1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

141 342 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 141
Dung lượng 2,17 MB

Nội dung

Báo điện tử là một loại hình báo chí non trẻ, ra đời sau loại hình báo in, báo phát thanh và báo hình nhưng sự ảnh hưởng cũng như phát triển của báo điện tử trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì không một loại hình báo chí nào sánh bằng. Ngoài những đặc trưng riêng, báo điện tử còn mang những vai trò của báo chí nói chung trong xã hội như: Là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dư luận; Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời sự trong nước và quốc tế cho nhân dân; Là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách xã hội; Là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và có những quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội; Là một bộ phận hữu cơ không thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấp thông tin, kiến thức và giải trí cho người dân. Chính những vai trò trên đã làm cho báo điện tử có sự ảnh hưởng vô cùng lớn đối với người dân nói chung, đặc biệt là giới trẻ. Đây là những người thường xuyên tiếp cận với internet nói chung và báo điện tử nói riêng do đặc thù về điều kiện sống, công việc, nhận thức và hành vi. Theo báo cáo về tình hình internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuối tháng 72013 của hãng nghiên cứu thị trường comScore, với 16,1 triệu người dùng internet hàng tháng, Việt Nam là quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vực ASEAN. Cũng theo thống kê của comScore, Việt Nam còn là quốc gia có lượng người dùng internet ở độ tuổi trẻ nhất khu vực, với 42% người sử dụng ở độ tuổi 15 – 24, độ tuổi người dùng internet từ 25 đến 34 chiếm 32%. Theo Trung tâm internet Việt Nam (VNNIC), người dùng internet ở nước ta nhìn chung có trình độ học vấn tương đối khá, là học sinh, sinh viên, trí thức, công chức, viên chức. Khi ngồi trước máy tính, người đọc thường có nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin bổ ích qua các báo, tạp chí và trang thông tin điện tử chính thống trong nước và các tờ báo điện tử và các trang mạng xã hội (MXH), các trang web nước ngoài. Giới trẻ luôn là một trong những nhóm công chúng đích của truyền thông đại chúng. Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sản phẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giới trẻ. Với sự phong phú, đa dạng về mặt thông tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, công nghệ… các báo điện tử đã thu hút hàng triệu lượt truy cập mỗi ngày. Với sức lan tỏa nhanh của báo điện tử, mọi thông tin từ các ngõ ngách đời sống, xã hội đều được truyền tải tới bạn đọc từng giây, từng phút. Chính vì thế, báo điện tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ. Với thế giới của báo điện tử, giới trẻ được sống trong nhịp đập nóng hổi của thời đại, quốc gia, cộng đồng. Thông qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cực hơn, quan tâm hơn và những phản ứng kịp thời với những sự kiện chính trị kinh tế văn hóa – xã hội của thế giới, của đất nước và của địa phương nơi mình đang sống. Báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung có sức mạnh tập hợp sự quan tâm của cộng đồng vô cùng to lớn. Đặc trưng nổi bật của báo điện tử chính là ở sự đa dạng, phong phú, cập nhật thông tin một cách nhanh chóng, chân thực nên giới trẻ cũng tìm thấy cho mình được nguồn tri thức hữu ích, rèn luyện kỹ năng sống của mình mà không phải bất cứ cuốn sách nào, người thầy nào có thể đáp ứng được. Một số những trang báo chuyên ngành còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên cứu thông tin khoa học của giới trẻ. Chính báo chí nói chung và đặc biệt là báo điện tử nói riêng đã tạo nên một thế hệ “công dân toàn cầu” (Global citizen) ở Việt Nam. Tuy nhiên, tuổi trẻ thì có sự thông minh, nhanh nhạy trọng việc nắm bắt và cập nhật công nghệ thông tin nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, yếu khả năng giữ vững lập trường và chưa đủ tinh tế để nhận biết những thông tin thiếu chính thống. Bởi vậy, sự nhanh nhạy, chân thực một cách không sàng lọc với thông tin của báo điện tử rất dễ khiến giới trẻ như “lạc lối” nếu không được định hướng, giáo dục. Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ của kinh tế thị trường và sức ép từ doanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực trong việc đưa tin, làm ảnh hưởng tới lối sống, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ. Tháng 122010, một nhóm thiếu niên ở TP Vinh (Nghệ An) bị bắt vì hành vi phá máy ATM để trộm tiền. Nguyên nhân là những em này đã học lỏm phương pháp phá máy ATM để trộm tiền được miêu tả rất tỉ mỉ trên các tờ báo. Sự việc cho thấy mặt trái của thông tin báo chí đối với giới trẻ. Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có không ít tờ báo thu hút độc giả bằng những bài báo có nhan đề giật gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thị hiếu tầm thường, dục vọng thấp kém của con người. Những bạn trẻ không có bản lĩnh, thiếu nền tảng tri thức và nhân cách sẽ dễ dàng bị lôi cuốn bởi những bài báo có tính giải trí rẻ tiền, vô bổ và thậm chí là độc hại. Nhiều nhà báo đã phải tâm sự, đôi khi những bài báo công phu, tâm đắc nhất của họ về một đề tài thời sự nóng hổi thì lượng người đọc không đáng kể, trong khi đó, một thông tin dạng “chó cắn xe” lại trở thành tin nhiều người đọc nhất. Việc các ngôi sao, người mẫu, diễn viên thường xuyên xuất hiện với tần suất dày đặc bằng các chiêu trò lố lăng dễ khiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị thời thượng được xã hội tôn vinh, kích thích giới trẻ học đòi theo những điều phù phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân chính của cuộc sống. Không ít bạn trẻ bị ảnh hưởng cách sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng, thiếu chính xác, lạm dụng tiếng nước ngoài trên báo chí. Sự ảnh hưởng, tác động của báo điện tử đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớn nhưng lại chưa được quan tâm đúng mực. Đến nay cũng chưa có bất cứ công trình nghiên cứu công phu, nghiêm túc nào về nhu cầu, thị hiếu cũng như những ảnh hưởng của báo điện tử đối với việc hình thành lối sống của giới trẻ. Lãnh đạo của các tòa soạn cũng chưa nhận thức hết vai trò của báo điện tử trong việc ảnh hưởng tới lối sống của giới trẻ; các phóng viên, BTV cũng chưa làm tốt chức năng, nhiệm vụ và đạo đức trong quá trình sáng tạo tác phẩm. Nhận thức rõ tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ, trong khả năng hữu hạn của bản thân, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay” làm đề tài cho luận văn thạc sĩ của mình.

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-NGUYỄN THỊ HUYỀN CHINH

ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG

CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN VĂN THẠC SĨ Chuyên ngành: Báo chí học

Hà Nội - 2016

Trang 2

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-NGUYỄN THỊ HUYỀN CHINH

ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG

CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành: Báo chí học

Mã số: 60320101

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Hà Nội – 2016

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan: Luận văn này là công trình nghiên cứu thực sự của cánhân, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của PGS.TS Bùi Hoài Sơn

Các số liệu, những đánh giá, phân tích, nhận xét, nghiên cứu được trìnhbày trong luận văn này là hoàn toàn trung thực và khách quan, chưa từng đượccông bố dưới bất cứ hình thức nào

Tôi xin chịu trách nhiệm về nghiên cứu của mình

Học viên

LỜI CẢM ƠN

Trang 4

Tôi sẽ không thể nào tự mình hoàn thành được luận văn thạc sĩ một cáchhoàn chỉnh nếu như không có sự hướng dẫn tận tình của các thầy cô, sự giúp đỡ

và hỗ trợ hết mình của bạn bè, đồng nghiệp

Thành quả này, tôi xin phép được gửi lời biết ơn chân thành tới PGS.TSBùi Hoài Sơn, người thầy đáng kính đã luôn động viên, khuyến khích và tạo mọiđiều kiện để tôi hoàn thành luận văn Trong quá trình thực hiện, dù tôi có nhiềuhạn chế nhưng thầy vẫn luôn kiên nhẫn, chỉ bảo giúp tôi có thêm động lực để điđến cùng con đường nghiên cứu của mình

Tiếp đến, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới các thầy cô trong khoa Báo chí vàTruyền thông – Trường Đại học KHXH&NV (Đại học Quốc gia Hà Nội) Các thầy

cô đã tận tình truyền đạt những kiến thức quý báu cũng như tạo mọi điều kiện thuậnlợi cho tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Thứ nữa, tôi xin chân thành cảm ơn PGS.TS Trần Thị Việt Trung, anh LêQuốc Minh – TBT báo điện tử Vietnamplus, anh Trần Duy Khánh – phóng viênbáo điện tử Vietnamnet, chị Nguyễn Thị Quỳnh Trang – nhà báo, phóng viên báođiện tử VnExpress, Thạc sĩ Nguyễn Xuân Miên – giảng viên Trường Cao đẳngPT-TH 1 đã giúp tôi hoàn thành phỏng vấn sâu làm tư liệu viết luận văn Lời cảm

ơn này cũng xin được gửi tới các bạn sinh viên Trường Cao đẳng PT-TH 1,Trường Đại học KHXH&NV (Đại học QGHN), cùng bạn bè đang công tác vàhọc tập tại Đà Nẵng, TP.HCM đã giúp tôi hoàn thành bảng khảo sát để lấy số liệuviết luận văn

Cuối cùng, tôi xin chân thành cảm ơn các anh/chị, các bạn đồng nghiệp vàgia đình đã hỗ trợ cho tôi rất nhiều trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoànthành luận văn này

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Học viên

Trang 5

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 5

1 Lý do lựa chọn đề tài 5

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài 8

2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới 8

2.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam 9

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 11

3.1 Mục đích nghiên cứu 11

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu 12

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 12

4.1 Đối tượng nghiên cứu 12

4.2 Phạm vi nghiên cứu 12

5 Phương pháp nghiên cứu 14

5.1 Cơ sở lý luận 14

Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận: 14

5.2 Phương pháp cụ thể 14

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài 16

6.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài 16

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 16

7 Kết cấu của luận văn 16

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở VIỆT NAM 17

1.1 Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn 17

1.1.1 Khái niệm báo điện tử 17

1.1.2 Khái niệm giới trẻ 19

1.1.3 Khái niệm lối sống 21

1.2 Quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu về ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay 25

Trang 6

1.3 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam 29

1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển 29

1.3.2 Sự khác biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử 30

1.3.3 Đặc điểm của báo điện tử 33

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 37

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO ĐIỆN TỬ ĐỐI VỚI LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY 38

2.1 Giới thiệu về các tờ báo trong diện khảo sát 38

2.1.1 Báo điện tử Vietnamnet 38

2.2.2 Báo điện tử VnExpress 39

2.2.3 Báo điện tử Dân trí 41

2.2.4 Báo điện tử Tuổi Trẻ Online 43

2.2.5 Báo điện tử Thanhnien.vn 44

2.2 Thực trạng sử dụng báo điện tử trong giới trẻ hiện nay 47

2.2.1 Mục đích sử dụng báo điện tử 47

2.2.2 Địa điểm và phương tiện sử dụng báo điện tử 48

2.2.3 Thời gian sử dụng báo điện tử 50

2.3 Nhận diện và đánh giá tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay 52

2.3.1 Nhận diện tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ 52

2.3.2 Đánh giá tác động của báo điện tử đến lối sống của giới trẻ 67

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 75

CHƯƠNG 3: XU HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY VAI TRÒ TÍCH CỰC CỦA BÁO ĐIỆN TỬ TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY 76

3.1 Quan điểm của Đảng và Nhà nước về phát huy vai trò của báo điện tử trong việc xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam nói chung, giới trẻ nói riêng 76

Trang 7

3.2 Xu hướng phát triển và tác động của báo điện tử đến lối sống của giới trẻ

trong tương lai 81

3.3 Giải pháp phát huy vai trò của báo điện tử trong việc xây dựng lối sống của giới trẻ hiện nay 86

3.3.1 Giải pháp phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội để nâng cao nhận thức của giới trẻ khi đọc báo điện tử 86

3.3.2 Hoàn thiện cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả quản lý Nhà nước về báo chí nói chung và báo điện tử nói riêng 90

3.3.3 Một số giải pháp cụ thể khác 96

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 100

KẾT LUẬN 101

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 103

PHỤ LỤC 110

Trang 8

DANH MỤC VIẾT TẮT

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Báo điện tử là một loại hình báo chí non trẻ, ra đời sau loại hình báo in, báophát thanh và báo hình nhưng sự ảnh hưởng cũng như phát triển của báo điện tửtrong thời đại công nghệ thông tin hiện nay thì không một loại hình báo chí nàosánh bằng Ngoài những đặc trưng riêng, báo điện tử còn mang những vai trò củabáo chí nói chung trong xã hội như: Là kênh tạo lập, định hướng và hướng dẫn dưluận; Là kênh chủ yếu cung cấp kiến thức thông tin về tình hình thời sự trong nước

và quốc tế cho nhân dân; Là một công cụ hữu hiệu để quản lý, điều hành và cải cách

xã hội; Là một định chế với những quy tắc và chuẩn mực riêng của mình và cónhững quan hệ mật thiết với các định chế khác trong xã hội; Là một bộ phận hữu cơkhông thể thiếu trong đời sống hàng ngày của mọi cá nhân, là phương tiện cung cấpthông tin, kiến thức và giải trí cho người dân

Chính những vai trò trên đã làm cho báo điện tử có sự ảnh hưởng vô cùng lớnđối với người dân nói chung, đặc biệt là giới trẻ Đây là những người thường xuyêntiếp cận với internet nói chung và báo điện tử nói riêng do đặc thù về điều kiệnsống, công việc, nhận thức và hành vi

Theo báo cáo về tình hình internet tại khu vực Đông Nam Á tính đến cuốitháng 7/2013 của hãng nghiên cứu thị trường comScore, với 16,1 triệu người dùnginternet hàng tháng, Việt Nam là quốc gia có dân số trực tuyến lớn nhất tại khu vựcASEAN

Cũng theo thống kê của comScore, Việt Nam còn là quốc gia có lượng ngườidùng internet ở độ tuổi trẻ nhất khu vực, với 42% người sử dụng ở độ tuổi 15 – 24,

độ tuổi người dùng internet từ 25 đến 34 chiếm 32% Theo Trung tâm internet ViệtNam (VNNIC), người dùng internet ở nước ta nhìn chung có trình độ học vấn tươngđối khá, là học sinh, sinh viên, trí thức, công chức, viên chức Khi ngồi trước máytính, người đọc thường có nhu cầu học tập, tìm kiếm thông tin bổ ích qua các báo,tạp chí và trang thông tin điện tử chính thống trong nước và các tờ báo điện tử vàcác trang mạng xã hội (MXH), các trang web nước ngoài

Trang 10

Giới trẻ luôn là một trong những nhóm công chúng đích của truyền thông đạichúng Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sảnphẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giớitrẻ Với sự phong phú, đa dạng về mặt thông tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xãhội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, công nghệ… các báo điện tử đã thu hút hàngtriệu lượt truy cập mỗi ngày Với sức lan tỏa nhanh của báo điện tử, mọi thông tin từcác ngõ ngách đời sống, xã hội đều được truyền tải tới bạn đọc từng giây, từng phút.Chính vì thế, báo điện tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trítuệ, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho giớitrẻ.

Với thế giới của báo điện tử, giới trẻ được sống trong nhịp đập nóng hổi củathời đại, quốc gia, cộng đồng Thông qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cựchơn, quan tâm hơn và những phản ứng kịp thời với những sự kiện chính trị - kinh tế

- văn hóa – xã hội của thế giới, của đất nước và của địa phương nơi mình đangsống Báo điện tử nói riêng và báo chí nói chung có sức mạnh tập hợp sự quan tâmcủa cộng đồng vô cùng to lớn

Đặc trưng nổi bật của báo điện tử chính là ở sự đa dạng, phong phú, cập nhậtthông tin một cách nhanh chóng, chân thực nên giới trẻ cũng tìm thấy cho mìnhđược nguồn tri thức hữu ích, rèn luyện kỹ năng sống của mình mà không phải bất

cứ cuốn sách nào, người thầy nào có thể đáp ứng được Một số những trang báochuyên ngành còn có vai trò vô cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiêncứu thông tin khoa học của giới trẻ Chính báo chí nói chung và đặc biệt là báo điện

tử nói riêng đã tạo nên một thế hệ “công dân toàn cầu” (Global citizen) ở Việt Nam.Tuy nhiên, tuổi trẻ thì có sự thông minh, nhanh nhạy trọng việc nắm bắt vàcập nhật công nghệ thông tin nhưng lại thiếu kinh nghiệm sống, yếu khả năng giữvững lập trường và chưa đủ tinh tế để nhận biết những thông tin thiếu chính thống.Bởi vậy, sự nhanh nhạy, chân thực một cách không sàng lọc với thông tin của báođiện tử rất dễ khiến giới trẻ như “lạc lối” nếu không được định hướng, giáo dục.Tuy nhiên, trong quá trình hoạt động thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ của

Trang 11

kinh tế thị trường và sức ép từ doanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện nhữngdấu hiệu tiêu cực trong việc đưa tin, làm ảnh hưởng tới lối sống, suy nghĩ và hành

vi của giới trẻ

Tháng 12/2010, một nhóm thiếu niên ở TP Vinh (Nghệ An) bị bắt vì hành viphá máy ATM để trộm tiền Nguyên nhân là những em này đã học lỏm phươngpháp phá máy ATM để trộm tiền được miêu tả rất tỉ mỉ trên các tờ báo Sự việc chothấy mặt trái của thông tin báo chí đối với giới trẻ

Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có không ít tờ báo thu hút độc giả bằngnhững bài báo có nhan đề giật gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thịhiếu tầm thường, dục vọng thấp kém của con người Những bạn trẻ không có bảnlĩnh, thiếu nền tảng tri thức và nhân cách sẽ dễ dàng bị lôi cuốn bởi những bài báo

có tính giải trí rẻ tiền, vô bổ và thậm chí là độc hại Nhiều nhà báo đã phải tâm sự,đôi khi những bài báo công phu, tâm đắc nhất của họ về một đề tài thời sự nóng hổithì lượng người đọc không đáng kể, trong khi đó, một thông tin dạng “chó cắn xe”lại trở thành tin nhiều người đọc nhất

Việc các ngôi sao, người mẫu, diễn viên thường xuyên xuất hiện với tần suấtdày đặc bằng các chiêu trò lố lăng dễ khiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trịthời thượng được xã hội tôn vinh, kích thích giới trẻ học đòi theo những điều phùphiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chân chính của cuộc sống Không ít bạn trẻ bịảnh hưởng cách sử dụng ngôn ngữ thiếu trong sáng, thiếu chính xác, lạm dụng tiếngnước ngoài trên báo chí

Sự ảnh hưởng, tác động của báo điện tử đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớnnhưng lại chưa được quan tâm đúng mực Đến nay cũng chưa có bất cứ công trìnhnghiên cứu công phu, nghiêm túc nào về nhu cầu, thị hiếu cũng như những ảnhhưởng của báo điện tử đối với việc hình thành lối sống của giới trẻ Lãnh đạo củacác tòa soạn cũng chưa nhận thức hết vai trò của báo điện tử trong việc ảnh hưởngtới lối sống của giới trẻ; các phóng viên, BTV cũng chưa làm tốt chức năng, nhiệm

vụ và đạo đức trong quá trình sáng tạo tác phẩm

Nhận thức rõ tầm quan trọng về sự ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống

của giới trẻ, trong khả năng hữu hạn của bản thân, tác giả đã lựa chọn đề tài “Ảnh

Trang 12

hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay” làm đề tài

cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

2.1 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài trên thế giới

Sự phát triển của báo điện tử gắn liền với sự bùng nổ mạnh mẽ của mạnginternet và các PTTT khác Tất cả đều có sự ảnh hưởng nhất định đối với người dân

nói chung và đặc biệt là người trẻ hoặc trẻ em nói riêng Trong cuốn sách “Bùng nổ

truyền thông – Sự ra đời một ý thức hệ mới” của hai tác giả Philippe Breton và

Serge Proulx đã khẳng định, sự ra đời của điện tử học và sự phát triển của khoa họccông nghệ đã có tác động mạnh mẽ đối với hệ thống truyền thông (hệ thống cácmedia) Nhờ đó mà các media trở nên dễ dàng hơn trong việc tiếp cận công chúng,đồng thời dễ dàng làm ảnh hưởng tới tư tưởng, nhận thức của công chúng Bởi vậy,tùy thuộc vào nền văn hóa khác nhau, thể chế chính trị khác nhau mà hệ thốngmedia được sử dụng một cách linh hoạt, phù hợp với tiêu chí hoạt động của từng tổchức, cá nhân sử dụng

Bài viết “Study Shows How internet Use Affects Today’s Youth” của tác giả

Michael Harper đăng trên http://www.redorbit.com cho thấy: các thanh thiếu niênngày nay đang tích cực sử dụng internet thông qua các thiết bị thông tin hiện đạitrong cuộc sống của mình Bên cạnh việc cung cấp một lượng thông tin phong phú,internet cũng mang lại sự lạc hướng về thông tin đối với giới trẻ Điều này cho thấy,internet nói chung và loại hình báo điện tử nói riêng đã có ảnh hưởng nhất định đốivới giới trẻ

Ngoài ra còn có thể kể tới một số công trình nghiên cứu, bài viết khác về sựảnh hưởng của internet, của các phương tiện truyền thông đại chúng đối với lối

sống, hành vi của giới trẻ Đơn cử như: “The Impact of Social Media on Children,

Adolescents, and Families” (Tạm dịch: Ảnh hưởng của mạng xã hội đối với trẻ em, thanh thiếu niên và gia đình) của hai tác giả Gwenn Schurgin O'Keeffe, Kathleen

Clarke-Pearson (đăng trên http://pediatrics.aappublications.org/) đã phân tích về

thực trạng sử dụng MXH của thanh thiếu niên Mỹ; “Impact of media use on

Trang 13

children and youth” (Tạm dịch: “Tác động của việc sử dụng phương tiện truyền thông đối với trẻ em và thanh thiếu niên) được đăng trên

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/ đã có những phân tích sâu sắc về sự ảnh hưởng củacác PTTT đại chúng như: tivi, trò chơi điện tử, video âm nhạc, Internet… đối với trẻ

em và thanh thiếu niên; “Effects of Media on Teens: A Look at the Research” (Tạm

dịch: Ảnh hưởng của phương tiện truyền thông đối với giới trẻ: Một góc nhìn nghiên cứu) của hai tác giả Alison Burkhardt và Daniel White Hodge đăng trên

website của trường Đại học North Park ngày 01/05/2012, trong đó đã chỉ ra rằng,PTTT đại chúng đã đưa ra những “chỉ số” để những người trẻ định hình cái gì là

“bình thường” và “không bình thường”, củng cố kiến thức, giúp họ nhận thức rõ vềbản thân và những người xung quanh mình

2.2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài tại Việt Nam

Tuy ra đời muộn hơn so với các loại hình báo chí khác nhưng báo điện tử lạinhanh chóng có được chỗ đứng nhất định, vững vàng trong lòng bạn đọc Trải quagần 20 năm hình thành và phát triển, báo điện tử đã có những đóng góp to lớn cho

sự phát triển của báo chí nói riêng và đời sống xã hội nói chung Bởi vậy, báo điện

tử đã trở thành đề tài nghiên cứu của rất nhiều người từ học sinh – sinh viên cho đếncác cử nhân, thạc sĩ, nghiên cứu sinh hay các nhà nghiên cứu, các phóng viên,BTV…

Trước hết, về mặt lý luận và những vấn đề cơ bản của báo điện tử như: sự rađời và phát triển của báo điện tử, khái niệm và đặc trưng của báo điện tử, phương

thức sáng tạo tác phẩm báo điện tử… phải kể đến các cuốn sách tiêu biểu như:“Báo

mạng điện tử những vấn đề cơ bản” – TS Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên

(Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội – 2011); “Đạo đức nghề nghiệp của nhà báo”

– TS Nguyễn Thị Trường Giang chủ biên (Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội –

2011); “Báo mạng điện tử - Đặc trưng và phương pháp sáng tạo” – TS Nguyễn Trí

Nhiệm, TS Nguyễn Thị Trường Giang đồng chủ biên (Nxb Chính trị Quốc gia – Sự

thật, Hà Nội – 2014); “Các thủ thuật làm báo điện tử” do Vũ Kim Hải, Đinh Thuận

biên soạn

Trang 14

Trong cuốn sách “Tác nghiệp báo chí trong môi trường truyền thông hiện

đại” – TS Nguyễn Thành Lợi, Nxb Thông tin và Truyền thông, tháng 06/2014 đã

giới thiệu những nét khái quát nhất về các vấn đề khá mới mẻ đang được nghiêncứu rộng rãi trên thế giới nhiều năm – nhiều thập kỷ qua như: truyền thông xã hội,các lý thuyết về truyền thông, hội tụ truyền thông, xu hướng tòa soạn báo hội tụ vànhững kỹ năng cần thiết trong viết báo đa phương tiện Cuốn sách đã khẳng địnhtầm quan trọng của internet và các thiết bị truyền thông hiện đại đối với báo chí

Trong cuốn “Phương tiện truyền thông mới và những thay đổi văn hóa xã hội

ở Việt Nam” – Bùi Hoài Sơn, Nxb Khoa học Xã hội năm 2008 đã khẳng định: “Dù biết rằng, công nghệ luôn luôn là công nghệ, nó không hoàn toàn tốt cũng không hoàn toàn xấu, mà chỉ giúp con người trở nên thuận tiện hơn trong cuộc sống hàng ngày, tuy nhiên, các phương tiện truyền thông mới đã khiến nhân loại lo lắng về một khả năng con người trở thành nạn nhân của máy móc” Hay trong cuốn “Ảnh hưởng của internet đối với hành vi của thanh niên Hà Nội”, Nxb Khoa học Xã hội

(2006), tác giả trên có viết: “Trên thực tế, đối với bất kỳ một công nghệ mới nào,

bản chất của công nghệ đều mang tính trung tính Việc con người sử dụng nó trong những hoàn cảnh cụ thể và vì những mục đích cụ thể sẽ quyết định nó có lợi hay có hại đối với bản thân người sử dụng hay lợi ích của toàn bộ xã hội” Tuy nhiên, cả

hai tài liệu nghiên cứu này mới chỉ đề cập tới sự ảnh hưởng của mạng internet màvẫn chưa nói tới báo điện tử hay báo chí đối với lối sống của giới trẻ

Trong các đề tài nghiên cứu khóa luận, luận văn và luận án tiến sĩ tại KhoaBáo chí và Truyền thông – Đại học KHXH&NV cũng đã đề cập tới sự ảnh hưởng

của báo chí đối với giới trẻ ở Việt Nam Cụ thể: “Báo chí với quá trình hình thành

nhân cách của học sinh - sinh viên” (Luận văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của

Lại Thị Hải Bình, năm 2006) có chỉ ra rằng, báo chí với chức năng và vai trò địnhhướng dư luận xã hội đã có sự tác động tới quá trình hình thành nhân cách của họcsinh – sinh viên, nhất là đối với các loại hình báo chí hiện đại

“Báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên” (Luận văn thạc sĩ Truyền

thông đại chúng của Trương Thị Tuyên, năm 2008) đã trình bày cơ sở lý luận của

Trang 15

báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên, mối quan hệ giữa báo chí và sinhviên Tìm hiểu thực trạng báo chí với việc rèn luyện đạo đức của sinh viên qua hệthống báo chí cho sinh viên; nội dung chuyển tải và hình thức thể hiện của của hệthống báo chí cho sinh viên.

“Công chúng thế hệ Net với các phương tiện truyền thông đại chúng” (Luận

văn thạc sĩ Truyền thông đại chúng của Hoàng Thị Thu Hà, năm 2011) đã chỉ rađược sự ảnh hưởng của các PTTT hiện đại đối với thế hệ trẻ, những người có khảnăng tiếp thu công nghệ nhanh chóng

Tuy nhiên, trong các đề tài trên, báo điện tử đóng vai trò như một trong nhữngPTTT nên luận văn không chỉ ra chi tiết, cũng không có những thông tin mang tínhchất nghiên cứu chuyên về loại hình này đối với giới trẻ hiện nay

Tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đã có rất nhiều đề tài nghiên cứu vềbáo chí nói chung và báo điện tử nói riêng, trong đó cũng có nói tới sự ảnh hưởng

của chúng đối với người trẻ Đơn cử: “Thực trạng tiếp nhận báo mạng điện tử của

học sinh phổ thông trung học ở nội thành Hà Nội hiện nay” – Luận văn Thạc sĩ của

Phạm Duy Đức, năm 2013; “Báo mạng điện tử đối với việc phát triển hỗ trợ kỹ

năng mềm cho sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh” – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn

Thị Minh Châu, năm 2014; “Tương tác giữa tòa soạn và công chúng báo mạng

điện tử (Khảo sát báo Vietnamnet.vn, VnExpress.net và Tuoitre.com.vn từ 01/2006 đến 01/2011) – Luận văn Thạc sĩ của Nguyễn Hoàng Quỳnh Hương… Tuy có đề

cập tới các vấn đề cơ bản nhất của báo điện tử và giới trẻ nhưng những luận văn nàychưa tập trung đề cập tới sự ảnh hưởng của loại hình này tới lối sống của giới trẻViệt Nam hiện nay

Trong khả năng giới hạn của mình, tác giả luận văn đã cố gắng đọc và tìm hiểu

về các tài liệu nghiên cứu trên, coi đó là những kiến thức bổ sung để làm sáng tỏnhững ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích nghiên cứu

Việc nghiên cứu của luận văn hướng tới làm sáng tỏ các lý thuyết về báo điện

tử, nêu bật lên mối quan hệ của loại hình báo chí này đối với lối sống của giới trẻ

Trang 16

đặt dưới góc độ báo chí Trên cơ sở khảo sát các tờ báo điện tử:http://vnexpress.net/, http://dantri.com.vn/, http://vietnamnet.vn/, http://tuoitre.vn/,http://thanhnien.vn/ (để ngắn gọn, tác giả sẽ gọi tên các báo điện tử trên lần lượt là:VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online) trong thờigian 6 tháng, luận văn sẽ chỉ ra thực trạng ảnh hưởng của báo điện tử đối với lốisống của giới trẻ Việt Nam hiện nay; đánh giá về vai trò và đưa ra những giải phápnhằm nâng cao chất lượng ảnh hưởng của báo điện tử đối với giới trẻ.

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích nghiên cứu trên, tác giả luận văn đã thực hiện nhữngnhiệm vụ như sau:

- Làm rõ một số vấn đề mang tính lý luận liên quan đến đề tài như: khái niệm vềbáo điện tử, khái niệm về ảnh hưởng, khái niệm về giới trẻ, khái niệm về lối sống; nộidung về sự ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ; đồng thời phântích những ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay

- Khảo sát thực trạng sử dụng và ảnh hưởng của thông tin trên các tờ báo điệntử: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online Từ đóđưa ra những nhận xét, phân tích, đánh giá về ảnh hưởng của báo điện tử đối với lốisống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

- Thông qua kết quả khảo sát thực tế và những nghiên cứu chuyên sâu, luậnvăn sẽ đề xuất những giải pháp cho tòa soạn báo điện tử nhằm nâng cao chất lượngthông tin, nâng cao mức ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻhiện nay, góp phần vào việc định hướng lối sống tích cực cho giới trẻ

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Luận văn xác định đối tượng nghiên cứu chính là những tác động tích cực vàtiêu cực của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về mặt không gian: Tác giả tiến hành khảo sát nội dung tin, bài và phản hồitrên các tờ báo điện tử: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanhniên Online Lý do tác giả luận văn lựa chọn các báo này là bởi: Đối với ba trang

Trang 17

báo VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet đều là những báo điện tử lớn, chính thống, cólượng độc giả đông đảo bao gồm cả độc giả trẻ ở cả trong nước và nước ngoài Đâycũng là những báo có hàm lượng thông tin cao, thông tin có tính xác thực, uy tín vàđáng tin cậy.

Đối với các báo Tuổi Trẻ Online, Thanh niên Online, luận văn tiến hành khảosát là bởi đây là hai phiên bản điện tử hoàn hảo, tin cậy của báo in Tuổi Trẻ vàThanh Niên Cả hai báo đều có cơ quan chủ quản lần lượt là Đoàn TNCS Hồ ChíMinh và Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, cơ quan có liên quan trực tiếp đếnngười trẻ

Như vậy, với sự lựa chọn gồm cả báo điện tử chính thống, phiên bản điện tử hoànhảo của báo in, luận văn đã có sự đa dạng trong việc lựa chọn đối tượng khảo sát

- Về mặt thời gian: Luận văn tiến hành khảo sát trên các báo điện tử VnExpress,Vietnamnet, Dân Trí, Tuổi Trẻ Online, Thanh Niên Online từ 01/01/2016 –30/06/2016 Dù thời gian khảo sát không dài nhưng với số lượng tin bài thườngxuyên cập nhật lớn cũng giúp cho người thực hiện luận văn có cái nhìn toàn diện về

sự tác động của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

Tác giả cũng tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi với những bạn trẻ có độ tuổi từ

15 – 28 tuổi, làm việc ở các lĩnh vực khác nhau như: học sinh – sinh viên, kinhdoanh – buôn bán, nhân viên văn phòng,… để làm rõ sự khác biệt trong sở thíchtiếp cận thông tin, nhận thức, hành vi của họ sau khi tiếp nhận thông tin Từ đó đisâu vào nghiên cứu sự tác động của báo điện tử đối với giới trẻ

Trong khả năng giới hạn của mình, cũng như điều kiện thời gian và kinh phíkhông cho phép, tác giả tập trung khảo sát giới trẻ sinh sống chủ yếu ở thành phốlớn là Hà Nội Sở dĩ như vậy là bởi, đây là thành phố hiện đại và phát triển bậc nhất

cả nước, tập trung đông đảo lực lượng lao động đến từ nhiều tỉnh thành Đây cũngđược coi là cái nôi của văn hóa, có nhịp sống sôi động, trẻ trung và thường xuyênđổi mới

Mặc dù công nghệ và internet giờ đã trở nên phổ biến, cập nhật đến từng ngõnhỏ nhưng để tiếp cận được với báo điện tử thường xuyên, liên tục thì đòi hỏi độcgiả phải có trình độ nhất định và biết về công nghệ thông tin Do đó, những người

Trang 18

trẻ tuổi sinh sống và làm việc tại các thành phố lớn sẽ đáp ứng được tiêu chí nàynhiều hơn so với những người trẻ ở khu vực khác.

5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Cơ sở lý luận

Luận văn đã dựa trên cơ sở lý luận:

- Nền tảng lý luận: Chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quanđiểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về báo chí, truyền thông

- Lý luận báo chí, lý luận truyền thông

5.2 Phương pháp cụ thể

- Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp: Phân tích thông tin từ nguồn tài

liệu sẵn có (bao gồm các cuốn sách, tài liệu tham khảo; sử dụng các nguồn tài liệu

do tòa soạn báo cung cấp Vận dụng để khái quát hóa và lý thuyết hóa các vấn đềđơn lẻ khảo sát được

- Phương pháp phân tích nội dung văn bản trong nghiên cứu báo chí – truyền

thông: Luận văn xem xét có hệ thống các tài liệu dưới dạng văn bản viết như: các

quy định, Nghị định, Thông tư, kế hoạch, báo cáo… để lấy thông tin và số liệu choquá trình viết luận văn Bên cạnh đó, tác giả cũng phân tích nội dung tin, bài trêncác báo điện tử khảo sát: VnExpress, Dân Trí, Vietnamnet, Tuổi Trẻ Online, Thanhniên Online Dựa vào kết quả thu được, tác giả đã tiến hành phân tích, đánh giá,tổng kết những kết quả nghiên cứu, từ đó đưa ra những luận cứ, luận điểm giúphoàn thiện vấn đề nghiên cứu

- Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo tòa soạn, phóng

viên chuyên phụ trách chuyên mục dành cho giới trẻ của một số báo điện tử, chuyêngia văn hóa, học sinh THPT về thực trạng ảnh hưởng của báo điện tử đối với lốisống của giới trẻ Việt Nam hiện nay

- Phương pháp định lượng: Thông qua việc lập bảng hỏi và khảo sát đối tượng

là giới trẻ về việc đọc báo điện tử hàng ngày, về cách thức tiếp cận và xử lý thôngtin của giới trẻ trên báo điện tử Từ đó, đề tài xác định được phương hướng giảiquyết các vấn đề nghiên cứu

5.3 Khung phân tích luận văn

Từ những phương pháp nghiên cứu như trên, tác giả luận văn đã tự xây dựngcho mình một khung phân tích luận văn theo mô hình như sau:

Trang 19

Theo khung phân tích này, báo điện tử đóng vai trò là nơi tạo ra thông tin(nguồn) về các lĩnh vực trong cuộc sống Những thông tin này tiếp cận với giới trẻthông qua các PTTT đại chúng, giới trẻ cũng tiếp cận thông tin trên báo điện tử dướinhiều hình thức khác nhau và cũng xử lý thông tin theo cách riêng của mình Nhữngthông tin trên báo điện tử, gián tiếp hoặc trực tiếp tác động đến nhận thức của giớitrẻ Chính những nhận thức này là yếu tố tạo nên lối sống cho giới trẻ, được thể hiệnqua: Cách thức tiếp nhận thông tin, cách thức thể hiện bản thân, cách thức học tập

và làm việc, cách thức giải trí và thói quen sinh hoạt hàng ngày

Khung phân tích luận văn là cái nhìn tổng quan nhất về sự ảnh hưởng của báođiện tử đối với lối sống của giới trẻ Khung phân tích này sẽ được diễn giải chi tiếttrong các chương của luận văn

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

6.1 Ý nghĩa lý luận của đề tài

Trang 20

Đề tài làm rõ những khái niệm và vấn đề lý luận liên quan đến việc sự ảnhhưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Đồng thời,

đề tài cũng góp phần đưa ra những giải pháp, cách thức cụ thể nhằm nâng cao sựảnh hưởng tích cực của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ

6.2 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài

Về mặt thực tiễn, luận văn đem đến cái nhìn sơ lược về thực trạng ảnh hưởngcủa báo điện tử bao gồm cả ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp, ảnh hưởng tích cực vàtiêu cực đối với lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Từ đó, những người làmbáo điện tử, đặc biệt là những phóng viên, BTV chuyên về những chuyên mục dànhcho giới trẻ sẽ thấy được ưu và nhược điểm của những thông tin khi đưa lên báo.Luận văn cũng đưa ra những giải pháp cụ thể trong việc truyền tải, tiếp nhận vàquản lý thông tin trên báo điện tử nhìn từ nhiều khía cạnh khác nhau

Ngoài ra, luận văn là tài liệu tham khảo phục vụ cho sinh viên báo chí, đặcbiệt là sinh viên chuyên ngành báo điện tử; phóng viên, BTV báo điện tử và nhữngngười quan tâm tới lĩnh vực này Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ hữu ích đối vớinhững cơ quan báo điện tử muốn tham khảo về sự ảnh hưởng của thông tin trên báođiện tử tới công chúng của mình

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, tài liệu tham khảo và phụ lục thì luậnvăn gồm có 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan về báo điện tử ở Việt Nam

Chương 2: Thực trạng ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ

Việt Nam hiện nay

Chương 3: Xu hướng phát triển và giải pháp phát huy vai trò tích cực của báo

điện tử trong việc xây dựng lối sống của giới trẻ hiện nay

Trang 21

CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ BÁO ĐIỆN TỬ Ở

VIỆT NAM 1.1 Một số khái niệm công cụ liên quan đến luận văn

1.1.1 Khái niệm báo điện tử

Báo điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát thanh vàtruyền hình Trước đây, khi một sự kiện xảy ra thì “phát thanh đưa tin, truyền hìnhminh họa, báo in phân tích và giải thích” Nhưng giờ đây, báo điện tử có thể đảmđương nhiệm vụ của cả phát thanh, truyền hình lẫn báo in một cách dễ dàng Bảnthân nó mang trong mình sức mạnh của PTTT đại chúng truyền thống, cùng kết hợpvới mạng internet nên có nhiều ưu điểm vượt trội, trở thành kênh truyền thông vôcùng hiệu quả, đặt các PTTT đại chúng vào cuộc đua quyết liệt

Báo điện tử có ưu thế ở khả năng tương tác qua lại giữa tờ báo và công chúng,giữa công chúng với công chúng, tạo điều kiện thuận lợi thiết lập các diễn đàn báochí; báo điện tử còn có ưu thế về khả năng đa phương tiện, tính thời sự, khả nănglưu giữ, tìm kiếm và truy xuất thông tin nhanh chóng, dễ dàng

Sự ra đời và phát triển của internet đã tạo tiền đề cho sự ra đời và phát triểncủa báo điện tử Được ra đời vào những năm 90 của thế kỷ XX, từ tờ điện tử đầu

tiên là Chicago Tribune ra đời vào tháng 5/1992 báo điện tử đã có sự phát triển một

cách chóng mặt khi chỉ 8 năm sau đó (đầu năm 2000) trên thế giới đã thống kê đượccon số lên tới 8.474 tờ báo điện tử Bắt đầu từ năm 2000 trở đi, các hãng thông tấnlớn trên thế giới như: AFP, Reuter… các đài truyền hình như: CNN, NBC… các tờ

báo như New York Times, Washington Post đều có tờ báo điện tử của mình và coi

đó là phương tiện để phát triển thêm công chúng báo chí

Tại Việt Nam, chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày

31/12/1997, tạp chí Quê hương có địa chỉ: http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ

báo điện tử đầu tiên ở nước ta Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng, đánh dấu

sự ra đời của báo điện tử tại Việt Nam, từ đó đến nay, số lượng báo điện tử tại nước

ta đã có sự phát triển mạnh mẽ

Trên thế giới và ở Việt Nam đang tồn tại rất nhiều cách gọi khác nhau đối với

loại hình báo chí này: Báo điện tử (Electronic Journal), báo trực tuyến (Online

Trang 22

Newspaper), báo mạng (Cyber Newspaper), báo chí internet (Internet Newspaper)

và báo mạng điện tử.

Báo điện tử là khái niệm thông dụng nhất hiện nay, nó gắn liền với tên gọi của

nhiều tờ báo điện tử thuộc cơ quan báo in như: Quê Hương điện tử, Nhân Dân điện

tử, Lao Động điện tử Ngay trong các văn bản pháp quy của Nhà nước cũng sử

dụng thuật ngữ “báo điện tử”

Trong nghị định 55/2001/NĐ-CP ngày 23/08/2001 của Chính phủ về Quản lý

và cung cấp dịch vụ internet, ở Điều 12 có ghi: Dịch vụ thông tin trên internet là

một loại hình dịch vụ ứng dụng internet, bao gồm dịch vụ phát hành báo chí (báo in,báo hình, báo điện tử), phát hành xuất bản phẩm trên internet và dịch vụ cung cấpcác loại hình điện tử khác trên internet

Trong Điều 3, Chương 1 của Luật số 12/1999/QH10 ngày 12/06/1999 về Sửa

đổi bổ sung một số điều của Luật Báo chí được Quốc hội nước Cộng hòa Xã hội

Chủ nghĩa Việt Nam thông qua ngày 28/12/1989 cũng có ghi thuật ngữ “báo điện tử(được thực hiện trên mạng thông tin máy tính) bằng tiếng Việt, tiếng các dân tộcthiểu số Việt Nam, tiếng nước ngoài” để chỉ loại hình báo chí này

Báo điện tử là loại hình báo chí được xây dựng dưới hình thức một trang web

và phát hành dựa trên nền tảng internet Báo điện tử được xuất bản bởi tòa soạn điện

tử, còn người đọc báo dựa trên máy tính, điện thoại di động, máy tính bảng có kếtnối internet Khác với báo in, tin tức trên báo điện tử được cập nhật thường xuyên,tin ngắn và thông tin từ nhiều nguồn khác nhau Nó cũng khác so với trang thông tinđiện tử về tần suất cập nhật Báo điện tử cho phép mọi người trên khắp thế giới tiếpcận tin tức nhanh chóng không phụ thuộc vào không gian và thời gian, sự phát triểncủa báo điện tử đã làm thay đổi thói quen đọc tin và ít nhiều có ảnh hưởng đến việcphát triển báo giấy truyền thống

Trong phạm vi giới hạn của đề tài cũng như khả năng của tác giả, luận văn sửdụng khái niệm báo điện tử được dẫn theo khái niệm của TS Nguyễn Thị Trường

Giang (Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản): “Báo điện tử là một loại hình

báo chí được xây dựng dưới hình thức của một trang web và phát hành trên mạng internet” [7, tr 53].

Trang 23

1.1.2 Khái niệm giới trẻ

Giới trẻ Việt Nam hiện nay đã và đang nhận được sự quan tâm của toàn xã hội

Họ là những người sẽ kế cận và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc Lịch sửdân tộc đã chứng minh, ở bất cứ thời đại nào, giới trẻ - thanh niên cũng là lực lượng

“đứng mũi chịu sào” trong công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc

Do có những nét đặc thù về tâm sinh lý nên giới trẻ được coi là lực lượng nhạycảm và năng động trong xã hội hiện đại Tuổi trẻ chính là giai đoạn đẹp nhất củacuộc đời với mong muốn được cống hiến, sáng tạo nhưng cũng là lúc dễ bị lôi kéo

và cám dỗ nhất

“Giới trẻ” là cụm từ không hề mới mẻ và xa lạ Tùy thuộc vào lĩnh vực

nghiên cứu mà có thể đưa ra những định nghĩa khác nhau về giới trẻ

Về phương diện sinh học: Người trẻ là người nằm trong lứa độ trẻ, từ thiếu

niên (dưới 15 tuổi) đến tuổi bầu cử (trên 18 tuổi) Giới trẻ là một cộng đồng gồmnhững người trẻ

Về phương diện văn hóa, xã hội: Giới trẻ là những người mà nhận thức không

còn ấu trĩ con trẻ nữa nhưng cũng chưa đủ chín muồi của một người trưởng thành,chín muồi về mọi phương diện Người trẻ là người đang trong phát triển, hoàn thiện

để có một nhận thức viên mãn và tương thích với đại đa số trong cộng đồng

Trong Từ điển Di sản Hoa Kỳ và Bách khoa toàn thư Britannica cũng đã đưa

ra định nghĩa, người trẻ là người nằm trong độ tuổi chuyển giao phát triển sinh lý vàtâm lý, thể chất và tinh thần, tiến trình diễn ra giữa thời kỳ thiếu niên và ngườitrưởng thành (người lớn) Quá trình chuyển giao này liên quan đến thay đổi vềphương diện sinh học (ví dụ như dậy thì), xã hội và tâm lý, trong đó những thay đổi

về sinh lý và tâm lý thường dễ nhận thấy hơn

Từ điển Oxford lại giải thích, thời điểm kết thúc độ tuổi “trẻ” và bắt đầu trởthành “người lớn” được quy ước ở mỗi nước một khác thậm chí khác nhau ở ngaytrong một quốc gia, căn cứ vào các quyền công dân và quyền con người Cách xácđịnh một người còn “trẻ” hay “trưởng thành” thông qua việc xác định đủ tuổi chomột quyền gì đó cụ thể chẳng hạn như có chứng minh thư nhân dân, có bằng lái xe,

có quyền quan hệ tình dục, nhập ngũ, bầu cử, hay lập gia đình

Trang 24

Theo UNESCO (phương diện văn hoá - xã hội), “người trẻ” nên được hiểu lànhững người thuộc giai đoạn chuyển giao từ sự phụ thuộc của trẻ em đến sự độc lậpcủa người lớn và nhận thức về sự tương thuộc (phụ thuộc lẫn nhau) giữa các thànhviên trong một cộng đồng Người trẻ hay tuổi trẻ là một phạm trù tương đối, linhhoạt hơn là chiếu theo độ tuổi cố định UNESCO không có một độ tuổi cố định đểxác định “giới trẻ” mà tuỳ vào bối cảnh, lĩnh vực và phạm vi.

Trong khi Hiến chương Thanh niên châu Phi (AYC) cho rằng “người trẻ” lànhững người thuộc độ tuổi từ 15 đến 35 thì Liên Hợp Quốc (UN) xác định “giới trẻ”

là những người thuộc độ tuổi từ 15 - 24 Tất cả các báo cáo, thống kê của Liên HợpQuốc đều căn cứ vào định nghĩa này, chẳng hạn như sách trắng của Liên Hợp Quốc

về dân số, giáo dục, việc làm và y tế

Theo điều I, Luật Thanh niên quy định: Thanh niên là công dân Việt Nam đủmười sáu tuổi đến ba mươi tuổi [32, tr 1]

Theo từ điển tiếng Việt “Thanh niên là người còn trẻ, đang ở độ tuổi trưởng

thành” [29, tr 1029] Khái niệm này bao hàm: Thanh niên là người có độ tuổi còn trẻ

và độ tuổi đó đang trưởng thành Khái niệm này hoàn toàn được hiểu theo lứa tuổi.Trong cuốn sách Quản lý Nhà nước về công tác thanh niên trong thời kỳ mới,

đồng chí Vũ Trọng Kim đã đưa ra khái niệm thanh niên như sau: “Thanh niên là

một nhóm nhân khẩu - xã hội đặc thù bao gồm những người trong một độ tuổi nhất định, có quan hệ gắn bó mật thiết với mọi giai cấp, tầng lớp xã hội, có mặt trong mọi lĩnh vực hoạt động xã hội, có vai trò lớn trong hiện tại và giữ vai trò quyết định

sự phát triển trong tương lai của xã hội” [30, tr 14].

Từ những khái niệm trên, trong phạm vi khả năng của mình, tác giả luận vănđưa ra khái niệm về giới trẻ như sau: Giới trẻ là những người ở độ tuổi từ 16 – 30tuổi, có những đặc điểm tâm sinh lý khác biệt, có tâm tư, nguyện vọng và hoài bãotheo lứa tuổi và theo giới tính Giới trẻ Việt Nam có mặt trên khắp đất nước, trong cácgiai cấp và tầng lớp xã hội, thuộc các ngành nghề khác nhau như: học sinh – sinhviên, lực lượng vũ trang, công nhân, nông dân, văn nghệ sĩ… Giới trẻ Việt Nam lànhững người có vai trò quan trọng trong sự phát triển của xã hội và đất nước

Trang 25

Với đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ

Việt Nam hiện nay”, trong khả năng giới hạn của mình, tác giả luận văn muốn đề cập

tới “giới trẻ” là những bạn trẻ công dân Việt Nam, có độ tuổi từ 16 – 28 tuổi.

Vậy giới trẻ có đặc điểm tâm sinh lý và thể chất như thế nào?

Trong cuốn “PR – công cụ phát triển của báo chí” (Nxb Trẻ), PGS TS Đỗ Thị Thu Hằng đã nhận định: “Ở độ tuổi này cho phép thanh niên có thể đảm nhận

được mọi công việc trong hoạt động học tập, lao động và giao tiếp xã hội Tuy nhiên, với độ tuổi trên dưới 20, do sự hưng phấn cường độ cao của hệ thần kinh cộng với sức mạnh thể chất đang trên đà phát triển nên thanh niên độ tuổi này còn

có biểu hiện hưng phấn nhiều hơn ức chế, dẫn đến đặc điểm tâm lý sôi nổi, nhiệt tình nhưng có pha chút bồng bột, dễ bắt chước, dễ kích động và dễ ngộ nhận Nhân cách của thanh niên đang trong giai đoạn hoàn thiện và định hình, rõ nét nhất là hệ thống thái độ và định hướng giá trị, từ đó hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, niềm tin và lý tưởng Tình cảm, trách nhiệm và nghĩa vụ công dân của thanh niên có bước chuyển biến mới So với tuổi thiếu niên, nhận thức chính trị

- xã hội của thanh niên, sự định hình và hoàn thiện các thuộc tính nhân cách diễn

ra với tốc độ nhanh, cường độ mạnh, cùng với sự tác động của cảm xúc có phân cực rõ ràng Khả năng chịu sự tác động của bên ngoài một cách nhanh nhạy, có thẩm định và tự điều chỉnh, khả năng thích ứng xã hội cao, nếu có hướng dẫn đúng” [14, tr 209].

Với những đặc điểm tâm sinh lý đang trong giai đoạn hình và phát triển, giớitrẻ đang đối mặt với nhiều nguy cơ và thách thức Bởi vậy, việc chăm lo giáo dụcđạo đức, tư tưởng và lối sống cho giới trẻ là vô cùng cấp thiết, cần được chú trọng

quan tâm Trước lúc đi xa, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn trong Di chúc: “Đảng

cần phải chăm lo giáo dục đạo đức cách mạng cho thanh niên, đào tạo họ trở thành những người kế thừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa “hồng” vừa “chuyên”, bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.

1.1.3 Khái niệm lối sống

Lối sống (đạo đức và chuẩn giá trị xã hội) là những yếu tố cơ bản trong đờisống xã hội của mỗi con người và mỗi nền văn hóa Chúng gắn liền với các cơ sở

Trang 26

kinh tế, chính trị, tư tưởng và mọi mặt của đời sống vật chất, tinh thần của toàn xãhội Mỗi xã hội trong từng thời kỳ lịch sử nhất định, đều có lối sống, đạo đức cũngnhư các thước đo giá trị quy định trật tự và sự phát triển ổn định cho cả cộng đồng,đồng thời chi phối các mối quan hệ giữa người này với người khác, giữa nhóm xãhội này với nhóm xã hội khác, giữa mỗi con người với toàn thể đời sống xã hội.

Ở một bình diện chung nhất, lối sống là một phạm trù thuộc lĩnh vực văn hóa

Khi nói về phạm trù “lối sống”, có rất nhiều quan niệm khác nhau do cách tiếp cận

khác nhau

Tâm lý học coi các yếu tố khí chất, tính cách, nhân cách là thuộc tính cơ bản

của lối sống Vì thế, khi nói “tính cách người Anh”, “tính cách người Việt” thì điều

đó có nghĩa kiểu hành vi, kiểu ứng xử, kiểu suy nghĩ và cách biểu hiện cảm xúc,tình cảm này là đã mang tính chất đặc trưng cho mỗi nhóm xã hội và cả cộng đồngngười đó rồi

Nhân học, dân tộc học nhấn mạnh đến yếu tố văn hóa của lối sống Chính vì

thế theo cách tiếp cận này, mỗi dân tộc cụ thể đều có một lối sống đặc trưng bởi hệgiá trị, chuẩn mực, phong tục tập quán, truyền thống, thói quen thể hiện qua cách

ăn, mặc, lao động, nghỉ ngơi, sinh hoạt, ứng xử và giao tiếp trong cuộc sống hàngngày Mỗi lối sống chứa đựng bản sắc văn hóa của dân tộc, nhờ vậy có thể nhậndiện và phân biệt được người dân tộc này với người dân tộc khác

Xã hội học thì lại cho rằng, lối sống là một phạm trù xã hội học dùng để chỉ

kiểu hành vi, kiểu quan hệ xã hội tương ứng với vị thế - vai trò và cấu trúc xã hộinhất định Lối sống qui định đặc điểm của tư duy, cách giao tiếp, ứng xử của conngười trong các lĩnh vực lao động sản xuất, văn hóa xã hội, chính trị tư tưởng và đờisống sinh hoạt hàng ngày Nhưng bản thân lối sống lại bị qui định bởi cấu trúc xãhội, phân tầng xã hội và hệ thống xã hội Theo từ điển tóm tắt xã hội học (Liên Xô

cũ): lối sống là những hình thức hoạt động sống (cá nhân, nhóm, tầng lớp) điển

hình với những quan hệ xã hội cụ thể trong lịch sử.

Từ phạm vi rộng lớn ấy, có thể thấy: Lối sống là một thói quen có địnhhướng, có chất lượng lý tưởng Nó là cách thể hiện tổng hợp tất cả các cấu trúc,nền văn hóa, đặc trưng văn hóa của một người hay một cộng đồng, là một yếu tố

Trang 27

xã hội Nó là tiêu chí đầu tiên, tổng hợp nhất thể hiện chất lượng văn hóa và trí tuệcủa con người

Như vậy, lối sống là một phạm trù xã hội khái quát toàn bộ hoạt động sống củacác dân tộc, các giai cấp các nhóm xã hội, các cá nhân trong những điều kiện củamột hình thái kinh tế xã hội nhất định và biểu hiện trên các lĩnh vực của đời sống:trong lao động và hưởng thụ, trong quan hệ giữa người với người, trong sinh hoạttinh thần và văn hóa Lối sống là phức hợp những mẫu hình nhận thức và hành độngbiểu hiện như sự lặp lại, phổ biến, ổn định dưới dạng thức hoạt động đặc trưng chomột dân tộc, một quốc gia, một giai cấp, một tập đoàn xã hội trong một giai đoạnlịch sử nhất định

Ở đây, những chuẩn mực, giá trị, những truyền thống, tập quán có vai trò hếtsức lớn đến phương thức hoạt động, tu duy cách ứng xử của người ta trong xã hội.Tất cả tạo thành cơ sở của khuôn mẫu hành vi của mỗi người, mỗi nhóm và tậpđoàn người khác nhau trong xã hội Nói cách khác, lối sống là tổng thể các nét cănbản đặc trưng cho hoạt động của các dân tộc, các giai cấp, các nhóm xã hội trongnhững điều kiện xã hội nhất định về mặt lịch sử Nó là những cách thức, phép tắc tổchức và điều khiển đời sống cá nhân, cộng đồng đã được thừa nhận rộng rãi và trởthành thói quen

Từ những khái niệm khác nhau như trên có thể đưa ra một khái niệm chung

tổng quát như sau: Lối sống là tổng hợp toàn bộ các mô hình, cách thức và phong

cách sống của con người thể hiện trong mọi phương thức cũng như lĩnh vực hoạt động, từ sản xuất, tiêu dùng, sinh hoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa con người với con người, giữa chủ thể với đối tượng, giữa điều kiện với phương tiện và mục đích sống Trong lối sống tổng hoà những nét cơ bản, khắc hoạ những đặc điểm cuộc sống của các cá nhân, các nhóm người, của giai cấp, dân tộc trong một xã hội nhất định [28, tr 23-24]

Một số nhận biết về tiêu chí lối sống:

Lối sống thể hiện văn minh nhân loại và truyền thống văn hóa của một dântộc, cả các giá trị phổ quát và cả các giá trị phù hợp với điều kiện lịch sử của từng

Trang 28

thời kỳ nhất định Về nhận thức, lối sống tập hợp những nét cơ bản, tiêu biểu, ổnđịnh của các hình thức hoạt động sống đặc trưng cho mỗi dân tộc, quốc gia, vùngđịa lý, nhóm xã hội và cá nhân trong những điều kiện chính trị - kinh tế - văn hóa -

xã hội cụ thể Đó là cách thức hoạt động, ứng xử của chủ thể (cá nhân, tập thể) đểđáp ứng nhu cầu sống, từ ăn, mặc, ở, đi lại, tái tạo giống nòi đến học hành, vui chơi,giao tiếp và thoả mãn nhu cầu trí tuệ, thẩm mỹ, vv ; từ hoạt động kinh doanh, chínhtrị, văn hoá đến việc tổ chức đời sống cá nhân, gia đình và xã hội

Như vậy, nếu xem lối sống, theo nghĩa đơn giản, là cách sống của một cá nhânhay cộng đồng thì rõ ràng mọi yếu tố xã hội xung quanh nó có ảnh hưởng đến quátrình hình thành nhân cách hay lối sống của họ

Tiêu chí luôn được định nghĩa là: "Tính chất, dấu hiệu đặc trưng để nhận biết,xem xét, hoặc phân loại một vật, sự vật"

Như vậy, tiêu chí lối sống sẽ được xem là: Những dấu hiệu đặc trưng để nhậnbiết, xem xét hoặc phân loại lối sống

Từ cách chia như vậy, cộng với việc xác định thêm một trục thời gian bêncạnh trục không gian như cách phân chia truyền thống của những người theo môhình cấu trúc đã chỉ ra trong lý thuyết lối sống ở trên, tiêu chí lối sống được đề tàichia thành 02 loại: Tiêu chí đánh giá lối sống và tiêu chí phân loại lối sống

Tiêu chí đánh giá lối sống:

Do lối sống là một phạm trù mang tính đạo đức nên thông thường người taphân chia lối sống theo cách đánh giá này Trên cơ sở đó, tiêu chí đánh giá lối sống

có thể phân chia thành các dạng sau:

- Phân chia theo tính chủ động của lối sống: lối sống chủ động – lối sống bị động

- Phân chia theo tính tích cực của lối sống: Lối sống tích cực – lối sống tiêu cực

- Phân chia theo tính định hướng của lối sống: lối sống hướng nội – lối sốnghướng ngoại

- Phân chia theo tính chất tình nghĩa: lối sống trọng tình – lối sống trọng nghĩa

- Phân chia theo định hướng cá nhân hay cộng đồng: lối sống cá nhân – lốisống cộng đồng; lối sống vị kỷ – lối sống vị tha

Trang 29

Tiêu chí phân loại lối sống:

Bên cạnh tiêu chí đánh giá lối sống theo cách nhìn đạo đức, lối sống còn đượcnhìn nhận từ góc độ loại hình như sau:

- Lối sống theo nhóm tuổi: lối sống trẻ em, thanh niên, người già

- Lối sống theo nghề nghiệp (môi trường làm việc): lối sống công nhân, nôngdân, học sinh – sinh viên, bác sĩ, giáo viên

- Lối sống gia đình: Gia đình trí thức, nông dân

- Lối sống theo thu nhập: lối sống nhà giàu, nhà nghèo

- Lối sống theo tôn giáo: lối sống của người theo đạo Thiên chúa, Tin lành,Phật giáo,

- Lối sống theo nơi cư trú: lối sống nông thôn, đô thị

- Lối sống chia theo thời gian: lối sống cổ truyền, truyền thống, hiện đại

- Lối sống chia theo giới tính: lối sống nam giới (đàn ông), lối sống nữ giới(đàn bà)

- Lối sống chia theo nhóm bạn (nhóm sở thích): Lối sống của nhóm thíchgame, của nhóm thích phim Hàn Quốc, thích đi du lịch,

- Lối sống theo trình độ học vấn: lối sống của học sinh tiểu học, sinh viên đại học

- Lối sống theo tình trạng tâm – sinh lý: lối sống hướng nội, hướng ngoại, cóbệnh tật

- Lối sống theo định hướng giá trị: Lối sống trọng tình cảm, lối sống tự do, lốisống buông thả

Từ khái niệm và cách phân loại như trên có thể hiểu: Lối sống của giới trẻ ViệtNam hiện nay là sự tổng hợp của các mô hình, cách thức và phong cách sống củangười trẻ (trong độ tuổi từ 16 – 28) trong mọi lĩnh vực từ lao động, học tập, sinhhoạt đến thái độ, hành vi, cách tư duy, lối ứng xử giữa người trẻ với nhau, giữangười trẻ với xã hội, giữa người trẻ và những người ở độ tuổi khác

1.2 Quan điểm lý thuyết trong nghiên cứu về ảnh hưởng của báo điện tử đối với lối sống của giới trẻ ở Việt Nam hiện nay

Khi nhắc tới hai từ “ảnh hưởng”, mỗi người sẽ có cách định nghĩa khác nhau.

Có người thì cho rằng, “ảnh hưởng” có nghĩa là tác động (từ người, sự việc hoặc

Trang 30

hiện tượng) có thể làm dần dần có những biến đổi nhất định trong tư tưởng, hành vi,hoặc trong quá trình phát triển ở sự vật hoặc người nào đó Cũng có ý kiến cho

rằng, “ảnh hưởng” là khi một người suy nghĩ hoặc hành động được thay đổi bởi

của người khác Ảnh hưởng có thể là cả tốt và xấu Tuy nhiên, trong luận văn này,

tác giả sử dụng khái niệm “ảnh hưởng” theo định nghĩa sau: “Ảnh hưởng là tác

động có thể để lại kết quả ở sự vật hoặc người nào đó Ví dụ: Ảnh hưởng của khí hậu đối với cây cối; nói chuyện làm ảnh hưởng đến người khác…” [29, tr 7].

Trong thời đại bùng nổ thông tin hiện nay, các PTTT hiện đại đang là công cụtốt nhất để giúp cho báo chí truyền tải một lượng thông tin khổng lồ đến với côngchúng Chính vì vậy, báo chí cũng có ảnh hưởng ngày càng to lớn trong việc thúcđẩy tiến trình các sự kiện Nói cách khác, báo chí không chỉ đơn thuần là người đưatin, phản ánh thụ động các sự kiện; nó còn đóng vai trò ngày càng tích cực, tham giatrực tiếp vào các sự kiện như một trong những yếu tố, những điều kiện thúc đẩy vàquy định chiều hướng vận động của các sự kiện Bản chất của vai trò đó chính là áplực của dư luận xã hội do báo chí tạo ra

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa Gia đình, tính đếnnăm 2015, dân số Việt Nam đạt 91,9 triệu người, tỷ lệ lao động dưới 30 tuổi (thanhniên) chiếm 31,2% Con số này cho thấy, giới trẻ có vai trò vô cùng quan trọngtrong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ tổ quốc

Giới trẻ luôn là một trong những nhóm công chúng đích của truyền thông đạichúng Ngày nay, sự phát triển của khoa học công nghệ và sự ra đời của các sảnphẩm công nghệ số đã giúp cho báo điện tử dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với giớitrẻ Với sự phong phú, đa dạng về mặt thông tin trong mọi lĩnh vực từ chính trị, xãhội, kinh tế, văn hóa, giải trí, thể thao, công nghệ… giới trẻ được sống trong nhịpđập nóng hổi của thời đại, quốc gia, cộng đồng

Thông qua báo điện tử, giới trẻ có cái nhìn tích cực hơn, quan tâm hơn vànhững phản ứng kịp thời với những sự kiện chính trị - kinh tế - văn hóa – xã hội củathế giới, của đất nước và của địa phương nơi mình đang sống Có thể nói, báo điện

tử có những tác động mạnh mẽ, sâu sắc tới sự phát triển trí tuệ, hình thành nhânsinh quan, thế giới quan và bồi đắp tình cảm nhân văn cho giới trẻ

Trang 31

Không những vậy, do sự đa dạng, phong phú và cập nhật thông tin nhanhchóng nên báo điện tử còn tìm thấy cho mình được nguồn tri thức hữu ích, rènluyện kỹ năng sống của mình Một số những trang báo chuyên ngành còn có vai trò

vô cùng quan trọng đối với hoạt động trao đổi, nghiên cứu thông tin khoa học củagiới trẻ

Thế nhưng, bên cạnh những hình đẹp về giới trẻ, vẫn còn đâu đó những ngườitrẻ có lối sống lệch lạc, thiếu lý tưởng, giảm sút niềm tin, thiếu ý thức chấp hànhpháp luật do tác động của những mặt trái kinh tế thị trường và toàn cầu về văn hóangày càng sâu rộng Những người trẻ này có lối sống thực dụng, đua đòi, lãng phí,

có biểu hiện tiêu cực trong đạo đức, lối sống, cá biệt có một số thanh niên sa vào tệnạn xã hội, tội phạm

Thông qua các PTTT đại chúng (trong đó tích cực nhất là báo điện tử), dư luậnkhông khỏi cảm thấy sốc trước hình ảnh phản cảm về cách cư xử, ăn mặc lố lăngcủa thanh niên, học sinh - sinh viên: “ngắn trước, rách sau”, “siêu mỏng”, rồi các

“hot girl, hot boy” sang chảnh; truy cập các website độc hại, chat nude, đua xe,quan hệ tình dục sớm; trường học thì thường xuyên xảy ra các vụ bạo lực họcđường Đặc biệt, theo báo cáo của Ban chỉ đạo Đề án IV “Đấu tranh phòng, chốngtội phạm xâm hại trẻ em và tội phạm trong lứa tuổi chưa thành niên” của Bộ Công

an, trong vòng 6 năm (2007 - 2013), trên cả nước đã xảy ra 63.600 vụ án hình sự dotrẻ vị thành niên gây ra, với 94.300 đối tượng là trẻ vị thành niên phạm tội, tăng gần4.300 vụ án so với 6 năm trước đó Đây là những con số đau lòng, làm nhức nhối dưluận xã hội

Điều đáng lo ngại là càng ngày, số tội phạm vị thành niên càng trẻ hóa Theothống kê, trong tổng số 94.300 tội phạm vị thành niên nói trên, số trẻ dưới 14 tuổiphạm tội chiếm tới 13%, trẻ từ 14 đến 16 tuổi phạm tội chiếm tới 34,7% Nếu như

Lê Văn Luyện lạnh lùng vung dao đoạt mạng liền một lúc 3 người khi chỉ còn kémvài tháng nữa là đầy 18 tuổi, thì sau đó Võ Nhật Trường (ở thôn Trung Hậu, xã MỹChánh Tây, huyện Phù Mỹ, Bình Định) giết bà nội mình là cụ Trần Thị Vân (83tuổi) để cướp 700 nghìn đồng khi Trường chưa đầy 16 tuổi Hay vụ Nông Văn Công

Trang 32

(ở xã Ngọc Đường, TP Hà Giang, tỉnh Hà Giang) giết mẹ đẻ là bà Lưu Thị Linh đểcướp 2,8 triệu đồng và một sợi dây chuyền bạc khi hắn đang là học sinh lớp 9 củaTrường THCS xã Ngọc Đường…

Dư luận cũng giật mình khi mỗi năm Việt Nam có 1,2 triệu ca nạo phá thai,trong đó có tới 20% trường hợp là học sinh THPT; Nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS

và các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục ở vị thành niên và thanh niên cũng đang

ở mức báo động; Tình hình sử dụng ma tuý trong vị thành niên và thanh niên cũngđáng lo ngại Tất cả những số liệu này phần nào giống như tín hiệu báo động về sựxuống cấp trong lối sống của giới trẻ Việt Nam hiện nay Trong đó, các PTTT đạichúng nói chung và báo điện tử nói riêng đã phần nào “góp tay” khiến tình trạngnày gia tăng mạnh hơn

Với sự phát triển mạnh mẽ của báo chí, giữa một “biển” thông tin, giới trẻ cóthể “lạc lối”, nếu không được định hướng, giáo dục Thế nhưng, trong quá trình hoạtđộng thực tiễn, chịu sự tác động không nhỏ của kinh tế thị trường và sức ép từdoanh số, báo điện tử đang dần xuất hiện những dấu hiệu tiêu cực trong việc đưatin, làm ảnh hưởng tới lối sống, suy nghĩ và hành vi của giới trẻ

Bên cạnh những tờ báo nghiêm túc, có không ít tờ báo thu hút độc giả bằngnhững bài báo có nhan đề giật gân, nội dung khai thác những đề tài kịch tính, thịhiếu tầm thường, dục vọng thấp kém của con người Việc các ngôi sao, người mẫu,diễn viên thường xuyên xuất hiện với tần suất dày đặc bằng các chiêu trò lố lăng, dễkhiến giới trẻ bị ngộ nhận đó là những giá trị thời thượng được xã hội tôn vinh, kíchthích giới trẻ học đòi theo những điều phù phiếm, sao nhãng và coi nhẹ giá trị chânchính của cuộc sống

Thông tin báo chí đối với thế hệ trẻ ngày nay vừa thừa, vừa thiếu Thừa nhữngthông tin giải trí, giật gân vô bổ, thậm chí độc hại mà thiếu những thông tin nghiêmtúc, có tính phát hiện, khai sáng, cảnh báo, có ý nghĩa xã hội sâu sắc Báo điện tửđang phát triển “nóng” nhưng thiếu chiều sâu, thiếu đỉnh cao Có không ít tờ báo coinhẹ chức năng thông tin, phản biện xã hội mà lại chú trọng tính chất giải trí, thươngmại, chạy theo thị hiếu tầm thường của độc giả

Trang 33

Có thể nói, vai trò, tác động của báo chí, truyền thông nói chung, báo điện tửnói riêng đối với thế hệ trẻ là một vấn đề rất lớn, nhưng chưa được quan tâm đúngmức Bởi vậy, các ban ngành, cơ quan truyền thông cần phải có những biện pháp cụthể để nâng cao tác động của báo điệntử đối với lối sống của giới trẻ hiện nay.

1.3 Khái quát về quá trình hình thành và phát triển của báo điện tử ở Việt Nam

1.3.1 Quá trình hình thành và phát triển

Chỉ một tháng sau khi Việt Nam nối mạng internet, ngày 31/12/1997, tạp chí

Quê hương (tạp chí của Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài trực thuộc Bộ

Ngoại giao Việt Nam) có địa chỉ: http://quehuongonline.vn đã trở thành tờ báo điện

tử đầu tiên của nước ta

Đối tượng phục vụ chủ yếu của tạp chí là cộng đồng người Việt Nam định cư, sinh sống ở nước ngoài cũng như thân nhân của họ ở trong nước và những độc giả quan tâm, tìm hiểu về các vấn đề liên quan đến người Việt Nam ở nước ngoài Sự kiện này có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong lịch sử báo chí nước nhà, đánh dấu các PTTT đại chúng ở Việt Nam đã có thêm một thành viên mới, một loại hình báo chí mới vừa hiện đại, vừa đặc biệt hữu dụng

Tiếp nối sự ra đời của Quê hương Online, ngày 21/06/2016, báo Nhân dân

điện tử (http://nhandan.vn/) chính thức phát hành trên mạng internet; ngày

03/02/1999, Đài Tiếng nói Việt Nam hòa mạng với tên miền http://vovnews.vn;

ngày 01/09/2000, Đài Truyền hình Việt Nam phát hành trang tin điện tử

http://vtv.vn Đến nay, các cơ quan báo chí lớn như: Tiền Phong, Lao Động, Thanh Niên, Tuổi Trẻ, Thông tấn xã Việt Nam… đều có tờ báo điện tử Từ chỗ ban đầu chỉ

là những tờ báo phiên bản điện tử của báo in, những tờ báo trên đã phát triển độclập, có phong cách riêng và dần thoát ra khỏi cái bóng bao trùm của báo in, khẳngđịnh được ưu thế vượt trội của mình

Bên cạnh đó, những tờ báo điện tử độc lập cũng dần xuất hiện Ngày

26/02/2002, tờ Tin nhanh Việt Nam (http://vnexpress.net/) chính thức ra mắt độc giả

và chính thức được cấp phép hoạt động báo chí, trở thành tờ báo điện tử độc lập đầu

tiên ở Việt Nam Tiếp theo là tờ Vietnamnet (http://vietnamnet.vn/) cũng được cấp

Trang 34

phép vào ngày 23/01/2003, VnMedia (http://vnmedia.vn/) được cấp phép ngày

06/08/2003

Theo báo cáo đánh giá công tác báo chí năm 2015 của Thứ trưởng Bộ Thôngtin và Truyền thông Trương Minh Tuấn tại Hội nghị báo chí toàn quốc tổng kếtcông tác năm 2015, triển khai nhiệm vụ năm 2016 cho biết: Hiện cả nước có 105báo, tạp chí điện tử (tăng 7 báo so với năm 2014) Trong đó có 83 báo, tạp chí điện

tử của cơ quan báo chí in và 22 báo, tạp chí điện tử độc lập Tổng số trang thông tinđiện tử tổng hợp của các cơ quan báo chí được cấp phép là 248 Tính từ năm 2010,

số lượng cơ quan báo chí điện tử tăng 44 cơ quan

1.3.2 Sự khác biệt giữa báo điện tử và trang thông tin điện tử

Thực tế cho thấy, rất nhiều người không phân biệt được giữa báo điện tử, trangthông tin điện tử tổng hợp và trang thông tin điện tử Có rất nhiều người nghĩ rằng,các trang thông tin điện tử hoạt động giống như trang thông tin điện tử tổng hợp vàtrang thông tin điện tử tổng hợp hoạt động giống như báo điện tử

Nghị định số 97/2008/NĐ-CP của Chính phủ nêu rõ: Trang thông tin điện tửtrên internet là trang thông tin hoặc tập hợp trang thông tin phục vụ cho việc cungcấp và trao đổi thông tin trên môi trường internet, bao gồm trang thông tin điện tử(website), trang thông tin điện tử cá nhân (blog), cổng thông tin điện tử (portal) vàcác hình thức tương tự khác

Còn trong Nghị định số 72/2013/NĐ-CP của Chính phủ, trang thông tin điện

tử được phân loại và quy định quản lý như sau:

1 Báo điện tử dưới hình thức trang thông tin điện tử, được thiết lập và hoạtđộng theo quy định của pháp luật về báo chí

2 Trang thông tin điện tử tổng hợp là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổchức, doanh nghiệp cung cấp thông tin tổng hợp trên cơ sở trích dẫn nguyên văn,chính xác nguồn tin chính thức và ghi rõ tên tác giả hoặc tên cơ quan của nguồn tinchính thức, thời gian đã đăng, phát thông tin đó

3 Trang thông tin điện tử nội bộ là trang thông tin điện tử của cơ quan, tổchức, doanh nghiệp cung cấp thông tin về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ, tổ chức

Trang 35

bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề và thông tin khác phục vụ cho hoạt độngcủa chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó và không cung cấp thông tin tổng hợp.

4 Trang thông tin điện tử cá nhân là trang thông tin điện tử do cá nhân thiếtlập hoặc thiết lập thông qua việc sử dụng dịch vụ MXH để cung cấp, trao đổi thôngtin của chính cá nhân đó, không đại diện cho tổ chức hoặc cá nhân khác và khôngcung cấp thông tin tổng hợp Trang thông tin điện tử cá nhân, trang thông tin điện tửnội bộ phải tuân theo các quy định về đăng ký và sử dụng tài nguyên internet và cácquy định có liên quan tại Nghị định này

5 Trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành là trang thông tin điện tửcủa cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ứng dụng trong lĩnh vực viễnthông, công nghệ thông tin, phát thanh, truyền hình, thương mại, tài chính, ngânhàng, văn hóa, y tế, giáo dục và các lĩnh vực chuyên ngành khác và không cung cấpthông tin tổng hợp Trang thông tin điện tử này được thiết lập và hoạt động theo quyđịnh của pháp luật chuyên ngành và các quy định có liên quan

Theo thông tư số 9/2014/TT-BTTTT quy định chi tiết về hoạt động quản lý,cung cấp, sử dụng thông tin trên trang thông tin điện tử, các trang thông tin điện tửkhông phải cấp phép gồm: trang thông tin điện tử nội bộ; trang thông tin điện tử cánhân; trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành; diễn đàn nội bộ dành chohoạt động trao đổi, hỏi đáp thông tin nội bộ liên quan trực tiếp đến chức năng,nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy, dịch vụ, sản phẩm, ngành nghề phục vụ chohoạt động của chính cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó; trang thông tin điện tử của

cơ quan nhà nước cung cấp thông tin được quy định tại Điều 10 Nghị định số43/2011/NĐ-CP ngày 13/06/2011 của Chính phủ quy định về việc cung cấp thôngtin và dịch vụ công trực tuyến trên trang thông tin điện tử hoặc cổng thông tin điện

tử của cơ quan nhà nước

Bên cạnh đó, thông tư số 9/2014/TT-BTTTT cũng quy định các trang thông tinđiện tử phải cấp phép hoạt động là: trang thông tin điện tử tổng hợp; các trang thôngtin điện tử nội bộ, trang thông tin điện tử ứng dụng chuyên ngành khi cung cấpthông tin tổng hợp thì phải đề nghị cấp phép như đối với trang thông tin điện tửtổng hợp

Trang 36

Ngoài ra, thông tư còn quy định, trang thông tin điện tử tổng hợp khi trích dẫnlại thông tin phải tuân theo quy định về nguồn tin (được quy định tại khoản 18 Điều

3, khoản 2 Điều 20 Nghị định số 72/2013/NĐ-CP); không đăng tải ý kiến nhận xét,bình luận của độc giả về nội dung tin, bài được trích dẫn (trừ trang thông tin điện tửtổng hợp của cơ quan báo chí)

Trong khi đó, so với trang thông tin điện tử, báo điện tử có những điểm khác biệt nổi bật như sau:

Là của một tổ chức chính trị, xã hội nhất

định, được cấp phép hoạt động

Của tổ chức xã hội, công ty, đơn vị kinh

tế, cá nhân; có hoặc không được cấpphép hoạt động

Là hoạt động chính trị, phục vụ công tác

tư tưởng, lợi ích của Tổ quốc, nhân dân

Hoạt động theo Luật Báo chí

Quảng bá cho tổ chức, cá nhân, sảnphẩm và hoạt động vì mục đích riêng

Nội dung thông tin: Được chọn lọc, đa

dạng (mọi vấn đề của đời sống) Tính

thời sự của thông tin cao Có thể đồng

thời với sự kiện xảy ra Thông tin là

những sự kiện có thật, chính xác, có thể

kiểm tra Thông tin mang tính định

hướng, góp phần quản lý xã hội

Nội dung thông tin: Hẹp, mang tính cá

nhân (về doanh nghiệp, về sản phẩm, vềcông trình nghiên cứu khoa học) Thôngtin không xuất hiện liên tục, cập nhật.Thông tin có thể có thật, có thể bị nóiquá sự thật, thậm chí bịa đặt tùy theomục đích của chủ trang web cần đạtđược

Hình thức: Tờ báo được thiết kế theo

chuyên trang, chuyên mục, bắt mắt

nhưng đảm bảo tính chính trị của trật tự

thông tin Thể loại báo chí đa dạng, ngôn

ngữ đại chúng, dễ hiểu

Hình thức: Trang web được thiết kế

không ổn định, tùy theo nội dung thôngtin cần thông báo Không sử dụng đadạng các thể loại báo chí như: phóng sự,điều tra…

Công chúng: Đa dạng, đại chúng, có sự

quan tâm đến những vấn đề có liên quan

đến quyền lợi của mình hoặc của dân

tộc, đất nước Có sự phản hồi nhanh,

hiệu quả, đóng góp lượng thông tin lớn

Công chúng: Không có công chúng, chỉ

có người cần sử dụng thông tin cho mụcđích cá nhân của mình Sự phản hồithông tin chỉ xảy ra khi người dùng thực

sư có lợi ích, nhu cầu

Trang 37

cho tòa soạn, có nhu cầu thông tin cao

coi đó như món ăn tinh thần hàng ngày

Đội ngũ sản xuất thông tin: Là các nhà

báo chuyên nghiệp

Đội ngũ sản xuất thông tin: Là tổ chức

hoặc cá nhân có nhu cầu thông tin vềmình

Quá trình sản xuất thông tin: Chất liệu

tác phẩm báo chí lấy từ cuộc sống, được

lựa chọn, kiểm tra…

Quá trình sản xuất thông tin: Sản xuất

thông tin từ cái mình có, dựa trên nhucầu mua bán, trao đổi

Trang báo được phát hành trên mạng

internet nhưng có sự quản lý và kiểm

soát chặt chẽ Quá trình truyền tải thông

tin tức thời và phi định kỳ

Quá trình truyền tải thông tin không liêntục theo thời gian và khó quản lý, kiểmsoát

1.3.3 Đặc điểm của báo điện tử

Internet đã tạo môi trường và tiền đề để báo điện tử ra đời Đến lượt mình, sự

ra đời và phát triển của báo điện tử được coi như một trong những dịch vụ tiện íchgiúp mạng internet ngày càng trở nên hấp dẫn hơn Từ việc bị hoài nghi về chứcnăng, vai trò khi mới ra đời, báo điện tử đã trở nên vững mạnh và có tầm ảnh hưởnglớn đối với xã hội nói chung và tâm lý công chúng nói riêng Với sự phát triển củakhoa học – công nghệ, sự ra đời của các thiết bị điện tử thông minh, hiện đại, báođiện tử đã có thêm điều kiện để đến gần với công chúng hơn Bây giờ, bất kể ngàyhay đêm, chỉ cần có thời gian rảnh là công chúng sẽ sử dụng thiết bị công nghệ sẵn

có để truy cập vào các trang báo điện tử, tìm đọc thông tin mà mình quan tâm Điềunày diễn ra ở nhiều nơi: công sở, gia đình, quán cà phê… Báo điện tử không chỉđược chấp nhận ở góc độ đối tượng tiếp nhận là khán giả, độc giả mà ngay cả bảnthân những người làm báo

Có thể nói, báo điện tử - kết quả của sự tích hợp giữa công nghệ và truyềnthông, dựa trên nền của internet và sự tích hợp ưu thế của các loại hình báo chítruyền thống đã có những ảnh hưởng vô cùng to lớn đối với xã hội, đối với ngườidân Về truyền tin, báo điện tử đã có những ảnh hưởng ở góc độ như sau:

Trang 38

Thứ nhất, báo điện tử có những lợi thế về dung lượng truyền tải mà báo in,

phát thanh, truyền hình không thể có được Báo điện tử không bị giới hạn khuônkhổ, số trang nên có khả năng truyền tải thông tin không giới hạn Do đó, báo điện

tử có thể cung cấp một lượng thông tin lớn, phong phú và chi tiết Những thông tintrên báo điện tử được sâu chuỗi lại với nhau theo các chủ đề thông qua siêu liên kết,được lưu trữ lâu dài và khoa học theo ngày tháng, chủ đề, chuyên mục… Bởi vậy,thông tin trên báo điện tử sẽ ảnh hưởng một cách trực tiếp vào tâm lý, nhận thức củangười đọc, tạo ra những hành vi và lối sống nhất định Đó có thể là tâm lý vui vẻ,hạnh phúc (đối với những thông tin tích cực); có thể là tâm lý bực bội, khó chịu (đốivới những thông tin thiếu chính xác); có thể là tâm lý hoang mang, lo sợ, hoàinghi… (đối với những thông tin tiêu cực: cướp, hiếp, giết)

Thứ hai, báo điện tử không bị phụ thuộc vào khoảng cách địa lý nên thông tin

được truyền tải đi khắp toàn cầu một cách nhanh chóng Nó tiếp cận với độc giảkhắp mọi nơi từ thành thị tới nông thôn, từ đồng bằng đến miền núi miễn là có thiết

bị kết nối với internet Nó cũng tiếp cận với độc giả ở mọi lứa tuổi, từ thiếu nhi chođến thanh niên, từ già đến trẻ; tiếp cận với mọi giới tính… Bởi thế, báo điện tử làmột phương tiện truyền tải thông tin dễ dàng, sinh động và trực tiếp Nhưng cũng vìthế mà sự ảnh hưởng của nó đối với công chúng là không lường được trước Nếukhông cẩn trọng trong việc đưa thông tin, báo điện tử dễ mắc phải những sai lầmtrong việc định hướng dư luận xã hội

Thứ ba, do đặc trưng riêng là sự nhanh chóng trong việc đưa thông tin tới độc

giả, nhiều khi phải chạy đua với thời gian Nhanh thì dễ ẩu Các loại hình báo chíkhác nhờ có đội ngũ BTV cẩn thận, nhạy bén và dày dặn kinh nghiệm nên đã tránhđược điều này Tuy nhiên, báo điện tử do phải chạy đua về tốc độ đưa thông tin nênphóng viên đôi khi sẽ kiêm luôn BTV, TBT và sự sai sót trong quá trình đưa tin làđiều khó tránh khỏi

Không những thế, nếu báo in một khi đã phát hành sẽ không thể sửa đượcthông tin, truyền hình một khi đã phát sóng sẽ không thể đính chính ngay lập tức,phát thanh một khi đã đến tai công chúng thì khó có thể sửa lỗi, báo điện tử lại làm

Trang 39

được Thông tin được đưa vẫn có thể sửa được nên đã tạo tâm lý chủ quan, thiếucẩn trọng đối với một bộ phận nhà báo Chính điều này đã làm ảnh hưởng khôngnhỏ tới chất lượng thông tin, tâm lý người đọc.

Thứ tư, báo điện tử tự mình làm ảnh hưởng đến chính mình Là loại hình báo

chí phụ thuộc hoàn toàn vào công nghệ, toàn bộ nội dung thông tin phụ thuộc phầnlớn vào sự ổn định của hệ thống máy móc Vì báo điện tử chỉ phát hành một bảnduy nhất nên khi gặp các sự cố hỏng hóc, virus phá hoại, tin tặc tấn công… nộidung sẽ bị chỉnh sửa, sai lệch hoặc bị phá hoại toàn bộ, khó lòng khôi phục lại Điềunày sẽ khiến tờ báo bị thiệt hại nặng về tài chính, uy tín và còn tạo tâm lý khó chịu,bực mình cho độc giả trong quá trình tiếp nhận thông tin từ báo điện tử

Thứ năm, báo điện tử đưa rất nhiều thông tin nên người đọc nhiều khi bị

nhiễu, bị choáng ngợp, mất tập trung và đôi khi không phân biệt được thông tin nàotốt, đáng tin cậy cho mình Do áp lực về doanh số, định mức thông qua việc giànhlượng truy cập của độc giả, nhiều tờ báo điện tử đã tận dụng hết khả năng, công suấtcủa tính đa phương tiện, khả năng cập nhật thông tin nhanh chóng, không giới hạn

để đăng tải những thông tin kiểu như “lộ hàng”, “khoe ngực”… Họ cố tình giật tít

“nửa kín, nửa lộ” về các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể để tạo sự tò mò và kích thíchham muốn của người đọc Có cảm giác như không một scandal “cởi”, “tự sướng”,

“lộ” nào của showbiz bị bỏ sót Những cụm từ như “phát sốt”, “lộ hàng”, “ngựckhủng”, “nội y”, “khiêu khích”, “sexy”… cùng những hình ảnh, clip “da thịt” xuấthiện nhan nhản Chính điều này đã khiến tâm lý của người đọc bị ảnh hưởng, đốivới một bộ phận giới trẻ sẽ hình thành nên suy nghĩ: “Lộ hàng + báo điện tử = Nổitiếng” Bởi vậy, không có gì lấy làm khó hiểu khi số lượng người trẻ được nhiềungười biết đến bằng các scandal, với sự “tiếp tay” của báo điện tử ngày càng giatăng Giới nghệ sĩ cũng trở nên “sống khỏe” hơn chỉ bởi sự “dễ dãi” mà báo điện tửđang làm

Bên cạnh đó là các thông tin về cướp, hiếp, giết thường xuyên được đưa lênbáo sẽ khiến cho người đọc có tâm lý hoang mang, lo sợ và đề phòng với mọi ngườixung quanh Những người trong cuộc và bản thân công chúng hàng ngày tiếp tục bị

Trang 40

tra tấn, rợn người vì sự vô cảm của nhiều nhà báo, tờ báo Họ bắt công chúng phảiđối mặt với cảm giác bị ám ảnh đè nặng, giật mình thon thót mỗi khi ngủ.

Thứ sáu, báo điện tử tạo tâm lý không thư giãn, thoải mái khi tiếp nhận thông

tin cho độc giả Vì phải sử dụng các thiết bị công nghệ để kết nối với mạnginternet nên người đọc gặp rất nhiều sự bất tiện Đối với máy tính, họ phải thườngxuyên ngồi trước màn hình, sử dụng chuột để điều khiển, tìm kiếm thông tin vàthời gian đọc chậm hơn 25% so với đọc bản in Đối với iPad, điện thoại… thì mànhình lại bé

Thứ bảy, báo điện tử ảnh hưởng không nhỏ tới việc quản lý và kiểm soát thông

tin của các cơ quan chức năng Do phải đảm bảo tính nhanh chóng trong việc đưathông tin, đảm bảo lượng độc giả truy cập vào báo mỗi ngày nên số lượng tin bàiđược đưa lên báo điện tử là khổng lồ Bởi vậy, các cơ quan chức năng phải vất vả đểkiểm soát chất lượng thông tin đưa ra sao cho phù hợp với đường lối chính trị củaĐảng và Nhà nước, với thuần phong mỹ tục, với tâm lý của người đọc (nhất là đốivới người trẻ

Ngày đăng: 20/12/2018, 08:24

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lại Thị Hải Bình (2006), Báo chí với quá trình hình thành nhân cách của học sinh – sinh viên, Luận văn thạc sĩ, Khoa Báo chí và Truyền thông – Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lại Thị Hải Bình (2006)," Báo chí với quá trình hình thành nhân cách củahọc sinh – sinh viên
Tác giả: Lại Thị Hải Bình
Năm: 2006
2. Nguyễn Thị Minh Châu (2014), Báo mạng điện tử đối với việc hỗ trợ phát triển kỹ năng mềm cho sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Minh Châu (2014), "Báo mạng điện tử đối với việc hỗ trợ pháttriển kỹ năng mềm cho sinh viên Thành phố Hồ Chí Minh
Tác giả: Nguyễn Thị Minh Châu
Năm: 2014
3. Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), Xã hội học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng (2001), "Xã hội học
Tác giả: Phạm Tất Dong, Lê Ngọc Hùng
Nhà XB: Nxb Đại học Quốcgia Hà Nội
Năm: 2001
4. Ban Bí thư Trung ương Đảng (2005), Chỉ thị số 52 CT/TW về Phát triển và Quản lý báo điện tử Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Bí thư Trung ương Đảng (2005)
Tác giả: Ban Bí thư Trung ương Đảng
Năm: 2005
5. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2015), Nghị quyết Hội nghị lần thứ IX về Xây dựng và Phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ban Chấp hành Trung ương Đảng (2015)
Tác giả: Ban Chấp hành Trung ương Đảng
Năm: 2015
6. Phạm Duy Đức (2013), Thực trạng tiếp nhận báo mạng điện tử của học sinh phổ thông trung học ở nội thành Hà Nội hiện nay, Luận văn Thạc sĩ, Học viện Báo chí và Tuyên truyền Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phạm Duy Đức (2013), "Thực trạng tiếp nhận báo mạng điện tử của họcsinh phổ thông trung học ở nội thành Hà Nội hiện nay
Tác giả: Phạm Duy Đức
Năm: 2013
7. PGS.TS Phạm Duy Đức (2015), Quan điểm của Đảng, Nhà nước về phát triển văn hóa, xây dựng con người trong giai đoạn mới, bài đăng trên Tạp chí Đảng Cộng sản, số 9 năm 2015 Sách, tạp chí
Tiêu đề: PGS.TS Phạm Duy Đức (2015), "Quan điểm của Đảng, Nhà nước về pháttriển văn hóa, xây dựng con người trong giai đoạn mới
Tác giả: PGS.TS Phạm Duy Đức
Năm: 2015
8. Fred S.Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm (2014), Lê Ngọc Sơn (dịch), Bốn học thuyết truyền thông, Nxb Tri thức Sách, tạp chí
Tiêu đề: Fred S.Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm (2014), Lê Ngọc Sơn(dịch), "Bốn học thuyết truyền thông
Tác giả: Fred S.Siebert, Theodore Peterson, Wilbur Schramm
Nhà XB: Nxb Tri thức
Năm: 2014
9. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơ bản, Nxb Chính trị Hành chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Trường Giang (2011), "Báo mạng điện tử - Những vấn đề cơbản
Tác giả: Nguyễn Thị Trường Giang
Nhà XB: Nxb Chính trị Hành chính
Năm: 2011
10. Nguyễn Thị Trường Giang (2011), Đạo đức nhà báo, Nxb Chính trị Hành chính Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Trường Giang (2011), "Đạo đức nhà báo
Tác giả: Nguyễn Thị Trường Giang
Nhà XB: Nxb Chính trị Hành chính
Năm: 2011
11. Nguyễn Thị Trường Giang (2014), Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điện tử, Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Thị Trường Giang (2014), "Tổ chức diễn đàn trên báo mạng điệntử
Tác giả: Nguyễn Thị Trường Giang
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia – Sự thật
Năm: 2014
12. Hoàng Thị Thu Hà (2011) Công chúng thế hệ Net với các Phương tiện truyền thông đại chúng, Luận văn thạc sĩ, Khoa Báo chí và Truyền thông – Đại học KHXH&NV, Đại học Quốc gia Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hoàng Thị Thu Hà (2011) "Công chúng thế hệ Net với các Phương tiệntruyền thông đại chúng
13. Nguyễn Văn Hà (2012), Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí, Nxb Đại học Quốc gia TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Văn Hà (2012), "Giáo trình Cơ sở lý luận báo chí
Tác giả: Nguyễn Văn Hà
Nhà XB: Nxb Đại họcQuốc gia TP.HCM
Năm: 2012

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w