NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ LÊ NHO Ở XÃ HOÀI THƯỢNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI...11 1.1.. Dòng họ là nơi bảo tồn những di
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC LỊCH SỬ
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS NGND Nguyễn Cảnh Minh
HÀ NỘI - 2013
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn:
Các thầy cô tổ bộ môn Lịch sử Việt Nam cùng các thầy, cô khoa Lịch sửTrường Đại học sư phạm Hà Nội đã giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập
và nghiên cứu
Đặc biệt xin cảm ơn PGS TS NGND Nguyễn Cảnh Minh (khoa Lịch
sử, Trường Đại học sư phạm Hà Nội) đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn tôi trongquá trình hoàn thành Luận văn
Xin chân thành cảm ơn ông Lê Nho Đằng - Trưởng ban Hội đồng gia tộctrị sự họ Lê Nho đã cung cấp những tư liệu giúp tôi hoàn thành luận văn
Chân thành cảm ơn: thư viện trường Đại học sư phạm Hà Nội, thư việnQuốc gia, thư viện Viện sử học, thư viện tỉnh Bắc Ninh, Uỷ ban nhân dân xãHoài Thượng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trongquá trình học tập, nghiên cứu
Xin chân thành cảm ơn toàn thể gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, con cháudòng họ Lê Nho, đã động viên tôi hoàn thành khóa học này
Hà Nội, tháng 7 năm 2013
Tác giả Luận văn
Hàng Thị Hải Minh
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề 2
3 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài 6
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu 6
5 Đóng góp khoa học của đề tài 7
6 Bố cục luận văn 9
CHƯƠNG 1 NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ LÊ NHO Ở XÃ HOÀI THƯỢNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH TỪ THẾ KỈ XV ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI 11
1.1 Vài nét về mảnh đất và con người xã Hoài Thượng 11
1.1.1 Địa giới hành chính và điều kiện tự nhiên 11
1.1.2 Đặc điểm kinh tế của xã 13
1.1.3 Đặc điểm con người xã Hoài Thượng 14
1.1.4 Truyền thống lịch sử - văn hóa 15
1.1.5 Một số dòng họ lớn trên đất Hoài Thượng 20
1.2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Lê Nho ở Đại Mão 21
1.2.1 Làng Đại Mão - quê hương dòng họ Lê Nho 21
1.2.2 Nguồn gốc dòng họ Lê Nho 26
1.2.3 Lịch sử phát triển của dòng họ Lê Nho xã Hoài Thượng, Thuận Thành, Bắc Ninh 28
Tiểu kết chương 1 38
CHƯƠNG 2 VĂN HÓA DÒNG HỌ LÊ NHO Ở LÀNG ĐẠI MÃO, XÃ HOÀI THƯỢNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH 39
2.1 Truyền thống hiếu học và khoa bảng của dòng họ 39
Trang 42.3 Gia phong dòng họ 58
2.4 Nhà thờ, lăng mộ 68
2.4.1 Nhà thờ 68
2.4.2 Lăng mộ 74
Tiểu kết chương 2 75
CHƯƠNG 3 NHỮNG ĐÓNG GÓP CỦA DÒNG HỌ LÊ NHO ĐỐI VỚI LỊCH SỬ ĐỊA PHƯƠNG VÀ LỊCH SỬ DÂN TỘC 76
3.1 Những đóng góp của dòng họ Lê Nho trong công cuộc xây dựng quê hương, đất nước 76
3.1.1 Đóng góp trong sự nghiệp chính trị - xã hội 76
3.1.2 Đóng góp trong công cuộc phát triển kinh tế 83
3.1.3 Đóng góp trong sự nghiệp văn hóa, giáo dục 85
3.2 Những đóng góp của dòng họ Lê Nho trong sự nghiệp chống ngoại xâm, bảo vệ độc lập dân tộc 92
Tiểu kết chương 3 97
KẾT LUẬN 98
TÀI LIỆU THAM KHẢO 101
PHỤ LỤC
Trang 5MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng: các chế độ chính trị xã hội thay đổitheo tiến trình phát triển của lịch sử, song tổ chức gia đình và dòng tộc thì luôntrường tồn cùng non sông đất nước Dòng họ là một hiện tượng lịch sử - xã hộiđặc biệt mang tính phổ quát của nhân loại Ý thức về dòng họ là dấu hiệu quantrọng đánh dấu bước phát triển của xã hội loài người Mỗi dòng tộc, nhất là cácdòng tộc lớn, đều có truyền thống văn hóa, bản sắc riêng của mình Những nétriêng ở mỗi dòng tộc đã góp phần hình thành nên nền văn hóa dân tộc Nói cáchkhác, văn hóa các dòng họ chính là cơ sở, nền tảng của truyền thống và bản sắcvăn hóa quốc gia Vì vậy, việc nghiên cứu về dòng họ có ý nghĩa hết sức quantrọng trong việc nhận thức, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc
Dòng họ là nơi bảo tồn những di sản văn hóa của các thành viên trong họnhư: văn bia, câu đối, nhà thờ, thơ văn, gia phả, sách truyện, nghề truyềnthống… Việc tìm hiểu về văn hóa các dòng họ, một mặt góp phần vào sự nghiệpxây dựng và phát triển văn hoá, mặt khác góp phần củng cố và khơi dậy ý thức,biết ơn và tự hào về công đức của tổ tiên Từ đó tiếp tục phát huy truyền thốnggia tộc, xây dựng gia đình, quê hương, đất nước ngày càng giàu đẹp Vì thế việcnghiên cứu về lịch sử - văn hóa của các dòng họ là một yêu cầu bức thiết
Hiện nay, trong xã hội đang hình thành một xu hướng, một trào lưu làtrùng tu nhà từ đường, chắp nối gia phả, xây dựng và tôn tạo nhà thờ… Đây là
biểu hiện của ý thức “uống nước nhớ nguồn”, một truyền thống tốt đẹp của
dân tộc Tuy nhiên, cùng với ý nghĩa nhân văn của xu hướng này đã thấy cónhững mặt trái của nó Đó chính là việc xây dựng nhà thờ một cách bừa bãi,tranh giành đất đai, kiện cáo, học hỏi văn hóa lai căng… Vì vậy, việc tìm hiểu
đầy đủ và nghiêm túc về lịch sử - văn hóa của các dòng họ là việc “gạn đục
khơi trong”, giữ gìn bản sắc cho các dòng họ, cho đất nước.
Trang 6Mỗi một địa phương bao gồm nhiều dòng họ cùng chung sống với nhau.
Vì vậy, trong quá trình nghiên cứu đề tài, chúng ta cần phải làm rõ những đónggóp riêng của mỗi dòng họ ở địa phương ấy Vì vậy, nghiên cứu về dòng họ thìchúng ta không chỉ nghiên cứu về sự hình thành và phát triển của dòng họ màđặc biệt phải tìm hiểu những đóng góp của dòng họ đó đối với lịch sử dân tộc
Một dòng họ thường tập trung sinh sống ở một địa phương hoặc một sốđịa phương nhất định Do đó, việc nghiên cứu về lịch sử, văn hóa của một dòng
họ trên một địa phương cụ thể không chỉ góp phần làm phong phú hơn bộ sửđịa phương mà còn góp phần thiết thực vào việc nâng cao nhận thức về lịch sửdân tộc, vì lịch sử địa phương là một bộ phận của lịch sử dân tộc Ngoài ra,chúng ta có nhận thức đúng đắn hơn về mối quan hệ giữa các dòng họ, đặc biệt
là quan hệ tác động qua lại giữa gia đình, dòng họ với các danh nhân Trên cơ
sở đó rút ra những bài học, phát huy những mặt tích cực của dòng họ, xóa bỏnhững mặt hạn chế, góp phần củng cố khối đại đoàn kết dân tộc
Ngoài ra, lí do nữa khiến em lựa chọn đề tài này bởi Bắc Ninh là mộtvùng đất cổ xưa, có bề dày văn hóa với những “tính cách riêng” Việc nghiêncứu về lịch sử - văn hóa truyền thống dòng họ Lê Nho sẽ cho chúng ta thấy rõđiều này
Với những lý do trên, tôi đã mạnh dạn chọn vấn đề nghiên cứu: “Lịch
sử - văn hóa dòng họ Lê Nho ở xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến những năm đầu thế kỉ XXI”, làm đề tài luận văn
thạc sĩ khoa học lịch sử của mình
2 Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Nghiên cứu lịch sử - văn hóa một dòng họ và những gương mặt tiêu biểucủa dòng họ là việc làm có ý nghĩa khoa học và tính thực tiễn cao Tuy nhiên,chưa có nhiều công trình khoa học, những bài viết bàn về vấn đề này
Trong những năm 90 của thế kỉ XX, có một số công trình tiêu biểu viết
Trang 7về dòng họ như:
Năm 1996, hiệp hội câu lạc bộ Unessco Việt Nam - Câu lạc bộ thông tin
về dòng họ đã xuất bản cuốn “Cội nguồn”, đề cập đến vấn đề dòng họ và tậptrung nghiên cứu về nguồn gốc của các dòng họ
Năm 1999, Phạm Côn Sơn với cuốn “Tinh thần gia tộc dã sử ngoại phả”.Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc xuất bản, tập trung viết về truyền thống của cácdòng họ Việt Nam
Ngoài ra còn có một số khóa luận tốt nghiệp của sinh viên và học viêncao học khoa lịch sử trường Đại học sư phạm Hà Nội viết về dòng họ ở địaphương mình như: “Bước đầu tìm hiểu dòng họ Nguyễn Tất ở Tân Sơn - ĐôLương - Nghệ An” của sinh viên Phạm Thị Dung bảo vệ năm 2001 Hay sinhviên Trần Thị Hợi với luận văn tốt nghiệp năm 2004: “Tìm hiểu truyền thốnguống nước nhớ nguồn qua gia phả một số dòng họ ở Việt Nam”
Một số luận văn của thạc sĩ khoa học lịch sử viết về đề tài dòng họ như:
“Lịch sử - văn hóa dòng họ Đặng ở Lương Điền, Thanh Chương, Nghệ An từthế kỉ XVII đến nay” của Nguyễn Thị Phương Thảo, ĐH Vinh, 2006 Hay
“Tìm hiểu về dòng họ Hà ở huyện Chiêm Hóa, tỉnh Tuyên Quang từ 1945 đếnnay của Lý Thị Thu, ĐHSP Hà Nội, 2007 Gần đây năm 2009, Trần NgọcUyển cũng nghiên cứu đề tài: “Lịch sử - văn hóa dòng họ Đàm Thận ở HươngMạc, Từ Sơn, Bắc Ninh từ thế kỉ XV đến nay”
Như vậy cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu chuyênkhảo nào nói về dòng họ Lê Nho, gốc tích ở Bắc Ninh (xã Hoài Thượng, huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) Nhưng những sách liên quan ít nhiều tới dòng
họ Lê Nho khá nhiều, do đây là dòng họ có truyền thống hiếu học và đấu tranhcách mạng anh dũng, hào hùng trong thời chiến cũng như thời bình
Tác phẩm “Đại Mão làng quê văn hiến” của nhóm nghiên cứu, biên soạnĐại Mão và viện Hán Nôm”, Nhà xuất bản Văn hóa dân tộc, 1997 đề cập đến
Trang 8những nhân vật lịch sử tiêu biểu của dòng họ Lê Nho có nhiều đóng góp trênmột số lĩnh vực sau:
- Về giáo dục:
Tiêu biểu là cụ Hiến Hồ (Lê Nho Thạc) đỗ thủ khoa Nho sinh (cử nhân),giữ chức Hiến phó sứ Sơn Nam trấn Sau khi nghỉ hưu cụ làm nghề dạy học,học trò có nhiều người thành đạt, cùng thời có tới 43 vị đỗ đại khoa
Cụ Lê Chu Kiều (Lê Nho Kiều) đỗ đầu cử nhân, làm tri huyện Thanh Batỉnh Phú Thọ, là một viên quan liêm khiết, có 5 người con trai đều đỗ cử nhân
- Về y học: Có một số cụ làm nghề thầy thuốc, cứu lấy sinh mạng nhiềungười như cụ Lê Nho Liêu, Lê Nho Giác
- Về quân sự: Đây là dòng họ có nhiều anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tronghai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ như Lê Nho Bổng, Lê NhoHưởng…
- Tác giả Thế Anh, năm 1998 đã có bài viết trên tạp chí Thế giới mới số
92 với nhan đề: Cụ Hiến Hồ - người thầy mẫu mực Nội dung chủ yếu của bàibáo nói về tiểu sử, ca ngợi tài năng của cụ Hiến Hồ (Lê Nho Thạc)
Trong cuốn “Lịch sử họ Lê Bắc Ninh” của Nguyễn Sinh, Nxb Văn học,
Hà Nội, 2010 đề cập đến những nội dung sau:
- Truyền thống hiếu học và khoa cử của họ Lê Nho thời phong kiến vớinhững gương mặt tiêu biểu như cụ Tất Văn, cụ Phan Lân, cụ Khâm Bật, cụ LêChu Kiều, Lê Nho Thạc Ngày nay, dòng họ Lê Nho có nhiều người làm nghềdạy học, là giáo viên dạy giỏi (Lê Nho Ánh, Lê Nho Tỳ) và đặt biệt là nhà giáo
ưu tú Lê Nho Nùng
- Khái quát những đóng góp của họ Lê Nho trên các lĩnh vực: giáo dục,kinh tế, văn hóa, xã hội, quân sự
Năm 2011, trên báo Bắc Ninh số 11089, nhà báo Vĩnh Tân với bài báo
“Nhớ về những bến bờ xưa”, tập trung viết về tài năng và đức độ của Nhà giáo
Trang 9ưu tú Lê Nho Nùng nguyên Giám đốc Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Bắc Ninh,nhấn mạnh vai trò của ông trong việc thúc đẩy sự nghiệp giáo dục tại tỉnh BắcNinh trong những năm tháng cơ sở vật chất và đội ngũ giáo viên của ngànhgiáo dục tỉnh gặp nhiều khó khăn Đồng thời ca ngợi sự hi sinh, tận tụy của ôngđối với nghề, với học trò có hoàn cảnh khó khăn.
Năm 2012, trên báo Bắc Ninh số 13065, nhà báo Huy Chương cho đăngbài “Nhà giáo Lê Nho Nùng - Một đời tâm huyết với sự nghiệp trồng người”viết khái quát về quá trình 37 năm công tác giảng dạy và quản lý trong ngànhGiáo dục, 10 năm làm công tác khuyến học của ông Lê Nho Nùng Ông làngười rất tâm huyết với sự nghiệp giáo dục, đã cùng đồng nghiệp và các cộng
sự của mình đóng góp tích cực cho sự phát triển giáo dục của tỉnh Bắc Ninh.Ông đã được nhà nước tặng thưởng Huân Chương Lao động hạng Ba và phongtặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú
Dòng họ Lê Nho cũng như các dòng họ khác trên mảnh đất Kinh Bắclịch sử và văn hiến này có nhiều truyền thống tốt đẹp như truyền thống yêunước, truyền thống hiếu học và khoa cử, truyền thống liêm khiết, công minh,cần kiệm, khiêm nhường, yêu lao động và trọng đạo lý làm người
Dòng họ Lê Nho còn cống hiến cho quê hương đất nước trên nhiều lĩnhvực trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Tất cả những cuốn sách, bài viết trên ít nhiều đề cập đến một số thànhviên của dòng họ Lê Nho Tuy nhiên còn mang tính sơ lược, riêng lẻ, chưa đi
sâu nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện về lịch sử - văn hóa dòng họ
Lê Nho ở xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ thế kỷ XVđến những năm đầu thế kỉ XXI; những đóng góp của dòng họ cho quê hương,đất nước Từ đó đặt ra cho chúng tôi nhiệm vụ nghiên cứu sâu hơn, toàn diệnhơn về lịch sử - văn hóa dòng họ này, cũng là một việc nhỏ góp phần giữ gìn
và phát triển bản sắc văn hóa dân tộc
Trang 103 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và nhiệm vụ khoa học của đề tài 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Lê Nho ở
xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh, văn hóa truyền thống củadòng họ Lê Nho cũng như những đóng góp của dòng họ này đối với lịch sử địaphương và lịch sử dân tộc
3.2 Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu lịch sử - văn hóa của dòng họ Lê Nho từ thế kỷ
XV đến những năm đầu thế kỉ XXI ở xã Hoài Thượng, huyện ThuậnThành, tỉnh Bắc Ninh
3.3 Nhiệm vụ khoa học của đề tài
Với đề tài “Lịch sử - văn hóa dòng họ Lê Nho ở xã Hoài Thượng,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến những năm đầu thế kỉ XXI” người nghiên cứu nhằm giải quyết những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu về cội nguồn và quá trình phát triển của dòng họ Lê Nho từthế kỷ XV đến những năm đầu thế kỉ XXI
- Luận văn đi sâu tìm hiểu truyền thống văn hóa dòng họ Lê Nho ở xãHoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh qua những di sản văn hóacủa dòng họ
- Luận văn trình bày những đóng góp của dòng họ Lê Nho trong lịch sửdân tộc trong các thời kỳ: phong kiến, cận đại, hiện đại trên các lĩnh vực chínhtrị, quân sự, kinh tế, xã hội, giáo dục…
4 Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu
4.1 Nguồn tài liệu
Nguồn tài liệu phục vụ cho đề tài nghiên cứu gồm:
4.1.1 Nguồn tư liệu thành văn
- Gia phả dòng họ Lê Nho ở thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh và gia phả của các chi nhánh của dòng họ Lê Nho
ở các địa phương khác
Trang 11- Văn bia, câu đối, sắc phong dòng họ Lê Nho.
- Các sách, các tạp chí, các tài liệu về lịch sử văn hóa
- Các sách, các tạp chí, các tài liệu có liên quan đến lịch sử văn hóa dòng
họ Lê Nho
4.1.2 Nguồn tư liệu vật chất
- Nhà thờ dòng họ Lê Nho
- Lăng mộ cụ thủy tổ
4.1.3 Nguồn tư liệu truyền miệng
Để bổ sung cho tính hạn chế của các nguồn tư liệu trên chúng tôi đặcbiệt chú ý đến nguồn tư liệu truyền miệng, những câu chuyện của con cháudòng họ kể lại về cụ thủy tổ, những nhân vật có nhiều đóng góp cho dòng họ
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Khi tìm hiểu, nghiên cứu và trình bày vấn đề, tác giả đã sử dụng phươngpháp nghiên cứu lịch sử cụ thể, phương pháp lôgic, phương pháp so sánh,thống kê, phương pháp liên ngành để làm sáng tỏ nội dung của luận văn
5 Đóng góp khoa học của đề tài
Trên cả hai phương diện khoa học và thực tiễn, luận văn đã có nhữngđóng góp nhất định:
- Luận văn “Lịch sử - văn hóa dòng họ Lê Nho ở xã Hoài Thượng,
huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ thế kỷ XV đến những năm đầu thế kỉ XXI” là một công trình khảo cứu công phu, nghiêm túc về đề tài đã trình bày,
cung cấp cho người đọc bức tranh toàn cảnh về nguồn gốc, lịch sử phát triển củadòng họ Lê Nho trong lịch sử dân tộc, đặc biệt là văn hóa truyền thống của dòng
họ với nề nếp gia phong mẫu mực, là tấm gương sáng cho thế hệ trẻ noi theo
Khi xem luận văn này những người trong dòng họ hiểu rõ cội nguồn giatộc mình với những truyền thống nhân văn cao quý của dòng họ như lời cụ
Trang 12trưởng tổ Lê Nho Tính trong phần đầu cuốn gia phả: “Thường nghe vật giá ởtrời: người gốc ở tổ; như nước nghìn dòng, muôn phái chảy ra cũng bởi ởnguồn, cây nghìn cành muôn lá nảy lên cũng do từ gốc, đến như người có tổtiên sau có cha mẹ, có cha mẹ sau có bản thân, có bản thân sau có con cháu Lễ
có nói: “biết nhớ ơn sâu từ cha mẹ (nên đến tổ tiên là người không quên gốc)”
Vì vậy, họ nhà vẫn có gia phả lưu truyền” [11,1]
- Luận văn là công trình nghiên cứu tổng hợp những đóng góp của dòng
họ trên nhiều lĩnh vực qua các thời kì lịch sử, giúp con cháu ghi nhớ, biết ơn vànoi theo công đức, phát huy truyền thống, gương sáng của tổ tiên
- Luận văn góp phần vào việc biên soạn lịch sử, truyền thống văn hóacủa dòng họ Lê Nho nói riêng, địa phương nói chung và địa chí của huyệnThuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
- Đối với những người làm công tác giảng dạy lịch sử, luận văn có ýnghĩa thực tiễn là cung cấp tài liệu bổ ích cho việc tìm hiểu, giảng dạy lịch sử,truyền thống văn hóa địa phương Từ đó giáo dục lòng tự hào truyền thống củadòng họ, trân trọng giữ gìn những di tích lịch sử - văn hóa mà cha ông để lại,quyết tâm xây dựng quê hương đất nước mình giàu đẹp hơn
Thông qua việc nghiên cứu lịch sử - văn hóa dòng Lê Nho, tác giả làm
rõ giá trị lịch sử về gia phả của dòng họ Lê Nho như một di sản văn hóa địaphương Đồng thời, tác giả hi vọng góp phần tăng cường nhận thức kháchquan của nhân dân, các cấp lãnh đạo huyện Thuận Thành về giá trị lịch sử củagia phả các dòng họ Ngoài ra, luận văn còn làm sống lại văn hóa các gia tộctrong di sản văn hóa Việt, góp phần thực hiện chiến lược con người trong thế
kỷ XXI, làm nền tảng cơ sở để xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bảnsắc dân tộc
Trang 136 Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1: Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Lê Nho ở xã
Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh từ thế kỉ XV đến những nămđầu thế kỉ XXI
Chương 2: Văn hóa dòng họ Lê Nho ở xã Hoài Thượng, huyện Thuận
Thành, tỉnh Bắc Ninh
Chương 3: Những đóng góp của dòng họ Lê Nho đối với lịch sử địa
phương và lịch sử dân tộc
Trang 14Bản đồ huyện Thuận Thành [3,21]
Trang 15CHƯƠNG 1 NGUỒN GỐC VÀ LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA DÒNG HỌ LÊ NHO Ở
XÃ HOÀI THƯỢNG, HUYỆN THUẬN THÀNH, TỈNH BẮC NINH TỪ
THẾ KỈ XV ĐẾN NHỮNG NĂM ĐẦU THẾ KỈ XXI
1.1 Vài nét về mảnh đất và con người xã Hoài Thượng
1.1.1 Địa giới hành chính và điều kiện tự nhiên
Thời Tây Hán, Hoài Thượng thuộc đất Luy Lâu
Thời Hai Bà Trưng (năm 40), thuộc đất Long Biên
Thời Tống thuộc Tống Bình
Khi đơn vị hương được thành lập, Hoài Thượng thuộc hương Thổ Lỗi.Năm Thiên Hương Bảo tượng thời Lý Thánh Tông (1068), hương ThổLỗi được đổi tên là hương Siêu Loại
Tháng 5 năm 1417, nhà Minh chia nước ta thành 17 phủ, lộ, HoàiThượng thuộc huyện Siêu Loại, phủ Bắc Giang
Cuối thời Lê đầu thời Nguyễn, khi cấp tổng được thành lập, HoàiThượng thuộc tổng Thượng Mão, huyện Siêu Loại, phủ Thuận An
Năm 1862, phủ Thuận An được đổi tên là phủ Thuận Thành
Năm 1912, huyện Siêu Loại được đổi tên là thành huyện Thuận Thành,lúc này Hoài Thượng trực thuộc tổng Thượng Mão, huyện Thuận Thành
Trang 16Tháng 9 năm 1945, nhà nước Việt Nam dân chủ cộng hòa được thànhlập, đơn vị hành chính cấp tổng bị bãi bỏ, các xã của đất Hoài Thượng trựcthuộc huyện Thuận Thành.
Tháng 5 năm 1946, các xã nhỏ được sáp nhập với nhau thành xã lớn.Lúc này các xã Nghĩa Vi, Lam Cầu, Bình Cầu được sáp nhập thành một xã lấytên là xã Hoài Đức Các xã, thôn: Đại Mão, Đông Miếu, Dực Vi, Thượng Trì,Ngọ Xá được sáp nhập thành một xã lấy tên là xã Thượng Mão
Năm 1965, hai xã Hoài Đức và Thượng Mão hợp nhất thành xã HoàiThượng
Hiện nay, xã Hoài Thượng gồm có 9 thôn: Đại Mão (làng Giữa), Lam Cầu(làng Lam), Bình Cầu (làng Lam), Nghĩa Vi, Dực Vi (làng Rộng), Đông Miếu,Ngọ Xá (làng Ngọ), Thượng Trì Làng (Đìa làng), Thượng Trì Ấp (Đìa Ấp)
Về điều kiện tự nhiên:
Xã có diện tích đất tự nhiên là 552,12 ha, dân số là 9.178 người, mật độdân cư 1.712,2 người/km2 (số liệu tháng 9 năm 2005)
Xã Hoài Thượng nằm dọc theo bờ nam sông Đuống, thuộc đồng bằng Bắc Bộ Xã có 9 thôn nằm trải dài ven đê sông Đuống
Về địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống giao thông, thuỷ lợi thuậntiện, có đường đê, đường thuỷ sông Đuống chạy dọc theo chiều dài của xãnên thuận lợi cho việc giao lưu phát triển kinh tế, xã hội của địa phương Hầuhết diện tích đất trong xã đều có độ dốc nhỏ hơn 30 xuôi từ Tây Bắc xuốngĐông Nam Kết cấu địa chất chủ yếu là đất phù sa cổ tạo điều kiện cho sảnxuất nhiều loại cây trồng
Khí hậu nhiệt độ trung bình cả năm là 23,3oC, nhiệt độ trung bình thángcao nhất là 29oC tập trung vào tháng 7 đến tháng 8, nhiệt độ trung bình tháng thấp nhất là 15,8oC tập trung vào tháng 1; lượng mưa trung bình 1.400 đến
Trang 171.500 mm, tập trung từ tháng 5 đến tháng 10 chiếm 80% lượng mưa trong năm; độ ẩm trung bình là 78%.
Về thủy văn: xã Hoài Thượng có 1 con kênh giữa chảy qua, tạo điềukiện cung cấp nước cho nhu cầu sản xuất nông nghiệp Tuy nhiên, cũng là nơitrũng, có thể úng ngập cục bộ, do nước của các địa phương khác đổ về
Người dân nơi đây liên tục đương đầu gánh chịu rất nhiều khó khăn dohậu quả lũ lụt gây ra Điều kiện tự nhiên ấy đã tạo nên sức mạnh của sự đoànkết, ý chí kiên cường bất khuất của người dân trải trường kỳ trong đấu tranhlao động sản xuất
1.1.2 Đặc điểm kinh tế của xã
Sinh tồn trong một vùng đất có sông nước bao quanh, thiên nhiên ở đâyvừa hào phóng vừa ưu ái nhưng cũng muôn phần khắc nghiệt Từ lâu đời,nghề nông đã sớm xuất hiện, là vùng quê lúa nhưng Hoài Thượng lại thườngxuyên phải trợ cấp lương thực do hàng năm bị lũ lụt Trong nông nghiệp,nghề trồng cây ăn quả, trồng sen, trồng dâu nuôi tằm đóng vai trò là ngànhkinh tế chủ đạo
Công việc của nhà nông thường bận rộn vào những ngày mùa Tậndụng thời gian nông nhàn, người nông dân đã phát huy tính cần cù, khéo léo
và sáng tạo của mình để làm ra ở những sản phẩm thủ công phong phú và đadạng Hoài Thượng có những nghề thủ công truyền thống sau:
Nghề dệt: Đầu thế kỉ XVII, cụ Phạm Thị Quý, con gái một vị quan,người làng Đông Ngạc, huyện Từ Liêm (Hà Nội), là phu nhân của cụ nghè LêDoãn Giản, mang nghề dệt của quê mình về làm và hướng dẫn cho nhân dânthôn Đại Mão, Dực Vi, Ngọ Xá làm trong dịp nông nhàn
Nghề làm sơn mài, chạm khắc gỗ ở Lam Cầu, Bình Cầu, Đại Mão.Nghề thợ nề ở Đại Mão: thiết kế, trạm trổ, xây dựng các ngôi đình ở các thôn
Trang 18Nghề làm nan vàng mã ở Thượng Trì, Ngọ Xá, Đông Miếu, Nghĩa Vi,Bình Cầu.
Nghề ép dầu ở Đại Mão, Lam Cầu, Bình Cầu
Nghề làm con tò he ở Đông Miếu
Nghề làm nón hồ ở Ngọ Xá
Với vị trí thuận lợi: nằm sát sông Đuống, thuyền bè đi lại thuận tiện, cóbến đò ngang nên thương nghiệp ở đây phát triển sớm Chợ Giữa được ra đời,họp ở khu vực đình chợ Đình chợ có 5 gian tiền tế, dùng làm nơi bán vải sợi,
2 gian giải vũ, sân đình, đầu đình là chỗ mua bán các mặt hàng sinh hoạt, vậtdụng hàng ngày
1.1.3 Đặc điểm con người xã Hoài Thượng
Cư dân sống trên đất Hoài Thượng đều là người Kinh, sống tập trungthành những làng lớn nằm kề nhau Họ sống bằng nhiều nghề nhưng chủ yếulàm nông nghiệp nên bản tính rất chất phác, cần kiệm
Hoài Thượng là vùng đất cổ, vốn gần với trung tâm Phật giáo ở LuyLâu, gần kinh đô Cổ Loa của An Dương Vương, Ngô Quyền khi xưa, lại sátgần với Thăng Long, Hà Nội sau này, nên Hoài Thượng đã trải qua nhiều phenbiến đổi, thăng trầm cùng lịch sử - văn hóa dân tộc Có thể nói nơi đây, hơn bất
cứ nơi nào trên đất Việt, trong suốt hai nghìn năm đã diễn ra sôi nổi quá trìnhgiải thể và đan xen, giao lưu, tiếp xúc và biến đổi văn hóa Việt cổ - Hoa cổ -
Ấn cổ và nhiều yếu tố văn hóa ngoại lai khác
Như vậy, từ cốt lõi văn hóa Đông Sơn Việt cổ, hội nhập thêm văn hóaPhật giáo của Ấn Độ, Nho giáo của Trung Hoa và sau này là văn hóa phươngTây con người Hoài Thượng, Bắc Ninh đã được rèn dũa, hình thành nên néttính cách riêng của mình: rất “phong nhã và thượng võ”
Con người Hoài Thượng rất chuộng văn học và có truyền thống khoabảng Theo sách Đại Việt triều đăng khoa thực lục, các cuốn gia phả của dòng
Trang 19họ và văn bia văn chỉ thời cổ, Hoài Thượng có các tiến sĩ sau: Nguyễn ĐìnhKhuê, Trịnh Đức Vận, Lê Doãn Giản, Lê Doãn Thân Đặc biệt, cụ Đỗ Trọng
Vỹ đỗ cử nhân, được tôn vinh là Danh nhân, ngôi sao sáng của văn hiến KinhBắc Ông là nhà giáo có nhiều học trò thành đạt, đặc biệt là ông có công tôntạo Văn Miếu - Bắc Ninh, nơi có 12 tấm bia đá ghi danh gần 700 người đỗđạt Ông cũng dày công soạn bộ sách Bắc Ninh địa dư chí ghi chép, đánh giá
về thuần phong, mỹ tục của các làng quê và các vị đại khoa tỉnh Bắc Ninh
Ngoài học vị tiến sĩ, đất Hoài Thượng thời phong kiến có gần 60 vịHương cống, cử nhân và hàng trăm sinh đồ, tú tài Có nhiều gia đình, nhiềudòng họ có truyền thống khoa cử rất rực rỡ như gia đình cụ Lê Chu Kiều (bố và
5 con trai đều đỗ cử nhân), dòng họ Đỗ 4 đời đều có người đỗ cử nhân Đặcbiệt, có cụ Lê Nho Thạc mặc dù không có học vị tiến sĩ nhưng lại là thầy dạycủa hàng ngàn học trò, trong đó có 43 vị đỗ tiến sĩ Những vị đỗ đại khoa củavùng đất Hoài Thượng đều được ghi danh ở Văn Miếu Bắc Ninh
Chúng ta sẽ tìm hiểu rõ hơn về điều này khi nghiên cứu về lịch sử - vănhóa dòng họ Lê Nho với những gương mặt tiêu biểu
1.1.4 Truyền thống lịch sử - văn hóa
Truyền thống lịch sử
Là miền quê có truyền thống thượng võ và có lòng yêu nước nồng nàn,các thế hệ người dân Hoài Thượng luôn có tinh thần đoàn kết, tích cực tham giađóng góp vào công cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm và bảo vệ Tổ quốc
Theo Thần phả của làng Đại Mão thì vào năm 40, Hai Bà Trưng phất cờkhởi nghĩa đánh đuổi Tô Định, có chiêu mộ đinh tráng và tổ chức luyện tập ởđây Một số địa danh như Đường Trống, Đường Cờ còn ghi lại sự tích đó
Năm 542, Lý Bí đứng lên khởi nghĩa đánh đuổi quân Lương Khi ônghành quân qua đây có nghỉ lại ở Thượng Trì Trong dịp này, nhiều trai đinhcủa làng đã tình nguyện đi theo nghĩa quân đánh giặc [3,45]
Trang 20Năm 1884, cuộc khởi nghĩa Yên Thế bùng nổ Dưới sự lãnh đạo củaHoàng Hoa Thám phong trào nhanh chóng phát triển rộng, nhiều trai trángtrong làng tham gia vào hàng ngũ nghĩa quân và lập được nhiều chiến công.Tiêu biểu là các cụ: Cả Đò, Lê Nho Dung, Lê Nho Huấn, Nguyễn Đình Liêm
ở Đại Mão Cụ Nguyễn Hữu Kiêm, Nguyễn Hữu Tự ở Thượng Trì [3,60]
Năm 1884, Nguyễn Cao (người xã Cánh Bi, huyện Quế Võ) đứng lênkhởi nghĩa chống thực dân Pháp Khi phong trào lan rộng khắp cả vùng, nhiềungười có tinh thần yêu nước đã đầu quân ứng nghĩa Trong số những người đitheo cuộc khởi nghĩa của Nguyễn Cao có các cụ: Lê Doãn Vãn, Lê Doãn Vát,Nguyễn Đình Dương (Đại Mão), Tống Tuy (Đông Miếu) [3,47]
Năm 1885, cuộc khởi nghĩa của Đề Vang nổ ra, lan rộng ra nhiều làngcủa vùng Siêu Loại Nhiều trai tráng của làng thuộc tổng Thượng Mão đãtham gia phong trào Vào một ngày cuối năm 1893, nghĩa quân tập trung ởThượng Trì chuẩn bị chống giặc Khi thấy thế giặc mạnh đã rút về Lam Cầu
để tác chiến Tại đây, nghĩa quân tổ chức đánh một trận quyết chiến với giặcPháp, giết chết một tên quan người Pháp, chặt đầu treo lên cửa võng đìnhBình Cầu Ngày 6 - 2 - 1894, giặc Pháp kéo quân đến triệt hạ 3 làng Đại Mão,Bình Cầu, Lam Cầu Riêng làng Lam Cầu còn có 8 đôi vợ chồng [3,46]
Năm 1885, khi vua Hàm Nghi xuống chiếu Cần Vương, nhân dân HoàiThượng có nhiều người hưởng ứng Tiêu biểu là cụ Nguyễn Đình Dương, cụTán Thái Lạc (Đại Mão)
Năm 1907, khi phong trào yêu nước Đông Kinh Nghĩa Thục do cụNguyễn Quyền và các đồng chí của mình khởi xướng, nhiều nhà nho của đấtHoài Thượng tích cực tham gia Đó là các cụ Nguyễn Ngọc Ninh, NguyễnNgọc Lợi, Trần Đăng Lâm (ở Ngọ Xá) [3,47]
Năm 1930, phong trào yêu nước của những đảng viên Quốc dân Đảng
do Nguyễn Thái Học lãnh đạo phát triển về đất Hoài Thượng, một số trai
Trang 21tráng đã tham gia phong trào, đó là các cụ: Lê Doãn Bàng, Lê Doãn Ý, LêDoãn Kỹ
Ngay từ những ngày đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp,nhân dân Hoài Đức, Thượng Mão đã tích cực chuẩn bị lực lượng để khángchiến lâu dài Nhân dân hai xã đã thành lập ban phá hoại từ xã đến các thôn vàphát động toàn dân tiêu thổ kháng chiến, đốt sạch một số cơ sở như đình ĐạiMão, đình Thượng Trì không để cho quân địch chiếm đóng Ở địa phương dấylên phong trào “tình nguyện tòng quân giết giặc cứu nước, hàng chục thanhniên đã viết đơn xung phong tham gia cứu quốc quân như: Trần Đăng Duyên,Tuấn Anh, Đỗ Trọng Khang, Lê Đình Thỉnh, Lê Văn Dâu… [3,68]
Năm 1947, Hoài Đức và Thượng Mão nằm trong vùng tạm chiếm củađịch, đời sống nhân dân ngày càng gặp nhiều khó khăn, Ủy ban Hành chínhchuyển thành Ủy ban Kháng chiến hành chính Chính quyền cách mạng của 2
xã phải sơ tán sang Tiên Du, Quế Võ Cán bộ Đảng viên và du kích ban đêmphải vượt sông về bắt mối gây dựng cơ sở cách mạng, củng cố phong trào.Đây là thời kì khó khăn gian khổ nhất trong phong trào kháng chiến chốngthực dân Pháp xâm lược
Tháng 5 năm 1947, chi bộ Đảng Thượng - Hoài - Mão được thành lậpgồm ba xã Hoài Đức, Thượng Mão, Mão Điền Những Đảng viên kiên trungnhư Đỗ Trọng Tứ, Đỗ Trọng Khoát, Lê Nho Hiệu, Nguyễn Duy Đức bị thựcdân Pháp bắt và tra tấn dã man nhưng họ đã không khai ra cơ sở cách mạng ở
xã, sau bị thực dân Pháp bắt giam tại nhà tù Hỏa Lò
Năm 1947 - 1948, tỉnh ủy Bắc Ninh ra chỉ thị “Tổng phá tề diệt bảoan”, địa phương đã phát động quần chúng nhất tề đấu tranh, trong vòng 1 tuần
đã giải tán các ban tề của địch Thắng lợi này có ý nghĩa chính trị to lớn, tậphợp đông đảo quần chúng nhân dân đứng lên đấu tranh cách mạng
Trang 22Từ giữa năm 1950, phong trào chiến tranh du kích ở 2 xã Hoài Đức,Thượng Mão phát triển mạnh mẽ, đánh địch bằng nhiều hình thức, chủ yếu làhình thức phục kích tiêu diệt địch Đi đầu trong phong trào này có chiến sĩNguyễn Hữu Tài, Phạm Hữu Đoàn, Trần Đăng Chiên, Trịnh Hòa Hoàn[3,77].
Năm 1951, du kích 2 xã Hoài Đức và Thượng Mão cùng với bộ độihuyện Thuận Thành đã tổ chức tấn công và tiêu diệt hai bốt Đại Mão vàThượng Trì
Trải qua 9 năm kháng chiến chống thực dân Pháp, cán bộ và nhân dân
xã Hoài Đức, Thượng Mão đã được Chính phủ tặng thưởng 11 huân chươngkháng chiến hạng ba, 91 huy chương hạng nhất, 70 huy chương hạng hai và
61 bằng khen cho cá nhân và tập thể [3,88]
Qua cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước, toàn xã có 1479 người thamgia lên đường nhập ngũ, 146 liệt sĩ, 53 thương bệnh binh, 601 gia đình đượccấp bằng danh dự có công với nước, 815 người được tặng thưởng Huân huychương cứu nước, 7 Huân chương Lao động kháng chiến các hạng, 523 Huânchương chiến công giải phóng, 7 mẹ Việt Nam Anh hùng [3,98]
Truyền thống văn hóa
Xã Hoài Thượng được hình thành từ rất sớm, nhân dân sống tập trungthành từng làng, xung quanh làng là những lũy tre bao bọc Mỗi làng đều cóbến nước, cây đa, mái đình có nhiều loại hình nghệ thuật phong phú và sôiđộng với nhiều thể loại như tuồng cổ, chèo, ca trù, hát nhà tơ Song tiêu biểuhơn cả vẫn là hình thức sinh hoạt văn hóa quan họ Quan họ là đặc trưng riêngbiệt, tạo nên bản sắc văn hóa Bắc Ninh Trong các lễ hội, một hình ảnh đã trởthành biểu trưng của văn hóa quan họ đó là các liền anh, liền chị mặc áo mớ
ba mớ bảy, đội nón quai thao, tóc vấn đuôi gà, cạnh các liền anh áo the khănxếp, tay cầm ô đen, đứng duyên dáng và hát đối đáp với nhau
Trang 23Hoài Thượng có tục lên Lão đối với các cụ 50 tuổi Tục nhập Hương
ẩm vào ngày 10 - 2 và ngày 10 - 8, hàng năm ở Đại Mão thường vào sổ nhậphương ẩm cho trẻ là con trai vào các kỳ mồng mười tháng Hai, mồng mườitháng Tám là ngày xuân tịch và thu tịch cũng như ngày cúng xôi mới của làngvào khoảng tháng Mười âm lịch hàng năm Khi một đứa trẻ ra đời, vào nhữngngày trên bố mẹ sắm cơi trầu, chai rượu ra đình làng làm xin lễ “nhập hươngẩm” còn gọi là vào làng
Một nét đẹp nữa trong đời sống tâm linh của người dân Hoài Thượng là
tổ chức Xuân tế hàng năm Xuân tế tổ của các dòng họ trong thôn thườngcúng từ ngày 6/1 đến ngày 14/1
Hoài Thượng là vùng đất có nhiều lễ hội Làng Thượng Trì vào đámngày 12 đến ngày 22 tháng 2 kỉ niệm ngày sinh của Thành Hoàng, có caxướng Làng Lam Cầu vào hội ngày 12 - 2 và ngày 12 - 8, đó là ngày sinh của
vị Thành Hoàng Làng Ngọ Xá mở hội vào ngày 12 - 2 và ngày 13 - 8 Hộitháng Hai mở ra là để kỉ niệm ngày Hai Bà Trưng đánh quân Tô Định
Phần hội là phần thu hút được nhiều người tham gia và tạo nên tính hấpdẫn của lễ hội Đó là các hội thi để thể hiện tài nghệ, khéo léo của người chơinhư thi đấu vật, đánh cờ, chọi gà, đấu ngựa gỗ, thi đọc mục lục đều có ở cáclàng, thi dệt vải ở Đại Mão, hay nghi lễ rước sắc của ba thôn Đại Mão, ThụyMão, Đông Miếu Hội diễn ra cả ngày lẫn đêm
Ở các làng xã của Hoài Thượng có các cuộc tế lễ:
- Cầu đảo: có 9 thôn đến đình Đại Mão rước sấm, cầu mưa
- Lễ Mông sơn thí thực: cúng cháo cô hồn vào ngày 1/7 và ngày 15/7.Đối với người dân, lễ hội là dịp vui chơi giải trí, thoát ra khỏi sự nhọcnhằn vất vả sau những ngày lặn lội với đồng ruộng, là nơi để mọi người gặp
gỡ nhau Lễ hội còn là dịp để con cháu đi xa trở về sum họp nơi quê cha đất
tổ Lễ hội luôn luôn là một nét đẹp truyền thống của mỗi làng quê và dù thế
Trang 24nào thì hàng năm nó vẫn được diễn ra vì đối với mỗi người dân đó là một hoạtđộng văn hóa tinh thần không thể thiếu.
Xã Hoài Thượng còn có các di tích lịch sử văn hóa Đó là những côngtrình kiến trúc tôn giáo như: chùa Lương Đống xây năm 1687, chùa Sùng Ân,chùa Thanh Ngọc được xây dựng vào thời vua Lê Dụ Tông (1719), chùa MụcĐồng (hiện nay không còn)
Đình Chợ ở Đại Mão được xây dựng từ thời Lê để thờ các tổ sư báchnghệ Đình làng Nghĩa Vi và Dực Vi thờ ba vị Thành hoàng là Tây phươngBạch đế, Bắc phương Hắc đế và Nam phương Xích đế Đó là ba vị thiên thần
đã giúp Trưng Trắc phá giặc Tô Định
Văn hóa ẩm thực: Xã Hoài Thượng nổi tiếng với các món đặc sản đậm
chất dân dã như: bánh đúc lạc ở Đông Miếu, tương ở Ngọ Xá, bánh tro ởThượng Trì, rượu nếp ở Bình Cầu
1.1.5 Một số dòng họ lớn trên đất Hoài Thượng
Dòng họ Lê Doãn ở Đại Mão, Hoài Thượng, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Theo gia phả thì cụ Thủy Tổ Lê Quý Công tự Thủ trung phủ quân có lẽ
là một chức quan nhỏ triều Lê hoặc dạy học tại thôn Đại Mão, thấy địa thế ĐạiMão đẹp bèn sinh cơ lập nghiệp tại đây vào thời vua Lê Uy Mục (1505 - 1509)đến nay vào khoảng 500 năm
Hiện nay, họ Lê Doãn có 4 chi:
Chi 1, chi 2, chi 3 ở Đại Mão đều là con cháu của cụ Lê Doãn Nghi(đời thứ 8)
Chi 4 ở Nhã Lộng - Phú Bình - Thái Nguyên là con cháu của cụ Lê DoãnNghiêu tự là Pháp năng (đời thứ 8)
Tính đến thời điểm 2013, dòng họ Lê Doãn ở Đại Mão, Hoài Thượng,Thuận Thành, Bắc Ninh đã trải qua 19 đời Đây là một dòng họ có truyền thốnghiếu học và khoa cử Theo bia phả, tổ tiên họ Lê Doãn chủ yếu làm quan cho
Trang 25nhà Lê từ thời Lê Trung Hưng cho đến thời Lê Mạt (Lê Chiêu Thống) trongkhoảng thời gian 257 năm (1532-1789) các cụ nối tiếp nhau khoa bảng và kếtiếp nhau 7 thế hệ làm quan phục vụ cho nhà Lê
Như vậy, từ cụ Thủy Tổ đến kết thúc nhà Nguyễn, con cháu thuộc dòng
họ con trưởng họ Lê Doãn trong thời gian gần 500 năm vào đời thứ 19 đã cónhiều người đỗ đạt cao, gồm có:
Phong tặng Đông các Đại học sỹ: 1 cụ
Dòng họ Lê Đình ở Đông Miếu, Hoài Thượng, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Họ Lê Đình có lịch sử trên 400 năm, trải qua 16 đời Cụ Tổ hiệu là “LêCông tự Phúc Châu” Theo gia phả ghi chép lại thì từ lúc cụ Tổ đến khai cơ lậpnghiệp ở Đông Miếu vào thời kì nhà Mạc, không có người làm quan to trongtriều Đến thế kỉ XX, dòng họ Lê Đình có một số cụ đỗ đạt làm quan cho triềuđình như cụ Lê Đình Khoa đỗ tú tài và dạy học, Lê Đình Hoạch đỗ tiến sĩ làmđến chức Tuần phủ
1.2 Nguồn gốc và lịch sử phát triển của dòng họ Lê Nho ở Đại Mão 1.2.1 Làng Đại Mão - quê hương dòng họ Lê Nho
Từ thủ đô Hà Nội đi qua cầu Chương Dương, theo đường số 5 đến gaPhú Thị rẽ vào đường số 182 qua chùa Dâu đến ngã tư Đông Côi gặp đường
số 38 rẽ tay trái qua huyện lỵ Thuận Thành, lên đò Đuống rẽ tay phải đi theođường đê chừng 3 km là tới dốc bên trái vào làng Đại Mão
Trang 26Đại Mão là một làng cổ của xứ Kinh Bắc ngàn năm văn hiến Làng ĐạiMão nằm bên bờ sông Đuống Phía Bắc giáp thôn Lam Cầu, phía Đông giápthôn Đông Miếu, phía Nam giáp xã Mão Điền, phía Tây giáp thôn Bình Cầu,Nghĩa Vi, Dực Vi, Thượng Trì Làng cách huyện lỵ Thuận Thành chừng 4 km
về phía Tây Nam Cùng vị trí nối tiếp có làng Đông Hồ, nổi tiếng về nghềtranh dân gian Làng trải dài từ Tây sang Đông với chiều dài chừng 1 km,chiều rộng trung bình 0,2 km
Đại Mão xưa có tên nôm là Trung Thôn (hay còn gọi là làng Giữa)thuộc tổng Thượng Mão, huyện Siêu Loại, phủ Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh,nay là thôn Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh.Tên của địa danh này có từ bao giờ, không ai khẳng định được
Làng nằm trên một thế đất tay ngai cao, hình võng khá cao (thấp dần vềgiữa) Dưới con mắt của các nhà địa lý thì đây là điểm huyệt có long mạchchạy từ Bắc Ninh về Quanh làng có 40 gò đống mang địa danh khác nhaunhư Đống Sang, Đống Sến, Đường Cờ, đường Trống, đường Bút… Đại Mãonằm trên bãi bồi bờ Nam sông Đuống, được bao bọc bởi những vạt ruộng lúa,ngô xanh mướt, người Đại Mão truyền nhau rằng làng có thế đất “Tay ngai”
và có “Ngũ Mã chấn tiền, Tam Thai ủng hậu”, nên con người nơi đây hamlàm và ham học Theo thuyết phong thủy thì:
“Muốn cho con cháu công hầuPhải có thiên mã đứng chầu phương NamMuốn cho con cháu làm quanPhải có thiên mã phương Nam chầu về” [28,13]
Long mạch chạy từ núi Phật Tích về hội tụ tại đình làng Phía trướcđình làng và làng là Ngũ Mã (Mã Cao, Mã Chàng, Mã Đường, Mã Thủy, MãCuối) chầu vào Đường sau đình làng lại có “Tam Thai ủng hậu” đó là 3 gò(Con Kim, Con Hỏa, Con Diệu) Hai bên đình làng còn là đường Cờ, đường
Trang 27Trống, đường Chiêng cùng hướng vào Phía trước đình xa hơn một chút là đấtBãi Nghè nơi có nghè thờ Thành hoàng làng Bãi đất nghè này là nơi hội tụ của
tứ linh “Long, Ly, Quy, Phượng”: Nghè nằm trên “đầu rồng”, phía trước có cáigiếng là “Mắt rồng”, xung quanh là Đường Bảng, Đường Nghiên Bên cạnhđình, có đường Bút, xưa có cây gạo cổ thụ, truyền rằng mỗi năm cây nở baonhiêu hoa thì làng có bấy nhiêu người đỗ đạt Thế đất đẹp của làng Đại Mãocòn được tiền nhân ghi lại ở đôi câu đối trên cột đồng trụ của đình làng là:
“Tráng tai đế vương cư, hữu kỳ, hữu cổ, hữu mã bái long triều, diệcthiên địa hảo để phong thủy
Uất nhiên anh tuấn vực, vi cơ, vi quan, vi đống lương trụ thạch, tựhương đẳng lập hồ triều đình”
Đại Mão nổi tiếng là đất “văn vật” của làng nghề và làng khoa bảng
Từ thời Lê sơ cho đến thời Nguyễn thì hầu như khoa thi nào làng cũng cóngười thi đỗ và có tới 70 người đỗ đạt (1 phó bảng, 4 tiến sĩ, 35 cử nhân, 30 tútài) Trong số đó phải kể đến tên tuổi của các bậc nho học như tiến sĩ NguyễnĐình Khuê, Trịnh Đức Vận, Lê Doãn Giản, Lê Doãn Thân, Lê Quýnh…Những người đỗ đạt trên, phần lớn ra làm quan, còn lại mở trường dạy học.Đại Mão là một trong những làng có nhiều người vào Đại học nổi tiếng củatỉnh Bắc Ninh Hàng năm, bình quân Đại Mão có tới hàng chục học sinh đỗvào các trường đại học, cao đẳng Trong số họ nhiều người thành đạt, nổidanh [28,15]
Trang 28Người Đại Mão đã gửi gắm lòng tự hào ở bức hoành phi trên cổ diêmĐình Chợ với nội dung “Văn vật khả quan” khẳng định đây là đất “văn vật”.
Có nhiều bằng chứng chứng minh rằng Hai Bà Trưng khi đánh giặc ngoại xâm(năm 40 - 43) đã dừng chân nghỉ tại đây Vị trí đó được xác định là cách ĐốngSến (tên một vùng đất của xã Hoài Thượng) 500m đi về phía thôn Lam Cầu,qua cổng Dinh (tên một địa danh của thôn) và một cái ao (hồ) Ở khu ĐốngSến (giờ đã san bằng) có các lăng mộ đời Hán Những địa danh nổi tiếng khác
có từ thời phong kiến như Tiền Dinh, Hậu Dinh, Quán Dịch (nơi nghỉ của các
sứ thần vào yết kiến vua), Quán Kê (nơi các quan xem thiên văn, bói quẻ xemđiềm lành dữ), Quán Tháp (nơi xuất trình giấy tờ và lưu trữ hồ sơ)
Từ khi Đại Mão được thành lập, thì tín ngưỡng phong tục của làng cũngtheo đó mà hình thành Đình làng được xây dựng và mọi việc của làng, hội hèđình đám, lễ khao vọng, phạt vạ đến ca hát, bầu bán các chức tước của làng đềuđược diễn ra ở chốn đình trung Đình làng xưa độc đáo, lộng lẫy, nằm trên thếđất khá đẹp, đình thờ thần Thành hoàng là Lạc Thị Đệ Nhị Vương, một trong
ba vị thánh từng hiển linh giúp Bà Trưng đánh giặc năm xưa
Bên cạnh đình làng còn có miếu Thánh là nơi sinh hoạt của hội TưVăn, nơi nêu gương giáo dục truyền thống hiếu học của con em trong làng,đồng thời sinh hoạt với nhau về văn thơ, góp phần xây dựng làng quê trởthành làng quê văn hiến Đây là nét đặc trưng rất văn hóa của làng
Hàng năm xưa kia ở Đại Mão vào đám từ mồng 5 đến 16 tháng 2 âm lịch.Nội dung lễ hội cũng giống nhiều miền quê khác bao gồm 2 hệ thống hoạt động
Đó là nghi thức tế lễ và các trò chơi có tính chất truyền thống (phần lễ và phần hội)
Theo lệ, Đại Mão tổ chức rước tượng ra đình làm lễ thần Thành Hoàngvào ngày 13 tháng 2 của trà đình đám Ngày đó gọi là ngày “an Thần” Ngày
“an Thần”, tượng được săn chui vào một cái cũi bằng gỗ lim, trên có mái che
Trang 29khá cầu kỳ, đẹp Khi rước có cờ, quạt, tàn, tán, chiêng trống đi trước, tiếp đến
là mâm đồng đỏ để trầu cau, be rượu rồi đến cũi tượng
Những ngày đình đám ở Đại Mão, ngoài nghi lễ là hoạt động của hội tạiđình chợ diễn ra khá sôi nổi, bao gồm thi dệt vải, cờ tướng, chọi gà, đặc biệt làđấu vật Đặc biệt, nét đẹp hội làng còn giữ lại là tục thi đọc mộc dục trong ngàychính hội mồng 10 tháng Hai âm lịch Nội dung bản mộc dục có câu:
"Ở ăn hoà thuận quây quầnNhún nhường niềm nở xa gần mến yêu
Tu nhân tích đức ở đời
Là điều mong ước mọi người chớ quên” [28,36]
Đại Mão có truyền thống văn hiến sâu rễ bền gốc như vậy nên làng quêĐại Mão đã trở thành làng văn hoá tiêu biểu toàn quốc từ năm 1998
Làng Đại Mão trước kia có nhiều dòng họ sinh sống Theo lời các cụ cao niên
kể lại thì trước đây có tới 12 dòng họ, song nay chỉ còn một số họ chính như
họ Nguyễn Đình, Nguyễn Bá, họ Lê Nho, họ Lê Doãn, họ Nguyễn Đăng, họNguyễn Hữu, họ Nguyễn Viết, họ Trần Đăng, họ Trần Văn Điều này chothấy, tổ chức tộc họ của làng Đại Mão không chỉ chặt chẽ mà còn có tiếng nóiquan trọng trong cơ cấu làng xã Các dòng họ trong làng đều có truyền thốnggia giáo nề nếp, nay còn ghi dấu trong gia phả, nhà thờ họ, tiêu biểu như họ
Lê Doãn có bản Gia giáo ngâm, họ Lê Nho có bản Gia huấn, họ Nguyễn Hữu
có bản Tộc ước Số người thành danh bằng con đường khoa cử nhiều, tiêubiểu là các tiến sĩ Nguyễn Đình Khuê, Trịnh Đức Vận, Lê Doãn Giản, LêDoãn Thân, và một số cử nhân như Lê Chu Kiều, Lê Nho Khoa, Đỗ Trọng
Dư, Đỗ Trọng Vỹ
Họ Lê Nho được coi là một trong những họ lớn nhất của làng Đại Mão.Người dân Đại Mão sống trong một vùng đất lâu đời, hoạt động kinh tế dođiều kiện tự nhiên quy định chủ yếu là sản xuất nông nghiệp Do biết tận dụng
Trang 30chất phù sa màu mỡ của châu thổ sông Hồng vì vậy nền kinh tế nông nghiệpkhá phát triển cùng với việc mở mang diện tích canh tác và tăng cường hệthống thủy lợi, đê điều nên lúa gạo dồi dào, nghề thủ công cũng sớm pháttriển, trong đó tiêu biểu là nghề dệt vải, dệt màn, nghề trồng dâu nuôi tằm.Nét điển hình của làng Đại Mão chính là một làng có nền nếp, ham học, cónghề cửi canh, mà bao thế hệ của làng đã đúc rút thành lời ca:
“Đại Mão có lịch có lề
Có ao tắm mát, có nghề cửi canh
Là đất ham học, ham hành” [28,11]
1.2.2 Nguồn gốc dòng họ Lê Nho
Nhà có gia phả như nước có quốc sử Ông cha ta từ xưa đến nay rất có
ý thức về cội nguồn Vì thế mà việc tìm hiểu để ghi chép lịch sử tổ tiên và cácthế hệ cha ông từ đời nọ sang đời kia để trở thành một cuốn gia phả là mộtviệc làm không thể thiếu được
Trong những cuốn gia phả tiêu biểu thì phần mở đầu thường là ghi gốctích của dòng họ mình: từ đâu tới, hay từ họ nào chuyển tên; tên tuổi và côngtích của ông Tổ, người khai cơ lập nên dòng họ… Phần nội dung của gia phảthường người ta ghi lại thế thứ các đời, mộ phần, ngày giỗ kỵ… và công tíchcủa cha ông Như vậy, gia phả không phải chỉ ghi lại lịch sử của dòng họ màhơn thế nữa, còn lưu lại những tấm gương, những bài học trong cuộc sống,
trong đường đời để con cháu noi theo răn mình Lão Tử có nói: Xem quyển
gia phả ta viết thì lòng hiếu dễ sinh ra ngùn ngụt.
Họ Lê Nho ở Đại Mão, Hoài Thượng là một dòng họ rất có ý thứctrong việc ghi chép và giữ gìn gia phả Cuốn gia phả đầu tiên viết bằng chữHán Nôm, phần thứ nhất ghi rõ thế thứ các đời, khoa danh, phần mộ, kỵ nạp.Dưới triều Lê Mạt do loạn lạc, quyển gia phả gốc chữ Hán đã bị mất Đến đờivua Minh Mệnh năm Giáp Thân, cụ trưởng họ là Lê Nho Bộc và các cụ cao
Trang 31niên, có uy tín trong họ biên soạn lại, bổ sung phần tục biên, ghi rõ tên tuổi,tính tình, công tích, sự nghiệp của các cụ, phân chia các chi đầy đủ.
Cuốn gia phả họ Lê Nho bằng chữ quốc ngữ do cụ Lê Nho Can (thườnggọi là cụ Thơ Ban) đời thứ 16 và cụ Lê Nho Thế đời thứ 17 dịch năm Ất Mão(1975) từ bản gốc chữ Hán trên cơ sở Nghị quyết của họ họp bàn năm GiápThìn (1964) Sau đó, họ tộc lại họp, đưa ra quyết định tiến hành tu chỉnh giaphả từ đầu mùa xuân 1987, kết thúc và hoàn thành bản thảo đầu xuân CanhNgọ (1990), viết xong hoàn chỉnh vào ngày 23 - 7 - 1995
Trong gia phả ghi rõ rằng: Họ Lê Nho có gốc tích tại làng Đại Mão, cụthể là cụ Thượng tổ Mão Xuyên sinh sống tại làng Đại Mão vào thời kì vuaTrần Hiến Tông Từ đó đến nay, qua gần 700 năm, đã phát triển trải qua 21 đời,phần đông con cháu vẫn cư trú tại Đại Mão, tề tựu quanh ngôi nhà thờ họ
Cũng qua gần 700 năm ấy, dòng họ Lê Nho còn có nhiều con cháu vìnhiều lý do: đi làm quan, lập nghiệp, đi lưu tán ở khắp nơi (thành phố BắcNinh, Hải Dương, Hà Nội, Lạng Sơn, Thái Nguyên, Vĩnh Phú, thành phố HồChí Minh, Hàn Quốc, Ôtxtrâylia,…) hình thành nên những chi họ mới nhưngvẫn giữ được truyền thống gia tộc Sau này họ tìm về Đại Mão để nhận tổtông Điều đáng nói là mỗi chi nhánh dòng họ Lê Nho ở các địa phương đều
có từ đường riêng, con cháu đoàn kết, có ý thức xây dựng truyền thống riêngcủa mình và có nhiều người thành đạt trên mọi lĩnh vực Thực là:
Cây có gốc mới nở cành xanh ngọn Nước có nguồn mới bể rộng sông sâu.
Dòng họ Lê Nho đã phát triển gần 7 thế kỉ, như cây cổ thụ hiên ngangđứng giữa trời, cành lá xum xuê, cháu con đông đúc, sự nghiệp vẻ vang Thậtxứng đáng để người đời nể trọng và noi gương [11,111]
Trang 321.2.3 Lịch sử phát triển của dòng họ Lê Nho xã Hoài Thượng, Thuận Thành, Bắc Ninh.
Dòng họ Lê Nho là một dòng họ lớn và lâu đời ở Việt Nam Ngoài cácchi nhánh đã tách riêng, dòng họ Lê Nho ở xã Hoài Thượng, Thuận Thành, BắcNinh, tính đến thời điểm hiện tại đã trải qua 21 đời
Trong cuốn gia phả họ Lê Nho làng Đại Mão - xã Hoài Thượng có ghi chép:
Họ Lê Nho dù ở thời đại nào cũng trung thành với cái gốc và cũng làbản sắc của dòng họ “hiếu học, tích đức tu nhân, cần kiệm và khiêm nhường”.Đức tính đó từ đời này sang đời khác kế tiếp nhau thực hiện
Gia phả họ Lê Nho viết bằng chữ Hán có ghi rõ gốc tích của dòng họlàng Đại Mão, xã Hoài Thượng, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh
Trong quyển gia phả viết bằng chữ quốc ngữ có viết: “Tiên tổ trước đãlâu đời, không giữ được bản cũ, nên không chép được; chỉ ghi chép được cụThượng tổ Lê Tính, tự Mão Xuyên, vốn vẫn ở làng Đại Mão từ trước, nên lấy
từ cụ là thế thứ một để truyền xuống đời sau phải sao lục sự tích cũ và ghichép mới, nối vào để truyền đời đời về sau”
Đời thứ 01: có 1 đinh là cụ trưởng tổ Lê Tính Cụ bà là Chinh Thục.
Ngày tháng năm sinh và năm mất của hai cụ chỉ ghi là thất truyền, mộ tángkhông thấy ghi
Đời thứ 02: có 1 đinh là cụ ông Lê Đốc Thuật Cụ bà là Từ Thuận.
Ngày tháng năm sinh, mộ táng của hai cụ đều không có ghi ở gia phả
Đời thứ 03: có 1 đinh là cụ ông Lê Chính Đạo Cụ bà là Từ Duyên.
Không thấy ghi năm sinh, năm mất, mộ táng trong gia phả
Đời thứ 04: có 1 đinh là cụ ông Lê Tất Đạt Cụ bà là Từ Đức Cuốn gia
phả không thấy ghi năm sinh Mộ táng tại xứ Đống Sến (Đại Mão)
Đời thứ 05: có 1 đinh là cụ Lê Tất Văn
Cụ ông có tên hiệu là Triệu Sinh Lê Công tự Tất Văn, tên thụy là PhủSinh phủ quân (không rõ ngày tháng năm sinh) Cụ ông là người đạo đức, học
Trang 33giỏi xa gần đâu cũng biết tiếng, giữ mưu công bằng nhân nghĩa, pháp chínhhọc để giúp làm văn, gặp thời làm việc chỉ đỗ sinh đồ.
Cụ bà Nguyên Quý Thị, tên hiệu là Từ Mỹ nhụ nhân Cụ bà là ngườicần kiệm, thật thà, hiếu thuận, lễ phép với người trên, nêu đức tốt để phúc dàilâu Dẫu bà là cháu ngoại của Trạng nguyên Nguyễn Lượng Thái và là concủa Tiến sĩ Nguyễn Đình Khuê nhưng trong nhà đơn bạch, chỉ biết chứa đức,theo chồng giữ đạo vợ, nuôi dạy con cái trưởng thành, ngoan ngoãn Cụhưởng thọ ngoài 60 tuổi
Hai cụ sinh hạ: hai trai, một gái:
1 Cụ Phan Long
2 Cụ Phan Lân
3 Cụ Bà Nha
Đời thứ 6: có 2 đinh là cụ Phan Long và cụ Phan Lân.
1 Cụ Lê Phan Long, là con trai thứ hai của cụ Tất Văn và bà Từ Mỹ.
2 Cụ Phan Lân có tên tự là Lê Nho Khoa, tên hiệu Sĩ Tuân, tên thụy
An Nghị phủ quân (ngày tháng năm sinh không rõ) Cụ là con út của cụ Tất Văn và bà Từ Mỹ.
Cụ nhà tuy nghèo nhưng rất hiếu học Năm Đức Long thứ 6 dưới triềuvua Lê Thần Tông, cụ 17 tuổi thi trúng tam trường
Năm 20 tuổi, thi hương trúng tứ trường đỗ thủ khoa Thi khoa hoành từ
đỗ sĩ vọng
Năm Đinh Sửu (1634), lúc ấy cụ 23 tuổi, đỗ cử nhân kì thi Hương,được bổ nhiệm làm tri phủ Từ Sơn, Đà Dương - Lâm Thao Sau cụ được mờivào kinh và được phong chức Quang Tiến Thận Lộc Đại Phu, Lễ bộ langtrung, Nghi chế thanh lại tư Tước là Xuân Lãnh Tử
Cụ hưởng thọ 49 tuổi
Ngày mùng 9 tháng 3 âm lịch năm Tân Sửu, cụ qua đời
Trang 34Mộ táng tại xứ Đống Sến.
Cụ lấy hai bà:
+ Bà cả là Nguyễn Thị, tên hiệu là Ngọc Chân, tên thụy là Từ Huệ cungnhân Cụ là người thôn Dực Vy Bà tính chuộng ôn lương, không ham phúquý giàu sang Suốt đời bà sống trọn vẹn với đạo lý: Tam tòng - Tứ đức Cụ
bà hưởng thọ 68 tuổi
Ngày 11 tháng 5 cụ qua đời Mộ táng tại Đống Sến
+ Bà hai là Nguyễn Thị nhụ nhân Mộ bị thất lạc
Các cụ sinh hạ: ba trai, ba gái:
1 Lê Nho Nhã (bà cả sinh)
2 Lê Chu Kiều (bà cả sinh)
3 Từ Thanh (bà cả sinh), lấy cụ giám sinh Lê Nho Tuyển, có 1 con trai
là Lê Nho Thạc
4 Lê Đình Tướng (bà hai sinh)
5 Lê Nho Thị Nga (bà hai sinh)
6 Lê Nho Chính (bà hai sinh)
Đời thứ 7: có 3 đinh là cụ Lê Nho Nhã, Lê Chu Kiều, Lê Đình Tướng
1 Cụ Lê Nho Nhã, tên thụy là Minh Tín phủ quân Cụ là con trưởng cụ Phan Lân và bà Nguyễn Thị Ngọc Chân.
Thuở nhỏ cụ theo học chữ Nho và đã đỗ Nho sinh
Ngày 24 tháng 5, cụ qua đời Mộ táng tại thôn Dực Vi, xứ Đường Vải
Cụ lấy hai bà:
+ Bà cả là Lê Quý Thị, tên hiệu là Từ Thiện nhụ nhân
Ngày giỗ không ghi chép được Mộ táng tại thôn Lam Cầu, xứ VườnThần
+ Bà hai là Lê Quý Thị, tên hiệu là Từ Đức nhụ nhân
Về ngày mất, mộ táng của cụ: không ghi chép được
Trang 35Con của bà hai:
1 Lê Nho Cần Ý
2 Trai thứ là cụ tổ ngoại chi họ Vũ Huy Oánh
3 Cụ út sinh ra cụ Lê Bá Thạc Chi
2 Cụ Lê Chu Kiều có tên húy là Lãng, tên tự là Địch Kiều, tên hiệu là Phúc Kiêm, tên thụy là Mưu Trực phủ quân, là con trai thứ của cụ Phan Lân
và bà cả Nguyễn Thị Ngọc Chân Sinh tháng 6 năm Tân Tỵ
Ngày 29 - 12 năm Tân Sửu, cụ qua đời Cụ hưởng thọ 69 tuổi
+ Bà hai là Vũ Thị Ước Cụ mất ngày mùng 3 tháng 8
Cụ sinh hạ: 5 trai, 1 gái:
1 Lê Nho Thuật (bà cả sinh)
2 Lê Nho Long (bà cả sinh)
3 Lê Nho Thuần (bà cả sinh)
4 Lê Nho Phương (bà cả sinh)
5 Lê Nho Vọng (bà cả sinh)
6 Lê Thị Lục (bà hai sinh)
3 Cụ Lê Đình Tướng là con trai của cụ Phan Lân và bà hai Nguyễn Thị nhụ nhân.
Cụ thi hương đỗ giám sinh, thi hội đỗ tam trường, làm tri huyện Đương Đạo.Hai cụ sinh hạ: 2 trai 1 gái:
1 Lê Nho Y
Trang 362 Lê Nho Tú Dong.
3 Lê Nho Thị Nga
Đời thứ 8: có 5 đinh, đinh trưởng là Lê Nho Cần Ý.
Cụ Lê Nho Cần Ý tên hiệu là Từ Thịnh (ngày tháng năm sinh thấttruyền), là con trưởng cụ Lê Nho Nhã và bà Từ Đức
Ngày 22 tháng 3, cụ qua đời Mộ táng tại đồng làng Thụy Mão
Cụ bà tên hiệu là Từ Mỹ nhụ nhân (ngày tháng năm sinh thất truyền).Ngày 30 tháng 11, cụ qua đời Mộ táng tại Cửa Nghè, ruộng họ Nho Đoan
Hai cụ sinh hạ: 3 trai, 2 gái:
1 Lê Nho Phúc Hiền
2 Lê Nho Thật
3 Lê Nho Khán Già
4 Lê Nho Trụ
5 Lê Nho Ý
Đời thứ 9: có 8 đinh, đinh trưởng Lê Nho Phúc Hiền.
Cụ Lê Nho Phúc Hiền là con trưởng của cụ Lê Nho Cần Ý (ngày thángnăm sinh không rõ) Ngày mùng 8 tháng 9, cụ qua đời Mộ táng tại Đống Sến
Cụ bà Đỗ Thị, tên hiệu là Từ Lại nhụ nhân
Ngày mùng 9 tháng 1, cụ qua đời Mộ táng tại Ngọc Lâu, đồng làngChương
Hai cụ sinh hạ: 2 trai:
1 Lê Nho Bình
2 Lê Nho Hiện
Đời thứ 10: có 9 đinh, đinh trưởng Lê Nho Bình
Cụ Lê Nho Bình, tên thụy là Phúc Hậu phủ quân (ngày tháng năm sinhthất truyền) Cụ là con trưởng cụ Lê Nho Phúc Hiền và bà Từ Lại
Trang 37Ngày 16 tháng 8, cụ qua đời Mộ táng và cụ bà không thấy ghi tronggia phả.
Hai cụ sinh hạ: 2 trai:
1 Lê Nho Cẩn
2 Lê Nho Trường
Đời thứ 11: có 10 đinh, đinh trưởng Lê Nho Cẩn.
Cụ Lê Nho Cẩn (ngày tháng năm sinh thất truyền) Cụ là con trưởngcủa cụ Lê Nho Bình
Ngày 16 tháng 1, cụ qua đời Mộ táng tại Sống Trâu (Lầy Sau)
Cụ bà Nguyễn Thị Quý, tên hiệu là Từ Nhẫn nhụ nhân (ngày tháng nămsinh thất truyền)
Ngày 17 tháng 11, cụ qua đời Mộ táng tại Mã Cao
Hai cụ sinh hạ: 1 trai 1 gái:
1 Lê Nho Bộc
2 Đỗ Duy Thường
Đời thứ 12: có 20 đinh, đinh trưởng Lê Nho Bộc.
Cụ Lê Nho Bộc, tên thụy Phúc Thuận phủ quân (ngày tháng năm sinhthất truyền), là con của cụ Lê Nho Cẩn và bà Từ Nhẫn
Ngày 10 tháng 7, cụ qua đời Mộ táng tại ruộng Tràng Nguyên Thủy
Hai cụ sinh hạ: 2 trai 1 gái:
1 Lê Nho Ngân
2 Lê Nho Mạo
Trang 383 Lê Nho Lương.
Đời thứ 13: 25 đinh, đinh trưởng Lê Nho Ngân
Lê Nho Ngân, tên húy là Quý Trọng, tên thụy là Phúc An phủ quân, cụ
là con trưởng của cụ Lê Nho Bộc và bà Từ Chinh Ngày tháng năm sinh, ngàygiỗ và mộ táng thất truyền
Cụ bà là Nguyễn Viết Thị Nhất Ngày tháng năm sinh, ngày giỗ và mộtáng thất truyền
Hai cụ sinh hạ: 2 trai:
1 Lê Nho Bồi
2 Lê Nho Tảo
Đời thứ 14: có 30 đinh, đinh trưởng Lê Nho Bồi.
Cụ Lê Nho Bồi là con trưởng cụ Lê Nho Ngân và bà Nguyễn Viết ThịNhất Ngày tháng năm sinh, ngày giỗ và mộ táng thất truyền
Cụ bà là Vũ Thị, tên hiệu là Nhiêu Môn nhụ nhân
Ngày tháng năm sinh, mộ táng thất truyền Ngày 1 tháng 8, cụ qua đời.Hai cụ sinh hạ: 1 trai 1 gái:
1 Lê Nho Túy
2 Lê Thị Chữ
Đời thứ 15: có 54 đinh, đinh trưởng Lê Nho Túy
Cụ Lê Nho Túy là con của cụ Lê Nho Bồi và bà Nhiêu Môn Ngàytháng năm sinh và mộ táng thất truyền Ngày 14 tháng 7, cụ qua đời
Cụ bà là Đỗ Thị Nhật, ngày tháng năm sinh và mộ táng thất truyền.Ngày 1 tháng 4, cụ qua đời
Hai cụ sinh hạ: 1 trai và 2 gái:
1 Lê Nho Diên
2 Con gái lớn gả cho ông Nguyễn Viết Khôi
3 Con gái thứ hai lấy chồng ở Hà Nội
Trang 39Đời thứ 16: 67 đinh, đinh trưởng Lê Nho Diên
Cụ Lê Nho Diên (ngày tháng năm sinh thất truyền), cụ là con của cụ LêNho Túy và bà Đỗ Thị Nhật Sinh thời cụ cần cù, là người đầu tiên làm nghề
nề ở thôn Đại Mão, tay nghề giỏi Cụ hưởng thọ 66 tuổi
Ngày 12 tháng 12 năm 1955, cụ qua đời Mộ táng tại nghĩa địa Cầu Sắn
Cụ bà là Lê Thị Dé (ngày tháng năm sinh thất truyền), nghề nghiệp làmruộng Cụ là người hiền lành, phúc hậu Cụ hưởng thọ 73 tuổi
Ngày 1 tháng 1, cụ qua đời Mộ táng tại nghĩa địa Cầu Sắn
Hai cụ sinh hạ: 3 trai 1 gái:
1 Lê Nho Chinh
2 Lê Nho Hồi
3 Lê Nho Địch
4 Lê Thị Gái
Đời thứ 17: có 113 đinh, đinh trưởng Lê Nho Chinh.
Cụ Lê Nho Chinh là con trưởng của cụ Lê Nho Diên và bà Lê Thị Dé.Sinh năm 1919 Cụ là người thật thà, hiền lành, chất phác, cần cù lao động
Trình độ văn hóa: học chữ Nho và chữ Quốc ngữ
Nghề nghiệp: làm thợ nề và thuộc tay nghề giỏi, có tiếng trong thôn
Cụ hưởng thọ 56 tuổi Ngày giỗ, mộ táng thất truyền
Cụ bà là Nguyễn Hữu Thị Giàng, sinh năm 1919 Cụ là người thẳngthắn, thật thà, hay giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn
Ngày giỗ, mộ táng thất truyền
Gia đình hai cụ được Đảng và nhà nước phong tặng gia đình liệt sĩ,bảng vàng danh dự
Hai cụ sinh hạ: 3 trai 3 gái:
1 Lê Nho Diễn
2 Lê Nho Diện
Trang 403 Lê Nho Vực.
4 Lê Thị Dịu
5 Lê Thị Xoa
6 Lê Thị Yên
Đời thứ 18: có 177 đinh, đinh trưởng Lê Nho Diễn.
Ông Lê Nho Diễn là con trưởng của cụ Lê Nho Chinh và bà NguyễnHữu Thị Giàng Năm 22 tuổi, cụ hi sinh năm 1968 tại miền Nam, chưa có vợ
Đời thứ 19: có 211 đinh, đinh trưởng Lê Nho Luyện
Cụ Lê Nho Luyện sinh năm 1973, sinh sống tại Hà Nội
Cụ bà Nguyễn Thị Lan, sinh năm 1976, quê ở Thái Bình
Đời thứ 20: có 215 đinh, đinh trưởng Lê Nho Đán.
Đời thứ 21: mới có 14 đinh (con số này còn thay đổi), đinh trưởng Lê
Nho Việt Hà
Hiện nay, dòng họ Lê Nho có tổng số 968 đinh, ngoài các chi nhánh đãphân tách, con cháu dòng họ sinh sống tập trung ở Đại Mão, Bắc Ninh, Hà Nội,Ngọc Lâu, Lạng Sơn Hằng năm đến ngày giỗ Tổ thì khắp nơi cùng về tề tựutại nhà thờ chung của cả gia tộc
Các chi họ Lê Nho trên phạm vi cả nước:
Hiện nay ở trên đất nước ta có nhiều chi họ Lê Nho Họ Lê Nho ở thônĐại Mão là một tộc họ lớn và đã tới đây cư trú lâu đời Dòng họ này có tới gần
700 năm lịch sử (từ thế kỉ XV đến nay) Đây là một dòng họ danh gia vọng tộc,
có truyền thống khoa bảng và đặc biệt xây dựng được ý thức đoàn kết, cùngnhau giữ gìn nền nếp gia phong Hiện nay ở Đại Mão, tộc họ Lê Nho có hơn
900 suất đinh, trong tổng số hơn 1400 người của toàn gia tộc Đại Mão là quêhương của dòng họ Lê Nho, ngoài ra nhiều người thuộc tộc họ này còn làm ăn
ở nhiều nơi khác như Ngọc Lâu (Hải Dương), thành phố Bắc Ninh, thành phốLạng Sơn, thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội… Dù đi làm ăn ở nơi đâu, những