1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

HIỆN TƯỢNG NGHIỆN NGÔN TÌNH CỦA GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

20 5,2K 30

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 20
Dung lượng 43,07 KB

Nội dung

nghiện ngôn tình

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……….2 CHƯƠNG 1: TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH……….3 1.1 Khái niệm, nguồn gốc, đặc trưng và đối tượng của tiểu thuyết ngôn tình….3 1.2 Phân loại tiểu thuyết ngôn tình……….3 CHƯƠNG 2: XU HƯỚNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾN NGÔN TÌNH TỚI GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY 5 2.1: Xu hướng đọc tiểu thuyết ngôn tình của giới trẻ Việt Nam hiện nay………5 2.1.1 xu hướng đọc truyện ngôn tình trong giai đoạn từ 2006-2010………5 2.1.2 xu hướng đọc truyện ngôn tình trong giai đoạn từ 2011 tới 2015……… 8 2.2: Ảnh hưởng của tiểu thuyết ngôn tình đối với giới trẻ hiện nay……….15 2.2.1 Ảnh hưởng tiêu cực……… 15 2.2.2 Ảnh hưởng tích cực……… 16 CHƯƠNG 3: NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP CỦA HIỆN TƯỢNG NGHIỆN NGÔN TÌNH CỦA GIÓI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY………17 3.1 Nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nghiện ngôn tình của giới trẻ Việt Nam hiện nay……… 17 3.2 Các giải pháp cần được thực hiện để khắc phục tình trạng nghiện ngôn tình của giới trẻ Việt Nam hiện nay……… 19 Kết luận……… Danh mục tài liệu tham khảo………

Trang 2

LỜI MỞ ĐẦU

Tính cấp thiết của đề tài: Văn hóa đọc của giới trẻ Việt Nam ngày càng phát triển bên cạnh đọc sách, báo giới trẻ ngày nay đang rộ lên đọc truyện tiểu thuyết ngôn tình Hiện tượng nghiện ngôn tình của giới trẻ Việt Nam ngày nay đang cần

có sự quan tâm của xã hội, đọc truyện ngôn tình không phải là xấu nhưng đọc để giải trí thì không phải bạn trẻ nào cũng có thể làm được điều đó

Trên thực tế em và bạn cùng nhóm có một thời gian cũng trở thành tín đồ của truyện ngôn tình Một ngày chúng em phải đọc 1 đến 2 quyển truyện ngôn tình nên khi học môn học khoa học quản lý chúng em đã quyết định chọn đề tài: “Hiện tượng nghiện ngôn tình của giới trẻ Việt Nam hiện nay”

Mục đích nghiên cứu của đề tài để tìm hiểu về hiện tượng nghiện ngôn tình của giới trẻ Việt Nam hiện nay, tìm ra nguyên nhân và đưa ra hướng giải pháp nhằm phần nào hạn chế dược hiện tượng nghiện ngôn tình của giới trẻ

Mục tiêu cụ thể: Đối tượng khách thể nghiêm cứu( Đối tượng: Hiện tượng nghiện ngôn tình Khách thể: Giới trẻ Việt Nam hiện nay) Phạm vi nghiên

cứu( Phạm vi không gian: Việt Nam Phạm vi thời gian: từ năm 2006 - năm 2015) Phương pháp nghiên cứu sử dụng phương pháp thu thập thông tin, phương pháp điều tra bảng hỏi, phương pháp phỏng vấn

Bố cục đề tài: ngoài phần mở đầu, phần kết luận và tài liệu tham khảo gồm 3 chương và 4 tiết

Trang 3

CHƯƠNG 1 TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH

1.1 Khái niệm, nguồn gốc, đặc trưng và đối tượng của tiểu thuyết ngôn tình

Ngôn tình là một từ gốc Hán Việt, “ngôn” nghĩa là từ ngữ , “tình” ở đây chính là tình yêu tình cảm , ái tình Ngôn tình nghĩa là câu chuyện tình yêu Ngôn tình thường nói về tình yêu đôi lứa

Truyện ngôn tình xuất phát từ Trung Quốc, ban đầu là các tác phẩm viết trên mạng của 1 số nhà văn Trung Quốc sau đó các tác phẩm được nhiều người đọc và các nhà xuất bản mua bản quyền Ngôn tình Trung Quốc đã xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng 10 năm và trở thành thể loại sách được nhiều người đón đọc vào khoảng 2006

Tiểu thuyết ngôn tình theo đuổi những môtíp quan hệ tình cảm tương phản: nam chính có ngoại hình nổi bật, thường có tính cách lạnh như băng, tài giỏi, giàu có; nữ chính ngốc nghếch, dễ thương và kiên định trong tình cảm Các mối tình thường có một điểm chung: đó là sự thủy chung sâu sắc Trong truyện ngôn tình sẽ

có các vai nam thứ hoặc nữ thứ, các vai này chính là vai người xấu có thể là người

cũ, đồng nghiệp, cấp dưới,… luôn đóng vai người thứ 3 phá hoại mối quan hệ giữ

2 nhân vật chính

Đối tượng của tiểu thuyết ngôn tình: Đối tượng chung: tiểu thuyết ngôn tình tiếp cận đối tượng đọc trẻ Đối tượng của tiểu thuyết ngôn tình ở Việt Nam: là các bạn trẻ (thường là nữ) thuộc độ tuổi từ 13 tuổi – 25 tuổi

1.2 Phân loại tiểu thuyết ngôn tình:

Phân loại theo thể loại: Đam mỹ, xuyên không, võng du, cổ đại, huyền huyễn, hiện đại

Xuyên không là thể loại tiểu thuyết mà trong đó các nhân vật chính vì một lý

do nào đó đã đi đến một khoảng thời gian , không gian , một thời đại khác so với

Trang 4

thời đại mà họ đang sinh sống Có 2 loại: Loại 1: Khi xuyên qua chỉ có linh hồn xuyên đến 1 thời đại khác Loại 2 : Cả thể xác và linh hồn đều xuyên qua đến 1 thời đại khác Có thể là hiện đại xuyên về cổ đại , từ cổ đại xuyên về hiện đại ,… Nhân vật chính sau khi xuyên qua thành nữ vương , hoàng hậu , công chúa , tiểu thư ,… ( nói chung là tầng lớp quý tộc ); thành nô tỳ , nữ bộc , ngốc tử , vô diệm ,

… ; xuyên qua thành người bình thường không có gì nổi bật

Võng du là thể loại truyện thuộc dạng khoa học viễn tượng , lấy bối cảnh thường là các game online trên mạng với công nghệ cao , hình ảnh chất lượng cao ,

kỹ xảo đồ sộ , mức chân thật cao , kỳ ảo , giàu chí tưởng tượng.Nhân vật trong võng du: Nhân vật chính trong võng du thường có nhân vật trong game online với level cao or thấp ( tùy truyện ) với kỹ năng cố định , thường lên level nhanh gặp nam chính trong game rồi gặp và yêu nhau ngoài đời thật

Đam mỹ: tình yêu đồng giới của đàn ông

Cổ đại là thể loại truyện lịch sử, bối cảnh thường là các giai đoạn lịch sử Trung Quốc, hoặc là một khoảng lịch sử không rõ rang, không có trong lịch sử do tác giả tự sáng tạo ra Nhân vật của thể loại cổ đại thường là công chúa, ái phi (và

ở đây thường là mĩ nhân nghiêng nước nghiêng thành, tài sắc vẹn toàn… ), nam chính thường là vua, hoặc những người sẽ trở thành vua và đẹp trai tài giỏi

Phân loại theo kết thúc truyện:

HE (Happy ending): là các câu truyện kết thúc có hậu, 2 nhân vật chính sẽ yêu nhau, kết hôn, sống với nhau trọn đời…

SE (sad ending): là các câu truyện kết thúc ko có hậu Ví dụ: có người chết,

2 nhân vật chính ko đến được với nhau vì vấn đề nào đó,

Trang 5

OE (open ending) kết thúc mở - chính là các kết cục cho người đọc tự chọn

1 cái kết riêng đó có thể là HE hoặc SE

CHƯƠNG 2

XU HƯỚNG VÀ ẢNH HƯỞNG CỦA TIỂU THUYẾT NGÔN TÌNH TỚI

GIỚI TRẺ VIỆT NAM HIỆN NAY

2.1: Xu hướng đọc tiểu thuyết ngôn tình của giới trẻ Việt Nam hiện nay:

2.1.1 xu hướng đọc truyện ngôn tình trong giai đoạn từ 2006-2010

Ngoài dòng văn học chính thống, một vài bạn đọc trẻ tìm đến văn học mạng như một thú giải trí, món ăn tinh thần nhẹ nhàng, đôi khi có phần rời xa thực tại Dòng văn học này bắt nguồn từ Trung Quốc, mà người ta vẫn thường gọi là “ngôn tình”, và đang dấy lên cho tác giả và độc giả trẻ Việt Nam Lướt qua mạng trực tuyến, đa phần kết quả đầu tiên khi tìm kiếm từ khóa “ngôn thình và giới trẻ” đều cho ra những bài phê bình dòng văn học này Giống như dòng phim thần tượng của Đài Loan, Hàn Quốc trước kia, “ngôn tình” cũng phải gánh chịu nhiều là sóng công kích, nhưng vẫn gạt hát được nhiều thành công

Phải thừa nhận tôi không hẳn là một người cuồng ngôn tình Năm 2006 truyện ngôn tình bắt đầu du nhập vào Việt Nam, tôi khá tự hào vì cái thời chúng tôi bắt đầu bước chân vào dòng văn học này, dường như đang thời kì “chất” nhất của ngôn tình Việt Nam Thời đấy hầu hết các tác phẩm tôi đọc đều xứng đáng với số tiền bỏ ra mua sách Đầu tiên là cuốn “Bên nhau trọn đời” của tác giả Cố Mạn, sau

đó là thời của “ yêu em từ cái nhìn đầu tiên”, “ sẽ có thiên thần thay anh yêu em” hay “ anh có thích nước Mỹ không” và “ yêu anh hơn cả tử thần” của tác giả Tào Đình Hầu hết các truyện đều theo một môtíp: nam chính đẹp trai, tài giỏi, nữ chính ngốc nghếch, đế thương và kiên định trong tình cảm Các mối tình thường có

Trang 6

một điểm chung là sự thủy chung sâu sắc Tôi nghĩ, không phải lãng mạn, không phải kịch tính, không phải bay bổng mà chính là sự thủy chung trong tiểu thuyến ngôn tình mới thu hút đọc giả nhiều đến thế Thời đấy những cuốn tiểu ngôn tình như thế đáng để các bạn trẻ đọc và mơ mộng, hầu hết các cuốn truyện ngôn tình chỉ nói về tình yêu trong sáng, tình yêu đơn phương nhưng không bi lụy Nhiều câu nói trong truyện tiểu thuyết có thể trở thành câu châm ngôn hay danh ngôn mà các bạn trẻ thương dùng như: “Sau này em sẽ hiểu ở nơi nào đó trên thế giới có cô ấy xuất hiện, thì tất cả những người khác đều trở thành tạm bợ Anh không muốn tạm bợ” ( Hà Dĩ Thâm trong Bên nhau trọn đời – Cố Mạn) hay “ Em không thể trở thành người khác tốt nhất, nhưng em sẽ trở thành em tốt nhất.” (Tiết Sam Sam trong Sam Sam đến đây ăn nè – Cố Mạn)

Bộ bộ kinh tâm (tác giả Đồng Hoa), cô gái năm ấy chúng ta cùng theo đuổi(Cửu Bả Đao), Ốc sên chạy (Diệp Chi Linh)… Được các sinh viên và học sinh trung học nhiều lần nhắc đến như những tiểu thuyết cực kỳ được yêu thích trong giới trẻ

Hai chữ “thực và mộng” có lẽ nên đổi thành “mộng và thực” - đọc sách để sống trong mộng và trở về đời thực Buổi trò truyện “Ngôn tình - thực và mộng”

do khoa tiếng Trung, Đại học ngoại thương tổ chức ngày 8/6 cho thấy giới trẻ hiểu được họ đang đọc gì và đang sống ở đâu Trong buổi phỏng vấn nhanh các sinh viên ngoại thương, có bạn nhận mình đọc truyện ngôn tình mỗi ngày nhưng có bạn lại cả động đến truyện ngôn tình một lần nào…Lý giải dòng say mê này bạn Hoàng Minh Huyền, người chuyên biên tập và đăng truyện ngôn tình lên một diễn đàn của giới trẻ nói: “Có thể do cuộc sống quá thiếu thốn sự mơ mộng nên các bạn trẻ tìm đến truyện, nơi có những điều không thể sảy ra trong đời thực của họ”

Trang 7

Các mối tình trong truyện lãng mạn đến không thực Sách ngôn tình mỹ hóa các nhân vật đến độ đẹp lung linh Nhưng diều hấp dẫn và thu hút nhất, khiếm rất nhiều bạn nữ tìm đọc truyện ngôn tình là các “soái ca” (một thuật ngữ chỉ những nhân vật nam chính cực kỳ đệp trai và có ưu điểm lớn là trung tình), điều mà các độc giả cho rằng đàn ông ngoài đời thua xa Các nam chính mà được các độc giả nhắc đến nhiều là nhân vật Hà Dĩ Thâm trong “Bên nhau trọn đời” của Cố Mạn vì chung thủy chờ đợi người yêu cho dù không biết phải chờ bao lâu, hay nhân vật Lục Song trong “Ốc sên chạy” của Diệp Chi Linh vì luôn bên cạnh âm thầm bảo vệ chăm sóc nhân vật nữ chính Có một bạn học sinh tiết lộ: “Vì Hà Dĩ Thâm là luật

sư nên em cũng quyết định thi trường luật để làm cùng nghề với anh, nhờ anh mà

em có quyết tâm rất lớn” Nghe qua tưởng như ngây ngô nhưng thật lòng mà nói với thế hệ trước khi chọn trương đại học mấy ai không chọn bừa hoạc chọn trường theo lời của cha mẹ, chọn theo ý thích của chính mình cũng là một biểu hiện tích cực chăng

Tiểu thuyết ngôn tình bắt dầu xuất hiện và bùng nổ ở Việt Nam từ khoảng

2006 – 2010 Trong khoảng thơi gian đó nhiều công ty chỉ xuất bản sách ngôn tình, chỉ trong khoảng 4 đến 5 năm, ngôn tình đã ành hưởng mạnh mẽ đến thị trường xuất bản và thế giới độc giả Có nhiều người không có thiện cảm với dòng sách ngôn tình và nghĩ rằng cơn sốt ngôn tình chỉ tồn tại vài năm ngắn ngủi rồi lụi tàn ngưng thực tế lại cho rằng nó không như vậy cũng như âm nhạc, có người thích nhạc cổ điển, có người thích nhạc thị trường và sách cũng vậy, luôn có người độc giả thích đọc sách ngôn tình bên cạch những người thích đọc sách kinh điển Dồng sách ngôn tình không lụi tàn mà nó chỉ là cơn sốt đang hạ nhiệt mà thôi, nó luôn có độc giả trung thành

Những “biến tướng” của lòng hâm mộ không phài không có Giới trẻ ngày nay so sánh việc họ say mê ngôn tình với các độc giả thế hệ trước say mê tiểu

Trang 8

thuyết diễm tình của tác giả Quỳnh Giao So sánh này cũng có lý, nhưng có một khác biệt khá lớn không thể bỏ qua sự có mặt của mạng chỉ cần bạn tìm khiếm trên mạng một quyển tiểu thuyết ngôn tình thì kết quả cho ra rất nhiều trang mạng có truyện ngôn tình đó nhưng truyện tiểu thuyết Quỳnh Dao thì không như vậy

2.1.2 xu hướng đọc truyện ngôn tình trong giai đoạn từ 2011 tới 2015

Sự say mê của một bộ phận giới trẻ với sách ngôn tình khiến chúng ta không khỏi lo lắng Những mốt tình ướt át, sự mô tả đầy thô thiển chuyện tình dục có thể ảnh hướng đến sự phát triển tâm lý của giới trẻ Tuổi mới lớn là lúc chúng ta bắt đầu biết yêu bằng những rung động non nớt ngây thơ về tình yêu Mong muốn tìm hiểu, khám phá tình yêu là nhu cầu chính đáng của giới trẻ Tuy nhiên việc giáo dục giới tính, kỹ năng sống(trong đó kiếm thức về tình yêu – giới tính) chưa được chú trọng một cách đúng mức ở trường phổ thông Sự thiếu kiến thức cùng nhu cầu tìm hiểu về bản thân, về tình yêu ngày một lớn khiến một bộ phận giới trẻ tìm đến sách ngôn tình như một “cứu cánh” giúp họ có được một tình yêu lý tưởng Vì vậy, những cái tên sách kiểu như: chát với tình địch, trung tâm phục hồi cảm xúc hậu thất tình, yêu và yêu thế thôi…có một sức hút mãnh liệt với giói trẻ

Một điểm chung của sách ngôn tình là chủ yếu đề cập đến những chuyện tình lãng mạn Những mối tình lãng mạn, những người tình lý tưởng luôn là niềm

mơ ước của nhiều bạn trẻ Và chỉ đến với sách ngôn tình, các em mới có thể gặp

“người tình lý tưởng” của mình cũng như thỏa mãn trí tò mò về chuyện đi đến tận cùng trong tình yêu là tình dục mà thôi Tuy nhiên, cách miêu tả tình yêu lãng xẹt

có thể tạo nên những quan niệm hão huyền, viển vông về tình yêu đôi lứa Sự dễ dãi trong việc cấp phép xuất bản cho các tác phẩm ngôn tình khiến cho loại sách này có cơ hội xuất hiện tràn lan và làm “nhiễu loạn” thị trường sách.Việc thiếu kỹ năng chọn sách khiến các em dễ dàng bị choáng ngợp trước “biển” sách ngôn tình

Trang 9

Tất nhiên, những nhà sách, các tác giả ngôn tình rất biết cách “tiếp thị” sản phẩm của mình đến đối tượng độc giả trẻ Điều này khiến các em không mấy do dự khi quyết định lựa chọn các cuốn sách ngôn tình như một loại “gối đầu giường” của mình

Tại cửa hàng tầng 3 tòa nhà Coopmart (Hà Đông - Hà Nội), một bé gái tầm

12 tuổi đòi mẹ: “Mẹ Mua cho con quyển truyện này đi!” Người mẹ lấy quyển sách

và lật một số trang Rồi một quyển khác Cuối cùng chị trả lời con gái: “Sách này con không đọc được và mẹ cấm con” Ngay lập tức cô cô gái phản ứng: “ Tại sao con không đọc được? các bạn con vẫn đọc, trên thư viện cũng có” Thấy con gái cứ nằng nặc đòi mua,chị quát và phát cho con gái hai cái và lôi ra khỏi quầy sách Vừa kéo con chị vừa nói: “ Sách này mà cũng bán cho trẻ con” Đó là một trong nhiều tình huống tôi bắt gặp khi đi thực tế tại các quầy sách Thực tế cho thấy những năm gần đây, rất đông các bạn trẻ đặc biệt là các bạn nữ say mê truyện ngôn tình “sướt mướt” Trên trang mạng facebook, những người hâm mộ truyện ngôn tình còn thành lập những hộ như “Hội phát cuồng vì truyện ngôn tình Trung Quốc” với số lượt thích lên tới 12.591 lượt Ngoài thị trường, trong các nhà sách, truyện ngôn tình được bày bán ở những vị trí bắt mắt nhất của cửa hàng

Truyện ngôn tình đã và đang ảnh hưởng không nhỏ đến văn hóa đọc, thẩm

mỹ văn học của độc giả Việt Nam Không ít bạn trẻ quên thời gian, bỏ thực tại để

mơ mộng về thế giới ảo trong truyện và rồi khi hiện thực không được như trong truyện thì sinh bi quan, chán trường, thất vọng Bởi “ăn ngôn tình”, “ngủ ngôn tình”, “si mê ngôn tình” mà không ít bạn trẻ trễ nải công việc, đánh mất tình yêu, gia đình vì quá ảo tưởng về thế giới trong truyện

Ở cái tuổi 35, chị Lê Thị Thủy (Đống Đa – Hà Nội), thừa nhận: “ Ban đầu vì

tò mò, đọc cho vui nhưng càng đọc càng nghiện, bây giờ mình nghiện truyện ngôn

Trang 10

tình không dứt ra được nhiều khi bỏ bê việc chăm sóc con cái, thậm trí là thức đêm để đọc truyện Kết quả là vợ chồng nhiều lần cãi vã nhau, con cái học hành sa sút nhiều lắm”.Chị chia sẻ: “Phần lớn truyện đều có yếu tố tình dục, thậm chí miêu

tả rất trần trụi Mình đọc và nghiện, vì những câu truyện cứ ám ảnh mình trong suy nghĩ lẫn giấc mơ Nó có một cái gì đó khiến mình cảm thấy chán nản, hụt hẫng và mệt mỏi ở thế giới hiện tại không ít lần mình mơ tưởng được sống một lần với ngững khung canhrtrong truyện Mãi đến khi vợ chồng mỗi người một nơi, mình mới nhận ra tác hại của nó nhưng mọi thứ đều muộn hết rồi” có rất nhiều bạn gái ở lứa tuổi dậy thì là thời điểm khiếm các bạn dễ tò mò và tại đây, các loại truyện ngôn tình đã khích thích sự ham muốn bản năng của cơ thể

Anh Thiên Minh – nhân viện nhà sách Trí Tuệ cũng chia sể rằng truyện ngôn tình thu hút được rất nhiều các bạn trẻ đến đây, mặc dù giá hơi cao so với nhiều truyên của Việt Nam nhưng nhà sách vẫn bán rất chạy Anh kể: “ Ban đầu mình cũng không biết truyện ngôn tình là gì, xong mỗi ngày làm việc ở đây đều nghe các bạn hỏi “trong này có truyện ngôn tình Trung Quốc không” hoặc “truyện ngôn tình Trung Quốc bày bán nơi nào?” mình mới tò mò va bắt đầu tìm hiểu xem truyện ngôn tình là truyện như thế nào mà các bạn trẻ lại quan tâm nhiều như thế”

Theo tiết lộ từ những đơn vì xuất bản sách, việc in ấn, phát hành thể loại ngôn tình đương nhiên là nguồn thu không nhỏ cho các nhà sách hiện nay Giá bìa nhiều sách ngôn tình từ 100.000 – 120.000 đồng trong khi các tựa sách văn học Việt Nam chỉ có thể bán từ 50.000 – 70.000 đồng Thời gian bán sách ngôn tình dài hạn hơn sách văn học rất nhiều và số lượng ấn bản có thể lên đến vài chục ngàn

là chuyện bình thường, trong khi đối với sách văn học con số này là giấc mơ Thế nên, nhiều nhà sách sãn sàng lao vào sản xuất sách ngôn tình để thu lời, thận chí chẳng cần mua bản quyền sách in cả tiếng Việt lẫn tiếng Trung với khổ chữ khá lớn trên bìa Có thể kể ra một số cuốn có nộ dung nhảm nhí được xuất bản như:

Ngày đăng: 22/04/2016, 14:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w