1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THI NGƯỜI ĐẸP, NGƯỜI MẪU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

26 146 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 349,8 KB

Nội dung

Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạnChức năng Cục Nghệ thuật biểu diễn NTBD là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch BVHTTDL có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện

Trang 1

TRƯỜNG: Đại học Văn Hóa Hà N i ội KHOA: quản lí văn hóa – nghệ thu t ật

PHÁP KHẮC PHỤC

Họ và tên: Lâm Nh t Anhật AnhMSV: 54DQL140004Lớp: QLVH14BGiảng viên hướng dẫn: PGS TS Phan Văn Tú

Trang 2

MỤC LỤC

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT 3

LỜI MỞ ĐẦU 4

CHƯƠNG I: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT VÀ THI NGƯỜI ĐẸP, NGƯỜI MẪU 5

1.1 Giới thiệu khái quát về cục nghệ thuật biểu diễn 5

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển 5

1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn 6

1.1.3 Cơ cấu tổ chức 9

1.2 Những vấn đề chung về quản lý biểu diễn nghệ thuật và thi người đẹp, người mẫu 10

1.2.1 Quan niệm về quản lý nhà nước với hoạt động biểu diễn nghệ thuật 10

1.2.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật 11

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG THI NGƯỜI ĐẸP, NGƯỜI MẪU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY 13

1.1 Thực trạng thi người đẹp, người mẫu ở nước ta hiện nay: 13

1.1.1 Thực trạng thi người đẹp ở nước ta hiện nay 13

1.1.2 Thực trạng thi người mẫu ở nước ta hiện nay 14

2.2 Hiện tượng người đẹp thi chui ở nước ta hiện nay: 17

2.2.1 Nguyên nhân hiện tượng người đẹp thi chui xảy ra 17

2.2.2 Thực trạng người đẹp thi chui hiện nay: 18

CHƯƠNG III: GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG THI NGƯỜI ĐẸP, NGƯỜI MẪU 19

3.1 Giải pháp của cục nghệ thuật biểu diễn 19

3.2 Một số kiến nghị 21

TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

PHỤ LỤC SƠ ĐỒ 23

PHỤ LỤC ẢNH 24

DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT

Trang 3

STT Từ viết tắt Ý nghĩa

1 BVHTTDL Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

2 NTBD Nghệ thuật biểu diễn

5 SVHTTDL Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

7 VHTTDL Văn hóa Thể thao và Du lịch

LỜI MỞ ĐẦU

Thực tập là một trong những yêu cầu bắt buộc đối với sinh viên Một mặt là yêucầu, nhưng mặt khác đây cũng là một giai đoạn hết sức ý nghĩa, giúp sinh viên tập

Trang 4

tiếp cận với thực tế nhà trường đã tạo điều kiện cho chúng em thực tập Sau hơn 2tháng thực tập em nhận được sự giúp đỡ tận tình của các thầy cô giáo trong trường,các cô chú, anh chị trong đơn vị thực tập cùng với sự góp ý của thầy cô đặc biệt làthầy giáo Phan Văn Tú, cho đến nay báo cáo thực tập của em đã hoàn thành.Nhưng do có những hạn chế về kiến thức và kinh nghiệm tìm hiểu thực tế chưa cónhiều nên báo cáo thực tập của em còn nhiều sai sót Em rất mong nhận được sựchỉ bảo, giúp đỡ của các thầy cô giáo và những ý kiến đóng góp của các bạn để bàibáo cáo của em được hoàn thiện hợn Điều quan trọng là những ý kiến của các thầy

cô giáo sẽ giúp em có thể tiếp cận thực tế trong các công tác của đơn vị ngày càngtốt hơn và những kinh nghiệm phục vụ cho quá trình đi làm sau này

Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trường, trong khoa

và cũng xin cảm ơn các anh, chị các cô chú trong đơn vị đã giúp đỡ em trong quátrình thực tập

Em xin gửi lời cảm ơn đến thầy giáo hướng dẫn PGS TS Phan Văn Tú đãgiúp đỡ em trong quá trình thực tập vừa qua

Em xin chân thành cảm ơn!

CHƯƠNG I:

NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ QUẢN LÝ BIỂU DIỄN NGHỆ THUẬT VÀ

THI NGƯỜI ĐẸP, NGƯỜI MẪU

Trang 5

1.1 Giới thiệu khái quát về cục nghệ thuật biểu diễn

1.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển

Ngày 17 tháng 11 năm 1950: Chủ tịch Hồ Chí Minh ký sắc lệnh số 172/SL về việc thành lập trong Bộ Quốc gia Giáo dục một Vụ Văn Học Nghệ thuật gồm các ngành văn hóa (văn, sử, địa, triết học, kinh tế học, ngôn ngữ, văn tự) và các ngành nghệ thuật (âm nhạc, ca kịch, hội họa, kiến trúc)

Ngày 24 tháng 02 năm 1952: Chủ tịch Hồ Chí minh ra sắc lệnh số 83/SL hợp nhất Nha Thông tin Hà Nội Phủ Thủ tướng và Vụ Văn học Nghệ thuật thuộc

Bộ Giáo dục thành Nha Tuyên truyền và Văn nghệ thuộc Phủ Thủ tướng

Năm 1953: Đổ thành Vụ Nghệ thuật

Năm 1959: Vụ Nghệ thuật được tách thành 2 Vụ - Vụ Sân khấu và Vụ Âm nhạc và Múa (thuộc Bộ Văn hóa)

Năm 1971 1976: Thành lập Cục Nghệ thuật biểu diễn ( thuộc Bộ Văn hóa Thông tin) trên cơ sở sáp nhập 2 Vụ: Vụ Sân khấu và Vụ Âm nhac và Múa

-Năm 1977 - 1984: tách thành 2 Vụ - Vụ Nghệ thuật Sân khấu và Vụ Âm nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa

Năm 1985 - 1992: Đổi 2 Vụ thành 2 Cục - Cục nghệ thuật Sân khấu và Cục

Âm nhạc và Múa thuộc Bộ Văn hóa - Thông tin; Bộ Văn hóa - Thông tin - Thể thao và Du lịch; Bộ Văn hóa - Thông tin và Thể thao

Ngày 9 tháng 02 năm 1993 - năm 2007: Cục nghệ thuật biểu diễn được thành lập trên cơ sở sáp nhập Cục Nghệ thuật Sân khấu và Cục Âm nhạc và Múa (theo Quyết định số 1862/TC-QĐ do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban

ngành)

Ngày 16 tháng 01 năm 2008: Cục Nghệ thuật biểu diễn được thành lập trên

cơ sở Cục nghệ thuật biểu diễn Bộ Văn hóa - Thông tin cũ (Quyết định số

Trang 6

191/QĐ-1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn

Chức năng

Cục Nghệ thuật biểu diễn (NTBD) là tổ chức thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao

và Du lịch (BVHTTDL) có chức năng tham mưu giúp Bộ trưởng thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp

và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu

và lĩnh vực văn học; được Bộ trưởng giao trách nhiệm chỉ đạo và hướng dẫn hoạt động phát triển sự nghiệp nghệ thuật biểu diễn và văn học trong cả nước theo chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục NTBD được quy định tại Quyết định số 4148/QĐ-BVHTTDL ngày 27 tháng 11 năm 2013 Cục NTBD có con dấuriêng, có tài khoản tại Kho bạc Nhà nước và trụ sở được đặt tại Số 32 Nguyễn TháiHọc, Ba Đình, Hà Nội

Nhiệm vụ, quyền hạn

Trình Bộ trưởng dự thảo văn bản quy phạm pháp luật về hoạt động biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu và lĩnh vực văn học Trình Bộ trưởng chiến lược, quy hoạch phát triển, kế hoạch dài hạn, năm năm và hàng năm về NTBD và lĩnh vực văn học Trình Bộ trưởng quy định điều kiện cho tổ chức và cá nhân trong nước liên doanh, liên kết, hợp tác với nước ngoài về nghệ thuật biểu diễn và văn học; kế hoạch tài trợ, đặt hàng sáng tác, dàn dựng chương trình, tiết mục, vở diễn mới có sử dụng ngân sách nhà nước đối với hoạt động NTBD và văn học

Tổ chức thực hiện, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật; chiến lược, quy hoạch các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước về

Trang 7

NTBD sau khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt; tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật và thông tin hoạt động quản lý nhà nước về NTBD và lĩnh vực văn học.

Trình BVHTTDL cấp giấy phép: Cho các tổ chức thuộc cơ quan Trung ương mời tổ chức, cá nhân nước ngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang Cho các tổ chức, cá nhân Việt Nam ra nước ngoài biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang Tổ chức cuộc thi người đẹp có quy mô toàn quốc; cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế tổ chức tại Việt Nam

Cấp giấy phép: Tổ chức biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang cho các

tổ chức thuộc cơ quan Trung ương Cho cá nhân là người Việt Nam định cư ở nướcngoài vào Việt Nam biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu Tổ chức thi người đẹp có quy

mô vùng, ngành, đoàn thể trung ương; thi người mẫu toàn quốc Cho cá nhân Việt Nam tham dự các cuộc thi người đẹp, người mẫu quốc tế Phê duyệt nội dung bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu Phổ biến các tác phẩm âm nhạc, sân khấu sáng tác trước năm 1975 tại các tỉnh phía Nam và tác phẩm của người Việt Nam đang sinh sống và định cư ở nước ngoài sáng tác Cấp nhãn kiểm soát cho các tổ chức lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc sân khấu theo quy định của pháp luật Cấp, đình chỉ, thu hồi thẻ hành nghề cho nghệ sĩ, người mẫu lĩnh vực NTBD

Đình chỉ, thu hồi hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền thu hồi giấy phép cấp cho tổ chức, cá nhân hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu vi phạm các quy định của pháp luật Đình chỉ, thu hồi tác phẩm âm nhạc, bài hát, tiết mục, vở diễn có nội dung trái với chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước

Trang 8

Xây dựng kế hoạch hợp tác, giao lưu về NTBD với các quốc gia, các tổ chức quốc tế và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt Đề xuất với Bộ trưởng

cử các nghệ sĩ, ban, nhóm, đoàn nghệ thuật đi biểu diễn ở nước ngoài hoặc tham gia các cuộc thi, liên hoan nghệ thuật quốc tế Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức hoạt động biểu diễn nghệ thuật và các hoạt động dịch vụ văn hóa theo quyết định của

Bộ trưởng

Định hướng cho các đơn vị nghệ thuật Trung ương nghiên cứu, sưu tầm, giữ gìn và phát huy vốn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, tiếp thu tinh hoa nghệthuật của các nước trên thế giới để xây dựng tiết mục, vở diễn phục vụ khán giả trong và ngoài nước

Tổ chức thực hiện kế hoạch nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học - công nghệ, kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ về nghệ thuậtbiểu diễn, văn học; tham gia xây dựng tiêu chuẩn nghiệp vụ chức danh, cấp bậc kỹ thuật cho cán bộ, viên chức và lao động ngành NTBD Phối hợp xây dựng cơ chế hoạt động của tổ chức dịch vụ công, phí, lệ phí về lĩnh vực NTBD trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện theo quy định

Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về nội dung hoạt động của các hội, tổ chức phi chính phủ về nghệ thuật biểu diễn và văn học theo quy định của pháp luật.Trình Bộ trưởng quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật về hoạt động biểu diễn nghệ thuật; trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình

ca múa nhạc, sân khấu và lĩnh vực văn học

Về văn học: Giúp Bộ trưởng quản lý công tác sáng tác, lý luận phê bình, quảng bá, tuyên truyền các tác phẩm văn học theo quy định của pháp luật Xây dựng, trình cấp có thẩm quyền cơ chế, chính sách, tạo điều kiện cho văn học phát triển phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước Phối hợp với Hội chuyên ngành về văn học và các bộ, ngành liên quan tổ chức các cuộc thi sáng tác, đặt hàng các

Trang 9

tác phẩm văn học Theo dõi công tác bồi dưỡng, đào tạo nhà văn trẻ Kiểm tra, phối hợp thanh tra; kiến nghị, xử lý sai phạm và giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật Đề xuất khen thưởng và xử lý kỷ luật đối với đơn vị, cá nhân trong hoạt động NTBD và văn học theo quy định của pháp luật Thực hiện các nội dung cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch của Bộ

Quản lý tổ chức bộ máy, biên chế, thực hiện chính sách, chế độ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người lao động thuộc phạm vi quản lý của Cục; quản lý, sử dụng tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ trưởng Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao

1.1.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Cục NTBD bao gồm: Cục trưởng, các Phó Cục trưởng Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ: Văn phòng Cục; Phòng Kế toán, Tài chính; Phòng Nghệ thuật; Phòng Quản lý biểu diễn; Phòng Quản lý băng đĩa; Phòng Văn học Tổ chức sự nghiệp trực thuộc: Tạp chí Nghệ thuật biểu diễn; Trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật Sơ đồ cơ cấu tổ chức của cơ quan (Phụ lục 1)

Cục trưởng Cục NTBD chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng BVHTTDL và trước pháp luật về nhiệm vụ, quyền hạn được giao của Cục; có trách nhiệm quy định chức năng, nhiệm vụ cụ thể của các phòng, tổ chức sự nghiệp trực thuộc; sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức, viên chức và người lao động theo đúng cơ cấu chức danh, tiêu chuẩn nghiệp vụ; xây dựng và ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Cục

Cách bố trí các phòng làm việc của cơ quan: Tầng 1: Phòng bảo vệ, Nhà xe Tầng 2: Phòng Phó Cục trưởng, Phòng Phó Chánh Văn phòng, Phòng Văn thư, Phòng Kế toán – Tài chính Tầng 3: Phòng Cục trưởng, Chánh Văn phòng, Phó

Trang 10

Chánh Văn phòng, Trưởng phòng Kế toán – Tài chính, Phòng họp Tầng 4: Phòng Phó Cục trưởng, Phòng Nghệ thuật, Tạp chí Nghệ thuật biểu diễn Tầng 5: Phòng Phó Cục trưởng, Phòng quản lý biểu diễn, Phòng quản lý băng đĩa, Phòng Văn học Tầng 6: Phòng Hành chính – tổng hợp, Trung tâm tổ chức biểu diễn nghệ thuật Tầng 7: Hội trường.

1.2 Những vấn đề chung về quản lý biểu diễn nghệ thuật và thi người đẹp, người mẫu

1.2.1 Quan niệm về quản lý nhà nước với hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Khái niệm nghệ thuật biểu diễn:

Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nhiều loại hình nghệ thuật khác nhau vì vậy đến nay chưa có một khái niệm đầy đủ, chính xác Tác giả Đình Quang quan niệm rằng nghệ thuật biểu diễn là nghệ thuật tổng hợp, là một công trình tập thể Tổng hợp vì nó bao gồm cả giá trị văn học, hội họa, âm nhạc, vũ đạo; thể hiện ra trong câu ca, nhạc nền, điệu bộ, dáng múa, phục trang, ánh sáng Tập thể vì đây là côngsức góp lại của nhiều người, từ đạo diễn, tác giả, diễn viên đến nhạc sĩ Tác giả Trần Trí Trắc thì cho rằng nghệ thuật biểu diễn là sự thể hiện sáng tạo của nghệ sỹ trước khán giả, là tiếng nói từ trái tim đến trái tim, từ tình cảm đến với tình cảm và trở thành một bảo tàng sống của dân tộc Trong hệ thống văn bản luật của nhà nước cũng nêu rõ biểu diễn và tổ chức biểu diễn nghệ thuật chuyên nghiệp là hoạt động đưa chương trình, tiết mục, vở diễn đến với công chúng qua sự trình diễn của diễn viên chuyên nghiệp, thể hiện hình tượng nghệ thuật, phản ánh cuộc sống thông qua tác phẩm sân khấu, ca, múa, nhạc

Khái niện quản lý: “Quản lý là sự chỉ đạo, điều khiển một hệ thống, một quá trình căn cứ vào các quy luật, định luật, nguyên tắc tương ứng để cho hệ thống, quátrình vận động theo ý muốn của người quản lý nhằm đạt mục tiêu đề ra” (Trường

Trang 11

ĐH Luật Hà Nội, Giáo trình Luật hành chính Việt Nam, Nxb Công an Nhân dân,

Hà Nội, 2004, tr.8.)

Quản lý nhà nước, theo nghĩa rộng được hiểu là hoạt động tổ chức, điều hành của cả bộ máy nhà nước, bao hàm cả sự tác động, tổ chức của quyền lực nhà nước trên các phương diện lập pháp, hành pháp và tư pháp Theo nghĩa hẹp, quản lý nhà nước chủ yếu là quá trình tổ chức, điều hành hệ thống cơ quan hành chính nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi hoạt động của con người theo pháp luật, nhằm đạt được những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quản lý nhà nước

Như vậy, quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật cũng

không nằm ngoài các khái niệm nêu trên Quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật

là “một quá trình đi từ chỗ nắm được, nắm đúng cái hiện có; thấy được, thấy đúng cái cần có và biết tìm mọi biện pháp khả thi, tối ưu để đưa từ cái hiện có lên cái cần có” (Nguyễn Văn Hy, Phan Văn Tú, Quản lý hoạt động văn hóa, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 1998, tr.5.)

Quản lý nhà nước đối với hoạt động biểu diễn nghệ thuật là tổng lực của nhà nước trong các phạm vi, nhằm tác động phù hợp với quy luật phát triển ngành nghệthuật biểu diễn trong những nhiệm vụ, mục đích cụ thể

1.2.1 Tầm quan trọng của quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật

Hơn một thập niên trở lại đây, chủ trương đổi mới toàn diện của Đảng và Nhànước đã tạo nên một sự biến đổi, phát triển vượt bậc cho xã hội, bao gồm có văn hóa nghệ thuật Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ngày càng đáp ứng kịp thời, linh hoạt thị hiếu, nhu cầu khác nhau của công chúng Các loại hình nghệ thuật biểu diễn trở nên sinh động, phong phú với nhiều hình thức, thể loại, nội dung hấp dẫn tạo sinh khí và sắc thái mới cho đời sống tinh thần xã hội Bên cạnh đó, ngành nghệ thuật biểu diễn hiện nay vẫn còn những tồn tại, bất cập Qúa trình hội

Trang 12

nhập tác động không nhỏ vào quá trình nhận thức và thị hiếu về nghệ thuật, thẩm

mỹ, dẫn đến hiện tượng một bộ phận giới trẻ đã bị lệch chuẩn về văn hóa Trước sức ép về nhu cầu hưởng thụ văn hóa, một số nghệ sỹ, người mẫu bất chấp quy định của pháp luật, coi thường chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp dẫn đến những hành vi vi phạm về thuần phong mỹ tục, đi ngược lại truyền thống văn hóa của dântộc Những hành vi sai phạm này đã tác động xấu đến nhận thức của giới trẻ, làm suy giảm các chức năng nhận thức, giáo dục, thẩm mỹ của văn học nghệ thuật đối với đời sống xã hội

Trên toàn quốc có khoảng gần 10.000 nghệ sĩ, người mẫu, trong đó có khoảng1/3 ngoài công lập Con số nghệ sĩ đông đảo, sự bùng nổ tự phát của nhiều thành phần tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật dẫn đến tình trạng cơ quan quản lý nhà nước trên địa bàn toàn quốc không nắm được số lượng, nhân thân của các cá nhân tham gia hoạt động biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang trên địa bàn được giao quản lý

Trong bối cảnh đó, việc uốn nắn, điều chỉnh, quản lý của các cơ quan Nhà nước có chức năng đã và đang trở thành một tất yếu khách quan vì quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật tạo môi trường thuận lợi cho ngành nghệ thuật biểu diễnphát triển, góp phần tạo nên sự ổn định về chính trị, đem lại hiệu quả kinh tế, tạo nên sự ổn định và công bằng xã hội Hơn nữa, quản lý hoạt động biểu diễn nghệ thuật còn nhằm bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc

CHƯƠNG II:

THỰC TRẠNG THI NGƯỜI ĐẸP, NGƯỜI MẪU Ở NƯỚC TA HIỆN NAY

1.1 Thực trạng thi người đẹp, người mẫu ở nước ta hiện nay:

Trang 13

1.1.1 Thực trạng thi người đẹp ở nước ta hiện nay

Trong năm 2015, Cục Nghệ thuật Biểu diễn đã dùng các bi n phápện pháp xử phạt,không cấp phép hoặc tước giấy phép tổ chức thi đối với 3 đơn vị tổ chức thi nhan sắc Cũng trong năm 2015, Cục đã lấy ý kiến để sửa đổi Nghị định 79/2012/NĐ-

CP ngày 5.10.2012 quy định về nghệ thuật biểu diễn, trình diễn thời trang, thi người đẹp, người mẫu… trong đó có việc xem xét giảm số lượng cuộc thi hoa hậu trong năm Bên cạnh đó, ban hành quy định cụ thể về quyền hạn của cơ quan quản lý Nhà nước trong việc cấp phép, rút giấy phép trong các cuộc thi, tránh gây ra tranh cãi

Với “Hoa hậu Biển Việt Nam 2016”, ngay sau khi kết thúc, trên mạng xã hội

đã ồn lên những thông tin liên quan tới việc mua giải Song điều đáng bàn là, phần thi ứng xử của các người đẹp top 5 đều lúng túng, lạc đề, thậm chí sai về lịch sử vềvùng đất diễn ra cuộc thi, nhưng vẫn được xướng tên hoa hậu, á hậu thì khó ai chấpnhận được Ban tổ chức cuộc thi cũng thừa nhận, Hoa hậu Biển Việt Nam 2016 Phạm Thùy Trang có câu trả lời chưa tốt, song, tại cuộc thi này, điểm hình thể của

cô đã chiếm 45%, nên tổng điểm của Thùy Trang vẫn cao Trong phần thi ứng xử,

có thể do cô ấy quá run cộng với việc còn quá trẻ, nên BTC mong nhận được sự thông cảm của công chúng

Cuộc thi “Duyên dáng doanh nhân Việt 2016” có quy mô quốc gia, được truyền hình trực tiếp trên VTV9 diễn ra ngày 19 tháng 6 tại TP.HCM Trong số 50 thí sinh với độ tuổi từ 22 đến 59, có đến 33 người được BTC phong danh “hoa khôi” - một kỷ lục ở một cuộc thi người đẹp Không chỉ danh hiệu Hoa khôi, Á khôi 1, Á khôi 2 mà BTC còn trao 10 giải Á khôi 3 và 26 giải phụ - từ Hoa khôi Công sở, Hoa khôi Năng động, Hoa khôi Hòa bình đến Hoa khôi Triển vọng, Hoa khôi Phong cách, Hoa khôi có làn da đẹp, v.v… Đáng bàn là cuộc thi này lại không

Ngày đăng: 31/01/2018, 17:11

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w