Việc dạy phân hóa đối tượng học sinh trong quá trình dạy học là vô cùng quan trọng. Nhằm để phân biệt được chất lượng thực sự của từng đối tượng học sinh. Từ đó mà các nhà quản lí giáo dục, các nhà giáo có các biện pháp, phương pháp, hình thức dạy học sát đúng hơn. Điều quan trọng nhất là dạy học phải chú ý theo hướng hoạt động, phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh. Đổi mới phương pháp dạy - học trên cơ sở đảm bảo Chuẩn kiến thức và kỹ năng các môn học, vận dụng linh hoạt, đảm bảo tính vừa sức phù hợp với trình độ và khả năng nhận thức của học sinh. Giáo viên chủ động xây dựng kế hoạch giảng dạy bám sát yêu cầu cơ bản về chuẩn kiến thức và kĩ năng của từng bài. Kế hoạch dạy - học phải thể hiện rõ những hoạt động của giáo viên và học sinh. Kết hợp hài hoà các hình thức và phương pháp tổ chức dạy học sao cho giờ học trên lớp nhẹ nhàng và có hiệu quả cao, tuyệt đối không dạy quá tải, giảm yêu cầu học thuộc lòng, nhớ máy móc nhiều sự kiện, số liệu, câu văn, bài văn mẫu; coi trọng thực hành vận dụng, khuyến khích khả năng sáng tạo của học sinh. Giáo viên cần hướng dẫn và rèn luyện cho học sinh kỹ năng ghi vở và khả năng tự học. Xây dựng hệ thống câu hỏi, bài tập kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng để giáo viên tham khảo, học sinh luyện tập và vận dụng sáng tạo các nội dung đã học. Quan trọng cuối cùng vẫn là cách thức xây dựng một tiến trình giảng dạy thật hợp lý, thì mới mong đạt hiệu quả cao, và mới là đổi mới trong cách thức giảng dạy - học tập hiện nay. Phù hợp với phương pháp dạy học theo chương trình Tiểu học mới VNEN.
Qua thực tế giảng dạy, chỉ đạo chuyên môn, sưu tầm, tìm tòi học hỏi, bản thân tôi mạnh dạn ghi lại một số kinh nghiệm về: “ Xây dựng một số phương án trả lời trong môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình VNEN nhằm dạy phân hoá đối tượng học sinh” . Hy vọng rằng những kinh nghiệm này sẽ trở thành tài liệu tham khảo nhỏ đối với các đồng chí giáo viên trong qúa trình giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4 ở tiểu học. Trong quá trình nghiên cứu và trình bày kinh nghiệm không tránh khỏi nhiều thiếu sót, hạn chế rất mong được sự góp ý chia sẻ của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp. III. NHỮNG KIẾN NGHỊ ĐỀ XUẤT:
Dạy học phân hóa đối tượng nói chung và trong môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình VNEN là rất khó. Nên đòi hỏi các nhà quản lí giáo dục, các nhà giáo trực tiếp dạy học phải luôn quan tâm đến một số nội dung sau đây:
- Huy động mọi khả năng của từng học sinh để tự học sinh tìm tòi, khám phá ra những nội dung mới.
- Phân hoá học sinh theo trình độ nhận thức, giao nhiệm vụ phù hợp với từng nhóm đối tượng tạo điều kiện để học sinh tự phát hiện ra các tình huống có vấn đề, tự mình hoặc cùng các bạn trong nhóm, trong lớp lập kế hoạch hợp lý nhất để giải quyết vấn đề. - Tập trung mọi cố gắng để phát triển năng lực, sở trường của mỗi cá nhân, tạo cho học sinh có niềm tin và niềm vui trong học tập.
- Dạy học phân hoá khuyến khích giáo viên chủ động và sáng tạo trong nghề nghiệp đồng thời yêu cầu họ phải trân trọng mọi cố gắng, mọi sáng tạo cũng như sự tiến bộ của từng học sinh. Kết quả của cách dạy học đó không chỉ góp phần hình thành cho học sinh các kiến thức, kỹ năng và thái độ cần thiết, mà còn xây dựng cho học sinh lòng nhiệt tình say mê trong học tập và có một phương pháp học tập đúng đắn từ đó tạo ra động cơ trong học tập. Như một nhà triết học cổ Hy Lạp đã nói: “Dạy học không phải
là chất đầy vào một cái thùng rỗng mà là làm bừng sáng lên những ngọn lửa”.
TÀI LIỆU THAM KHẢO.
1. Tài liệu tập huấn dạy học chương trình tiểu học mới VNEN lớp 2,3,4 của bộ GD&ĐT.
2. Tài liệu hướng dẫn học môn Tiếng Việt lớp 2,3,4 chương trình VNEN. 3. Tài liệu dạy học Tiếng Việt của các tác giả Hà Thế Ngữ, Lê Phương Nga . 4. 88 câu hỏi và giải đáp môn Tiếng Việt ở Tiểu học.
5. Bài tập ngữ pháp Tiếng Việt của PGS Đỗ Kim Liên.
6. Sách giáo khoa và vở bài tập môn Tiếng Việt chương trình hiện hành. 7. Tiếng Việt nâng cao lớp 4 chương trình hiện hành.
MỤC LỤC
TT NỘI DUNG TRANG
Phần thứ nhất Đặt vấn đề 1 - 2
Phần thứ 2 Giải quyết vấn đề
I Thực trạng của vấn đề 3-4 II Một số biện pháp dạy phân hóa đối tượng
trong môn Tiếng Việt lớp 4 có hiệu quả
5 - 7 III Gợi ý một số phương án trả lời nhằm phân
hóa đối tượng trong một số bài học cụ thể môn Tiếng Việt lớp 4
7 - 26
Phần thứ 3 Kết luận
I Kết quả của việc ứng dụng SKKN 27 II Bài học kinh nghiệm 27- 28 III Những kiến nghị đề xuất 28