UNESCO chủ trương đẩy mạnh phát triển giáo dục theochiến lược gồm 21 điểm, trong đó giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường làmột mục tiêu lớn trong chiến lược giáo dục.- Vấn đề huy động c
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng khoa học:
PGS.TS VŨ LỆ HOA
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Đề tài khoa học “Huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển giáo
dục mầm non huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên” là một đề tài mà tôi rất tâm
huyết Trên cơ sở lý luận, vốn kiến thức đã được lĩnh hội trong quá trình họctập và nghiên cứu, được sự giảng dạy, hướng dẫn của các thầy cô giáo, sựcộng tác giúp đỡ của các đồng nghiệp Luận văn tốt nghiệp của tôi đã đượchoàn thành
Với tình cảm chân thành, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, côgiáo, các nhà khoa học trường Đại học Sư phạm Hà Nội, trường Đại học TâyBắc đã tận tình giảng dạy và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập Xin cảm ơnPhòng Giáo dục và Đào tạo huyện Tuần Giáo, cán bộ quản lý các trường mầmnon trong huyện, các cơ quan ban ngành liên quan, bạn bè đồng nghiệp đãgiúp đỡ, động viên tạo điều kiện cho tôi học tập, nghiên cứu và hoàn thànhluận văn
Đặc biệt, tôi xin được trân trọng bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối vớiPGS.TS Vũ Lệ Hoa - người đã quan tâm và tận tình hướng dẫn tôi trong suốtquá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn
Mặc dù đã có rất nhiều cố gắng song do nhiều nguyên nhân mà luậnvăn không tránh khỏi những thiếu sót, tôi rất mong nhận được sự góp ý bổsung các thầy cô giáo, các bạn đồng nghiệp để luận văn được hoàn thiện mộtcách tốt hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Điện Biên, tháng 8 năm 2016
Tác giả
Đỗ Văn Sơn
Trang 3MỤC LỤC
TÀI LIỆU THAM KHẢO 132
PHỤ LỤC 136
Trang 4DANH MỤC BẢNG, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ
1 BẢNG
Bảng 2.1 Số lượng trường, nhóm lớp, trẻ tham gia 61
thực hiện Chương trình GDMN 61
Bảng 2.2 Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp 62
Bảng 2.3.Chất lượng chăm sóc trẻ 63
Bảng 2.4 Chất lượng giáo dục trẻ 64
Bảng 2.5 Đội ngũ CBQL, GVmầm non qua các năm 65
Bảng 2.6 Thống kê trình độ chuyên môn bậc học Mầm non qua các năm 65
Bảng 2.7 Cơ sở vật chất (phòng học bậc học Mầm non qua các năm 66
Bảng 2.8.Thống kê số phòng học từ năm học 2005-2006 đến năm học 2015-2016 82
Bảng 3.1 Kết quả khảo sát về tính cần thiết và huyện khả thi 121
của các giải pháp 121
Bảng 3.2 Tương quan giữa giải pháp quản lý huy động các nguồn lực trong cộng đồng tham gia phát triển giáo dục mầm non 123
và phát triển giáo dục 123
Bảng 3.3 Các tần suất kỳ vọng về quan hệ huy động các nguồn lực trong cộng đồng nhằm phát triển giáo dục 123
2 SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ Sơ đồ 1.1 Bản chất của huy động các lực lượng trong cộng đồng cho GD 11
Biểu đồ 2.1.Số lượng trường, nhóm lớp, trẻ tham gia thực hiện 62
Chương trình GDMN 62
Biểu đồ 2.2 Tỷ lệ huy động trẻ ra lớp 63
Biểu đồ 2.3 Chất lượng chăm sóc trẻ 64
Biểu đồ 2.4 Chất lượng giáo dục trẻ 65
Biểu đồ 2.5 Đội ngũ bậc học Mầm non qua các năm 65
Biểu đồ 2.6 Thống kê trình độ chuyên môn bậc học MN qua các năm 66
Biểu đồ 2.7 Về cơ sở vật chất (phòng học bậc học Mầm non qua các năm 67
Trang 5DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
CBQLCBGVCNH-HĐHGD&ĐTGVCBMNGDMNGDTXGVCNVKT-XHNXBĐHQGNXB
PGDGDĐTCSGDDTTSGVMNSDDCTGDMNƯDCNTTCNTTCSVCQLGDQLNNTHCSUBND
Cán bộ quản lýCán bộ giáo viênCông nghiệp hoá, hiện đại hoáGiáo dục và đào tạo
Giáo viênCán bộMầm nonGiáo dục mầm nonGiáo dục thường xuyênGiáo viên công nhân viênKinh tế - xã hội
Nhà xuất bản Đại học Quốc giaNhà xuất bản
Phòng Giáo dục và Đào tạoGiáo dục đào tạo
Chăm sóc giáo dụcDân tộc thiểu sốGiáo viên mầm nonSuy dinh dưỡngChương trình giáo dục mầm nonỨng dụng công nghê thông tinCông nghê thông tin
Cơ sở vật chấtQuản lý giáo dụcQuản lý nhà nướcTrung học cơ sở
Ủy ban nhân dân
Trang 6MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thế kỷ XXI - thế kỷ của nền văn minh trí tuệ, tri thức và kĩ năng củacon người quyết định năng suất lao động, tốc độ phát triển kinh tế - xã hội củamột đất nước Muốn tiếp cận được những tiến bộ vượt bậc của kỉ nguyên mớithì các quốc gia phải không ngừng đổi mới Hòa trong xu thế đó, Việt Nam đã
và đang đổi mới một cách toàn diện và mạnh mẽ, mau chóng tiến kịp với cácquốc gia khác, hội nhập với quốc tế, nhằm nắm bắt kịp thời những tiến bộkhoa học công nghệ trong sự nghiệp phát triển của đất nước Để những bước
đi ngày một vững chắc thì giáo dục đóng vai trò đặc biệt quan trọng vì: “Giáodục đào tạo là chìa khóa để mở cửa tiến vào tương lai”
Giáo dục mầm non (GDMN) là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dụcquốc dân, đặt nền móng ban đầu cho sự phát triển về thể chất, trí tuệ, tìnhcảm, ngôn ngữ, thẩm mỹ của trẻ em Việt Nam Trẻ được tiếp cận với GDMNcàng sớm, càng thúc đẩy quá trình học tập và phát triển của các giai đạn tiếptheo Khoa học đã chứng minh tiềm năng của trẻ được khơi dậy trong nhữngnăm đầu đời – từ những giây phút chào đời đến những năm tháng được chămsóc chủ yếu ở gia đình và đến trường mầm non (từ 0 đến 6 tuổi) Đây lànhững năm tháng đặt nền móng tạo sự khởi đầu tốt đẹp và hứa hẹn về tươnglai thành công cho trẻ Do đó, đầu tư cho GDMN là một trong các biện pháphiệu quả nhất để chuẩn bị tốt cho việc học tập của trẻ ở trường phổ thông vàthành công trong cuộc sống sau này
Trong những năm gần đây, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chủ trương,chính sách nhấn mạnh vai trò quốc sách hàng đầu của giáo dục, trong đó đặc
biệt quan tâm đến giáo dục mầm non, coi việc “chăm lo phát triển giáo dục
mầm non” và “mở rộng giáo dục mầm non, hoàn thành phổ cập mầm non 5 tuổi” là nhiệm vụ quan trọng cấp bách Triển khai đường lối chỉ đạo của
Trang 7Đảng, hàng loạt các văn bản chính sách của nhà nước có sự liên quan đếnphát triển GDMN lần lượt ra đời làm cơ sở cho chất lượng và công bằng xãhội trong GDMN.
Công tác xã hội hóa trong văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
VIII của Đảng xác định: “Xuất phát từ nhận thức chăm lo cho con người, cho
cộng đồng xã hội là trách nhiệm của toàn xã hội, của mỗi đơn vị, của từng gia đình, là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân, chúng ta chủ trương giải quyết các vấn đề xã hội theo tinh thần xã hội hoá, trong đó nhà nước giữ vai trò nòng cốt sự nghiệp cách mạng là sự nghiệp của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân Nhà nước và nhân dân cùng làm, mọi việc đều phải dựa vào nhân dân”.
Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng ta khẳng
định: “ Đẩy mạnh xã hội hoá sự nghiệp giáo dục, đào tạo, khuyến khích
mạnh mẽ các thành phần kinh tế đầu tư phát triển giáo dục ở tất cả các bậc học ” (27 tr204) Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
đã chỉ rõ “Chăm lo phát triển mầm non”, thực hiện “Chuẩn hoá, hiện đại
hoá, xã hội hoá” Xã hội hoá sự nghiệp giáo dục mầm non là một quy luật và
là khâu then chốt để thực hiện “Chuẩn hoá”, “Hiện đại hoá” Thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước ta đến năm 2020 là “Xây dựng hoàn chỉnh và
phát triển bậc học mầm non cho hầu hết trẻ em trong độ tuổi Phổ biến kiến thức chăm sóc, giáo dục trẻ cho các gia đình”.
Thực hiện nghị quyết số 29 – NQ/TW, Hội nghị lần thứ tám Ban chấphành Trung ương Đảng (khóa XI) về Đề án “Đổi mới căn bản, toàn diện giáodục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điềukiện kinh tế thị trường định hướng XHCN và hội nhập quốc tế” Một trong 7nội dung của đề án là công tác xã hội hóa giáo dục
Thời gian qua, đặc biệt giai đoạn từ 2006 đến 2015, Chính phủ, Thủ
Trang 8tướng Chính phủ đã ban hành 11 văn bản quy định các chính sách phát triểnGDMN, gồm 02 Nghị định, 08 Quyết định; 01 Chỉ thị Đặc biệt, Quyết định
số 149/2006/QĐ-TTg ngày 23/6/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt
“Đề án Phát triển Giáo dục mầm non giai đoạn 2006-2015” (Quyết định 149),Quyết định số 239/2010/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề ánphổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi, Quyết định số 60/2011/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ quy định một số chính sách phát triển GDMNgiai đoạn 2011-2015, những chính sách trên đã có những tác động sâu sắc,mạnh mẽ đối với sự phát triển GDMN
Là một tỉnh miền núi khó khăn, nhưng xác định vai trò và tầm quantrọng của giáo dục mầm non, thời gian qua tỉnh Điện Biên đã chỉ đạo quyếtliệt, triển khai những việc làm cụ thể nhằm nâng cao chất lượng chăm sóc,giáo dục trẻ Bằng công tác huy động các nguồn lực trong cộng đồng cùngchăm lo phát triển giáo dục mầm non, tỉnh đã phấn đấu hoàn thành phổ cậpgiáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi vào năm 2014
Đối với huyện Tuần Giáo, quán triệt tư tưởng huy động các nguồn lựctrong cộng đồng cho giáo dục được định hướng từ các Nghị quyết Đại hộiĐảng những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ huyện Tuần Giáo, côngtác huy động các nguồn lực được tiến hành tích cực với nhiều hình thứcphong phú, cùng với việc vận động xã hội đóng góp nhân lực, vật lực, huyđộng các nguồn đầu tư cho giáo dục Đặc biệt là bậc học mầm non thực hiện
đa dạng hoá các loại hình trường lớp, gắn kết giáo dục nhà trường với cộngđồng xã hội để huy động học sinh đến trường lớp Do vậy, sự nghiệp giáo dụcmầm non của huyện Tuần Giáo đã thu được những thành tựu đáng tự hào về
sự phát triển quy mô, số lượng và chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Tuy nhiên, bên cạnh những thành tích đã đạt được, việc huy động cácnguồn lực trong cộng đồng cho giáo dục mầm non ở huyện Tuần Giáo vẫncòn gặp không ít khó khăn, trở ngại như ở một số xã, cấp uỷ Đảng, chính
Trang 9quyền, đoàn thể phụ huynh chưa nhận thức được vị trí, tầm quan trọng củagiáo dục mầm non.Cùng với những khó khăn chung khi thực hiện huy độngcác nguồn lực trong cộng đồng cho giáo dục mầm non như cơ sở vật chấttrường lớp còn thiếu, nhiều phòng học nhờ, học tạm; đội ngũ giáo viên cònthiếu, vẫn còn nhiều bất cập, kỹ năng tổ chức các hoạt động giáo dục, chămsóc trẻ còn hạn chế; nhận thức chưa đúng về tầm quan trọng của giáo viênmầm non và GDMN, thì Tuần Giáo còn có những khó khăn riêng, đặc thù củamột huyện miền núi vùng cao.
Đó là tỷ lệ phòng học toàn huyện mới chỉ có 50,3% phòng học kiên cố,còn lại là các lớp, điểm trường học nhờ, phòng mượn tạm, phòng tranh trenứa lá Còn nhiều điểm bản mầm non ghép với tiểu học, vấn đề quy hoạchquỹ đất ở một số xã dành cho trường mầm non còn nhiều hạn chế, chưa đápứng được quy mô phát triển đảm bảo đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trườnglớp để huy động trẻ ra lớp
Nhiều xã 100% đồng bào người dân tộc thiểu số, nhận thức chưa đầy
đủ về vị trí, tầm quan trọng của giáo dục mầm non nên chưa chú ý, quan tâmđến việc đưa con em mình, hầu hết họ phó mặc cho giáo viên, kể cả việc đưađón trẻ đến trường lớp Trong khi đó giữa cô và trẻ còn bất đồng về ngôn ngữ,những rào cản về văn hóa, về phong tục tập quán sinh hoạt khiến việc chămsóc, giáo dục trẻ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là trẻ những ngày đầu mới đếnlớp còn nhút nhát, không mạnh dạn tự tin, chưa có thói quen ăn uống, vệ sinh
… Việc thực hiện chương trình giáo dục mầm non và đảm bảo chất lượngchăm sóc, giáo dục trẻ cũng là một thách thức
Tất cả những khó khăn trên tạo nên diện mạo đặc thù của một huyệnvùng núi cao Xuất phát từ thực trạng trên, nhằm từng bước tháo gỡ khó khăn,
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ thơ,chúng tôi chọn đề tài “Huy
động nguồn lực cộng đồng trong phát triển giáo dục mầm non huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên.”
Trang 102 Mục đích nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lý luận, thực trạng nhằm đề xuất các biện pháp đẩymạnh công tác huy động các nguồn lực cộng đồng trong phát triển giáo dụcmầm non huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên nhằm góp phần nâng cao chấtlượng, hiệu quả phát triển công tác giáo dục mầm non nói riêng, cộng đồnghuyện Tuần Giáo, Điện Biên nói chung hiện nay
3 Khách thể và đối tượng nghiên cứu
3.1 Khách thể nghiên cứu:
Huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển GDMN trên địa bàncấp huyện
3.2 Đối tượng nghiên cứu:
Biện pháp huy động các nguồn lực cộng đồng trong phát triển GDMNhuyện Tuần Giáo, huyện Điện Biên
4 Nhiệm vụ nghiên cứu
4.1 Nghiên cứu cơ sở lý luận về công tác huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn cấp huyện
4.2 Khảo sát thực trạng công tác huy động các nguồn lực trong cộng đồng nhằm phát triển giáo dục mầm non ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên hiện nay
4.3 Xây dựng các biện pháp công tác huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển giáo dục mầm non ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên hiện nay và khảo nghiệm các biện pháp
5 Giả thuyết khoa học
Xã hội hoá giáo dục là vấn đề tất yếu khách quan trong sự nghiệp pháttriển giáo dục ở nước ta Việc thực hiện công tác huy động các nguồn lựctrong cộng đồng phát triển giáo dục mầm non huyện Tuần Giáo, tỉnh ĐiệnBiên trong thời gian qua tuy đã đạt được những kết quả nhất định, song vẫn
Trang 11còn có những hạn chế, bất cập do nhiều nguyên nhân chủ quan cũng nhưkhách quan Nếu xây dựng được các biện pháp huy động các nguồn lực trongcộng đồng mang tính đồng bộ, phù hợp bao quát cả hai chiều nhà trường vàcộng đồng thì công tác huy động các nguồn lực cộng đồng trong phát triểnGDMN ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên sẽ đạt hiệu quả, trên cơ sở đónâng cao chất lượng giáo dục mầm non góp phần vào sự phát triển chung củahuyện Tuần Giáo –tỉnh Điện Biên hiện nay.
6 Phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng khảo sát: GV, CBQLGD, các tổ chức xã hội, cha mẹ trẻ
- Địa bàn: huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
7 Phương pháp nghiên cứu
7.1 Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận:
Phân tích, tổng hợp, khái quát hoá những vấn đề lý luận cơ bản của đềtài làm cơ sở cho nghiên cứu thực tiễn các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quảcông tác huy động các nguồn lực trong cộng đồng nhằm phát triển sự nghiệpgiáo dục mầm non ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên
7.2 Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Phương pháp quan sát các hoạt động huy động các nguồn lực trongcộng đồngở các trường mầm non trong huyện để thu thập số liệu, phát hiệnnhững vấn đề mới Trên cơ sở đó đề xuất giải pháp phù hợp
- Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi: Các đối tượng cán bộ quản lý,giáo viên, cha mẹ trẻ để đánh giá thực trạng
- Phương pháp trò chuyện, phỏng vấn sâu một số chuyên viên phòngGDMN sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Điện Biên; tham khảo các văn bản tổngkết, đánh giá và rút kinh nghiệm hàng năm về tình hình huy động các nguồnlực trong cộng đồng phát triển GDMN trên địa bàn huyện, từ đó phân tích,tổng hợp, đánh giá, rút ra những bài học kinh nghiệm để tạo tiền đề cho việc
Trang 12đề xuất các biện pháp quản lý để tăng cường công tác huy động các nguồn lựctrong cộng đồng GDMN trong giai đoạn hiện nay.
- Phương pháp lấy ý kiến của chuyên gia
- Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động giáo dục
7.3 Phương pháp hỗ trợ: sử dụng thống kê toán học trong xử lý kết
quả khảo sát
8 Cấu trúc luận văn
- Chương 1: Cơ sở lý luận về công tác huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển GD mầm non trên địa bàn cấp huyện
- Chương 2: Thực trạng công tác huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển giáo dục mầm non ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên hiện nay
- Chương 3: Biện pháp công tác huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển giáo dục mầm non ở huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên hiện nay
Trang 13Tầm quan trọng và lợi ích của GDMN ngày càng được công nhận ởnhiều quốc gia trên thế giới Ngày càng có nhiều quốc gia nhận thấy sự cầnthiết của GDMN và quan tâm phát triển GDMN Mục tiêu phát triển bền vữngđược Liên hợp quốc công bố năm 2015 nhấn mạnh đến đầu tư chăm sóc, giáodục trẻ thơ toàn diện để đảm bảo bền vững, xóa đói giảm nghèo Các tổ chứcUNICEF, UNESCO và nhiều tổ chức quốc tế khác đều ưu tiên hỗ trợ cho cáchoạt động vì trẻ thơ UNESCO chủ trương đẩy mạnh phát triển giáo dục theochiến lược gồm 21 điểm, trong đó giáo dục trẻ em trước tuổi đến trường làmột mục tiêu lớn trong chiến lược giáo dục.
- Vấn đề huy động các nguồn lực trong cộng đồng cho sự nghiệp giáo dục mầm non ở Việt Nam
Trong định hướng phát triển đất nước của Đảng và Nhà nước, phát triểngiáo dục và đào tạo luôn được coi là quốc sách hàng đầu; đầu tư cho giáo dục
là đầu tư phát triển Chủ trương, chính sách đầu tư phát triển giáo dục và đàotạo đã được Đảng và Nhà nước điều chỉnh phù hợp với định hướng phát triểnkinh tế - xã hội qua các thời kỳ phát triển của đất nước
Trang 14Đẩy mạnh huy động các nguồn lực trong cộng đồng nhằm phát triểngiáo dục và đào tạo là chủ trương nhất quán của Đảng và Nhà nước về đầu tưphát triển giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hộichủ nghĩa) Nhiều văn bản liên quan đến chủ trương, chính sách xã hội hóagiáo dục và đào tạo đã được ban hành trong thời gian qua, tạo cơ sở pháp lýcho việc đẩy mạnh thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài nhằm phát triểngiáo dục và đào tạo.
1.2 Các khái niệm cơ bản
1.2.1 Cộng đồng
Cộng đồng: Theo UNESCO: Cộng đồng là một tập hợp người có cùng
chung một lợi ích, cùng làm việc vì cùng một mục đích chung nào đó và cùngsinh sống trong một khu vực xác định Những người chỉ sống gần nhau, không
có sự tổ chức lại thì đơn thuần chỉ là sự tập trung của một nhóm các cá nhân vàkhông thực hiện chức năng như một thể thống nhất
Tóm lại, cộng đồng là toàn thể những người cùng chung sống, có nhữngđiểm giống nhau, gắn bó thành một khối trong sinh hoạt xã hội
1.2.2 Nguồn lực; nguồn lực cộng đồng
Nguồn lực: Nơi bắt đầu, nơi phát sinh và cung cấp vật chất và tinh thần,
nguồn gốc của sức mạnh để có thể tạo nên một tác động nhất định
Nguồn lực là tổng thể vị trí địa lý, tài nguyên thiên nhiên, hệ thống tài sảnquốc gia, hệ thống chính trị, nguồn nhân lực, vốn và thị trường ở cả trong vàngoài nước có thể được khai thác nhằm phục vụ cho việc phát triển kinh tế củamột vùng lãnh thổ nhất định
Căn cứ vào tính chất, hình thức biểu hiện có thể phân biệt hai loại nguồnlực sau đây:
Nguồn lực vật chất: như quỹ đất, vị thế địa lý, cơ sở hạ tầng, các nguồnvốn tài chính, các nguyên vật liệu và các tiềm năng kinh tế…
Nguồn lực phi vật chất: bao gồm có con người, sự vững mạnh và ổn định
Trang 15của hệ thống chính trị, những thành quả về kinh tế, chính trị văn hóa xã hội vàgiáo dục, những chủ trương giải pháp, sự đồng tình ủng hộ của người dân, các tổchức đoàn thể với giáo dục, trình độ nhận thức của dân trí, kho tàng quý báu vềkinh nghiệm làm giáo dục.
Nguồn lực cộng đồng: Nguồn là nguồn gốc; lực là sức mạnh; cộng đồng
là nhiều người họp lại, vậy nguồn lực cộng đồng là tập thể nhiều người lànguồn gốc và sức mạnh để thực hiện công việc nào đó việc nào đó
1.2.3 Huy động; huy động cộng đồng
Huy động: nhằm chỉ cách làm, cách thực hiện một hoạt động xã hội bằng con đường giác ngộ.
Huy động các nguồn lực trong cộng đồng: tổ chức huy động tổng lực
sức mạnh của toàn dân cả về vật chất và tinh thần, làm cho tất cả các ngành,các giới, cũng như mỗi người dân đều nhận thấy đó là nhiệm vụ của chínhmình, nên đều tự nguyện và tích cực phối hợp hành động thực hiện Đồng thờichính họ là người hưởng thụ mọi thành quả do hoạt động đó đem lại Có 4tiêu chí sau trong công tác huy động
+ Phát huy được sự tham gia tích cực và tự nguyện (về nhân lực, trí lực,vật lực, tài lực của tất cả các tổ chức, cá nhân vào cùng thực hiện một hoạtđộng, nhằm góp phần không ngừng nâng cao chất lượng cuộc sống của chính họ
+ Có sự phối hợp liên ngành để đạt mục đích chung và mục đích riêngcủa mỗi ngành với hiệu quả cao Sự phối hợp này không có tính chất nhất thời
mà mang tính chiến lược lâu dài
+ Nguồn lực vật chất huy động phục vụ cho hoạt động đó được đa dạnghoá: Từ ngân sách nhà nước và các nguồn ngoài ngân sách
+ Có sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, quản lý của các cấp chính quyềnmột cách thường xuyên và chặt chẽ, đảm bảo cho hoạt động này phát triển
Như vậy, huy động các nguồn lực trong cộng đồng là thuật ngữ được
Trang 16quy ước để chỉ cách làm cách thực hiện hoạt động giáo dục bằng con đường giácngộ, tổ chức và huy động tổng lực sức mạnh của toàn dân làm cho hoạt độnggiáo dục không chỉ được thực hiện bởi ngành giáo dục Công việc giáo dục họcsinh không chỉ được thực hiện bởi giáo viên, mà được tất cả các ngành, các giới,các lực lượng xã hội, cũng như mỗi người dân đều nhận thấy đó là nhiệm vụ củachính mình nên đều tự nguyện, tự giác và tích cực phối hợp hành động thực hiện.
Huy động các nguồn lực trong cộng đồng là quá trình tương tác giữacon người với con người, con người với xã hội Qua đó con người với tư cách
là cá thể học hỏi, lĩnh hội, tiếp nhận quy tắc văn hoá của xã hội như: hành vi,giá trị, chuẩn mực văn hoá xã hội, kiến thức, kỹ năng, phương pháp để đónggóp phù hợp với vai trò, vị thế xã hội nhất định của mình Nhờ thế, con ngườidần dần hoà nhập vào xã hội
Huy động các nguồn lực trong cộng đồng cho sự nghiệp giáo dục thuộcphạm trù cách làm giáo dục, là làm cho toàn xã hội cùng làm giáo dục, tất cảcho giáo dục và giáo dục cho mọi người
Sơ đồ 1.1 Bản chất của huy động các lực lượng trong cộng đồng cho GD
Huy động các nguồn lực cho GD bao hàm trách nhiệm, nghĩa vụ và cảthực hiện quyền lợi của mọi người về giáo dục "Mọi người cho giáo dục" và
"Giáo dục cho mọi người" là 2 vấn đề liên quan chặt chẽ và tác động qua lạivới nhau, là 2 đặc trưng của "Xã hội học tập" Muốn mọi người có trách
Giáo dục cho mọi người
Mọi người cho giáo dục
Huy động các nguồn lực trong cộng đồng cho GD Quản lý giáo dục
Trang 17nhiệm đối với giáo dục thì giáo dục phải phục vụ cho tất cả mọi người.
Nghị quyết 90/CP đã nêu: “xây dựng cộng đồng trách nhiệm của cáctầng lớp nhân dân đối với việc tạo lập và cải thiện môi trường KT-XH lànhmạnh và thuận lợi cho các hoạt động Ở mỗi địa phương, đây là cộng đồngtrách nhiệm của Đảng bộ, Hội đồng nhân dân, các cơ quan Nhà nước, cácđoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, doanh nghiệp ở tại địa phương vàcủa từng người dân”
Riêng trong lĩnh vực GD&ĐT là: “Tạo ra phong trào học tập sâu rộngtrong toàn xã hội theo nhiều hình thức”, “Vận động toàn dân chăm sóc thế hệtrẻ tạo ra môi trường giáo dục lành mạnh, phối hợp chặt chẽ giữa giáo dục nhàtrường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hôi, tăng cường trách nhiệm củacấp uỷ Đảng, Hội đồng nhân dân, UBND, các đoàn thể quần chúng, cácdoanh nghiệp đối với sự nghiệp giáo dục”
Bản chất của huy động các nguồn lực trong cộng đồng cho giáo dụcđược xác định trong nghị quyết TW4, khoá VII (14/01/1993) là: "Huy động
toàn xã hội làm giáo dục, động viên các tầng lớp nhân dân góp sức xây dựng nền giáo dục nhân dân dưới sự quản lý của nhà nước" Để có quan niệm đúng
về huy động các nguồn lực trong cộng đồng, cần quán triệt một số vấn đề sau:
- Huy động các nguồn lực trong cộng đồng không phải là một ý đồchiến thuật, được vận dụng một cách nhất thời, cho một giải pháp tình thế khiđất nước còn nghèo, điều kiện đầu tư cho giáo dục còn quá eo hẹp Huy độngcác nguồn lực trong cộng đồng là một quan điểm chỉ đạo của Đảng nhằm làmcho hoạt động giáo dục thực sự là sự nghiệp của dân, do dân, vì dân
- Huy động các nguồn lực trong cộng đồng không có nghĩa là giảm nhẹtrách nhiệm và vai trò của Nhà nước Trái lại, huy động các nguồn lực trongcộng đồng chỉ có thể thực hiện thành công khi có sự lãnh đạo trực tiếp vàthường xuyên của Đảng, sự quản lý chặt chẽ của Nhà nước và vai trò, chủ
Trang 18động, nòng cốt của ngành giáo dục.
- Huy động các nguồn lực trong cộng đồng không chỉ nhằm huy động
"Mọi người cho giáo dục”, mà còn chủ yếu nhằm tạo cơ hội "Giáo dục chomọi người”
- Huy động các nguồn lực trong cộng đồng không phải chỉ là huy độngcác lực lượng xã hội hỗ trợ cho giáo dục, mà còn huy động; xã hội cùng làmgiáo dục
- Huy động các nguồn lực trong cộng đồng không phải chỉ nhằm huyđộng tiền của trong nhân dân, không phải là giảm gánh nặng cho ngân sáchNhà nước Huy động tiền của của nhân dân chỉ là một nội dung của huy độngcác nguồn lực trong cộng đồng Ngoài huy động tài lực, việc huy động nhânlực, vật lực, trí lực là nội dung quan trọng của huy động các nguồn lực trongcộng đồng nhằm đa dạng hoá các nguồn lực cho giáo dục
- Huy động các nguồn lực trong cộng đồng không đồng nhất với dânchủ hoá giáo dục Huy động các nguồn lực trong cộng đồng chỉ là một conđường thực hiện dân chủ hoá giáo dục tạo điều kiện để mọi người trong xãhội tham gia xây dựng và quản lý nhà trường và giúp cho quá trình dân chủhoá giáo dục được thuận lợi Ngược lại, dân chủ hoá giáo dục là giải pháp,đồng thời là động lực không thể thiếu được đối với huy động các nguồn lựctrong cộng đồng Nhờ có dân chủ hoá giáo dục mà các thành phần tham giahuy động các nguồn lực sẽ trở nên đông đảo, rộng khắp ở mỗi địa phương
- Huy động các nguồn lực trong cộng đồng cũng không phải là đa dạng hoágiáo dục Thực ra, đa dạng hoá các loại hình đào tạo, các loại hình trường lớp chỉ
là giải pháp, đồng thời là động lực không thể thiếu được đối với huy động cácnguồn lực và là một nội dung của huy động các nguồn lực trong cộng đồng
1.2.4 Giáo dục
Giáo dục xuất hiện cùng với đời sống xã hội của loài người Giáo dục
Trang 19vốn là một hiện tượng xã hội, một phương thức để tồn tại và phát triển của xãhội loài người với đặc trưng của nó là sự truyền thụ tri thức từ người này quangười khác để thành người.
Giáo dục là tác động có hệ thống để con người có thêm năng lực và
phẩm chất cần thiết Giáo dục theo nghĩa rộng là hoạt động (hay quá trình)
chuyển giao hệ thống tri thức, kinh nghiệm của thế hệ này cho các thế hệ kếtiếp nhằm hình thành và phát triển nhân cách, đáp ứng nhu cầu tồn tại và pháttriển của đời sống xã hội trong từng giai đoạn lịch sử Theo nghĩa hẹp giáodục gắn với quá trình hình thành và phát triển hệ thống nhà trường (Giáo dụcnhà trường) là các hoạt động giáo dục có mục đích và nội dung chính xác chotừng bậc học và loại hình nhà trường và được thực hiện một cách có kế hoạch,
có hệ thống trong khuôn khổ tổ chức nhà trường
Vì vậy, khái niệm của A.Cardinet: sự giáo dục cơ bản tương tự như
“nhân cách cơ bản” đã được tổ chức Giáo dục-Khoa học-Văn hóa của Liên
Hiệp Quốc (UNESCO) chấp nhận: là toàn bộ những hoạt động để tác thành
cho một nhóm người thiếu tổ chức hợp lý về những yếu tố văn hóa cần thiết cho sự phát triển.
Theo Piaget: Giáo dục là “sự đào tạo thích nghi cho cá nhân với môi
trường xã hội của người lớn, tức là biến cải thể trạng tâm sinh lý của cá nhân cho phù hợp với thực tiễn tập thể mà lương tri chung gán cho giá trị nào đó Vậy là có hai thuật ngữ trong quan hệ về giáo dục: một mặt là cá nhân đang phát triển, mặt khác là các giá trị trong xã hội, trí tuệ và đạo đức mà nhà đào tạo có nhiệm vụ truyền thụ”.
Theo Hà Thế Ngữ: “Giáo dục là quá trình đào tạo con người một cách
có mục đích, nhằm chuẩn bị con người tham gia đời sống xã hội, tham gia lao động sản xuất bằng cách tổ chức việc truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm lịch sử - xã hội của loài người”.
Trang 20Mặc dù có nhiều định nghĩa khác nhau, từ các góc độ khác nhau, nhưng
chung quy lại có thể khẳng định: Giáo dục là một quá trình toàn vẹn hình
thành nhân cách, được tổ chức một các có mục đích, có kế hoạch, thông qua các hoạt động và các quan hệ giữa người giáo dục và người được giáo dục, nhằm truyền đạt và chiếm lĩnh những kinh nghiệm xã hội của loài người.
Như vậy, giáo dục với tư cách là hoạt động của con người trong xã hội
- Quá trình đó được tiến hành bằng nhiều con đường, nhiều phươngtiện, nhiều biện pháp khác nhau, song tất cả đều phải nhằm tổ chức người dạy
và người học truyền thụ và lĩnh hội những kinh nghiệm đã tổng kết đượctrong lịch sử của xã hội loài người
1.2.5 Phát triển; Phát triển giáo dục
- Phát triển: Theo quan điểm duy vật biện chứng, phát triển là một phạm trù triết học dùng để khái quát quá trình vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn Theo
quan điểm đó, phát triển là một trường hợp đặc biệt của sự vận động Trongquá trình phát triển sẽ nảy sinh những tính quy định mới cao hơn về chất, nhờvậy, làm tăng cường tính phức tạp của sự vật và của sự liên hệ, làm cho cả cơcấu tổ chức, phương thức tồn tại và vận động của sự vật cùng chức năng vốn
có của nó ngày càng hoàn thiện hơn
Trang 21Theo từ điển tiếng Việt: phát triển là biến đổi hoặc làm cho biến đổi từ
ít đến nhiều, hẹp đến rộng, thấp đến cao, đơn giản đến phức tạp Như vậy,phát triển làm tăng cả về chất lượng và số lượng làm cho hệ giá trị được cảitiến, được hoàn thiện
- Phát triển giáo dục: Như chúng ta đã biết, con người vừa là mục
tiêu, vừa là động lực cho sự phát triển xã hội, muốn phát triển xã hội phảichăm lo nhân tố con người về thể chất và tinh thần, nhất là về học vấn, nhậnthức về thế giới xung quanh để họ có thể góp phần xây dựng và cải tạo xã hội.Bác Hồ đã từng nói: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu” bởi không có trithức, hiểu biết về xã hội, tự nhiên và chính bản thân mình, con người sẽ luôn
lệ thuộc, bất lực trước những thế lực và sức mạnh cản trở sự phát triển củadân tộc, đất nước mình
Giáo dục góp phần nâng cao dân trí ở mọi quốc gia, dân tộc Ngày nay,giáo dục còn góp phần tạo ra hệ thống giá trị xã hội mới Trong nền kinh tế trithức hiện nay, tri thức là sản phẩm của giáo dục và đào tạo, đồng thời là tàisản quý giá nhất của con người và xã hội Sở hữu tri thức trở thành sở hữuquan trọng nhất được các nước thừa nhận và bảo hộ Nguồn lực phát triểnkinh tế - xã hội ở mỗi quốc gia, dân tộc từ tài nguyên, sức lao động cơ bắp làchính chuyển sang nguồn lực con người có tri thức là cơ bản nhất
Giáo dục và đào tạo góp phần bảo vệ chế độ chính trị của mỗi quốc gia,dân tộc bởi giáo dục góp phần xây dựng đội ngũ lao động có trình độ cao làmgiàu của cải vật chất cho xã hội đồng thời có bản lĩnh chính trị vững vàng, đủsức đề kháng chống lại các cuộc “xâm lăng văn hóa” trong chính quá trình hộinhập quốc tế và toàn cầu
Nhận thức rõ tầm quan trọng của giáo dục đối với sự phát triển, Đảng
và Nhà nước ta khẳng đinh: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” theo đó cónhiều chính sách được thực hiện Hiến pháp 2013 tiếp tục khẳng định sự quan
Trang 22điểm hướng tới mục tiêu công bằng trong phát triển giáo dục: “Nhà nước ưu
tiên đầu tư và thu hút các nguồn đầu tư khác cho giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc, Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát triển giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp; thực hiện chính sách học bổng, học phí hợp lý” (Khoản 2
Điều 61) và “Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục ở miền núi, hải đảo, vùng
đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người khuyết tật
và người nghèo được học văn hóa và học nghề” (Khoản 3 Điều 61).
1.3 Cơ sở khoa học của việc huy động nguồn lực cộng đồng trong phát triển GDMN
1.3.1 Đặc điểm giáo dục mầm non trên địa bàn cấp huyện
Giáo dục mầm non của huyện Tuần Giáo nói riêng và tỉnh Điện Biênnói chung ngày càng nhận được sự quan tâm của Đảng, nhà nước, chínhquyền địa phương và nhân dân các dân tộc trên địa bàn Các chính sách pháttriển GDMN đặc biệt là các chính sách hỗ trợ trẻ ra lớp đã có tác động tíchcực đến chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ Các điều kiện về cơ
sở vật chất, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi được quan tâm bổ sung, nâng cấp hằngnăm, tỉ lệ trường chuẩn quốc gia ngày càng tăng Đội ngũ giáo viên đã có hiểubiết về đặc thù, những nét văn hóa riêng của một số dân tộc thiểu số địaphương và có trách nhiệm cao trong thực hiện nhiệm vụ được giao Các hoạtđộng xã hội hóa giáo dục có nhiều đóng góp cho việc đảm bảo các điều kiệnchăm sóc giáo dục trẻ
Tuy nhiên, Tuần Giáo là một huyện có nhiều dân tộc sinh sống (17 dântộc với gần 90% trẻ ra lớp là người dân tộc thiểu số), do vậy tỷ lệ trẻ là ngườidân tộc thiểu số trong độ tuổi mầm non ngoài nhà trường còn khá lớn, đặcbiệt là trẻ trong độ tuổi nhà trẻ dẫn đến trẻ gặp khó khăn về ngôn ngữ tiếng
Trang 23Việt khi ra lớp học mẫu giáo, chất lượng thực hiện chương trình chăm sócgiáo dục trẻ chưa thực sự đạt hiệu quả cao Nhiều giáo viên dân tộc Kinhkhông biết tiếng dân tộc của trẻ theo học Một số nhóm, lớp chưa đảm bảo cácyêu cầu tối thiểu về phòng học, thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và học liệu Hoạtđộng tuyên truyền phổ biến kiến thức về chăm sóc giáo dục trẻ theo khoa họctrong cộng đồng chưa thực sự phong phú, hiệu quả chưa cao.
1.3.2 Ý nghĩa của các nguồn lực cộng đồng trong phát triển GDMN
Huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển giáo dục mầm non góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
Thực hiện chủ trương huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển giáo dục mầm non góp phần nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục
trẻ, phát huy hiệu quả xã hội của giáo dục, xây dựng môi trường thuận lợi chămsóc, giáo dục trẻ, nhằm phát triển tốt nhất những khả năng của trẻ, đặt nền tảngcho việc hình thành nhân cách cũng như việc học tập suốt đời Không thể cóđược nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của một thế giới toàncầu nếu như ngày hôm nay thiếu sự quan tâm đến lứa tuổi mầm non
Việc huy động các lực lượng trong xã hội tham gia vào giáo dục gópphần tạo nên những chuyển biến căn bản về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ,điều mà tất cả các bậc cha mẹ đều mong đợi Huy động tốt các nguồn lực sẽ
hỗ trợ nhiều hơn cho cả người dạy và người học, trẻ được hưởng lợi nhiềuhơn Huy động tốt các nguồn lực sẽ tạo nên những điều kiện vật chất để nângcao chất lượng thực hiện chương trình GDMN và tạo nên những thuận lợi choviệc tổ chức quá trình giáo dục chăm sóc trẻ của nhà trường, tạo nên chấtlượng tốt hơn
Ngoài việc tạo điều kiện để phát huy hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ tạicác cơ sở GDMN, việc nâng cao chất lượng GDMN còn tạo tiền đề để pháttriển nguồn nhân lực cho tương lai Với mục tiêu phát triển KT - XH của địa
Trang 24phương sẽ quy định phương hướng, mục tiêu phát triển giáo dục ở địa phươngđó; kế hoạch giáo dục trong đó có GDMN phải nằm trong kế hoạch phát triển
KT - XH, đáp ứng những yêu cầu của việc hình thành lớp người có phẩm chất
và năng lực phục vụ cho sự phát triển KT - XH của địa phương đó Với sứcmạnh của cộng đồng, GDMN sẽ phát tốt đáp ứng và đạt được mục tiêu pháttriển KT - XH của địa phương
Huy động được các nguồn lực trong cộng đồng sẽ giúp khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển giáo dục mầm non
Giáo dục mầm non đã chịu ảnh hưởng của tư tưởng bao cấp trong mộtthời gian khá dài, nên chỉ tập trung xây dựng các nhà trẻ, trường lớp mẫu giáochính quy với vốn chủ yếu do nhà nước Hiện nay, GDMN đang đứng trướcnhững thách thức lớn, đó là mâu thuẫn giữa nhu cầu phát triển GDMN vàngân sách nhà nước đầu tư cho giáo dục còn hạn chế Kinh phí đầu tư của
Nhà nước chủ yếu mới chi lương cơ bản cho giáo viên, mặt bằng lương giáo
viên mầm non vẫn ở mức thấp; nhiều nơi, nhất là ở các vùng ngoại thành,nông thôn, vùng sâu, vùng xa, do nguồn kinh phí hạn hẹp, việc phát triểnGDMN gặp rất nhiều khó khăn
Vấn đề đang đặt ra cho GDMN, phương hướng phát triển của GDMNtrong giai đoạn tới là tiếp tục củng cố duy trì, từng bước phát triển về quy mônhà trẻ, mẫu giáo và nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ, kể cả số trẻ
được nuôi dưỡng ở gia đình, theo phương thức phối kết hợp giữa nhà nước và
nhân dân GDMN được thực hiện thông qua hình thức tổ chức các nhà trẻ,mẫu giáo; đồng thời qua việc tuyên truyền phổ biến kiến thức khoa học chămsóc, giáo dục trẻ trong xã hội
Huy động cộng đồng tốt sẽ mang lại nhiều nguồn lực phục vụ cho mọihoạt động của GDMN Huy động các nguồn lực và đa dạng hóa các nguồn lựcnhư: Nguồn lực vật chất, nguồn lực tinh thần; nguồn lực vừa có ý nghĩa vật
Trang 25chất và tinh thần Những nguồn lực này sẽ góp phần giải quyết được mâuthuẫn, khắc phục những khó khăn của quá trình phát triển GDMN Huy độngcác nguồn lực trong cộng đồng không có nghĩa là giảm nhẹ trách nhiệm vàvai trò của nhà nước, mà nhà nước càng phải tăng đầu tư ngân sách cũng nhưtăng cường quản lý nhà nước đối với giáo dục nói chung và GDMN nói riêng.
Huy động các nguồn lực phát triển giáo dục mầm non sẽ tạo ra sự công bằng, dân chủ trong hưởng thụ và trách nhiệm xây dựng giáo dục mầm non
Thực hiện tốt công tác huy động các nguồn lực trong cộng đồng tức làxây dựng được cộng đồng trách nhiệm của mọi lực lượng xã hội để không chỉtham gia mà phải cùng làm Như vậy, huy động các nguồn lực trong cộngđồng là giải pháp quan trọng đế thực hiện công bằng xã hội trong phát triểnGDMN Công bằng xã hội thể hiện ở việc đa dạng hóa các hình thức học tập,các loại hình trường, lớp, mở rộng các cơ hội cho mọi thành phần kinh tế, chomọi tầng lớp nhân dân chủ động và bình đẳng tham gia vào các hoạt độngGDMN Công bằng xã hội trong GDMN chính là việc hưởng thụ các dịch vụchăm sóc, giáo dục, trẻ em có cơ hội được nuôi dưỡng, học tập bình đẳng nhưnhau Bên cạnh đó, nó còn thể hiện ở nghĩa vụ cống hiến cho GDMN theokhả năng thực hiện của từng người, từng cộng đồng và địa phương Văn kiệnĐại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng đã chỉ rõ: "Sửa đổi chế độ họcphí đi đôi với đổi mới cơ chế tài chính trong giáo dục và đào tạo theo hướngxác định đây đủ chi phí dạy và học, chia sẻ hợp lý trách nhiệm chi trả giữanhà nước, xã hội và người học" Chủ trương lớn trong đường lối giáo dục củaĐảng và Nhà nước ta là dân chủ hóa giáo dục Thực hiện dân chủ hóa GDMN
để mọi trẻ em có cơ hội được hưởng mọi quyền lợi chăm sóc, nuôi dưỡng,giáo dục và để mọi người dân có thể thực hiện quyền làm chủ với sự nghiệpgiáo dục Dân chủ hóa quá trình GDMN là dân chủ hóa việc thực hiện mụctiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, đánh giá GDMN, thực hiện dân
Trang 26chủ của người dạy và người học.
Huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển giáo dục mầm non
là tạo điều kiện cho các lực lượng xã hội, gia đình và cộng đồng phát huy tinhthần làm chủ, thực hiện quyền và trách nhiệm đối với các hoạt động GDMNnhư quyền hưởng thụ lợi ích và dịch vụ chăm sóc trẻ của GDMN, tham giaphát triển GDMN
Trên cơ sở thực hiện dân chủ hóa GDMN mà các thành phần tham giacông tác GDMN không chỉ bó hẹp trong phạm vi ngành giáo dục, mà trở nên
rộng khắp trong cộng đồng, toàn địa phương; tạo điều kiện để thành phần dân
cư trong xã hội đóng góp về mọi mặt cho sự nghiệp giáo dục Làm tốt huyđộng các nguồn lực phát triển GDMN thì các lực lượng trong xã hội, các tổchức Chính phủ và phi Chính phủ, các nhà hảo tâm với giáo dục, các tổ chứcquốc tế, các gia đình và cộng đồng cùng hỗ trợ nâng cao chất lượng giáo dục.Phương thức đó sẽ đạt được những mục tiêu dân chủ hóa GDMN
Huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển giáo dục mầm non góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước, phát huy truyền thống giáo dục của dân tộc
Mọi chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, các văn bản pháp quycủa Nhà nước chỉ trở thành hiện thực khi được nhân dân nhận thức đúng đắn
và thực hiện đầy đủ Nghị quyết của Đảng đã chỉ rõ "chăm lo phát triển giáodục mầm non, mở rộng hệ thống nhà trẻ và trường lớp mẫu giáo trên mọi địabàn dân cư ", nhiệm vụ cụ thể được đề ra trong Chiến lược phát triển GDMNgiai đoạn 2001 -2020 là: "phải đa dạng hóa các loại hình trường, lớp mầm noncông lập, dân lập, tư thục theo quy mô khác nhau để khai thác nguồn lực, pháttriển các hình thức tuyên truyền phổ biến kiến thức dạy trẻ cho các bậc cha
mẹ, đáp ứng nhu câu chăm sóc và giáo dục trẻ thơ của nhân dân ", phải đượcdân hiểu, đồng tình, ủng hộ và tích cực tham gia thì các chủ trương, mục tiêu,nhiệm vụ mới được thực hiện, công tác quản lý nhà nước mới thực sự có hiệu
Trang 27lực và hiệu quả.
Như vậy, huy động các nguồn lực trong cộng đồng tham gia phát triểngiáo dục mầm non phù hợp với truyền thống dân tộc và nguyện vọng của mọingười, vì thế hệ tương lai của đất nước, phù hợp với mong mỏi của mọi tầnglớp nhân dân, tất yếu sẽ nhận được sự đồng tình, ủng hộ cao từ nhân dân Huyđộng các nguồn lực trong cộng đồng tham gia phát triển giáo dục mầm non làđiều kiện phát huy truyền thống dân tộc, tạo ra sự chỉ đạo hành động thốngnhất toàn xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng và nhà nước
Như vậy, thực hiện huy động các nguồn lực trong cộng đồng tham giaphát triển giáo dục mầm non sẽ góp phần khắc phục được những khó khăn,
giải quyết những mâu thuẫn cơ bản trong quá trình phát triển GDMN Từ đó,
càng thấy rõ vai trò, tầm quan trọng của việc thực hiện huy động các nguồnlực trong cộng đồng tham gia phát triển giáo dục mầm non trong giai đoạnhiện nay
1.3.3 Định hướng của Đảng về huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển giáo dục và đào tạo
Chủ trương thu hút đầu tư trong nước và nước ngoài để phát triển giáodục và đào tạo ở nước ta đã trở thành một chủ trương lớn, lâu dài và nhấtquán, được quán triệt sâu sắc và triển khai rộng khắp đến các cấp, các ngành,các tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội và mọi đối tượng thành phầndân cư trong toàn xã hội Chủ trương này được định hướng trong văn kiện củacác Đại hội Đảng toàn quốc và các Hội nghị Ban chấp hành Trung ương cácKhóa) Các Nghị quyết cụ thể như sau:
Thông báo kết luận số 37-TB/TW ngày 26/5/2011 của Bộ Chính trị về
Đề án “Đổi mới cơ chế hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, đẩymạnh xã hội hóa một số loại hình dịch vụ sự nghiệp công” đã thể hiện quyếttâm chính trị mạnh mẽ, định hướng về chủ trương đổi mới cơ chế quản lý, đặc
Trang 28biệt là quản lý tài chính đối với đơn vị sự nghiệp công lập Những nội dungliên quan đến đổi mới cơ chế hoạt động của các cơ sở giáo dục và đào tạocông lập, đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo là chủ trương đúng đắn tạokhung pháp lý cho việc xây dựng các chính sách, cơ chế nâng cao hiệu quả sửdụng ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực xã hội để phát triển vànâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế thị trường địnhhướng xã hội chủ nghĩa.
Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI tiếp tục khẳng định vai trò quantrọng của giáo dục và đào tạo và xác định định hướng nâng cao hiệu quả đầu tưphát triển giáo dục và đào tạo Đặc biệt, Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày04/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương khóa XI về “Đổimới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa,hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa vàhội nhập quốc tế” đã xác định rõ các quan điểm, mục tiêu phát triển giáo dục vàđào tạo trong thời gian tới; các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư phát triểngiáo dục và đào tạo; định hướng các mục tiêu, đối tượng cần ưu tiên đầu tư từnguồn ngân sách nhà nước và đổi mới chính sách, cơ chế tài chính để huy động
sự tham gia đóng góp của xã hội phát triển giáo dục và đào tạo góp phần hoànthành mục tiêu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo
Chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thịtrường định hướng xã hội chủ nghĩa, định hướng đầu tư phát triển giáo dục vàđào tạo đã có sự điều chỉnh từ tập trung bao cấp sang đẩy mạnh xã hội hóanhằm huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia phát triển giáo dục và đào tạo.Đẩy mạnh xã hội hóa giáo dục và đào tạo là chủ trương đúng có tầm chiếnlược phát triển, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội của đấtnước và xu thế hội nhập quốc tế
Định hướng xã hội hóa giáo dục, đẩy mạnh thu hút các nguồn lực trong
Trang 29cộng đồng phát triển giáo dục và đào tạo được khẳng định qua các Nghị quyếtcủa Đảng từ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 Ban chấp hành Trung ương khóaVIII đến Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban chấp hành Trung ương Khóa XI.Đây là các khung pháp lý quan trọng để thực hiện việc ban hành các chínhsách đẩy mạnh thu hút đầu tư trong và ngoài nước trong giáo dục và đào tạonhằm từng bước đáp ứng nguồn lực phát triển và nâng cao chất lượng giáodục, đào tạo nguồn nhân lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Chính sách huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển giáo dục và đào tạo
Định hướng xã hội hóa giáo dục và đào tạo của Đảng đã được Quốchội, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ triển khai thực hiện thông qua việcban hành các chính sách, cơ chế đẩy mạnh thu hút đầu tư phát triển giáo dục
và đào tạo Tổng quan về các chính sách chính liên quan đến thu hút cácnguồn lực đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo được ban hành trong thời gianqua như sau:
Các văn bản quy phạm pháp luật Quốc hội ban hành
Luật Giáo dục năm 2005, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LuậtGiáo dục năm 2009, Luật Giáo dục đại học năm 2012 và Luật Giáo dục nghềnghiệp năm 2014 quy định phát triển giáo dục và đào tạo, xây dựng xã hộihọc tập là sự nghiệp của Nhà nước và của toàn dân; đầu tư cho giáo dục vàđào tạo là đầu tư phát triển Trong các văn bản Luật về các lĩnh vực đầu tư,phát triển doanh nghiệp, thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế thu nhập cánhân, xây dựng, v.v đều có các quy định về các chính sách ưu đãi và khuyếnkhích đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo
Các chính sách được ban hành trong các Luật đã thể hiện vai trò chủđạo của ngân sách Nhà nước trong đầu tư phát triển sự nghiệp giáo dục và đàotạo, đồng thời khuyến khích việc huy động mọi nguồn lực xã hội tham gia đầu
Trang 30tư phát triển các loại hình trường và các hình thức giáo dục và đào tạo;khuyến khích và tạo điều kiện thuận lợi để tổ chức, cá nhân tham gia pháttriển giáo dục và đào tạo Nhà nước ưu tiên đầu tư cho giáo dục và đào tạo;khuyến khích và bảo hộ các quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhântrong nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài, tổ chức, cá nhân nướcngoài đầu tư cho giáo dục và đào tạo tại Việt Nam.
Nghị quyết số 37/2004/NQ-QH11 ngày 03/12/2004 của Kỳ họp thứ sáuQuốc hội khoá XI về giáo dục đã cụ thể hóa định hướng ưu tiên đầu tư pháttriển giáo dục và đào tạo của Đảng thông qua việc xác định mục tiêu đảm bảochi ngân sách nhà nước cho giáo dục - đào tạo đạt tỷ lệ 20% trong tổng chingân sách nhà nước trước năm 2010
Các văn bản quy phạm pháp luật Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành
Triển khai thực hiện các Nghị quyết của Đảng, các Luật và Nghị quyếtcủa Quốc hội; Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các Nghịquyết, Nghị định, Quyết định và Chỉ thị để cụ thể hóa chủ trương đẩy mạnh
xã hội hóa giáo dục và đào tạo thành các chính sách, cơ chế cụ thể
Nghị quyết số 05/2005/NQ-CP ngày 18/4/2005 của Chính phủ đã xácđịnh các định hướng và giải pháp để đẩy mạnh thu hút các nguồn lực trongcộng đồng các hoạt động giáo dục gồm tiếp tục đổi mới cơ chế chính sách vềquản lý, chính sách thuế, chính sách đất đai, chính sách nhân lực nhằm pháthuy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm
lo phát triển sự nghiệp giáo dục Bên cạnh đó, nhà nước vẫn tiếp tục có chínhsách hỗ trợ đối tượng chính sách, người nghèo trên cơ sở đổi mới chế độ miễngiảm phí theo hướng công khai, hợp lý và cấp trực tiếp đến người thụ hưởng
Nghị định số 16/2014/NĐ-CP ngày 14/2/2014 của Chính phủ về “Quyđịnh cơ chế tự chủ của đơn vị đơn vị sự nghiệp công lập” đã ban hành nhiều
Trang 31cơ chế mở cho phép các đơn vị sự nghiệp công lập có quyền tự chủ, tự chịutrách nhiệm trong việc tổ chức công việc, sắp xếp lại bộ máy, sử dụng laođộng và nguồn lực tài chính để hoàn thành nhiệm vụ được giao; phát huy mọikhả năng của đơn vị để cung cấp dịch vụ với chất lượng cao cho xã hội.
Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 77/NQ-CP ngày 24/10/2014 thíđiểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với các cơ sở giáo dục đại học công lậpgiai đoạn 2014 – 2017, Nghị quyết nêu rõ, cơ sở giáo dục đại học công lập khicam kết tự bảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thường xuyên và chi đầu
tư được thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm toàn diện
Liên quan đến các chính sách khuyến khích huy động các nguồn lực từcộng đồng, xã hội hóa các hoạt động xã hội, trong đó có giáo dục và đào tạo;Nghị định số 59/2014/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số69/2008/NĐ-CP cho phù hợp với tình hình thực tiễn để tạo hành lang pháp lýcho các nguồn lực của xã hội đầu tư nhiều hơn vào giáo dục, đào tạo và tạothuận lợi cho các cơ sở giáo dục được hưởng chính sách ưu đãi Trong đó, nhàđầu tư thực hiện đầu tư phát triển giáo dục được hưởng nhiều chính sách ưuđãi như: được Nhà nước giao đất, cho thuê đất đã hoàn thành giải phóng mặtbằng; được hỗ trợ kinh phí bồi thường, giải phóng mặt bằng đối với các dự ánđầu tư đã tự thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng; được hưởng mức
ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp; được tham gia cung cấp các dịch vụcông do nhà nước tài trợ, đặt hàng; tham gia đấu thầu nhận các hợp đồng, dự
án sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước phù hợp với chức năng nhiệm vụhoạt động theo quy định của pháp luật; được đối xử bình đẳng đối với các sảnphẩm và dịch vụ của cơ sở thực hiện xã hội hóa, v.v
Tại Quyết định số 1466/QĐ-TTg ngày 10/10/2008, Thủ tướng Chínhphủ ban hành danh mục chi tiết các loại hình, tiêu chí quy mô, tiêu chuẩn củacác cơ sở thực hiện xã hội hóa trong lĩnh vực giáo dục - đào tạo, dạy nghề, y
Trang 32tế, văn hóa, thể thao, môi trường được hưởng ưu đãi theo quy định của Nghịđịnh số 69/2008/NĐ-CP ngày 30/5/2008 Các tiêu chí này đã được sửa đổi, bổsung tại Quyết định số 693/QĐ-TTg ngày 06/5/2013 của Thủ tướng Chínhphủ cho phù hợp với thực tế.
Giáo dục và đào tạo là lĩnh vực được ưu tiên cao trong thu hút và sửdụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) của Chính phủ Việt Nam
Từ năm 1994 đến nay, Chính phủ đã ban hành 5 Nghị định quy định việc quản
lý và sử dụng nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức, cụ thể: Nghị định số20/CP ngày 15/3/1994; Nghị định số 87/CP ngày 05/8/1997; Nghị định số17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001; Nghị định số 131/2006/NĐ-CP ngày09/11/2006 và Nghị định số 38/2013/NĐ-CP ngày 23/4/2013 Các Bộ, ngànhliên quan như Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Bộ Giáo dục và Đào tạo
đã ban hành các thông tư hướng dẫn thực hiện các Nghị định của Chính phủ
về quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA nói chung, ODA trong lĩnh vực giáodục và đào tạo nói riêng Các cơ chế, chính sách này đã góp phần thu hútnhiều dự án hỗ trợ của các nước và các tổ chức tài chính quốc tế cho pháttriển giáo dục và đào tạo tại Việt Nam
Về chính sách thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): cùng với việc
ký kết các hiệp định song phương giữa các quốc gia, các điều ước quốc tế vàcam kết hạn chế đối xử quốc gia trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo khi ViệtNam gia nhập Tổ chức Thương mại Quốc tế (WTO), Chính phủ đã ban hànhcác Nghị định số 06/2000/NĐ-CP ngày 06/3/2000, Nghị định số 18/2001/NĐ-
CP ngày 4/5/2001 và Nghị định số 73/2012/NĐ-CP ngày 26/9/2012 củaChính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáodục; Thông tư liên tịch số 29/2014/TTLT-BGDĐT-BTC-BLĐTBXH ngày26/8/2014 của Bộ GD&ĐT, Bộ Tài chính và Bộ LĐTBXH quy định về quản
lý tài chính, kế toán, kiểm toán và thuế đối với hợp tác, đầu tư của nước ngoài
Trang 33trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo và dạy nghề và Thông tư số BGDĐT ngày 15/10/2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thi hànhmột số điều của Nghị định số 73/2012/NĐ-CP.
34/2014/TT-Nghị quyết số 103/NQ-CP ngày 29/8/2013 của Chính phủ về địnhhướng nâng cao hiệu quả thu hút, sử dụng và quản lý đầu tư trực tiếp nướcngoài trong thời gian tới
Thu hút đầu tư nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được thựchiện theo các hình thức khác nhau như: công nhận văn bằng, thành lập cơ sởgiáo dục, đào tạo theo hình thức liên doanh; hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặctheo hình thức 100% vốn nước ngoài để thực hiện các hoạt động giáo dục chongười nước ngoài hiện đang công tác có thời hạn tại Việt Nam; giáo dục bậcphổ thông trung học cho người nước ngoài và người Việt Nam; đào tạo trunghọc chuyên nghiệp, dạy ngoại ngữ, dạy nghề, đào tạo cao đẳng, đại học và sauđại học cho người nước ngoài và người Việt Nam thuộc các lĩnh vực khoa học
kỹ thuật, công nghệ, khoa học tự nhiên, khoa học quản lý kinh tế, ngôn ngữ;thành lập văn phòng đại diện giáo dục nước ngoài tại Việt Nam
Văn bản hướng dẫn thực hiện của các bộ, ngành, địa phương
Từ chủ trương, chính sách của Đảng, các bộ, ngành theo chức năng,nhiệm vụ được Chính phủ giao đã xây dựng và ban hành các Thông tư, Thông
tư liên tịch giữa các bộ, ngành chức năng và các văn bản hướng dẫn triển khaithực hiện các chính sách khuyến khích xã hội hóa được quy định tại các vănbản Luật và Nghị quyết của Quốc hội, các Nghị quyết và Nghị định của Chínhphủ, các Quyết định và Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ
Hội đồng nhân dân, uỷ ban nhân dân các cấp đã ban hành các văn bản(các Nghị quyết, Quyết định, Chỉ thị) chỉ đạo, vận động và hướng dẫn các cơquan, các đoàn thể quần chúng, các tổ chức kinh tế, các doanh nghiệp đóng tạiđịa phương và từng người dân tham gia phát triển giáo dục và đào tạo theo
Trang 34chủ trương xã hội hóa của Nhà nước Bên cạnh việc tăng cường quản lý đểnâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn kinh phí từ ngân sách nhà nước đượcphân bổ; các cơ quan quản lý nhà nước đẩy mạnh việc mở rộng thu hút và sửdụng có hiệu quả các nguồn đầu tư, khai thác các tiềm năng về nhân lực, vậtlực, tài lực trong xã hội để đầu tư phát triển giáo dục và đào tạo Việc đẩymạnh xã hội hóa huy động các nguồn lực đã góp phần tăng cường đáng kểđiều kiện về cơ sở vật chất, kinh phí cho các hoạt động giảng dạy và học tậpcủa cả hệ thống giáo dục quốc dân.
Căn cứ các định hướng của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và Thủ tướngChính phủ đã ban hành các chính sách thu hút đầu tư trong nước và nướcngoài nhằm huy động nhiều nguồn lực hơn để phát triển giáo dục và đào tạo,đặc biệt là chính sách xã hội hóa đã mở ra một hướng mới để huy động cácnguồn lực xã hội ngoài nguồn ngân sách nhà nước đầu tư phát triển và nângcao chất lượng giáo dục, đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển kinh tế - xãhội của đất nước; đa dạng hóa các loại hình trường và hình thức đào tạo từngbước đáp ứng nhu cầu của nhân dân
1.3.4 Nguyên tắc và cơ chế thực hiện công tác huy động các nguồn lực cộng đồng trong phát triển GDMN
Đặc thù của công tác huy động các nguồn lực trong cộng đồng tham giaphát triển giáo dục mầm non là tác động hai chiều “Giáo dục cho mọi người”
và “Mọi người cho giáo dục” nên huy động các nguồn lực trong cộng đồngtham gia phát triển giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng là tăngcường vai trò, trách nhiệm của xã hội Điều này chỉ thực hiện thành công khiđảm bảo bốn nguyên tắc sau:
Nguyên tắc 1: Có sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng, sự quản lý chặt chẽ
của Nhà nước và vai trò chủ động nòng cốt của ngành giáo dục
Nguyên tắc 2: Tính thống nhất, thường xuyên, liên tục, hiệu quả
Trang 35Việc huy động sức mạnh tổng hợp của các LLXH nhằm phát triển sựnghiệp GD&ĐT nói chung và giáo dục mầm non nói riêng phải là một quátrình liên tục với một cơ chế vận hành thống nhất, có tính xác định, được xâydựng từ Trung ương đến địa phương.
Nguyên tắc 3: Tính pháp quy
Huy động các nguồn lực trong cộng đồng tham gia phát triển giáo dụcnói chung và giáo dục mầm non nói riêng phải được thể chế hoá bằng các vănbản pháp quy, bằng các quy định cụ thể thấm nhuần các lý tưởng dân chủnhân văn xã hội chủ nghĩa
Nguyên tắc 4: Tính dân chủ, đại chúng, đảm bảo hài hoà về lợi ích.
Giáo dục là sự nghiệp của toàn dân nên phải đảm bảo tính dân chủ vàđại chúng Mặt khác, động lực thúc đẩy hoạt động của các bên chính là tínhlợi ích Các lực lượng xã hội ủng hộ cho nhà trường mong tạo được chấtlượng chăm sóc, giáo dục trẻ Ngược lại nhà trường cũng từ lợi ích nâng caochất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ mà tiến hành huy động các nguồn lực trongcộng đồng tham gia phát triển giáo dục mầm non
Một số nguyên tắc chỉ đạo trong thực hiện công tác huy động các nguồn lực trong cộng đồng
"Nguyên tắc là điều cơ bản định ra, nhất thiết phải tuân theo trong một loạt việc làm" Do vậy, muốn thực hiện thành công việc huy động các nguồn
lực trong cộng đồng tham gia phát triển giáo dục mầm non trong điều kiệnhiện nay cần phải tuân theo sáu nguyên tắc chủ đạo sau:
a) Nguyên tắc lợi ích đối với mọi chủ thể
Chỉ khi nào việc huy động các nguồn lực mang lại lợi ích thực sự, thiếtthân thì mới lôi cuốn được các lực lượng xã hội và cá nhân tham gia phối hợpdưới các hình thức, mức độ khác nhau Do vậy, mỗi hoạt động hợp tác đềuphải xuất phát từ nhu cầu, lợi ích của hai phía, để mỗi bên tham gia đều tìm
Trang 36thấy, đều thoả mãn lợi ích của mình.
Mỗi người dân, mỗi gia đình với những hoàn cảnh khác nhau sẽ có nhucầu riêng về lợi ích Do đó, phải quan tâm đến việc thoả mãn nhu cầu để cácbậc cha, mẹ yên tâm có chỗ gửi con; có đủ các loại hình trường, lớp để đápứng các nhu cầu, phù hợp với khả năng của mỗi gia đình Khi cho con đi học,mỗi gia đình đều tính đến lợi ích của việc đầu tư tiền của, công sức, lao động,thời gian Gửi con đến trường, lớp nhà trẻ, mẫu giáo để có điều kiện làm ăn,công tác, các cháu phải được nuôi dạy tốt Cha mẹ nào cũng mong muốn conmình được học trong những ngôi nhà khang trang, sạch đẹp, môi trường sưphạm tốt, giáo viên chuẩn, trang thiết bị dạy học tốt, được vui chơi và chămsóc dạy dỗ phát triển toàn diện Đối với những gia đình chính sách, gia đìnhkhó khăn được ưu đãi, miễn giảm học phí; mọi trẻ em trong độ tuổi đều đượchưởng các phúc lợi của xã hội, quyền lợi về giáo dục, chăm sóc, nuôi dưỡngtheo khoa học Những lợi ích đó thúc đẩy các gia đình tham gia vào công tácgiáo dục, một khi được thoả mãn các nhu cầu họ sẵn sàng làm tất cả vì con
em họ, vì nhà trường
Ở các địa phương, các nhà lãnh đạo, quản lý cũng thây lợi ích thiết thực
từ việc huy động các nguồn lực từ cộng đồng tham gia phát triển giáo dụcmầm non Giáo dục phải đào tạo ra những công dân tốt phải phục vụ chonhững mục tiêu phát triển KT- XH của địa phương Bản thân GDMN cũngphải xuất phát từ nhu cầu của mình để huy động, đồng thời cũng phải phục vụcho những mục tiêu KT - XH của địa phương
Các ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thế quần chúng, các tổchức xã hội, các doanh nghiệp tham gia giáo dục cũng là để thực hiện mộtphần chức năng mà họ đảm nhiệm Mặt khác, các doanh nghiệp cũng phảihạch toán kinh tế, tính giá trị từ những đóng góp cho giáo dục, để có thể đemlại hiệu quả kinh tế, tinh thần cho chính sự phát triển của tổ chức đó
Trên cơ sở nguyên tắc này, giáo dục và các nhà trường mầm non phải
Trang 37tác động những mặt tích cực, khuyến khích, huy động mọi người cũng chăm
lo cho giáo dục, xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, huy động cácnguồn lực trong nhân dân, phù hợp với khả năng, tiềm lực của nhân dân
b) Nguyên tắc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của các lực lượng tham gia vào phát triển giáo dục mầm non
Mỗi cơ quan, ban, ngành, đoàn thể cũng như từng tổ chức xã hội, từngđịa phương, từng gia đình đều có chức năng, nhiệm vụ riêng trong sự pháttriển chung của xã hội Ở mỗi tổ chức đó, khi thực hiện nhiệm vụ huy độngcác nguồn lực trong cộng đồng không chỉ là sự tham gia, mà có trách nhiệmtheo chức năng, nhiệm vụ của mình, phối hợp với ngành giáo dục tổ chức việcgiáo dục, bồi dưỡng kiến thức về bảo vệ chăm sóc trẻ em, xây dựng môitrường giáo dục cho trẻ tại gia đình, tập luyện tăng cường sức khỏe, bảo vệmôi trường, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thông tin tuyên truyền,đảm bảo các chế độ, chính sách đối với nhà trường, giáo viên, trẻ em Các cơ
sở giáo dục cần biết khai thác, phát huy, khuyến khích họ tham gia vào một số
hoạt động mà phù hợp với chức năng, trách nhiệm mà họ đảm nhiệm Các
nhà trường cần tích cực đề xuất với cấp ủy, chính quyền địa phương trong
thực hiện huy động các nguồn lực; với vai trò lãnh đạo, quản lý của mình, cácđịa phương đưa các chủ trương đúng về huy động các nguồn lực trong cộngđồng vào nghị quyết của Đảng, chính quyền, có chính sách hợp lý để huyđộng và tổ chức các lực lượng xã hội tham gia phát triển GDMN
Thực hiện nguyên tắc này, các nhà trường mầm non có cơ sở để vậnđộng thuyết phục các lực lượng xã hội tham gia vào quá trình huy động cácnguồn lực chứ không phải "xin - cho" hay "ban ơn" cho giáo dục
c) Nguyên tắc phát huy tính dân chủ, sự tự nguyện và đồng thuận của cộng đồng trong việc tham gia phát triển giáo dục mầm non
Để việc huy động các nguồn lực trong cộng đồng nhằm phát triển giáodục mầm non phát huy được hiệu quả, thì một nguyên tắc cơ bản cần được đề
Trang 38cao là: Dân chủ - tự nguyện - đồng thuận.
Dân chủ hóa giáo dục thể hiện ở chủ trương giáo dục cho mọi người.Mọi người dân có quyền bình đẳng về giáo dục Dân chủ hóa giáo dục gắnliền với công bằng giáo dục Dân chủ hóa GDMN đòi hỏi mọi trẻ em đềuđược hưởng quyền được chăm sóc, giáo dục, đảm bảo mục tiêu trẻ đếntrường, lớp mầm non ở các loại hình công lập, ngoài công lập và ở gia đìnhđều được chăm sóc, giáo dục chu đáo, cẩn thận Dân chủ hóa giáo dục mầmnon còn thể hiện ở yêu cầu "công khai hóa sự đóng góp của nhân dân, sựtham gia của người dân vào giáo dục, thực hiện tốt nhất, hiệu quả nhất nhữngđiều mà Luật giáo dục quy định trong các hoạt động nhà trường Xóa bỏ đượctính khép kín của hệ thống giáo dục nói chung và hệ thống trường học nóiriêng, tạo điều kiện để mỗi người dân trong cộng đồng có cơ hội nắm đượcthông tin khoa học giáo dục, quản lý giáo dục, chương trình, nội dung giáodục Đây là điều kiện quan trọng để người dân tham gia ý kiến vào sựnghiệp giáo dục, đóng góp công sức, tiền của xây dựng giáo dục và có cơ hộiđược hưởng những quyền lợi giáo dục chính đáng
Dân chủ hóa trong nhà trường mầm non nhằm phát huy quyền làm chủ
và huy động tiềm năng trí tuệ của đội ngũ cán bộ, giáo viên trong trường, gópphân xây dựng nề nếp, trật tự, kỷ cương trong mọi hoạt động của nhà trường,ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực, thực hiện tốt nhiệm vụ phát triển GDMN
Thông qua hình thức dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đảm bảo cho các
công dân, cơ quan, tổ chức xã hội được quyền giám sát, kiểm tra, đóng góp ýkiến tham gia xây dựng sự nghiệp giáo dục, làm cho giáo dục thực sự là "củadân, đo dân và vì dân" Dân chủ hóa giáo dục là một thiết chế đảm bảo quyềnlực của nhân dân trong phát triển sự nghiệp giáo dục, có như vậy mới có thểtạo ra sự tự nguyện, đồng thuận của các lực lượng khi tham gia GDMN Nóvừa là con đường, vừa là biện pháp tổng hợp thực hiện huy động xã Thựchiện tốt nguyên tắc này mới có thể huy động được mọi tiềm năng của xã hội
Trang 39vào sự phát triển GDMN.
Tuy vậy, thực hiện dân chủ hóa giáo dục phải đảm bảo sự lãnh đạo củaĐảng, sự quản lý của Nhà nước, thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trongkhuôn khổ hiến pháp và pháp luật, những quy định chung của việc thực hiệnquy chế dân chủ Tránh việc biểu hiện lợi dụng dân chủ làm ảnh hưởng khôngtốt đến sự ổn định, phát triển của giáo dục
d) Nguyên tắc tuân thủ theo pháp lý
Trong mọi hoạt động của một tổ chức, một lực lượng, một cá nhân nàotrong xã hội cũng đòi hỏi phải tuân thủ theo những quy định chung về mặtpháp luật Quá trình huy động khuyến khích cần dựa trên cơ sở pháp lý Luậtgiáo dục, Luật bảo vệ, chăm sóc trẻ em, các văn bản dưới luật như pháp lệnh,nghị định, thông tư, các chủ trương của Đảng, cơ chế, chính sách của Nhànước, những quy định của hội đồng giáo dục các cấp, điều lệ hội cha mẹ họcsinh đều là những cơ sở pháp lý cho sự vận động các lực lượng xã hội thamgia phát triển GDMN
Song cũng chính các tổ chức xã hội cũng cần có những cơ sở pháp lý
cho phép để tổ chức vận động các thành viên và các lực lượng xã hội tham gia phát triển GDMN - trên cơ sở pháp lý đó mới phát huy được chức năng,
nhiệm vụ tham gia cùng làm giáo dục.
đ) Nguyên tắc đảm bảo sự thống nhất giữa ngành và lãnh thổ
Huy động các nguồn lực trong cộng đồng tham gia phát triển giáo dụcmầm non là một quá trình hợp quy luật, đúng với bản chất xã hội vốn có củagiáo dục, nhưng nó chỉ thực sự phát huy khi có sự thông nhất về mục tiêu, yêucầu, điều kiện thực hiện giữa ngành và lãnh thổ
Khi thực hiện huy động các nguồn lực phát triển GDMN, cần thấy rõmối tương quan giữa phát triển kinh tế với giáo dục ở từng địa phương để cónhững ưu tiên và tiến độ hợp lý trong việc thực hiện Việc huy động các lực
Trang 40lượng xã hội tham gia vào đa dạng hóa các loại hình GDMN, phát triểntrường, lớp mầm non cần được xây dựng phù hợp với quy hoạch mạng lướitrường học trên từng địa bàn, đồng thời xây dựng một mạng lưới phổ biếnkiến thức tư vấn chăm sóc, giáo dục đến gia đình, có như vậy mới đảm bảođược mục tiêu chung của GDMN là đảm bảo chăm sóc, giáo dục trẻ trước 6tuổi một cách có chất lượng và mang tính khả thi Mặt khác, muốn việc huyđộng thực hiện có hiệu quả cần được xem xét trong các mối quan hệ quản lýnhà nước và quản lý chuyên môn, quản lý theo ngành và quản lý theo lãnhthổ Hơn nữa, việc huy động xã hội đầu tư các nguồn lực cho GDMN pháttriển cũng cần được tính toán cụ thể, phù hợp, không ỷ lại trông chờ hoàntoàn vào nhà nước và cũng không được "khoán trắng" cho xã hội Nguồn lựcđầu tư cho GDMN phát triển cần huy động từ nguồn đầu tư của ngân sách nhànước các cấp theo quy định, từ sự đóng góp của nhân dân, kể cả các bậc cha
mẹ không có trẻ đến lớp; từ đóng góp của các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội,đóng góp theo nghĩa vụ và tự nguyện của các doanh nghiệp; từ nguồn viện trợphát triển, viện trợ không hoàn lại của các tổ chức, các nhân quốc tế Trong
đó, sự phối hợp giữa nhà nước và nhân dân cần căn cứ vào tình hình kinh tế
cụ thể của từng vùng khuyến khích đầu tư cho GDMN
e) Nguyên tắc kế hoạch hóa mọi hoạt động
Nguyên tắc kế hoạch hóa mọi hoạt động là nguyên tắc hết sức quan trọng
để biến những mục tiêu, yêu cầu, mong muốn của nhà trường thành hiện thựctrong việc thực hiện huy động các nguồn lực trong cộng đồng phát triển GDMN
Để đảm bảo hiệu quả của công tác huy động, cần phải kế hoạch hóa mọi hoạtđộng từ khâu lập kế hoạch, tổ chức, điều hành, chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, sơkết, tổng kết, nắm vững thông tin, hiệu quả hoạt động trong từng khâu và xuyênsuốt toàn bộ quá trình để kịp điều chỉnh, nhằm đạt kết quả tốt nhất
Để các mục tiêu của huy động các nguồn lực trong công đồng tham gia