1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

LUÂN văn THẠC sĩ bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở thành phố hà nội hiện nay

100 135 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 100
Dung lượng 600,5 KB

Nội dung

Bình đẳng giới là một nội dung quan trọng trong thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa của nước ta. Đấu tranh cho bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ luôn gắn với các cuộc cách mạng xã hội. Việc giải phóng phụ nữ, phát huy tiềm năng của phụ nữ là đòi hỏi khách quan và bức thiết của sự phát triển xã hội. Sự bình đẳng giới nói chung và bình đẳng giới trong hệ thống chính trị cấp huyện nói riêng sẽ tạo điều kiện khai thác và phát huy một cách có hiệu quả tài lực, trí lực của phụ nữ, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế xã hội, trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

Chủ nghĩa xã hội khoa học CNXHKH

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH

Trang 2

MỤC LỤC

Trang

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ

TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN

1.1 Một số vấn đề lý luận về bình đẳng giới của đội ngũ cán

bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà

1.2 Thực trạng bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ

thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay 32

Chương 2: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN

NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRONG

HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP HUYỆN Ở

2.1 Phương hướng cơ bản nâng cao chất lượng thực hiện

bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thốngchính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay 522.2 Một số giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng thực

hiện bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thốngchính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay 60

Trang 3

Bình đẳng giới là một nội dung quan trọng trong thực hiện dân chủ xã hội chủnghĩa của nước ta Đấu tranh cho bình đẳng giới, giải phóng phụ nữ luôn gắn vớicác cuộc cách mạng xã hội Việc giải phóng phụ nữ, phát huy tiềm năng của phụ nữ

là đòi hỏi khách quan và bức thiết của sự phát triển xã hội Sự bình đẳng giới nóichung và bình đẳng giới trong hệ thống chính trị cấp huyện nói riêng sẽ tạo điềukiện khai thác và phát huy một cách có hiệu quả tài lực, trí lực của phụ nữ, đáp ứngyêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, trong sự nghiệp đổi mới ở nước ta hiện nay.Luật Bình đẳng giới do Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa ViệtNam thông qua (năm 2006) và Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giaiđoạn 2011-2020 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số2351/QDTTG ngày 24/12/2010 trong đó mục tiêu thứ nhất là: “Tăng cườngsự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo nhằm từng bước giảmdần khoảng cách giới tính trong lĩnh vực chính trị” Sau hơn 10 năm thực thiLuật và 7 năm thực hiện Chiến lược quốc gia, mục tiêu bình đẳng giới tronglĩnh vực chính trị tuy có đạt được một số kết quả nhất định nhưng mục tiêunày vẫn chưa thực hiện được

Ở Việt Nam, phụ nữ chiếm khoảng hơn 51% dân số và 50,6% lực lượnglao động xã hội, họ không ngừng phát huy vai trò và khả năng, sức sáng tạo củamình trên mọi lĩnh vực của đời sống kinh tế - xã hội, góp phần tích cực vào sựphát triển chung của đất nước Vị thế của phụ nữ ngày càng được nâng cao, nhất

là trong hệ thống chính trị ở nước ta có xu hướng gia tăng Tuy nhiên, so vớitiềm năng của phụ nữ và với yêu cầu của công cuộc đổi mới ở Việt Nam thì sựtham gia của phụ nữ vào lĩnh vực lãnh đạo, quản lý các cấp trong hệ thống chínhtrị còn ít về số lượng, thấp về chất lượng trong tương quan với nam giới

Thành phố Hà Nội có quá trình phát triển lâu đời về văn hóa và truyềnthống cách mạng, có sự phát triển khá cao về kinh tế - xã hội, đặc biệt trình độdân trí luôn đạt mức cao Thế nhưng sự tham gia của phụ nữ trong hệ thốngchính trị cấp huyện vẫn còn thấp, năm 2017 chỉ đạt khoảng 24,3%

Sự tham gia của phụ nữ trong hệ thống chính trị cấp huyện tuy có tăngdần so với trước, nhưng mức tăng, giảm qua các nhiệm kỳ luôn có sự biến

Trang 4

động, số lượng đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị còn thấp so với

tỷ lệ lực lượng phụ nữ trong xã hội; các vị trí mà phụ nữ tham gia trong các

tổ chức chính trị - xã hội, khối đoàn thể, đa số giữ vị trí cấp phó Ở vị trícàng cao tỷ lệ nữ càng thấp, đặc biệt là ở các vị trí ra quyết định thì khôngnhững ở vị trí cao mà ngay cả ở vị trí thấp như cấp phòng, ban tỷ lệ cán bộ nữcũng rất hạn chế Đó là tình trạng chung về việc phụ nữ tham gia lãnh đạo,quản lý trong phạm vi cả nước cũng như trong hệ thống chính trị cấp huyện ởThành phố Hà Nội hiện nay Thực trạng trên đang ảnh hưởng không tốt đếnkết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của các huyện ngoạithành nói riêng và Thành phố Hà Nội nói chung

Do yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị giai đoạn 2016-2020 đang đặt ranhững đòi hỏi mới phải phát huy hơn nữa dân chủ trong toàn hệ thống chính trịcủa Thành phố Hà Nội, đặc biệt là cấp huyện, mới có thể hoàn thành các mụctiêu đã đề ra

Từ những lý do trên, việc nghiên cứu, làm rõ thực trạng, đề ra phươnghướng cũng như những giải pháp chủ yếu nhằm tăng tỷ lệ và nâng cao chất lượngcủa phụ nữ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay làđòi hỏi khách quan cấp thiết cả lý luận và thực tiễn

Do đó, tác giả lựa chọn vấn đề: “Bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay” làm luận

văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

* Nghiên cứu chung về phụ nữ, giới và phát triển, bình đẳng giới

Trần Thị Vân Anh và Lê Ngọc Hùng (1996) có cuốn sách: Phụ nữ - giới

và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội [2] Tác giả đã nghiên cứu vấn đề dựa trên

mối quan hệ giữa phụ nữ - giới và phát triển Phân tích vị trí, vai trò của phụ

nữ trong đổi mới kinh tế - xã hội gắn với những nội dung việc làm, thu nhập,

Trang 5

hưởng của chính sách xã hội đối với phụ nữ và thực hiện bình đẳng giới.

Lê Thi (1998) có cuốn sách: Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở

Việt Nam [46] Tác giả đã phân tích vận dụng quan điểm của Đảng và Nhà

nước cũng như quan điểm tiếp cận giới vào việc xem xét các vấn đề có liênquan đến bình đẳng giới Qua đó nêu lên những vấn đề đáng quan tâm và đềxuất ý kiến về một số chính sách xã hội cần thiết nhằm thực hiện bình đẳnggiới trong tình hình mới

Kim Dung (lược dịch) (2005), Vấn đề giới trong các báo cáo thực hiện và

phát triển mục tiêu thiên niên kỷ [12] Tác giả tổng hợp tuyên bố thiên niên kỷ được

189 nguyên thủ quốc gia thành viên Liên hiệp quốc thông qua vào tháng 9 năm

2000 tại NewYooc - Mỹ nhằm xây dựng một thế giới tốt đẹp và an toàn hơn chothập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI bằng việc hợp tác phát triển và hữu nghị Nhữngcam kết này không chỉ có giá trị thiết yếu cho sự phát triển mà còn là quyền cơ bảncủa mỗi con người Mục tiêu 3 trong 8 mục tiêu thiên niên kỷ, bình đẳng giới vànâng cao vị thế cho phụ nữ mục tiêu có ý nghĩa quan trọng không phải vì tự thânvấn đề này mà còn do đó là phương tiện để đạt các mục tiêu khác; càng bình đẳnggiới trong lĩnh vực chính trị thì đầu tư hợp tác, phát triển càng lớn

Phan Thanh Khôi - Đỗ Thị Thạch (Đồng chủ biên) (2007) đề tài khoa

học: Những vấn đề giới - từ lịch sử đến hiện đại [25] Các tác giả đã nghiên

cứu các vấn đề về giới thông qua việc tiếp cận những tác phẩm kinh điển củaC.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin, Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước Việt Nam Công trình khoa học nêu trên đãmang lại những gợi ý cho tác giả luận văn khi nghiên cứu về bản chất vànguyên nhân của bất bình đẳng giới ở Việt Nam

Trần Thị Vân Anh - Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên), (2008), Bình đẳng

giới ở Việt Nam [3] Thông qua việc điều tra cơ bản về bình đẳng giới, các tác

giả xác định thực trạng bình đẳng giới về cơ hội và khả năng nắm bắt cơ hộicủa phụ nữ và nam giới; tương quan giữa hai giới trên các lĩnh vực của đời

Trang 6

sống xã hội; chăm sóc sức khỏe và địa vị trong gia đình, cộng đồng và xã hội.Chương trình hợp tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc về

Bình đẳng giới (2011), Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về Bình đẳng

giới và phòng, chống Bạo lực gia đình [11] Cuốn sách hệ thống hóa các văn bản

chính sách pháp luật về Bình đẳng giới và phòng, chống bạo lực gia đình

Phạm Minh Anh (2012) có cuốn sách: Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản

lý cấp cơ sở trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam, Nxb

Chính trị quốc gia, Hà Nội [1] Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận và thực tiễnvề cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở và bình đẳng giới Qua đó phân tích,đánh giá thực trạng vai trò, các yếu tố tác động đến đội ngũ cán bộ lãnh đạocấp cơ sở trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở nước ta hiện nay Từ

đó, đề xuất một số giải pháp, kiến nghị nhằm góp phần nâng cao vai trò cũngnhư hiệu quả thực hiện mục tiêu bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ lãnh đạocấp cơ sở trước mắt cũng như lâu dài

Phạm Thu Hiền (Chủ nhiệm đề tài) (2010), Lồng ghép giới hướng tới

bình đẳng và phát triển bền vững ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay [23].

Trên cơ sở phân tích làm rõ lồng ghép giới như một cách tiếp cận có hiệu quả,

đã làm rõ cách thức lồng ghép giới trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, laođộng và việc làm, văn hóa - xã hội, giáo dục, y tế và gia đình; đồng thời đềxuất một số giải pháp và kiến nghị lồng ghép giới nhằm thực hiện mục tiêubình đẳng giới, phát triển bền vững

Lê Thị Quý (2006) có bài báo: Phụ nữ trong đổi mới: Thành tựu và

thách thức [40] Tác giả bài báo nhận định: Việt Nam là một nước đang xây

dựng, phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, về cơ bản Nhà nước ta đãquan tâm và tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển Giải phóng phụ nữ không thểchỉ hiểu đơn giản là vấn đề chính sách mà nó còn ở cuộc sống thực tiễn Tácgiả nhận định, nhiều nghiên cứu gần đây đã luận giải tỷ số chênh lệch giữa

Trang 7

niệm, định kiến giới của một số cán bộ chính quyền và người dân đối với việcphụ nữ tham gia lãnh đạo Sự hạn chế của phụ nữ trong giáo dục đào tạo, việcbố trí sử dụng cán bộ nữ và việc giữ gìn, phát triển tiềm năng của phụ nữ, tácđộng của phân công lao động bất bình đẳng hiện nay đến việc nâng cao nănglực và trao quyền cho phụ nữ được tác giả đánh giá là có nguyên nhân liênquan đến sự phân công lao động.

Ngô Thị Tuấn Dung (2008) có bài viết: Nghị sự toàn cầu về vấn đề phụ nữ

và bình đẳng giới - Lịch sử và hiện tại [14] Tác giả tập trung phân tích, khái quát

về bối cảnh, đặc điểm chương trình nghị sự toàn cầu về vấn đề phụ nữ và thúc đẩybình đẳng giới, nêu những vấn đề và thách thức đặt ra trong khoảng ba thập kỷvừa qua Tác giả cho rằng, trong khoảng ba thập kỷ gần đây, nhận thức, cam kếtchính trị và định hướng chương trình hành động nhằm mục tiêu BĐG, tạo quyềnphụ nữ đã trở thành tiền đề đảm bảo ổn định chính trị, hòa bình, an ninh và pháttriển bền vững ở các cộng đồng, quốc gia đã được tăng cường ở cấp độ toàn cầu

* Nghiên cứu chung về nguồn lực trí tuệ nữ thời kỳ đổi mới

Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2001) có cuốn sách: Về phát triển toàn diện

con người thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa [21] Tác giả chỉ ra 5 đặc điểm

trí tuệ quan trọng nhất mà người Việt Nam cần có để đáp ứng yêu cầu côngnghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Trên cơ sở tổng hợp và khái quát các kết quảnghiên cứu, tác giả đã đề xuất mô hình nhân cách con người Việt Nam thế kỷXXI - một nhân cách được phát triển toàn diện Trong đó, nhu cầu và động cơ,hứng thú sở thích trí tuệ và tài năng, nhân sinh quan và quan niệm giá trị, lýtưởng và niềm tin, tính cách và khí chất của họ đều phát triển theo hướng lànhmạnh Đó là một mô hình gắn bó chặt chẽ giữa hai mặt đức và tài

Bùi Thị Ngọc Lan (2002) có cuốn sách: Nguồn lực trí tuệ trong sự

nghiệp đổi mới ở Việt Nam [26] Tác giả đã chỉ ra vai trò quan trọng của

nguồn lực trí tuệ đối với sự phát triển của xã hội; làm rõ đặc điểm, thựctrạng phát huy và xu hướng phát triển nguồn lực trí tuệ Việt Nam cũng như

Trang 8

sự cần thiết phải chăm lo phát huy cao độ sức mạnh của nguồn lực trí tuệtrong công cuộc đổi mới ở nước ta Theo tác giả, cũng đặt ra vấn đề cần phảinâng cao nhận thức của toàn xã hội về tính tất yếu của việc phát huy nguồnlực trí tuệ; cải cách hệ thống giáo dục và đào tạo để tạo nguồn cho quá trìnhphát huy nguồn lực trí tuệ; tạo động lực thúc đẩy quá trình phát huy nguồnlực trí tuệ; xây dựng môi trường văn hóa, xã hội lành mạnh

Võ Thị Mai (2013) có cuốn sách: Vấn đề sử dụng nhân tài là cán bộ nữ

lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị [33] Tác giả đã bàn về vấn đề sử

dụng nhân tài là giới nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chínhtrị Đặc biệt luận giải bước đầu đến việc khắc phục các rào cản đối với cán bộ

nữ khi tham gia vào các vị trí lãnh đạo cấp cao và đề xuất một số giải pháp vềvấn đề này Tác giả nhấn mạnh: các nhà lãnh đạo là cán bộ nữ ngoài nhữngphẩm chất của một nhân tài, họ còn có những phẩm chất mang đặc thù giới nữnói riêng Bởi vậy, các nhà hoạch định chính sách và lãnh đạo, quản lý cầnquan tâm phát hiện, đào tạo, trọng dụng và tôn vinh nhân tài nữ, tạo cho họ cómôi trường tốt hơn để làm việc và cống hiến

Đỗ Thị Thạch (2013) có cuốn sách: Nữ trí thức Việt Nam trước yêu cầu

công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế [43] Tác giả đã nghiên

cứu và làm rõ ba phẩm chất cơ bản của nguồn nữ trí thức Việt Nam trước yêucầu CNH, HĐH là: phẩm chất chính trị vững vàng; có trí tuệ cao; có tráchnhiệm xã hội Vì vậy, để phát huy vai trò của nữ trí thức đáp ứng yêu cầuCNH, HĐH và hội nhập quốc tế, phải thực hiện đồng bộ các giải pháp như:Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cá nhân, cộng đồng về vai trò của nữ tríthức trong phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng gia đình; xây dựng chínhsách hợp lý trong đào tạo đội ngũ nữ trí thức; có chính sách sử dụng, đãi ngộđội ngũ nữ trí thức hợp lý, xây dựng nữ trí thức chuyên gia, đầu đàn; quantâm, tạo điều kiện để nữ trí thức thực hiện tốt đồng thời chức năng gia đình và

Trang 9

thức đại diện cho quyền lợi của trí thức nữ Tuy nhiên, tác giả chưa đề cậpđến vấn đề nữ cán bộ lãnh đạo, quản lý

* Nghiên cứu chung về công tác cán bộ nữ tham gia lãnh đạo, quản

lý trong hệ thống chính trị cấp huyện

Về công tác cán bộ trong hệ thống chính trị Việt Nam nói chung cókhá nhiều công trình nghiên cứu:

Trung tâm nghiên cứu Khoa học về lao động nữ (1997), Phụ nữ tham

gia lãnh đạo quản lý [49] Cuốn sách có chủ đề phụ nữ tham gia lãnh đạo,

quản lý nhưng chỉ phân tích và bàn luận rất sơ lược về địa vị của phụ nữViệt Nam trong bộ máy chính trị hiện tại

Nguyễn Đức Hạt (Chủ biên) (2007) Nâng cao năng lực lãnh đạo của cán

bộ nữ trong hệ thống chính trị [22] Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của Đề tài

độc lập cấp Nhà nước của Ban tổ chức Trung ương Các tác giả đã làm sáng tỏnhững luận cứ khoa học, thực tiễn về việc nâng cao vị trí, vai trò, năng lực lãnhđạo của đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị ở nước ta đồng thời nhấnmạnh việc giải quyết các vấn đề liên quan tới nâng cao năng lực lãnh đạo củađội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị; đa dạng hóa giá trị, tăng quyền và

mở rộng cơ hội lựa chọn cho nam - nữ một cách hợp lý nhằm phát huy mọitiềm năng, sức lực của cả hai giới đối với sự phát triển bền vững của đất nước

Trần Đình Hoan (Chủ biên) (2009), Đánh giá, quy hoạch, luân chuyển

cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [24].

Cuốn sách đã khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn cũng như cơ sở khoahọc; chỉ ra những yêu cầu của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước đối với công tácđánh giá, quy hoạch, luân chuyển cán bộ Đặc biệt, các tác giả đã phân tích quátrình thực hiện công tác này từ năm 1986 đến nay; nêu ra một số quan điểm,giải pháp đổi mới, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đánh giá, quyhoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý thời kỳ CNH, HĐH đất nước

Nguyễn Thị Thu Hà (2008) có đề tài: Định kiến giới đối với nữ trong

lãnh đạo, quản lý [20] Tác giả phân tích làm rõ khái niệm định kiến giới,

Trang 10

biểu hiện định kiến giới đối với phụ nữ Tác giả nhấn mạnh, đó chính là mộttrong những yếu tố trực tiếp tạo rào cản đối với phụ nữ tham gia bình đẳngvào các vị trí lãnh đạo, quản lý ở các cấp.

Hoàng Bá Thịnh (2008) có đề tài: Về làn sóng nữ quyền và ảnh

hưởng của nữ quyền đến địa vị của phụ nữ Việt Nam [47] Tác giả đã trao đổi

về sự phân chia các làn sóng nữ quyền cũng như ảnh hưởng của phong trào nữquyền đến địa vị của phụ nữ Việt Nam và tiến trình bình đẳng giới Từ đó tácgiả khẳng định: ở Việt Nam không có phong trào nữ quyền như các nướcphương Tây, mà chỉ có phong trào phụ nữ, do Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Namđứng đầu, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, thực hiện các mụctiêu của cách mạng, trong đó có mục tiêu quan trọng là tiến tới bình đẳng giớigiữa nam và nữ Ở nước ta trong thời kỳ đổi mới, nhân tố quyết định BĐG là

do chính sách, đường lối của Đảng đúng đắn và phù hợp với giới

Đinh Thị Hà (2009) có đề tài: Sự tham gia của Hội Liên hiệp Phụ nữ

Việt Nam trong đời sống chính trị - xã hội [19] Tác giả đề tài đã hệ thống

hóa và phân tích một số vấn đề lý luận cơ bản về sự hình thành và phát triểncủa Hội phụ nữ; khái quát vị trí, vai trò của Hội phụ nữ trong Hệ thốngchính trị Việt Nam; phân tích, đánh giá thực trạng tham gia của Hội phụ nữtrên các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, đặc biệt là thực tiễn tham gia hoạtđộng chính trị: hoạt động của các hội viên trong bộ máy Đảng và chínhquyền các cấp, việc thực hiện chức năng giám sát và phản biện xã hội;những khó khăn và thuận lợi khi tham gia hoạt động chính trị - xã hội củađội ngũ cán bộ nữ, những mặt mạnh cần phát huy và những hạn chế cầnkhắc phục Từ đó, tác giả đã nêu ra một số phương hướng và giải pháp nhằmnâng cao hiệu quả tham chính đội ngũ cán bộ nữ trong Hệ thống chính trịcấp huyện ở Việt Nam hiện nay

Nguyễn Trung Tuyên (2012) có đề tài: Bình đẳng giới trong gia đình

Trang 11

cơ sở lý luận và thực tiễn về bình đẳng giới và bình đẳng giới trong gia đìnhnông dân, từ đó đề xuất những phương hướng giải pháp nâng cao chất lượngthực hiện bình đẳng giới trong gia đình nông dân tỉnh Hưng yên hiện nay.

Nguyễn thị Tuyết (2014) có đề tài: Phụ nữ lãnh đạo, quản lý trong hệ

thống chính trị ở Đồng bằng sông Hồng hiện nay [51] Tác giả đề tài phân tích

đặc điểm tình hình khu vực Đồng bằng sông Hồng, những thuận lợi, khó khăn,rào cản đối với việc phụ nữ tham chính Từ đó đề xuất những giải pháp nângcao chất lượng phụ nữ tham gia lãnh đạo trong hệ thống chính trị khu vựcĐồng bằng sông Hồng hiện nay

Các công trình nghiên cứu kể trên đã đề cập đến nhiều góc độ khácnhau, là những tư liệu tham khảo hết sức quan trọng giúp tôi thực hiện đềtài luận văn này Tuy nhiên, cho đến nay ở nước ta chưa có công trìnhnghiên cứu chuyên sâu nào về “Bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong

hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay” Vì vậy đề tài

mà tác giả lựa chọn không trùng lặp với các công trình khoa học đã đượcnghiên cứu và công bố

3 Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

* Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở làm rõ một số vấn đề lý luận và thực tiễn về bình đẳng giới củađội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện, từ đó đề xuất một sốphương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng thực hiện bìnhđẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố

Hà Nội hiện nay

* Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ cơ sở lý luận về bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệthống chính trị và bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chínhtrị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội

Trang 12

Phân tích thực trạng bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống

chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội từ năm 2011 đến 2018.

Đề xuất phương hướng, giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng thựchiện bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ởThành phố Hà Nội hiện nay

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu

Bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ởThành phố Hà Nội hiện nay

* Phạm vi nghiên cứu

Trong hệ thống chính trị cấp huyện có nhiều đối tượng khác nhau, nhưngluận văn chỉ tập trung nghiên cứu về việc thực hiện bình đẳng giới của độingũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội Trọngtâm là thực hiện bình đẳng về quyền lợi, nghĩa vụ giữa phụ nữ và nam giớitrong tham gia lãnh đạo, quản lý và bổ nhiệm vào các vị trí chủ chốt trong hệthống chính trị cấp huyện, tập trung chủ yếu vào hai huyện ngoại thành HàNội là huyện Ba Vì và huyện Phúc Thọ Các số liệu khảo sát, điều tra từ năm

* Cơ sở thực tiễn

Thực trạng bình đẳng giới trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố

Hà nội hiện nay, qua các số liệu báo cáo thống kê, báo cáo tổng kết của các cơquan chức năng Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị - xã hội, Hội Liên

Trang 13

hiệp Phụ nữ, cùng kết quả điều tra, khảo sát thực tế của tác giả về việc thựchiện bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ởThành phố Hà Nội từ năm 2011 đến 2018.

* Phương pháp nghiên cứu của luận văn

Luận văn sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu: lôgic và lịchsử; Phương pháp điều tra xã hội học bằng bảng hỏi và trao đổi, phỏng vấn;phân tích và tổng hợp tư liệu thực tế để giải quyết nhiệm vụ đặt ra Tác giảluận văn cũng đã kế thừa các công cụ phân tích giới để tìm hiểu, phân tích,lý giải thực trạng bình đẳng giới ở Việt Nam nói chung và bình đẳng giớicủa đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện hiện nay

6 Ý nghĩa của luận văn

Với những đóng góp mới của luận văn góp phần cung cấp thêm những

cơ sở khoa học cả về lý luận và thực tiễn cho lãnh đạo hệ thống chính trịcấp huyện Thành phố Hà Nội nâng cao chất lượng quá trình giải phóng phụ

nữ, chất lượng thực hiện bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thốngchính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay

Luận văn có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu,giảng dạy chuyên ngành CNXHKH và thực hiện BĐG trong các Học viện,Nhà trường Quân đội

7 Kết cấu của luận văn

Gồm mở đầu, 2 chương (4 tiết), kết luận, danh mục tài liệu thamkhảo và phụ lục

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI

Trang 14

CỦA ĐỘI NGŨ CÁN BỘ TRONG HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ CẤP

HUYỆN Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI HIỆN NAY 1.1 Một số vấn đề lý luận về bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong

Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về bình đẳng giới

C.Mác và Ph.Ăngghen trong quá trình nghiên cứu sự phát triển của lịch

sử xã hội, các ông cho rằng mỗi nấc thang tiến bộ của nhân loại đều in đậmcông lao của phụ nữ Khi bàn về vị trí và vai trò của phụ nữ trong xã hội,C.Mác và Ph.Ăngghen cho rằng: Trong lịch sử nhân loại, không có mộtphong trào to lớn nào của những người bị áp bức mà không có phụ nữ laođộng tham gia, phụ nữ lao động là những người bị áp bức nhất trong tất cảnhững người bị áp bức chính vì vậy nên không bao giờ họ đứng ngoài vàcũng không thể đứng ngoài các cuộc đấu tranh giải phóng

Sự nghiệp giải phóng phụ nữ gắn liền với sự nghiệp giải phóng dân tộc,giải phóng giai cấp và giải phóng con người Nếu dân tộc đã được giải phóngrồi, phụ nữ có vị trí rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.Theo Ph.Ăngghen, giải phóng phụ nữ, xác lập quyền bình đẳng giữa nam và

nữ đều không thể có được và mãi mãi không thể có được, chừng nào mà phụ

nữ vẫn còn bị gạt ra ngoài lao động sản xuất xã hội, còn phải bị bó hẹp trongcông việc riêng tư của gia đình: “Người đàn bà nếu làm tròn bổn phận phục

vụ riêng cho gia đình, lại phải đứng ngoài nền sản xuất xã hội và không thể cóđược một thu nhập nào cả; và nếu họ muốn tham gia vào lao động xã hội vàkiếm sống một cách độc lập, thì họ lại không có điều kiện để làm tròn nhiệm

vụ gia đình” [31, tr 116]

Trang 15

Do đó, muốn thực hiện công cuộc giải phóng phụ nữ thì “điều kiệntiên quyết là làm cho toàn bộ nữ giới trở lại tham gia nền sản xuất xã hội,

và điều kiện đó lại đòi hỏi phải làm cho gia đình cá thể không còn là mộtđơn vị kinh tế của xã hội nữa” [31, tr.116]

Để phụ nữ tham gia vào công việc xã hội, theo Ph.Ăngghen cần đưanhững công việc nội trợ của gia đình có thể thành công việc chung của xã hội,biến nội trợ gia đình thành lao động hàng hóa Ngoài ra, phải chú ý tới cácđiều kiện xã hội quan trọng khác như xóa bỏ phong tục tập quán cũ kỹ, lạchậu, tâm lý coi thường phụ nữ, thường xuyên giáo dục và vận động mọi thànhviên của xã hội nâng cao nhận thức về vai trò của phụ nữ

Kế thừa và phát triển các quan điểm của C.Mác và Ph.Ăngghen về bìnhđẳng giới, trên cơ sở thực tiễn xây dựng CNXH ở nước Nga Xô Viết, V.I.Lênin

đã kiên quyết đấu tranh chống lại luận điệu xuyên tạc chủ nghĩa Mác về vấn đềgiải phóng phụ nữ, hôn nhân và gia đình của bọn cơ hội, xét lại và giai cấp tưsản Trên báo Sự thật ngày 6/11/1919, V.I.Lênin viết: “Trên lời nói, chế độ dânchủ tư sản hứa hẹn bình đẳng và tự do Trong thực tế, không một nước cộnghòa tư sản nào, dù là nước tiên tiến nhất, đã để cho một nửa loài người là nữgiới được hoàn toàn bình đẳng với nam giới trước pháp luật và giải phóng phụ

nữ khỏi sự bảo trợ và sự áp bức của nam giới” [27, tr.325]

Sau khi cách mạng Tháng Mười Nga thành công, V.I.Lênin đã đề ra banhóm giải pháp quan trọng nhằm thực hiện bình đẳng nam, nữ: 1 Luật pháphóa quyền bình đẳng nam nữ Cùng với thủ tiêu pháp luật tư sản là việc banhành pháp luật mới 2 Phụ nữ Xô Viết phải thực sự được bình đẳng, có quyềntham gia quyết định vận mệnh của đất nước và trực tiếp tham gia quản lý Nhà

nước, xây dựng củng cố chính quyền 3 Không chỉ giải phóng phụ nữ ở ngoài

xã hội mà phải giải phóng họ ngay trong gia đình V.I.Lênin còn cho rằng,bình đẳng nam nữ không đồng nghĩa với sự ngang bằng theo kiểu phụ nữtham gia lao động với năng suất, khối lượng, thời gian và điều kiện lao động như

Trang 16

nam giới, bởi “Ngay trong điều kiện hoàn toàn bình đẳng, thì sự thật phụ nữ vẫn

bị trói buộc vì toàn bộ công việc gia đình đều trút lên vai phụ nữ” [28, tr.231].V.I.Lênin quan niệm: “Hễ phụ nữ còn bận việc gia đình, thì địa vị của họvẫn không khỏi bị hạn chế Muốn triệt để giải phóng phụ nữ, muốn làm cho

họ thật sự bình đẳng với nam giới, thì phải có nền kinh tế chung của xã hội,phải để cho phụ nữ tham gia lao động sản xuất chung Như thế, phụ nữ mới

có địa vị bình đẳng với nam giới” [29, tr.230]

Như vậy, chủ nghĩa Mác - Lênin đã phát triển những tư tưởng tiến bộcủa nhân loại về giải phóng phụ nữ, chỉ ra nguồn gốc của sự bất bình đẳnggiữa nam và nữ là do phụ nữ bị gạt ra khỏi quá trình sản xuất xã hội; chỉ ravai trò và khả năng to lớn của phụ nữ đối với quá trình cách mạng vì tiến bộ

xã hội; chỉ ra điều kiện để đi đến giải phóng phụ nữ là đưa phụ nữ trở lại thamgia lao động sản xuất xã hội và chuyển công việc nội trợ của gia đình thànhcông việc lớn của xã hội; gắn sự nghiệp giải phóng phụ nữ với cuộc cáchmạng XHCN, giải phóng phụ nữ vừa là mục tiêu, vừa là động lực của cáchmạng vô sản

Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh về bình đẳng giới

Chủ tịch Hồ Chí Minh là nhà tư tưởng đầu tiên trong lịch sử Việt Namđặt vị thế, vai trò của phụ nữ ngang với nam giới và cũng là một trong nhữngnhà tư tưởng, lãnh tụ tiêu biểu của thế giới đề cao sự nghiệp giải phóng phụ

nữ Người đã tiếp thu và vận dụng những quan điểm cơ bản của chủ nghĩaMác - Lênin về giải phóng phụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng vào hoàncảnh cụ thể của Việt Nam, một nước thuộc địa nửa phong kiến Hồ Chí Minh

đã tìm ra nguyên nhân nỗi thống khổ, áp bức của người phụ nữ dưới chế độthực dân, phong kiến, từ đó Người đã chỉ ra mục tiêu, biện pháp để giải phóngphụ nữ, thực hiện nam nữ bình đẳng về quyền lợi và nghĩa vụ

Trong tác phẩm nổi tiếng “Bản án chế độ thực dân Pháp” xuất bản tại Pari năm 1925, Nguyễn Ái Quốc đã dành cả một chương với chủ đề: “Nỗi khổ

Trang 17

nhục của người đàn bà bản xứ” để trình bày cho toàn thế giới biết về thân phận

người phụ nữ thuộc địa Nguyễn Ái Quốc đã vạch trần bộ mặt của bọn thựcdân – đội lốt kẻ đi khai hóa văn minh nhưng đã hành động một cách dã man, bỉ

ổi đối với nhân dân các nước thuộc địa, đặc biệt đối với phụ nữ Người viết:

“Không một chỗ nào người phụ nữ thoát khỏi những hành động bạo ngược Ngoàiphố, trong nhà, giữa chợ hay ở thôn quê, đâu đâu họ cũng vấp phải những hànhđộng tàn nhẫn của bọn cai trị, sỹ quan, cảnh binh, nhân viên nhà đoan, nhà ga”[34, tr 114] Khi đến thăm tượng nữ thần tự do ở Mỹ, Người đã nhận xét: Trongkhi người ta tượng trưng tự do và công lý bằng tượng một người đàn bà thì trongthực tế, họ lại hành hạ những người đàn bà bằng xương, bằng thịt

Không dừng ở việc tố cáo bọn thực dân xâm lược, Nguyễn Ái Quốc đãnhìn thấy ở những người phụ nữ bị áp bức, đọa đầy này một sức mạnh to lớn,sức mạnh mà tất cả các cuộc cách mạng trong lịch sử nhân loại không thểthiếu Người khẳng định: “Xem trong lịch sử cách mệnh chẳng có lần nào làkhông có đàn bà con gái tham gia” [35, tr.313] Xuất phát từ lịch sử dựngnước và giữ nước của dân tộc, Người viết: “Từ đầu thế kỷ thứ nhất, Hai BàTrưng phất cờ khởi nghĩa, đánh giặc, cứu dân cho đến nay mỗi khi nước nhàgặp nguy nan, thì phụ nữ ta đều hăng hái đứng lên, góp phần xứng đáng củamình vào sự nghiệp giải phóng dân tộc” [37, tr.172]

Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, giải phóng phụ nữ là mục tiêu, nhiệm vụ của cách mạng xã hội chủ nghĩa Người cho rằng, đây là một việc không đơn giản, không phải đánh

đổ được thực dân phong kiến, giành độc lập dân tộc là nam nữ bình đẳng, càng không phải

là chia đều công việc giữa nam và nữ, Người viết: “Nhiều người lầm tưởng đó là một việc

dễ chỉ: hôm nay anh nấu cơm, rửa bát, quét nhà, hôm sau em quét nhà, nấu cơm, rửa bát, thế là bình đẳng, bình quyền Lầm to!

Đó là một cuộc cách mạng to và khó.

Vì trọng trai khinh gái là một thói quen mấy nghìn năm để lại Vì nó ăn sâu trong đầu

óc của mọi người, mọi gia đình, mọi tầng lớp xã hội.

Vì không thể dùng vũ lực mà tranh đấu” [36, tr 342]

Trang 18

Không chỉ khẳng định vai trò to lớn của người phụ nữ, Hồ Chí Minh còn chỉ ra nhiều biện pháp nhằm thực hiện quyền bình đẳng thực sự cho phụ nữ Người nhận định, giải phóng

phụ nữ là sự kết hợp của hai yếu tố: một là, bản thân người phụ nữ phải tự phấn đấu vươn lên; hai là, sự quan tâm của Đảng, nhà nước, đoàn thể, gia đình và xã hội Theo Hồ Chí

Minh, muốn xây dựng gia đình bình đẳng, hạnh phúc phải trên cơ sở luật hôn nhân gia đình mới Đây là tiền đề quan trọng để giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình đẳng.

Quan điểm chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và thực hiện nam nữ bình quyền trên các lĩnh vực của đời sống xã hội là những tư tưởng nhân văn cao cả, đồng thời là nền tảng tư tưởng của Đảng ta trong suốt giai đoạn cách mạng, đấu tranh giải phóng phụ nữ, vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam.

Quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về bình đẳng giới

“Thực hiện nam nữ bình quyền” lần đầu tiên được Đảng ta đưa vào Luậncương Chính trị năm 1930 Có thể coi đây là bản “ Tuyên ngôn” đầu tiên vềbình đẳng giới của Việt Nam, trong đó nam giới và phụ nữ được công nhậnngang hàng nhau về mặt chính trị

Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27 tháng 4 năm 2007 của Bộ Chính trịvề công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã xác định rõ mụctiêu: “Phấn đấu đến năm 2020, phụ nữ được nâng cao trình độ về mọi mặt, cótrình độ học vấn, chuyên môn, nghiệp vụ đáp ứng yêu cầu công nghệp hoá,hiện đại hoá và hội nhập kinh tế quốc tế; có việc làm, được cải thiện rõ rệt vềđời sống vật chất, văn hoá, tinh thần; tham gia ngày càng nhiều hơn công việc

xã hội, bình đẳng trên mọi lĩnh vực, đóng góp ngày càng lớn hơn cho xã hội vàgia đình, phấn đấu để nước ta là một trong các quốc gia có thành tựu bình đẳnggiới tiến bộ nhất của khu vực” [38, tr.6]

Trong các kỳ Đại hội Đảng, vấn đề thực hiện BĐG luôn được bổ sung,hoàn thiện và phát triển Đại hội IX khẳng định: “Đối với phụ nữ, thực hiện tốtluật pháp và chính sách bình đẳng giới” [15, tr.126] Nghị quyết Đại hội Đạibiểu toàn quốc lần thứ X của Đảng chỉ rõ: “Đối với phụ nữ, nâng cao trình độmọi mặt và đời sống vật chất, tinh thần, thực hiện bình đẳng giới Tạo điều kiện

Trang 19

để phụ nữ thực hiện tốt vai trò người công dân, người lao động, người mẹ, ngườithầy đầu tiên của con người Bồi dưỡng, đào tạo để phụ nữ tham gia ngày càngnhiều vào các hoạt động xã hội, các cơ quan lãnh đạo và quản lý ở các cấp ”[16, tr.120] Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng cũngkhẳng định: “Xây dựng và triển khai chiến lược quốc gia về bình đẳng giới vàtiến bộ của phụ nữ, tập trung ở những vùng và khu vực có sự bất bình đẳng vànguy cơ bất bình đẳng cao; ngăn chặn, đẩy lùi tình trạng buôn bán phụ nữ và bạolực trong gia đình” [17, tr.231] Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứXII của Đảng chỉ rõ: “Nâng cao trình độ mọi mặt và đời sống vật chất tinhthần của phụ nữ…, tạo điều kiện cho phụ nữ phát triển khả năng…, bổ sung

và hoàn thiện pháp luật và chính sách đối với lao động nữ, tạo điều kiện và cơhội để phụ nữ thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm của mình trong gia đình và

xã hội”, “Tăng tỉ lệ cán bộ nữ lãnh đạo, cấp ủy là người dân tộc thiểu số, cán

bộ nữ; cán bộ trẻ” [18, tr.163]

Bình đẳng giới luôn là nguyên tắc hiến định trong pháp luật nước ta: Điều

63 Hiến pháp 1992 quy định “Công dân nữ và nam có quyền ngang nhau về mọimặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và gia đình Nghiêm cấm mọi hành viphân biệt đối xử với phụ nữ, xúc phạm nhân phẩm phụ nữ…” Trên trường quốc

tế, Việt Nam đã ký “Công ước về xóa bỏ mọi hình thức phân biệt đối xử với phụnữ” (gọi tắt là công ước CEDAW) vào ngày 29 tháng 7 năm1980 Trung thànhvới các điều khoản đã ghi trong công ước, Chính phủ Việt Nam đã cụ thể hóa

và sửa đổi các điều khoản pháp luật của mình để tạo ra môi trường pháp lýcần thiết thúc đẩy quá trình bình đẳng nam nữ

Ngày 29 tháng 11 năm 2006, Luật Bình đẳng giới đã được Quốc hộithông qua và có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2007 Luật gồm VIchương, 44 điều, quy định đầy đủ các vấn đề và điều khoản nhằm thực hiệnBĐG ở nước ta, trong đó xác định: “Mục tiêu bình đẳng giới là xoá bỏ phânbiệt đối xử về giới, tạo cơ hội như nhau cho nam và nữ trong phát triển kinh tế

Trang 20

- xã hội và phát triển nguồn nhân lực, tiến tới bình đẳng giới thực chất giữanam, nữ và thiết lập, củng cố quan hệ hợp tác, hỗ trợ giữa nam, nữ trong mọilĩnh vực của đời sống xã hội và gia đình” Luật Bình đẳng giới cũng xác địnhBĐG trên các lĩnh vực xã hội và gia đình.

Tiếp theo đó, Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị số 10/2007/CT - TTgngày 03 tháng 5 năm 2007 về việc triển khai thi hành Luật Bình đẳng giới;Nghị định số: 70/2008/NĐ - CP ngày 04 tháng 6 năm 2008 quy định chi tiếtthi hành một số điều của Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 48/NĐ - CP ngày

19 tháng 5 năm 2009 quy định về các biện pháp bảo đảm bình đẳng giới Ngày 24 tháng 12 năm 2010, Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược quốcgia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 bằng Quyết định 2351/QĐ - TTg

Có thể thấy chiến lược là một nỗ lực lớn của chính phủ trong việc bảo đảm vàthúc đẩy bình đẳng giới ở nước ta Chiến lược có mục tiêu tổng quát là: “Đếnnăm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội,sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xãhội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước” Chiến lượcquốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011 - 2020 với 7 mục tiêu, 22 chỉ tiêunhằm thúc đẩy thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị Trong đó,mục tiêu 1 về Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnhđạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị quyđịnh 3 chỉ tiêu sau: Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt tỷ lệ nữ tham gia các cấp uỷĐảng nhiệm kỳ 2016 - 2020 từ 25% trở lên; tỷ lệ nữ đại biểu Quốc hội, đạibiểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2020 trên 35% Chỉ tiêu 2:Phấn đấu đến năm 2020 đạt trên 95% Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộcChính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ Chỉ tiêu 3:Phấn đấu đến năm 2020 đạt 100% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chứcchính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là cán bộ nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có

Trang 21

Các mục tiêu của Chiến lược quốc gia về bình đẳng Giới giai đoạn 2011

-2020 thể hiện rõ quan điểm của Đảng và Nhà nước ta đối với việc thực hiện BĐG.Tạo cơ hội và điều kiện thuận lợ cho đội ngũ cán bộ nữ phát huy mọi khả năngcủa mình đóng góp vào quá trình xây đựng đât nước nói chung và xây dựng hệthống chính trị cấp huyện nói riêng

Ngày 16/3/2015 Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Kế hoạch triểnkhai Thông báo kết luận số 196-TB/TW ngày 16/3/2015 của Ban Bí thư vềĐề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bình đẳng giới và

vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới” Mục tiêu là thông qua việctriển khai một số giải pháp bảo đảm thực hiện bình đẳng giới, góp phần nângcao vị thế của phụ nữ và giảm khoảng cách giới trong một số lĩnh vực, ngành,vùng, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giớicao

Có thể nói, những chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đã tạo ramột bước chuyển biến mới cả về lượng và chất trong việc đảm bảo quyền bìnhđẳng của phụ nữ nước ta, tạo cơ sở pháp lý cho việc thực thi quyền bình đẳngnam nữ trên thực tế Để tăng cường đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trịcấp huyện, đòi hỏi chúng ta cần tăng cường giáo dục, tuyên truyền hơn nữanhằm nâng cao trình độ nhận thức của người dân trong việc nhìn nhận vai trò,

vị trí của phụ nữ; sự cam kết và đầu tư mạnh mẽ của Chính phủ, sự tham giacủa các cấp, ngành, đoàn thể và mỗi cá nhân trong việc nâng cao vị thế, vai tròngười phụ nữ, thực hiện bình đẳng giới, đặc biệt trong hệ thống chính trị nóichung và trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà nội nói riêng

* Quan niệm về bình đẳng giới và bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện

Quan niệm về bình đẳng giới

Theo Từ điển Tiếng Việt: “Bình đẳng là ngang nhau về địa vị và quyền

lợi” [52, tr 68] theo đó bình đẳng là khái niệm hàm chứa ý nghĩa xã hội to

Trang 22

lớn, là quyền cơ bản của con người trên mọi lĩnh vực của đời sống xã nội,không phân biệt giai cấp, dân tộc, tôn giáo, các tầng lớp dân cư, các nhóm tuổi.Tại Điểm 3, Điều 5, Luật Bình đẳng giới nước ta năm 2006 đã khẳng định:

“Bình đẳng giới là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện

và cơ hội phát huy năng lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó”.

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Bình đẳng giới là sự đối xử như nhau

giữa nam và nữ trên mọi phương diện, không phân biệt, hạn chế, loại trừ quyền của bất cứ nam hay nữ; phụ nữ và nam giới có quyền và nghĩa vụ như nhau, có cơ hội như nhau để phát triển đầy đủ tiềm năng của mình, sử dụng nó cho sự phát triển của xã hội và được hưởng lợi từ kết quả của sự phát triển đó

Bình đẳng giới là một trong những nội dung của bình đẳng xã hội Tuynhiên, BĐG không phải là sự hoán đổi vai trò của nam và nữ từ thái cực nàysang thái cực khác và cũng không phải là sự tuyệt đối hóa bằng con số 50/50 màsự khác biệt về giới tính trong các vai trò sản xuất, vai trò chính trị, sự chia sẻtrong công việc gia đình, chăm sóc con cái…để tạo cơ hội cho phụ nữ và namgiới phát triển toàn diện Vì vậy, chúng ta cần hiểu đúng về bình đẳng giới:

Thứ nhất, không nhầm lẫn BĐG với quan niệm xã hội về truyền thống

thuần phong mĩ tục (không phải hủ tục) Những nét dịu dàng, cư xử tế nhị,biết chia sẻ cảm thông, yêu thương chăm sóc gia đình…vẫn là phần vô cùngquý báu của người phụ nữ Việt Nam Bình đẳng giới không có nghĩa là triệttiêu nó

Thứ hai, BĐG không chỉ đơn thuần ngang nhau về số lượng, là sự thăng

tiến ngang nhau trong công việc mà điều quan trọng nhất là tạo điều kiện cho

cả hai giới có cơ hội và sự phát triển và hưởng thụ như nhau để đi đến thựchiện mục tiêu lớn nhất là mang lại hạnh phúc cho mọi cá nhân, gia dình vàcộng đồng Vì vậy phải có sự quan tâm, cảm thông, chia sẻ, giúp đỡ lẫn nhau

Trang 23

Thứ ba, BĐG không có nghĩa là chỉ đấu tranh đòi quyền lợi của phụ nữ

mà đấu tranh cho sự bình đẳng của cả hai giới Song, thời đại ngày nay nhìnchung sự bất bình đẳng đối với phụ nữ là đa số cho nên người ta nói nhiều đếnviệc đòi quyền bình đẳng cho phụ nữ

Như vậy, BĐG ở đây được hiểu là bình đẳng về quyền cơ bản và về cơ hộiphát triển cho cả nam giới, nữ giới Bình đẳng giới ở đây có hai nghĩa: một

là, bình đẳng về nguyên tắc (mục tiêu bình đẳng); hai là, bình đẳng toàndiện (lý tưởng bình đẳng) Bình đẳng giới là mục tiêu lâu dài, đồng thời làmục tiêu quan trọng của những nỗ lực phát triển hệ thống xã hội tổng thể Bình đẳng giới nhấn mạnh giá trị, vị trí của những nguyên tắc dân chủ vàcác quyền cơ bản của con người, cho phụ nữ và nam giới, hướng tới ấm no,tiến bộ, hạnh phúc

Quan niệm về bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện

Hệ thống chính trị ở Việt Nam là một chỉnh thể thống nhất, được tổ chức

và hoạt động trên nền tảng là chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh,

do Đảng cộng sản Việt Nam lãnh đạo Bao gồm 3 khối là khối các cơ quancủa Đảng, khối các cơ quan Nhà nước, khối các tổ chức chính trị-xã hội vàphân thành 4 cấp: Trung ương, tỉnh/thành phố, huyện/thị trấn, xã/phường

Quan niệm về đội ngũ cán bộ

Theo Từ điển Tiếng Việt (NXB Đà Nẵng, 2003) thì được hiểu là một tậphợp số đông người cùng chức năng hoặc nghề nghiệp hợp thành một lực lượnghoạt động trong một tổ chức [52, tr 339]

Theo Luật Cán bộ, công chức được Quốc hội ban hành tháng 11/2008, cóhiệu lực từ ngày 01 tháng 01 năm 2010 đã quy định: Cán bộ công dân Việt Nam,được bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kì trong

cơ quan của Đảng Cộng sản Việt Nam, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, ởtrung ương, ở tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, ở huyện, quận, thị xã, thành

Trang 24

phố thuộc tỉnh, trong biên chế và hưởng lương từ ngân sách nhà nước.

Đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị là những cán bộ có chức vụ nhấtđịnh trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, các đoàn thể, họ vừa có hoạt độnglãnh đạo, vừa có hoạt động quản lý trong hệ thống chính trị và được gọichung là các cán bộ lãnh đạo

Quan niệm về hệ thống chính trị cấp huyện:

Cấp huyện và hệ thống chính trị cấp huyện là cấp trên cơ sở thuộc hệ thốngphân cấp quản lý nhà nước gồm bốn cấp như hiện nay Trong cả nước hiện nay

có 659 đơn vị hành chính cấp huyện (gồm 534 huyện, 42 quận, 61 thị xã và 22thành phố trực thuộc tỉnh), do vậy có thể thấy huyện là đơn vị chiếm đa số trongtổng số đơn vị cùng cấp ở nước ta

Nói tới hệ thống chính trị cấp huyện - quận - thị xã, thành phố (thuộc tỉnh),trong đó huyện chiếm tới gần 82% trong tổng số các đơn vị hành chính cấphuyện, qua đó có thể nhận thấy cấp huyện ở nước ta chủ yếu là ở nông thôn, hệthống chính trị địa phương ở nước ta chủ yếu là hệ thống chính trị cấp huyện

Quan niệm về bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện:

Từ những phân tích trên, có thể hiểu: Bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ

trong hệ thống chính trị cấp huyện là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực của mình để hoàn thành chức trách nhiệm vụ trong hệ thống chính trị cấp huyện

Xã hội ngay càng tiến bộ và hiện đại, sự bình quyền trên tất cả các lĩnh vựccủa đời sống xã hội được thể hiện ngày càng rõ nết hơn, đặc biệt là trên lĩnh vựcchính trị và trong hệ thống chính trị

Thực chất BĐG của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyệnchính là cán bộ nữ giới và nam giới cùng có điều kiện bình đẳng để phát huyhết khả năng và thực hiện các mong muốn của mình; có cơ hội bình đẳng đểtham gia, đóng góp và thụ hưởng từ các nguồn lực của xã hội và quá trình phát

Trang 25

quả bình đẳng trên cơ sở những đong góp của bản thân cho xã hội.

Bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện làcán bộ nam hay nữ có số lượng tham gia như nhau trong cơ cấu của hệ thốngchính trị cấp huyện; họ có quyền được tham gia ứng cử và đề cử vào các chức

vụ nhất định trong hệ thống chính trị và đều ngang nhau về các vị thế xã hội.BĐG của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện còn là việc namgiới và nữ giới được tạo những điều kiện ngang nhau để phát huy đầy đủ cáctiềm năng của bản thân và có cơ hội để tham gia đóng góp và hưởng lợi nhưnhau từ các hoạt động phát triển của cộng đồng trên mọi mặt kinh tế, chính trị,văn hoá và xã hội

1.1.2 Quan niệm về bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội

Một số nét cơ bản về đặc điểm địa lí, kinh tế - xã hội, văn hoá Thành phố Hà Nội và các huyện ngoại thành có ảnh hưởng đến bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện.

Hà Nội nằm ở trung tâm đồng bằng Bắc bộ, là Thủ đô nước Cộng hoà xãhội chủ nghĩa Việt Nam là trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước Diện

tích: 3.324,5 km², dân số: 7.216000 người (2015) Bao gồm 12 quận và 17

huyện Hà Nội có truyền thống văn hóa lâu đời, những đặc điểm này có ảnhhưởng sâu sắc đến sự phát triển của thủ đô và cả nước

Ngoài 12 quận nội thành, Hà Nội còn có 17 huyện: Ðông Anh, Sóc Sơn,Thanh Trì, Gia Lâm (Hà Nội cũ); Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Hoài Đức,

Mỹ Đức, Phú Xuyên, Phúc Thọ, Quốc Oai, Thạch Thất, Thanh Oai, ThườngTín, Ứng Hòa (Hà Tây cũ) và Mê Linh (từ Vĩnh Phúc)

Các huyện ở Thành phố Hà Nội là nơi có diện tích rộng, dân số đông,nhưng mật độ dân cư thấp hơn ở nội thành Nơi đây cũng tập trung nhiều khucông nghiệp lớn như Sài Đồng, Đông Anh, khu công nghệ cao HòaLạc đóng góp lớn cho phát triển kinh tế của Thủ đô Các huyện ngoại thànhcũng là nơi có nhiều di tích lịch sử, văn hóa nổi tiếng Tuy nhiên các huyện ở

Trang 26

miền núi còn nhiều khó khăn về kinh tế, trình độ phát triển, hạ tầng, so vớicác huyện khác Nhân dân các huyện ở Thành phố Hà Nội sống quần tụ thànhtừng làng, với nhiều mối quan hệ đan xen như quan hệ huyết thống, quan hệnghề nghiệp, quan hệ cố kết để sản xuất Trong mỗi làng, tính cộng đồng vàtính tự trị thể hiện rất rõ, hương ước được coi như luật làng

Tâm lý trọng nam khinh nữ là một định kiến vẫn còn ăn sâu bám rễ hạnchế rất lớn việc nhận thức một cách toàn diện và khách quan về năng lực vàvai trò của người phụ nữ trong gia đình, nhất là ngoài công tác xã hội

Công cuộc đổi mới và chiến lược xây dựng củng cố hệ thống chínhtrị của thành phố đã làm thay đổi địa vị của người phụ nữ trong các tổchức xã hội, họ đã từng bước làm chủ cuộc sống của mình và tích cựctham gia các hoạt động xã hội Trước tác động của cơ chế thị trường, yêucầu về dân chủ, công bằng, bình đẳng trong xã hội mới đang công phá trậttự đẳng cấp, phân vị, lay động dữ dội lề thói ứng xử trọng nam khinh nữ,phân biệt địa vị trong xã hội

Từ phân tích về đặc điểm địa lí, kinh tế - xã hội, văn hoá Thành phố HàNội và các huyện ngoại thành, có khá nhiều thuận lợi tác động đến tiến trìnhthực hiện bình đẳng giới trong hệ thống chính trị cấp huyện như:

Các huyện đều nằm ở ngoại thành thuận lợi cho việc giao lưu, phát triển kinh

tế, văn hóa, xã hội liên vùng, liên khu vực Đây là điều kiện để các huyện học hỏikinh nghiệm, góp phần nâng cao nhận thức, hiểu biết của đội ngũ cán bộ nữ vềtình hình địa phương khác, qua đó học tập trao đổi và vận dụng sáng tạo, linh hoạtthực tiễn công tác tại cơ quan, địa phương

Số người trong độ tuổi lao động tương đối cao Đây là một trong nhữngđiều kiện thuận lợi vừa để phát triển nguồn nhân lực và nguồn nhân lực chấtlượng cao, vừa để tạo nguồn bổ sung cho đội ngũ cán bộ nữ kế cận củahuyện trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội

Đặc điểm văn hóa, xã hội trên không chỉ góp phần nâng cao mặt bằng

Trang 27

dân trí, tạo nguồn cán bộ nữ kế cận cả về số lượng và chất lượng Đội ngũ cán

bộ nữ trong hệ thống chính trị sẽ rất thuận lợi trong việc tuyên truyền, vậnđộng nhân dân thực hiện các chủ trương, đường lối và chính sách của Đảng,Nhà nước, những nhận thức mới về công tác cán bộ nữ; xóa bỏ dần những ràocản và định kiến giới hữu hình và vô hình Đồng thời, với trình độ nhận thứcđược nâng cao, cộng đồng dân cư sẽ có thiện chí, thái độ ủng hộ tích cực hơnđối với phụ nữ trên con đường tham chính

Tuy vậy, đặc điểm tự nhiên, địa lý và điều kiện kinh tế, văn hóa - xã hội đã phântích trên cũng có một số ảnh hưởng xấu đến tiến trình thực hiện bình đẳng giới của độingũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội Đó là:Dân số trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, song chất lượng lao động cótrình độ chuyên môn hóa thấp, sự phân bố dân cư không đều ở các huyện đặcbiệt là các huyện miền núi; nhiều vấn đề văn hóa - xã hội cần được tập trung giảiquyết như việc làm, đói nghèo; nhiều tác động xã hội nghiêm trọng từ quá trình

đô thị hóa đang diễn ra ở nông thôn như tỷ lệ đất nông nghiệp giảm sút, thiếuviệc làm khi giải phóng mặt bằng; quá trình CNH, HĐH nông nghiệp nông thôncòn gặp nhiều khó khăn, lúng túng Điều này tác động không nhỏ, gây khó khănlớn cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý là phụ nữ

Bên cạnh đó, đặc điểm về mặt tự nhiên tạo nên nét đặc thù của phụ nữlãnh đạo, quản lý ở cấp huyện là: vẫn chịu nhiều tác động của những tập quán

cổ truyền, tâm lý sản xuất tiểu nông, bảo thủ, bám chắc vào cái cũ mà ít có sựphóng khoáng, cởi mở, tính chủ động trong thử nghiệm cái mới không cao

Đó chính là tác động ảnh hưởng trực tiếp đến vị thế của đội ngũ cán bộ nữ cảvề số lượng và chất lượng

Dù là một vùng đa số dân cư có trình độ văn hóa tương đối cao nhưng ởcác mức độ khác nhau thì tâm lý phân biệt giới, định kiến giới vẫn tồn tại rõ néttrong đời sống xã hội: tâm lý mong muốn có con trai để nối dõi sự tồn tại và pháttriển của dòng họ, đàn ông phải học hành đầy đủ và mưu cầu sự thành danh

Trang 28

trong sự nghiệp; còn nữ giới khi trưởng thành, lập gia đình thì phải gắn liền vớigia đình, không được khuyến khích, ủng hộ từ nhiều phía trong việc nỗ lực chotham vọng tiến thân, phấn đấu trong sự nghiệp nhất là con đường chính trị Bản thân phụ nữ còn tự ti, an phận cùng với gánh nặng công việc gia đình,càng làm trầm trọng thêm khoảng cách giới trong lĩnh vực chính trị hiện nay Xétvề mặt xã hội đây chính là rào cản mang đậm nét định kiến giới nhất.

Từ những đặc điểm trên, có thể khẳng định Thành phố Hà Nội có một số lợithế trong phát triển kinh tế - xã hội và thực hiện mục tiêu bình đẳng giới Tuynhiên, tình trạng bất bình đẳng giới vẫn còn tồn tại trên nhiều lĩnh vực khiến chovai trò, tiếng nói của phụ nữ chưa được đánh giá đúng mức; phụ nữ còn khó khăntrong việc tiếp cận, tham gia, ra quyết định và hưởng lợi từ các chương trình pháttriển của địa phương Tình hình này cho thấy rõ sự bất cập giữa ý thức và hànhđộng thực tế khiến cho hiệu quả tham chính của phụ nữ còn thấp

Bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội

Đặc điểm hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội

Về cơ cấu tổ chức: Hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội bao

gồm Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện, ủy ban nhân dân huyện Trong Hộiđồng nhân dân huyện bao gồm các đơn vị hiệp quản; Huyện ủy và khối đoàn thể;Các đơn vị chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện và khối nội chính Ngoàicác tổ chức như các quận nội thành, các huyện ngoại thành còn có thêm tổ chứcchỉ đạo sản xuất nông nghiệp, hội nông dân tập thể

Về cơ cấu cán bộ nữ: Phần lớn các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ

thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà nội đêu có cơ cấu cán bộ nữ Tuynhiên, đội ngũ cán bộ nữ chủ yếu giữ cương vị chủ chốt trong các cơ quanđoàn thể, còn các cơ quan lãnh đạo thì rất ít, có chăng chỉ trên cương vị cấpphó (phụ lục 3,4,5, 6,7,8)

Về chức năng, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ: Hệ thống chính trị cấp

Trang 29

huyện ở Thành phố Hà Nội là cấp trực tiếp chỉ đạo cơ sở tuyên truyền, giáodục, vận động, tổ chức nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương, Nghị quyếtcủa Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nhiệm vụ cấp trên giao.Lãnh đạo, chỉ đạo cơ sở tổ chức thực hiện việc phát triển kinh tế - xã hội, pháthuy mọi nguồn lực, giải quyết công ăn việc làm, nâng cao đời sống nhân dân.Mặc dù có chức năng, nhiệm vụ, cách thức tổ chức và phương thức hoạtđộng khác nhau nhưng các thành viên của hệ thống chính trị thống nhất cùnghướng tới các mục tiêu chung là phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện,chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân địa phương, tất cả vì mụctiêu chung là xây dựng Thủ đô giàu đẹp, văn minh.

Từ việc phân tích những thuận lợi và khó khăn, thách thức của điều kiệntự nhiên, kinh tế - xã hội tác động đến BĐG gắn với đặc điểm cơ cấu tổ chức,nhiệm vụ chính trị của hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiệnnay Có thể hiểu quan niệm BĐG của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trịcấp huyện ở Thành phố Hà Nội như sau:

Bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay là sự ngang nhau

về quyền lợi, nghĩa vụ giữa nam và nữ trong tham gia quản lý nhà nước, quá trình xây dựng hệ thống chính trị cấp huyện; bình đẳng trong việc ứng cử, đề cử vào các chức vụ lãnh đạo, quản lý; đề bạt, bổ nhiệm, đào tạo, sử dụng cán bộ; tạo điều kiện, cơ hội thuận lợi cho đội ngũ cán bộ phát triển theo đúng quy định của pháp luật, chuẩn mực đạo đức và giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhằm phát huy vai trò của đội ngũ cán

bộ nữ góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội.

Nâng cao chất lượng thực hiện bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong

hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay là trách nhiệm củatoàn bộ hệ thống chính trị và nhân dân trong huyện, trước hết là của cấp ủy,

Trang 30

chính quyền các huyện trong thành phố Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài,bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thànhphố Hà Nội hiện nay thể hiện qua một số nội dung chủ yếu sau:

Thứ nhất, bảo đảm cơ cấu cán bộ nữ trong các tổ chức của hệ thống chính trị cấp huyện

Đây là một nội dung quan trọng trong quá trình hoàn thiện cơ cấu tổ chứcđội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay.Sự nghiệp cải tạo và xây dựng chủ nghĩa xã hội là sự nghiệp chung của tất cảcộng đồng và toàn xã hội chứ không phải là trách nhiệm riêng của một cánhân hoặc tổ chức nào Nó đòi hỏi phải có sự chung tay xây dựng của cả nam

và nữ trong xã hội

Bình đẳng cơ cấu cán bộ nữ trong các tổ chức của hệ thống chính trị cấphuyện là một nội dung quan trọng trong thực hiện dân chủ xã hội chủ nghĩa,một phần tạo điều kiện để phát huy khả năng, trí lực của phụ nữ, một phầngiảm bớt gánh nặng xã hội đối với nam giới Là công dân trong xã hội, khôngphân biệt nam hay nữ đều có quyền kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quanmình; quyền được tham gia thảo luận, đóng góp ý kiến vào đường lối, chủtrương, chính sách, những quyết định quan trọng; quyền tham gia xây dựng luậtpháp và quản lý điều hành đúng pháp luật; quyền bảo vệ chế độ chính trị, xã hội,bảo vệ hệ thống quyền lực của nhân dân, chống lại mọi hành động phá hoại củacác thế lực thù địch Mọi quan niệm sai trái coi nam giới là quan trọng, côngviệc xã hội, giữ các chức vụ chủ chốt trong các cơ quan phải là người nam giớiđều không đúng và phù hợp với xã hội hiện đại, vi phạm luật bình đẳng giới.Hoạt động chính trị là một hoạt động đặc thù, nó rất cần tới sự có mặt,tham gia nhập cuộc của giới nữ, trước hết, đó là cân bằng giới như một sự cânbằng tâm lý, sau nữa, nó bổ sung cho nhau trong cơ cấu giới, tạo ra sự hài hoà,phát triển Vai trò của đội ngũ cán bộ nữ là không thể phủ nhận, trong họ cóđầy đủ những khả năng, tài năng để đáp ứng những đòi hỏi của công tác lãnhđạo, quản lý Đặt vào một mặt bằng chung về điều kiện, môi trường, hoàncảnh, phụ nữ không có trở ngại gì đáng kể so với nam giới để thể hiện năng lực

Trang 31

trong hoạt động chính trị

Thứ hai, bình đẳng trong tham gia xây dựng chính trị - xã hội

Đây là một nội dung quan trọng thể hiện bản chất tốt đẹp và cách mạng củachế độ dân chủ xã hội chủ nghĩa Bình đẳng trong việc ứng cử, đề cử giữ chức

vụ trong các tổ chức của hệ thống chính trị cấp huyện là tạo điều kiện để độingũ cán bộ nữ phát huy khả năng của mình vào xây dựng hệ thống chính trịcấp huyện Phát huy được sức mạnh tổng thể của tất cả các thành viên trong

xã hội không phân biệt đối tượng, khắc phục sự hạn chế phấn đấu vươn lêncủa đội ngũ cán bộ nữ

Theo đó, mọi công dân trong các huyện Thành phố Hà Nội hiện nay có đủphẩm chất và năng lực, được quần chúng tín nhiệm không phân biệt là nam hay

nữ đều có quyền bầu cử, ứng cử đại biểu trong cơ quan, tổ chức chính trị cấphuyện Vì vậy, cần phải làm tốt công tác tuyền truyền vận động nhất là đối vớicán bộ nữ tích cực tham gia ứng ử bại biểu Hội đồng nhận dân cấp huyện

Thứ ba, bình đẳng về tiêu chuẩn khi đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện

Quyền bình đẳng trong đời sống chính trị là quyền quan trọng để xâydựng một xã hội dân chủ, thể hiện quyền làm chủ của công dân với nhà nước.Bình đẳng giới và tiến bộ của phụ nữ không còn là vấn đề riêng của nữ giới,của một quốc gia, mà là mục tiêu phấn đấu thúc đẩy thực hiện của nhiều quốcgia, nhiều dân tộc trên thế giới

Bình đẳng giới trong hệ thống chính trị cấp huyện được xem là mộttrong những nội dung quan trọng, then chốt, tạo cơ hội cho phụ nữ được nóitiếng nói đại diện cho giới mình, được phát huy trình độ năng lực, kinhnghiệm, thể hiện quan điểm trong quyết định các chính sách về các lĩnh vựckhác nhau của huyện mình Thông qua đó, góp phần tạo nên nền tảng vữngchắc cho việc thúc đẩy bình đẳng giới trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội.Các cấp ủy đảng quan tâm đến tỉ lệ nữ trong công tác đề bạt, bổ nhiệm cán

Trang 32

bộ nữ tham gia các ban, ngành, đoàn thể trên cơ sở dân chủ, bình đẳng Quan tâmxem xét, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ nữ vào các vị trí lãnh đạo, quản lý,thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội trong huyện.Như vậy, BĐG trong hệ thống chính chị cấp huyện ở Thành phố Hà Nộihiện nay không đơn giản là nam, nữ có số lượng ngang nhau tham gia vàoquản lý, cũng không có nghĩa coi nam, nữ là giống nhau, không tính đến yếutố sinh lý, yếu tố xã hội của từng giới trong hoạt động tham chính BĐG trong

hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội thể hiện ở chỗ: bảo đảm cơcấu cán bộ nữ giữ các chức vụ lãnh đạo trong cơ quan, tổ chức chính trị xãhội; bình đẳng trong việc ứng cử và được giới thiệu đề cử đại biểu HĐND cấphuyện; bình đẳng trong việc đề bạt bổ nhiệm vào các vị trí lãnh đạo, quản lýcủa các tổ chức chính trị - xã hội trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thànhphố Hà nội

1.2 Thực trạng bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay

1.2.1 Những thành tựu bình đẳng giới của đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội hiện nay và nguyên nhân của thành tựu đó

* Những thành tựu

Một là, tỷ lệ nữ cán bộ tham gia vào các cương vị lãnh đạo, quản lý, giữ cương vị chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội đang có xu hướng tăng lên

Từ năm 2012 đến nay, nhờ thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng,các văn bản pháp lý của Nhà nước và của Thành phố Hà Nội về công tác cán

bộ nữ, về bình đẳng giới, việc thu hút đông đảo nữ cán bộ tham gia vào cáccương vị lãnh đạo trong hệ thống chính trị cấp huyện đã có nhiều chuyển biếntích cực Dù chưa đồng đều giữa các huyện của Thành phố Hà Nội song tỷ lệ

Trang 33

cơ quan, tổ chức chính trị - xã hội đang có xu hướng tăng lên.

Theo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11 – NQ/TW,

ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của các huyện trong Thành phố Hà Nội, tỷ lệ nữ cán bộ tham gia vào các cương vị lãnh đạo, quản lý, giữ

cương vị chủ chốt ở hệ thống chính trị cấp huyện Thành phố Hà Nội đang có

xu hướng tăng lên:

Trong cấp ủy Đảng:

Huyện Ba Vì: đến nay, tỉ lệ nữ tham gia cấp huyện nhiệm kì 2010 - 2015

là 15,29%, có 01 cán bộ nữ là ủy viên Ban thường vụ huyện, chiếm 7,14%.Nhiệm kì 2015 - 2020 là 17,02%, có 02 cán bộ nữ là ủy viên Ban thường vụhuyện (tăng 7,14% so với nhiệm kì trước) (Phụ lục 3)

Huyện Phúc Thọ: tỉ lệ nữ tham gia cấp huyện nhiệm kì 2010 - 2015 là

15,36%, có 02 cán bộ nữ là ủy viên Ban thường vụ huyện Nhiệm kì 2015

-2020 là 17,12%, có 03 cán bộ nữ là ủy viên Ban thường vụ huyện (tăng6,14%) (Phụ lục 6)

Trong cơ quan Nhà nước:

Huyện Ba Vì: tỉ lệ nữ tham gia HĐND nhiệm kì 2011 - 2016 là 21,43%.

Nhiệm kì 2016 - 2021 là 26,8% (tăng 4,35% so với nhiệm kì trước), trong đó

có 01 cán bộ nữ giữ chức Phó Chủ tịch HĐND huyện (Phụ lục 4)

Huyện Phúc thọ: Nhiệm kì 2011-2016 tỉ lệ cán bộ nữ tham gia HĐND là 22,31%.

Nhiệm kì 2016 - 2021 là 22,43% (tăng 0,12% so với nhiệm kì trước) (Phụ lục 7)

Sự gia tăng của nữ đại biểu trong HĐND cấp huyện ở các huyện trongThành phố Hà Nội, đặc biệt là có cán bộ nữ giữ chức vụ chủ chốt cho thấy đã

có những cải thiện trong việc tham gia của phụ nữ vào hoạt động quản lý nhànước, tham gia hoạt động xã hội

Trong các tổ chức chính trị - xã hội:

So với cán bộ nữ lãnh đạo quản lý trong tổ chức Đảng, chính quyền, thì

Trang 34

tỉ lệ nữ lãnh đạo trong các đoàn thể cao hơn cả Công tác đề bạt, bổ nhiệm cán

bộ nữ tham gia các ban ngành, đoàn thể đã được các cấp ủy Đảng quan tâmthực hiện trên cơ sở dân chủ, bình đẳng Lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể đãquan tâm xem xét, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ nữ vào các vị trí lãnh đạo,quản lý, thủ trưởng, phó thủ trưởng cơ quan đơn vị Việc bố trí, sử dụng độingũ cán bộ công chức nữ phù hợp với đặc tính về giới, điều kiện và hoàn cảnh

đã tạo điều kiện cho đội ngũ cán bộ nữ thực hiện chức trách, nhiệm vụ chuyênmôn và có cơ hội phát triển

Theo Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11 - NQ/TW,

ngày 27/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) “Về công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” của Huyện ủy Ba Vì ngày

08/5/2017 thì cán bộ nữ là lãnh đạo từ trưởng, phó các phòng, ban, ngành,đoàn thể từ năm 2011- 2017 của huyện có 28 đồng chí, chiếm 23,6% [4, tr 5]Sự gia tăng số lượng cán bộ nữ tham gia vào các cương vị lãnh đạo,quản lý, giữ cương vị chủ chốt ở hệ thống chính trị cấp huyện Thành phố HàNội trong những năm qua chứng tỏ năng lực của cán bộ nữ ngày càng đượcnâng cao Những đóng góp tích cực và cụ thể của phụ nữ vào thành quả củacông cuộc đổi mới và sự phát triển kinh tế xã hội của các huyện đã dần làmthay đổi những định kiến về vai trò của phụ nữ trong xã hội, khẳng định khảnăng tham gia công tác chính trị của nữ giới không thua kém gì nam giới

Hai là, ở một số huyện cán bộ nữ ứng cử và được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơ quan lãnh đạo của tổ chức chính trị-xã hội tỉ

lệ ngày càng tăng lên

Trong những năm qua, Ban thường vụ Thành ủy Thành phố Hà Nội vàBan thường vụ Huyện ủy, cấp ủy, chính quyền các cấp quan tâm, chú trọngtạo điều kiện động viên khích lệ đội ngũ cán bộ nữ có đủ tiêu chí về phẩmchất và năng lực tham gia ứng cử các chức danh chủ chốt Hội đồng nhân dân,

Trang 35

và chính quyền các cấp chỉ đạo khảo sát đội ngũ cán bộ nữ nhằm đánh giá chọnlọc những cán bộ nữ có năng lực, triển vọng đưa vào quy hoạch, dự nguồn và có

xu hướng đào tạo để bồi dưỡng vào các vị trí chủ chốt của cấp huyện Vì vậy, tỉ

lệ nữ tham gia và được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân, các cơquan lãnh đạo của tổ chức chính trị-xã hội tỉ lệ ngày càng cao

Theo đánh giá của Ủy ban bầu cử huyện Ba Vì nhiệm kì 2016 - 2021,trong số 68 người chính thức ứng cử đại biểu HĐND huyện nữ có 30 người(chiến 44,1% Tăng 5,4% so với nhiệm kì trước) [41, tr 12]; Huyện PhúcThọ, trong tổng số 69 người chính thức ứng cử HĐND huyện, nữ có 32 người(chiếm 46,3% Tăng 4,7% so với nhiệm kì trước) [41, tr 13] Tỉ lệ đội ngũcán bộ nữ tham gia ứng cử và được giới thiệu ứng cử HĐND huyện củaThành phố Hà Nội tỉ lệ ngày càng cao qua các nhiệm kì cho thấy sự quan tâmcủa các cấp đến công tác cán bộ nữ thời gian gần đây Khả năng và năng lựccủa phụ nữ ngày càng được khẳng định trong cuộc sống và sự phát triển của

xã hội Là điều kiện, cơ sở để thực hiện thắng lợi chiến lược quốc gia về bìnhđẳng giới giai đọan 2011-2020 Thực hiện bình đẳng thực chất giữa nam và

nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế,văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của cáchuyện Thành phố Hà Nội

Ba là, đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội, khi được đề bạt, bổ nhiệm chất lượng chuyên môn nghiệp vụ ngày càng cao, ngang bằng với nam giới

Về trình độ học vấn: Qua khảo sát cho thấy, trình độ của đội ngũ cán bộ

nữ chủ chốt cấp huyện Thành phố Hà Nội đã tốt nghiệp trung học phổ thông.Tính đến năm 2017 hầu hết số lượng cán bộ nữ chủ chốt cấp huyện Thànhphố Hà Nội đều có trình độ đại học và sau đại học Các huyện tiêu biểu như:Huyện Ba Vì, có 126 cán bộ nữ, trong đó có 11 đồng chí giữ chức danh chủchốt trong hệ thống chính trị của huyện Từ năm 2012 - 2017, số cán bộ nữ

Trang 36

được quy hoạch các chức danh chủ chốt của huyện là 47 đồng chí, chiếm17,9% Quy hoạch chức danh cán bộ cơ sở thuộc Huyện ủy quản lý là120/772 đồng chí, chiếm 15,5% Trên cơ sở quy hoạch đã xây dựng kế hoạchđào tạo, bồi dưỡng cán bộ phù hợp với chức danh cán bộ được quy hoạch, có

283 cán bộ nữ được cử đi học lớp tại chức để nâng cao trình độ chuyên mônnghiệp vụ và lý luận chính trị Trong đó có 128 đồng chí đi học đại học, 22đồng chí học trung cấp chuyên môn, 13 đồng chí học cao cấp lý luận chính trị

và 142 đồng chí học trung cấp lý luận chính trị [41, tr 17]

Về cơ cấu độ tuổi: Qua nghiên cứu, phần lớn cán bộ nữ giữ chức vụ chủ

chốt ở cấp huyện Thành phố Hà Nội đều có độ tuổi từ 31 - 45 tuổi Huyện Ba

Vì có tỉ lệ là 7/11 chiếm 63,6%, Phúc Thọ là 6/10 chiếm 60%, Phú Xuyên có

tỉ lệ 6/11 chiếm 54,5% Sóc Sơn là huyện có tỉ lệ cán bộ nữ chủ chốt trẻ caonhất là 8/11 chiếm 72,7% Tính đến năm 2017 toàn Thành phố Hà Nội có 174

nữ cán bộ chủ chốt của hệ thống chính trị cấp huyện độ tuổi từ 31 - 55 (chiếmkhoảng 31% cán bộ nữ của toàn thành phố) [41, tr 18]

Về cơ cấu chức vụ: Quá trình nghiên cứu và điều tra khảo sát cho thấy:

các chức vụ chủ tịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện, bí thư Đoàn thanh niên, chủtịch Hội nông dân, chủ tịch Mặt trận Tổ quốc, các cơ quan này thì có phụ nữgiữ chức vụ chủ tịch Còn các chức danh chủ chốt quan trọng hơn như: bí thưĐảng ủy, chủ tịch Uỷ ban nhân dân, chủ tịch Hội đồng nhân dân rất ít, phầnlớn cán bộ nữ chỉ giữ chức vụ là cấp phó

Về trình độ chuyên môn: Qua nghiên cứu số liệu của các huyện trong

Thành phố Hà Nội cho thấy đa số nữ cán bộ chủ chốt đều có trình độ đại họcvề chuyên môn, nghiệp vụ Năm 2017 có 04 phó bí thư thường trực, 18 chủtịch Hội liên hiệp phụ nữ huyện, 13 bí thư Đoàn thanh niên trong hệ thốngchính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội có trình độ đại học [41, tr 10]

Từ năm 2012 đến 2017, đội ngũ cán bộ nữ có trình độ đại học và sau đại

Trang 37

năm 2017 Cùng với đó, đội ngũ cán bộ nữ có trình độ sơ cấp và trung cấp vềchuyên môn, nghiệp vụ cũng giảm nhanh từ năm 2012 - 2017 (từ 253 cán bộxuống còn 131 cán bộ) [41, tr 19].

Tính đến năm 2017 hầu hết các huyện không còn trường hợp có cán bộ

nữ chưa qua đào tạo trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ

Về trình độ lý luận chính trị: Đội ngũ cán bộ nữ chủ chốt trong hệ thống

chính trị cấp huyện Thành phố Hà Nội đều có trình độ trung cấp lý luận chínhtrị và cao cấp lý luận chính trị Tiêu biểu như huyện Ba Vì: Năm 2012 độingũ cán bộ nữ huyện ủy là 34 cán bộ: Cán bộ nữ có trình độ lý luận chínhtrị cao cấp là 02 đồng chí; trung cấp là 25 đồng chí; sơ cấp 17 đồng chí.Đến năm 2017 đội ngũ cán bộ nữ huyện ủy là 44 đồng chí, cán bộ nữ cótrình độ lý luận chính trị cao cấp là 08 đồng chí, trung cấp là 31 đồng chí

và sơ cấp là 05 đồng chí (cán bộ nữ chủ chốt có trình độ lí luận cao cấp là

03 đồng chí) [41, tr 21] Như vậy từ năm 2012 - 2017 số cán bộ nữ có trình

độ lý luận chính trị cao cấp và trung cấp tăng lên, bên cạnh đó đội ngũ cán

bộ nữ có trình độ sơ cấp lý luận chính trị giảm nhanh

Về trình độ quản lý nhà nước: qua khảo sát, điều tra thống kê của Ban

Tổ chức các Huyện ủy ở Thành phố Hà Nội cho thấy, đến năm 2017 đã có

208 cán bộ trong tổng số 1368 cán bộ nữ có trình độ quản lý nhà nước (chiếm15%) Trong đó, các chức danh chủ chốt trong Đảng ủy, Hội đồng nhân dân

và Uỷ ban nhân dân đều đạt trình độ quản lý nhà nước [41, tr 23]

Theo thống kê của Ban Tổ chức Huyện ủy Ba Vì năm 2017 có 44đồng chí cán bộ nữ được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức về quản lý nhà nước.Trong đó: trình độ quản lý nhà nước ngạch cán sự là 02 đồng chí; trình độquản lý nhà nước ngạch chuyên viên và chuyên viên chính là 29 đồng chí;trình độ trung cấp quản lý nhà nước là 08 đồng chí; trình độ đại học quản lýnhà nước 05 đồng chí [41, tr 19]

Về trình độ ngoại ngữ, tin học: qua khảo sát, điều tra thống kê của Ban

Trang 38

Tổ chức các Quận ủy và Huyện ủy Thành phố Hà Nội cho thấy, tính đến hếttháng 9 năm 2017 số cán bộ nữ có trình độ A, B và C tăng lên 193 cán bộtrong tổng số 1368 cán bộ (chiếm 14,1%) Đội ngũ cán bộ nữ giữ chức danhchủ chốt của các huyện đều có chứng chỉ tin học A hoặc B (chiếm trên 55%)[41, tr 19] Phần lớn tỉ lệ đội ngũ cán bộ nữ trong các quận nội thành có trình

độ ngoại ngữ và tin học cao hơn các huyện ngoại thành Hà Nội Nhờ vậy màđội ngũ này đã cập nhật khá tốt những thông tin cần thiết

* Nguyên nhân của những thành tựu

Thứ nhất, có sự quan tâm sâu sát của các cấp thông qua chủ trương, nghị quyết, chiến lược phát triển đã thu hút đội ngũ cán bộ nữ tích cực, nỗ lực tham gia lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội

Ngày 12/7/1993, Bộ chính trị đã ra Nghị quyết số 04-NQ/TW về đổi mới

và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới Nghị quyết đãchỉ rõ: “Đặt vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ nữ thành nhiệm vụ có tính chiếnlược trong toàn bộ công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước Trên cơ sở quyhoạch, có kế hoạch tạo nguồn, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nữ, tạo điều kiện đểcán bộ nữ cống hiến và trưởng thành, phấn đấu tăng tỷ lệ nữ trong các cấp ủyđảng, cơ quan nhà nước, trong các lĩnh vực quản lý kinh tế, xã hội, y tế, giáodục, khoa học, nghệ thuật Chống coi thường phụ nữ, phân biệt đối xử, khắtkhe, hẹp hòi trong đánh giá, sử dụng, đề bạt cán bộ nữ” [8, tr.17]

Ngày 16/5/1994, Ban Bí thư Trung ương Đảng đã ban hành Chỉ thị số CT/TW về một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới, khẳng định:

37-“Việc nâng cao tỷ lệ cán bộ nữ tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế - xãhội là yêu cầu quan trọng để thật sự thực hiện quyền bình đẳng, dân chủ củaphụ nữ, là điều kiện để phát huy tài năng, trí tuệ và nâng cao địa vị xã hội củaphụ nữ” [5, tr.21]

Trang 39

VIII) về chiến lược cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

đất nước Đây là chiến lược cán bộ trong hệ thống chính trị nước ta nói chung

và chiến lược phát triển cán bộ nữ trong hệ thống chính trị nói riêng Tiếp đó

là Nghị định 109/2004/NĐ-CP quy định về tiêu chuẩn cơ cấu đại biểu Hộiđồng nhân dân các cấp các nhiệm kỳ Quyết định số 04/2004/ QĐ-BNV của

Bộ nội vụ về quy định tiêu chuẩn cụ thể đối với cán bộ, công chức

Nghị định số 92/2010/NĐ-CP của chính phủ, Quyết định số 215/ Ttg ngày 16/2/2011 của Thủ tướng Chính phủ về hướng dẫn cơ cấu, thànhphần và số lượng đại biểu Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ 2011-2016 Cùng vớiLuật Bình đẳng giới và những bổ sung, sửa đổi trong Hiến pháp nước Cộnghòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013) đã tạo các cơ sở chính trị, pháp lý

QĐ-để phụ nữ tham gia lãnh đạo, quản lý các lĩnh vực kinh tế - xã hội của đấtnước Trong đó có việc tăng cường sự tham gia lãnh đạo, quản lý của phụ nữgiữ vai trò chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội.Quyết định số 2351/QĐ-TTg ngày 24/12/2010 của Thủ tướng Chính phủphê duyệt Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2020; Kếhoạch số 100/KH-UBND ngày 22/8/2011 của UBND Thành phố triển khaithực hiện Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2011-2015, địnhhướng đến năm 2020 trên địa bàn Thành phố Hà Nội UBND Thành phố banhành kế hoạch triển khai thực hiện công tác bình đẳng giới, vì sự tiến bộ củaphụ nữ trên địa bàn Thành phố năm 2017

Thứ hai, sự tham gia tích cực của hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội trong việc tạo điều kiện để phụ nữ tham chính, phát huy năng lực, trí tuệ cho sự nghiệp phát triển của Thành phố Hà Nội

Ở các huyện mà số lượng đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị có

xu hướng gia tăng, trước hết là nhờ sự quan tâm sâu sắc của cấp ủy, chínhquyền các cấp; sự tham gia tích cực của các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất làBan Vì sự tiến bộ của phụ nữ

Trong hệ thống chính trị cấp huyện ở Thành phố Hà Nội, hầu hết các chỉ

Trang 40

thị, nghị quyết của Trung ương, Chính phủ về công tác cán bộ nữ, về bìnhđẳng giới, về chiến lược Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ đều được quántriệt và thực hiện tốt Đặc biệt là Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chính trị vềCông tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước đã được ban hànhngày 27/4/2007 Nghị quyết có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường sự lãnhđạo của Đảng, tiếp tục đổi mới công tác phụ nữ để phụ nữ tham gia ngày càngnhiều hơn, chủ động hơn, đóng góp ngày càng lớn hơn cho sự phát triển củagia đình, cộng đồng, đất nước và thực hiện bình đẳng giới Nghị quyết số 57/NQ-CP của Chính phủ: Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ giaiđoạn đến năm 2020 thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW ngày 27/4/2007 của

Bộ Chính trị về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đạihóa đất nước; Luật Bình đẳng giới; Nghị định số 70/2008/NĐCP ngày04/06/2008 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luậtbình đẳng giới Ngày 30/12/2011 thành ủy Hà Nội đã ra chỉ thị số 07/CT-T4về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng trong công tác quy hoạch, đào tạo

và sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ Chỉ thị nêu rõ quan điểm: chủ động pháthiện, tạo nguồn, xây dựng, quy hoạch, đào tạo cán bộ trẻ, cán bộ nữ Qua đómạnh dạn đề xuất, đề bạt, bổ nhiệm, bố trí sử dụng cán bộ trẻ, cán bộ nữ đãđược đào tạo cơ bản và trải qua công tác tại cơ sở vào các vị trí lãnh đạo

Ở huyện Ba Vì, Huyện ủy, HĐND, UBND huyện đã quan tâm chỉ đạo cáccấp, ngành tích cực triển khai thực hiện Nghị quyết 11- NQ/TW của Bộ Chínhtrị và chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ huyện Ba Vì về côngtác phụ nữ thời kì đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, chỉ đạo thực hiện các mụctiêu quốc gia về BĐG và sự tiến bộ của phụ nữ, quan tâm đến việc quy hoạch,đào tạo và bổ nhiệm cán bộ nữ, tăng tỉ lệ cán bộ nữ tham gia cấp ủy đảng

Ở một số huyện mà gần đây có sự chuyển biến tích cực về số lượng, chấtlượng, cơ cấu đội ngũ cán bộ nữ trong hệ thống chính trị cấp huyện như Ba

Vì, Thạch Thất, Quốc Oai, Thường tín… cũng là nơi mà cấp ủy, chính quyền,

Ngày đăng: 05/01/2019, 22:15

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Phạm Minh Anh (2012), Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sở trong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vai trò của cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp cơ sởtrong việc thực hiện mục tiêu bình đẳng giới ở Việt Nam
Tác giả: Phạm Minh Anh
Nhà XB: Nxb Chínhtrị quốc gia
Năm: 2012
2. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (1996), Phụ nữ - giới và phát triển, Nxb Phụ nữ, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phụ nữ - giới và phát triển
Tác giả: Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Phụ nữ
Năm: 1996
3. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên) (2008), Bình đẳng giới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bình đẳng giớiở Việt Nam
Tác giả: Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (Chủ biên)
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 2008
5. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Chỉ thị số 37-CT/TW về “một số vấn đề công tác cán bộ nữ trong tình hình mới” Trang 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: “một số vấn đềcông tác cán bộ nữ trong tình hình mới”
6. Ban chấp hành Trung ương Đảng, Nghị quyết quyết số 18-NQ/TW Hội nghị lần thứ 6 (khóa XII) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả” Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghị quyết quyết số 18-NQ/TW Hộinghị lần thứ 6 (khóa XII) về “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, sắpxếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệulực, hiệu quả
7. Cao Khoa Bảng (2008), Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt của hệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinh nghiệm của Hà Nội), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt củahệ thống chính trị cấp tỉnh, thành phố (qua kinh nghiệm của Hà Nội)
Tác giả: Cao Khoa Bảng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
Năm: 2008
4. Ban Thường vụ Hội LHPN huyện Ba Vì, Báo cáo Tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 11-NQ/TW về “Công tác phụ nữ thời kì đẩy mạnh Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w