1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Sang kien kinh nghiem nâng cao hiệu quả ứng dụng công nghệ thông tin trong dạy học sinh học 9 giáo án khác nguyễn tuấn anh

13 713 1
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 3,23 MB

Nội dung

Trang 1

PHAN I: MO DAU

I LY DO CHON DE TAI

Cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình giáo dục là xu thế tất yếu Hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, các trang

thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo đục đó được khẳng định trong thực tế, nhất

là khả năng làm cho bài giảng trở nên sinh động, giáo viên có thê định hướng học sinh tiếp cận với một nguồn tri thức phong phú

Chương trình Sinh học 9 - THCS nghiên cứu về những quá trình phức tạp diễn ra ở cấp độ phân tử hay cấp độ tế bào mà bằng mắt thường ta không thể quan sát được Nên

khi học về những kiến thức này học sinh thường mơ hồ và không thê hiểu bài một cách

rõ ràng, chắc chắn được Rất dễ dẫn đến sự nhàm chán và gây cảm giác ngại học ở học sinh

Qua một số năm công tác, học hỏi và rút kinh nghiệm tôi đã cố gắng khắc phục

tình trạng trên dé hoc sinh tim lai hứng thú học tập và đem lại hiệu quả cao hơn trong quá

trình dạy học Những kinh nghiệm đó của tôi được thể hiện qua đề tài "Nâng cao hiệu qua ung dụng công nghệ thông tín trong dạy học sinh học 9"

Trong phạm vi SKKN này, tôi chỉ xin đưa ra một vài giải pháp và biện pháp dạy học Sinh học ở trường THCS để nâng cao hiệu quả việc sử dụng CNTT vào tiết dạy

I PHẠM VI NGHIÊN CỨU 1 Phạm vỉ nghiên cứu

Trường PTDTBT TH&THCS Tả Lủng - Tả Lủng - Đồng Văn - Hà Giang 2 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu là giáo viên và học sinh lớp 9 của trường PTDTBT TH&THCS Tả Ling

II MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

- Nâng cao phương pháp giảng dạy cho giáo viên trong việc ứng dụng CNTT vào

tiết dạy, từ đó nâng cao chất lượng dạy và học

- Tạo cơ sở cho việc giáo viên vận dụng CNÏTTT vào từng bài giảng dạy và học tập bộ môn sinh học đạt kết quả cao

- Phát huy được tính tự giác, tích cực và tự lực, tính chủ động sáng tạo Học sinh

tự tìm kiến thức dưới sự tổ chức và chỉ đạo của giáo viên, kiến thức thu được sẽ trở thành

tài sản của các em

IV DIEM MOI TRONG KET QUA NGHIEN CỨU

Từ khi tôi áp dụng đề tài này vào trong thực tiễn giảng đạy (bắt đầu từ tiết 16 học

ky I nam hoc 2014 - 2015) thì tôi thấy kết quá có chuyên biến, chất lượng bộ môn được

nâng lên Số học sinh mà tôi dạy ngày càng yêu thích học môn Sinh học hơn Các em bắt đầu có nhu cầu muốn sử dụng máy tính và thích học những tiết có ứng dụng CNTT hơn,

đặc biệt là học sinh đã biết chuẩn bị bài ở nhà, biết hỏi cách làm các bài tập sinh học, hay

thao tác sử dụng máy tính Mặc dù chỉ là một sỐ em, nhưng đó là một tín hiệu đẳng

mừng không chỉ cho riêng bản thân tôi mà kế cả những đồng nghiệp của tôi PHAN II: NOI DUNG

I, CO SO LY LUAN KHOA HOC

Trang 2

Việc ứng dụng CNTT trong dạy học là một phương pháp hay nhất và hữu hiệu nhất trong giai đoạn giáo dục hiện nay nhất là đối với các vùng sâu vùng xa, vùng miền núi và những vùng có điều kiện khó khăn như huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang

Sự ra đời của phương pháp dạy học mới bao giờ cũng gặp những khó khăn, đòi hỏi phải có ý chí và quyết tâm tìm tòi, thử nghiệm với những bước đi vững chắc mới có thể đạt hiệu quá cao.Áp dụng phương pháp giảng dạy bang công nghệ thông tin đòi hỏi giáo viên phải dành nhiều thời gian đầu tư vào mỗi bài dạy Từng bước áp dụng các phương tiện hiện đại như máy chiếu đa năng, đầu Ptojector, băng hình, tranh ảnh vào trong giảng dạy các môn, đó là con đường hữu hiệu, có tác dụng tăng hiệu quả tiết học lên gấp đôi

II CƠ SỞ THỰC TIEN

1 Thực trạng chung

Hiện nay việc áp dụng và đưa CNTT vào giảng dạy ở các trường trên địa bàn Huyện Đồng Văn còn gặp rất nhiều khó khăn như:

- Các trường còn chưa có phòng máy cố định riêng, vì vậy khi giảng dạy giáo viên

phải mat rất nhiều thời gian để lắp các thiết bị

- Phần lớn các giáo viên ngại sử dụng bài giảng điện tử vì cho rang mat nhiều thời gian để chuẩn bị một bài giảng Việc thực hiện bài giảng một cách công phu bằng các dẫn chứng sông động trên màn chiếu (slide) là một điều không phải dễ dàng với nhiều giáo viên Để có một bài giảng như thế đòi hỏi phải mất nhiều thời gian chuẩn bị Khi đã có bài giảng thì giáo viên thường trình chiếu nội dung bài dạy suốt cả tiết học làm cho học sinh mỏi mắt, đưa vào tình trạng mệt mỏi, kém tích cực, không thích hợp với phương pháp dạy học tích cực hiện nay Có một số nội dung không nhất thiết phải trình chiếu cũng thể hiện lên Chưa chắt lọc được phần kiến thức, hay bố trí các Slide cho khoa học hợp lý Thêm vào đó là kiến thức về CNTT, cách soạn một bài biảng điện tử hay việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào tiết đạy của giáo viên còn hạn chế

- Học sinh chưa được tiếp xúc và sử dụng máy tính và mạng Internet nhiều

Chính vì những khó khăn trên mà các giáo viên chỉ soạn, giảng có ứng dụng CNTT khi có nhu cầu Tức là chỉ có thao giảng, thì mới sử dụng và việc làm này chỉ mang tính chất đối phó Tình trạng này tương đối phổ biến trong các trường trên địa bàn Huyện

2 Thực trạng cụ thể

Nhìn chung các tiết dạy học sinh học có ứng dụng CNTT hiện nay còn mang tính chất hình thức hoặc quá lạm dụng dẫn đến kết quả của tiết học chưa cao Điều đó phụ thuộc vào rất nhiều nguyên nhân chủ quan và khách quan song có lẽ nguyên nhân chính ở

đây là giáo viên chưa có day đủ những điều kiện cần thiết để tiếp cận với phương pháp

dạy học hiện đại, chưa có kinh nghiệm soạn bài giảng điện tử hay khai thác CNTT dé đưa vào giảng đạy có hiệu quả Mặt khác đó là việc học sinh còn chưa được tiếp cận với máy tinh, Internet hay CNTT nhiéu nén cũng dẫn đến hiện trạng như vậy

HI CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

Việc áp dụng và đưa CNTT vào giảng dạy không còn là vẫn đề mới mẻ, tuy nhiên để việc sử dụng có hiệu quả và đem lại kết quả cao thì không đơn giản Muốn vậy ta cần phải có giải pháp và biện pháp bài bản để từng bước đưa CNTT vào giảng dạy có hiệu

quả gây được hứng thú học tập với học sinh Vì vậy tôi mạnh dạn đưa ra các giải pháp và

biện pháp thực hiện đối với giáo viên và học sinh như sau: 1 Các giải pháp thực hiện

Trang 3

- Tham mưu cùng Tô chuyên môn va Ban giám hiệu, đề nghị các cấp quản lí giáo

dục tạo điều kiện trang bị những thiết bị cân thiết cho việc thực hiện bài giảng điện tử

(BGĐT) như máy tính, máy ‹ chiếu đa năng (Multimedia projector)

- Tô chức một số buổi học tập về cách sử dụng máy chiếu, thiết lập các hiệu ứng trong PowerPoint, khai thác mạng Internet cho giáo viên để họ có thê tự thiết kế bài giảng

điện tử cho mình

- Tìm hiểu và nghiên cứu thêm những kỹ năng cơ bản và nâng cao trong việc sử dụng bài giáng điện tử, khai thác mạng Internet để làm phong phú thêm tiết học cũng như những dạng bài tập khác nhau

- Thăm dò và đánh giá chất lượng học sinh sau giờ học dé nắm bắt được thực chất

chất lượng học tập của các em trong việc nâng cao hiệu quá áp dụng đề tài

Tôi nghĩ răng, với khả năng sư phạm vốn có cộng thêm một ít bồi dưỡng về kiến

thức tin học, các giáo viên hoàn toàn có thể thiết kế được bài giảng điện tử để thể hiện tốt

hơn phương pháp sư phạm, truyền đạt hết kiến thức trực tiếp lên màn chiếu, góp phân đôi mới phương pháp giảng dạy, phù hợp với mục tiêu ứng dụng CNTTT hiện nay

2 Các biện pháp cụ thể:

2.1 Biện pháp 1: Trang bị kiến thức:

Đây là bước đầu tiên vô cùng quan trọng bởi nó sẽ trang bị cho giáo viên những kiến thức cơ bản về CNTT để từ đó có thể lựa chọn hình thức để áp dụng vào bài giảng sao cho hiệu quả để làm được điều đó thì giáo viên cần phải:

- Biết sử dụng máy tính với các phần mềm Word, Excel và phần mềm PowerPoint hoặc Violet hay biên tập một đoạn video, cÌip

- Biết cách truy cập Internet để sưu tầm tư liệu - Biết lắp và sử dụng máy chiếu SANYO

Biết sử dụng máy tính ở mức độ soạn thảo thì đơn giản Tuy nhiên nếu chỉ có làm như thế thì chúng ta chưa thực sự thấy được sức mạnh của CNTT và cũng như một số phần mềm khác lúc đó có nghĩa chưa phát huy hiệu quả của phương pháp giảng dạy mới

này Đối với môn Sinh học bài giáng thường đi kèm với nhiều hình ảnh minh họa Chang

hạn bài “Đột biến gen” mô hình minh họa trên máy chiếu sẽ khiến học sinh dễ hình dung hơn thế nào là mất, thêm hay thế 1 cặp nucleotit; hoặc bài “Bệnh và tật di truyền” Ở người qua những hình ảnh sinh động trên màn hình có thê giúp học sinh đễ hiểu bài hơn so với việc chỉ mô tả băng ngôn ngữ nói

Với hình thức giảng dạy như thé, tôi tin rằng các em học sinh sẽ cảm nhận và khắc sâu, dễ hiểu về bài học, qua đó giáo viên khỏi mắt thời gian tìm tranh ảnh, không mất thời gian xóa bảng mà chỉ khắc sâu và mở rộng kiến thức cho học sinh

Bài giáng sau khi được thiết kế sẽ được trình chiếu lên màn hình thông qua đầu

chiếu SANYO Điều đó dù muốn hay không mỗi giáo viên buộc phải biết cách sử dụng nó Đây là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với giáo viên chỉ cần một vài thao tác lắp máy chiếu với Case của máy vỉ tính hoặc Laptop (máy tính xách tay) và điều chỉnh độ nét, độ lớn trên màn hình, lúc này giáo viên chắc hắn có một bài giảng chất lượng, học sinh sẽ có một tiết học thoải mái và sôi động nhưng không hắn giáo viên nào cũng biết cách sử dụng nó do vậy ta cần phải tăng cường bồi dưỡng kiến thức về CNTT cho giáo viên, đồng thời giáo viên phải biết tự học hỏi bạn bè đồng nghiệp để nâng cao khả năng của mình

Trang 4

2.2 Biện pháp 2: Trang bị những nguyên tắc cơ bản khi thiết lập một bài giảng điện tử (BGĐT)

Với những nội dung bài giảng, hình ảnh mình họa được đưa vào bài giảng, thao tác

cơ bản đòi hỏi người giáo viên phải nắm được, thiết lập được các hiệu ứng để làm sao

cho bài giảng được sinh động, mang lại không khí học tập sôi động và mới mẻ Vậy các

hiệu ứng đó là gì? Đó là các hoạt cảnh của các đối tượng (văn bản, hình ảnh, ) được

thiết lập có thứ tự, có thê là dòng chữ hay hình ảnh này xuất hiện trước dòng chữ hay

hình ảnh kia, hay có thể là dòng chữ hay hình ảnh này xuất hiện sang trái, dòng chữ hay

hình ảnh xuất hiện sang phải Chẳng hạn khi kiểm tra bài cũ, giáo viên đưa ra bài trắc

nghiệm A, B, C, D (học sinh chọn câu đúng) Giáo viên kiểm nghiệm kết quả trên màn

hình, như thế mới tiết kiệm được thời gian chép câu hỏi lên bảng, đồng thời tăng khả năng tư duy của học sinh Với đặc điểm này giáo viên tiết kiệm được thời gian viết nội dung lên bảng, nội dung hiển thị đến đâu giáo viên giáng đến đó, làm cho thời gian giảng bài nhiều hơn, logic hơn, học sinh hiểu bài sâu hơn

Một trong những khó khăn nhất của giáo viên khi soạn BGĐT là đây, bởi không phải giáo viên nào cũng am hiểu về máy tính, đặc biệt là làm cách nào để soạn được một bài PowerPoint cho hợp lý, sinh động để học sinh dễ hiểu thì theo tôi khi soạn giảng chúng ta nên chú ý các điểm sau:

a Thiết lập các Slide trên một bài giảng:

Qua các tiết dự giờ tôi thấy còn mang tư tưởng áp đặt những kiến thức vào bài giảng Có nghĩa là giáo viên nói những gì, giáng những gì, hỏi những gì đều thể hiện toàn bộ trong Slide Điều này hoàn toàn sai lầm vì như thế học sinh sẽ cho rằng giáo viên chỉ nói những điều trong sách, không mở rộng các kiến thức ngoài, gay cho hoc sinh sy nham chan Ngoai ra số lượng Slide lớn cũng là vẫn đề đáng ngại bởi nếu giáo viên không thực sự năm vững làm chủ được bài sẽ làm cho bài giảng bị rối từ đó ảnh hưởng tỚI Sự tiếp nhận kiến thức của học sinh

Chúng ta cần nhớ một điều: Slide (một trang màn hình của một phần mềm nào đó)

là nơi chỉ chứa tên bài học, các đề mục và các cụm từ “chốt” phục vụ cho bài giảng Tùy

theo từng môn học, chúng ta có thể bố sung các hình ảnh minh họa một cách hợp lý Việc đưa nội dung vào slide, giáo viên cũng nên lưu ý về số lượng Slide, số lượng

chữ, màu sắc, kích thước trên một Slide Giáo viên nên tóm tắt vẫn đề mình muốn trình

bày một cách rõ ràng, dễ hiểu đi sâu vào trọng tâm bài, nhìn vào Slide giáo viên có nhiệm vụ giải thích kĩ càng và mở rộng nó ra chứ không phải đọc các dòng chữ trên Slide

b Thiết lập tư liệu, hình ảnh, video, clip

Hình ảnh được đưa vào bài giảng phải đúng với yêu cầu của nội dung bài dạy, hình ảnh rõ ràng, sắc nét tránh những hình ảnh, tư liệu lòe loẹt không nhìn thấy rõ, hay quá

nhiều hình ảnh trong bài cũng dẫn tới việc khai thác thông tin hình ảnh bị hạn chế

Một số tiết dạy giáo viên muốn lôi cuỗn học sinh nhìn lên màn hình bằng cách thêm vào những hình động hấp dẫn, điều này là chúng ta đã sai lầm, học sinh chỉ cuốn hút bởi những hình ảnh mà không chú tâm vào nội dung, yêu cầu của câu hỏi đặt ra Cần nên tránh sử dụng hình động trong những hoạt động tìm hiểu kiến thức, chỉ được sử dụng trong những trò chơi học tập

Việc đưa video hay clip vào bài giảng cũng cần bố trí hợp lý, đúng trọng tâm tránh miên man, giáo viên nên chọn nhưng video, clip về những sự vật hiện tượng hay những điều mà các em chưa từng thấy, gặp hay nơi các em sinh sống không có như vậy mới tăng hiệu quả của video hay clip giáo viên đưa vào

Những tranh, ảnh hay đoạn phim minh họa dù hay nhưng mờ nhạt, không rõ ràng thì cũng không nên sử dụng vì không có tác dụng cung cấp thông tin xác định cho học

Trang 5

sinh cũng như ảnh hưởng đến việc tiếp nhận hình ảnh của học sinh dẫn đến kết quả không tốt như ta | mong muôn

e Về màu sắc của nên hình:

Màu sắc không lòe loẹt, đồ họa vui nhộn gay mat tap trung cho hoc sinh Cần tuân

thủ nguyên tắc tương phản, nếu thực sự không cân thiết thì nên sử dụng chế độ cơ bản (nền trắng chữ đen)

d Vé font chit và cỡ chữ:

+ Dùng các font chữ, khung, nền hợp lí (vd: nền màu trắng, màu xanh cho các dé mục có vai trò ngang nhau “cỡ chữ, kiểu chữ giống nhau)

+ Chỉ nên dùng các font chữ đậm, rõ và gọn (Arial, Tahoma, Time New Roman ) hạn chế dùng các font chữ có đuôi (VNI-times ) vì dễ mắt nét khi trình chiếu

+ Giáo viên thường muốn chứa thật nhiều thông tin trên một slide nên hay có khuynh hướng dùng cỡ chữ nhỏ Điều đó là sai lầm bởi trong một lớp học như vậy thì ta không nên để chữ quá nhỏ, chúng ta nên chọn cỡ chữ từ 28 trở lên là hợp lý nó vừa đảm bảo tính sắc nét, đễ đọc cho học sinh cũng như tính thẩm mY cho mét slide

ä Về trình bày nội dung trên nên hình:

Giáo viên không nên trình bày nội dung tràn lấp đầy nền hình từ trên xuống, từ trái

qua phái, mà cần chừa ra khoảng trống đều hai bên và trên dưới theo tỷ lệ thích hợp, để

đảm bảo tính mỹ thuật, sự sắc nét và không mắt chỉ tiết khi chiếu lên màn Các đạng đồ

họa (hình ảnh, âm thanh, hiệu ứng ) cần phải được lựa chọn cân thận, nếu không chúng sẽ gây phan tan tư tưởng, tư duy lệch lạc trong học sinh

e Trình chiếu bài giảng:

Thật ra, ta phải giải quyết khó khăn của học sinh ngay từ người giáo viên và giải quyết ở ba khâu: soạn bài giảng, trình chiếu và kiến thức trọng tâm mà học sinh can nam

- Các trang trình diễn phải đơn giản, rõ ràng, khoa học làm rõ trọng tâm bài

- Không sao chép nguyên văn bài dạy, chỉ nên đưa những ý chính, những nội dung cần nhớ, những kiến thức trọng tâm vào mỗi trang trình diễn

- Khi giáo viên trình chiếu một bài giảng điện tử để học sinh có thể quan sát kịp thì nội dung trong mỗi slide không nên xuất hiện dày đặc cùng lúc Ta nên phân dòng hay phân đoạn thích hợp, cho xuất hiện theo hiệu ứng thời gian tương ứng Trường hợp có nội dung dài mà nhất thiết phải xuất hiện trọn vẹn cùng lúc, ta trích xuất từng phần thích

hợp để giảng, sau đó đưa về trang có nội dung tổng hợp, học sinh sẽ dễ hiểu và dễ tiếp

thu hơn

Khi áp dụng biện pháp này các đồng chí giáo viên đã làm chủ được bài giảng của

mình, hạn chế được số lượng Slide trong các bài giảng, đồng thời cũng biết cách tạo ra l

bài giảng PowerPoint hợp lý, sinh động và hiệu quả hơn Ngay cả các giáo viên như Âm

nhạc, Mỹ thuật, Thể dục cũng đã áp dụng CNTT vào bài giảng

2.3 Biện pháp 3: Sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy:

Cùng với sự phát trién của khoa học kỹ thuật, việc ứng dụng công nghệ hiện đại vào quá trình giáo dục là xu thế tất yếu Hiệu quả của việc sử dụng công nghệ, các trang thiết bị dạy học hiện đại trong quá trình giáo dục đã được khẳng định trong thực tế, nhất là khả

năng làm cho bài giảng trở nên sinh động, giáo viên có thê định hướng học sinh tiếp cận

Trang 6

nghệ thông tin, trong một tiết dạy, khối lượng kiến thức có thể được truyền đạt tới học

sinh nhiều hơn Với những bài giảng điện tử, giáo viên giám được đáng kê thời gian ghi

bảng hoặc đọc cho học sinh chép Thay cho thời gian đọc chép hay ghi bảng, giáo viên có

thê lay thém nhiéu vi du minh hoa, dan dat hoc sinh tiép cận với các kiến thức phong phú

hơn Mặt khác, việc ứng dụng các thiết bị dạy học hiện đại vào quá trình giáo dục cũng là cơ hội giúp giáo viên và học sinh có điều kiện tiếp cận được với các phương tiện giảng đạy và học tập tiên tiến trên thế giới Đây cũng là động lực để cả giáo viên và học sinh đều phải học tập, nâng cao trình độ công nghệ thông tin của bản thân nhằm bắt kịp xu hướng của thời đại

Đó là những hiệu quả tích cực không phải bàn cãi, tuy nhiên, nếu sử dụng không phù hợp, lạm dụng quá mức sẽ dẫn tới phản tác dụng Trong thực tế, có những tiết dạy,

giáo viên trình chiếu cho học sinh quá nhiều thông tin, hình ảnh, số liệu khiến cho học

sinh bị “quá tải” với những gì nghe và nhìn thấy Thời gian lẽ ra phải giành để học sinh suy nghĩ, tư duy, thảo luận nhóm thì chủ yếu chỉ để sử dụng cho việc nghe và quan sát Kết quả là, chuyên từ hình thức đọc - chép trước đây sang nhìn - chép, chiếu - chép, hiệu quả của tiết day vi thé không được cải thiện nhiều

Dé tránh hiện tượng đó sảy ra ta phai xác định răng bài giảng điện tử không phải là phần mềm day hoe, no chi trợ giúp cho việc giảng dạy của giáo viên (đôi tượng sử dụng là giáo viên, không phái là học sinh) Chính vì vậy, việc truyền đạt kiến thức vẫn dựa trên phương pháp dạy học tích cực (học sinh tự tìm tòi kiến thức dưới sự chỉ đạo của giáo viên), chứ không phải giao tiếp may - người Mặt khác, vì giáo viên là người trực tiếp điều hành VIỆC SỬ dụng phân mềm nên có thể khai thác tối đa được những kiến thức cần chuyển tải trong phần mềm, tuỳ thuộc vào trình độ của học sinh và phương pháp giảng dạy của giáo viên Rõ rang việc sử dụng các bài giảng điện tử sẽ tăng hiệu quả đáng kê đối với các tiết dạy của giáo viên Có thể nói đó là sự kết hợp những ưu điểm của phương pháp dạy học truyền thống và của công nghệ hiện đại

2.4 Biện pháp 4: Tăng cường trang bị kiến thức CNTT, máy tính cho học sinh

Tả Lủng là một xã nghèo của Huyện Đồng Văn, trên địa bàn xã chưa có một tiệm máy tính hay Internet nào cả, thêm vào đó đa phần học sinh còn chưa bao giờ được sử

dụng máy tính, chưa biết sử dụng mạng Internet để khai thác kiến thức cho bài học nên

khi học tập các tiết học có ứng dụng CNTT học sinh đôi khi còn mat tập trung vào nội

dung chính của bài mà chỉ chú ý đến các hiệu ứng lạ trên máy Đó cũng là 1 phân lý do

các giáo viên ngại áp dụng CNTT vào tiết dạy vì sợ bị “cháy” tiết Vì vậy trong hoc ky I năm học 2015 — 2016 tôi thường xuyên cho học sỉnh tiếp súc với máy tính và tiếp cận VỚI Internet thông qua các buổi học ngoại khóa, những giờ học buồi tối, hay những tiết tự quản tôi nhận thấy răng học sinh rất đam mê, tích cực tìm hiểu mày mò, thông tỉn Qua trao đổi và lắng nghe tâm tư nguyện vọng của các em, tôi thấy răng việc trang bị kiến

thức CNTT cho học sinh là thực sự cần thiết, nó đảm bảo cho học sinh một vốn kiến thức

về máy tình nhất định, lại vừa đem lại hiệu quả cao hơn khi bài giảng của ta có sự tương tác giữa thầy — trò — máy tính vì khi đó học sinh không chỉ bị động nghe, quan sát nữa mà có thể tương tác với bài giảng thông qua ứng dụng CNTT

IV HIỆU QUÁ SÁNG KIÊN:

Qua những biện pháp nêu trên mà tôi đã thực hiện trong năm học 2014 - 2015 và học kỳ I năm học 2015 - 2016 đã đạt được kết quả như sau:

Trang 7

với tổng số 33 học sinh, nên tôi không thể chia làm 2 trường hợp đối chứng và thực

nghiệm trực tiếp được Do vậy tôi đã chia năm học 2014 —- 2015 thành 2 giai đoạn (giai

đoạn I trong hoc ky I, giai đoạn trong học ky II tôi đưa CNTT và bài giảng điện tử vào giảng dạy) Năm học 2015 - 2016 tôi chia học kỳ I làm 2 giai đoạn (giai đoạn 1 từ tiết 01

đến tiết 1 5, giai đoạn 2 từ tiết 16 đến thi học kỳ Ï tôi dua CNTT và bài giảng điện tử vào

giảng dạy) qua các bài kiêm tra học kỳ I và kỳ II (đề Phòng Giáo dục) năm học 2014 -

2015 và năm học 2015 — 2016 tôi cho làm một bài kiểm tra thử 1 tiết và lẫy bài kiểm tra học kì 1 (đề Phòng GD) tôi thu được kết quả như sau: Giỏi Khá Trung bình Yêu Kém Năm " (9 - 10) (7- <9) (5 - <7) (3- <5) (diém <3) hoc ST so SL| % |SL| % |SL| % |S§SL| % |SL| % 2014-| HKI | 27 | 0 11,1 | 18 | 66,7) 5 | 185] 1 3,7 2015 | HK IT} 27 | 0 6 |222| 19 |704| 2 | 74 | 0 2014 | 1tiết | 33 | 0 11 | 33,3 | 17 | 51,5| 4 |[121| 1 | 3/1 2016 | Kil | 33 | 0 13 | 39,4] 18 | 54,5| 2 | 61 | 0

Thông qua kết quả thu được trong năm học 2014 - 2015 và học kỳ I năm học 2015 - 2016 và việc nhận xét bài làm của học sinh cùng với không khí học tập trên lớp tôi nhận thấy có một số đặc điểm sau

- Những giờ dạy sử dụng giáo án điện tử và phương tiện dạy học hiện đại trong giảng dạy, thực sự giúp cho học sinh hứng thú trong học tập Giúp học sinh hiểu bài sâu sắc hơn và phát triển tư duy, rèn kỹ năng nhận biết, quan sát và rút ra kết luận tốt hơn hắn khi chưa nâng cao áp dụng CNTT vào giảng dạy

- Tỉ lệ học sinh yếu giảm, học sinh kém không còn, tỉ lệ học sinh trung bình; khá;

g1ỏ1 tăng lên

- Học sinh đã bước đầu biết sử dụng máy tính hay những điện thoại thông minh để nên mạng mày mò kiến thức cho bài học

- Các đồng nghiệp của tôi không còn ngại hay sợ mỗi khi đưa bài giảng điện tử vào giảng dạy nữa mà ngược lại còn thay tự tin hơn, thoải mải và có hứng thú hơn khi đưa bài giảng điện tử vào tiết học

PHAN III KET LUAN VÀ KIÊN NGHỊ

I BÀI HỌC KINH NGHIEM:

Bản thân tôi nhận thấy việc tự học, tự nghiên cứu để không ngừng trau dồi về kiến thức, về phương pháp giảng dạy, về khả năng áp dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy là việc làm vô cùng cân thiết, giúp học sinh hiểu bài sâu hơn và có hứng thú, thích học, ham học và muôn học hơn Có như vậy mới đáp ứng được lòng tin yêu của học sinh và yêu cầu của xã hội, nhất là trong thời buổi công nghệ thông tin như hiện nay

Bên cạnh việc tự học, tự nghiên cứu dé nang cao hiéu biét cho ban than méi giáo

viên thì việc học hỏi thêm qua việc dự giờ đồng nghiệp, qua việc lắng nghe ý kiến rút kinh nghiệm của đồng nghiệp và Ban giám hiệu trong từng giờ dạy cũng là bài học vô giá

đối với bản thân giáo viên

Qua áp dụng sáng kiến này tôi nhận thấy cần chú ý một số vẫn đề sau:

Trang 8

tham lam, nhồi nhét các loại thông tin, phim, ảnh không phù hop làm giảm hiệu quả bài day

- Trong quá trình giảng dạy, giáo viên cần lưu ý đến khả năng tiếp thu, lĩnh hội tri thức, khả năng ghi chép bài học của học sinh để có hướng điều chỉnh kịp thời

- Khi soạn giáo án điện tử, giáo viên cần lưu ý khi dùng hiệu ứng, âm thanh, tiếng động phải phù hợp, không lạm dụng Giáo án điện tử cần phải được thiết kế một cách khoa học, để qua ting slide, timg chi tiét, hoc sinh phải nhận biết được những nội dung nào là nội dung chính cần ghi chép, nội dung nào là phần diễn giải của giáo viên,

- Trong giáo án điện tử việc dùng màu chữ, phông chữ, cỡ chữ và màu phông nền như thế nào cũng là điều cần lưu ý Kênh chữ, kênh hình, các tư liệu phải rõ ràng phù hợp với nội dung bài dạy, có tác dụng giáo dục Hạn chế việc sử dụng khung hình động để học sinh giảm sự phân tán suy nghĩ Màu sắc phải phù hợp, không lòe loẹt chói mắt Bài giảng điện tử gây sự hứng thú học tập của học sinh thông qua các hình ảnh minh họa,

trò chơi học tập nhằm củng cô lại kiến thức trong tiết day

- Khong nén qua lam dung CNTT, xem CNTTT là độc tôn, là duy nhat

Trên thực tế, việc ứng dụng sáng kiến này mới chỉ trong một phạm vi hep, vi thé cũng chưa thê đánh giá được toàn diện và chính xác nhất những ưu điểm và hạn chế của việc ứng dụng CNTTT trong dạy học

H Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIÊN KINH NGHIỆM:

Việc ứng dụng CNTT trong dạy - học các trường THCS là rất cần thiết nó có tác động mạnh mẽ, làm thay đổi nội dung, phương pháp, phương thức đạy và học theo một chương trình thay sách giáo khoa hiện nay Do đó việc soạn bài giảng điện tử là không

thể thiếu, để có được một bài giảng chất lượng thì giáo viên phải tự tìm tòi, học hỏi,

nghiên cứu và mất nhiều thời gian mới có được Bài giảng điện tử là một phương tiện dạy- học theo phương pháp mới hiện nay, nó đòi hỏi phái có sự đầu tư không chỉ kiến thức mà còn là thời gian

Qua thực tế giảng dạy và học tập, được sự giúp đỡ của các thầy cô, các bạn đồng

nghiệp, bản thân tôi đã tiếp thu được nhiều điều bồ ích, thiết thực cho quá trình giảng dạy

và công tác Tôi mạnh dạn chọn đề tài này với mong muốn được đóng góp một phần công sức nhỏ bé của mình vào sự nghiệp giáo dục của Huyện, nâng cao chất lượng giáo dục của xã Tả Lủng cũng như trong việc đổi mới phương pháp dạy học

Trong quá trình viết đề tài, do điều kiện về thời gian và năng lực có hạn, đề tài không tránh khỏi những sai sót hạn chế Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô giáo và các đồng nghiệp để tôi có được kinh nghiệm quý báu cho bản thân trong quá trình giảng dạy

II KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIÊN KHAI:

Qua kết quả đạt được trong học kỳ I năm học 2015 — 2016, bước đầu có thể khăng

định sáng kiến kinh nghiệm này có tính khả thi và có thể áp dụng đối với các trường có điều kiện cơ sở vật chất tương tự như trường PTDTBT TH&THCS Tả lủng Tuy nhiên,

khi áp dụng đề tài này chúng ta có thể gặp nhiều khó khăn, vì khả năng ứng dụng CNTT mỗi người đều có giới hạn Vì vậy, khi áp dụng đề tài này ta nên kiên trì nhẫn nại, luôn học hỏi rút kinh nghiệm cho bản thân Điều cuối cùng tôi muôn nói với các bạn đồng nghiệp là: "Hãy mạnh dạn ứng dụng Công nghệ thông tin vào tiết dạy của mình", dù chưa quen, chưa chủ động, còn có sai sót khi ứng dụng nhưng đó là tiền đề để mỗi chúng ta phan dau nang cao phương pháp giảng dạy cho bản thân từ đó nâng dân chất lượng học

Trang 9

IV KIEN NGHI, DE XUAT

1 Đối với các cơ quan quản lý giáo dục

- Phòng GD&ĐT huyện Đồng Văn nên thường xuyên tô chức hay tạo điều kiện cho giáo viên được đi tập huấn các chương trình ứng dụng CNTT trong soạn - giáng để bồ sung thêm kiến thức và học hỏi thêm kinh nghiệm của đồng nghiệp

- Chính quyền xã nên tạo điều kiện hay mở các phòng máy tính miễn phí đề học sinh cũng như người dân được tiếp cận với CNTT nhiều hơn

- Ban giám hiệu nhà trường cần theo dõi sát sao hơn việc giáo viên sử dụng CNTT vào dạy học đặc biệt là tính hợp lí giữa nội dung bài học với việc sử dụng CNTT, dé tránh sử dụng mang tính chất hình thức

2 Đối với HĐND - UBND huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang

Một khó khăn trong việc ứng dụng CNTT vào đạy học nói chung là thiết bị cồng cènh, vận chuyển vất vả, cần phải có nhiều người trợ giúp trong việc vận chuyền, lắp đặt vì chưa có phòng chuyên biệt, phòng nghe nhìn để lắp đặt cố định thiết bị máy chiếu, màn chiêu nên việc ứng dụng còn đang hạn chế, đôi khi vì ngại phiền hà và phức tạp nên những tiết cần thiết không được áp dụng mà chỉ sử dụng đến phương tiện này khi thao giảng hoặc khi thi giáo viên giỏi Vì vậy tôi đề xuất với các cấp có thâm quyền cần tạo

điều kiện xây dựng một phòng máy riêng để lắp đặt cố định thiết bị máy chiếu

Trên đây là những điều mà tôi đã áp dụng trong năm học 2014 - 2015 và học kỳ I năm học 2015 - 2016 tại trường PTDTBT TH&THCS Tả Lủng đã bước đầu thu được hiệu quá và tương đối thành công, đó cũng chính là tiền đề đê tôi tiếp tục áp dụng trong những học kỳ và năm học tiếp theo Rất mong được cấp trên và các bạn đồng nghiệp

đóng góp ý kiến cho tơi để hồn thiện hơn

Ta Lung, ngày 23 tháng I2 nam 2015

Người viết

Trang 10

MUC LUC Trang

PHAN I MO' DAU 01

I Ly do chon dé tai 01

II Phạm vi nghiên cứu 01

1 Pham vi 01

2 Đối tượng 01

IH Mục đích nghiên cứu 01

IV Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 01

PHAN II: NOI DUNG 01 I Co so lý luận 01 II Cơ sở thực tiễn 02 1 Thực trạng chung 02 2 Thực trạng cụ thé 02 III Các biện pháp thực hiện 02 1 Các giải pháp thực hiện 02 2 Các biện pháp cụ thê: 03

2.1 Biện pháp 1: Trang bị kiến thức: 03

2.2 Biện pháp 2: Trang bị những nguyên tắc cơ bản khi thiết lập một 04

bài giảng điện tử

2.3 Biện pháp 3: Sử dụng các phương tiện hiện đại trong giảng dạy: 05 2.4 Biện pháp 4: Tăng cường trang bị kiến thức CNTT, máy tính cho 0ó

học sinh

IV Hiệu quả sáng kiến 0ó

PHAN III: KET LUAN VÀ KIÊN NGHỊ 07

I Bài học kinh nghiệm 07

II Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 05

III Khả năng ứng dụng triển khai 08

IV Kién nghi dé xuat 09

1 Đối với cơ quan quản lý giáo dục 09

2 Đối với HĐND - UBND huyện Đồng Văn - tỉnh Hà Giang 10

Trang 13

PHONG GD&DT DONG VAN

TRUONG PTDTBT TH&THCS TA LUNG

SANG KIEN KINH NGHIEM

DE TAI:

“Nang cao higu qua wng dụng công nghệ thông tín trong dạy học sinh học 9”

Giáo viên: Nguyễn Tuấn Anh

Đơn vị công fác: Trường PTDTBT TH&THCS Tả Lủng

Ngày đăng: 22/09/2016, 16:21

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w