Phần 1: MỞ ĐẦU I. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU Từ thời cổ đại, Xixêrông một chính trị gia nổi tiếng của Rô ma cổ đã nói: “Lịch sử là thầy dạy của cuộc sống”. Chính vì lẽ đó, sự hiểu biết về lịch sử dân tộc còn bao hàm cả sự am tường cần thiết về lịch sử địa phương, hiểu biết về quê hương, xứ sở, nơi chôn rau cắt rốn của mình. Hiểu từ mối quan hệ giữa lịch sử địa phương và lịch sử dân tộc. Các nhà sử học xưa đã nói: Sử để ghi chép việc, mà việc thì hay hoặc dở đều làm gương răn dạy cho đời sau. Không những vậy, các nước ngày xưa nước nào cũng đều có sử và Sử phải tỏ rõ được sự phảitrái công bằng, yêu ghét, vì lời khen của Sử còn vinh dự hơn áo đẹp của vua ban, lời chê của Sử còn nghiêm khắc hơn búa rìu, Sử thực sự là cái cân, cái gương của muôn đời. Xuất phát từ những ý nghĩa to lớn trên, tôi muốn góp thêm một tiếng nói vào việc giảng dạy Lịch sử đặc biệt phần Lịch sử địa phương. II LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Lịch sử địa phương (LSĐP) là một bộ phận hợp thành lịch sử dân tộc, làm phong phú, sáng tỏ thêm cho lịch sử dân tộc. Việc giảng dạy LSĐP không chỉ giúp học sinh hiểu sâu sắc hơn kiến thức lịch sử dân tộc mà quan trọng hơn là góp phần trực tiếp hình thành, bồi dưỡng cho học sinh (HS) tình yêu quê hương cội nguồn của lòng yêu nước. Từ nhiều năm nay, thực hiện chương trình giảng dạy của Bộ Giáo dục Đào tạo, hầu hết các địa phương đã biên soạn Tài liệu Lịch sử địa phương nhằm phục vụ cho việc giảng dạy bộ môn trong trường phổ thông. Nguồn tài liệu lịch sử địa phương, với những loại hình đa dạng, phong phú, sinh động, là cơ sở cho học sinh hiểu được những biểu tượng lịch sử và các khái niệm, các sự kiện, hiện tượng được đúc kết ở các bài. Góp phần giáo dục tinh thần yêu nước, tinh thần quốc tế vô sản cho thế hệ trẻ. Mọi sự kiện xảy ra trên quê hương, trên đất nước chúng ta trực tiếp hay gián tiếp quan hệ với sự phát triển chung của lịch sử dân tộc khác, hình thành quy luật phát triển chung của thế giới. Điều này sẽ giáo dục học sinh tính nhân văn và ý thức nghĩa vụ quốc tế đúng đắn. Góp phần rèn luyện những kĩ năng, thói quen, đặc biệt là phương pháp thực tiễn. Từ đó, góp phần hình thành ở học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học, biết vận đụng kiến thức vào cuộc sống. Hiện nay, ở hầu hết các nhà trường phổ thông việc giảng dạy LSĐP được tiến hành chủ yếu trong các tiết học chính khóa trên lớp theo phân phối chương trình đã quy định. Trước đó, giáo viên (GV) cho HS về nhà tự tìm tư liệu (GV giới thiệu sách tham khảo, trang website,... cho HS tìm kiếm thông tin). Sau đó, khi đến tiết học, HS sẽ trình bày nội dung đã sưu tầm, chọn lọc. GV hướng dẫn, chỉnh sửa, bổ sung, kết luận về nội dung LSĐP được học. Đặc biệt, GV sẽ sử dụng tối đa phương pháp kể chuyện, miêu tả nhân vật lịch sử, tường thuật các trận đánh, các sự kiện lịch sử nổi bật của địa phương để tạo biểu tượng lịch sử và thông qua đó bồi dưỡng lòng tự hào, tình yêu quê hương đất nước và hứng thú học tập lịch sử của HS. Nhiều sự kiện, nhân vật lịch sử mà các em được học đã gần gũi, thân quen, gắn bó qua các hoạt động xã hội khác (tham gia các cuộc thi, tham gia lễ hội, kỷ niệm ngày truyền thống). Từ đó, các em đã nắm bắt và hiểu bài khá nhanh. Điều đặc biệt, các em đã biết thêm những nhân vật, sự kiện lịch sử tiêu biếu ở ngay tại địa phương, làng xóm của mình tưởng như rất bình thường nhưng đã trở thành niềm tự hào của cả tỉnh, cả dân tộc, vang vọng khắp năm châu bốn bể. Đây chính là điêu kiện rất thuận lợi để đẩy mạnh công tác giáo dục truyền thống cách mạng địa phương. Tuy nhiên, để phong phú thêm cho bài giảng của mình, kích thích sự tích cực học tập ở học sinh, một phương pháp hữu hiệu nhất là giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, đặc biệt thiết kế các bài giảng có sử dụng tranh, ảnh, bản đồ, lược đồ hoặc phim, âm thanh......Trong khuôn khổ của đề tài tôi mạnh dạn ứng dụng những kinh nghiệm của các bạn đồng nghiệp (những kinh nghiệm đã được công nhận) vào việc thiết kế bài giảng điện tử phục vụ việc dạy học Lịch sử địa phương chương trình THCS. Cụ thể, tôi ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh của giáo viên Nguyên Minh Phương (trong SKKN “Kỹ thuật chỉnh sửa ảnh trên Microsoft Office Picture Manager, xử lý phim và âm thanh với Windows Movie Maker và tạo ô gõ chữ khi đang trình chiếu giáo án trên Power Point” ); Kinh nghiệm xử lí hình ảnh, đoạn phim đưa vào bài soạn giảng bằng chương trình MS PowerPoint của giáo viên Trần Trung Dũng (trong SKKN “Một số kỹ năng xử lí hình ảnh, đoạn phim trong soạn giảng bằng chương trình MS PowerPoint); đồng thời ứng dụng một số kỹ năng xử lý phim, ảnh, âm thanh ở một số tài liệu, trang mạng Internet Xuất phát từ lý do trên, tôi tập chung nghiên cứu và ứng dụng kinh nghiệm xử lý ảnh, phim và âm thanh vào thiết kế giáo án điện tử trong dạy học Lịch sử địa phương Kim Thành. III PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG Thực trạng dạy học lịch sử địa phương của Giáo viên và HS ở trường THCS trên địa bàn huyện nhà. Tất cả đối tượng học sinh THCS từ lớp 6 đến lớp 8. IV MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU Nghiên cứu thực trạng dạy học môn Lịch sử, phần Lịch sử địa phương huyện Kim Thành, từ đó tìm ra phương pháp dạy học theo hướng tích cực để giảm bớt sự khô khan trong giờ học và đưa ra phương pháp bổ trợ nhằm kích thích sự hứng thú trong học tập ở các em. Nghiên cứu một số kinh nghiệm xử lí ảnh xử lý ảnh với Office Picture Manager và xử lí âm thanh, phim với Windows Movie Maker của một số tài liệu và SKKN của một số bạn đồng nghiệp như: “Kỹ thuật chỉnh sửa ảnh trên Microsoft Office Picture Manager, xử lý phim và âm thanh với Windows Movie Maker và tạo ô gõ chữ khi đang trình chiếu giáo án trên Power Point” của giáo viên Nguyễn Minh Phương, SKKN “Một số kỹ năng xử lí hình ảnh, đoạn phim trong soạn giảng bằng chương trình MS PowerPoint” của giáo viên Trần Trung Dũng....Từ việc nghiên cứu nôi dung trên, giáo viên ứng dụng các kinh nghiệm đó vào việc thiết kế bài giảng điện tử. Đưa ra những ứng dụng trong CNTT vào dạy học. Để giúp học sinh ham hiểu biết và đam mê tiết học Lịch sử địa phương. Đồng thời giúp các em hiểu hơn về Lịch sử địa phương, các em thêm yêu thêm quý về quê hương đất nước mình.... V PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Xuất phát từ tình hình thực tiến của địa phương và phương pháp dạy học bộ môn, tôi lựa chọn các nhóm phương pháp sau để hoàn thiện đề tài: 1. Nghiên cứu lý thuyết. Để viết sáng kiến này tôi đã tiến hành nghiên cứu các tài liệu có liên quan đến đề tài gồm: Các Nghị quyết của Đảng về phương hướng phát triển giáo dục, các công văn, chỉ thị, nghị quyết của Bộ Giáo dục và Đào tạo về phương pháp đổi mới giáo dục của ngành. Các tạp chí, báo, các tài liệu khoa học về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm. Các sách, báo, tài liệu về ứng dụng công nghệ thông tin vào soạn giảng giáo án điện tử. Nghiên cứu lý luận về việc xử lý ảnh, phim, âm thanh trong SKKN của các bạn đồng nghiệp, của tài liệu trên mạng Inernet,... Các tài liệu liên quan đến Lịch sử địa phương. Đặc biệt tôi sử dụng bộ phim do đơn vị trường bạn làm sáng tạo kĩ thuật bộ môn Lịch sử đã đạt giải C cấp huyện 2. Quan sát sư phạm Tôi kết hợp quan sát điều tra thực trạng dạy học của giáo viên bằng các dự giờ, phỏng vấn giáo viên, trao đổi với tổ chuyên môn ở cùng trường, cùng huyện và các huyện bạn với quan sát điều tra ý thức học tập của học sinh bằng cách dự giờ nhiều lớp, đặc biệt trò chuyện với học sinh. 3. Thực nghiệm sư phạm Tôi đã tiến hành dạy thực nghiệm tại các lớp học về chương trình Lịch sử địa phương trong năm học 2012 2013. Sau khi dạy thực nghiệm tôi đã tiến hành đánh giá và tự rút ra kết luận để đối chiếu giữa các phương pháp dạy học khác nhau, từ đó rút ra phương pháp phù hợp nhất. VI ĐIỂM MỚI CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy rằng: Đa số học sinh chưa hiểu và đam mê về lịch sử dân tộc nói chung và Lịch sử địa phương nói riêng. Nguyên nhân dẫn đến thực trạng trên có rất nhiều từ nguyên nhân chủ quan đến những nguyên nhân khách quan. Nhưng nguyên nhân cơ bản nhất vẫn là do bài giảng của giáo viên chưa có sức cuốn hút, chưa hay, chưa sinh động....Vì vậy, để cho bài giảng của giáo viên thu hút được học sinh ngoài những kiến thức cơ bản cần có thì một trong những vấn đề cơ bản nhất là bài giảng phải có tranh, ảnh, âm thanh thậm chí là những thước phim nhỏ. So với các SKKN của các bạn đồng nghiệp, trong đề tài này tôi đã tiến hành ứng dụng phối kết hợp các phương pháp nhằm xử lý ảnh, phim, âm thanh nhanh nhất. Từ những tư liệu đã xử lý được tôi tiến hành thiết kế giáo án điện tử phù hợp đặc trưng bộ môn giảng dạy. Đồng thời khắc phục các lỗi nhỏ trong thiết kế giáo án của các đồng nghiệp đã nêu trong SKKN nghiệm của mình để thiết kế giáo án được hay hơn, sinh động hơn.
Phần 1: MỞ ĐẦU - Tổng quan vấn đề nghiên cứu - Lý chọn đề tài: Phải nêu mâu thuẫn xuất cần giải - Xác định phạm vi đối tượng áp dụng - Xác định mục tiêu nghiên cứu SKKN: Giải vấn đề - Chọn phương pháp để để nghiên cứu - Sơ lược điểm vấn đề nghiên cứu, từ khẳng định tính sáng tạo SKKN Phần 2: NỘI DUNG 1- Cơ sở khoa học, lý luận SKKN: nội dung lý luận liên quan trực tiếp đến vấn đề nghiên cứu, tổng kết kinh nghiệm; - Thực trạng vấn đề cần giải Trình bày yêu cầu điều kiện, hoàn cảnh cụ thể để áp dụng SKKN nêu; - Mô tả, phân tích giải pháp, biện pháp kinh nghiệm thực (nội dung trọng tâm SKKN); phân tích, so sánh đối chiếu trước sau thực giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm để chứng minh, thuyết phục hiệu mà giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm mang lại thực tế triển khai đơn vị; - Trình bày kết thu sau áp dụng SKKN kết định tính định lượng, sở khảo sát, đánh giá khoa học, khách quan; có so sánh, đối chiếu sau với trước áp dụng giải pháp, sáng kiến áp dụng kinh nghiệm Nhất thiết phải có kết khảo sát, đối chứng đối tượng trước sau áp dụng SKK; - Chỉ rõ tính mới, tính sáng tạo giải pháp, biện pháp, kinh nghiệm đúc rút từ thực tế đảm bảo tính khoa học, phù hợp với lý luận giáo dục, phù hợp với chủ trương, sách hành GD-ĐT Nhà nước Phần 3: KẾT LUẬN - Kết - Những vấn đề tiếp tục nghiên cứu - Khuyến nghị đề xuất với cấp quản lý vấn đề có liên quan đến áp dụng phổ biến SKKN DANH MỤC TÀI LIU THAM KHO MC LC Sáng kiến kinh nghiệm Lịch sử địa phơng