Để nâng cao chất lượng khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện cần nâng cao chất lượng và số lượng đội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm thanh quyết toán, làm rõ căn cứ và quy trình thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành, hoàn thiện hệ thống các văn bản hướng dẫn phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý thanh toán và quyết toán dự án hoàn thành.... Vì vậy việc nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên” là yêu cầu cần thiết và cấp bách để góp phần giảm thiểu những thất thoát nguồn vốn ngân sách nhà nước và tập trung đầu tư phát triển kinh tế xã hội.
Trang 1Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào
Sơn La, ngày tháng năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN
Hà Quốc Cường
Trang 2quan tâm, giúp đỡ của quý Thầy Cô, gia đình và bạn bè tác giả đã hoàn thànhluận văn tốt nghiệp thạc sỹ Xin gửi lời cảm ơn trân thành đến các Thầy Cô ởKhoa Đào tạo Sau Đại học – Trường Đại học Xây dựng đã cùng với tri thức
và tâm huyết của mình để truyền đạt vốn kiến thức quý báu cho tác giả trongsuốt thời gian học tập tại trường
Xin gửi lời cảm ơn cô giáo Tiến sỹ Nguyễn Liên Hương đã nhiệt tìnhhướng dẫn tác giả hoàn thành luận văn này
Trong quá trình thực hiện còn nhiều hạn chế bỡ ngỡ Do vậy, khôngtránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quýbáu của quý Thầy Cô và các bạn học cùng lớp để kiến thức của tác giả tronglĩnh vực này được hoàn thiện hơn
Tác giả xin chân thành cảm ơn!
Trang 3DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ 10
MỤC LỤC 3
MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN 5
1.1 Tổng quan một số vấn đề cơ bản về chi phí và quản lý chi phí 5
1.1.1 Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng 5
1.1.2 Khái niệm quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng 5
1.1.3 Vai trò quản lý chi phí đầu tư xây dựng 5
1.1.4 Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí đầu tư xây dựng 6
1.1.5 Các giai đoạn hình thành chi phí đầu tư xây dựng 7
1.1.6 Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng 10
1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng 14
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thanh toán vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành 16
1.2.1 Yêu cầu cơ bản quản lý trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư 16
1.2.2 Hồ sơ pháp lý trong thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành 18
1.2.3 Căn cứ kiểm soát thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành 21
1.2.4 Nội dung quản lý trong khâu thanh toán vốn đầu tư và quyết toán dự án hoàn thành 24
1.3 Chất lượng thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 31
1.3.1 Khái niệm chất lượng 31
1.3.2 Khái niệm chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành 31
Trang 41.3.3 Các tiêu chí đánh giá chất lượng công tác thanh quyết toán dự án hoàn thành 33
1.4 Cở sở pháp lý của công tác thanh toán vốn đầu tư và quyết toán dự
án hoàn thành 34 CHƯƠNG II THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN, QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH TẠI UBND HUYỆN NẬM PỒ 36 2.1 Giới thiệu sơ lược về huyện và cơ cấu quản lý vốn đầu tư xây dựng tại UBND huyện Mường Chà 36
2.1.1 Cơ cấu tổ chức quản lý vốn đầu tư 38 2.1.2 Quy định về quản lý vốn đầu tư của UBND huyện Mường Chà 39
2.2 Thực trạng Quản lý và điều hành kế hoạch vốn đầu tư hàng năm (kế hoạch giải ngân) 40 2.3 Thực trạng chất lượng thanh toán vốn đầu tư tại huyện Mường Chà 45
2.3.1 Cơ chế thanh toán vốn đầu tư 45 2.3.2 Thanh toán vốn đầu tư đối với trường hợp chỉ định thầu và đấu thầu 50 2.3.3 Tạm ứng vốn đầu tư 56 2.3.4 Thực trạng thanh toán vốn đầu tư dự án giải phóng mặt bằng, tái định cư tại UBND huyện Mường Chà 58 2.3.5 Đánh giá chất lượng thanh toán vốn đầu tư tại UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 60
2.4 Thực trạng công tác quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn đầu tư của UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 64
Trang 52.4.2.Thực trạng quyết toán vốn đầu tư của UBND huyện Mường Chà tỉnh Điện Biên 64 2.4.3 Công tác nghiệm thu và hoàn công công trình xây dựng 67 2.4.4 Công tác lập, thẩm tra và phê duyệt báo cáo quyết toán dự án hoàn thành 69 2.4.5 Đánh giá chất lượng quyết toán tại UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên 71
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ, QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH CỦA UBND HUYỆN NẬM PỒ, TỈNH ĐIỆN BIÊN 75 3.1 Kế hoạch đầu tư xây dựng của UBND huyện Mường Chà đến năm
2020 tầm nhìn đến năm 2025 75 3.2 Phương hướng nâng cao chất lượng công tác thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành 75 3.3 Giải pháp nâng chât lượng thanh toán vốn đầu tư tại huyện Mường Chà 77
3.3.1 Hoàn thiện quy trình lập, thẩm tra, phân bổ và thanh toán vốn đầu tư 77 3.3.2 Cải cách thủ tục hành chính rút ngăn thời gian thanh toán vốn đầu tư 80 3.3.3 Giải pháp cải tiến cơ cấu tổ chức bộ máy kiểm soát thanh toán vốn đầu tư 81 3.3.4 Giải pháp phát triển nguồn nhân lực trong công tác thanh toán vốn đầu tư 81
Trang 63.4.1 Xây dựng quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư 83
3.4.2 Nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ công chức làm công tác quyết toán dự án hoàn thành 85
3.4.3 Công khai minh bạch số liệu quyết toán 87
KẾT LUẬN 90
TÀI LIỆU THAM KHẢO 91
Trang 72 CP Chính Phủ
11 XDCBTT Xây dựng cơ bản tập trung
14 TPCP Trái phiếu chính phủ
Trang 8Bảng 2.2 Bảng tổng hợp vốn đầu tư xây dựng thuộc nguồn vốn ngân sách
nhà nước năm 2017 của huyện Mường
Bảng 2.3 Tình hình giải ngân vốn đầu tư qua Kho bạc Nhà nước huyện
Mường Chà giai đoạn
Bảng 2.6 Bảng tổng hợp gói thầu áp dựng hình thức hợp đồng trọn gói giai
đoạn 2015-2017 của huyện Mường Chà
Bảng 2.7: Bảng tổng hợp gói thầu áp dựng hình thức hợp đồng theo đơn giá
cố định giai đoạn 2015-2017 của huyện Mường
Bảng 2.8: Bảng tổng hợp gói thầu áp dựng hình thức hợp đồng theo đơn giá
điều chỉnh giai đoạn 2015-2017 của huyện Mường
Bảng 2.9: Bảng tổng hợp giá trị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư giai đoạn
2015-2017 của huyện Mường
Bảng 2.10 Bảng tổng hợp thanh toán chi phí giải phóng mặt bằng giai đoạn
2015-2017 của huyện Mường
Bảng 2.11 Bảng tổng hợp giá trị quyết toán các dự án hoàn thành giai đoạn 64
Trang 9của huyện Mường Chà………
Bảng 2.13 Bảng tổng hợp danh mục dự án quyết toán giai đoạn 2015-2017
của huyện Mường
Trang 10Hình 2.1 Cơ cấu bộ máy quản lý vốn đầu tư tại huyện Mường Chà
……… 39
Hình 3.1 Đề xuất quy trình lập, thẩm tra, phân bổ vốn đầu tư hàng năm 77Hình 3.2 Sơ đồ quy trình kiểm tra hồ sơ thanh toán……… …… 84
Trang 11MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài:
Trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Mường Chà, hàngnăm, huyện giành vốn ngân sách lớn cho đầu tư xây dựng để phát triển kinh tế - xãhội, chiếm khoảng 15% tổng nguồn vốn được giao Việc cân đối, phân bổ và điềuhành vốn để triển khai các dự án đầu tư xây dựng thực hiện mục tiêu phát triểnkinh tế xã hội bảo đảm hiệu quả, tiết kiệm và chống lãng phí đang là vấn đề lớnđược dư luận xã hội quan tâm
Tuy nhiên, thực trạng đã và đang xảy ra những lãng phí, thất thoát vốn ngânsách nhà nước cho đầu tư xây dựng đã đặt ra cho các cấp quản lý từ Trung ươngđến địa phương phải tìm ra giải pháp ngăn ngừa lãng phí vốn
Việc giảm thất thoát, lãng phí vốn đầu tư đồng nghĩa với việc tăng nguồnvốn phát triển kinh tế xã hội Để giảm thất thoát, lãng phí cần thực hiện từ khâuchủ trương đầu tư, thực hiện đầu tư và khâu kết thúc đầu tư đưa vào sử dụng.Trong đó khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư có vị trí rất quan trọng về mặtnhận thức, về lý luận cũng như quá trình điều hành thực tiễn
Để nâng cao chất lượng khâu thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoànthành, cơ quan quản lý nhà nước cấp huyện cần nâng cao chất lượng và số lượngđội ngũ cán bộ công chức, viên chức làm thanh quyết toán, làm rõ căn cứ và quytrình thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành, hoàn thiện hệ thống các văn bảnhướng dẫn phù hợp, nhằm nâng cao chất lượng công tác quản lý thanh toán vàquyết toán dự án hoàn thành Vì vậy việc nghiên cứu “Giải pháp nâng cao chấtlượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốn ngân sách nhànước của UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên” là yêu cầu cần thiết và cấp
Trang 12bách để góp phần giảm thiểu những thất thoát nguồn vốn ngân sách nhà nước vàtập trung đầu tư phát triển kinh tế - xã hội.
2 Mục đích nghiên cứu của đề tài:
Mục đích nghiên cứu đề tài là trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận vàthực tiễn có liên quan để đề xuất những giải pháp tiếp tục hoàn thiện, nâng caochất lượng công tác thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng nguồn vốnnhà nước của UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
3 Mục tiêu nghiên cứu của luận văn:
Làm rõ vấn đề lý luận về thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành đối vớicác dự án sử dụng nguồn vốn ngân sách
Phân tích và làm rõ thực trạng công tác thanh toán, quyết toán vốn, tìm racác nguyên nhân cơ bản gây lãng phí, thất thoát, làm chậm giải ngân thanh toántrong đầu tư xây dựng tại UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên nhằm đưa racác nhóm giải pháp để khắc phục
Trên cơ sở lý luận và kết quả của việc phân tích, đánh giá thực trạng khâuthanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành, luận văn đưa ra các giải phápkhả thi nhằm nâng cao chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sửdụng vốn ngân sách tại UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài:
- Công tác thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành sử dụng vốn ngân sáchnhà nước tại UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên
- Nghiên cứu những vấn đề liên quan thanh toán, quyết toán các dự án đầu
tư xây dựng cấp huyện sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước
Trang 13- Phạm vi về nội dung: Vấn đề thanh toán, quyết toán các công trình xâydựng sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước đã được duyệt tại UBND huyệnMường Chà, tỉnh Điện Biên giai đoạn 2013-2017.
5 Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm, phương pháp hệ thốnghoá, phương pháp lịch sử
- Đứng trên quan điểm duy vật biện chứng để xem xét đối tượng nghiên cứu
là vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước
6 Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài:
6.1 Cơ sở khoa học
Đề tài hệ thống hoá lý luận cơ bản quản lý chi phí trong thanh toán, quyếttoán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước theo từngquá trình thực hiện để làm cơ sở tổng hợp, phân tích, đánh giá về quản lý chi phítrong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành thuộc nguồn vốn ngânsách nhà nước
6.2 Cơ sở thực tiễn của đề tài
Trên cơ sở lý luận đã nêu, luận văn đã áp dụng để phân tích thực trạng quản
lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư thuộc nguồn vốn ngân sách nhànước của UBND huyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên , làm căn cứ đề xuất một sốnhóm giải pháp nâng cao chất lượng quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toánvốn đầu tư dự án hoàn thành để tham khảo và áp dụng vào thực tiễn trong việc giảiquyết những vấn đề còn bất cập đối với công tác quản lý chi phí trong thanh toánquyết toán vốn đầu tư, những căn cứ, quy trình thanh toán quyết toán vốn đầu tư
dự án hoàn thành
7 Kết quả đạt được và vấn đề còn tồn tại
Trang 14- Đánh giá toàn bộ quá trình thực hiện dự án đầu tư xây dựng của UBNDhuyện Mường Chà, tỉnh Điện Biên;
- Chỉ ra những vấn đề còn tồn tại gây thất thoát vốn đầu tư trong công tácthanh toán vốn đầu tư và quyết toán dự án hoàn thành;
- Nêu ra những nguyên nhân tồn tại của quá trình thực hiện thanh toán vốnđầu tư và quyết toán dự án hoàn thành;
- Từ đó đưa ra định hướng chiến lược đầu tư xây dựng của UBND huyện
Mường Chà
+ Hoàn thiện quy trình lập, thẩm tra, phân bổ và thanh toán vốn đầu tư; + Đề xuất quy trình cấp phát vốn đầu tư xây dựng;
+ Xây dựng quy trình thẩm tra, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư;
+ Nêu rõ trách nhiệm của các chủ thể trong quyết toán dự án hoàn thànhh;
Trang 15CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LÝ VỀ QUẢN LÝ THANH TOÁN VỐN ĐẦU TƯ VÀ QUYẾT TOÁN DỰ ÁN HOÀN THÀNH SỬ DỤNG NGÂN SÁCH CẤP HUYỆN
1.1 Tổng quan một số vấn đề cơ bản về chi phí và quản lý chi phí
1.1.1 Khái niệm chi phí đầu tư xây dựng
Chi phí đầu tư xây dựng công trình: Là toàn bộ chi phí cần thiết để đầu tưxây dựng mới hoặc sửa chữa, cải tạo, mở rộng hay trang bị kỹ thuật công trình Dođặc điểm của sản xuất xây dựng và đặc thù công trình xây dựng nên mỗi côngtrình có chi phí khác nhau được xác định theo đặc điểm, tính chất kỹ thuật và yêucầu công nghệ trong quá trình xây dựng [1]
1.1.2 Khái niệm quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng
Quản lý chi phí trong đầu tư xây dựng chịu ảnh hưởng của các quy luật kinh
tế thị trường như quy luật giá trị, quy luật lưu thông tiền tệ, quy luật cung cầu vàgiá cả, quy luật cạnh tranh và chịu sự điều tiết hệ thống văn bản quy phạm phápluật trong hoạt động xây dựng Quản lý chi phí thực chất là kiểm soát khống chếchi phí trong suốt quá trình đầu tư xây dựng từ khi chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu
tư và kết thúc xây dựng đưa dự án vào khai thác sử dụng Quản lý chi phí trongthanh toán, quyết toán đầu tư xây dựng là một khâu, một phạm trù của quản lý chiphí đầu tư xây dựng Quản lý chi phí trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự
án hoàn thành là kiểm soát chi phí giai đoạn từ khi ký kết hợp đồng kinh tế giữabên giao thầu và bên nhận thầu đến khi lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự ánhoàn thành.[2]
1.1.3 Vai trò quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng có tầm quan trọng to lớn khi nó diễn ratrong suốt quá trình hình thành, triển khai thực hiện đến kết thúc dự án đầu tư xâydựng công trình Đặc biệt, nó quyết định hiệu quả sử dụng đồng vốn Nhằm tăng
Trang 16quyền chủ động cho các chủ thể tham gia vào hoạt động đầu tư xây dựng côngtrình nói chung và công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng nói riêng [3]
Để quản lý nguồn vốn ngân sách cho đầu tư xây dựng đạt hiệu quả, sử dụngtiết kiệm và mang lại lợi ích thì nhà nước phải sử dụng các chế tài đủ mạnh, phân
bổ vốn một cách hợp lý, tránh giàn trải cũng như quy định rõ trách nhiệm, quyềnhạn của chủ đầu tư, cơ quan cấp phát vốn
Quản lý chi phí tốt sẽ góp phần chống lãng phí, thất thoát vốn của Nhà nướccho đầu tư xây dựng
1.1.4 Nguyên tắc cơ bản về quản lý chi phí đầu tư xây dựng
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình phải bảo đảm mục tiêu hiệu quả dự
án đầu tư xây dựng công trình và các yêu cầu khách quan của kinh tế thị trường;
- Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình theo từng công trình, phù hợpvới các giai đoạn đầu tư xây dựng công trình, các bước thiết kế, loại nguồn vốn vàcác quy định của Nhà nước;
- Tổng mức đầu tư, tổng dự toán, dự toán xây dựng công trình phải đượctính đúng, tính đủ và phù hợp độ dài thời gian xây dựng công trình Tổng mức đầu
tư là chi phí tối đa mà Chủ đầu tư được phép sử dụng để đầu tư xây dựng côngtrình;
- Nhà nước thực hiện chức năng quản lý về chi phí đầu tư xây dựng côngtrình thông qua việc ban hành, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện các quy định
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình;
- Chủ đầu tư xây dựng công trình chịu trách nhiệm toàn diện về việc quản lýchi phí đầu tư xây dựng công trình từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư đến khi kết thúcxây dựng đưa công trình vào khai thác sử dụng
1.1.5 Các giai đoạn hình thành chi phí đầu tư xây dựng
Trang 17Chi phí đầu tư xây dựng công trình được hình thành và quản lý qua từnggiai đoạn của quá trình đầu tư:
+ Lập báo cáo đầu tư (Dự án tiền khả thi): Giai đoạn này hình thành sơ bộ
tổng mức đầu tư Sơ bộ tổng mức đầu tư được ước tính trên cơ sở suất vốn đầu tưhoặc chi phí các công trình tương tự đã thực hiện và các yếu tố chi phí ảnh hưởngtới tổng mức đầu tư theo độ dài thời gian xây dựng công trình Tổng mức đầu tư
sơ bộ giai đoạn này chưa có ý nghĩa về mặt quản lý vốn
+ Lập dự án đầu tư và quyết định đầu tư: Giai đoạn này xác định tổng mức
đầu tư, là chi phí dự tính của dự án được xác định từ thiết kế cơ sở, tính theo diệntích hoặc công suất sử dụng hoặc tính trên cơ sở số liệu các dự án có chỉ tiêu kinh
tế kỹ thuật tương tự đã thực hiện Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kếhoạch và quản lý vốn khi thực hiện đầu tư xây dựng công trình
+ Thực hiện dự án: Giai đoạn này cần xác định dự toán xây dựng công
trình: Được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết kế
kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công và đơn giá xây dựng công trình, định mức
chi tiết tính theo tỷ lệ phần trăm (%), là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu
tư xây dựng trong khâu thiết kế và các bước tiếp theo.
+ Chi phí được lập trong khâu đấu thầu và lựa chọn nhà thầu: Xác định giá
gói thầu, giá dự thầu, giá đánh giá và giá đề nghị trúng thầu
- Giá gói thầu là giá trị gói thầu được xác định trong kế hoạch đấu thầu trên
cơ sở tổng mức đầu tư hoặc dự toán, tổng dự toán được duyệt và các quy định hiệnhành
- Giá dự thầu là giá do nhà thầu nêu trong đơn dự thầu thuộc hồ sơ dự thầu
- Giá đề nghị trúng thầu là do bên mời thầu đề nghị trên cơ sở giá dự thầucủa nhà thầu được lựa chọn trúng thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh các sai lệch theo yêucầu của hồ sơ mời thầu
Trang 18+ Chi phí hình thành khi nghiệm thu bàn giao là giá quyết toán Giá quyết
toán là cơ sở để chủ đầu tư quyết toán với nhà thầu những chi phí hợp pháp, hợp lệđược xác định từ khối lượng thực tế thi công và căn cứ hợp đồng đã ký kết
Trang 19Hình 1.1: Sơ đồ hình thành chi phí theo giai đoạn đầu tư
Trang 201.1.6 Nội dung quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình bao gồm: tổng mức đầu tư; dựtoán công trình xây dựng; định mức và giá xây dựng; hợp đồng trong hoạt độngxây dựng; thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành
a) Quản lý Tổng mức đầu tư:
Tổng mức đầu tư được lập dựa vào chỉ tiêu suất vốn đầu tư, giá xây dựng côngtrình tương tự, giá cả vật liệu, thiết bị hiện hành, kết hợp với tình hình thực tế củacông trình Tổng mức đầu tư là cơ sở để chủ đầu tư lập kế hoạch và quản lý vốnkhi thực hiện đầu tư xây dựng công trình Tổng mức đầu tư được tính toán và xácđịnh trong giai đoạn lập dự án đầu tư xây dựng công trình phù hợp với nội dung
dự án và thiết kế cơ sở, đối với trường hợp chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật, tổngmức đầu tư được xác định phù hợp với thiết kế bản vẽ thi công
Tổng mức đầu tư bao gồm: chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phí bồithường giải phóng mặt bằng, tái định cư; chi phí quản lý dự án; chi phí tư vấn đầu
tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòng
Quản lý tổng mức đầu tư bao gồm:
- Lập tổng mức đầu tư: Xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế
cơ sở và các yêu cầu cần thiết khác của dự án, trong đó:
+ Chi phí bồi thường, hỗ trợ và tái định cư được xác định trên cơ sở khốilượng phải bồi thường hỗ trợ, tái định cư của dự án và các chế độ, chính sách củanhà nước có liên quan;
+ Chi phí xây dựng được xác định trên cơ sở khối lượng nhóm, loại côngtác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận công trình và giá xây dựng tổng hợptương ứng với nhóm, loại công tác xây dựng, đơn vị kết cấu hoặc bộ phận côngtrình được đo bóc, tính toán và một số chi phí có liên quan dự tính khác;
Trang 21+ Chi phí thiết bị được xác định trên cơ sở số lượng, loại thiết bị hoặc hệthống thiết bị theo phương án công nghệ, kỹ thuật và thiết bị được lựa chọn, giámua sắm phù hợp giá thị trường và các chi phí khác có liên quan;
+ Chi phí quản lý dự án và chi phí tư vấn đầu tư xây dựng gồm các nội dung
và được xác định theo quy định tại Điều 23 và 25 Nghi định 32/2015/NĐ-CP quy định
về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
+ Chi phí khác được xác định bằng định mức tỷ lệ phần trăm (%) hoặc bằng
dự toán hoặc ước tính hoặc sử dụng cơ sở dữ liệu các dự án tương tự đã thực hiện;
+ Chi phí dự phòng cho công việc phát sinh được xác định bằng tỷ lệ phầntrăm (%) của tổng các thành phần chi phí đã xác định nêu trên Chi phí dự phòngcho yếu tố trượt giá được xác định trên cơ sở độ dài thời gian thực hiện dự án, kếhoạch bố trí vốn và chỉ số giá xây dựng hàng năm phù hợp với loại công trình xâydựng có tính đến các khả năng biến động giá trong nước và quốc tế;
- Điều chỉnh tổng mức đầu tư:
+ Người quyết định đầu tư phê duyệt tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh
+ Tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh gồm tổng mức đầu tư xây dựng đãphê duyệt cộng (hoặc trừ) phần giá trị tăng (hoặc giảm) Phần giá trị tăng (hoặcgiảm) phải được thẩm tra, thẩm định làm cơ sở để phê duyệt tổng mức đầu tư điềuchỉnh
+ Trường hợp chỉ điều chỉnh cơ cấu các khoản mục chi phí gồm cả chi phí
dự phòng nhưng không làm thay đổi giá trị tổng mức đầu tư xây dựng đã phêduyệt thì chủ đầu tư tổ chức điều chỉnh, báo cáo người quyết định đầu tư và chịutrách nhiệm về việc điều chỉnh của mình
+ Trường hợp đã sử dụng hết chi phí dự phòng trong tổng mức đầu tư xâydựng đã phê duyệt gồm cả chi phí dự phòng cho yếu tố trượt giá, chủ đầu tư tổchức xác định bổ sung khoản chi phí dự phòng do yếu tố trượt giá khi chỉ số giá
Trang 22xây dựng do cơ quan nhà nước có thẩm quyền công bố từ khi thực hiện dự án đếnthời điểm điều chỉnh lớn hơn chỉ số giá xây dựng sử dụng trong tổng mức đầu tư
đã phê duyệt
+ Trường hợp tổng mức đầu tư xây dựng điều chỉnh làm tăng, giảm quy mô
dự án thì việc quản lý dự án vẫn thực hiện theo quy mô (nhóm) dự án đã được phêduyệt trước khi điều chỉnh
- Phê duyệt tổng mức đầu tư:
+ Tổng mức đầu tư xây dựng là toàn bộ chi phí đầu tư xây dựng của dự ánđược xác định phù hợp với thiết kế cơ sở và các nội dung khác của Báo cáo nghiêncứu khả thi đầu tư xây dựng Nội dung tổng mức đầu tư xây dựng gồm chi phí bồithường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có); chi phí xây dựng; chi phí thiết bị; chi phíquản lý dự án; chi phí tư vấn đầu tư xây dựng; chi phí khác và chi phí dự phòngcho khối lượng phát sinh và trượt giá [4]
+ Tổng mức đầu tư xây dựng được phê duyệt là chi phí tối đa chủ đầu tưđược phép sử dụng để thực hiện dự án đầu tư xây dựng
b) Quản lý dự toán và tổng dự toán xây dựng công trình:
- Dự toán xây dựng công trình được xác định theo công trình xây dựng cụthể và là căn cứ để chủ đầu tư quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình Dự toáncông trình được lập căn cứ trên cơ sở khối lượng các công việc xác định theo thiết
kế kỹ thuật hoặc thiết kế bản vẽ thi công, nhiệm vụ công việc phải thực hiện củacông trình và đơn giá xây dựng công trình, định mức chi phí tính theo tỷ lệ phầntrăm (%) cần thiết để thực hiện khối lượng, nhiệm vụ công việc đó Dự toán côngtrình xây dựng bao gồm: Chi phí xây dựng, chi phí thiết bị, chi phí quản lý dự án,chi phí tư vấn đầu tư xây dựng, chi phí khác và chi phí dự phòng của công trình
- Dự toán công trình đã được thẩm định và phê duyệt là căn cứ để ký kếthợp đồng xây lắp khi thực hiện phương thức giao thầu và thanh toán giá xây lắp
Trang 23công trình xây dựng; là cơ sở để xác định giá mời thầu và quản lý chi phí sau đấuthầu khi thực hiện phương thức đấu thầu như quản lý chi phí trong thi công xâydựng, khâu thanh toán, quyết toán, bảo hành công trình xây dựng.
- Tổng dự toán là toàn bộ chi phí cần thiết dự tính để đầu tư xây dựng côngtrình, hạng mục công trình thuộc dự án Tổng dự toán bao gồm các chi phí đượctính theo các dự toán xây dựng công trình, hạng mục công trình gồm chi phí xâydựng, chi phí thiết bị, các chi phí khác được tính trong dự toán xây dựng côngtrình và chi phí dự phòng, chi phí quản lý dự án và một số chi phí khác của dự án.Tổng dự toán không bao gồm chi phí bồi thường giải phóng mặt bằng, tái định cư
kể cả chi phí thuê đất thời gian xây dựng, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, vốn lưuđộng cho sản xuất.[5]
c Quản lý thanh quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình
- Chi phí đầu tư được thanh toán, quyết toán là toàn bộ chi phí hợp phápthực hiện trong quá trình đầu tư xây dựng để đưa công trình của dự án vào khaithác, sử dụng Chi phí hợp pháp là toàn bộ các khoản chi phí thực hiện trong phạm
vi dự án, thiết kế, dự toán được phê duyệt; hợp đồng đã ký kết; kể cả phần điềuchỉnh, bổ sung được duyệt theo quy định và đúng thẩm quyền Đối với các dự án
sử dụng vốn ngân sách nhà nước, chi phí đầu tư được thanh toán, quyết toán phảinằm trong giới hạn tổng mức đầu tư được duyệt hoặc được điều chỉnh theo quyđịnh của pháp luật
- Chủ đầu tư có trách nhiệm lập Hồ sơ thanh toán, quyết toán vốn đầu tưxây dựng công trình và quy đổi vốn đầu tư công trình xây dựng sau khi hoàn thànhđược nghiệm thu bàn giao đưa vào sử dụng để trình người quyết định đầu tư phêduyệt
1.1.7 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý chi phí đầu tư xây dựng
Trang 24a, Nhóm nhân tố chủ quan
- Năng lực quản lý của người lãnh đạo bộ máy trong đầu tư xây dựng cơbản, bao gồm các nội dung sau: năng lực đề ra chiến lược trong hoạt động quản lý;đưa ra được các kế hoạch triển khai các công việc hợp lý, rõ ràng; tạo nên một cơcấu tổ chức hợp lý, có hiệu quả, có sự phân định rõ ràng trách nhiệm và quyền hạngiữa các nhân viên, cũng như giữa các khâu, các bộ phận của bộ máy quản lý chiphí ở địa phương Năng lực quản lý của người lãnh đạo có tầm quan trọng đặc biệtđối với công tác quản lý đầu tư xây dựng cơ bản nói riêng Nếu năng lực củangười lãnh đạo yếu, bộ máy tổ chức không hợp lý, các chiến lược không phù hợpvới thực tế thì việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản sẽ không hiệu quả, dễgây tình trạng vượt tổng mức phê duyệt, đầu tư giàn trải, phân bổ chi đầu tư xâydựng cơ bản không hợp lý; có thể dẫn đến tình trạng thất thoát, lãng phí ngân sách,không thúc đẩy được sự phát triển của nền kinh tế, đảm bảo các vấn đề xã hội…
Năng lực chuyên môn của các bộ phận quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơbản ở địa phương lại là yếu tố quyết định hiệu quả quản lý chi phí đầu tư xây dựng
cơ bản Nếu cán bộ quản lý có năng lực chuyên môn cao sẽ giảm thiểu được sailệch chi phí trong đầu tư xây dựng cơ bản, kiểm soát được toàn bộ nội dung tuânthủ theo các quy định về quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản đảm bảo theo dựtoán đã đề ra
- Hoạt động quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản được triển khai cóthuận lợi và hiệu quả hay không phụ thuộc rất lớn vào tổ chức bộ máy quản lý chiphí đầu tư xây dựng và quy trình nghiệp vụ, trong đó đặc biệt là quy trình nghiệp
vụ quản lý Tổ chức bộ máy và quy trình quản lý, quyền hạn trách nhiệm của từngkhâu, từng bộ phận, mối quan hệ của từng bộ phận trong quá trình thực hiện từlập, chấp hành, quyết toán và kiểm toán ngân sách nhà nước trong đầu tư xâydựng cơ bản có tác động rất lớn đến quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản Tổ
Trang 25chức bộ máy quản lý phù hợp sẽ nâng cao chất lượng quản lý, hạn chế tình trạngsai phạm trong quản lý Quy trình quản lý được bố trí càng khoa học, rõ ràng thìcàng góp phần quan trọng làm nâng cao chất lượng của thông tin tới cấp ra quyếtđịnh quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản, giảm các yếu tố sai lệch thông tin.
Từ đó nâng cao được hiệu quả quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bànđịa phương
b, Nhân tố khách quan
- Điều kiện tự nhiên: Xây dựng cơ bản thường được tiến hành ngoài trời, do
đó nó chịu ảnh hưởng của điều kiện khí hậu Bên cạnh đó, ở mỗi vùng, mỗi lãnhthổ có điều kiện tự nhiên khác nhau, do vậy cần phải có những thiết kế, kiến trúcphù hợp với điều kiện tự nhiên ở nơi xây dựng công trình Chẳng hạn, ở địaphương có nhiều sông, lại hay xảy ra lũ lụt thì chi phí đầu tư xây dựng đê, kè, và
tu sửa đê, khi xây dựng công trình phải tránh mùa mưa, bão và có những biệnpháp hữu hiệu để tránh thiệt hại xảy ra nhằm đảm bảo chất lượng công trình; hoặcđịa phương có địa hình chủ yếu là đồi núi, dốc thì chú ý đầu tư cho giao thôngthuận lợi để có thể phát triển kinh tế và phát triển các ngành nghề phù hợp vớiđiều kiện địa hình đó Vì vậy, quản lý chi phí đầu tư xây dựng cơ bản chịu ảnhhưởng nhiều từ các điều kiện tự nhiên ở địa phương
- Điều kiện kinh tế - xã hội: Quản lý chi ngân sách nhà nước trong đầu tưxây dựng cơ bản trên địa bàn địa phương đều chịu ảnh hưởng bởi điều kiện kinh tế
xã hội Với môi trường kinh tế ổn định, vốn đầu tư sẽ được cung cấp đầy đủ, đúngtiến độ Ngược lại nền kinh tế mất ổn định, mức tăng trưởng kinh tế chậm, các dự
án sẽ bị điều chỉnh cơ cấu vốn đầu tư, chi ngân sách nhà nước giảm Lạm phátcũng làm cho giá cả nguyên vật liệu tăng, làm chi phí công trình tăng điều này cóthể hoãn thực hiện dự án vì không đủ vốn đầu tư để thực hiện Vì vậy, có thể nói
Trang 26các yếu tố về kinh tế – xã hội có ảnh hưởng không nhỏ đến quản lý chi ngân sáchnhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản trên địa bàn địa phương.
- Cơ chế chính sách và các quy định của nhà nước về quản lý chi phí đầu tưxây dựng cơ bản: Trong kinh tế thị trường có sự điều tiết của nhà nước, pháp luật đãtrở thành một bộ phận không thể thiếu trong việc quản lý chi phí đầu tư xây dựng
cơ bản nói riêng Hệ thống pháp luật với vai trò hướng dẫn và tạo điều kiện chocác thành phần kinh tế trong xã hội hoạt động theo trật tự, trong khuôn khổ phápluật, đảm bảo sự công bằng, an toàn và hiệu quả đòi hỏi phải rất đầy đủ, chuẩn tắc
và đồng bộ Vì vậy, hệ thống pháp luật, các chính sách liên quan đến quản lý chiphí trong đầu tư xây dựng cơ bản sẽ có tác dụng kiềm hãm hay thúc đẩy hoạt độngquản lý hiệu quả hay không hiệu quả
1.2 Cơ sở lý luận về quản lý thanh toán vốn đầu tư, quyết toán dự án hoàn thành.
1.2.1 Yêu cầu cơ bản quản lý trong thanh toán, quyết toán vốn đầu tư
1.2.1.1 Yêu cầu cơ bản quản lý trong thanh toán vốn đầu tư
- Xác định căn cứ pháp lý liên quan đến công tác thanh toán vốn đầu tư như
hệ thống văn bản hướng dẫn công tác thanh toán vốn, các quy định về quản lý chiphí, tuân thủ quy trình thanh toán vốn đầu tư
- Xác định rõ nguồn vốn, nhu cầu sử dụng, kế hoạch sử dụng để tạo thế chủđộng cho cơ quan cấp phát vốn, phân cấp về quản lý vốn ngân sách mạnh hơn nữacho các chủ đầu tư, đồng thời tăng cường kiểm tra, kiểm soát vốn thanh toán mộtcách chặt chẽ bằng việc sử dụng các tổ chức tư vấn chuyên nghiệp Điều chỉnhmức vốn đầu tư theo từng quý, năm sát với thực tế
- Kiểm tra tính đúng đắn, hợp lý của việc áp dụng, vận dụng đơn giá xâydựng công trình, định mức tỷ lệ, dự toán chi phí tư vấn và dự toán các khoản mục
Trang 27chi phí khác trong dự toán công trình Đảm bảo sự chính xác giữa khối lượng dựtoán chủ yếu với khối lượng thiết kế.
- Ban hành các định chế về thanh toán phù hợp, đồng bộ với văn bản hiện hành
về đầu tư xây dựng, rút ngắn thời gian thanh toán, giảm bớt hồ sơ thanh toán, thựchiện thanh toán trước kiểm soát sau đối với từng lần thanh toán; kiểm soát trước,thanh toán sau đối với lần thanh toán cuối cùng
- Trong hợp đồng kinh tế cần quy định đầy đủ, rõ ràng về nội dung thanh toán,thời hạn thanh toán, giai đoạn thanh toán, điều chỉnh giá hợp đồng, tạm ứng hợpđồng, tiến độ thực hiện và thời gian hoàn thành công việc, nghiệm thu công việc, bộphận, giai đoạn, bảo hành công trình
1.2.1.2 Yêu cầu cơ bản quản lý trong khâu quyết toán dự án hoàn thành
- Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành phải xác định đầy đủ, chính xác tổngchi phí đầu tư đã thực hiện, phân định rõ nguồn vốn đầu tư; chi phí đầu tư đượcphép không tính vào giá trị tài sản hình thành qua đầu tư dự án, giá trị tài sản hìnhthành qua đầu tư: tài sản cố định (TSCĐ), tài sản lưu động (TSLĐ);
- Báo cáo phải thực hiện theo đúng trình tự, các bước lập, báo cáo quyếttoán phải được chuyển đến đúng cấp chức năng thẩm tra và phê duyệt để tổ chứcthẩm tra, phê duyệt kịp thời
- Đơn vị, cá nhân lập báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành phải
có đủ điều kiện năng lực được quy định theo pháp luật Trường hợp đơn vị, cánhân không đủ điều kiện năng lực thì không được phép thẩm tra báo cáo quyếttoán
- Bảo đảm đúng nội dung, thời gian lập, thẩm tra và phê duyệt theo quyđịnh hiện hành Báo cáo quyết toán thể hiện đầy đủ các nội dung thực hiện, cácphụ lục đi kèm Thời gian trong báo cáo phải logic và phù hợp từng bước công
Trang 28việc thực hiện, nội dung thẩm tra phải thể hiện đầy đủ, có xác nhận của đơn vị cóliên quan.
1.2.2 Hồ sơ pháp lý trong thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành
1.2.2.1 Hồ sơ pháp lý trong thanh toán
Để phục vụ cho công tác quản lý, kiểm soát thanh toán vốn đầu tư, chủ đầu
tư gửi hồ sơ, tài liệu sau đây đến Kho bạc Nhà nước nơi mở tài khoản thanh toán(các tài liệu này đều là bản chính hoặc bản sao có đóng dấu sao y bản chính củachủ đầu tư, chỉ gửi một lần cho đến khi dự án kết thúc đầu tư, trừ trường hợp phải
bổ sung, điều chỉnh), bao gồm:
1 Đối với giai đoạn chuẩn bị đầu tư:
- Văn bản của cấp có thẩm quyền phê duyệt chủ trương đầu tư dự án;
- Quyết định phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho dự án;
- Quyết định phê duyệt dự toán chuẩn bị đầu tư của cấp có thẩm quyền kèm theo dự toán chi phí cho công tác chuẩn bị đầu tư;
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của Luật Đấu thầu;
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư với nhà thầu
2 Đối với giai đoạn thực hiện dự án:
- Quyết định phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho dự án;
- Quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền, các quyết định điều chỉnh dự án(nếu có) kèm theo dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế - kỹthuật đối với dự án chỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật); Riêng đối với các dự ánkhởi công mới và các dự án có điều chỉnh tăng tổng mức vốn đầu tư phải gửi kèmtheo văn bản thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan kếhoạch và đầu tư và cơ quan tài chính theo quy định của Luật Đầu tư công
- Quyết định phân bổ chi tiết kế hoạch vốn cho dự án;
Trang 29Đối với các dự án khởi công mới và các dự án có điều chỉnh tăng tổng mứcvốn đầu tư, Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản) có trách nhiệm đối chiếu nộidung Quyết định đầu tư với văn bản thẩm định về nguồn vốn và khả năng cân đốivốn của cơ quan kế hoạch và đầu tư và cơ quan tài chính Trường hợp phát hiệnnội dung quyết định đầu tư về phần nguồn vốn không phù hợp với văn bản thẩmđịnh về nguồn vốn và khả năng cân đối vốn của cơ quan kế hoạch và đầu tư và cơquan tài chính, Kho bạc Nhà nước thực hiện như sau:
+ Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước của các
Bộ, ngành trung ương và vốn bổ sung có mục tiêu của ngân sách trung ương chođịa phương, Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản) báo cáo Kho bạc Nhà nước cáctỉnh, thành phố để có văn bản gửi Kho bạc Nhà nước tổng hợp báo cáo Bộ Tàichính xem xét, xử lý Đồng thời gửi chủ đầu tư để chủ đầu tư báo cáo cấp quyếtđịnh đầu tư
+ Đối với các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước trongcân đối ngân sách địa phương, Kho bạc Nhà nước (nơi mở tài khoản) báo cáo Khobạc Nhà nước các tỉnh, thành phố để có văn bản báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh,thành phố xem xét, xử lý theo thẩm quyền Đồng thời gửi Sở Kế hoạch và Đầu tư
và Sở Tài chính
- Quyết định phê duyệt kết quả lựa chọn nhà thầu theo quy định của LuậtĐấu thầu; Riêng đối với trường hợp tự thực hiện: văn bản của cấp có thẩm quyềncho phép tự thực hiện dự án (trường hợp chưa có trong quyết định đầu tư của cấp
có thẩm quyền);
- Hợp đồng giữa chủ đầu tư và nhà thầu hoặc nhà cung cấp và các tài liệukèm theo hợp đồng như: phụ lục hợp đồng, điều kiện riêng, điều kiện chung liênquan đến việc tạm ứng, thanh toán hợp đồng, hợp đồng bổ sung, điều chỉnh (nếu
Trang 30có); Riêng đối với trường hợp tự thực hiện: văn bản giao việc hoặc hợp đồng giaokhoán nội bộ;
- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán của cấp có thẩm quyền đối vớitừng công việc, hạng mục công trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầuhoặc tự thực hiện và các công việc thực hiện không thông qua hợp đồng (trừ dự ánchỉ lập báo cáo kinh tế - kỹ thuật); Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán góithầu của cấp có thẩm quyền đối với trường hợp thanh toán hợp đồng theo đơn giá.Riêng công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư phải kèm theo phương án bồithường, hỗ trợ và tái định cư được cấp có thẩm quyền phê duyệt
1.2.2.2 Hồ sơ pháp lý trong Quyết toán dự án hoàn thành
- Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của chủ đầu tư (bản chính)
- Biểu mẫu báo cáo quyết toán theo quy định tại Điều 7 Thông tư09/2016/TT-BTC (bản chính);
- Toàn bộ các văn bản pháp lý có liên quan (bản chính hoặc bản do chủ đầu
tư sao y bản chính);
- Hồ sơ quyết toán của từng hợp đồng gồm bản chính các tài liệu: hợp đồngxây dựng; các biên bản nghiệm thu khối lượng hoàn thành theo giai đoạn thanhtoán; các văn bản phê duyệt điều chỉnh, bổ sung, phát sinh, thay đổi (nếu có); biênbản nghiệm thu khối lượng hoàn thành toàn bộ hợp đồng; bảng tính giá trị quyếttoán hợp đồng (quyết toán A-B); hồ sơ hoàn công, nhật ký thi công xây dựng côngtrình đối với hợp đồng có công việc thi công xây dựng (bản chính hoặc bản do chủđầu tư sao y bản chính); biên bản thanh lý hợp đồng đối với trường hợp đã đủ điềukiện thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật về hợp đồng; các tài liệu kháctheo thỏa thuận trong hợp đồng;
Trang 31- Biên bản nghiệm thu công trình hoặc hạng mục công trình độc lập hoànthành đưa vào sử dụng, văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu của cơ quan nhànước có thẩm quyền (bản chính);
- Báo cáo kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành của đơn vị kiểm toán độclập trong trường hợp thuê kiểm toán độc lập thực hiện kiểm toán (bản chính);
- Kết luận thanh tra, biên bản kiểm tra, báo cáo kiểm toán của các cơ quanthanh tra, kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước trong trường hợp các cơ quan thanh tra,kiểm tra, Kiểm toán Nhà nước thực hiện thanh tra, kiểm tra, kiểm toán dự án; kếtquả điều tra của các cơ quan pháp luật trong trường hợp chủ đầu tư vi phạm phápluật bị cơ quan pháp luật điều tra; báo cáo tình hình chấp hành các báo cáo trêncủa chủ đầu tư
1.2.3 Căn cứ kiểm soát thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành
1.2.3.1 Căn cứ kiểm soát thanh toán
- Mở tài khoản dự án để thực hiện thanh toán;
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình các quyết địnhđiều chỉnh dự án (nếu có);
- Quyết định giao kế hoạch vốn trong kỳ thực hiện hoặc kế hoạch vốn đượcphân bổ cho dự án;
- Quyết định phân bổ dự toán cho dự án (Chủ đầu tư thực hiện phân bổ);
- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo qui định của Luật Đấu thầu số43/2013/QH13 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các Văn bản pháp luật khác;
- Hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu (bao gồm các tài liệu kèmtheo hợp đồng như: điều kiện hợp đồng (điều kiện chung và điều kiện riêng), đềxuất của nhà thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện tham chiếu, các bản vẽ thiết kế,các sửa đổi bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng, bảo đảm thựchiện hợp đồng và các bảo lãnh khác, nếu có;
Trang 32- Bảo lãnh tạm ứng (nếu có) theo quy định cụ thể của hợp đồng;
- Các hồ sơ được gửi kèm theo đối với từng lần thanh toán
+ Biên bản nghiệm thu;
+ Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng;
+ Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán
+ Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng)+ Giấy rút vốn đầu tư
1.2.3.2 Căn cứ kiểm soát quyết toán dự án hoàn thành[6]
- Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo quy định tại Thông tư 09/2016/TT-BTC ngày 18/01/2016 của Bộ Tài chính;
- Quyết định phê duyệt chủ trương đầu tư dự án; Quyết định giao dự án choChủ đầu tư;
- Dự án đầu tư xây dựng công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật đối với
dự án chỉ lập báo cáo kinh tế kỹ thuật) kèm quyết định đầu tư của cấp có thẩmquyền, các quyết định điều chỉnh dự án (nếu có);
- Dự toán và quyết định phê duyệt dự toán cho từng công việc, hạng mụccông trình, công trình đối với trường hợp chỉ định thầu hoặc tự thực hiện và cáccông việc thực hiện không thông qua hợp đồng;
- Quyết định giao kế hoạch vốn trong kỳ thực hiện hoặc kế hoạch vốn đượcphân bổ cho dự án;
- Văn bản lựa chọn nhà thầu theo qui định của Luật Đấu thầu số43/2013/QH13 và Nghị định 63/2014/NĐ-CP và các Văn bản pháp luật khác;
- Hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu (bao gồm các tài liệu kèmtheo hợp đồng như: điều kiện hợp đồng (điều kiện chung và điều kiện riêng), đềxuất của nhà thầu, các chỉ dẫn kỹ thuật, điều kiện tham chiếu, các bản vẽ thiết kế,
Trang 33các sửa đổi bổ sung bằng văn bản, biên bản đàm phán hợp đồng, bảo đảm thựchiện hợp đồng và các bảo lãnh khác, nếu có;
- Hồ sơ nghiệm thu thanh toán, quyết toán giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu(nghiệm thu quyết toán A-B), biên bản thanh lý hợp đồng;
- Tập các biên bản nghiệm thu, biên bản bàn giao công trình, hạng mụccông trình hoàn thành đưa vào sử dụng;
- Kết luận thanh tra, kiểm toán (đối với các dự án đã thanh tra, kiểm toán);
- Hồ sơ hoàn công công trình hoặc hạng mục công trình; Hóa đơn, chứng từthanh toán của dự án
- Báo cáo đánh giá giám sát đầu tư;
1.2.4 Nội dung quản lý trong khâu thanh toán vốn đầu tư và quyết toán dự án hoàn thành
1.2.4.1 Nội dung quản lý thanh toán vốn đầu tư:
a Lập hồ sơ thanh toán bao gồm:
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng;
- Quyết định giao kế hoạch vốn cho dự án;
- Quyết định phân bổ dự toán cho dự án (Chủ đầu tư thực hiện phân bổ);
- Quyết định phê duyệt kết quả lụa chọn nhà thầu;
- Hợp đồng giữa bên giao thầu và bên nhận thầu
- Các biên bản nghiệm thu;
- Bảng xác định giá trị khối lượng hoàn thành theo hợp đồng;
- Bảng tính giá trị đề nghị thanh toán
- Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
- Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có thanh toán tạm ứng)
- Giấy rút vốn đầu tư
b Kiểm tra hồ sơ thanh toán:
Trang 34- Tài liệu do Chủ đầu tư gửi đến cơ quan kiểm soát thanh toán và thực hiệnkiểm tra sự đầy đủ, tính hợp lệ, hợp pháp của hồ sơ, sự lô gích về thời gian giữacác hồ sơ, tài liệu.
+ Kiểm tra bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành theo hợpđồng đề nghị thanh toán có ký xác nhận, đóng dấu của các đơn vị liên quan
+ Kiểm tra Giấy đề nghị thanh toán vốn đầu tư;
+ Giấy đề nghị thanh toán tạm ứng vốn đầu tư (nếu có);
+ Giấy rút vốn đầu tư;
+ Kiểm soát dự toán phát sinh và quyết định phê duyệt dự toán của Chủ đầu
tư, hoặc của cấp có thẩm quyền, phụ lục bổ sung hợp đồng; Bảng xác định giá trịkhối lượng phát sinh ngoài phạm vi hợp đồng đề nghị thanh toán có ký xác nhận,đóng dấu của đại diện nhà thầu và đại diện Chủ đầu tư;
c Nội dung thanh toán vốn cho dự án chuẩn bị đầu tư.
Đơn vị kiểm soát chi thực hiện kiểm soát sự đầy đủ, tính pháp lý của hồ sơtạm ứng, thanh toán (bao gồm cả việc kiểm tra mẫu dấu, chữ ký) phù hợp mã đơn
vị sử dụng ngân sách, mục lục ngân sách, đầy đủ và thống nhất các chỉ tiêu ghitrên các hồ sơ, chứng từ đề nghị tạm ứng, thanh toán; đồng thời cần tập trung kiểmtra các nội dung sau:
- Dự án đã được giao kế hoạch vốn năm của cấp có thẩm quyền và đã đượcnhập trên TABMIS theo quy định hiện hành, phù hợp với dữ liệu trên TABMIS
- Kiểm tra các khoản đề nghị tạm ứng, thanh toán theo hợp đồng đảm bảothuộc đối tượng thực hiện cam kết chi thì phải được quản lý, kiểm soát cam kết chitheo quy định hiện hành
- Đối với hồ sơ đề nghị tạm ứng:
+ Kiểm tra, đối chiếu hạng mục, nội dung công việc đề nghị tạm ứng có phùhợp với dự toán, hoặc hợp đồng đã ký
Trang 35+ Kiểm tra mức vốn đề nghị tạm ứng phù hợp với quy định hiện hành, trongphạm vi kế hoạch vốn năm được giao.
- Đối với hồ sơ đề nghị thanh toán khối lượng hoàn thành:
Đối với các công việc thực hiện theo hợp đồng:
+ Kiểm tra, đối chiếu hạng mục, nội dung công việc, khối lượng hoàn thànhghi tại Bảng xác định giá trị khối lượng công việc hoàn thành đề nghị thanhtoán, Bảng xác định giá trị khối lượng công việc phát sinh ngoài hợp đồng đề nghịthanh toán có phù hợp với tên công trình, hạng mục, nội dung công việc hoặc sốlượng và danh mục thiết bị nếu có (đối với hợp đồng mua sắm thiết bị) quy địnhtrong hợp đồng, phụ lục hợp đồng (nếu có) đã ký; giá trị khối lượng hoàn thành đềnghị thanh toán không được vượt giá trị hợp đồng kinh tế đã ký kết, hoặc dự toánđược duyệt (trường hợp chỉ định thầu và thanh toán theo dự toán được duyệt hoặctrường hợp tự thực hiện hoặc phát sinh khối lượng ngoài hợp đồng thanh toán theo
dự toán); phù hợp với từng loại hợp đồng, giá hợp đồng và các điều kiện trong hợpđồng
Đối với hợp đồng theo đơn giá:
Thực hiện kiểm tra, xem xét sự phù hợp giữa đơn giá đề nghị thanh toánvới đơn giá ghi trong hợp đồng, hoặc dự toán được duyệt nếu hợp đồng quy địnhthanh toán theo đơn giá trong dự toán được duyệt
Đối với các công việc thực hiện không theo hợp đồng:
Kiểm tra nội dung công việc, khối lượng hoàn thành ghi tại Giấy đề nghịthanh toán vốn đầu tư để đảm bảo nội dung, khối lượng hoàn thành được thanhtoán phù hợp với dự toán chi phí được duyệt
1.2.4.2 Nội dung quản lý quyết toán dự án hoàn thành:
- Lập hồ sơ trình duyệt quyết toán
+ Tờ trình đề nghị phê duyệt quyết toán của Chủ đầu tư (bản gốc);
Trang 36+ Báo cáo quyết toán dự án hoàn thành theo văn bản quy định hiện hành doChủ đầu tư lập;
+ Các văn bản pháp lý có liên quan;
+ Các hợp đồng kinh tế, biên bản thanh lý hợp đồng, các tài liệu kèm theohợp đồng giữa Chủ đầu tư và Nhà thầu;
+ Toàn bộ các bản quyết toán khối lượng A-B;
+ Báo cáo kết quả kiểm toán quyết toán dự án hoàn thành (nếu có, bản gốc);kèm văn bản của Chủ đầu tư về kết quả kiểm toán: nội dung thống nhất, nội dungkhông thống nhất, kiến nghị;
1.2.4.3 Nội dung thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành
Khái niệm: Thẩm tra quyết toán dự án hoàn thành là kiểm tra tính hợp
pháp của việc đầu tư xác định chính xác số vốn đầu tư thực tế đã sử dụng để xây dựng dự án, công trình, xác định giá trị tài sản (TSCĐ, TSLĐ) do kết quả đầu tư đem lại được bàn giao đưa vào sản xuất, khai thác, sử dụng.[7]
Tất cả các dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B sửdụng vốn nhà nước khi hoàn thành đều phải kiểm toán quyết toán trước khi trìnhcấp có thẩm quyền thẩm tra, phê duyệt quyết toán; các dự án còn lại thực hiệnkiểm toán quyết toán theo yêu cầu của cấp có thẩm quyền
Hình thức thẩm tra: Tùy theo điều kiện cụ thể về quy mô dự án và bộ máy
chuyên môn thẩm tra trực thuộc, người có thẩm quyền phê duyệt quyết toán có thể
áp dụng một trong hai hình thức thẩm tra quyết toán dưới đây:
Hình thức tự thực hiện thẩm tra: Người có thẩm quyền phê duyệt quyết
toán sử dụng cơ quan chuyên môn thuộc quyền quản lý có đủ năng lực để trực tiếpthẩm tra quyết toán hoặc quyết định thành lập tổ tư vấn thẩm tra trước khi phêduyệt quyết toán vốn đầu tư
Trang 37Hình thức thuê tổ chức kiểm toán độc lập: Người có thẩm quyền phê duyệt
quyết toán cho phép chủ đầu tư thuê tổ chức kiểm toán độc lập, hoạt động hợppháp tại Việt Nam kiểm toán báo cáo quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành Lựachọn tổ chức kiểm toán theo quy định của Luật Đấu thầu
Nội dung thẩm tra phê duyệt quyết toán
Đối với dự án không kiểm toán quyết toán:
b Thẩm tra nguồn vốn đầu tư của dự án
- Đối chiếu số vốn đã cấp, cho vay, thanh toán do chủ đầu tư báo cáo với sốxác nhận của cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán liên quan để xác định số vốnđầu tư thực tế thực hiện;
- Thẩm tra sự phù hợp trong việc sử dụng nguồn vốn đầu tư so với cơ cấuxác định trong quyết định đầu tư của cấp có thẩm quyền
c Thẩm tra chi phí đầu tư
Các khoản chi phí đầu tư của dự án có thể được thực hiện bởi 2 phươngthức:
- Chủ đầu tư (ban quản lý dự án) tự thực hiện;
- Các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng
Thẩm tra những công việc do chủ đầu tư tự thực hiện:
Trang 38- Những công việc do chủ đầu tư tự thực hiện bao gồm các khoản mục chiphí thuộc chi phí quản lý dự án và gói thầu chủ đầu tư được phép tự thực hiện theoquy định của pháp luật về đấu thầu.
- Thẩm tra các nội dung, khối lượng trong bản tính giá trị đề nghị quyếttoán của Chủ đầu tư với biên bản nghiệm thu khối lượng; đối chiếu đơn giá trongbản tính giá trị đề nghị quyết toán của chủ đầu tư với đơn giá trong dự toán đượcduyệt đảm bảo phù hợp với định mức, đơn giá, phù hợp với phương pháp lập địnhmức đơn giá theo quy định Qua đó xác định được giá trị quyết toán của công việchoặc gói thầu do chủ đầu tư (ban quản lý) tự thực hiện
Thẩm tra những công việc do các nhà thầu thực hiện theo hợp đồng:
Tùy theo đặc điểm, tính chất của dự án, công trình xây dựng; với tất cả cácloại hợp đồng trong hoạt động xây dựng; các bên tham gia ký kết hợp đồng phảithỏa thuận giá hợp đồng xây dựng theo một trong các hình thức:
- Giá hợp đồng trọn gói;
- Giá hợp đồng theo đơn giá cố định;
- Giá hợp đồng theo giá điều chỉnh;
- Giá hợp đồng kết hợp 3 hình thức trên
d Thẩm tra chi phí thiệt hại không tính vào giá trị tài sản
- Chi phí đầu tư thiệt hại do thiên tai, địch họa và các nguyên nhân bất khảkháng khác không thuộc phạm vi bảo hiểm
- Chi phí đầu tư cho khối lượng công việc được huỷ bỏ theo quyết định củacấp có thẩm quyền
e Thẩm tra giá trị tài sản hình thành qua đầu tư:
- Thẩm tra số lượng và giá trị theo 2 loại: tài sản cố định và tài sản lưuđộng; nguyên giá (đơn giá) của từng nhóm (loại) tài sản theo thực tế chi phí vàtheo giá quy đổi về thời điểm bàn giao tài sản đưa vào sản xuất, sử dụng
Trang 39f Thẩm tra tình hình công nợ, vật tư, thiết bị tồn đọng:
- Căn cứ kết quả thẩm tra chi phí đầu tư, tình hình thanh toán cho các nhàthầu của chủ đầu tư để thẩm tra công nợ của dự án
- Căn cứ thực tế tiếp nhận và sử dụng vật tư thiết bị của dự án để xác định
số lượng, giá trị vật tư, thiết bị tồn đọng, đề xuất phương án xử lý
- Căn cứ biên bản kiểm kê đánh giá tài sản
g Xem xét việc chấp hành của Chủ đầu tư và các đơn vị có liên quan đối
với ý kiến kết luận của các cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhà nước(nếucó)
h Nhận xét, đánh giá và kiến nghị
- Nhận xét đánh giá việc chấp hành các quy định của nhà nước về quản lý đầu
tư, xây dựng và đấu thầu; công tác quản lý chi phí đầu tư, quản lý tài sản đầu tư củachủ đầu tư ; trách nhiệm của từng cấp đối với công tác quản lý vốn đầu tư dự án
- Kiến nghị về giá trị quyết toán và xử lý các vấn đề có liên quan
1.2.3.3 Phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
a Thẩm quyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
Căn cứ vào báo cáo thẩm tra quyết toán theo các nội dung nêu trên, người
có thẩm quyền phê duyệt quyết toán xem xét, phê duyệt báo cáo quyết toán vốnđầu tư dự án hoàn thành theo quy định Cấp thẩm quyền phê duyệt quyết toán vốnđầu tư theo quy định hiện hành của nhà nước:
- Đối với các dự án nhóm C, UBND huyện Mường Chà được ủy quyền phêduyệt Quyết toán, các dự án còn lại, người quyết định đầu tư là người có thẩmquyền phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành
b Quyết định phê duyệt dự án hoàn thành
Quyết định phê duyệt quyết toán dự án hoàn thành được gửi cho các cơquan, đơn vị sau:
Trang 40- Chủ đầu tư;
- Cơ quan quản lý cấp trên của Chủ đầu tư;
- Cơ quan cấp vốn, cho vay, thanh toán;
- Cơ quan tài chính đồng cấp quản lý của Chủ đầu tư;
- Cơ quan khác có liên quan
1.3 Chất lượng thanh toán, quyết toán vốn đầu tư dự án hoàn thành 1.3.1 Khái niệm chất lượng
Chất lượng là khả năng của tập hợp các đặc tính của một sản phẩm, hệthống hay quá trình để đáp ứng các yêu cầu của khách hàng và các bên có liênquan [7]
1.3.2 Khái niệm chất lượng thanh toán, quyết toán dự án hoàn thành
- Chất lượng thanh toán, Quyết toán vốn đầu tư thể hiện qua quá trình thựchiện kiểm soát vốn đầu tư nhằm đảm bảo nội dung quản lý vốn đầy đủ, đúng quytrình thực hiện và hợ lý [8]
1.3.2 Những nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng công tác thanh, quyết toán vốn đầu tư xây dựng công trình.
1.3.2.1 Những nhân tố chủ quan:
- Tổ chức bộ máy: Bộ máy tổ chức không nên phức tạp, phải đơn giảnnhưng vẫn có năng lực cao thì giải quyết công việc mới hiệu quả Trong bộ máy tổchức quan trọng nhất là mô hình tổ chức, cơ cấu các phòng ban, nghiệp vụ và trình
độ phẩm chất của mỗi con người ở từng vị trí
- Quy trình nghiệp vụ: quy trình nghiệp vụ là yếu tố quan trọng ảnh hưởngtrực tiếp đến công tác quản lý và kiểm soát thanh toán vốn đầu tư xây dựng côngtrình, vì vậy quy trình nghiệp vụ phải được xây dựng theo hướng cải cách thủ tụchành chính, quy định rõ thời hạn giải quyết công việc, trình tự công việc phải