Sử dụng các phân tích mối tương quan và phương pháp hồi quy bội bình phương nhỏ nhất để phân tích mối tương quan giữa biến động giá chứng khoán và chính sách cổ tức.
Mô hình hồi quy trong đó liên kết chủ yếu giữa biến động giá chứng khoán tới tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức đã được mở rộng ra bằng các biến điều khiển được đề cử bởi Baskin (1989). Các biến điều khiển bao gồm kích thước công ty, biến động thu nhập, nợ và tốc độ tăng trưởng. Đây là những biến tác động đến cả chính sách cổ tức và biến động giá chứng khoán.
Đầu tiên sự biến động giá cổ phiếu sẽ được hồi quy bởi hai biến độc lập chủ chốt là tỷ lệ chi trả cổ tức và tỷ suất cổ tức dựa trên phương trình sau:
P.volj = a * D.yieldj + b * Payoutj + ∈j
Trong đó
P.volj = biến động giá cổ phiếu của công ty j D.yieldj = tỷ suất cổ tức của công ty j
Payoutj = tỷ lệ chi trả cô tức của công ty j
∈j = lỗi
Nghiên cứu của Baskin, 1989 chỉ ra rằng biến động giá cổ phiếu có mối quan hệ ngược chiều với cả tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức. Ngược lại các phân tích của Allen & Rachim, 1996 lại cho thấy mối quan hệ thuận chiều giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ suất cổ tức. Tuy nhiên trong nghiên cứu của Allen & Rachim cũng cho thấy tỷ lệ chi trả cổ tức có mối quan hệ ngược chiều đáng kể đối với biến động giá cổ phiếu.
Baskin, 1989 đề xuất sử dụng kích thước, biến động thu nhập, nợ và tốc độ tăng trưởng. Những biến này có ảnh hưởng đến cả biến động giá và chính sách cổ tức. Rủi ro thị trường của công ty có thể ảnh hưởng đến cả chính sách cổ tức và biến động giá cổ phiếu do đó một biến điều khiển đo độ biến động của thu nhập cũng được thêm vào phương trình hồi quy cơ bản.
Ngoài ra, kích thước của công ty cũng có thể ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu vì các công ty nhỏ thường xuyên ít đa dạng hoá trong các hoạt động của họ. Hơn nữa, cũng có thể các công ty nhỏ sẽ có ít thông tin hơn cho các nhà đầu tư về chứng khoán của họ. Ngoài ra một lý do khác gây ra tác động của kích thước lên biến động giá là các cổ phiếu của công ty nhỏ có độ thanh khoản tốt hơn, vì vậy giá cổ phiếu của họ có thể biến động lớn hơn so với các công ty lớn. Baskin, 1989 đề xuất rằng các công ty càng bị phân tán nhiều bởi các cổ đông thường thích dùng cổ tức như là các thiết bị
phát tín hiệu, do đó kích thước có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức luôn. Để thêm vào kích thước, một biến kiểm soát (size) được thêm vào phương trình hồi quy cơ bản. Hơn nữa, chính sách cổ tức có thể có mối quan hệ nghịch với tốc độ tăng trưởng bởi vì các doanh nghiệp đang trong giai đoạn tăng trưởng thích giữ lại thu nhập của họ cho việc đầu tư vào các cơ hội mới. Dựa trên hiệu ứng chênh lệch giá và phương trình, mức độ tăng trưởng và biến động giá cổ phiếu có thể có mối quan hệ nghịch. Do đó, một biến điền khiển (Growth) được thêm vào phương trình hồi quy cơ bản để tính toán mức độ tăng trưởng.
Cuối cùng, vì các rủi ro hoạt động, đòn bẩy có thể tác động tiêu cực đến biến động giá cổ phiếu. Nếu có một thông tin bất đối xứng, chính sách vay và cổ tức có thể bị liên quan. Do đó, đòn bẩy là (Debt) sẽ được thêm vào phương trình hồi quy cơ bản như một biến điều khiển.
Cuối cùng mô hình hồi quy được biểu diễn như sau:
P.volj = a * D.yieldj + b * Payoutj + c *Sizej + d * E.volj + e * Debtj + h * Growth + ∈j
Trong đó
P.volj = biến động giá cổ phiếu của công ty j D.yieldj = tỷ suất cổ tức của công ty j
Payoutj = tỷ lệ chi trả cô tức của công ty j Sizej = giá trị thị trường của công ty j E.volj = Biến động thu nhập của công ty j Debtj = Nợ dài hạn của công ty j
∈j = lỗi