1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Thực trạng của việc huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước của nước ta hiện nay và kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này

44 257 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 44
Dung lượng 489,66 KB

Nội dung

 Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động luôn cần có sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai... Theo tínhchất lưu chuyển vốn, có thể phân th

Trang 1

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU……… ……….

… 1 

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU……… ………… 2

1.1 Mục tiêu nghiên cứu……… …… 2

1.2 Đối tượng nghiên cứu……….……… 2

1.3 Câu hỏi nghiên cứu 2

1.4 Phạm vi nghiên cứu…… ……… ……2

1.5 Phương pháp nghiên cứu……… ……… ………2

1.6 Khái quát nội dung nghiên cứu………… ……… 2

CHƯƠNG 2: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC………3

2.1 Tổng quan đầu tư………… ……… …… 3

2.2 Tổng quan về nguồn vốn đầu tư ……… 3

2.3 Các nguồn huy động vốn đầu tư trong nước 4

2.4 Điều kiện huy động có hiệu quả nguồn vốn đầu tư trong nước……… …6

2.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan 9

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC Ở NƯỚC TA HIỆN NAY……… 10

3.1 Thực trạng huy động nguồn vốn nhà nước……….10

3.2 Thực trạng huy động nguồn vốn dân cư và tư nhân……… ……14

3.3 Thực trạng sử dụng nguồn vốn nhà nước……… …18

3.4 Thực trạng sử dụng nguồn vốn dân cư và tư nhân……… 27

CHƯƠNG 4: KIẾN NGHỊ CÁC GIẢI PHÁP ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC……… …33

4.1 Nguồn vốn nhà nước……… 33

4.2 Nguồn vốn dân cư và tư nhân……… 37

KẾT LUẬN……… …40 TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU

Trang 2

VAI TRÒ CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Trang 3

LỜI MỞ ĐẦU

Trong giai đoạn hiện nay, vốn là một hoạt động vất chất quan trọng cho mọi hoạt độngcủa nền kinh tế Nhu cầu về vốn đang nổi lên như một vấn đề cấp bách Đầu tư và tăngtrưởng vốn là một cặp phạm trù của tăng trưởng kinh tế, để thực hiện chiến lược pháttriển nền kinh tế trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần đến một lượng vốn lớn

Vốn cho phát triển kinh tế - xã hội luôn là một vấn đề quan trong và cấp thiết trong cuộcsống hiện nay và nhiều năm tới ở nước ta Đương nhiên để duy trì những thành quả đạtđược của nền kinh tế nhờ mấy năm đổi mới vừa qua, giữ vững nhịp độ tăng trưởng kinhtế cao, tránh cho đất nước rơi vào tình trạng “tụt hậu” so với nhiều nước láng ghiềngtrong khu vực và trên thế giới Trong giai đoạn hiện nay, nước ta đang tình mọi cáchkhơi dậy mọi nguồn vốn trong nước, từ bản thân nhân dân với việc sử dụng có hiệu quảnguồn vốn đã có tại các cơ sở quốc doanh Nguồn vốn nước ngoài từ ODA, NGO và tưđầu tư trực tiếp nước ngoài FDI Tuy nhiên, cần thấy rõ nguồn vốn trong nước là chủ yếu,nguồn vốn trong nước vừa phong phú, vừa chủ động nằm trong tầm tay Nguồn vốn trongnước vừa là tiền đề, vừa là điều kiện để “đón” các nguồn vốn từ nước ngoài Nguồn vốnnuwocs ngoài sẽ không huy động được nhiều và sử dụng có hiệu quả khi thiếu nguồn vốn

“ bạn hàng” trong nước

Mặc dù điều kiện quốc tế thuận lời đã mở ra những khả năng to lớn để huy động và sửdụng nguồn vốn từ bên ngoài, nhưng nguồn vốn trong nước được xem là quyết định chosự phát triển bền vững và độc lập của nền kinh tế Qua nghiên cứu thực tế và với cở sởkiến thức đã tích lũy được trong thời gian qua, nhóm nhận thấy tâm quan trọng của việchuy động và sử dụng nguồn vốn đầu tư trong nước phục vụ cho phát triển kinh tế ViệtNam trong giai đoạn hiện nay Cũng như xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề này, nhómchọn đề tài: “Thực trạng của việc huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước của nước tahiện nay và kiến nghị các giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này”

Trang 4

CHƯƠNG I: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG

VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC TẠI VIỆT NAM

1.1 Mục tiêu nghiên cứu:

Qua việc nghiên cứu về thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước tại Việt Nam,từ đó cho thấy vai trò quan trọng của vốn đầu tư phát triển với việc phát triển kinh tế; đánh giáthực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước và đề xuất các giải pháp kiến nghị nhắmnâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn này

1.2 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các vấn đề liên quan đến nguồn vốn, việc huy động và sửdụng nguồn vốn trong nước ở Việt Nam

1.3 Câu hỏi nghiên cứu:

Nhằm thực hiện các mục tiêu nêu trên, đề tài cần trả lời được các câu hỏi nghiên cứu tươngứng sau đây:

 Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước ở Việt Nam như thế nào?

 Các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của sử dụng nguồn vốn?

1.4 Phạm vi nghiên cứu:

 Phạm vi về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu về thực trạng huy động và sử dụngnguồn vốn trong nước ở Việt Nam

 Phạm vi về thời gian:

 Các số liệu được tiến hành thu thập trong khoảng thời gian:

2007 - 2015

 Các giải pháp đề xuất dự kiến áp dụng từ năm 2016

 Phạm vi về nội dung: Đề tài tập trung và nghiên cứu các nội dung chủ yếu sau:

 Nghiên cứu các vấn đề cơ sở lý luận về nguồn vốn đầu tư và mối quan hệ giữa cácnguồn vốn đầu tư

 Nghiên cứu về thực trạng huy động nguồn vốn đầu tư tại Việt Nam thời gian qua

 Nghiên cứu về những giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn trong nước

1.5 Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài sử dụng phuơng pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu các bảng số liệu qua cácnăm

1.6 Khái quát nghiên cứu:

Cấu trúc của đề tài nghiên cứu: “Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước tại ViệtNam Trình bày các giải pháp kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của sử dụng nguồn vốn này.”Gồm có 4 chương như sau:

 Chuơng I: Tổng quan nghiên cứu về thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn trongnước tại Việt Nam

 Chương II: Những vấn đề lý luận cơ bản

 Chương III: Thực trạng huy động và sử dụng nguồn vốn trong nước tại Việt Nam

 Chương IV: Kiến nghị các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn này

Trang 5

CHƯƠNG 2: NHỮNG LÍ LUẬN CƠ BẢN VỀ VIỆC HUY ĐỘNG VÀ SỬ

DỤNG NGUỒN VỐN TRONG NƯỚC 2.1 Tổng quan về đầu tư

2.1.1 Khái niệm:

Đầu tư là quá trình sử dụng phối hợp các nguồn lực trong một khoảng thời gian xác định nhằmđạt được kết quả hoặc một tập hợp các mục tiêu xác định trong điều kiện kinh tế - xã hội nhấtđịnh

2.1.2 Đặc trưng cơ bản của đầu tư:

Hoạt động đầu tư là hoạt động bỏ vốn nên quyết định đầu tư thường và trước hết là quyết định tài chính Vốn được hiểu như là các nguồn lực sinh lợi Dưới các hình thức khác

nhau nhưng vốn có thể xác định dưới hình thức tiền tệ Vì vậy, các quyết định đầu tư thườngđược xem xét trên phương diện tài chính (khả năng sinh lời, tổn phí, có khả năng thu hồiđược hay không…)

Hoạt động đầu tư là hoạt động có tính chất lâu dài Khác với các hoạt động thương mại,

các hoạt động chi tiêu tài chính khác, đầu tư luôn là hoạt động có tính chất lâu dài Do đó,mọi sự trù liệu đều là dự tính và chịu một xác suất biến đổi nhất định do nhiều nhân tố biếnđổi tác động Chính điều này là một trong những vấn đề then chốt phải tính đến trong nộidung phân tích, đánh giá của quá trình thẩm định dự án

Hoạt động đầu tư là một trong những hoạt động luôn cần có sự cân nhắc giữa lợi ích trước mắt và lợi ích trong tương lai Đầu tư về một phương diện nào đó là sự hy sinh lợi

ích hiện tại để đánh đổi lấy lợi ích trong tương lai Vì vậy, luôn có sự so sánh cân nhắc giữahai loại lợi ích này và nhà đầu tư chỉ chấp nhận trong điều kiện lợi ích thu được trong tươnglai lớn hơn lợi ích hiện này họ phải hy sinh - đó là chi phí cơ hội của nhà đầu tư

Hoạt động đầu tư chứa đựng nhiều rủi ro Các đặc trưng nói trên đã cho ta thấy đầu tư là

một hoạt động chứa đựng nhiều rủi ro do chịu xác suất nhất định của yếu tố kinh tế, chính trị,xã hội, tài nguyên thiên nhiên…

2.2 Tổng quan về nguồn vốn đầu tư

2.2.1 Khái niệm:

Nguồn vốn hình thành đầu tư là phần tích lũy được thể hiện dưới dạng giá trị được chuyển hóathành vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội

2.2.2 Bản chất của nguồn vốn đầu tư:

Xét về bản chất: Nguồn hình thành vốn đầu tư chính là phần tiết kiệm hay tích lũy mà nền kinhtế có thể huy động được để đưa vào quá trình tái sản xuất xã hội

Kinh tế học cổ điển:

 Smith: “ Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn Lao động tạo ra sản phẩmđể tích lũy cho quá trình tiết kiệm Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa, khôngcó tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên.”

 Cac-mac: Con đường cơ bản và quan trọng về lâu dài để tái sản xuất mở rộng là pháttriển sản xuất và thực hành tiết kiệm ở cả trong sản xuất và tiêu dùng

Theo các-mac, nền kinh tế gồm 2 khu vực: Khu vực sản xuất I và khu vực tiêudùng II ĐIều kiện để tái sản xuất mở rộng không ngừng

Trang 6

(c+v+m)I > cI + cII c: tiêu hao vật chất(c+v+m)II < (v+m)I + (v+m)II (v+m): phần giá trị mới sáng tạo ra

Kinh tế học hiện đại:

Keynes: Đầu tư chính bằng phần thu nhập mà không chuyển vào tiêu dung

 Xét trong nền kinh tế đóng: (I)=(S)

 Nền kinh tế mở: Không phải lúc nào cũng có đẳng thức tiết kiệm = đầu tư

CA= S-I CA: Tài khoản vãng lai ( current account )

S: Tiết kiệm

I: Đầu tư

 Nguồn vốn nước ngoài hoặc vay nợ có thể trở thành một nguồn vốn đầu tư quan trọng củanền kinh tế

2.2.3 Phân loại nguồn vốn đầu tư:

Nguồn vốn đầu tư bao gồm: nguồn vốn trong nước và nguồn vốn nước ngoài

Nguồn vốn trong nước:

 Nguồn vốn nhà nước: bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tíndụng đầu tư phát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư phát triển của doanhnghiệp nhà nước

 Nguồn vốn từ khu vực tư nhân: bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích luỹcủa các doanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã

Nguồn vốn nước ngoài:

Có thể xem xét nguồn vốn đầu tư nước ngoài trên phạm vi rộng hơn đó là dòng lưu chuyển vốnquốc tế (international capital flows) Về thực chất, các dòng lưu chuyển vốn quốc tế là biểu thịquá trình chuyển giao nguồn lực tài chính giữa các quốc gia trên thế giới Trong các dòng lưuchuyển vốn quốc tế, dòng từ các nước phát triển đổ vào các nước đang phát triển thường đượccác nước thế giới thứ ba đặc biệt quan tâm Dòng vốn này diễn ra với nhiều hình thức Mỗi hìnhthức có đặc điểm, mục tiêu và điều kiện thực hiện riêng, không hoàn toàn giống nhau Theo tínhchất lưu chuyển vốn, có thể phân thành các nguồn vốn nước ngoài chính như sau:

 Tài trợ phát triển vốn chính thức (ODF - official development finance): bao gồmViện trợ phát triển chính thức (ODA -offical development assistance) và các hìnhthức viện trợ khác Trong đó, ODA chiếm tỷ trọng chủ yếu trong nguồn ODF;

 Nguồn tín dụng từ các ngân hàng thương mại;

 Đầu tư trực tiếp nước ngoài;

 Nguồn huy động qua thị trường vốn quốc tế

2.3 Các nguồn huy động vốn đầu tư trong nước

2.3.1 Nguồn vốn nhà nước:

Nguồn vốn nhà nước bao gồm nguồn vốn của ngân sách nhà nước, nguồn vốn tín dụng đầu tưphát triển của nhà nước và nguồn vốn đầu tư tín dụng của doanh nghiệp nhà nước

 Nguồn vốn ngân sách nhà nước: Là nguồn chi của ngân sách nhà nước cho đầu tư, là nguồnvốn đầu tư quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của các quốc gia Nguồn

Trang 7

vốn thường được sử dụng cho các dự án kết cấu hạ tầng kinh tế- xã hội, quốc phòng an ninh,

hô trợ dự án doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực có sự tham gia của nhà nước

 Nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước:

 Ngày càng đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.Nguồn vốn có tác dụng tích cực trong việc giảm đáng kể bao cấp vốn của nhà nước.Thực chất là quá trình chuyển từ cấp phát vốn ngân sách sang cấp vốn tín dụng chocác dự án có khả năng thu hồi vốn trực tiếp.Các đơn vị sử dụng vốn này phải tuântheo nguyên tắc hoàn vốn vay

 Là công cụ điều tiết kinh tế: Nhà nước thông qua công cụ này khuyến khích pháttriển các ngành, vùng, lĩnh vực theo định hướng chiến lược của mình, vừa đảm bảomục tiêu tăng trường, vừa đảm bảo mục tiêu phát triển xã hội

 Nguồn vốn đầu tư của các doanh nghiệp nhà nước: bao gồm từ khấu hao tài sản cốđịnh và thu nhập giữ lại từ doanh nghiệp nhà nước, chủ yếu để đầu tư chuyên sâu, mởrộng sản xuất, đổi mới thiết bị, hiện đại hóa dây chuyền sản xuất

2.3.2.Nguồn vốn của dân cư và tư nhân:

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của các doanhnghiệp dân doanh, các hợp tác xã

Thực tế cho thấy đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và hộ gia đình có vai trò quan trọng đặcbiệt trong việc phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn, mở mang ngành nghề, phát triểncông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và vận tải trên các địa phương

Khu vực kinh tế tư nhân hiện đang nắm giữ một lượng vốn tiềm năng rất lớn, tồn tại dưới dạngvàng, nội tệ, ngoại tệ

Nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc vào thu nhập và chi tiêu của hộ gia đình Quy mô củanguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào: trình độ phát triển của đất nước, tập quán tiêu dùng của dân

cư, chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đónggóp của xã hội

Nguồn vốn từ khu vực tu nhân bao gồm tiết kiệm của dân cư, tích lũy của doanh nghiệp dândoanh, hợp tác xã, có vai trò vô cùng quan trọng

2.4 Huy động và sử dụng vốn hiệu quả

2.4.1.Vai trò của hoạt động huy động vốn:

Như trên đã phân tích vốn đầu tư có ý nghĩa to lớn đối với nền kinh tế, không những nó tạo racủa cải vật chất cho nền kinh tế, mà còn đưa đất nước phát triển theo hướng ổn định, cân đốigiữa các ngành nghề Do vậyđể phát triển kinh tế ta phải có vốn đầu tư, vậy vốn đầu tư lấy ở đâuvà lấy bằng cách nào ? Câu hỏi này đã được trả lời một phần ở trên ( bao gồm vốn đầu tư trongnước và vốn đầu tư nước ngoài ) Muốn có nguồn vốn này, ta phải huy động Mặt khác mỗidoanh nghiệp, tổ chức kinh tế khi thành lập, không phải lúc nào cũng có đủ vốn để hoạt động sảnxuất kinh doanh Trong những tình huống thiếu vốn thì họ phải huy động để đáp ứng nhu cầunày Tuy nhiên, để có thể huy động được số vốn mong muốn thì các doanh nghiệp, tổ chức kinhtế phải có các chiến lược huy động phù hợp với từng tình huống cụ thể, từng thời kỳ

Tóm lại hoạt động huy động vốn là rất quan trọng cho sự phát triển kinh tế nói chung và đầu tưphát triển nói riêng, nó đẩy nhanh quá trình Công nghiệp hoá -Hiện đại hoá đất nước, phát triểnkinh tế hoà nhập với kinh tế thế giới

Trang 8

Trong hoạt động huy động này thì hệ thống ngân hàng đóng góp một phần quan trọng đặc biệtlà ngân hàng đầu tư và phát triển ngân hàng với nhiệm vụ chủ yếu là cung cấp vốn cho vay đầu

tư phát triển

2.4.2 Vai trò của hoạt động sử dụng vốn:

Như đã trình bày ở trên vốn và hoạt động huy động vốn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hộiđất nước là rất quan trọng Nhưng một phần cũng không kém phần quan trọng đó là hoạt động sửdụng vốn huy động này sao cho có hiệu quả để đảm đem lại lợi ích và hiệu quả cao nhất Nếuchúng ta sử dụng vốn hiệu quả thì các nguồn lực dành cho đầu tư sẽ phát huy được tối đa lợi íchcho chủ đầu tư nói riêng và nền kinh tế nói chung và ngược lại nếu chúng ta sử dụng vốn đầu tưkhông hiệu quả thì các kết quả của những đồng vốn mà chúng ta bỏ ra sẽ không phát huy đượctối đa cho nền kinh tế Để làm được vấn này đòi hỏi chúng ta phải làm tốt các chiến lược sử dụngvốn cho đầu tư như: quản lý đầu tư, kế hoạch hoá đầu tư, cũng như các công tác thẩm định dự ánvà quản lý dự án đầu tư

2.4.3 Điều kiện huy động có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư trong nước:

1 Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền vững cho nền kinh tế

Năng lực tăng trưởng của nền kinh tế xác định triển vọng và sức hấp dẫn trong việc huy độngcác nguồn vốn đầu tư Vấn đề này liên quan đến một nguyên tắc mang tính chủ đạo trong việcthu hút vốn đầu tư: Vốn đầu tư được sử dụng càng hiệu quả thì khả năng thu hút nó càng lớn Để tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng của nền kinh tế nhằm thu hút có hiệu quả các nguồnvốn đầu tư cho nền kinh tế, trong thời gian tới Việt Nam cần:

 Tăng cường phát triển sản xuất kinh doanh, và thực hành tiết kiệm cả trong sản xuất vàtiêu dùng của toàn xã hội Có các biện pháp hữu hiệu để sử dụng có hiệu quả nguồn vốnđầu tư Đây vừa là mục tiêu, vừa là điều kiện để phát triển và là cơ sở đảm bảo việc giatăng khả năng huy động nguồn vốn

 Đối với nguồn vốn đầu tư, phải xác định yếu tố hiệu quả là yêu cầu về mặt chất lượngcủa việc huy động vốn trong thời gian lâu dài Với vi trò trung tâm điều chỉnh và địnhhướng quá trình đầu tư phát triển của nền kinh tế, hiệu quả của nguồn vốn đàu tư nhànước phải đặc biệt chú trọng Các dự án sử dụng vốn nhà nước phải được đánh giá trêncác tiêu chuẩn hiệu quả, phải được quản lý chặt chẽ nhằm đảm bảo thời hạn xây dựng,giá cả và chất lượng công trình Cần hoàn thiện hơn nữa về cơ chế và quản lý đầu tư.Tiếp tục cải cách doanh nghiệp nhà nước, tăng cường tính hiệu quả đầu tư của khu vựckinh tế này

 Các dự án sử dụng vốn vay phải có phương án trả nợ vững chắc, xác định rõ tráchnhiệm trả nợ

 Tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn đầu tư, xóa bỏ tư tưởng bao cấp vềvốn đầu tư, khuyến khích khu vực kinh tế tư nhân bỏ vốn tham gia đầu tư Phải lấy hiệuquả kinh tế làm thước đo của các hoạt động đầu tư

2 Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

Sự ổn định của môi trường kinh tế vĩ mô luôn được coi là điều kiện tiên quyết của mọi ýđịnh và hành vi đầu tư Về nguyên tắc, để thu hút được nguồn vốn đầu tư nhằm ngày càngđáp ứng tốt hơn các yêu cầu phát triển của đất nước, phải đảm bảo được nền kinh tế đó trướchết là nơi an toàn cho sự vận động của nó và sau nữa là nơi có năng lực sinh lợi cao

Trang 9

Có thể đưa ra một số điều kiện cụ thể có tính nguyên tắc liên quan đến ổn định kinh tế vĩ

mô và là yếu tố đảm bảo thu hút có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư:

Ổn định giá trị tiền tệ: Đây là vấn đề quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng huy

động các nguồn vốn cho đầu tư Ổn định giá trị tiền tệ ở đây bao hàm cả việc kiềm chếlạm phát và khắc phục hậu quả của tình trạng giảm phát nếu xảy ra đối với nền kinh tế.Để đạt yêu cầu ổn định giá trị tiền tệ, cần phải tạo ra sự vận động đồng bộ các yếu tố củanền kinh tế thị trường bao gồm cả lĩnh vực sản xuất vật chất, hệ thống tài chính và cơchế phân phối, lưu thông tương ứng

Hoạt động của ngân sách nhà nước cũng có ý ngĩa quan trọng Ngân sách nhà nướcmà thâm hụt triền miên cũng sẽ dẫn đến tình trạng lạm phát cao và mất ổn định Vìvậy, kiểm soát được mức thâm hụt ngân sách có thể coi là mục tiêu tài chính trung tâmhướng tới sự ổn định kinh tế vĩ mô Thuế và chi ngân sách là những công cụ quantrọng trong việc ổn định giá trị tiền tệ Mặt khắc, thuế và các công cụ tài chính kháccũng là một trong những chính sách quan trọng trong việc khuyến khích đầu tư và táiđầu tư từ lợi nhuận Bên cạnh đó, cải cách hành chính để có thể giảm tương đối chithường xuyên trong tổng chi ngân sách Từng bước tăng quy mô và tỷ trọng cũng nhưhiệu quả nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước

Đối với lãi suất, về mặt lý thuyết lãi suât càng cao thì xu hướng tiết kiệm càng lớn vàtừ đó tiềm năng của các nguồn vốn đầu tư cao Tuy nhiên bản thân yếu tố lãi suất cũngcó yếu tố hai mặt, khi tăng lãi suất cũng có nghĩa là chi phí sử dụng vốn trong đầu tưcao hơn Điều này sẽ làm giảm phần lợi nhuận thực của nhà đầu tư Khi sử dụng côngcụ lãi suất phải hết sức cẩn trọng để xác định mức lãi suất phù hợp, có tác động tíchcực đến hiệu quả của việc huy động vốn

 Về lâu dài, cần thực hiện tốt chức năng hoạch định chiến lược phát triển kinh tế- xã hộicủa nhà nước trong mối quan hệ mất thiết với lĩnh vực thu hút các nguồn vốn đầu tư.Cần nâng cao chất lượng quy hoạch tổng thể, có chính sách huy động đồng bộ các nguồnvốn phù hợp với quy hoạch ngành, lãnh thổ và lĩnh vực ưu tiên

 Nhanh chóng cải thiện và đồng nhất môi trường đầu tư để tạo điều kiện cho việc khaithác các nguồn vốn đầu tư phát triển trong các thành phần kinh tế Tiếp tục xây dựng vàhoàn thiện khung pháp luật phù hợp với kinh tế thị trường, nhằm bảo vệ môi trường kinhtế vĩ mô ổn định

3 Xây dựng các chính sách huy động các nguồn vốn có hiệu quả

Để có thể huy động có hiệu quả các nguồn vốn cho đầu tư cần phải có các chính sách, giải pháphợp lý và đồng bộ Các chính sách và giải pháp này phải đáp ứng được các yêu cầu có tínhnguyên tắc sau:

 Các chính sách và gải pháp huy động vốn cho đầu tư phải gắn liền với chiến lược pháttriển kinh tế- xã hội trong từng giai đoạn và phải thực hiện được các nhiệm vụ của chínhsách tài chính quốc gia Việc thực hiện các chính sách và giải pháp khai thác và huy độngvốn phải có sự tính toán tổng hợp về khả năng cung ứng vốn và khả năng tăng trưởng cácnguồn vốn trên cơ sở giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa tích lũy và tiêu dùng Các

Trang 10

chính sách về đầu tư phải đảm bảo khuyến khích, định hướng các hoạt động thu hút cungứng vốn nhằm huy động tổng lực của nền kinh tế cho công nghiệp hóa đất nước.

 Đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn đầu tư trong nước và nguồn vốn đầu tưnước ngoài Trong quá trình phát triển kinh tế, nguồn vốn trong nước có một số ưu thế sovới nguồn vốn nước ngoài: ổn định, bề vững, giảm thiệu được những hậu quả xấu đối vớinền kinh tế do tác động của thị trường tài chính tiền tệ và nền kinh tế của các nước kháctrên thế giới

 Cần đa dạng hóa và hiện đại hóa các hình thức và phương tiện huy động vốn Tiếp tụcmở rộng các hình thức huy động tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước từ khu vực dân

cư qua hình thức phát hành trái phiếu với lãi suất và thời hạn hấp dẫn Thành lập và pháttriển hề thống quỹ đầu tư dưới nhiều hình thức khác nhau

 Các chính sách huy động vốn đều được tiến hành đồng bộ cả về nguồn vốn và biện phápthực hiện Đảm bảo sự bình đẳng, gắn bó và tạo điều kiện lẫn nhau cùng phát triển giữacác nguồn vốn Cần tiếp tục đổi mới các chính sách động viên các nguồn tài chính chongân sách nhằm đảm bảo tăng cường huy động vốn một cách vững chắc, ổn định và bềnvững nhưng vẫn khuyến khích doanh nghiệp và dân cư bỏ vốn ra đầu tư

2.5 Các công trình nghiên cứu có liên quan

1 “ The role of the public investment in poverty đeuction” – Edward Anderson, Paolo de

Reazio ang Stephanie ( vai trò của đầu tư công trong xóa đói giảm nghèo) giúp chúng ta cócái nhìn toàn diện và chính xác vai trò của đầu tư công cũng như cách sử dụng vốn cho đầu

tư công một cách hợp lí

2 Nghiên cứu của PGS.TS Trần Thị Minh Châu “ Về chính sách khuyến khích đầu tư ở Việt Nam” (2007) trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách khuyến khích đầu tư trong

nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; phân tích, đánh giá thực trạng chính sáchkhuyến khích đầu tư của Nhà nước ta hiện nay; đề xuất một số định hướng và giải pháp chủyếu nhằm tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư trong thời gian tới Đồng thời,cuốn sách đã đưa ra dự báo xu hướng đầu tư ở nước ta trong những năm tới, đề xuất 6phương hướng chủ yếu tiếp tục hoàn thiện chính sách khuyến khích đầu tư ở nước ta Đối vớicác giải pháp cơ bản, các tác giả chia thành các nhóm giải pháp: hoàn thiện khung khổ pháp

lý an toàn, minh bạch, ổn định cho đầu tư; nâng cao chất lượng quy hoạch của Nhà nước; đẩymạnh cải cách hành chính nhằm tạo môi trường thông thoáng cho đầu tư; đổi mới chính sách

ưu đãi đầu tư; đổi mới chính sách đầu tư xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội của Nhà nước;tăng cường quảng bá hình ảnh đất nước cho nhà đầu tư nước ngoài Trong mỗi nhóm giảipháp lớn có các giải pháp cụ thể, chi tiết

3 “Thị trường vốn” – PGS.TS Phạm Văn Hùng - Nhà xuất bản đại học kinh tế quốc dân, Hà

Nội, 2009

4 “Huy động và sử dụng các nguồn vốn trong nước”- Nguyễn Công Nghiệp, Bộ Tài chính

đã gợi ý những cách thức huy động cũng như sử dụng một cách có nghiên cứu, chính xác vàkhoa học nguồn vốn vào tăng trưởng và phát triển kinh tế

Trang 11

5 Bài viết của T.S Phạm Ngọc Long “ Huy động và sử dụng nguồn vốn tư nhân trong phát triển kinh tế- xã hội” Bài viết đã chỉ ra tình hình huy động và sử dụng nguồn vốn tư nhân.

Bên cạnh đó đưa ra giải pháp nâng cao hiệu quả huy động và sử dụng nguồn vốn tư nhân

6 Trong tài liệu bồi dưỡng đại biểu dân cử cũng có bài: “Vai trò của nguồn vốn đầu tư trong nước đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế” (2015) đã nêu ra những vai trò to lớn

mang tính quyết định của vốn trong nước như: đóng góp lớn vào GDP, định hướng thay đổi

cơ cấu kinh tế, cân bằng thị trường hàng hóa, đảm bảo sự phát triển toàn diện, tạo nền tảngvững chãi cho sự tăng trưởng của nền kinh tế,…

7 “Thực trạng đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ở Việt Nam” (T.S Trịnh Mai Vân- Nguyễn

Văn Đại) Bài viết phân tích thực trạng hoạt động đầu tư từ nguồn vốn nhà nước ở Việt Namthời gian qua

8 Ông Trần Bắc Hà, Tổng giám đốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam cũng có bài

viết: “Giải pháp huy động vốn đầu tư (trong và ngoài nước) cho phát triển kinh tế”

(2006) đã đánh giá tổng thể cơ chế, chính sách quản lý điều hành vĩ mô của Chính phủ tronghuy động vốn đầu tư trong và ngoài nước cho phát triển kinh tế và nêu các kiến nghị đối vớiChính phủ, các bộ, ngành và cộng đồng doanh nghiệp về việc đẩy mạnh huy động vốn trongvà ngoài nước Những đề tài này chỉ đề cập được một phần, chưa nghiên cứu được một cáchđầy đủ và toàn diện cả về lí luận lẫn thực tiễn khiến cho bài viết còn nhiều vướng mắc trongnghiên cứu và ứng dụng

9 Về giải pháp để huy động vốn hiệu quả, luận văn Thạc sĩ: “Tạo nguồn vốn trong nước để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam” (2007) của tác giả Hoàng Dương,

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã nghiên cứu những vấn đề lí luận cơ bản về vốn đầu tưphục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và thực trạng tạo nguồn vốn trong nước, trên cơ sở đóđưa ra quan điểm định hướng và giải pháp cơ bản nhằm tạo ra nguồn vốn trong nước ổn địnhvà tăng trưởng

CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG HUY ĐỘNG VÀ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN

TRONG NƯỚC CỦA NƯỚC TA HIỆN NAY

3.1 Thực trạng huy động nguồn vốn nhà nước:

Trang 12

3.1.1 Nguồn thu của nhà nước:

Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước là nguồn vốn vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong chiếnlược phát triển kinh tế của mỗi quốc gia Trong những năm trở lại đây, cùng với sự tăng trưởng nóichung của nền kinh tế quy mô tổng thu ngân nhà nước không ngừng được gia tăng nhờ mở rộng nhiềunguồn thu khác nhau (huy động qua thuế, phí, bán tài nguyên, bán hay cho thuê tài sản thuộc sở hữunhà nước,…) Đi cùng với sự mở rộng quy mô ngân sách, mức chi cho đầu tư phát triển từ ngân sáchnhà nước cũng gia tăng đáng kể

Thu từ xuất nhập

khẩu

Thu viện trợ

không hoàn lại

Nguồn: chinhphu.vn

Năm 2009, gói kích cầu 9 tỉ $ được đưa nhằm khôi phục đà tăng trưởng kinh tế Nhìn chung tổng thungân sách nhà nước từ năm 2007 đến năm 2014 tăng đáng kể trong đó tỷ lệ thu nội địa luôn chiếm trên50% so với tổng thu ngân sách nhà nước Trong đó từ năm 2011 – 2014, tổng thu ngân sách nhà nướcgấp hơn 2 lần so với giai đoạn 2007-2010 trước đó do sự hoàn thiện thể chế kinh tế, với sự ra đời củaHiến pháp 2013, ban hành nhiều bộ luật và đạo luật nhằm cải cách thể chế có ý nghĩa quan trọng đồngthời chủ động hội nhập thế giới (đã ký kết hàng chục Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phươngvà đa phương thế hệ mới,…) đã giúp nền kinh tế nước ta phát triển và bước vào giai đoạn ổn định Trong vốn đầu tư của khu vực Nhà nước, vốn từ ngân sách Nhà nước thực hiện năm 2015 ước tínhđạt 220,4 nghìn tỷ đồng, bằng 100,6% kế hoạch năm và tăng 6,1% so với năm 2014

Bên cạnh những mặt tích cực thì ngân sách nhà nước cũng còn nhiều hạn chế như:

 Công tác triển khai dự toán còn chậm chễ, tỉ lệ giải ngân thấp, công tác quản lý, thực hiện giámsát ở các cấp còn nhiều hạn chế

 Công tác thẩm định chậm chễ, chưa đảm bảo yếu tố chất lượng, năng lực

 Tính trượt giá chưa có quy định thông nhất là nguyên nhân kéo dài thời gian lập, thẩm định,phê duyệt dự án

 Công tác giải phóng mặt bằng chậm, chi phí đền bù lớn, quản lý và sử dụng đất đai chậm đượckhắc phục ảnh hưởng đến tiến bộ và giải ngân nguồn vốn

3.1.2 Tín dụng đầu tư phát triển:

Chính sách tín dụng là sự khẳng định tính đúng đắn trong công cuộc đổi mới của Đảng và nhà nướctrong lĩnh vực đầu tư Tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước đã góp phần tăng cường cơ sở vật chất,

kĩ thuật, nâng cao năng lực của nền kinh tế Vốn tín dụng đầu tư phát triển nhà nước là nguồn có vai trò

Trang 13

quan trọng để thực hiện công tác quản lý và điều tiết nền kinh tế vĩ mô, là một trong những nguồn vốnhuy động khá hiệu quả để đáp ứng nhu cầu đầu tư của các doanh nghiệp

Hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước thông qua VDB:

Để thực hiện chính sách tín dụng ĐTPT của Nhà nước phù hợp với yêu cầu của quá trình hội nhậpkinh tế quốc tế, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (The Vietnam Development Bank - VDB) đã đượcthành lập theo Quyết định số 108/2006/QĐ-TTg ngày 19/05/2006 của Thủ tướng Chính phủ trên cơ sởtổ chức lại hệ thống Quỹ Hỗ trợ phát triển (HTPT) và chính thức đi vào hoạt động từ ngày 01/07/2006.VDB là một đơn vị cho vay chính sách phi lợi nhuận, với số vốn điều lệ 10 nghìn tỷ đồng Ngân hàngphát triển Việt Nam (VDB) được thành lập trên cơ sở tổ chức lại Quỹ hỗ trợ phát triển để thực hiệnchính sách tín dụng đầu tư phát triển và tín dụng xuất khẩu Nhà nước

Vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước đã được tập trung cho những chương trình, dự án thuộc cácngành, lĩnh vực trọng điểm của đất nước như: nhà máy thủy điện, nhiệt điện, lọc dầu, các nhà máyđóng tàu biển, xi măng, thép, hoá chất,cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội Hoạt động tín dụng ĐTPT củaNhà nước đã có những đóng góp quan trọng đối với sự phát triển của nền kinh tế: Góp phần thúc đẩytăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; Hỗtrợ phát triển kinh tế – xã hội của các vùng/miền, thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực, chương trình, dựán, sản phẩm trọng điểm của nền kinh tế; Góp phần thực hiện mục tiêu xoá đói giảm nghèo; Phát triểnkinh tế nông nghiệp và nông thôn; Góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng các nguồn vốn đầu tư của xãhội; Khai thác các nguồn vốn cho đầu tư, thúc đẩy sự phát triển của thị trường tài chính

Mặc dù vậy, hoạt động tín dụng ĐTPT của Nhà nước còn nhiều hạn chế, hiệu quả chưa cao, chưa đápứng tốt yêu cầu phát triển của nền kinh tế Những hạn chế đó xuất hiện từ những tổ chức tiền thân củaVDB, chưa được giải quyết triệt để, vẫn đang tồn tại và tạo nên rủi ro tiềm ẩn đối với hoạt động tíndụng ĐTPT của Nhà nước Do VDB kế thừa toàn bộ các dự án có nợ tồn đọng, khó thu từ Ngân hàngĐầu tư và Phát triển Việt Nam (năm 1995), Tổng cục Đầu tư phát triển và Quỹ hỗ trợ đầu tư quốc gia(năm 1999), Quỹ Hỗ trợ phát triển (tháng 06/2006) nên trong quá trình triển khai thực hiện nhiệm vụgặp rất nhiều vướng mắc

Theo báo cáo của Giám đốc VDB kết quả hoạt động 2006-2009:

 VDP đã huy động mới gần 120.000 tỷ đồng, bằng 7% vốn đầu tư toàn xã hội cùng kì, gấp 1,84lần so với thời kỳ quỹ hỗ trợ phát triển

 VDP hiện đang quản lý cho vay trên 3.970 dự án với số vốn theo hợp đồng tín dụng đầu tư gần86.000 tỷ đồng

Hoạt động huy động và sử dụng vốn tại VDB (tỷ đồng)

Số tiền huy động qua trái phiếu chính

Đến giữa năm 2010 VDB cho vay khoảng 3200 dự án, trong đó có 127 dự án trọng điểm của Chính

Trang 14

phủ với số vốn cam kết theo hợp đồng tín dụng khoảng 146.000 tỷ đồng

Trong thời kì đổi mới nguồn vốn này đóng vai trò quan trọng, từng bước xóa bỏ chênh lệch về trìnhđộ phát triển và đời sống nhân dân giữa các vùng miền, tạo đà cho các vùng kinh tế phát triển Hỗ trợmột số lĩnh vực trọng điểm của nền kinh tế như xây dựng hàng tram km đường dây 500KV, 220 KV,hàng tram trạm biến áp, tăng công suất điện lên 2 nghìn MW, hàng trăm ngàn km cầu đường, hìnhthành và nâng cấp, mở rộng các KCN Phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm như giao thôngvận tải biển, giao thông đường sắt, đóng tàu, gia tăng năng suất sản xuất cho các ngành khác Tạo sựchuyển biến lớn trong việc khai thác các nguồn vốn đầu tư, thúc đẩy thị trường tài chính phát triển Giảiquyết các vấn đề xã hội

Tuy nhiên quy mô vốn tín dụng đầu tư phát triển còn nhỏ bé, thiếu tập trung Tổng vốn tín dụng đầu

tư phát triển mới đáp ứng được khoảng 37% nhu cầu vay vốn trong tổng mức đầu tư tài sản cố định củacác dự án có vay vốn tín dụng đầu tư phát triển Hơn nữa, đối tượng cho vay còn dàn trải, chưa thật sựtập trung cho vay vào các dự án trọng điểm, các ngành then chốt, các vùng khó khăn Vốn tín đụng đầu

tư phát triển còn bị phân tán ở nhiều lĩnh vực, ngành nghề khác nhau

3.1.3 Vốn doanh nghiệp nhà nước:

Nguồn vốn ở DNNN luôn chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư toàn xã hội, được xác định là vai trò chủđạo trong việc phát triển kinh tế, quá trình CNH-HDH ở nước ta

Năm 2007, tổng vốn chủ sở hữu của 70 tập đoàn tổng công ty lên tới 323 nghìn tỷ, vốn lưu động lênđến 448 ngàn tỷ đồng 28/70 tập đoàn tổng công ty đầu tư vốn ra nước ngoài chủ yếu trong lĩnh vựcchứng khoán, ngân hàng bảo hiểm với giá trị lên đến 20 ngàn tỉ

Từ năm 2012, nguồn vốn chủ sở hữu có chiều hướng tăng nhẹ Năm 2012, chỉ tiêu này tăng 26% sovới năm 2011 và có xu hướng tiếp tục tăng vào năm 2013 ,tổng vốn đầu tư của DNNN tăng 104,2%trong 9 tháng đầu năm 2013

Vốn đầu tư phát triển theo thành phần kinh tế nhà nước:

Kinh tế Nhà nướcGiá thực tế (Tỷ

Nguồn: Tổng cục thống kê

Qua bảng trên có thể thấy vốn ngân sách đầu tư vào khu vực doanh nghiệp nhà nước tăng đều quacác năm 2010 - 2014 Tuy nhiên tỷ trọng vốn đầu tư của khu vực doanh nghiệp Nhà nước lại giảm.Nguyên nhân của tình trạng này một phần là do chương trình cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước (quátrình cần huy động nhiều nguồn lực của doanh nghiệp), nhưng quan trọng hơn là do khu vực dân doanhđã lớn mạnh không ngừng kể từ khi ra đời Luật năm 2005 và sửa đổi năm 2014 Điều này đã góp phầnlàm tăng số doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, số lượng lao động tăng, thu nhập bình quân của ngườilao động cũng được nâng cao, bên cạnh đó tỷ lệ nộp ngân sách cũng tăng Tuy nhiên năm 2013 và

2014 cơ vấu cốn của các DNNN tăng trở lại do năm 2014, Quốc hội đã ban hành Luật Đầu tư công, đổimới và quản lý đầu tư theo kế hoạch trung hạn Các chính sách tài chính, tiền tệ tiếp tục phát huy tác

Trang 15

dụng, tập trung vào việc duy trì lãi suất thấp đã tạo điều kiện thúc đẩy thu hút và giải ngân vốn đầu tư.Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng phối hợp thực hiện tốt việc tháo gỡ vướng mắc để đẩy nhanh tiếnđộ giải ngân vốn đầu tư phát triển theo kế hoạch được giao.

Cơ cấu vốn của các DNNN

Nguồn: Tổng cục thống kê

Tính đến năm 2015, doanh nghiệp nhà nước chiếm 70% vốn đầu tư toàn xã hội, 50% vốn Nhà nước,thế nhưng chỉ đóng góp khoảng 30% tăng trưởng GDP Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các tập đoàn,tổng công ty đang nắm giữ những vị trí then chốt trong nền kinh tế như: ngân hàng, năng lượng, cơ khí,hóa chất , tuy nhiên hiệu quả hoạt động chưa đáp ứng được kỳ vọng Vai trò kinh tế của khu vựcdoanh nghiệp nhà nước trong thời gian qua chưa cao và đang ngày càng suy giảm

Nguyên nhân do:

 Đầu tư dàn trải không tập trung vào chuyên môn chính của mình, hoạt động không hiệu quả sovới khu vực tư nhân và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài

 Do được hưởng nhiều ưu đãi nên không bắt buộc có tài sản đảm bảo dễ dẫn đến đổ vỡ dâychuyền và làm mất khả năng thanh toán

 Cơ chế lao động bất hợp lý, nhất là cán bộ hành chính thiếu kinh nghiệm làm việc và năng lực

 Việc thực hiện tổ chức các hoạt động kinh doanh chưa đảm bảo tính đồng bộ thống nhất gâykhó khăn, lung túng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

 Đặc thù của phân cấp đầu tư của Việt Nam là phân cấp đồng bộ và phân cấp theo địa giới hànhchính, nghĩa là phân cấp cùng các chức năng, nhiệm vụ nhất định đối với từng cấp quản lý nhànước theo địa giới hành chính mà chưa chú ý tới đặc thù về quy mô, trình độ phát triển, các yếutố tự nhiên của từng địa phương, cũng như đặc thù về phạm vi, hiệu quả của một số dịch vụcông Cùng với hệ thống quản lý đầu tư còn nhiều bất cập, đầu tư theo phong trào đã diễn rarầm rộ, dẫn đến vấn đề “tỉnh hóa các cảng biển”, “tỉnh hóa khu công nghiệp”, “tỉnh hóa các khukinh tế”, “tỉnh hóa các trường đại học” Hệ quả tất yếu của những vấn đề trên là áp lực đầu tưđịa phương lớn, là đầu tư dàn trải, manh mún và lãng phí

 Trong nền kinh tế hiện nay gặp không ít khó khăn, lạm phát, lãi suất vay tăng, doanh nghiệpkhông đủ lợi nhuận, thậm chí là thua lỗ dẫn đến thiếu khả năng thanh toán, trả nợ ngân hàng vàbù đắp thâm hụt

3.2 Thực trạng huy động nguồn vốn dân cư và tư nhân:

Nguồn vốn từ khu vực tư nhân bao gồm phần tiết kiệm của dân cư, phần tích lũy của cácdoanh nghiệp dân doanh, các hợp tác xã Đầu tư của các doanh nghiệp tư nhân và dân cư hay cụthể là hộ gia đình có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế địa phương Bên cạnh đó,phần vốn này cũng đóng góp đáng kể vào quy mô đầu tư của toàn xã hội Tuy nhiên, nguồn vốndân cư và phần nào nguồn vốn tư nhân là nguồn vốn đa phần tồn tại trong các cá nhân và có sốlượng lớn doanh nhỏ và vừa Điều này rất khó khăn trong việc cập nhật số liệu thống kê nên đâychính là lý do chính trong việc đưa con số cụ thể chi tiết cho nguồn vốn dân cư và tư nhân

3.2.1 Huy động nguồn vốn trong dân cư :

Trang 16

3.2.1.1 Tiết kiệm, đầu tư trong dân cư và mối quan hệ

Nguồn vốn huy động trong dân cư thực tế là phần vốn được trích (nếu là ngân hàng huy động)hay được người dân đưa ra đầu tư dựa trên số tiền tiết kiệm

Biểu đồ Cơ cấu tiết kiệm theo khu vực thể chế

Tiết kiệm của hộ gia đình rơi vào khoảng 35% trên tổng tiết kiệm Tuy nhiên con số này khôngổn định qua các năm và có xu hưởng giảm Xu hướng này là do khi luật doanh nghiệp ra đời vàonăm 2001 làm cho số lượng doanh nghiệp cũng như lượng tiết kiệm tăng lên, trong khi tiết kiệmkhu vực dân cư giảm và chuyển sang tiết kiệm doanh nghiệp (khi luật về chuyển từ kinh doanhhộ gia đình sang doanh nghiệp) Từ năm 2002 - 2012, theo số liệu thu tập của Vietbaohiem.comthu nhập cá nhân tăng liên tục, gấp 6 lần Hằng năm, người dân luôn tiết kiệm từ 12% - 20% trêntổng thu nhập để phục vụ cho các mục đích đầu tư, dự phòng, tích lũy Báo cáo cũng cho thấyngười tiêu dùng Việt Nam là người có xu hướng tiết kiệm cao trên thế giới (79%) và họ đã thayđổi thói quen chi tiêu trong thời gian qua để hạn chế chi phí phát sinh trong cuộc sống của mình

Theo Cafef 17/02/2016

Tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập gia tăng theo thời gian chứng tỏ càng có thu nhập cao, dân cưcàng có điều kiện để dành nhiều hơn Tuy tỷ lệ tiết kiệm so với thu nhập tăng tức về mặt sốlượng tiết kiệm tăng khá rõ rệt nhưng chưa đạt tốc độ tăng so với tiết kiệm doanh nghiệp nên về

cơ cấu nguông tiết kiệm này còn chưa cao và có thể giảm

Nguồn vốn tiết kiệm trong dân dưới dạng tiền, hoạt động tài sản có giá trị, hoặc gửi tiền tiếtkiệm và một phần dùng trực tiếp cho các dự án đầu tư nhưng phần lớn là đầu tư ngắn hạn Nhưvậy tiền tiết kiệm càng nhiều càng làm nguồn vốn đầu tư tăng (về số lượng) theo ước tính củabộ kế hoạch và đầu tư, tiết kiệm của dân cư và các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình quânkhoảng 15% GDP, và chiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội

Trang 17

Báo cáo cũng cho thấy người tiêu dùng Việt Nam là người có xu hướng tiết kiệm cao trên thếgiới (79%) và họ đã thay đổi thói quen chi tiêu trong thời gian qua để hạn chế chi phí phát sinhtrong cuộc sống của mình.

Như vậy tiền tiết kiệm càng nhiều càng làm nguồn vốn đầu tư tăng (về số lượng) theo ước tínhcủa bộ kế hoạch và đầu tư

Tiết kiệm của dân cư và các doanh nghiệp dân doanh chiếm bình quân khoảng 15% GDP, vàchiếm khoảng 26% tổng vốn đầu tư toàn xã hội

3.2.1.2 1.2 Thực trạng huy động vốn dân cư

Biểu đồ Tỷ lệ đầu tư theo khu vực giai đoạn 1995-2007 (%GDP)

Khu vực hộ gia đình là khu vực cho vay ròng Trung bình trong giai đoạn hộ gia đình tiết kiệm10.3% GDP và tương ứng đầu tư là 4.2% Năm 2001 lượng đầu tư từ khu vực dân cư giảm do cósự chuyển lại hình kinh tế từ hộ gia đình sang doanh nghiệp điều này cũng lý giải cho khu vựcdoanh nghiệp có tỷ lệ đầu tư cao hơn so với hai khu vực còn lại

Trang 18

C c u ti t ki m dân c ơ cấu tiết kiệm dân cư ấu tiết kiệm dân cư ết kiệm trong GDP ệm trong GDP ư

Tiết kiệm của dân cư đầu tư gián tiếp

Tiết kiệm của dân cư đầu tư trực tiếp

Khác

Nguồn: giáo trình Kinh tế đầu tư

Qua số liệu trên có thể thấy rằng lượng tiền tiết kiệm trong dân cư phục vụ cho hoạt động đầu

tư còn chiểm tỉ trọng rất nhỏ nhưng đây là nguồn vốn linh hoạt, dễ tiếp cận và dễ dàng huy độngcho các công trình đầu tư ngắn hạn

Nguồn vốn từ dân cư còn phải kể đến lượng vàng dự trữ trong khu vực dân cư Theo Cafef, tạithời điểm năm 2014, chỉ tính trên số lượng vàng xuất nhập khẩu mấy năm qua, không bao gồmlượng vàng trong dân đã tích lũy từ trước thì lượng vàng trong dân có khoảng 300 – 500 tấn.Nguồn lực này là rất lớn và để huy động được lượng lớn vàng này nhiều chuyên gia đã đề xuấtviệc phát hành chứng chỉ gửi vàng, số vàng huy động sẽ được sử dụng làm tài sản thế chấp chocác ngân hàng hay tổ chức tài chính nước ngoài để vay ngoại tệ với lãi suất thấp Từ đó, đưa vốnvào đầu tư, phục vụ cho các dự án sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia.Đặc biệt, theo Bộ Tài chính, nhu cầu vốn cho phát triển kinh tế xã hội của VN những năm tới rấtlớn, nhưng dự kiến đến tháng 7.2017 có thể không còn được vay vốn ODA mà phải chuyển sangsử dụng nguồn vay ưu đãi và tiến tới vay theo điều kiện thị trường với lãi suất cao Bởi vậy, việcnghiên cứu giải pháp huy động có hiệu quả nguồn lực vàng trong dân cho phát triển kinh tế là rấtcấp bách trong điều kiện hiện nay

Nhìn chung nguồn vốn trong dân cư còn phụ thuộc và thu nhập, chi tiêu của các hộ gia đình.Quy mô của nguồn tiết kiệm này phụ thuộc vào trình độ phát triển của đất nước (ở những nướccó trình độ phát triển thấp thường có quy mô và tỷ lệ tiết kiệm thấp ); tập quán tiêu dùng của dân

cư, chính sách động viên của nhà nước thông qua chính sách thuế thu nhập và các khoản đónggóp của xã hội

3.2.2 Huy động nguồn vốn tư nhân:

Từ khi nước ta chuyển sang nền kinh tế thị trường thì các doanh nghiệp tư nhân mới có cơ hộiphát triển mạnh mẽ với nhiều hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh,…Theo

ý kiến về nguồn cung cấp các thương vụ đầu tư, với nguồn vốn ngày càng mở rộng và linh hoạtcác công ty tư nhân liên tục là nguồn cung cấp chính của các thương vụ với 34% lựa chọn

Trang 19

Theo thống kê của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), hiện nay cả nướchiện có khoảng 600.000 doanh nghiệp với khoảng 500.000 doanh nghiệp tư nhân Trong đó:

96.00%

2.00% 2.00%

Quy mô doanh nghiệp tư nhân

DN tư nhân quy mô nhỏ và siêu nhỏ

DN tư nhân quy mô vừa

Trang 20

03 khu vực, mà còn có xu hướng tăng nhẹ từ mức 22% năm 2000 lên 38,4% năm 2014, trong khikhu vực FDI lại giảm rõ rệt từ mức cao nhất 30,9% năm 2008 về mức 21,7% năm 2014 và khuvực kinh tế nhà nước giảm từ 47% năm 2006 về khoảng 40% năm 2014 Ngay những giai đoạnkinh tế khó khăn (2008-2009 và 2011-2013) thì vốn đầu tư khu vực tư nhân vẫn tăng cho thấytính ổn định, bền vững của khu vực này.

3.3 Thực trạng sử dụng nguồn vốn nhà nước:

3.3.1 Thực trạng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước:

Thực tiễn những năm qua cho thấy, đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước vào các chương trình, dựán có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đấtnước Vốn nhà nước bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước (NSNN), vốn tín dụng do Nhà nước bảolãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhànước và các nguồn vốn khác do Nhà nước quản lý

CƠ CẤU VỐN ĐẦU TƯ TRONG TỔNG NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ CỦA NHÀ NƯỚC

Nguồn: Tổng cục thống kê

Thực tiễn những năm qua cho thấy, đầu tư bằng nguồn vốn nhà nước vào các chương trình, dựán có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế, xã hội, tạo động lực thúc đẩy phát triển đấtnước Vốn nhà nước bao gồm: Vốn ngân sách nhà nước (NSNN), vốn tín dụng do Nhà nước bảolãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhànước và các nguồn vốn khác do Nhà nước quản lý

Trong tổng vốn, giá trị vốn đầu tư nhà nước từ 2010 - 2014, vốn đầu tư từ NSNN luôn đứngđầu qua các năm Điều này phản ánh thực tế gia tăng chi tiêu công của Nhà nước cho phát triểnkinh tế - xã hội trong thời gian qua.Tỷ lệ giữa vốn đầu tư từ NSNN/tổng vốn đầu tư của Nhànước luôn chiếm tỷ trọng cao nhất tuy giảm dần qua các năm Vốn tín dụng nhà nước cũng tăngnhanh trong những năm gần đây Tình trạng đầu tư dàn trải vẫn chưa có giải pháp khắc phục triệtđể: năm 2010, các Bộ, cơ quan trung ương và địa phương phân bổ vốn ngân sách nhà nước chotổng số 16.658 dự án với số vốn bình quân phân bổ cho dự án là gần 7 tỷ đồng; vốn bình quân

Trang 21

phân bổ cho dự án nhóm A ở trung ương năm 2010 xấp xỉ 115 nghìn tỷ đồng.Đến năm 2011, quy

mô trung bình một dự án đầu tư là 11 tỷ đồng/dự án; năm 2012 tăng lên là 17 tỷ đồng dự án

Hiệu quả đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước

Đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước tác động sâu sắc đến rất nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, do vậy, cần có cách tiếp cận toàn diện và bao quát để xem xét, đánh giá về hiệu quả kinhtế - xã hội của đầu tư sử dụng nguồn vốn nhà nước

Giai đoạn 2001 - 2010, nền kinh tế Việt Nam tăng trưởng chủ yếu dựa vào đầu tư, tỷ trọng vốnđầu tư so GDP bình quân cả giai đoạn là 38,7%, trong đó vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nướcchiếm tỷ trọng lớn Giai đoạn 2011 - 2015, thực hiện chủ trương tái cơ cấu đầu tư, mà trọng tâmlà đầu tư công, tỷ trọng vốn đầu tư toàn xã hội so GDP đã giảm từ 38,7% giai đoạn 2001 - 2010xuống còn 33,3% năm 2011, và khoảng 31% giai đoạn 2012 - 2015 Tỷ trọng vốn đầu tư từ khuvực kinh tế nhà nước trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2011 - 2015 cũng giảm xuốngcòn 41% (2001-2010 khoàng 45,72%), trong đó tỷ trọng vốn đầu tư từ NSNN giảm xuống21,3%, ước thực hiện năm 2015 tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực kinh tế nhà nước nói chung và từNSNN nói riêng lần lượt là 37,6% và 17,5% Trong khi đó, việc huy động vốn đầu tư từ khu vựcngoài nhà nước đã thu được kết quả nhiều hơn, tỷ trọng vốn đầu tư từ khu vực tư nhân và khuvực có vốn đầu tư nước ngoài tăng tương ứng lên mức bình quân 39,4% và 17,6% giai đoạn

2011 - 2015

Không chỉ giảm về tỷ trọng và tốc độ tăng của vốn đầu tư công, chính sách tái cơ cấu đầu tưcũng đã định hình lại các lĩnh vực nhà nước ưu tiên đầu tư Đó là tập trung vào các dự án quantrọng quốc gia, các dự án khó có khả năng thu hồi vốn, các dự án mà khu vực tư nhân không thểvà không muốn làm, hạn chế tối đa tình trạng đầu tư dàn trải, thiếu hiệu quả, đồng thời khuyếnkhích đầu tư tư nhân ở những lĩnh vực có khả năng thu hồi vốn

Nhằm tăng cường hiệu quả đầu tư công, một số chính sách quan trọng về định hướng lĩnh vựcđầu tư công đã được ban hành, bao gồm:

1 Luật NSNN 2015 xác định rõ nhiệm vụ chi của ngân sách trung ương (Điều 36) trong lĩnhvực đầu tư công, bao gồm: Đầu tư cho các dự án, bao gồm cả các dự án có tính chất liênvùng, khu vực của các cơ quan ở trung ương theo các lĩnh vực; Đầu tư và hỗ trợ vốn chocác doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng; các tổ chứckinh tế; các tổ chức tài chính của trung ương; đầu tư vốn nhà nước vào DN theo quy địnhcủa pháp luật

Nhiệm vụ chi của ngân sách địa phương (Điều 38) trong lĩnh vực đầu tư công, bao gồm:Đầu tư cho các dự án do địa phương quản lý theo các lĩnh vực; Đầu tư và hỗ trợ vốn chocác DN cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng, các tổ chức kinh tế,các tổ chức tài chính của địa phương

2 Định hướng đầu tư vốn cho các DN đã được thể chế hóa trong Luật Quản lý, sử dụng vốnnhà nước đầu tư vào sản xuất - kinh doanh tại DN được thông qua tại Kỳ họp thứ 8 Quốchội khóa XIII Cụ thể: Đầu tư vốn nhà nước để thành lập DN; Đầu tư bổ sung vốn điều lệ;Đầu tư bổ sung vốn nhà nước để tiếp tục duy trì tỷ lệ cổ phần, vốn góp của Nhà nước tạicông ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên; Đầu tư vốn nhà nướcđể mua lại một phần hoặc toàn bộ DN

Trang 22

Như vậy, việc cơ cấu lại đầu tư công, tập trung vào những dự án trọng điểm có tầm quantrọng, có tác động lan tỏa thay thế cho cơ chế đầu tư dàn trải, phân tán trước đây sẽ gópphần kích thích các nguồn vốn khác trong nền kinh tế.

3 Tiếp tục hoàn thiện nguyên tắc phân bổ vốn đầu tư phát triển từ nguồn vốn NSNN giaiđoạn 2016-2020

Quyết định số 60/2010/QĐ-TTg ngày 30/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ quy định cáctiêu chí phân bổ vốn đầu tư phát triển trong cân đối (không bao gồm đầu tư từ thu sử dụngđất) giai đoạn 2011-2015 cho các địa phương gồm 5 nhóm: (i) dân số, (ii) trình độ pháttriển, (iii) diện tích, (iv) đơn vị hành chính cấp huyện; (v) các tiêu chí bổ sung Quyết địnhsố 40/2015/QĐ-TTg ngày 14/9/2015 của Thủ tướng Chính phủ kế thừa các tiêu phân bổvốn đầu tư phát triển nguồn NSNN cho giai đoạn 2016 – 2020, riêng các tiêu chí bổ sungđã có sự thay đổi cơ bản, chuyển từ khu vực phát triển (thành phố đặc biệt, thành phố trựcthuộc Trung ương, vùng kinh tế trọng điểm…) sang khu vực khó khăn và đặc biệt khó khăn(xã ATK, xã biên giới đất liền)

Việc phân bổ vốn đầu tư phát triển nguồn NSNN phải đảm bảo nguyên tắc là để thựchiện các mục tiêu, định hướng phát triển tại Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm

2011 - 2020, Kế hoạch phát triển KT - XH 5 năm 2016 - 2020 của quốc gia, của các ngành,lĩnh vực, địa phương, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội và các quy hoạch ngành, lĩnhvực đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt Định hướng cơ bản là việc phân bổ vốn phảiphù hợp với khả năng cân đối vốn đầu tư từ nguồn NSNN và thu hút các nguồn vốn đầu tưcủa các thành phần kinh tế khác, của từng ngành, lĩnh vực và địa phương; cũng như phảiđảm bảo tính tập trung, khắc phục tình trạng phân tán, dàn trải, bảo đảm hiệu quả sử dụngvốn đầu tư

Rõ ràng, chương trình tái cơ cấu đầu tư công đã tạo chuyển biến tích cực trong giảm tỷ trọngđầu tư từ nguồn NSNN trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, nỗ lực khắc phục vấn đề lâu năm củađầu tư từ NSNN, như: Đầu tư dàn trải, chậm tiến độ, dự án đầu tư kéo dài, chậm đưa vào sửdụng, hiệu quả đầu tư thấp,…

Đầu tư sử dụng vốn nhà nước tập trung cho đầu tư phát triển các hệ thống kết cấu hạ tầng kinhtế và xã hội, đã làm thay đổi cơ bản về năng lực của các hệ thống này ở cấp quốc gia, vùng vàlãnh thổ; góp phần quan trọng tạo ra sự tăng trưởng cao và ổn định về kinh tế trong nhiều nămqua Đặc biệt, đầu tư sử dụng vốn nhà nước là nhân tố chủ chốt tạo nên những nền tảng quantrọng cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước như:

 Hệ thống giao thông đường bộ quốc gia; hệ thống cảng biển, cảng hàng không quốc gia;hệ thống giao thông và viễn thông nông thôn (đã có đường ô-tô và thông tin bằng điệnthoại tới tất cả các trung tâm xã trong cả nước)

 Hệ thống cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học và công nghệ quốc gia; đã thực hiện kiên cốhóa được phần lớn các trường bậc học phổ thông trên phạm vi cả nước

 Hệ thống các cơ sở khám, chữa bệnh từ Trung ương đến địa phương

 Hệ thống thiết chế văn hóa cơ sở trên phạm vi cả nước bước đầu đáp ứng được một phầnnhu cầu cơ bản của xã hội; Góp phần xây dựng mạng lưới đô thị theo hướng hiện đại

Ngày đăng: 21/08/2017, 14:46

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w