1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Phân tích ý nghĩa nhan đề _ Ngữ văn 9

6 2,2K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 23,12 KB

Nội dung

Cách làm dạng đề phân tích ý nghĩa nhan đề Ngữ văn 9. Tổng hợp ý nghĩa nhan đề của các văn bản Ngữ văn 9 đầy đủ và chi tiết nhất. Ý nghĩa nhan đề của các văn bản thường gặp trong đề thi. Tài liệu hữu ích giúp các em ôn thi vào 10.

Trang 1

CÔNG THỨC LÀM DẠNG ĐỀ PHÂN TÍCH Ý NGHĨA NHAN ĐỀ

* Mở đầu:

- Nhan đề cũng là một khía cạnh quan trọng của tác phẩm, giúp chúng ta hiểu thêm

về tác phẩm, về những thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm

- Có nhiều cách đặt tên nhan đề: tên nhân vật, tên đề tài, một tín hiệu nghệ thuật… Có nhan đề dài, có nhan đề ngắn, có nhan đề sử dụng đảo ngữ, câu hỏi tu từ…

- Phân tích ý nghĩa nhan đề là một dạng đề thường gặp trong các đề thi

* Các ý cần có trong đoạn văn phân tích ý nghĩa nhan đề.

- Câu mở đoạn: Giới thiệu về tác giả, tác phẩm Nhận định chung về nhan đề.

Công thức cụ thể như sau:

+ Bạn nào thích hoa mĩ: Mỗi tác phẩm văn học giống như một đứa con đã được tác giả hoài công thai nghén Do đó, tác giả nào cũng muốn đặt cho đứa con tinh thần của mình một cái tên hay nhất Không phải ngẫu nhiên mà nhà văn X lại đặt tên tác phẩm của mình là Y Trước hết, đây là một cái tên (dài/ngắn gọn/súc tích), độc đáo/thân thuộc mà giàu ý nghĩa

+ Bạn nào thích ngắn gọn: Nhan đề Y là một nhan đề (dài/ngắn sọn/súc tích), độc đáo / thân thuộc và giàu ý nghĩa

VD: “Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề thơ mộng, lãng mạn mà giàu ý nghĩa

- Thân đoạn cần có các ý:

+ Ý 1: nêu xuất xứ của nhan đề (tên nhân vật, tên đề tài, tên một chi tiết nghệ thuật)

VD: Hình ảnh những ngôi sao xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm Đó là những ngôi sao trên mũ người lính; ngôi sao trên quảng trường thành phố trong kí ức của Phương Định; những ánh đèn đường như những ngôi sao trong những câu chuyện

cổ tích về xứ sở thần tiên

+ Ý 2: Chỉ ra nghĩa thực, nghĩa biểu tượng, những nét đặc biệt về cách sử dụng từ ngữ

VD: Những ngôi sao không chỉ cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định, cho thấy khát vọng về một cuộc sống hòa bình mà đây còn là một hình ảnh ẩn dụ Những cô gái với vẻ đẹp tâm hồn, với sự hi sinh thầm lặng cũng giống như những ngôi sao nhỏ bé lặng lẽ âm thầm làm đẹp cho bầu trời đêm

+ Ý 3: Đóng góp của nhan đề trong việc làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của tác phẩm

Trang 2

VD: Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Ca ngợi vẻ đẹp của những người lính, vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn Qua đó cho thấy tình cảm yêu mến, trân trọng và tự hào của nhà văn Lê Minh Khuê

* Một số dạng câu hỏi thường gặp:

Dạng 1: Hỏi trực tiếp.

VD: Tại sao tác phẩm kể về những cô thanh niên xung phong mà nhà văn Nguyễn Minh Khuê lại đặt tên tác phẩm của mình là “Những ngôi sao xa xôi”?

 Với dạng đề này, các em trình bày đủ theo ba bước ở trên

Dạng 2: So sánh, lựa chọn

VD: Tại sao nhà văn Kim Lân lại đặt tên nhan đề tác phẩm của mình là “Làng” mà không phải là “Làng chợ Dầu”?

Tại sao nhà văn Nguyễn Dữ không đặt tên tác phẩm của mình là “Chuyện nàng Vũ Nương”

 Với dạng đề này, các em cần có sự so sánh nét riêng giữa hai nhan đề Nhan đề của tác giả đã làm nổi bật được thông điệp, ý nghĩa gì mà các nhan đề khác không làm được

VD: Tác phẩm “Làng” Kim Lân viết về tình yêu làng của ông Hai – một người dân làng chợ Dầu phải xa làng đi tản cư Tác giả không đặt tên tác phẩm của mình

là “Làng chợ Dầu” vì nếu đặt tên như vậy, tác phẩm chỉ đề cập đến tình yêu làng của một nhân vật cụ thể là ông Hai, với một ngôi làng cụ thể mang tên chợ Dầu Ngược lại, đặt tên tác phẩm của mình là “Làng”, Kim Lân muốn khái quát thành một tình cảm chung: trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp, bất kì người dân nào cũng yêu làng, yêu đất nước như thế Nhờ đó mà tác phẩm có sức khái quát cao hơn

Dạng 3: Hỏi về từ ngữ, biện pháp nghệ thuật có trong nhan đề

VD: Nhan đề “Sang thu” có gì độc đáo? Nhan đề đó giúp làm nổi bật điều gì? Nhan đề “Mùa xuân nho nhỏ” được cấu tạo từ những từ loại nào? Nêu tác dụng của cách đặt tên nhan đề đó

 Với dạng đề này, các em cần để ý hơn đến các từ ngữ được sử dụng trong bài thơ Sau khi nhận xét những nét đặc biệt về từ ngữ, các em tiếp tục khái quát, nhấn mạnh ý nghĩa chung của toàn bộ nhan đề

VD: Tác giả Hữu Thỉnh đặt tên bài thơ của mình là “Sang thu” chứ không phải là

“Thu sang” Không phải là mùa thu đến, thiên nhiên và vạn vật bị động đón nhận

Trang 3

mà là thiên nhiên, đất trời chủ động chuyển mình, bước đến mùa thu Do đó, nhan

đề “Sang thu" với động từ “sang” được đảo lên trước đã cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ của đất trời và vạn vật

*Bảng hệ thống ngắn gọn ý nghĩa nhan đề của các tác phẩm trong chương trình Ngữ Văn 9

Tên tác

phẩm

Ý nghĩa nhan đề

Chuyện

người con gái

Nam Xương

- Nhan đề giản dị theo đặc trưng của văn học Trung đại: Đặt tên tác phẩm theo tên nhân vật

- Tác giả đặt tên nhan đề là CNCGNX chứ không phải là Chuyện nàng Vũ Nương: Nhan đề khái quát số phận chung của người phụ

nữ trong xã hội phong kiến Đây không chỉ là câu chuyện của một người con gái tên là Vũ Nương, đây còn là nỗi oan khuất chung của rất nhiều người phụ nữ khác

Truyền kì

mạn lục

Lục: ghi chép; mạn: tản mạn; kì: kì lạ; truyền: được lưu truyền

 Ghi chép tản mạn những điều kì lạ được lưu truyền trong dân gian

Hoàng Lê

nhất thống

chí

Ghi chép về sự thống nhất của vương triều nhà Lê

Truyện Kiều - Tên chữ Hán: Đoạn trường tân thanh – Tiếng kêu mới đứt ruột

 Là tiếng kêu đau xót cho thân phận của người phụ nữ

 Nhan đề làm nổi bật giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo của tác phẩm; gây ấn tượng sâu sắc với người đọc

- Tên chữ Nôm: Truyện Kiều – là tên dân gian thường gọi, lấy tên nhân vật chính: Thúy Kiều

 Tên gọi giản dị, gần gũi

 Làm nổi bật nội dung của tác phẩm: Câu chuyện về số phận của nàng Kiều

Đồng chí - Là một tên gọi ngắn gọn, giàu ý nghĩa; như một tiếng gọi thân

tình, thiết tha

- Đồng chí: Những người cùng chung chí hướng, lí tưởng Đây là tên gọi của một thứ tình cảm mới, xuất hiện và phổ biến trong

Trang 4

những năm tháng kháng chiến chống Pháp Sau cách mạng, những người cùng trong một tổ chức, đoàn thể vẫn thường gọi nhau bằng cách gọi này

- Nhan đề “Đồng chí” đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Ca ngợi tình cảm gắn bó của những người lính trong những năm tháng kháng chiến Qua đó, khẳng định tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng

Bài thơ về

tiểu đội xe

không kính

- Nhan đề dài, độc đáo, tưởng chừng như thừa thãi nhưng lại giàu

ý nghĩa

- Cụm từ “tiểu đội xe không kính” đã làm nổi bật hiện thực khốc liệt của chiến tranh

- Hai từ “bài thơ” cho thấy cách nhìn, cách khai thác hiện thực mới

mẻ của tác giả: khám phá chất thơ từ cuộc sống khốc liệt

- Nhan đề hé lộ vẻ đẹp tâm hồn của những người lính: ngang tàng, khí phách, yêu đời, dũng cảm vượt lên trên khó khăn, thử thách Đoàn thuyền

đánh cá

- Nhan đề “Đoàn thuyền đánh cá” là một nhan đề giàu giá trị gợi hình, giàu ý nghĩa

- Hình ảnh đoàn thuyền là một hình ảnh nổi bật, xuyên suốt cả bài thơ Tác giả sử dụng cụm từ “đoàn thuyền” chứ không phải “chiếc thuyền” cho thấy khí thế hào hùng, sự tấp nập, hăng say của công cuộc lao động, dựng xây đất nước Đồng thời thể hiện sự chung sức, đoàn kết, đồng lòng của một tập thể

- Qua nhan đề này, Huy Cận đã khẳng định tình yêu lao động, không khí lao động sôi nổi, hăng say của những người dân vùng biển nói riêng và nhân dân ta trên mọi miền tổ quốc nói chung Ánh trăng - Đây là một nhan đề ngắn gọn, giàu giá trị biểu tượng, tạo ấn

tượng mạnh mẽ cho người đọc

- Trăng là hình ảnh xuyên suốt trong bài thơ: tượng trưng cho thiên nhiên, cho quá khứ nghĩa tình, cho những điều giản dị mà ý nghĩa trong cuộc sống

- Ánh trăng là ánh sáng chiếu rọi mạnh mẽ, là ánh sáng của lương tri làm thức tỉnh, xua đi những góc tối trong tâm hồn con người

- Nhan đề này đã góp phần làm nổi bật tư tưởng của tác phẩm: thức tỉnh con người, giúp con người biết sống nghĩa tình

* Lí giải: tại sao tác giả không dùng vầng trăng mà lại dùng ánh trăng:

- Vầng trăng: quầng sáng tròn đầy của tự nhiên

- Ánh trăng: làm nổi bật tia sáng, sự chiếu rọi mạnh mẽ

Trang 5

Bếp lửa - Là nhan đề giản dị mà giàu ý nghĩa.

- Hình ảnh bếp lửa là hình ảnh xuyên suốt bài thơ, gắn liền với bà, với những năm tháng tuổi thơ Hình ảnh bếp lửa vừa mang ý nghĩa

tả thực, vừa có giá trị biểu tượng:

+ Tả thực: chiếc bếp lửa có trong mỗi gia đình, gắn với cuộc sống giản dị, lam lũ, vất vả

+ Biểu tượng: tượng trưng cho sự tảo tần, lam lũ, tấm lòng yêu thương; tượng trưng cho tình cảm gia đình, tình yêu quê hương

- Qua nhan đề “Bếp lửa”, tác giả đã làm nổi bật nỗi nhớ về những năm tháng tuổi thơ, tình yêu gia đình, tình yêu quê hương của người con xa quê

Làng - Nhan đề ngắn gọn mà giàu ý nghĩa, như một tiếng gọi thiêng

liêng

- Tác giả đặt tên nhan đề là Làng mà k phải là “Làng chợ Dầu” để khái quát chung tình cảm bao trùm, phổ biến của mọi người dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp: yêu làng quê, yêu đất nước Tình yêu làng là ngọn nguồn nuôi dưỡng, bồi đắp tình yêu đất nước

- Nhan đề này còn làm nổi bật đề tài quen thuộc trong sáng tác của Kim Lân: người nông dân

Lặng lẽ Sa Pa - Nhan đề thơ mộng, giàu chất thơ

- Cụm từ “lặng lẽ” được đảo lên trước:

+ Nhấn mạnh cuộc sống yên bình, êm đềm của vùng đất Sa Pa + Làm nổi bật hình ảnh những con người đang lặng lẽ, âm thầm cống hiến, dựng xây đất nước

- Nhan đề này đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Ca ngợi vẻ đẹp của những con người thầm lặng, những công việc thầm lặng

Chiếc lược

ngà

- Chiếc lược ngà là một nhan đề giản dị mà sâu sắc Tuy hình ảnh chiếc lược ngà chỉ xuất hiện ở phần cuối của truyện nhưng lại là hình ảnh làm nổi bật chủ đề của truyện

- Chiếc lược ngà là kỉ vật thiêng liêng của tình cha con sâu nặng: + Với bé Thu: ước mơ giản dị, trong sáng, rất con gái của cô bé 8 tuổi; là món quà đầu tiên, cũng là món quà cuối cùng của cha; là tình yêu thương, kỉ vật còn lại của người ba

+ Với ông Sáu: chiếc lược được anh tỉ mỉ mài dũa, gửi vào đó tình yêu thương, giúp vơi đi nỗi nhớ con, bớt ân hận vì đánh con; là lời trăn trối cuối cùng dành cho con

 Nhan đề không chỉ làm nổi bật tình cảm cha con thắm thiết, ca ngợi tình cảm gia đình mà còn giúp người đọc thấm thía nỗi đau, hiểu rõ những mất mát, hi sinh của chiến tranh

Trang 6

Mùa xuân

nho nhỏ

- Nhan đề giàu ý nghĩa, làm nổi bật tư tưởng chủ đề của tác phẩm

- Mùa xuân: danh từ trừu tượng lại được đong đếm cụ thể bằng tính từ “nho nhỏ”

 Mùa xuân hiện lên sinh động, nên thơ, vui tươi và giàu sức sống

 Ý nghĩa biểu tượng: Mỗi chúng ta là một mùa xuân nhỏ để làm nên mùa xuân lớn của đất nước

- Nhan đề làm nổi bật chủ đề của tác giả: Khát vọng dâng hiến, góp một phần nhỏ bé của mình vào làm đẹp cho cuộc đời

Sang thu - Nhan đề ngắn gọn, tạo ấn tượng mạnh mẽ cho người đọc

- Tác giả Hữu Thỉnh đặt tên bài thơ của mình là “Sang thu” chứ không phải là “Thu sang” Không phải là mùa thu đến, thiên nhiên

và vạn vật bị động đón nhận mà là thiên nhiên, đất trời chủ động chuyển mình, bước đến mùa thu

- Do đó, nhan đề “Sang thu" với động từ “sang” được đảo lên trước đã cho thấy sự chuyển biến mạnh mẽ của đất trời và vạn vật Những ngôi

sao xa xôi

- “Những ngôi sao xa xôi” là một nhan đề thơ mộng, lãng mạn mà giàu ý nghĩa

- Hình ảnh những ngôi sao xuất hiện rất nhiều lần trong tác phẩm

Đó là những ngôi sao trên mũ người lính; ngôi sao trên quảng trường thành phố trong kí ức của Phương Định; những ánh đèn đường như những ngôi sao trong những câu chuyện cổ tích về xứ

sở thần tiên

- Những ngôi sao không chỉ cho thấy vẻ đẹp tâm hồn của Phương Định, cho thấy khát vọng về một cuộc sống hòa bình mà đây còn

là một hình ảnh ẩn dụ Những cô gái với vẻ đẹp tâm hồn, với sự hi sinh thầm lặng cũng giống như những ngôi sao nhỏ bé lặng lẽ âm thầm làm đẹp cho bầu trời đêm

- Nhan đề “Những ngôi sao xa xôi” đã làm nổi bật chủ đề của tác phẩm: Ca ngợi vẻ đẹp của những người lính, vẻ đẹp của những cô gái thanh niên xung phong trên tuyến đường Trường Sơn Qua đó cho thấy tình cảm yêu mến, trân trọng và tự hào của nhà văn Lê Minh Khuê

Ngày đăng: 24/12/2018, 08:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w