1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

SKKN một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích, kĩ thuật đá cầu cho HS khối 4 trường tiểu học hương sơn

15 123 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 1,28 MB

Nội dung

c Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật nếu có: - Tên sáng kiến:“Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích, kĩ thuật đá cầu

Trang 1

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN

Kính gửi: Hội đồng sáng kiến huyện Bình Xuyên

a) Tác giả sáng kiến:Vũ Ngọc Tiến.

- Ngày tháng năm sinh: 19/10/1982 Nam, nữ: Nam.

- Đơn vị công tác (hoặc hộ khẩu thường trú):Trường Tiểu học Hương Sơn- Huyện Bình Xuyên- Tỉnh Vĩnh Phúc.

- Chức danh: Giáo viên.

- Trình độ chuyên môn: ĐH Thể dục.

- Tỷ lệ (%) đóng góp vào việc tạo ra sáng kiến: 100%.

b) Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Vũ Ngọc Tiến.

c) Tên sáng kiến; lĩnh vực áp dụng; mô tả bản chất của sáng kiến; các thông tin cần được bảo mật (nếu có):

- Tên sáng kiến:“Một số giải pháp nhằm nâng cao thành tích, kĩ thuật đá cầu cho HS khối 4 Trường Tiểu học Hương Sơn.”

- Lĩnh vực áp dụng:

+ Nhằm nâng cao hiệu quả việc học tập kỹ thuật đá cầu của học sinh + Nhằm giúp cho các em học sinh lớp 4 trường TH Hương Sơn nâng cao

chất lượng giáo dục thể chất, tố chất thể lực góp phần phát triển con người theo hướng toàn diện

+ Giáo dục cho các em có tính nề nếp trong tập luyện Thể dục thể thao,

có ý thức giữ gìn vệ sinh và nếp sống lành mạnh vui chơi giải trí có tính tổ chức và kỷ luật, góp phần giáo dục đạo đức lối sống hình thành nhân cách con người mới

+ Tạo cho HS có kỹ năng rèn luyện các cơ đầu gối, đùi, sự linh hoạt của

bàn chân, bả vai, thân người

+ Gây hứng thú và say mê học tập môn Đá cầu cho học sinh.

Trang 2

* Để giải quyết đề tài nghiên cứu trên các nhiệm vụ đặt ra bao gồm: + Đánh giá về thực trạng của học sinh trong trường TH Hương Sơn

+ Nghiên cứu, lựa chọn và đánh giá hiệu quả qua một số giải pháp phát triển thể lực cho học sinh hình thành kĩ năng, kĩ xảo vận động

- Mô tả sáng kiến:

+) Về nội dung của sáng kiến:

- Đề tài được nghiên cứu từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 1 năm 2019

- Để thực hiện hoàn thành tốt sáng kiến kinh nghiệm tôi xin trình bày kế hoạch thực hiện đề tài như sau:

- Đầu tháng 9 năm 2018 nghiên cứu và đăng ký tên đề tài

- Vào tháng 10 năm 2018, tìm tài liệu nghiên cứu, tham khảo và liên hệ thực tế ở điểm trường cũng như ở địa phương nơi công tác giảng dạy

- Tháng 11 năm 2018 lập thành đề cương nghiên cứu

- Cuối tháng 01 năm 2019, soạn hoàn thành sáng kiến kinh nghiệm gửi về trường

- Đây là một sáng kiến được xác định trên cơ sở một phương pháp nhỏ của việc dạy môn Đá cầu Nó chỉ xác định được trong một thời lượng nhỏ trong giờ Thể dục Tuy nhiên đây là một sáng kiến có thể được áp dụng ở tất cả các khối lớp của chương trình TH khi học nội dung Đá cầu

Nhằm tìm hiểu cơ sở thực tiễn các hệ thống, các giải pháp và các bài tập trong giảng dạy kỹ thuật môn Đá cầu Tôi đã tiến hành phỏng vấn 20 Giáo viên giảng dạy môn Giáo dục thể chất, những người đang trực tiếp làm công tác giảng dạy

ở các trường trong huyện kết quả thu được phiếu phỏng vấn được tôi trình bày

ở bảng 1

Bảng 1: Kết quả hệ thống và Giải pháp giảng dạy môn Đá cầu.( n = 20)

Trang 3

TT Giải pháp sử dụng Số ý kiến

đồng ý

Tỉ lệ

1 Xây dựng kỹ thuật và đặc điểm bài học (Thông

qua phân tích và làm thị phạm kỹ thuật)

2 Giảng dạy kỹ thuật trong các điều kiện khó, dễ

khác nhau

3 Thực hiện động tác theo khẩu lệnh 1,2,3 16 80%

4 Thực hiện kỹ thuậtĐá cầu kết hợp với các

phương tiện bài tập bổ trợ

5 Tham gia thực tế thi đấu nhiều lần 8 40%

6 Thực hiện kỹ thuật không có khẩu lệnh 14 70%

7 Nhiều lần xem băng hình, tranh ảnh 6 30%

Từ kết quả thu được ở Bảng 1 cho chúng ta thấy các GV đều lựa chọn các phương pháp 1,3,6 làm các giải pháp chính trong giảng dạy kỹ thuật Đá cầu cho học sinh Tôi cho rằng các giải pháp trên đã được trình bày cụ thể trong tất

cả các SGK Hướng dẫn Đá cầu.Với giải pháp thứ 4 thông qua trao đổi trực tiếp với GV họ đều rất mong muốn có, song họ chưa hình dung được phương tiện bổ trợ ấy là như thế nào?và các bài tập kèm theo có thể xây dựng được hay không?hầu hết các ý kiến đều nhất trí cho rằng Nếu có được

phương tiện và hệ thống các bài tập làm theo thì họ sẵn sàng sử dụng Còn các giải pháp 2,5,7 mà tôi đưa ra trong phiếu phỏng vấn đều không được đa số các

GV sử dụng, một mặt vì các giải pháp không sát với thực tế, mặt khác nếu cố tình sử dụng thì đòi hỏi kĩ thuật cơ bản của học sinh phải tốt khi thi đấu nhiều mới có hiệu quả và yêu cầu về trang thiết bị, dụng cụ thi đấu là rất khó khăn

- Các vấn đề cần được giải quyết.

+ Muốn khắc phục những vấn đề trên trong quá trình giảng dạy môn thể dục ở lớp 4, giáo viên cần tạo cho học sinh có sự ham thích, say mê hứng thú

Trang 4

vào các bài tập bổ trợ vận động Qua tiết học giúp các em hiểu được lợi ích, tác dụng của việc tập luyện thể dục để áp dụng vào thực tế Trong cuộc sống hàng ngày rèn luyện cho các em có sức khoẻ dẻo dai, tinh thần minh mẫn, tạo cho các em có đức tính tốt như: khiêm tốn, thậtthà, dũng cảm, trung thực và tự giác ngày càng được hoàn thiện hơn

Trong quá trình lên lớp tôi đã quan sát học sinh trong đội tuyển Đá cầu trường TH Hương Sơn, học kĩ thuật đá cầu Ban đầu tôi đã xác định được những sai lầm cơ bản và học sinh thường mắc phải đó là:

* Chân phía sau lăng về trước chưa duỗi thẳng cẳng chân và bàn chân ( Kĩ thuật phát cầu)

* Không chạm được cầu hoặc chưa chính xác do không đoán đúng hướng và tầm cầu rơi (Kĩ thuật đỡ cầu)

* Các bước di chuyển không tích cực

* Chuyền cầu không đúng hướng, đúng tầm Dùng tay đỡ cầu

* Phán đoán sai điểm cầu rơi và động tác đá của chân sai, nên không đá đúng (Kĩ thuật đá cầu)

* Chưa biết điều chỉnh lực cho hợp lí

* Tung cầu ban đầu cao hoặc quá thấp hay không đúng hướng (Kĩ thuật tâng cầu)

Trên đây là các sai lầm thường mắc khi học sinh thực hiện kĩ thuật đá cầu.Một vấn đề đặt ra là phải xác định được những sai lầm nào mang tính phổ biến và cơ bản nhất mà trong quá trình học đá cầu học sinh thường mắc phải

Trong quá trình quan sát sư phạm tôiđã lập bảng thống kê ghi chép lại số lượng các diễn biến sai lầm thường mắc Qua thực tế quan sát tôi đã thu được bảng sau:

BẢNG 2: KẾT QUẢ QUAN SÁT SƯ PHẠM TRÊN 25 HỌC SINH.

SINH

TỈ LỆ %

1 Chưa biết điều chỉnh lực cho hợp lí 20 80

2 Chuyền cầu không đúng hướng, đúng tầm Dùng

Trang 5

tay đỡ cầu 22 88

3 Không chạm được cầu hoặc chưa chính xác do

không đúng đoán đúng hướng và tầm cầu rơi (đỡ

4 Phán đoán sai điểm cầu rơi và động tác đá của

chân sai, nên không đá đúng (đá cầu) 17 68

5 Các bước di chuyển không tích cực 19 76

6 Chân phía sau lăng về trước chưa duỗi thẳng

cẳng chân và bàn chân (phát cầu) 10 40

7 Tung cầu ban đầu cao hoặc quá thấp hay không

Qua kết quả bảng 2 tôi đã nhận thấy tỉ lệ học sinh mắc phải những sai lầm 3, 2, 1, 5, 4.chiếm tỉ lệ cao

Như vậy, chứng tỏ các sai lầm 3, 2, 1, 5, 4.(bảng 2) là những sai lầm trong quá trình học kĩ thuật đá cầu thường hay mắc phải

- Do vậy giáo viên cần chuẩn bị tốt, thật đầy đủ và chu đáo về sân bãi, đồ dùng dạy học: giáo viên phải có còi, tranh ảnh trực quan, đồ dùng tự làm… có như vậy thì học sinh mới ham thích, say mê, tự giác trong luyện tập không chỉ

để cho cơ thể phát triển một cách hài hoà cân đối khoẻ mạnh mà còn phát triển những đức tính tốt, một tinh thần minh mẫn, một thể lực cường tráng

- Các giải pháp giải quyết vấn đề.

+ Các Giải pháp thực hiện.

Qua tham khảo các tài liệu chuyên môn khác nhau, qua thực tiễn quá trình học tập của các em HS khối 4 trường TH Hương Sơn tôi đang giảng dạy và một số trường khác, qua phỏng vấn trực tiếp các giáo viên chuyên môn kết hợp với đặc điểm tâm sinh lý, cơ sở lý luậnvà cơ sở thực tiễn tôi đã lựa chọn hệ thống sau đây

1 Xây dựng khái niệm kỹ thuật và đặc điểm bài học (thông qua phân tích

và làm thị phạm kỹ thuật, xem ảnh kỹ thuật )

Trang 6

2 Thực hiện động tác theo khẩu lệnh 1,2,3

4 Thực hiện kỹ thuật Đá cầu kết hợp với các phương tiện bổ trợ

5 Thực hiện kỹ thuật không có khẩu lệnh

- Xây dựng hệ thống các Giải pháp với phương tiện tự tạo phục vụ cho kỹ thuật Đá cầu

Để khắc phục những sai lầm và góp phần nâng cao hiệu quả trong quá trình học kĩ thuật đá cầu, tôi đã nghiên cứu và vận dụng đem vào giảng dạy các bài tập bổ trợ phát triển thể lực với thời gian liên tục từ tiết thứ nhất cho đến tiết cuối cùng của chương trình Môn tự chọn

Để giúp học sinh có đủ thể lực tập luyện nâng cao kĩ thuật động tác tôi

đã thực hiện một số Giải phápnhư sau:

Giải pháp 1:Bật cóc tiến, bật cóc lùi.

- Mục đích: Phát triển sức bền, sức mạnh của cơ chân nhằm tăng khả năng

sức bền di chuyển đón cầu

- Cách thực hiện:

+ Giáo viên: Chia nhóm cho học sinh tập luyện

+ Học sinh: Học sinh 2 tay chống hông, ngồi nhổm lên 2 gót chân Có hiệu lệnh học sinh bắt đầu bật lên xuống liên tục ( chú ý bật độ dài tối đa 40 cm)

+ Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở học sinh tích cực tập luyện (Hình 1)

- Thời gian: Trong thời gian 1 phút/ 1 tổ Nam 2 tổ, nữ 1 tổ.Thời gian nghỉ

giữa các tổ là 1 phút

x x x x x x x x x

Trang 7

x x x x x x x x x

GV Hình 1

Giải pháp 02:Nhảy dây.

- Mục đích: Phát triển sức nhanh của cổ chân và sự phối hợp vận động của tay

và chân Tạo điều kiện thuận lợi cho các bước di chuyển để thực hiện kỹ thuật

đá cầu

- Chuẩn bị: 12 đến 13 dây nhảy đơn ( Giáo viên chuẩn bị).

- Cách tập:

+ Giáo viên: Chia nhóm cho học sinh tập luyện

+ Học sinh: Khi có hiệu lệnh của giáo viên, từng hàng ngang tập đồng loạt nhảy hai chân nhịp đơn

+ Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở học sinh tích cực tập luyện (Hình 2)

- Thời gian: Mỗi tổ 1 phút: Nam thực hiện 2 tổ, nữ thực hiện 1 tổ Từng hàng

ngang luân phiên nhau để tập luyện

GV Hình 2

Trang 8

Giải pháp 0 3 :Di chuyển lên xuống 6-7 m.

- Mục đích: Nhằm phát triển sức nhanh di chuyển tiến và lùi cho người tập.

- Chuẩn bị: Sân đá cầu, lưới đá cầu.

- Cách tập:

+ Giáo viên: Chia nhóm cho học sinh tập luyện

+ Học sinh: Tập từng hàng: 1/2 hàng ngang đứng ngang ở cuối sân phải và 1/2 hàng ngang còn lại đứng ngang ở cuối sân trái Nghe lệnh còi của giáo viên: Từng hàng lập tức chạy lên chạm tay vào lưới và chạy lùi về phía cuối sân + Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở học sinh tích cực tập luyện (Hình 3) + Học sinh: Mỗi em chạy lên xuống 10 lần thì dừng tập x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x x

x x

x x

x x

GV Hình 3 Giải pháp 04 :Di chuyển 4 góc sân. - Mục đích: Phát triển sức bền nhanh Sức bền di chuyển phối hợp - Cách tập: + Giáo viên: Chia nhóm cho học sinh tập luyện ( 2 sân) + Học sinh: chạy tiến đến góc sân trên thì di chuyển ngang đến góc sân trên bên trái sau đó di chuyển lùi đến góc sân trái thì di chuyển ngang đến góc sân phải và ngược lại Tập mỗi sân 2 học sinh, mỗi em chạy 1 vòng thuận, 1 vòng nghịch

Trang 9

+ Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở học sinh tích cực tập luyện (Hình 4)

Hình 4

GV

Giải pháp 05 :Tập chuyền cầu.

- Mục đích: Giúp học sinh làn quen với cầu Tạo cảm giác di chuyển đón điểm

rơi của cầu

- Cách tập:

+ Giáo viên: Chia nhóm cho học sinh tập luyện ( 2, 3 em một nhóm) + Học sinh: Tập mỗi nhóm 2,3 học sinh, mỗi em chuyền 1 lần, đỡ một lần

+ Giáo viên: Theo dõi qua các lần tập nhắc nhở học sinh tích cực tập luyện (Hình 5)

Trang 10

Hình 5

* Một số chiến thuật trong tập luyện và thi đấu môn Đá cầu:

- Chiến thuật thi đấu đơn.

Trong thi đấu đơn, chiến thuật thể hiện tính tích cực, sang tạo của từng cá nhân Có nhiều loại chiến thuật phát cầu được áp dụng trong thi đấu đơn, trong

đó chiến thuật phát cầu thấp – gần và phát cầu cao – sâu là chiến thuật gây không ít khó khăn cho đối phương khi đỡ phát cầu

+ Phát cầu thấp – gần

Từ vị trí phát cầu, thực hiện kỹ thuật phát cầu sao cho cầu bay thấp sát lưới rơi vào khu vực phát cầu hợp lệ bên sân đối phương gần lưới nhất

+ Phát cầu cao – sâu

Từ vị trí phát cầu, thực hiện động tác phát cầu sao cho cầu bay cao, xa vào hai góc xa khu vực phát cầu hợp lệ bên sân đối phương

- Chiến thuật thi đấu đôi.

Phần lớn các chiến thuật trong thi đấu đơn đều có thể áp dụng trong thi đấu đôi Ngoài ra, khi đá đôi cần đặc biệt lưu ý đến việc phối hợp di chuyển và phối hợp tổ chức tấn công thường xuyên

 Chiến thuậtphát cầu có người che:

Trong đá đôi, bên phát cầu là bên bị tấn công, còn bên đỡ cầu là bên tấn công.Vì vậy, muốn hạn chế sức tấn công của đối phương thì chiến thuật phát cầu có người che phải vận dung triệt để, phải coi phát cầu có giá trị như một

Trang 11

quả tấn công.Muốn vậy, sự phối hợp nhịp nhàng của người phát cầu và người che cầu vô cùng quan trọng Phải quan sát vị trí đứng đỡ phát cầu của đối phương mà quyết định điểm phát cầu Chỉ cần đối phương mất tập trung thì đây là thời điểm quý giá nhất để phát cầu, vì lúc này đối phương đã xê dịch chân trụ Nếu đối phương đứng yên để tập trung nhìn vào tay cầm cầu của người phát cầu, thì người đứng ở ví trí che cầu có thể nghiêng người sang phải hoặc trái một cách hợp lệ (nhưng hai chân không được di chuyển), để cho đối phương không nhìn thấy người phát cầu

 Phân chia khu vực kiểm soát trên sân:

Ở những đội mà trình độ kỹ thuật thấp, chưa phối hợp ăn ý với nhau trong phòng thủ lẫn trong tấn công thì nên sử dụng chiến thuật phân chia mỗi người đỡ cầu và kiểm soát một nửa sân theo chiều dọc Khi trình độ đá đôi đã được nâng cao, thì thường sử dụng cách phân chia như sau: Người có khả năng phòng ngự tốt sẽ kiểm soát ¾ diện tích của sân, người kia có khả năng tấn công tốt sẽ kiểm soát ¼ sân còn lại Người có khả năng kiểm soát ¾ sân có trách nhiệm phải đỡ cầu của đối phương rơi vào khu vực của mình sau đó chuyền cầu cho đồng đội

 Phản công bằng chắn cầu:

Để hạn chế khả năng tấn công của đối phương, đặc biệt là khi họ sử dụng các kỹ thuật xiết cầu, vít cầu gần lưới, thì chắn cầu bằng ngực cho dù chắn không trúng cầu, bị thua diểm, song việc chắn cầu này gây cho đối phương tâm lí căng thẳng khi thực hiện kỹ thuật, chính vì vậy hiệu quả tấn công bị giảm đi Hơn nữa nếu chắn được cầu thì sẽ thắng điểm trực tiếp.Trong thi đấu, để tăng hiệu quả chắn cầu, nhiều trường hợp cả hai VĐV ở cùng bên cùng nhảy lên chắn cầu gọi là chắn đôi

+ Về khả năng áp dụng của sáng kiến.

Qua những lần áp dụng những kĩ thuật đá cầu trên một cách linh hoạt, sáng tạo trong những giờ tập luyện Học sinh tập đúng kĩ thuật chất lượng mỗi

Trang 12

buổi tập được nâng lên rõ rệt, các em tập luyện một cách hưng phấn, không mệt mỏi Đã thay đổi được ý nghĩ trong các em từ tham gia chơi đá cầu chỉ là trò chơi giải trí đến nay môn Đá cầu được tập luyện một cách bài bản, đúng kĩ thuật giúp các em ngoài việc giải trí mà còn rèn luyện sức khoẻ, phát huy được năng khiếu làm cơ sở nền tảng cho môn Đá cầu sau này của đội tuyển các cấp…

Học sinh không còn nhút nhát, e dè, sợ sệt mỗi lần tham gia giao lưu hoặc thi đấu thể dục thể thao mà thay vào đó là sự tự tin, mạnh dạn, hiểu biết

rõ luật thi đấu ít phạm vào các lỗi đáng tiếc trong thi đấu Qua đó còn rèn luyện cho các em về phẩm chất đạo đức, tinh thần đoàn kết, biết giúp đỡ nhau học tập cũng như trong tập luyện thể dục thể thao để cùng tiến bộ

- Đánh giá lợi ích thu được.

KẾT QUẢ SAU KHI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN 32 HỌC SINH LỚP 4B NHƯ SAU:

ST

Số H S sai

Tỉ lệ (%

)

Số HS đún g

Tỉ lệ (%)

1

2

3

4

5

6

7

* Chưa biết điều chỉnh lực cho hợp lí

* Chuyền cầu không đúng hướng, đúng

tầm Dùng tay đỡ cầu

* Không chạm được cầu hoặc chưa chính

xác do không đúng đoán đúng hướng và

tầm cầu rơi (đỡ cầu)

* Phán đoán sai điểm cầu rơi và động tác

đá của chân sai, nên không đá đúng (đá

cầu)

* Các bước di chuyển không tích cực

* Chân phía sau lăng về trước chưa duỗi

thẳng cẳng chân và bàn chân (phát cầu)

2 3

4

5

6 5

2

6.2 5 9.3

12, 5

15

6

18

30 29

28

27

26 27

30

93.7 5 90.7

87,5

84.4

81.3 84.4

Ngày đăng: 31/05/2020, 07:47

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w