Phương pháp cọc khoan nhồi còn rất thích hợp cho việc tạo móng xây chen giữa các khu dân cư mà ít làm ảnh hưởng tới các công trình xung quanh (Bằng cách sử dụng ống vách ngăn rung động và chống lở vách), tránh được ô nhiễm môi trường xung quanh. Việc chế tạo cọc ngay tại nền móng công trình tránh được chi phí cho vận chuyển cọc từ nơi sản xuất cọc tới chân công trình v.v…Vì vậy việc áp dụng kỹ thuật tạo cọc cho nền móng công trình bằng phương pháp cọc khoan nhồi đảm bảo về mặt chất lượng, tính kinh tế, điều kiện môi trường được đảm bảo là một yếu tố mà đang được nhiều công ty, cũng như các đơn vị thi công đặc biệt quan tâm trong việc sử dụng các thiết bị khoan cọc nhồi. Xuất phát từ những lý do trên, em nhận thấy đề tài: “KHAI THÁC THIẾT BỊ CÔNG TÁC CỦA MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C” là đề tài rất hay có ý nghĩa thiết thực đối với nước ta hiện nay và bản thân tôi.
Trang 1Mục lục
LỜI NÓI ĐẦU 4
Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C 6
1.1 Giới thiệu chung về phương pháp khoan cọc nhồi 6
1.1.1 Sự ra đời của máy khoan cọc nhồi ở một số nước 7
1.1.2 Công nghệ tạo cọc khoan nhồi 12
1.2 Công dụng, đặc tính kỹ thuật của máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25 15
1.2.1 Công dụng máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25 15
1.2.2 Đặc tính kỹ thuật máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25 15
Bauer BG-25C 18
1.3 Kết cấu và nguyên lý làm việc củamột số cơ cấu công tác chính 23
1.3.1 Cơ cấu tời nâng hạ chính 23
1.3.2 Cơ cấu ép cần khoan 24
1.3.3 Cơ cấu công tác 24
Chương 2 KẾT CẤU NGHUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỬ CHÍNH CỦA HTTĐTL MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C 28
2.1 Kết cấu, nguyên lý làm việc của bơm chính 28
2.1.1 Kết cấu của cụm bơm chính 28
2.1.2 Nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực chính 30
2.2 Kết cấu và nguyên lý làm việc của cụm bơm phụ 32
2.2.1 Kết cấu cụm bơm phụ 32
2.2.2 Nguyên lý hoạt động cụm bơm phụ 33
2.3 Kết cấu, nguyên lý hoạt động của mô tơ quoay sàn 34
2.3.1 Kết cấu mô tơ quay sàn 34
2.3.2 Nguyên lý hoạt động của mô tơ quay sàn 35
2.4 Kết cấu, nguyên lý làm việc của khớp quoay trung tâm 36
2.4.1 Kết cấu khớp quay trung tâm 36
2.4.2 Nguyên lý làm việc khớp quoay trung tâm 36
2.5 Kết cấu, nguyên lý làm việc của mô tơ di chuyển 37
2.5.1 Kết cấu mô tơ di chuyển 37
Trang 22.5.2 Nguyên lý hoạt động mô tơ di chuyển 38
2.6.Kết cấu, nguyên lý hoạt động phanh dừng 40
2.6.1 Kết cấu phanh dừng 40
2.6.2 Nguyên lý hoạt động của phanh dừng 41
2.7 Kết cấu, nguyên lý hoạt động van phanh di chuyển 43
2.8.Kết cấu và nguyên lý làm việc của van đối trọng 44
2.8.1 Kết cấu của van đối trọng 44
2.8.2 Nguyên lý hoạt động van đối trọng 44
Chương 3 TÍNH TOÁN KIỂM NGHIỆM KHẢ NĂNG LÀM VIỆC CỦA THIẾT BỊ CÔNG TÁC MÁY KHOAN BG25C 46
3.1 Các thông số của hệ thống dẫn động quay cần Kelly 46
3.2 Các lực tác dụng lên gầu khoan trong quá trình công tác 47
3.3 Tính toán kiểm nghiệm khả năng làm việc của thiết bị công tác 48
Chương 4 HƯỚNG DẪN KHAI THÁC HTCT MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C 61
4.1 Điều khiển và hiển thị 61
4.1.1 Cabin 61
4.1.2 Bảng điều khiển cơ bản của máy 63
4.1.3 Bảng điều khiển các chế độ hoạt động 65
4.2 Khởi động và dừng máy 66
4.2.1.Khởi động 66
4.2.2 Dừng máy 67
4.3.Di chuyển 68
4.3.1.Lựa chọn chế độ di chuyển 68
4.3.2.Di chuyển trên công trường cùng với thiết bị khoan 69
4.3.3.Hoạt động quay sàn 70
4.3.4 Điều chỉnh cột 71
4.3.5.Dẫn động cụm dẫn động cần Kelly 73
4.3.6.Tời chính và tời phụ 75
4.3.7.Điều khiển bàn ép 77
4.3.8 Dừng đo độ sâu 80
Trang 34.3.9.Kiểm tra an toàn trước khi bắt đầu khoan 81 KẾT LUẬN 83 TÀI LIỆU THAM KHẢO 84
Trang 4LỜI NÓI ĐẦU
Công cuộc đổi mới và hiện đại hoá đất nước đang diễn ra mạnh mẽ trongđời sống xã hội đặc biệt là trong lĩnh vực kinh tế Sự phát triển mạnh của kinh tếđòi hỏi ngày càng cấp bách việc xây dựng cơ sở hạ tầng Đó là công việc xâydựng mới và hiện đại hoá các khu công nghiệp, các nhà máy, các khu dân cư,các công trình giao thông như: Cầu cống, đường xá v.v…Trong xây dựng cáccông trình đó thì công tác xử lý nền móng là một công việc vô cùng quantrọng Sự ổn định vững chắc nền móng ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng côngtrình sau này
Vấn đề đặt ra là phải giảm giá thành khi thi công nền móng để góp phần
hạ giá thành toàn bộ công trình Ở nước ta hiện nay để xử lý nền móng côngtrình người ta có nhiều phương án khác nhau như dùng búa đóng cọc Diezel,dùng búa rung động, dùng máy ép cọc bấc thấm, máy ép cọc tĩnh, dùng máykhoan cọc nhồi v.v…Tuy nhiên tuỳ từng điều kiện kinh tế, điều kiện thi công màmỗi phương pháp thi công có các mặt ưu, nhược điểm khác nhau như phươngpháp thi công bằng búa đóng cọc Diezel thì gây ồn, gây ô nhiễm môi trường,làm ảnh hưởng tới các công trình xung quanh Với máy khoan cọc thì giá thànhmỗi đầu cọc khá cao, với búa đóng cọc rung động thì gây chấn động tới cáccông trình xung quanh, với máy ép cọc bậc thấp thì giá thành đắt và hiệu quả xử
lý nền không cao.v.v
Thi công nền móng bằng phương pháp cọc khoan nhồi là một tiến bộ củakhoa học kỹ thuật đã được áp dụng rộng rãi ở các nước trên thế giới và trongnhững năm gần đây thi công nền móng bằng phương pháp cọc khoan nhồi đãđược áp dụng ở Việt Nam
Kinh nghiệm và kết quả nghiên cứu khi thi công nền móng bằng phươngpháp cọc khoan nhồi có thể thích hợp với nhiều vùng địa chất khác nhau có khảnăng tạo ra cọc có chiều sâu, đường kính phù hợp với yêu cầu khi thi công đặtbiệt nó có thể tạo ra cọc có chiều sâu lớn mà vẫn cho năng suất cao mà chấtlượng cọc vần đảm bảo Đặc biệt bằng các thiết bị khoan như mũi khoan ruột gà,
Trang 5mũi khoan phá đá, mũi khoan gầu xoay v.v…thì khi khoan có thể xuyên qua cácvùng địa chất cứng mà các thiết bị thi công khác không đáp ứng được.
Phương pháp cọc khoan nhồi còn rất thích hợp cho việc tạo móng xâychen giữa các khu dân cư mà ít làm ảnh hưởng tới các công trình xung quanh(Bằng cách sử dụng ống vách ngăn rung động và chống lở vách), tránh được ônhiễm môi trường xung quanh Việc chế tạo cọc ngay tại nền móng công trìnhtránh được chi phí cho vận chuyển cọc từ nơi sản xuất cọc tới chân công trìnhv.v…Vì vậy việc áp dụng kỹ thuật tạo cọc cho nền móng công trình bằngphương pháp cọc khoan nhồi đảm bảo về mặt chất lượng, tính kinh tế, điều kiệnmôi trường được đảm bảo là một yếu tố mà đang được nhiều công ty, cũng nhưcác đơn vị thi công đặc biệt quan tâm trong việc sử dụng các thiết bị khoan cọcnhồi
Xuất phát từ những lý do trên, em nhận thấy đề tài: “KHAI THÁC THIẾT
BỊ CÔNG TÁC CỦA MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C” là đề tài rất hay có ýnghĩa thiết thực đối với nước ta hiện nay và bản thân tôi
Trang 6Chương 1 TỔNG QUAN VỀ MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C
1.1 Giới thiệu chung về phương pháp khoan cọc nhồi
Trong hoàn cảnh hiện nay nhà cao tầng ra đời như là một hệ quả tất yếucủa việc tăng dân số đô thị, thiếu đất xây dựng và giá cao Những công trình thếnày cho phép có nhiều tầng hay nhiều không gian sử dụng hơn, tận dụng đượcmặt đất hơn, chứa được nhiều người và nhiều hàng hóa trong cùng một khu đất.Nhà cao tầng được xem như là “Cỗ máy làm ra của cải” trong nền kinh tế đô thị.Tuy nhiên không thể coi chúng chỉ là tăng không gian xây dựng theo chiều caotrên một khu đất nhất định mà chúng có yêu cầu khá nghiêm ngặt trong quá trìnhthiết kế và thi công, bởi vì chúng vừa thi công trong khu vực đông dân cư nênyêu cầu bảo đảm vệ sinh môi trường và tiếng ồn không làm ảnh hưởng quánhiều đến môi trường xung quanh và đảm bảo kiêu cố theo thời gian trước cáctác động của thời tiết cũng như thời gian
Một bộ phận khá quan trọng là móng công trình Một công trình có độ bền vững, có độ ổn định cao và sử dụng lâu dài và an toàn phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng móng công trình Cọc khoan nhồi là một trong những giải pháp móng được áp dụng khá phổ biến trong giai đoạn hiện nay trên thế giới và tại Việt Nam bởi cọc khoan nhồi đáp ứng được các đặc điểm riêng của nhà cao tầngkhông những thế cọc khoan nhồi còn được ứng dụng khá phổ biển trong thi công móng của trụ cầu của các công trình giao thông lớn vì:
- Tải trọng tập trung lớn ở chân các cột.
- Nhà cao tầng rất nhạy cảm với lún, đặc biệt là lún lệch vì nó gây ảnh
hưởng lớn đến sự làm việc tổng thể của toàn bộ tòa nhà hay mố cầu cũngnhư các công trình quan trọng khác
- Nhà cao tầng được xây dựng trong khu đông dân cư, mật độ nhà khá dầy.
Nên việc chống lún và rung động để đảm bảo cho các công trình lân cận
Trang 7là một đặc điểm rất quan trọng cần chú ý khi xây dựng các tòa nhà caotầng hiện nay.
1.1.1 Sự ra đời của máy khoan cọc nhồi ở một số nước
a Nga
Năm 1950 theo kiến nghị của giáo sư Khlebnikov.E.H ( trường MADI) ở Liên xô cũ đã chế tạo thử nghiệm và dựa vào sử dụng tập hợp máy khoan cọc nhồi tạo ra cọc có chân mở rộng, để tăng cường sức chụi tải nền đất
1
2 3 4 5 6 7
Hình 1.1 Sơ đồ thiết bị khoan thuộc hệ Khlebnikov
1.Giá; 2.Rô to; 3.Cần khoan; 4.Trống dẫn hướng; 5.Kích thuỷ lực
6.Công xôn; 7.Phay Sau đó , Tenmikaelian và đồng nghiệp đó phát triển và hoàn thiện tổ hợpkhoan có khả năng tạo lỗ và đúc cọc đường kính từ 0,9 đến 1,7m, độ sâu tối đa40m Tùy theo tốc độ hạ mũi phay và mở chân cọc có thể tạo ra hốc mở rộnghình quay, hình tròn xoay Toàn bộ chiều cao gần 2m, đường kính mở rộng 2,2-3,5 (m)
- Khi khoan cọc thẳng và xiên có thể dựng ngay giá búa đóng cọc
VD: Dùng giá búa CCCM-680 nặng 60 tấn và thiết bị khoan nặng 16 tấn.Lưỡi phay tạo lỗ có đường kính tối thiểu1,35- 1,45m
- Năm 1975 ở Liên Xô đó xuất xưởng tổ hợp khoan cải tiến MBH-1.7 trên
trục cầu E-2580
b Pháp
Trang 8Năm 1954 lần đầu tiên ở Pháp dùng cọc nhồi khoan nhồi trên cầu đườngsắt theo công nghệ đào đất bằng gầu ngoạm đặc biệt của máy khoan BennotoN-1 Đến năm 1959 tổ hợp khoan hiện đại EDF_55 ra đời Thiết bị khoan dohăng Bennoto sản xuất có thể khoan trong các loại đất khác nhau.
Trình tự tiến hành khoan như sau
- Vừa hạ ống vách, vừa đào đất vừa lắp đặt cho tới độ sâu thiết kế
- Lắp đặt lồng theo vào lỗ khoan
- Vừa đổ bê tông đúc cọc vừa rút ống vách
Hình1.2.Cơ cấu hạ và khoan ống vánh
1.Kích thủy lực; 2.ống vách; 3 Đại choàng; 4 công son
- Khi đào đất dùng gầu khoan xoay hoặc gầu khoan kiểu búa
- Gầu khoan xoay dùng cho đất dính, gồm thùng khoan là một thùng khoanhình trụ, đáy có lắp lưỡi phay nghiêng để xén đất và tự động gạt đất vào thùng
- Gầu ngoạm kiểu búa dùng cho đất rời và đất không dính có độ chặt vừaphải Gầu nặng khoảng 1,1-1,4 tấn, có dạng một cống dài Hàm ngoạm có nhiềukiểu và có thể lắp lẫn tuỳ theo loại đất đá có độ chặt khác nhau Khi gầu rơi tự
do trong ống vách, hàm mở rộng, cắm sâu vào đất và khi nhấc lên hàm tự độngkhép lại, ngoạm một gầu đất và đưa ra ngoài
c Đức
- Trước hết phải kể đến hãng Salzgihen, tổ hợp máy khoan do hãng này sảnxuất có nhiều kiểu thiết bị khác nhau Loại nhỏ có nhãn hiệu P_10; PC-15;PR-
Trang 915 Loại lớn PS_150; S-200 và S-300 có thể khoan cọc đường kính từ 0,39-0,6tới 1,2-1,5m
Trang 10- Tổ hợp máy khoan PS-150 do CHLB Đức hợp tác với hãng Hitachi
(Nhật) sản xuất năm 1996 Tổ hợp S-200 xuất xưởng năm 1966 Một trong những hãng chế tạo máy khoan nhồi nổi tiếng là hãng BAUER với những tổ hợpmáy có tính năng hiện đại, năng suất cao và có thể thi công qua nhiều địa tầng phức tạp, với các bộ công tác thích hợp
4
Hình 1.3 Tổ máy khoan BAURE BS.680
1.Máy cơ sở; 2 Gầu đào; 3 Ống vách; 4 Thiết bị mâm xoay ống vách
5 Cần
d Nhật
Năm 1954 Nhật đã bắt đầu nghiên cứu chế tạo chiếc máy khoan cọc nhồiđầu tiên Sau đó trong thập kỷ 60 cùng với sự phát triển xây dựng đường sắt vànhà cao tầng nhất là sau hội nghị vận động sử dụng đại trà cọc khoan nhồi trongxây dựng năm 1964 các loại tổ hợp máy khoan đã liên tục được cải tiến, đáp ứngnhu cầu xây dựng quy mô lớn đưa Nhật Bản thành nước hàng đầu thế giới vềlĩnh vực công nghệ cọc khoan nhồi có thể thống kê sơ bộ sự phát triển như sau:
Trang 11- Năm1962 hãng Mitsubishi và Benoto ( Pháp) hợp tác sản xuất tổ hợp BT1
- Năm 1960 hãng Kato đã chế tạo máy 20H tương tự Calwebd 150A
Năm 1962 cho ra xưởng máy 20HB cải tiến
Cũng vào năm 1960 hãng Hitachi đã chế tạo tổ khoan kiểu gầu ngoạm
U-106 để tạo cọc đường kính lớn Trong đó loại U-U-106A thao tác đơn giản và cơđộng rất thông dụng
- Năm 1965 Hitachi-CHLB Đức hợp tác chế tạo PS-150
- Năm 1966 Hitachi- CHLB Đức hợp tác chế tạo S -200
- Năm 1971 Hitachi- CHLB Đức hợp tác chế tạo S-600
- Năm1973 bắt đầu cải tiến bộ gá mở rộng chân cọc
- Năm 1975 Misubishi và Hitachi sản xuất tổ hợp khoan loại lớn MD440
VD: Nhà tám tầng 34 Ngô Quyền-Hà Nội, Cầu Đông kinh- Lạng sơn, CầuSông Gianh – Quãng Bình, Cầu Hoà Bình… cọc khoan nhồi lớn đã được xâydựng thành công
Trang 12Đến nay phương án nền móng dùng cọc khoan nhồi bê tông tại chỗ đườngkính 1-1,5m là những phương án khả thi trong các công trình xây dựng cầu vànhà cao tầng, xây mới và gia cố cải tạo.
VD: Phương án gia cố một số cầu lớn trên đường sắt thống nhất Hà Thành phố Hồ Chí Minh, cầu Trường Xuân, Cầu Đà Rằng, Cầu Sông Cái
Các cầu đã sử dụng dọc khoan nhồi như: Cầu Mỹ Thuận - Đồng bằngsông cửu long
Điểm qua những công trình cầu đầu tiên ứng dụng thành công công nghệcọc khoan nhồi
Năm 1993 Bộ giao thông đã duyệt phương án móng trụ cầu Việt Trì Vĩnh Phúc bằng móng cọc khoan nhồi đường kính 1,3m khoan qua địa tầnggranit bằng máy khoan TRC-15 theo công nghệ của Nhật Bản
Móng cọc khoan trụ cầu Đông Kinh ( Lạng Sơn) cũng được thực hiệnbằng móng cọc khoan 1,2m thiết bị khoan Trung Quốc cụ thể là máy GPS-20 docông ty cầu 12 thực hiện
Một số công trình ở Việt Nam đã dùng cọc khoan nhồi vào những nămcuối thế kỷ 20 VD:
STT Tên công trình Năm Loại máy
khoan
Chủ đầutư
Trang 131.1.2 Công nghệ tạo cọc khoan nhồi.
Nói chung các loại cọc khoan nhồi đường kính lớn thi công theo côngnghệ hiện đại có thể phân theo 3 nhóm chính như sau:
a Công nghệ đúc “ khô”.
Trình tự công nghệ này được mô tả như sau:
- Khoan tạo lỗ và mở rộng chân cọc
- Đổ bê tông bịt đầy hoặc bằng ống rút thẳng đứng ( nếu hút nước ảnhhưởng trạng thái ổn định của lỗ cọc) hoặc bằng vòi xúc ( chú ý hạn chế độ caorơi tự do của bê tông, tránh hiện tượng phân tầng )
- Đặt lồng thép phần trên cọc ( không nhất thiết phải bố trí suốt chiều dàicọc nhưng chiều dài lồng cốt thép cũng không được ngắn quá độ sâu của lỗkhoan )
- Đúc nốt phân cọc còn lại hoàn toàn trên khô sau khi hút nước
Công nghệ này thường sử dụng trong trường hợp trên suốt chiều sâukhoan cọc là đất dính, sát chặt Đối với cát pha sét phương pháp này cũng có thể
sử dụng được khi mực nước ngầm thấp hơn đáy lỗ khoan hoặc lượng nước thêmvào không đáng kể, có khả năng hút cạn , không sập vách hố khoan, không ảnhhưởng chất lượng bê tông đổ trực tiếp Công nghệ này cũng có thể áp dụng nếu
ta sử dụng dung dịch nước là tăng độ cứng vững của thành bên của cọc khoannhồi (thường với chiều sâu của cọc khoan nhồi ở thấp) Hiệu quả của phươngpháp này cao, và chất lượng của cọc nhồi đảm bảo
Trang 14Hình1 4 Công nghệ đúc khô cọc khoan nhồi
a,Khoan lỗ ; b,Đổ bê tông bịt đáy; c, Đặt lồng thép và đổ bê tông cọc1.Cần khoan; 2.Đầu khoan; 3.ống rót bê tông; 4.Cốt thép cọc
A.Vùng đất dính; B.Bê tông bịt đáy; C.Bê tông cọc
b Công nghệ dùng ống vách
Trình tự công nghệ được mô tả trên hình (1.5) bao gồm
- Khoan tạo lỗ trong lớp đất dính
- Thêm vữa sét vào lỗ khi đã khoan đến lớp đất rời, thấm nước
- Hạ ống vách khi đã qua hết lớp đất khô
- Lấy hết vữa sét và làm khô lỗ khoan
- Tiếp tục khoan cho tới độ sâu thiết kế trong lớp đất khô
- Mở rộng chân bằng cách xén gá lắp tại đầu khoan
- Đổ bê tông và đồng thời kéo ống vách khỏi lỗ khoan
+ Ống vách thường sử dụng trong trường hợp thi công nơi có mặt nướchoặc lỗ khoan cọc xuyên qua các tầng đất sét nhão, cát sỏi cuội có cấu trúc rờirạc
+ Nếu rút ống vách ra khỏi lỗ khoan , cần phải tiến hành ngay trong khi bêtông vẫn còn ở thể nhão và mặt thoáng của bê tông tươi trong ống lúc nào cũngphải cao hơn mặt thoáng của vữa sét để lượng bê tông đã thay thế cho vữa sétcòn tồn đọng ở bên ngoài chung quanh vỏ ống vách, phương pháp thi công cọckhoan nhồi này làm tăng chất lượng của cọc khoan trong trường hợp không húthết nước ra được, vì thành bên của gầu khoan không vững chắc
Trang 15A B
A
3 2
c Công nghệ dùng vữa sét hoặc dung dịch khoan.
Trình tự công nghệ gồm có các bước được trình bày trên hình(1.6) baogồm
- Khoan qua lớp đất dính
- Thêm vữa sét khi gặp lớp đất để sạt lỗ hoặc có nước ngầm
- Đặt lồng thép vào hố khoan vẫn đầy vữa sét
- Đổ bê tông dưới nước bằng ống rút thẳng đứng cho tới khi bê tông thaychỗ và dồn hết vữa sét ra ngoài bể chứa
Hình1.6 Công nghệ dùng vữa sét
1 Định tâm lỗ 2 Ống vách 3 Khoan trong đát 4 Phá đá cứng
5 Đặt cốt thép 6 Đổ bê tông 7 Cọc hoàn chỉnh
Trang 16Công nghệ này có thể sử dụng để thay thế ống vách trong mọi tình huốngđịa chất Trường hợp dùng ống vách nhưng không có khả năng cản được triệt đểnước ngầm chảy vào lỗ khoan ( chẳng hạn ở bãi sông, những nơi có nền đất yếunhiều mạch nước ngầm… ) dùng vữa sét thường đạt hiệu quả tốt.
1.2 Công dụng, đặc tính kỹ thuật của máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25 1.2.1 Công dụng máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25.
Hình 1.7.Máy khoan cọc nhồi BG25C
Máy khoan cọc nhồi là một loại thiết bị xây dựng dùng để tạo lỗ cọc nhồi trong công nghệ thi công cọc nhồi bê tông hay vữa xi măng (tức là lấy đất lên khỏi nền để hình thành hố đào) bằng phương pháp khoan Để xây dựng lên đượccác cây cầu, các tòa nhà cao tầng thì máy khoan cọc nhồi chiếm một phần rất quan trọng Khi công trình bắt đầu khởi công thì công việc đầu tiên cần làm là khoan để đổ dầm móng, có các loại máy khoan khác nhau với độ khoan sâu khácnhau,nhờ có máy khoan có thể giảm được sức lao động, rút ngắn thời gian manglại chất lượng và hiệu quả công việc cao Thiết bị gia công nền móng nói chung trong đó có máy khoan cọc nhồi nói riêng được dùng chủ yếu trong xây dựng vàxây dựng cầu cống… máy khoan có các thiết bị mũi khoan dùng để khoan nền đất và độ sâu dưới lòng đất
1.2.2 Đặc tính kỹ thuật máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25.
Thông số kích thước của máy khoan cọc nhồi Bauer BG-25:
Trang 1741 Hộp số mô tơ dẫn dộng quay cần Kelly
42.Cơ cấu xoay ống vách
Trang 1843.Mô tơ cụm dẫn động quay cần Kelly
Trang 19Hình 1.9.Các thông số kích thước của máy khoan cọc nhồi BG25C
a Các thông số của cụm dẫn động quay cần Kelly
Pth = 205 [ kW]
Qth = 2 x 250 [lít/phút]
Tỉ số truyền: i = 26.18
Hình 1.10.Các thông số của cụm dẫn động cần Kelly
Không kể đến ảnh hưởng của hiệu suất
b Các thông số của máy
Kiểu máy
Bauer BG- 25C
Trang 20Trọng lượng máy kg 69000
Tính
năng
Khả năng làm việc của máy
- Chiều sâu khoan lớn nhất
- Chiều cao lớn nhất khi khoan
mm
6000022860
- Di chuyển sang trái
- Di chuyển sang phải
- Chiều cao máy khi di chuyển
- Chiều cao tới đỉnh buồng lái
- Khoảng cách từ đối trọng đến mặt đất
- Bán kính quay vòng
- Chiều dài tiếp xúc mặt đất của dải xích
- Khoảng cách tâm 2 dải xích
- Khoảng cách tử cột buồm đến xi lanh ép
- Đường kính của gầu khoan
- Chiều cao tới đỉnh cột buồm
- Độ dài của cần Kelly
mm
665044007002286031001100345044403700100
1350
2108916715
Trang 21CAT C7JRA01526
12110
Tính năng
- Công suất động cơ
- Vận tốc không tải max
- Vận tốc không tải min
205 kW
2200 vòng/ phút
1800 vòng/ phút
7 quả 1 bên
- Bơm P1
Kiểu
Mác bơm
Lưu lượng
Bơm pistonhướng trục
A11VO130LG1DH2
250 l/phút
Trang 22-Bơm P2
Kiểu
Mác bơm
Lưu lượng
Bơm pistonhướng trục
A11VO130LG0DH2
Bơm pistonhướng trục
A11VO130LG0DH2
250 l/phút
Cụm bơm phụ
Trang 23 Pmax
Cụm vanphân phối
2 cụm van phân phốiĐiều khiển điện thủy lực
Mô tơ thủy lực
Piston
Mô tơ di chuyển
KiểuPiston
Chiều dài cáp
Vận tốc cáp
77WH102/ 1263338
200 kN
28 mm
69 m
81 m/phút
Chiều dài cáp
Vận tốc cáp
ZHP4.22/1000328798
Trang 24chuẩn xuất phẩm lượng
Trang 251.3 Kết cấu và nguyên lý làm việc củamột số cơ cấu công tác chính
1.3.1 Cơ cấu tời nâng hạ chính
a Kết cấu cơ cấu nâng hạ
Tời là thiết bị dùng để nâng vật lên cao hoặc kéo dịch chuyển trongmặt phẳng nằm ngang hay nghiêng Tời được sử dụng trong máy khoan cọc nhồi
là kết nối với cần kelly dẫn động thiết bị công tác Tời chính và tời phụ có kếtcấu giống nhau, bên trong có tang cuốn cáp
Nguyên lý làm việc tời nâng hạ
Khi người điều khiển thiết bị công tác đi xuống thì lúc này dây cáptrong tang cuốn cáp cũng được dẫn động, nhờ có dây cáp nối với cần Kellythông qua hệ thống tời ở trên cùng, có cơ cấu 4 khâu bản lề, hệ thống được làmviệc xoay tròn Ngược lại khi có người điều khiển nâng thiết bị công tác lên thìdây cáp được cuốn trở lại ngược kim đồng hồ về tang cuốn
1.3.2 Cơ cấu ép cần khoan
a Kết cấu cơ cấu ép cần khoan.
Cơ cấu ép cần khoan dùng để ép cần khoan sâu xuống lòng đất Thiết bị
ép cần khoan có kết cấu vuông góc với máy khoan, ở đằng lưng được nối vớicần Thiết bị ép cần khoan chuyển động tịnh tiến dọc theo cần, bên trong có 2
mô tơ (5) được liên kết với thân cụm dẫn động cần Kelly , vòng đệm (1) đượcđặt ở trên để đỡ đầu cần, vòng lò xo (2) ở bên trong, ở giữa 2 mô tơ còn có lò xogiảm áp lực (3), lò xo giảm chấn (4) ở
Trang 265.Mô tơ
Hinh 1.11.Cơ cấu ép cần khoan
Nguyên lý hoạt động cơ cấu ép cần khoan
Khi người điều khiển thiết bị công tác đi xuống, nhờ lực dẫn động của các
hệ thống cần Kelly được đi xuống, qua vòng đệm (1) của cụm dẫn động cầnKelly đi vào bên trong tiếp xúc với vòng đệm lò xo (2) và tiếp tục đi xuống, nhờ
có dòng dầu dẫn động vào mô tơ quoay tạo mô men đẩy cần khoan sâu vào lòngđất Lò xo giảm áp lực (3) và lò xo giảm chấn (4) đỡ cần khoan khi áp lựclớn.Khi cần Kelly được nâng lên thì hệ thống lò xo giãn ra trở về vị trí bìnhthường
1.3.3 Cơ cấu công tác
a Kết cấu cơ cấu công tác
Thiết bị công tác của máy khoan là một hệ thống được nối lồng vào nhaugồm 3 thiết bị chính ở trên cùng là thiết bị cần Kelly nối liền với thiết bị mũikhoan ở dưới cùng, ở giữa là cụm cụm dẫn động cần Kelly dẫn hướng cần Kellykhi hoạt động
Trang 27Hình 1.12.Kết cấu cơ cấu công tác
1.Đầu cần
2.Giảm chấn
3.Rãnh chặn trong
4.Khoang dẫn động
5.Mũi khoan định hướng
6.Đầu truyền động mũi khoan
7.Lò xo
8.Trục khoan khớp mũi khoan
9.Vành giảm chấn
10 Vành chịu mòn bên trong
Cần Kelly gồm có 3 đoạn được lồng vào nhau Các đoạn ống được lồngvào nhau có các rãnh dẫn hướng và các rãnh hãm Đoạn ống nhỏ nhất ở trong
Trang 28cùng được nối với mũi khoan bằng khớp nối, phía trên khớp nối có lò xo giảmchấn để làm êm dịu quá trình khoan.
b Nguyên lý hoạt động cơ cấu công tác
Khi máy được đưa vào vị trí khoan, người vận hành tác động vào tay điềukhiển, dòng dầu có áp được đưa tới các cơ cấu chấp hành Có hai chuyển độngđồng thời xảy ra : Chuyển động quay và chuyển động tịnh tiến dọc trục cần củacần Kelly do đó mũi khoan cũng vừa quoay vừa chuyển động tịnh tiến lên hoặcxuống theo vị trí của tay điều khiển
Hình 1.13.Nguyên lý làm việc BG25C
Chuyển động quay do hai mô tơ quay cụm dẫn động cần Kelly hoạt động
tạo ra, chuyển động tịnh tiến dọc trục cần do xy lanh ép bàn ép tạo ra Khi khoan
xuống xy lanh ép bàn ép được cấp dầu có áp cao vào khoang piston của xy lanh
ép bàn ép, cán xy lanh chuyển động tịnh tiến đi ra, đầu cán xy lanh liên kết vớicụm cụm dẫn động cần Kelly ép cụm cụm dẫn động cần Kelly di xuống kéo theo
cả cần Kelly và mũi khoan đi xuống Đồng thời 2 mô tơ quay cụm dẫn động cần
Trang 29Kelly quay, mô men xoắn sinh ra qua hộp số cụm dẫn động cần Kelly, truyềnsang cần Kelly qua các rãnh nhô lên làm cần Kelly và mũi khoan quoay Khiphoi cắt được tích đầy thì kết thúc quá trình khoan,người vận hành tác động tayđiều khiển làm xy lanh ép bàn ép thu ngắn lại kéo cần Kelly đi lên, khi đó mô tơcụm dẫn động cần Kelly không làm việc, cần Kelly không có chuyển động quay.Khi đưa cần tới vị trí xả phoi, mô tơ cụm dẫn động cần Kelly quay ngược chiều
để phoi cắt xả ra ngoài, kết thúc quá trình làm việc
Trang 30Chương 2 KẾT CẤU NGUYÊN LÝ LÀM VIỆC CỦA CÁC PHẦN TỬ CHÍNH CỦA
HTTĐTL CỦA MÁY KHOAN CỌC NHỒI BG25C 2.1 Kết cấu, nguyên lý làm việc của bơm chính
2.1.1 Kết cấu của cụm bơm chính
Cụm bơm chính có chức năng chuyển đổi cơ năng của động cơ đốt trong thành áp năng của dòng dầu thủy lực để duy trì sự làm việc của cả hệ thống Cụm bơm chính của máy khoan cọc nhồi BAUER BG – 25 gồm 3 bơm chính P1, P2 và P3 Bơm chính là bơm pittông hướng trục, đĩa nghiêng loại A11VO
Có kích thước nhỏ gọn, lưu lượng lớn, mô men quán tính nhỏ, có khả năng tạo
áp xuất rất cao
Bơm P1 cấp dầu có áp suất cao cho các cơ cấu chấp hành:
- Mô tơ tời phụ
- Mô tơ di chuyển xích phải
- Mô tơ tời chính
- Mô tơ quay cụm dẫn động cần Kelly KDK I
Bơm P2 cấp dầu có áp suất cao cho các cơ cấu chấp hành:
- Xi lanh ép bàn ép
- Mô tơ dẫn động xích di chuyển phải
- Mô tơ tời chính
- Mô tơ quay cụm dẫn động cần Kelly KDK II
Bơm P3 cấp dầu có áp suất cao cho các cơ cấu chấp hành:
- Hai mô tơ quoay vòng sàn quay
Trang 31Hinh 2.1.Mặt cắt của bơm chính BAUER BG25
1 Trục dẫn động; 2.Ổ bi đỡ trục; 3.Đĩa nghiêng ; 4 Pittông; 5 Khối block xylanh ; 6 Đĩa chia dầu; 7 Vỏ bơm; 8 Ổ bi kim; 9 Bơm tăng tốc;
10 Nắp phớt chắn dầu.
Khối xi lanh (5) được lắp trên trục (1) nhờ các then hoa; trục (1) được đỡtrên vỏ bơm(7) thông qua gối đỡ (2) Nhờ lắp với ổ bi đũa trên gối đỡ (2) nên trục (1) có thể quay quanh tâm của nó một cách dễ dàng
Phần đuôi của thân pit tông (4) có dạng hình cầu lõm, được ép chặt vào chân pit tông (có dạng hình cầu) để tạo thành pit tông có thân và chân liên kết với nhau bằng khớp cầu Mặt phẳng của đế tỳ ở chân pit tông (4) luôn tỳ chặt vào mặt phẳng A của đĩa nghiêng (3) và trượt tương đối trên bề mặt này theo một đường tròn trong suốt quá trình làm việc Bên trong đế tỳ người ta xẻ rãnh
để dẫn dầu bôi trơn bề mặt tiếp xúc giữa đế tỳ và đĩa nghiêng tránh cho bề mặt này khỏi bị trầy xướt, tróc rỗ
Khi bơm làm việc, đĩa nghiêng (3) mang dầu áp suất cao tại bề mặt tiếp xúc giữa mặt A của đĩa nghiêng và mặt phẳng của đế tỳ ở chân pit tông đến bề mặt trục B và gối đỡ (2) tạo thành lớp đệm dầu giữa hai bề mặt trượt
Trang 32Pit tông thực hiện chuyển động tịnh tiến theo chiều trục trong mỗi
khoang của khối xi lanh
Đĩa chia dầu (6) tiếp xúc với khối xi lanh (5) thông qua bề mặt cong Trên đĩa này, người ta bố trí các rãnh để thực hiện việc đóng mở khoang nén của các xi lanh khi khối xi lanh (5) trượt trên bề mặt cong của đĩa van Bằng cách này, dầu sẽ được hút và đẩy qua đĩa chia dầu(6)
2.1.2 Nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực chính
Dưới tác dụng của mô men dẫn động từ động cơ đốt trong, trục (1)
chuyển động và làm cho khối xi lanh (5) quay theo Khi đó, các pit tông trong khối (5) thực hiện hai chuyển động đồng thời: chuyển động quay theo khối xi lanh (5) và chuyển động tịnh tiến theo chiều trục của khối xi lanh (5) Trong suốtquá trình chuyển động, các chân pit tông (4) luôn tỳ chặt lên mặt A của đĩa nghiêng (3) Do đó, nếu như góc ỏ hợp bởi đường tâm x của đĩa nghiêng (3) và hướng trục của khối xi lanh (5) khác không thì sẽ xảy ra sự chênh lệch thể tích giữa hai khoang E và F bên trong khối xi lanh (5)
Cụ thể, thể tích ở khoang sẽ E giảm (pit tông nén vào) và thể tích ở khoang F tăng lên (pit tông thực hiện quá trình hút) Khi các khoang này tiếpxúc với các rãnh trên đĩa chia dầu (6), dầu sẽ được đẩy ra ở khoang E và hút vào ở khoang F (hình 2.2a, b)
Quá trình làm việc, đ ĩa nghiêng (3) có thể dịch chuyển dọc theo bề mặt hình trụ B tuỳ theo sự tác động của pit tông trợ động làm cho góc α hợp bởiđường tâm x của đĩa nghiêng (3) và hướng trục của khối xi lanh (5) thay đổi Khi đó, sự chênh lệch thể tích giữa hai khoang E, F thay đổi và lưu lượng cấp của bơm cũng thay đổi theo
Khi đường tâm của đĩa nghiêng (3) trùng với hướng của khối xi lanh (5)( =0), lưu lượng dầu cấp bởi bơm sẽ bằng không (trên thực tế ỏ luôn khác
không), (hình 2.2c)
Điều khiển lưu lượng của bơm thủy lực chính
Nếu góc α mở càng rộng thì càng làm cho sự chênh lệch giữa thể tích
Trang 33Hình 2.2 Nguyên lý làm việc của bơm
a, b Khi ≠ 0; c Khi = 0.
của E và F tăng lên Lưu lượng Q cấp ra cũng tăng lên góc α thay đổi do sự điều chỉnh của píttông séc vô píttông séc vô chuyển động tịnh tiến tác dụng lực cho gối lắc làm cho góc ngiêng α tăng hoặc giảm
Hình 2.3 Cơ cấu điều khiển lưu lượng
Trang 342.2 Kết cấu và nguyên lý làm việc của cụm bơm phụ
2.2.1 Kết cấu cụm bơm phụ
Cụm bơm phụ của máy khoan cọc nhồi BAUER BG-25 gồm có 5 bơm bánh răng ăn khớp ngoài, được kí hiệu trên sơ đồ hệ thống truyền động thủy lực lần lượt là :
- Bơm thủy lực 50
- Bơm thủy lực 11 ( 02 bơm)
- Bơm thủy lực 8
- Bơm thủy lực 16
Bơm thủy lực 50 có lưu lượng Qmax = 113 l/ phút, áp suất công tác Pmax
=30 kg/ cm2 Bơm có chức năng tăng tốc cho mơ tơ quoay cụm dẫn động cần Kelly ở chế độ không tảI hoặc làm sạch gầu
Bơm thủy lưc 11 có lưu lượng Qmax= 24 l/ phút, áp suất công tác Pmax= 90 kg/ cm2 Bơm có chức năng cung cấp dầu cho phanh và ly hợp tời chính, phụ
Bơm thủy lực 8 có lưu lượng Qmax = 18 l/phút, áp suất công tác Pmax = 240 kg/cm2 Bơm có chức năng bơm lọc dầu thủy lực
Bơm thủy lực 16 có lưu lượng Qmax= 36 l/phút, áp suất công tác Pmax=
100 kg/cm2 Bơm có chức năng dẫn động mô tơ quạt làm mát két làm mát dầu thủy lực
Hình 2.4 Cấu tạo của bơm phụ
1,2- vòng cao su; 3- lỗ; 4- đệm phớt; 5- nắp; 6- bạc; 7- vỏ bơm;
8,9- bánh răng chủ động và bị động; 10- bulông; 11- tấm giảm tải;
12, 13- vòng chắn và vòng lò xo
Trang 35Bánh răng chủ động 8 và bị động 9 được chế tạo liền với trục và lắp trong
vỏ nhôm 7 được đậy kín bằng nắp nhờ các bulông 10 Bạc nổi 6 là những gối đỡtrượt cho các trục, đồng thời làm cữ chặn các mặt đầu bánh răng 8 và 9 Người
ta giữ vị trí tương đối của bạc này so với bạc kia bằng các mặt phẳng và sợi dây định vị
Bạc nổi 6 tự động ép sát vào bánh răng, nó không phụ thuộc vào độ mài mòn bề mặt ma sát, bởi vì chất lỏng công tác có áp lực được dẫn vào mặt đầu của bạc 6 Điều này làm cho bơm đạt được hiệu suất cao (0,94) và tăng thêm tuổi thọ Tấm giảm tải 11 uốn cong bằng vòng cao su lắp ở phía buồng hút để tránh sẹ vênh bạc 6 do phụ tải không đều gây ra Chất lỏng bị rò rỉ theo trục bánh răng chảy qua lỗ 3 của nắp 5 và lỗ của bánh răng bị động 9 vào khoang, khoang này được nối thông với buồng hút Vòng cao su 1 và 2 cũng cũng như vòng phớt 4 ngăn ngừa sự rò rỉ chất lỏng chảy ra vỏ bơm Vòng phớt 4 đóng chặt vào nắp 5 nhờ vòng chắn 12 và lò xo 13 tháo được Ở đầu cuối trục bánh răng chủ động 8 được gia công rãnh then hoa để nối bơm với động cơ bằng khớpnối Ở hai khoang bên vỏ 7 của bơm có lắp hai ống nối để nối thông khoang hút
và khoang tăng áp với các đường ống tương ứng
2.2.2 Nguyên lý hoạt động cụm bơm phụ
Dưới tác dụng của mô men dẫn động từ động cơ đốt trong, bánh răng chủ động trên trục chủ động quoay, ăn khớp với bánh răng bị động trên trục bị động nên bánh răng bị động cũng quoay theo
Hình 2.5.Nguyên lý làm việc của bơm phụ
Trang 36Khe hở giữa 2 bánh răng với nhau và với bạc lót nhỏ đảm bảo tạo ra áp suất trong khoang hút của bơm hút dầu từ thùng lên khoang bơm và nén lại rồi đẩy ra đường đẩy của bơm với áp suất cao hơn.
2.3 Kết cấu, nguyên lý hoạt động của mô tơ quoay sàn
2.3.1 Kết cấu mô tơ quay sàn
Môtơ TL: loại piston hướng trục
Hình 2.6 Cấu tạo Môtơ thuỷ lực
a Lỗ S; b Lỗ MB ( từ van phân phối đến); c Lỗ MA ( từ van phân phối đến); d
Lỗ T ( về thùng); e Lỗ B ( từ van điện từ điều khiển mở phanh)
- Kiểu : KMF90 ABE-3
- Lưu lượng lý thuyết : 87,8 cc/ vòng
- Áp suất van an toàn : 27,9 Mpa ( 285 kg/cm2 )
- Vận tốc cho phép : 2260 vòng/phút
- Áp lực mở phanh : 2,1 Mpa ( 21 kg/cm2 )Động cơ thuỷ lực có chức năng dùng để biến đổi năng lượng áp suất của dòng chất lỏng thành năng lượng cơ học của chuyển động quay đặt ở đầu trục ra
Mặt cắt A-A, B-B, C-C của bơm thuỷ lực được thể hiện trên hình 2.7:
Trang 37Hình 2.7 Mặt cắt Môtơ thuỷ lực
1 Lò xo ép phanh; 2 Trục; 3 Vòng phớt; 4 Vỏ; 5 Đĩa ma sát; 6 Đĩa thép; 7 Giăng; 8 Píttông phanh; 9 Vỏ mô tơ ; 10 Píttông; 11 Xi lanh; 12 Van đĩa; 13 Van chống quay ngược; 14 Trục giữa; 15 Lò xo trung tâm; 16 Van An toàn; 17 Van một chiều; 18 Lò xo van một chiều; 19 Van chống xâm thực; 20
Lò xo Van chống xâm thực
2.3.2 Nguyên lý hoạt động của mô tơ quay sàn
Khi dầu có áp suất cao được dẫn từ bơm vào động cơ (qua cửa nạp), các píttông 10 sẽ chuyển động tịnh tiến (vào, ra) trong khối xylanh 11
Đầu dưới của píttông có dạng cầu, nằm trong mặt bích trục 2, nên chuyển động tịnh tiến của các píttông 10 trong khối xylanh 11 sẽ biến thành chuyển động quay của trục 2, tạo ra mômen quay ở đầu ra trục 2 của động cơ
Sau khi trao đổi năng lượng cho động cơ, chất lỏng từ động cơ cũng quay về hệ thống Trong quá trình làm việc, khối xylanh 11 cũng luôn luôn quaynhờ độ chênh áp (p) Số vòng quay của trục 2 sẽ tỷ lệ với lưu lượng dẫn vào
Trang 38động cơ Mômen trên trục động cơ sẽ tăng khi độ chênh áp (p) giữa đường cao
áp và thấp áp tăng
suất đạt được là tốt nhất trong động cơ, lực áp suất cao tác dụng lên một píttông
sẽ được chia hai phần, một phần tạo ra mômen quay (3), một phần do các ổ chịu (số 4), mômen do lực 3 tạo ra Tổng hợp của tất cả mômen do lực tác dụng lên các píttông (trong vùng có áp suất cao) sẽ tạo ra mômen của động cơ Khi bơm không cung cấp năng lượng, trên lý thuyết mômen bằng không, nhưng trong thực tế vẫn có giá trị nhất định vì 3, 4 píttông vẫn còn nằm trong vùng áp suất cao
Hình 2.8 Lực tác dụng lên động cơ.
1- Áp suất cao; 2- Áp suất thấp; 3- Mômen;
4- Lực tác dụng lên ổ đỡ; 5- Lực tác dụng lên píttông
2.4 Kết cấu, nguyên lý làm việc của khớp quoay trung tâm
2.4.1 Kết cấu khớp quay trung tâm
Khớp quay trung tâm được dùng cho hệ thống ống nằm giữa cấu trúc bên trên (phần có thể quay) và bộ phận khung gầm (phần lắp cố định)
2.4.2 Nguyên lý làm việc khớp quoay trung tâm
Dầu từ van điều khiển được lắp ở cấu trúc bên trên chảy vào các mô tơ di chuyển được lắp ở bộ phận khung gầm phía dưới
Trang 39Dầu từ van điều khiển di chuyển đi vào lỗ trong cửa dầu của thân (2) chảy qua các vòng rãnh tròn bên ngoài của thân (2) và đi vào lỗ thẳng đứng của trục (6) Từ đó
nó đi tới mô tơ di chuyển
Hình 2.9 Khớp quay trung tâm
Phớt đệm (3) được lắp để chống dầu dò ra ngoài hoặc chảy vào cửa bên cạnh
2.5 Kết cấu, nguyên lý làm việc của mô tơ di chuyển
2.5.1 Kết cấu mô tơ di chuyển
Hình 2.10 Mô tơ di chuyển
Trang 402 Pít tông phanh 8 Van tấm
- Lượng thoát ra lý thuyết
- Tốc độ định mức
ở công suất Max 1524 vòng ở công suất Min: 2225 vòng
- Áp suất phanh: 1,2 ± 0,4 Mpa (12 ± 4 kg/cm2)
Mô tơ di chuyển dùng dầu từ van điều khiển di chuyển và hoạt động như
mô tơ pít tông truyền chuyển động quay của trục ra tới bộ truyền động cuối.Hướng quay của mô tơ di chuyển được quyết định bởi van điều khiển di chuyển
Đó là bởi van điều khiển di chuyển thay đổi cửa vào dầu mà có chuyển tới mô tơ
Mô tơ tự hoạt động như phanh đối với các máy xúc thủy lực Khi van điều khiển di chuyển ở vị trí “trung gian”, van đối trọng sẽ đóng các chu trình cửa vào
và cửa ra của mô tơ kết quả là mô tơ không thể quay được, nó sẽ dừng lại
2.5.2 Nguyên lý hoạt động mô tơ di chuyển
Nguyên lý: Trục đĩa được đỡ trên ổ bi vì vậy đĩa có thể quay được dễ dàng Nếu lực F tác động vào đĩa theo phương đường chéo thì nó sẽ được chia thành hai thành phần lực là F1 (lực vuông góc với đĩa) và F2 (lực theo đường chu
vi đĩa), F1 sẽ đẩy đĩa theo phương hướng trục và F2 dẫn động đĩa quay theo hướng cùng chiều kim đồng hồ
Nếu lực F’ tác dụng vào đĩa thì tương tự nó cũng được chia thành các thành phần lực F1’ và F2’, F2’ làm đĩa quay theo hướng ngược chiều kim đồng hồ
Bảy pít tông (9) của mô tơ pít tông hướng trục được chia trên khối xi lanh (10) song song với mặt phẳng khối ra Khi xi lanh (10) chuyển động quay cùng với trục ra (6) khi các pít tông chuyển động tịnh tiến qua lại