1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Kinh nghiệm tổ chức hiệu quả một số trò chơi thi đấu trong dạy học Thể dục lớp 8

41 255 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 1,78 MB

Nội dung

PHẦN 1. MỞ ĐẦU I. Tổng quan của vấn đề nghiên cứu. Ngày 27031946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công. Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước khoẻ mạnh …” và vì thế: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước”. Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độ mới, để xây dựng một xã hội văn minh. Mục đích của giáo dục thể chất phát triển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước. Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nói riêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện. Thể dục là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cung cấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở cho học sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới. Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh trung học cơ sở nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếu được trong các em. Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổi lớn. Vì vậy, trong môn Thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơn thuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫn đến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàn diện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em ham thích, tập luyện tốt hơn. Mặt khác, trong thực tế môn học Thể dục có nhiều đối tượng học sinh khác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em dị tật bẩm sinh.v.v. Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạn tập luyện mà thèm muốn buồn tủi. Phải như thế nào? Phải dùng những biện pháp nào? Một câu hỏi lớn đang đặt ra với giáo viên trực tiếp đứng lớp. Chính vì vậy, trong giáo dục thể chất, trò chơi thi đấu vừa là một phương tiện vừa là phương pháp tập luyện hữu hiệu nhằm phối hợp hoạt động một cách hữu cơ với việc rèn luyện thân thể. Trò chơi thi đấu là một hình thức giáo dục thể chất được vận dụng rộng rãi trong nhà trường phổ thông, đặc biệt ở trung học cơ sở. II. Lý do chọn đề tài. Trong cuộc sống hằng ngày, có lẽ Trò chơi là một phần không thể thiếu được đối với mỗi người chúng ta. Ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến trưởng thành, từ thanh niên đến người cao tuổi, ít nhiều cũng gắn đời mình với một vài Trò chơi...Trò chơi tạo nên sự vui tươi, thân mật và đoàn kết... Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đưa trò chơi vào trong một số môn học mang nhiều ý nghĩa thiết thực. Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý với các tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạt theo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không sa vào những trò chơi bạo lực, vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội. Đối với bộ môn Thể dục là dạy thể chất trong nhà tr¬ường nhằm bảo vệ và nâng cao sức khoẻ cho học sinh, đồng thời khơi dậy, nuôi dư¬ỡng và phát triển các tố chất thể lực. Qua đó, giúp các em có thói quen tập luyện ở gia đình và ngoài nhà trư¬ờng, tạo cho các em có nếp sống lành mạnh, có sức khoẻ tốt để học tập và lao động. Góp phần cùng với các bộ môn khác hoàn thành nhiệm vụ là giáo dục và tạo ra sản phẩm là những con ng¬ười phát triển toàn diện cả về Đức Trí Thể Mỹ. Có nhiều ph¬ương pháp dạy thể dục đạt hiệu quả cao, trong đó có việc sử dụng trò chơi thi đấu trong các giờ học. Trong những năm gần đây, việc đổi mới ph¬ương pháp dạy học liên tục đ¬ược đề cập và áp dụng ở tất cả các khối lớp, tất cả các bộ môn cùng với việc thay đổi nội dung sách giáo khoa. Thì trò chơi thi đấu đ¬ược coi là ph¬ương tiện, phư¬ơng pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh trong các giờ học. Thực tế dạy học cho thấy, nhiều trò chơi đã được giáo viên tổ chức trong các tiết thể dục. Không thể phủ nhận sự thành công của nhiều giáo viên trong việc tổ chức song vẫn còn nhiều giáo viên hạn chế về phương pháp tổ chức dẫn đến học sinh nhàm chán, không hứng thú. Chính vì những lí do trên mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: Kinh nghiệm tổ chức hiệu quả một số trò chơi thi đấu trong dạy học Thể dục lớp 8 để thực hiện và trao đổi với các bạn đồng nghiệp. III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu. Phạm vi nghiên cứu: Các phương pháp tổ chức có hiệu quả một số trò chơi thi đấu trong dạy học Thể dục 8. Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 8. IV. Mục tiêu nghiên cứu. Nghiên cứu có hệ thống chương trình và lí luận dạy học Thể dục bậc trung học cơ sở trong đó tập trung vào môn Thể dục 8. Từ đó, nghiên cứu thực nghiệm và đề xuất một số phương pháp tổ chức trò chơi thi đấu trong dạy học Thể dục 8. Góp phần nâng cao hứng thú học tập cho học sinh nói riêng và chất lượng bộ môn nói chung. Tạo tiền đề tiếp tục nghiên cứu áp dụng ở các lớp 6, 7, 9 trong môn Thể dục. V. Phương pháp nghiên cứu. Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi tiến hành áp dụng những phương pháp sau: Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu, đọc tài liệu, giáo trình có liên quan đến vấn đề. Sau đó phân tích, tổng hợp, so sánh để rút ra những vấn đề lý luận có tính chất định hướng làm cơ sở để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ nghiên cứu. Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng dạy và học của giáo viên và học sinh trong trường, trong đơn vị bạn. Cụ thể về việc thực hành kỹ thuật thi đấu nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổ biến, nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo. Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với đồng nghiệp về những thuận lợi và những khó khăn trong việc dạy Thể dục lớp 8 hiện nay. Đặc biệt trong việc tổ chức trò chơi thi đấu ở môn Thể dục. Trao đổi với học sinh về nguyện vọng, đề xuất trong môn học. Phương pháp quan sát: Quan sát ý thức, hứng thú học tập, việc tham gia trò chơi của học sinh qua tiết học Thể dục của học sinh lớp 8 trong nhà trường. Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số tiết dạy của bản thân ở các lớp khác nhau, của đồng nghiệp. Kiểm tra khảo sát học sinh để rút kinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện đề tài. VI. Sơ lược một số điểm mới của đề tài nghiên cứu. Xuất phát từ một số phương pháp tổ chức trò chơi thi đấu có ý nghĩa kép trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượng dạy học bộ môn, tôi nhận thấy: Tổ chức trò chơi thi đấu cho học sinh sẽ góp phần làm giàu vốn sống và kinh nghiệm cho học sinh. Giúp các em nhớ tên các trò chơi biết được cách chơi và luật chơi của những trò chơi, vì vậy tăng khả năng ghi nhớ có chủ đích và khả năng tưởng tượng trong các hoạt động vui chơi...Đồng thời, giúp học sinh phát triển thể lực một cách nhẹ nhàng, hứng thú đồng thời gián tiếp rèn cho các em một số kĩ thuật bổ trợ cho các hoạt động thể dục thể thao như: chạy bền, nhảy xa, nhảy cao,... Phát huy một số yếu tố về trí lực như¬ khả năng định h¬ướng nhanh, nhanh trí, khéo léo, đồng thời nó còn là một điều kiện tốt để giáo dục phẩm chất đạo đức và nâng cao sự hứng thú học tập cho học sinh. Qua đó, giúp các em yêu thích thêm học bộ môn. Chính vì vậy, những nội dung được vận dụng trong Kinh nghiệm tổ chức hiệu quả một số trò chơi thi đấu trong dạy học Thể dục lớp 8 được coi là mới và có tính thiết thực trong dạy học bộ môn Thể dục.

Trang 1

PHẦN 1 MỞ ĐẦU

I Tổng quan của vấn đề nghiên cứu.

Ngày 27/03/1946 Bác Hồ đã ra lời kêu gọi toàn dân tập thể dục: “Giữ gìn dân chủ, xây dựng nước nhà, gây đời sống mới, việc gì cũng cần có sức khoẻ mới thành công Một người dân yếu ớt tức làm cho cả nước yếu ớt, một người dân mạnh khoẻ tức làm cho cả nước khoẻ mạnh …” và vì thế: “Luyện tập thể dục, bồi bổ sức khoẻ là bổn phận của người dân yêu nước”.

Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khoẻ dưới chế độmới, để xây dựng một xã hội văn minh Mục đích của giáo dục thể chất pháttriển toàn diện thế hệ trẻ Việt Nam, thế hệ trẻ đó phải được phát triển thểchất có chủ định để thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhànước

Giáo dục thể chất nói chung và môn học thể dục trong nhà trường nóiriêng, thể chất giữ vai trò quan trọng trong việc giáo dục toàn diện Thể dục

là một biện pháp tích cực, tác động nhiều tới sức khoẻ học sinh, nhằm cungcấp cho học sinh những kiến thức, kỹ năng vận động cơ bản, làm cơ sở chohọc sinh và rèn luyện thân thể bồi dưỡng đạo đức tác phong con người mới

Ở lứa tuổi học sinh trung học phổ thông nói chung và học sinh trunghọc cơ sở nói riêng, tính vui tươi, hồn nhiên, hiếu động là không thể thiếuđược trong các em Đặc biệt là mặt tâm sinh lý của các em có nhiều thay đổilớn Vì vậy, trong môn Thể dục không nên theo khuynh hướng thể dục đơnthuần, máy móc, gây cho các em sự mệt mỏi, căng thẳng, nhàm chán, dẫnđến phản tác dụng rèn luyện mà phải kích thích, tác động đến hoạt động toàndiện cả về mặt tâm sinh lý ở các em, tạo nên sự hứng thú, giúp các em hamthích, tập luyện tốt hơn

Mặt khác, trong thực tế môn học Thể dục có nhiều đối tượng học sinhkhác nhau, có em có sức khoẻ tốt, có em sức khoẻ yếu, có em dị tật bẩm

Trang 2

sinh.v.v Vậy phải làm thế nào với những em không phải đứng nhìn các bạntập luyện mà thèm muốn buồn tủi Phải như thế nào? Phải dùng những biệnpháp nào? Một câu hỏi lớn đang đặt ra với giáo viên trực tiếp đứng lớp.

Chính vì vậy, trong giáo dục thể chất, trò chơi thi đấu vừa là mộtphương tiện vừa là phương pháp tập luyện hữu hiệu nhằm phối hợp hoạtđộng một cách hữu cơ với việc rèn luyện thân thể Trò chơi thi đấu là mộthình thức giáo dục thể chất được vận dụng rộng rãi trong nhà trường phổthông, đặc biệt ở trung học cơ sở

II Lý do chọn đề tài.

Trong cuộc sống hằng ngày, có lẽ Trò chơi là một phần không thểthiếu được đối với mỗi người chúng ta Ở mọi lứa tuổi, từ sơ sinh đến trưởngthành, từ thanh niên đến người cao tuổi, ít nhiều cũng gắn đời mình với một

vài Trò chơi Trò chơi tạo nên sự vui tươi, thân mật và đoàn kết

Hướng đến mục tiêu “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, việc đưa trò chơi vào trong một số môn học mang nhiều ý nghĩa thiết

thực Nó không chỉ góp phần rèn luyện sức khỏe, kỹ năng ứng xử hợp lý vớicác tình huống trong cuộc sống, thói quen và kỹ năng làm việc, sinh hoạttheo nhóm mà còn giúp học sinh rèn khả năng ứng xử văn hóa, không sa vàonhững trò chơi bạo lực, vô bổ đang tràn lan và các tệ nạn xã hội

Đối với bộ môn Thể dục là dạy thể chất trong nhà trường nhằm bảo vệ

và nâng cao sức khoẻ cho học sinh, đồng thời khơi dậy, nuôi dưỡng và pháttriển các tố chất thể lực Qua đó, giúp các em có thói quen tập luyện ở giađình và ngoài nhà trường, tạo cho các em có nếp sống lành mạnh, có sứckhoẻ tốt để học tập và lao động Góp phần cùng với các bộ môn khác hoànthành nhiệm vụ là giáo dục và tạo ra sản phẩm là những con người phát triểntoàn diện cả về Đức -Trí - Thể - Mỹ

Trang 3

Có nhiều phương pháp dạy thể dục đạt hiệu quả cao, trong đó có việc

sử dụng trò chơi thi đấu trong các giờ học Trong những năm gần đây, việcđổi mới phương pháp dạy học liên tục được đề cập và áp dụng ở tất cả cáckhối lớp, tất cả các bộ môn cùng với việc thay đổi nội dung sách giáo khoa.Thì trò chơi thi đấu được coi là phương tiện, phương pháp nhằm phát huytính tích cực của học sinh trong các giờ học

Thực tế dạy học cho thấy, nhiều trò chơi đã được giáo viên tổ chứctrong các tiết thể dục Không thể phủ nhận sự thành công của nhiều giáoviên trong việc tổ chức song vẫn còn nhiều giáo viên hạn chế về phươngpháp tổ chức dẫn đến học sinh nhàm chán, không hứng thú

Chính vì những lí do trên mà tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: "Kinh

nghiệm tổ chức hiệu quả một số trò chơi thi đấu trong dạy - học Thể dục lớp 8" để thực hiện và trao đổi với các bạn đồng nghiệp

III Phạm vi và đối tượng nghiên cứu.

- Phạm vi nghiên cứu: Các phương pháp tổ chức có hiệu quả một sốtrò chơi thi đấu trong dạy - học Thể dục 8

- Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối lớp 8

IV Mục tiêu nghiên cứu.

- Nghiên cứu có hệ thống chương trình và lí luận dạy học Thể dục bậctrung học cơ sở trong đó tập trung vào môn Thể dục 8

- Từ đó, nghiên cứu thực nghiệm và đề xuất một số phương pháp tổchức trò chơi thi đấu trong dạy học Thể dục 8 Góp phần nâng cao hứng thúhọc tập cho học sinh nói riêng và chất lượng bộ môn nói chung

- Tạo tiền đề tiếp tục nghiên cứu áp dụng ở các lớp 6, 7, 9 trong môn Thểdục

V Phương pháp nghiên cứu.

Trang 4

Để thực hiện nghiên cứu đề tài này, tôi tiến hành áp dụng những phương phápsau:

- Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu, đọc tài liệu, giáo trình có liênquan đến vấn đề Sau đó phân tích, tổng hợp, so sánh để rút ra những vấn đề

lý luận có tính chất định hướng làm cơ sở để giải quyết vấn đề, nhiệm vụ nghiêncứu

- Phương pháp điều tra: Tìm hiểu thực trạng dạy và học của giáo viên

và học sinh trong trường, trong đơn vị bạn Cụ thể về việc thực hành kỹthuật thi đấu nhằm phát hiện các vấn đề cần giải quyết, xác định tính phổbiến, nguyên nhân, chuẩn bị cho các bước nghiên cứu tiếp theo

- Phương pháp đàm thoại: Trao đổi với đồng nghiệp về những thuậnlợi và những khó khăn trong việc dạy Thể dục lớp 8 hiện nay Đặc biệttrong việc tổ chức trò chơi thi đấu ở môn Thể dục Trao đổi với học sinh vềnguyện vọng, đề xuất trong môn học

- Phương pháp quan sát: Quan sát ý thức, hứng thú học tập, việc thamgia trò chơi của học sinh qua tiết học Thể dục của học sinh lớp 8 trong nhàtrường

- Phương pháp thực nghiệm: Thực nghiệm một số tiết dạy của bảnthân ở các lớp khác nhau, của đồng nghiệp Kiểm tra khảo sát học sinh để rútkinh nghiệm và đánh giá kết quả thực hiện đề tài

VI Sơ lược một số điểm mới của đề tài nghiên cứu.

Xuất phát từ một số phương pháp tổ chức trò chơi thi đấu có ý nghĩakép trong việc gây hứng thú học tập cho học sinh và nâng cao chất lượngdạy học bộ môn, tôi nhận thấy:

- Tổ chức trò chơi thi đấu cho học sinh sẽ góp phần làm giàu vốn sống

và kinh nghiệm cho học sinh

Trang 5

- Giúp các em nhớ tên các trò chơi biết được cách chơi và luật chơicủa những trò chơi, vì vậy tăng khả năng ghi nhớ có chủ đích và khả năngtưởng tượng trong các hoạt động vui chơi Đồng thời, giúp học sinh pháttriển thể lực một cách nhẹ nhàng, hứng thú đồng thời gián tiếp rèn cho các

em một số kĩ thuật bổ trợ cho các hoạt động thể dục thể thao như: chạy bền,nhảy xa, nhảy cao,

- Phát huy một số yếu tố về trí lực như khả năng định hướng nhanh,nhanh trí, khéo léo, đồng thời nó còn là một điều kiện tốt để giáo dục phẩmchất đạo đức và nâng cao sự hứng thú học tập cho học sinh Qua đó, giúpcác em yêu thích thêm học bộ môn

Chính vì vậy, những nội dung được vận dụng trong "Kinh nghiệm tổ

chức hiệu quả một số trò chơi thi đấu trong dạy - học Thể dục lớp 8" được

coi là mới và có tính thiết thực trong dạy học bộ môn Thể dục

Trang 6

PHẦN 2 NỘI DUNG

I CƠ SỞ LÝ LUẬN.

1 Khái niệm trò chơi thi đấu.

Các trò chơi thi đấu là những hoạt động vận động chuyên biệt do conngười sáng tạo ra một cách có ý thức, có chủ định phù hợp với các quy luậtgiáo dục tố chất Đây là những hoạt động được phát triển dựa trên những kĩnăng vận động cơ bản của con người, những hoạt động trong lao động hìnhthành những bài tập tự nhiên (đi, chạy, nhảy, ném, leo, trèo, )

2 Đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 8.

Trò chơi thi đấu rất phong phú và đa dạng, vì thế không hẵn trò chơinào cũng phù hợp học sinh lớp 8 Vì thế, khi lựa chọn trò chơi thi đấu giáoviên phải có sự cân nhắc và lựa chọn những trò chơi đơn giản, dễ hiểu và dễnhớ đối với các em Bên cạnh đó, khả năng nhận thức của học sinh ở giaiđoạn này vẫn còn hạn chế Chính vì thế, để tổ chức các trò chơi có hiệu quả,giáo viên cần phải chú ý đến đặc điểm tâm - sinh lí của các em, cụ thể nhưsau:

a Đặc điểm tâm lí.

Ở lứa tuổi học sinh lớp 8 (14- 15 tuổi) do quá trình trao đổi chất diễn

ra mạnh mẽ, tốc độ phát triển thể lực tăng nhanh nhu cầu hiểu biết lớn nêncác em rất hiếu động, sôi nổi hăng hái trong nhiều lĩnh vực hoạt động Tronghoạt động thể dục thể thao các em rất thích thi đua

Ở tuối này, các em rất năng động sẵn sàng đi vào lĩnh vực tri thức yêuthích của mình do vậy giảng dạy thể dục thể thao cũng như các môn họckhác sẽ tạo cho các em hiểu được ý nghĩa, vai trò của thể dục thể thao đốivới cá nhân và xã hội Giúp các em tự giác tích cực tập luyện trong các giờchính khóa và các hoạt động ngoại khoá, do đó khi giảng dạy giáo viên phải

Trang 7

biết vận dụng linh hoạt các trò chơi tạo ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự nảy sinh

và phát triển hứng thú của các em với việc học của môn thể dục

Các em rất thích hoạt động thi đấu các môn thể thao khác nhau vàthường quan tâm đến các sự kiện thể thao xảy ra trong nhà trường hoặc xãhội xung quanh và buồn khi đội mình bị thua, vui khi đội mình thắng Lứatuổi này cảm xúc cũng diễn ra tương đối mạnh mẽ nên các em dễ bị kíchđộng kém tự chủ nhưng các em lại có những mối quan hệ bạn bè thân thiết,gần gũi nhau trên cơ sở có cùng chung hứng thú cùng thống nhất trong mộthoạt động nào đó như đá bóng hoặc chơi trò chơi và các em qua đó tạo nêncác nhóm bạn thân thiết hàng ngày

Học sinh lớp 8 là tuổi quá độ nên cũng là giai đoạn rất sinh động, các

em phát triển đặc biệt mạnh mẽ linh hoạt toàn bộ nhân cách của mình đangphát triển Vì vậy trong cá tính của của em có rất nhiều cái chưa vững chắc

và mong muốn thử sức mình theo các phương pháp khác nhau chính vì vậynhân cách của các em phức tạp hơn và nhiều mâu thuẫn hơn so với lứa tuổitiểu học Do vậy cần phải thường xuyên giáo dục cho phù hợp ttrên cơ sở tổchức các trò chơi để phát huy tính sáng tạo biết điều chỉnh và tạo điều kiệnphát triển tốt các khả năng về năng lực của các em

b Đặc điểm sinh lí.

- Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi này bộ não đang thời kì hoàn chỉnh do đó

hoạt động của thần kinh chưa ổn định, hưng phấn chiếm ưu thế vì vậy khihọc tập các em dễ tập trung tư tưởng, nhưng nếu thời gian kéo dài nội dungnghèo nàn, hình thức hoạt động đơn điệu thần kinh sẽ nhanh chóng mệt mỏi

và dễ phân tán sức chú ý Do vậy cần tăng cường hoạt động ngoại khóa bằngcác trò chơi thi đấu để làm phong phú khả năng hoạt động và phát triền các

tố chất thể lực một cách toàn diện

- Hệ vận động:

Trang 8

+ Hệ xương: Hệ xương đang trong giai đoạn phát triền mạnh về chiềudài do vậy giáo dục thể chất có tác dụng tốt đến việc phát triển của hệ xươngnhưng phải chú ý đến tư thế, sự đối xứng các hoạt động để tránh sự sai lệchcủa xương và kìm hãm sự phát triển của chiều dài Đặc biệt đối với các emgái xương chậu chưa phát triển toàn diện nên có thể bị lệch lạc nếu quá trìnhhoạt động không hợp lí.

+ Hệ cơ: Hệ cơ của các em phát triển chậm hơn so với hệ xương, hệ

cơ chủ yếu phát triển về chiều dài tiết diện cơ nhỏ Do sự phát triển khôngđồng bộ thiếu cân đối nên các em không phát huy được sức mạnh và chóngmệt mỏi

- Hệ tuần hoàn: Tim phát triển nhanh hơn so với sự phát triển của

mạch Sức co bóp còn yếu, sự điều hoà hoạt động của tim chưa ổn định khihoạt động quá nhiều quá căng thẳng thì nhanh chóng bị mệt mỏi Vì vậytham gia các trò chơi thi đấu sẽ ảnh hưởng tốt đến hoạt động của hệ tuầnhoàn, sự hoạt động của tim dần được thích ứng và có khả năng thích ứng vớikhối lượng lớn sau này Nhưng trong quá trình tập luyện thể dục thể thaocần đảm bảo nguyên tắc vừa sức và nguyên tắc tăng dần tránh hoạt động quásức và đột ngột

- Hệ hô hấp: Phổi của các em phát triển chưa toàn diện, phế nang còn

nhỏ, hệ cơ hô hấp chưa phát triển, dung lượng phổi còn nhỏ Vì vậy khi tham gia trò chơi thi đấu các em thở nhiều thở nhanh chóng mệt mỏi Cho nên việc tổ chức các trò chơi thi đấu cho các em không những phải toàn diện

mà còn phải biết chú ý đến sự phát triển các cơ hô hấp do đó cần hướng dẫn các em biết cách thở đúng trong hoạt động Như vậy mới có thể làm việc và hoạt động được lâu và hiệu quả

II THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ.

Trang 9

1 Điều tra thực trạng tổ chức trò chơi thi đấu trong dạy học Thể dục 8 hiện nay.

a Qua trao đổi, dự giờ của giáo viên.

Để điều tra thực trạng của vấn đề nghiên cứu, tôi tiến hành dự giờthăm lớp của các bạn động nghiệp Từ việc dự giờ trên, tôi nhận thấy:

Những điểm tích cực:

- Đối với học sinh, đa số các em thích được chơi và muốn được khẳngđịnh mình trước tập thể

- Đối với giáo viên, ngày càng được nâng cao trình độ về chuyên môn

và nghiệp vụ qua việc tự học và học qua kinh nghiệm của đồng nghiệp, quacác kênh thông tin Nhiều tiết dạy học Thể dục đã tổ chức thành công các tròchơi gây được hứng thú học tập cho học sinh đồng thời góp phần hỗ trợnâng cao chất lượng bài học

- Nhà trường ngày càng có sự quan tâm, đầu tư về cơ sở vật chất nhưdụng cụ dạy và học, sân chơi bãi tập ngày càng có hướng mở rộng tạođiều kiện thuận lợi cho việc tổ chức dạy học Thể dục nói chung và các tròchơi trong môn Thể dục nói riêng

Những hạn chế, tồn tại:

- Kiểm tra đánh giá bằng nhận xét Đ, CĐ chưa làm cho những họcsinh có ham muốn học bộ môn thể dục, và làm cho một số học sinh có năngkhiếu về bộ môn thể dục không có được điểm cộng vào điểm trung bình cácmôn học Tìm kiếm học sinh có tố chất khó hơn Học sinh không có tínhganh đua để thể hiện hết khả năng của mình

- Khi giáo viên hướng dẫn các kĩ thuật nhảy cao, nhảy xa, một số íthọc sinh có thể thực hiện được ngay còn đa số các em phải thông qua các tròchơi thi đấu để tập và rèn các kĩ thuật trên

- Việc tổ chức trò chơi thi đấu cũng được một số giáo viên quan tâm

Trang 10

và đưa vào bài giảng của mình nhằm gây hứng thú học tập cho học sinh Tuynhiên, trong quá trình tổ chức trò chơi thi đấu giáo viên vẫn còn lúng túng,

áp dụng phương pháp còn chưa linh hoạt dẫn đến việc trò chơi thi đấu chưahay, chưa cuốn hút học sinh

- Với học sinh, một số em thể lực còn hạn chế, tính hoà đồng chưacao, còn nhút nhát, một số em tính kỉ luật chưa tốt thậm trí không muốntham gia chơi hoặc có chơi thì không nhiệt tình làm ảnh hưởng tới tinh thầnthi đấu của đội và có thể gây mất an toàn khi chơi thi đấu

- Bộ môn thể dục trong nhà trường có quan tâm nhưng chưa chútrọng, một số học sinh còn xem nhẹ môn Thể dục

- Một số trường trung học cơ sở có điều kiện sân bãi và cơ sở vật chấtchưa đảm bảo để phục vụ dạy học bộ môn Thể dục

b Điều tra hứng thú học tập của học sinh.

Để tìm hiểu về những nguyên nhân khiến học sinh thiếu tích cực tựgiác trong học tập bộ môn và các kĩ năng như nhảy cao, nhảy xa, némbóng chưa tốt, tôi đã điều tra hứng thú học tập của học sinh thông qua cácmẫu phiếu sau:

PHIẾU PHỎNG VẤN

(Dành cho HS)

1 Ý kiến chung về sự yêu thích tính tự giác, tích cựccủa học sinh trong giờ học đối với môn Thể dục:

1 - Em có thích học môn thể dục không ? Vì sao ?

a Yêu thích môn học này b Giáo viên dạy nhiệt tình

c Học tốt môn này d Không thích học

2 Có chuẩn bị trang phục, dụng cụ đầy đủ để học môn thể dục?

Trang 11

a Có b Không3- Em có thường xuyên tham gia các phong trào thể dục thể thao của lớp, củatrường không?

Trang 12

2 Những hạn chế làm giảm sự yêu thích, sự tích cực của học sinh trong giờ học thể dục.

1 Không hứng thú trong tập luyện vì ?

a Không có đủ dụng cụ tập

luyện

b Giáo viên giảng dạy chưa nhiệt tình

c Chưa hiểu rõ nội dung tập d Nhiều kĩ thuật khó cần

rèn luyện qua các trò chơi

2 Những điều kiện hạn chế sự tích cực trong giờ học

a Điều kiện sân bãi, dụng cụ

b Hình thức tổ chức các hoạt động của giáo viên còn nghèo nàn

c Điều kiện thời tiết d Điều kiện sức khoẻ

3 Theo em để học tốt môn thể dục em sẽ tập luyện như thế nào? Có áp dụng những phương pháp thày cô đã hướng dẫn không?

Xin chân thành cám ơn sự hợp tác của các em học sinh!

KẾT QUẢ ĐIỀU TRA CỦA 60 HỌC SINH KHỐI 8 TRƯỜNG THCS

QUA PHIẾU PHỎNG VẤN

STT Nội dung câu hỏi Số HS đồng ý Số HS không

đồng ý

Trang 13

Số lượng Tỷ lệ %

Số lượng

Thường xuyên chơi các trò

chơi thi đấu để tập luyện, chơi

Trang 14

3 Chạy bền 25% 75% 27% 73%

4 Ném bóng

III Các biện pháp tổ chức trò chơi thi đấu trong dạy học Thể dục.

1 Bản chất của phương pháp trò chơi

Như chúng ta đã biết, xét về bản chất, phương pháp trò chơi (dù dướihình thức nào như trò chơi thi đấu và trò chơi dân gian) đều có tác dụng làmcho học sinh hưng phấn và hào hứng luyện tập, qua đó phát huy được tối đanăng lực vận động của học sinh và đánh giá khách quan kết quả học tập vàrèn luyện của học sinh Trong các giờ học thể dục, trò chơi được coi như làmột phương pháp tập luyện có định mức về lượng vận động, khi chơi ngườihọc phải tuân theo các quy định bắt buộc của trò chơi, cố gắng ganh đuamang thắng lợi về cho bản thân và nhóm của mình qua đó làm nóng cơ thểnếu trò chơi được sử dụng để khởi động, nâng cao được sức khỏe, phát triểncác tố chất thể lực nếu trò chơi được sử dụng thay thế trong nội dung chínhcủa buổi học và có thể mang tính chất thả lỏng sau một buổi học tập căngthẳng nếu trò chơi được tổ chức vào cuối buổi học

2 Quy trình thực hiện trò chơi trong dạy học Thể dục.

Phương pháp trò chơi thi đấu được sử dụng như một phương tiện làmnóng cơ thể (khởi động), hồi tĩnh, thư giãn (sau phần cơ bản) phát triển các

tố chất chung của người học

Có thể thực hiện phương pháp trò chơi theo quy trình sau:

Bước 1 Giáo viên căn cứ vào mục tiêu để lựa chọn trò chơi

Bước 2 Nêu tên, mục đích trò chơi, phổ biến cách chơi và luật chơi.Bước 3 Cho học sinh chơi thử

Trang 15

Bước 4 Phân chia thành các nhóm trò chơi, các nhóm tự cử nhómtrưởng hoặc giáo viên phân công nhóm trưởng và tổ chức chơi giữa cácnhóm với nhau.

Bước 5 Tổ chức cho học sinh tiến hành chơi Tuyên bố kết quả saumỗi lần chơi

Bước 6 Nhận xét học sinh chơi, kết luận đội thắng cuộc

3 Một số lưu ý khi đưa phương pháp tổ chức trò chơi thi đấu vào dạy- học Thể dục 8.

- Giáo viên cần nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí của học sinh lớp 8

là lứa tuổi nhạy cảm, hiếu động có những thay đổi về mặt thể chất nên một

số em ngại vận động đồng thời cho rằng mình đã lớn nên ít tỏ ra hào hứngvới các trò chơi

- Giáo viên cần yêu cầu học sinh tích cực tham gia trò chơi và có biệnpháp điều chỉnh lượng vận động hợp lí trong khi học sinh chơi

- Tổ chức trò chơi trên cơ sở chủ đề có hình ảnh hoặc là những quyđịnh nhất định để đạt mục đích nào đó trong điều kiện và tình huống luônthay đổi và thay đổi đột ngột

- Tính đa dạng của các cách thức đạt mục đích và hoạt động tổng hợpdựa trên cơ sở các hoạt động vận động: đi, chạy, nhảy, nhào lộn (cho các emchơi các trò chơi: bay giống chim, nhảy như thỏ, chạy như ngựa phi )

- Trò chơi là hoạt động độc lập rộng rãi có yêu cầu cao về mưu trí,sáng tạo vận động, khéo léo của người chơi

- Xây dựng mối quan hệ căng thẳng giữa cá nhân với cá nhân, giữnhóm người này với nhóm người khác, tạo cảm xúc mạnh mẽ, qua đó thểhiện rõ cá tính của người chơi

- Giáo viên nên sử dụng phương pháp trò chơi vận động nhiều hơntrong những nội dung phát triển thể lực Cần lưu ý chọn địa điểm tổ chức

Trang 16

sao cho không ảnh hưởng đến các lớp học khác, nên sử dụng phương pháp nàythường xuyên.

4 Phương pháp tổ chức trò chơi thi đấu dạy- học Thể dục 8.

Tổ chức trò chơi thi đấu trong dạy học thể dục là vấn đề vô cùng quantrọng Để tổ chức được trò chơi thi đấu hiệu quả và có chất lượng cao, khâuđầu tiên của giáo viên phải chuẩn bị cho mình một cách chu đáo về mọi mặt

4.1 Công tác chuẩn bị.

a Giáo viên.

- Luôn tự học hỏi để không ngừng nâng cao trình độ về chuyên môn

và nghiệp vụ của bản thân

- Phải tìm hiểu để biết nhiều loại trò chơi kể cả các trò chơi dân gian.Biết cách tổ chức và phân loại được các trò chơi thi đấu và sẵn sàng đưa vào

sử dụng chơi trong các giờ dạy một cách hợp lý và phù hợp với mọi dung,mục tiêu của giờ dạy

- Tìm hiểu và nắm vững đặc điểm học sinh lớp mình phụ trách cả vềtình trạng sức khoẻ lẫn tâm sinh lý để đưa lượng trò chơi vào một cách vừasức và đạt hiệu quả

- Xây dựng đội ngũ cán sự lớp vững vàng từ tổ, nhóm Đây là đội ngũgiúp giáo viên khi tổ chức chơi rất quan trọng, nhất là khi chia đội hoặc làmtrọng tài khi thi đấu, và làm công tác tự quản tự tổ chức chơi khi cần thiết

Do đó phải chọn những em có sức khoẻ, có uy tín, tinh thần tráchnhiệm cao, gương mẫu thực hiện các công việc được giao

- Chuẩn bị cơ sở vật chất: Luôn phân công cho những học sinh làmnhiệm vụ trực ban cùng với giáo viên chuẩn bị tốt sân chơi bãi tập và dụng

cụ phục vụ cho giờ học một cách đầy đủ, chu đáo trước giờ học

- Thiết kế bài giảng, bài dạy phải được thiết kế qua giáo án một cách

cụ thể rõ ràng từng nội dung chơi, mục tiêu cần đạt của trò chơi phù hợp với

Trang 17

quỹ thời gian cho phép, phù hợp với đối tượng học sinh, với điều kiện sânbãi, dụng cụ của nhà trường và cuối cùng là đạt được mục tiêu của giờ dạy

đề ra

b Học sinh.

- Luôn nhắc nhở học sinh có sự chuẩn bị tốt về trang phục gọn gàng,

đi giầy tập đủ

- Có tinh thần, thái độ đúng đắn, chấp hành nghiêm các quy định và

kỷ luật chơi, khi tham gia thi đấu phải nhiệt tình Có như vậy khi tổ chứcchơi và thi đấu mới thành công

=> Sau khi tìm hiểu nội dung và cách thức tổ chức một số trò chơi,tôi phân chia thành hai loại trò chơi thi đấu chính như sau:

4 2 Phân loại các trò chơi.

a Các trò chơi tĩnh hoặc ít di chuyển, vận động

Đây thường là các trò chơi dân gian ít dùng đến yếu tố về thể lực,hoặc có lượng vận động cơ bắp ít Các loại trò chơi thi đấu này nhằm rènluyện trí tuệ như tính phản xạ nhanh nhẹn, khéo léo, óc sáng tạo khi giảiquyết các tình huống Rèn trí nhớ, tư duy lôgich, tinh thần phối hợp trongtập thể Ví dụ:

* Trò chơi:" Tiếp âm"

- Chuẩn bị: Chia lớp thành 2 đến 3 đội

Trang 18

- Cách chơi: Giáo viên đưa ra 1 từ các đội lần lượt điền tiếp âm hoặc

từ có nghĩa và không trùng nhau, không lặp lại Đội nào đến lượt mà khôngđưa được âm, từ có nghĩa tiếp theo, đội đó bị loại khỏi cuộc chơi, cứ nhưvậy đội nào còn cuối cùng sẽ thắng cuộc

* Trò chơi:" Tìm bạn mất tích"

- Chuẩn bị: Cả lớp đứng thành 3 hoặc 4 hàng ngang

- Cách chơi: Người chỉ huy hoặc giáo viên gọi 1 hoặc 2 em bước lênkhỏi hàng, và quan sát cả lớp trong 3 giây rồi nhắm mắt lại, giáo viên chỉ 1bạn bất kỳ trong hàng ngồi xuống ẩn sau hàng rồi cho 2 em mở mắt ra quansát lớp tìm ra người không có trong hàng, trong vòng 10 giây nếu không tìmthấy coi như thua cuộc Cứ như vậy giáo viên đổi người lên tìm bạn mấttích

* Trò chơi: "Ném vòng vào cổ chai"

- Chuẩn bị: 5 - 10 chiếc vòng nhựa đeo tay của trẻ em hoặc vòng tre,mây, có đường kính từ 5 - 10cm, trọng lượng từ 50g - 150g, 3 - 5 chiếc vỏchai xếp thành hàng ngang hoặc hàng dọc, kẻ một vạch giới hạn cách đích(chai) 1,5 - 3m

Trang 19

- Cách chơi: Lần lượt từng người vào đứng ở vạch giới hạn, cầm 5chiếc vòng nén lần lượt vào đích sao cho vòng móc vào cổ chai Người cónhiều vòng ném móc được vào cổ chai là thắng cuộc.

Hình ảnh minh họa trò chơi" Ném vòng vào cổ chai"

=> Các loại trò chơi này thường được áp dụng chơi nhiều ở các buổisinh hoạt tập thể, các giờ thể dục gặp thời tiết không thuận lợi cho việc thựchành ngoài trời hay sân bãi chật hẹp

b Các trò chơi vận động:

Đây là các trò chơi mà khi chơi ít nhiều đều dùng đến sự vận động của

cơ bắp, có sự hao tổn thể lực và thường đuợc sử dụng rộng rãi, đan xentrong các nội dung của các giờ dạy thể dục, thực hành ngoài trời

Các loại trò chơi này luôn được đưa vào trong giờ nhằm tăng cường

và bổ trợ cho các kĩ năng, kĩ thuật, động tác Đặc biệt là có tác dụng đến sựphát triển các tố chất vận động như sức nhanh, sức mạnh, sức bền và sựkhéo léo rất có ý nghĩa cho việc phát triển thể lực nói chung

Mỗi trò chơi đều có tính chất và tác dụng riêng của nó Cho nên để

đ-ưa vào phù hợp với nội dung và yêu cầu của từng bài dạy, tôi chia thành cácnhóm trò chơi như sau:

Trang 20

b1 Nhóm trò chơi phát triển chung

Đây là các trò chơi có lượng vận động vừa phải, khi chơi không mangnhiều tính ganh đua và thường ít chia thành đội thi đấu, thường được đưavào phần mở đầu và kết thúc của giờ học nhằm chuyển trạng thái cơ thể củahọc sinh từ trạng thái hoạt động bình thường sang trạng thái vận động ởphần mở đầu để tạo hưng phấn, đưa việc học tập phần cơ bản vào luyện tậpmột cách nhẹ nhàng tránh sự căng thẳng để các em luyện tập, tiếp thu những

kĩ thuật, động tác một cách thoải mái Các trò chơi đưa vào phần này như:

* Trò chơi:" Tìm người chỉ huy"

- Chuẩn bị: Cả lớp xếp thành vòng tròn

- Cách chơi: Giáo viên đứng ở giữa cử 1 bạn bất kỳ ra đứng chỗ giáoviên rồi nhắm mắt lại, giáo vên bí mật chỉ 1 em trong hàng làm chỉ huy cótrách nhiệm thực hiện và bắt điệu các động tác cho cả lớp làm theo một cách

bí mật Em ở trong vòng tròn mở mắt và làm nhiệm vụ tìm ra người chỉ huy.Trong 3 lần chỉ nếu đúng thì người chỉ huy phải ra đổi thành người tìm Nếukhông chỉ đúng thì giáo viên cử bất kỳ em nào đó làm thay 2 vị trí trên và tròchơi tiếp tục

* Trò chơi: " Tìm tổ ấm"

- Chuẩn bị: Cả lớp đứng thành 1 vòng tròn

- Cách chơi: Giáo viên hoặc người chỉ huy đứng ở giữa Khi có lệnhcủa giáo viên hoặc người chỉ huy, tất cả học sinh chạy nhẹ nhàng, vừa chạyvừa hát hoặc vỗ tay, bất ngờ giáo viên hoặc chỉ huy hô tổ 4 hoặc 5 người thìcác em nhanh chóng giãn ra tìm bạn theo tổ 4 hoặc 5 người Cuối cùng aithừa ra phải chạy lò cò quanh vòng tròn

=> Ngoài ra còn một số trò chơi như: Tình bạn keo sơn, người thừathứ ba, mèo đuổi chuột, chim rũ lông, làm theo tín hiệu, trái ngược Cáctrò chơi này có thể đưa vào phần cuối giờ học nhằm đưa trạng thái cơ thể hồi

Ngày đăng: 07/01/2019, 20:31

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w