Các nghiên cứu về tác động của các biến vi mô lên giá chứng khoán

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25)

Baskin, 1989 đã tiến hành kiểm tra mối quan hệ giữa chính sách cổ tức và sự biến động giá cổ phiếu. Ông thêm một số biến độc lập để kiểm tra mối liên hệ giữa biến động giá chứng khoán và cổ tức. Các biến độc lập là biến động về thu nhập, kích thước công ty, nợ và tăng trưởng. Các biến độc lập này không chỉ có ảnh hưởng rõ ràng đến biến động giá cổ phiếu mà còn ảnh hưởng đến tỷ suất cổ tức. Ví dụ, sự biến động thu nhập có thể ảnh hưởng đến biến động giá cổ phiếu và nó sẽ ảnh hưởng đến chính sách cổ tức tối ưu của các công ty. Hơn nữa, với giả định cho rủi ro hoạt động không đổi, mức độ nợ có thể ảnh hưởng thuận chiều tới tỷ suất cổ tức. Kích thước của công ty cũng được xem như là có ảnh hưởng đến sự biến động giá cổ phiếu của công ty. Đó là giá cổ phiếu của

các công ty lớn ổn định hơn giá cổ phiếu của các công ty nhỏ. Hơn nữa, các công ty nhỏ có những hạn chế về thông tin công khai và điều này có thể dẫn đến các phản ứng sai của nhà đầu tư.

Các việc làm của Baskin 1989 dựa trên mô hình các mô hình cơ bản sau để kết nối cổ tức tới rủi ro của công ty. Các mô hình đó là hiệu ứng thời gian, hiệu ứng tỷ suất lợi nhuận, hiệu ứng chênh lệch giá và hiệu ứng thông tin.

Baskin, 1989 cho rằng biến động trong tỷ lệ chiết khấu có ít tác động đến các cổ phiếu có tỷ suất cổ tức cao vì tỷ suất cổ tức cao là một dấu hiệu về dòng tiền ngắn hạn cho biết rằng các công ty nếu có tỷ suất cổ tức cao sẽ được kỳ vọng có ít biến động về giá cổ phiếu. Điều này sau đó được đặt tên là hiệu ứng thời gian. Baskin, 1989 sử dụng mô hình tăng trưởng Gordon để chứng minh hiệu ứng này. Ngoài ra, ông giải thích rằng dựa trên hiệu ứng tỷ suất lợi nhuận, một công ty có tỷ suất cổ tức và chi trả cổ tức thấp có thể được đánh giá có nhiều giá trị hơn so với tài sản hiện có của họ nhờ các cơ hội tăng trưởng. Vì các dự báo về thu nhập từ các cơ hội tăng trưởng có nhiều lỗi hơn là các dự đoán về thu nhập từ tài sản hiện có, các công ty có tỷ lệ cổ tức và chi trả cổ tức thấp được kì vọng sẽ có nhiều biến động hơn trong giá cổ phiếu. Ông cũng đề xuất rằng tỷ suất cổ tức cao sẽ dẫn đến chênh lệch lợi nhuận cao hơn vì sự vượt trội của lợi nhuận phụ thuộc vào tỷ suất cổ tức và tỷ lệ giá chiết khấu. Baskin cũng cho rằng các nhà quản lý có thể kiểm soát sự biến động giá cổ phiếu và rủi ro cổ phiếu bằng chính sách cổ tức và sự phân phối cổ tức vào thời điểm công bố thu nhập có thể hiểu như là tín hiệu về sự ổn định của công ty.

Baskin, 1989 đã nghiên cứu 2344 công ty Mỹ trong khoảng thời gian 1967 đến 1986 và ông đưa ra báo cáo về một mối quan hệ ngược chiều giữa tỷ suất cổ tức và biến động giá chứng khoán là lớn hơn so với sự biến động giữa giá chứng khoán và bất kỳ các biến khác. Ông cho rằng chính sách cổ tức có thể được sử dụng để kiểm soát biến động giá cổ phiếu. Ông đưa ra báo cáo nếu tỷ suất cổ phiếu tăng 1%, độ lệch chuẩn hàng năm trong biến động giá chứng khoán sẽ giảm 2.5%.

Nazir cùng các cộng sự, 2010 sử dụng mẫu gồm 73 công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán Karachi (KSE) và nghiên cứu mối quan hệ giữa biến động giá chứng khoán và chính sách cổ tức trong gian đoạn từ năm 2003 đến năm 2008. Họ áp dụng mô hình hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên cho dữ liệu. Qua đó đưa ra các báo cáo cho thấy sự biến động giá chứng khoán có mối quan hệ ngược chiều đáng kể với tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức. Họ cũng đưa ra báo cáo cho rằng kích thước và đòn bẩy có ảnh hưởng ngược chiều không đáng kể đến sự biến động giá chứng khoán. Suleman cùng các cộng sự, 2011 nghiên cứu mối quan hệ của chính sách cổ tức với sự biến động giá chứng khoán ở Pakistan. Họ trích xuất dữ liệu từ sàn giao dịch chứng khoán Karachi trong giai đoạn từ 2005 đến 2009. Họ dùng mô hình hồi quy cho các phân tích của mình. Trái với kết quả của Baskin 1989, phát hiện của họ cho thấy sự biến động giá cổ phiếu có mối quan hệ thuận chiều với tỷ suất cổ tức. Họ cũng đưa ra báo cáo rằng sự biến động giá cổ phiếu có mối quan hệ ngược chiều với tốc độ tăng trưởng.

Hussainey cùng các cộng sự, 2011 đã kiểm tra mối quan hệ giữa biến động giá chứng khoán và chính sách cổ tức tại Anh. Họ chọn ra 123 công ty Anh trong khoảng từ năm 1998 đến năm 2007. Công việc của họ dựa trên Baskin, 1989. Tương tự như Baskin (1989), họ sử dụng các phương pháp phân tích hồi quy để tìm ra mối quan hệ giữa giá cổ phiếu với tỷ suất cổ tức và tỷ lệ chi trả cổ tức. Họ thêm vào kích thước, mức độ nợ, biến động thu nhập và mức độ tăng trưởng như là các biến điều khiển trong mô hình. Như Allen & Rachim 1966, Hussainey cùng các cộng sự 2011 đã tìm thấy được mối quan hệ ngược chiều giữa biến động giá cổ phiếu và tỉ lệ chi trả cổ tức. Họ cũng tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa biến động giá cổ phiếu và tỷ suất cổ tức. Phát hiện của họ cho thấy rằng tỷ lệ chi trả cổ tức là yếu tố quyết định chủ yếu cho sự biến động giá cổ phiếu và kích thước cùng với nợ có mối liên quan chặt chẽ với biến động giá cổ phiếu trong các biến kiểm soát. Trái với Allen & Rachim 1996, Hussainey và các cộgn sự 2011 phát hiện được kích thước của công ty có tác động ngược chiều đến biến động

giá cổ phiếu. Họ cũng đưa ra báo cáo một khoảng nợ sẽ có thể tác động thuận chiều đáng kể lên sự biến động của giá cổ phiếu.

Mohammad Hashemijoo, Aref Mahdavi Ardekani và Nejat Younesi đã lấy mẫu gồm 82 công ty từ 142 công ty sản xuất sản phẩm tiêu dùng được liệt kê trong thị trường chứng khoán của Kuala Lumpur (KLSE) từ năm 2005 đến năm 2010 và đạt được kết quả rằng tỷ suất cổ tức và kích thước có ảnh hưởng đáng kể đến biến động giá chứng khoán với mối quan hệ ngược chiều. Mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa giá cổ phiếu và tỷ suất cổ tức phù hợp với kết quả của Baskin 1989 mà ông nói rằng tỷ suất cổ tức có ảnh hưởng lớn nhất đến biến động giá cổ phiếu. Điều này trái ngược với những phát hiện của Allen & Rachim 1996 lại cho thấy biến động giá cổ phiếu và tỷ suất cổ tức không có mối tương quan nào và biến động giá cổ phiếu với kích thước là mối tương quan thuận chiều. Trong khi đó kết quả của nghiên cứu cho thấy mối quan hệ ngược chiều đáng kể giữa giá cổ phiếu và cổ tức chi trả là phù hợp với cả hai kết quả của Baskin 1989 và Allen & Rachim 1996.

Một phần của tài liệu ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀO PHÂN TÍCH THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM (Trang 25)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w