nên gây khó khăn trong việc kiểm soát dịchbệnh gia súc Chính tập quán chăn thả gia súc như hiện nay của người dân gây khókhăn trong việc chuyển đổi cây trồng sang cây trồng có giá trị kinh tế cao như mắcca

Trang 38

Bảng 3.3: Tình hình chăn nuôi của xã trong giai đoạn 2015 - 2017

Qua bảng số liệu ta thấy tình hình chăn nuôi của xã giai đoạn 2015 – 2017

có sự biến động, có sự thây đổi về quy mô đàn, cụ thể là:

+ Quy mô đàn trâu toàn xã có sự tăng lên: Giai đoạn 2015-2016 tăng lên 22con, tăng gấp 1.01 lần so với năm 2015, giai đoạn 2016-2017 số lượng đàn trâutăng lên

11 con, tăng gấp hơn 1 lần so với năm 2016

+ Quy mô đàn bò toàn xã có sự thay đổi qua các năm: Giai đoạn 2015-2016giảm xuống 23 con, giai đoạn 2016-2017 lại tăng lên 33 con tăng gấp 2.2 lần sovới năm 2016

+ Quy mô đàn lợn toàn xã giảm xuống qua các năm: Năm 2015 tổng đàn lợn là

3748 con, năm 2016 là 3700 (giảm 48 con); năm 2017 tổng đàn lợn tiếp tục giảm

20 con so với năm 2016

+ Quy mô đàn gia cầm cũng giảm năm 2015 tổng đàn là 24000 con đến năm

2017 đàn gia cầm chỉ còn 23120 con (giảm 800 con)

+ Quy mô đàn dê lại có sự tăng lên: Năm 2015 tổng đàn là 638 con, năm

2016 là 1110 con (tăng 472 con, tăng gấp 1.7 lần so với năm 2015); năm 2017 là

1215 con (tăng 105 con)

Trang 39

+ Diện tích nuôi trồng thủy sản qua 3 năm là 30 ha.

Kết luận: Hoạt động sản xuất nông nghiệp trong vùng chậm phát triển chủyếu canh tác các loại cây trồng hàng năm, chăn nuôi quy mô hộ gia đình, năngsuất cây trồng vật nuôi thấp, phụ thuộc vào thiên nhiên Để ổn định lương thựccho nhân dân trong vùng cần phải đưa giống cây trồng có năng suất cao vào sảnxuất, thực hiên thâm canh tăng vụ, áp dung biện pháp canh tác nông lâm kết hợp,

tổ chức sản xuất hàng hóa theo hướng tập trung đặc biệt là chú trọng khai tháctriệt để diện tích đất trống bỏ hoang vào phát triển trồng trọt và chăn nuôi

* Điều kiện xã hội

- Giáo dục:

Phối kết hợp với phòng Giáo dục và Đào tạo tiếp tục chỉ đạo thực hiện duytrì và giữ vững phổ cập giáo dục tiểu học xóa mù chữ, phổ cập trẻ 5 tuổi thực hiệnđúng kế hoạch phổ cập giáo dục đúng độ tuổi và phổ cập THCS đạt 100% so với

kế hoạch Huy động học sinh bậc mần non, tiểu học đến trường đạt 100%, bậcTHCS đạt 95% Tỷ lệ chuyển lớp, tốt nghiệp đạt trên 95%

Trường tiểu học số 1 xã Quài Nưa được công nhận chuẩn mức độ 2 UBND xã Quài Nưa phối kết hợp với cơ quan chức năng của huyện và các

ban ngành đoàn thể xã tuyên truyền vận động duy trì sĩ số học sinh không để học

sinh bỏ học giữa kỳ, các trường làm tốt công tác khai giảng năm học mới 2018

2017-Tổng số lớp và sỹ số học sinh toàn xã năm học 2017 - 2018 như sau:Bậc Mầm Non có 17 lớp, 449 cháu, 48 cán bộ giáo viên

Bậc tiểu học có 27 lớp, 589 học sinh, 53 cán bộ giáo viên

Bậc THCS có 13 lớp, 428 học sinh, 34 cán bộ giáo viên

Toàn xã có 57 lớp = 1.466 học sinh, 135 cán bộ giáo viên

Đội ngũ cán bộ, giáo viên ở các trường cơ bản đã biên chế đủ theo quyđịnh, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn trở lên trong năm qua không có ai vi phạmđạo đức nhà giáo, 100% yên tâm công tác, phát huy tinh thần đoàn kết trong nhàtrường.[7]

Ngày đăng: 17/04/2019, 08:51

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bùi Anh Tuấn, Phạm Thúy Hương (14/3/2015), Giáo trình hành vi tổ chức, NXB kinh tế quốc dân Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình hành vi tổ chức
Nhà XB: NXB kinh tế quốc dân
7. UBND xã Quài Nưa (2017 – 2018), báo cáo thực hiện nhiệm vụ Phát triển KT – XH, đảm bảo QP - AN năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ, năm 2018.II. Tài liệu internet Sách, tạp chí
Tiêu đề: báo cáo thực hiện nhiệm vụ Phát triển KT – XH, đảm bảo QP - AN năm 2017; phương hướng, nhiệm vụ, năm 2018
8. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất công ty, https://voer.edu.vn/m/cac-nhan-to-anh-huong-den-hieu-qua-san-xuat-kinh-doanh-cua-doanh-nghiep/cffbb460 Link
2. Hiệp hội quản lý mắc ca Úc (tháng 2/2017), Báo cáo thị trường mắc ca của Úc Khác
3. Luật số 68/2014/QH13, ngày 26 tháng 11 năm 2014 Quốc Hội ban hành về luật doanh nghiệp Khác
5. UBND xã Quài Nưa (2015 – 2016), báo cáo thực hiện các chỉ tiêu phát triển KT-HX, đảm bảo QP-AN năm 2015; mục tiêu, nhiệm vụ phát triển KT- XH, đảm bảo QP-AN năm 2016 Khác
6. UBND xã Quài Nưa (2016– 2017), báo cáo tổng kết sản xuất vụ mùa năm 2016, phương hướng nhiệm vụ sản xuất vụ chiêm xuân 2016-2017 Khác
9. Cơ cấu tổ chức chung của công ty cổ phần, h t t p : //t u v a n l u a t 24h . c o m . v n / v n / c o- cau-to-chuc-cua-cong-ty-co-phan Khác
11. Triển vọng mắc ca ở Điện Biên, h tt p :// b a o d i e nb i e n ph u . i n f o . v n / t r u y e n- hinh/734/trien-vong-cay-mac-ca-o-dien-bien Khác
12. Vai trò cơ cấu tổ chức, h tt p :/ / q u a n t r i . v n / d i c t/ d e t a il s / 9 7 0 3 - v a i - t r o - c u a - c o - c a u - to-chuc Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w