KẾT QUẢ CỦA VIỆC ỨNG DỤNG SKKN:

Một phần của tài liệu Xây dựng một số phương án trả lời trong môn tiếng việt lớp 4 chương trình VNEN nhằm dạy phân hóa đối tượng học sinh (Trang 28)

Một số gợi ý về phương án trả lời trong môn Tiếng Việt lớp 4 chương trình VNEN

nhằm dạy phân hóa đối tượng học sinh” mà bản thân tôi đã nghiên cứu tìm tòi, tôi đã cho

áp dụng vào quá trình giảng dạy của các lớp trong trường và một số trường bạn. Nội dung của sáng kiến được vận dụng có hiệu quả và nhận được sự quan tâm chia sẻ của đồng nghiệp cao. Chất lượng môn Tiếng Việt được nâng lên rõ rệt. Để biết được chất lượng học tập của học sinh, chúng tôi đã kiểm tra thông qua quá trình đánh giá học sinh trọng tâm là đánh giá thường xuyên đánh giá cả quá trình học tập của học sinh. Giáo viên trường tôi đã áp dụng sáng kiến kinh nghiệm này trong suốt quá trình giảng dạy môn Tiếng Việt lớp 4. Đánh giá thường xuyên quá trình học tập của học sinh; đánh giá bằng nhận xét về kiến thức, kĩ năng học sinh đạt được theo từng bài học, chủ đề và thông qua các biểu hiện năng lực, phẩm chất. Đánh giá các hoạt động của cá nhân và nhóm học sinh; có sự phối hợp của giáo viên với học sinh, phụ huynh, trong đó đánh giá của giáo viên là quan trọng nhất. Đánh giá để kịp thời giúp học sinh phát huy. Trong quá trình giảng dạy đánh giá học sinh rút ra được: Học sinh khá giỏi được trang bị lượng kiến thức nhất định qua những nội dung được dạy phân hóa trong từng tiết học là chính; học sinh trung bình một số em thông qua nội dung dạy phân hóa đã được vươn lên khá. Bằng nhiều hình thức kiểm tra học sinh: Quan sát,Kiểm tra nhanh, phỏng vấn nhanh, kiểm tra sản phẩm…

Cuối năm chúng tôi đã thiết kế bài kiểm tra định kì cuối năm học thể hiện rõ 3 mức: Học sinh giỏi là hoàn thành mức 3, học sinh khá hoàn thành mức 2; học sinh trung bình hoàn thành mức 1. Đa số học sinh hoàn thành mức 3 và mức 2. Mức 1: học sinh nhận biết hoặc nhớ, nhắc lại đúng kiến thức đã học khi được yêu cầu; diễn đạt đúng kiến thức hoặc mô tả đúng kĩ năng đã học bằng ngôn ngữ theo cách của riêng mình và áp dụng trực tiếp kiến thức, kĩ năng đã biết để giải quyết các tình huống vấn đề trong học tập. Mức 2: học sinh kết nối và sắp xếp lại các kiến thức, kĩ năng đã học để giải quyết thành công tình huống vấn đề mới, tương tự tình huống vấn đề đã học. Mức 3: học sinh vận dụng các kiến thức, kĩ năng để giải quyết các tình huống vấn đề mới, không giống với những tình huống vấn đề đã được hướng dẫn hay đưa ra những phản hồi hợp lí trước một tình huống vấn đề mới trong học tập hoặc trong cuộc sống.

Kết quả khảo sát chất lượng học môn Tiếng Việt lớp 4 cuối năm trong 2 năm học: 2012- 2013 và năm học 2013- 2014. Năm học Tổng số học sinh Kết quả Mức 3(giỏi) Mức 2(khá) Mức 1( TB) Chưa đạt T.S TL T.S TL T.S TL T.S TL 2012- 2013 65 em 15 18.9 35 44.3 25 34.1 2 2.5 2013- 2014 87 em 26 29.8 40 45.9 21 24.1 0 0

Một phần của tài liệu Xây dựng một số phương án trả lời trong môn tiếng việt lớp 4 chương trình VNEN nhằm dạy phân hóa đối tượng học sinh (Trang 28)