1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bắc Hà

78 199 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 78
Dung lượng 1,64 MB

Nội dung

Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ VÀ QUẢN TRỊ KINH DOANH

KHOA KINH TẾ

- -KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

HỆ: CHÍNH QUY CHUYÊN NGÀNH: KINH TẾ ĐẦU TƯ

Tên đề tài:

NÂNG CAO NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA

CÔNG TY TNHH BẮC HÀ

Giáo viên hướng dẫn:

Họ tên sinh viên : Lớp :

Th¸i Nguyªn - 2012

Trang 2

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT TRONG KHÓA LUẬN

Trang 3

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1.1 Nguồn vốn của Công ty may Thăng Long 19Bảng 1.2 Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty TNHH

Bảng 2.5 Chỉ tiêu đánh giá năng lực máy móc thiết bị của

Công ty TNHH Bắc Hà giai đoạn 2007 – 2011 46Bảng 2.6 Tình hình năng lực chuyên môn của lực lượng lao động

trong Công ty TNHH Bắc Hà giai đoạn 2007 – 2011 49Bảng 2.7 Đào tạo nhân lực của Công Ty TNHH Bắc Hà giai

Trang 4

MỤC LỤC MỤC LỤC 4 LỜI MỞ ĐẦU 1 1.Tính cấp thiết của đề tài 1

CHƯƠNG 1 4

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH 4 CỦA DOANH NGHIỆP 4 1.1 Cơ sở lý luận về năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.4 1.1.1 Khái niệm về năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 4

Trang 5

Xuất phát từ những quan điểm trên, được sự đồng ý của Ban giámhiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm khóa Kinh tế - Trường Đại học Kinh tế vàQTKD, em đã liên hệ thực tập tại Công ty TNHH Bắc Hà Với tinh thầnhọc hỏi, làm việc khẩn trương, nghiêm túc đến nay khóa luận tốt nghiệp vớichuyên đề: “Nâng cao năng lực sản xuất – kinh doanh của Công ty TNHHBắc Hà” của em đã hoàn thành.

Em xin chân thành cảm ơn tập thể các cô chú, các anh chị tại cácphòng ban, lãnh đạo trong Công ty TNHH Bắc Hà, những người đã nhiệttình giúp đỡ, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em học tập và nghiên cứutrong thời gian thực tập tại đây Và đặc biệt em xin bày tỏ lòng cảm ơn sâusắc tới:

Cô giáo thạc sĩ Vũ Thị Oanh – Người đã quan tâm, chỉ đạo và

hướng dẫn giúp em hoàn thành khóa luận tốt nghiệp này

Do thời gian và phạm vi nghiên cứu có hạn cũng như kiến thức cònnhiều hạn chế, bước đầu còn bỡ ngỡ với công tác nghiên cứu nên bài viếtcủa em không thể tránh khỏi những thiếu sót Em rất mong nhận được ýkiến đóng góp quý báu của các thầy cô giáo cùng các bạn để bản báo cáocủa em được hoàn thiện hơn

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 6

LỜI MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Được đăng ký thành lập lần đầu ngày 17/04/1995, Công ty TNHH Bắc

Hà là một trong những công ty hoạt động lâu đời trong lĩnh vực sản xuất,kinh doanh ngành may, thêu và phụ kiện may công nghiệp Thời gian đầukhi mới thành lập Công ty mới chỉ có hơn 200 công nhân, và một xưởngsản xuất nhỏ Nhưng đến nay, Công ty đã có hơn 3000 lao động và đã mởrộng thêm được một cơ sở sản xuất tại Bắc Ninh

Công ty đã đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm phục vụ cho sảnxuất, đặc biệt là các quy trình công nghệ cho các sản phẩm may, thêuđáp ứng tiêu chuẩn quốc tế, nhận được sự đánh giá cao của khách hàngtrong và ngoài nước

Công ty luôn có tốc độ tăng trưởng nhanh, tạo công ăn việc làm chonhiều người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống chongười dân Tuy nhiên, cũng như đa số các doanh nghiệp trong lĩnh vực maymặc khác, Công ty vẫn sản xuất theo cách gia công, đó là do giá nguyênliệu trên thế giới tăng, vì thế sản phẩm làm ra dù có tăng nhiều cũng khôngtăng nhanh bằng những gì nhập vào để sản xuất ra thành phẩm Chính vìthế, Công ty phải hết sức lỗ lực, tiết kiệm để giải quyết bài toán đầu ra vàđầu vào này, phải duy trì một mức lợi nhuận có thế chấp nhận được và duytrì công ăn việc làm cho người lao động

Hơn nữa, trong thời kỳ khủng hoảng kinh tế hiện nay, việc sản xuấtkinh doanh của các doanh nghiệp trong ngành nói chung cũng như Công tynói riêng ngày càng gặp nhiều khó khăn Việc tìm cách đổi mới, tự hoànthiện mình cả về trình độ, năng lực, kinh nghiệm và hiện đại hóa côngnghệ, đào tạo lao động, mở rộng thị trường,…là việc cần thiết đối với Công

ty hiện nay Vì vậy, việc nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh làm tăngdoanh thu, tạo việc làm ổn định cho người lao động là việc quan trọng

Trang 7

trong chiến lược phát triển sản xuất kinh doanh của Công ty Chính vì vậy

em đã chọn đề tài: “Nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Bắc Hà”.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

- Hệ thống hóa cơ sở lý luận về năng lực sản xuất kinh doanhtrong doanh nghiệp

- Tìm hiểu cơ sở thực tiễn về việc nâng cao năng lực sản xuất kinhdoanh của một số doanh nghiệp trong và ngoài nước

- Phân tích thực trạng năng lực sản xuất kinh doanh của công ty,tìm ra những thành tựu đạt được và những khó khăn cần khắc phục, đưa

ra những thuận lợi và khó khăn ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinhdoanh của công ty

- Đề xuất một số giải pháp cụ thể nhằm nâng cao năng lực sản xuấtkinh doanh của công ty

3 Phạm vi nghiên cứu của đề tài

Phạm vi về không gian: Khóa luận tập trung nghiên cứu trong Công ty

TNHH Bắc Hà

Phạm vi về nội dung: Nghiên cứu về năng lực sản xuất kinh doanh của

Công ty TNHH Bắc Hà

Phạm vi về thời gian: Giai đoạn năm 2007 – 2011.

4 Đối tượng nghiên cứu

Khóa luận tập trung nghiên cứu năng lực sản xuất kinh doanh củaCông ty TNHH Bắc Hà

5 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp thu thập thông tin

Dùng để thu thập số liệu sơ cấp và thứ cấp từ mạng internet, sách báo,tạp chí, các báo cáo kinh doanh, sản xuất của công ty TNHH Bắc Hà giaiđoạn 2007 – 2011

Trang 8

Phương pháp xử lý thông tin

Từ những thông tin đã thu thập được thì phương pháp này giúp chọnlọc thông tin chính xác Phân loại thông tin cho phù hợp với từng hoàncảnh Xử lý thông tin qua phần mềm excel là chủ yếu

Phương pháp phân tích thông tin

Thông tin đã qua xử lý sẽ được dùng làm phân tích nhằm đánh giáthông tin đó và đưa ra được kết luận Thông thường dùng các phương phápsau để phân tích thông tin:

Phương pháp thống kê mô tả nhằm mô tả thông tin một cách chính xácdựa vào các số liệu đã được thu thập và thông qua xử lý

Phương pháp so sánh nhằm phân tích một cách rõ ràng các vấn đềtheo từng mục, trên cơ sở các số liệu thống kê, tổng hợp các nhận xét đánhgiá có tính định tính để rút ra kết luận

Phương pháp dự báo: Từ những số liệu được thu thập dự báo trongtương lai, xem xét sự vật, hiện tượng phát triển như thế nào

6 Kết cấu của khóa luận

Nội dung của khóa luận gồm 3 chương:

Chương 1: Lý luận chung về năng lực sản xuất kinh doanh của doanh

Trang 9

CHƯƠNG 1

LÝ LUẬN CHUNG VỀ NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH

CỦA DOANH NGHIỆP 1.1 Cơ sở lý luận về năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm về năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Tất cả các DN, các đơn vị SXKD hoạt động trong nền kinh tế thịtrường dù là hình thức sở hữu nào (DNNN, DN tư nhân, hợp tác xã, công

ty Cổ phần, Công ty TNHH…) thì đều có các mục tiêu hoạt động sản xuấtkhác nhau Ngay trong mỗi giai đoạn các doanh nghiệp cũng theo đuổimục đích khác nhau, nhưng nhìn chung mọi doanh nghiệp trong cơ chế thịtrường đều nhằm mục tiêu lâu dài, mục tiêu bao trùm đó là làm sao tối đahóa lợi nhuận Để đạt được các mục tiêu đó thì các DN phải xây dựng chomình được một chiến lược kinh doanh đúng đắn, xây dựng các kế hoạchthực hiện và đặt ra các mục tiêu chi tiết nhưng phải phù hợp với thực tế,đồng thời phù hợp với tiềm năng của doanh nghiệp và lấy đó làm cơ sở đểhuy động và sử dụng các nguồn lực sau đó tiến hành các hoạt động sảnxuất kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu đề ra

Trong điều kiện sản xuất kinh doanh chưa phát triển, thông tin choquản lý chưa nhiều, chưa phức tạp thì hoạt động sản xuất kinh doanh chỉ làquá trình sản xuất các sản phẩm thiết yếu cho nhu cầu của xã hội sau đó là

sự lưu thông trao đổi kinh doanh các mặt hàng do các doanh nghiệp sảnxuất ra Khi nền kinh tế càng phát triển, những đòi hỏi về quản lý nền kinh

tế quốc dân không ngừng tăng lên Quá trình đó hoàn toàn phù hợp với yêucầu khách quan của sự phát triển C.Mác đã ghi rõ: “Nếu một hình thái hoạtđộng là do một hình thái khác phát triển lên thì những phản ánh của nó, tức

là những ngành khoa học khác nhau cũng phải từ một ngành này phát triển

ra thành một ngành khác một cách tất yếu”

Trang 10

Sự phân công lao động xã hội, chuyên môn hóa sản xuất đã làmtăng thêm lực lượng sản xuất xã hội, nảy sinh nền sản xuất hàng hóa.Quá trình sản xuất bao gồm: sản xuất, phân phối, trao đổi và tiêu dùng.Chuyên môn hóa đã tạo sự cần thiết phải trao đổi sản phẩm giữa ngườisản xuất và người tiêu dùng Sự trao đổi này bắt đầu với tính chất ngẫunhiên, hiện vật dần dần phát triển mở rộng cùng với sự phát triển của sảnxuất hàng hóa, khi tiền tệ ra đời làm cho quá trình trao đổi sản phẩmmang hình thái mới là lưu thông hàng hóa với các hoạt động mua và bán

và đây là những hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp

Thông thường, mọi hoạt động sản xuất kinh doanh đều có định hướng,

có kế hoạch Trong điều kiện sản xuất và kinh doanh theo cơ chế thịtrường, để tồn tại và phát triển đòi hỏi các doanh nghiệp kinh doanh phải cólãi Để đạt được kết quả cao nhất trong sản xuất và kinh doanh, các doanhnghiệp cần xác định phương hướng mục tiêu trong đầu tư, có kế hoạch sửdụng các điều kiện sẵn có về các nhân tố ảnh hưởng, mức độ và xu hướngtác động của từng nhân tố đến kết quả kinh doanh Điều này chỉ thực hiệnđược trên cơ sở của quá trình phân tích kinh doanh của doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết, mọi hoạt động của doanh nghiệp đều nằm trongthế tác động liên hoàn với nhau Bởi vậy, chỉ có tiến hành phân tích cáchoạt động kinh doanh một các toàn diện mới giúp cho các nhà doanhnghiệp đánh giá một cách đầy đủ và sâu sắc mọi hoạt động kinh tế trongtrạng thái hoạt động thực của chúng Trên cơ sở đó, nêu lên một cách tổnghợp về trình độ hoàn thành mục tiêu – biểu hiện bằng hệ thống chỉ tiêu kinh

tế - kỹ thuật – tài chính của doanh nghiệp Đồng thời phân tích sâu sắc cácnguyên nhân hoàn thành hay không hoàn thành các chỉ tiêu đó trong sự tácđộng lẫn nhau giữa chúng Từ đó, có thể đánh giá đầy đủ mặt mạnh, mặtyếu trong công tác quản lý doanh nghiệp Mặt khác, qua công tác phân tíchkinh doanh, giúp các doanh nghiệp tìm ra các biện pháp sát thực để tăngcường các hoạt động kinh tế và quản lý doanh nghiệp, nhằm huy động mọi

Trang 11

khả năng tiềm tàng về tiền vốn và lao động, đất đai vào quá trình sản xuấtkinh doanh, nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Như vậy, hoạt động sản xuất kinh doanh được hiểu như là quá trìnhtiến hành các công đoạn từ việc khai thác sử dụng các nguồn lực sẵn cótrong nền kinh tế để sản xuất ra các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ nhằm cungcấp cho nhu cầu thị trường và thu được lợi nhuận

1.1.1.2 Khái niệm năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Năng lực sản xuất kinh doanh hay còn gọi là công suất là khả năng sảnxuất sản phẩm và cung ứng sản phẩm, dịch vụ của máy móc thiết bị, laođộng, mở rộng thị trường và các bộ phận của một doanh nghiệp trong mộtđơn vị thời gian nhất định (tháng, quý, năm…) trong điều kiện xác định.Năng lực sản xuất kinh doanh có thể tính cho một phân xưởng, mộtcông đoạn sản xuất kinh doanh, một dây chuyền hay toàn bộ hệ thốngsản xuất kinh doanh Trong trường hợp các bộ phận sản xuất kinhdoanh sắp xếp theo quy trình công nghệ, năng lực sản xuất được xácđịnh ở khâu yếu nhất

Năng lực sản xuất kinh doanh là một đại lượng động, có thể thayđổi theo thời gian và điều kiến sản xuất Nếu thay đổi lượng thiết bị,diện tích sản xuất, bố trí phân giao công việc cho nhân viên hợp lý, cảitiến quản lý, thiết lập thị trường và mạng lưới phân phối hợp lý…thìnăng lực sản xuất sẽ thay đổi

1.1.2 Đơn vị đo lường và phân loại năng lực sản xuất kinh doanh

1.1.2.1 Đơn vị đo lường năng lực sản xuất kinh doanh

Đối với những doanh nghiệp chỉ sản xuất một loại sản phẩm hoặc mộtnhóm sản phẩm, năng lực sản xuất kinh doanh được tính bằng các đo lượngđầu ra Ví dụ như số tấn than trong một ngày, số thuê bao điện thoại trongmột tháng, số bom bia trong một quý…

Trang 12

Đối với những doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm mà có tínhchất không giống nhau, người ta có thể quy đổi về cùng một đơn vị chẳnghạn như tấn trên một giờ hay giờ công trên một tháng, sau đó tổng hợp lạithành mức công suất chung.

Đối với một số loại dịch vụ người ta có thể đo theo lượng đầu vàochẳng hạn như hãng hàng không sử dụng chỗ ghế còn trống trên một tháng,bệnh viện sử dụng đơn vị là giường bệnh sẵn sàng trong một tháng, sứcchứa của một rạp chiếu bóng trong một buổi chiếu, các hãng dịch vụ sửachữa đo giờ lao động một tháng…

Năng lực sản xuất kinh doanh là vấn đề quan trọng có ảnh hưởngđến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu nhu cầu nhỏhơn công suất đã xây dựng, công suất bị lãng phí gây tốn kém, giảmkhả năng huy động và sử dụng vốn Những quyết định về năng lựcSXKD vừa mang tính chiến lược dài hạn vừa mang tính tác nghiệp ảnhhưởng trực tiếp tới khả năng duy trì hoạt động và phương hướng pháttriển của từng doanh nghiệp

1.1.2.2 Phân loại năng lực sản xuất kinh doanh

Có nhiều loại năng lực SXKD khác nhau Nghiên cứu đồng thời cácloại công suất đó cho phép đánh giá trình độ quản lý, sử dụng năng lựcSXKD một cách chính xác và toàn diện hơn

a) Công suất (năng lực SXKD) thiết kế

Công suất thiết kế là giới hạn tối đa về năng lực sản xuất mà doanhnghiệp có thể thực hiện được trong những điều kiện thiết kế, các điều kiện

Trang 13

• Thời gian làm việc của doanh nghiệp phù hợp với chế độ làm việctheo quy định hiện hành Trong thực tế, công suất thiết kế là mức nănglực sản xuất khó có thể đạt được nhưng nó đóng một vai trò rất quantrọng trong việc đánh giá mức độ sử dụng năng lực sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp.

b) Công suất mong đợi (công suất hiệu quả)

Công suất mong đợi là tổng đầu ra tối đa mà doanh nghiệp mongmuốn có thể đạt được khi tuân thủ các tiêu chuẩn, quy trình công nghệ,khả năng điều hành sản xuất, kế hoạch duy trì, bảo dưỡng, cân đối cáchoạt động Tuy nhiên không phải là lúc nào doanh nghiệp cũng tổ chứcđược các điều kiện theo đúng các chuẩn mực, tiêu chuẩn đã đề ra màthường có những trục trặc bất thường làm cho khối lượng sản phẩm sảnxuất ra sẽ không đúng như dự kiến mong đợi

Mỗi chỉ tiêu chỉ phản ánh một khía cạnh của quản trị công suất, đôi khimức độ hiệu quả có thể cao nhưng mức độ sử dụng công suất lại rất thấp.Điều này phản ánh trình độ quản lý sử dụng công suất không tốt Ngược lại,

Mức hiệu quả của công suất =

Công suất hiệu quảCông suất thực tế

Mức hiệu quả của công suất =

Công suất thực tếCông suất thiết kế

Trang 14

mức độ sử dụng công suất cao nhưng mức hiệu quả lại không cao do chi phísửa chữa, vận hành cao và quản lý máy móc, thiết bị chưa tốt.

1.1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Năng lực sản xuất kinh doanh chịu ảnh hưởng của rất nhiều nhân tố.Khi tiến hành nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh cần tiến hành đánhgiá, phân tích những nhân tố chủ yếu sau:

a) Nhu cầu sản phẩm và đặc điểm của sản phẩm hoặc dịch vụ

Sự ổn định của nhu cầu và tính đống nhất của sản phẩm dịch vụ tạođiều kiện thuận lợi và dễ dàng đến năng lực sản xuất kinh doanh Khinhững chi tiết giống nhau thì khả năng của hệ thống để sản xuất những chitiết này thường nhanh hơn nếu như những chi tiết thường xuyên thay đổi.Ngược lại, sản phẩm và dịch vụ càng đa dạng và thường xuyên thay đổi thìviệc quyết định lựa chọn năng lực SXKD sẽ khó khăn và phức tạp

b) Đặc điểm và tính chất của công nghệ sử dụng

Công nghệ sử dụng có ảnh hưởng quyết định đến công suất của dâychuyền sản xuất và của doanh nghiệp Nó ảnh hưởng trực tiếp đến nănglực SXKD của doanh nghiệp Nếu máy móc, thiết bị hiện đại, tiên tiến vàđược sử dụng hợp lý sẽ nâng cao được năng lực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Ngược lại, nếu công nghệ sử dụng lạc hậu, hay hỏng hócthì sẽ ảnh hưởng không tốt đến năng lực SXKD của doanh nghiệp Vìvậy, để nâng cao được năng lực SXKD phải tính đến xu hướng phát triểncủa công nghệ trong tương lai

c) Yếu tố về con người

Khả năng sản xuất kinh doanh phụ thuộc rất lớn vào trình độ chuyênmôn, kỹ năng, sự đào tạo, kinh nghiệm và trình độ tổ chức lao động…Bên cạnh đó, còn có những chính sách khuyến khích người laođộng, ý thức và tinh thần tổ chức cũng có ảnh hưởng đến năng lực

Trang 15

SXKD Nếu trình độ chuyên môn, kỹ năng, kinh nghiệm, trình độ tổchức,… của doanh nghiệp tốt và doanh nghiệp có chính sách khuyếnkhích người lao động hợp lý thì năng lực SXKD của doanh nghiệp sẽđược nâng cao Ngược lại, những yếu tố kia chưa được chú trọng nângcao thì sẽ làm giảm năng lực SXKD của doanh nghiệp.

d) Diện tích mặt bằng, nhà xưởng

Diện tích mặt bằng và nhà xưởng là điều kiện quan trọng liên quanđến năng lực SXKD của doanh nghiệp Ngoài khả năng diện tích sảnxuất, hệ thống kho tàng bến bãi tập kết và giao nhận nguyên liệu sảnphẩm, công suất còn phụ thuộc vào khả năng thiết kế mặt bằng, bố trítrang thiết bị trong khu vực sản xuất Bố trí mặt bằng phải quan tâm đếnnhững điều kiện như là ánh sáng, điều hòa thông gió, đây là những nhân

tố ảnh hưởng đến hiệu quả của công việc

e) Tình hình thị trường và mức độ cạnh tranh

Tình hình thị trường và mức độ cạnh tranh cũng có ảnh hưởng đếnnăng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Nếu doanh nghiệp có mộtthị trường rộng lớn, mức độ cạnh tranh mạnh thì năng lực sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp sẽ tăng Và ngược lại, nếu thị trường của doanhnghiệp nhỏ, hẹp, mức độ canh tranh thấp thì năng lực SXKD của doanhnghiệp sẽ giảm

Những yêu cầu của doanh nghiệp Những quy định về lượng hàng dựtrữ, quy trình kiểm tra, kiểm soát chất lượng sản phẩm cũng ảnh hưởng đếnnăng lực SXKD

f) Các yếu tố bên ngoài khác

Ngoài những yếu tố bên trong như phân tích ở trên, năng lực sản xuấtkinh doanh còn phụ thuộc vào các yếu tố bên ngoài như tiêu chuẩn, quyđịnh về sản phẩm, những quy định của chính phủ về thời gian lao động,

Trang 16

1.1.4 Căn cứ xác định năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Do năng lực SXKD của doanh nghiệp có ảnh hưởng đến khả năngphát triển của doanh nghiệp trong dài hạn và ngắn hạn nên việc xác địnhnăng lực SXKD là rất quan trọng Để xác định năng lực SXKD của doanhnghiệp ta cần dựa vào các căn cứ sau:

• Mức độ yêu cầu của thị trường hiện tại và tương lai đối với loại sảnphẩm, dịch vụ đang xét Mức độ yêu cầu này được xác định thông qua điềutra thị trường và dự báo

• Khả năng chiếm lĩnh thị trường, thị phần dự kiến

• Khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào, nhất là đối với các loạinguyên vật liệu nhập khẩu

• Khả năng đặt mua các thiết bị công nghệ có công suất phù hợp

• Năng lực về tổ chức, điều hành sản xuất

• Khả năng về vốn

• Đảm bảo tính linh hoạt Tính linh hoạt thể hiện ở chỗ phương áncông suất đưa ra đáp ứng được những nhu cầu trước mắt và dự tính trướcnhu cầu thay đổi trong tương lai

• Phải có tính tổng hợp Cần tính đến sự tương quan giữa các khâu vàcác bộ phận, cân đối giữa bộ phận sản xuất chính và bộ phận sản xuất phụ

• Tính đến yếu tố mùa vụ Đối với các doanh nghiệp sản xuất có tínhchất thời vụ, thì phương án công suất đưa ra cần tìm ra những sản phẩm vàdịch vụ bổ sung để khắc phục tính thời vụ đó

• Phải xây dựng nhiều phương án xác định năng lực SXKD khác nhau

để lựa chọn phương án xác định năng lực SXKD tối ưu nhất

• Phải tính đến đặc điểm về nguyên vật liệu và nguồn vốn huy động.Khi quyết định lựa chọn phương án công suất với quy mô và đặc điểmnguyên liệu sử dụng để sản xuất sản phẩm

Trang 17

• Tính toán đến các chi phí sau khi đầu tư máy móc như chi phí bảodưỡng, chi phí quản lý, nguyên nhiên liệu để từ đó chủ động về nguồn tàichính và kế hoạch bảo dưỡng nhằm đảm bảo khai thác tối ưu về năng lựcSXKD của doanh nghiệp.

1.1.5 Các chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Có nhiều loại chỉ tiêu để đánh giá năng lực sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp, tùy theo mục đích và nội dung phân tích cụ thể để có sự lựachọn những chỉ tiêu phân tích thích hợp

Theo tính chất có các chỉ tiêu:

• Chỉ tiêu số lượng: Phản ánh số lượng hiện có của máy móc thiết bị,

cơ sở vật chất, lao động,… hiện có của doanh nghiệp

• Chỉ tiêu chất lượng: Phản ánh hiệu suất sử dụng lao động, máy mócthiết bị của doanh nghiệp

Theo phương pháp tính toán có:

• Chỉ tiêu tương đối: thường dùng trong phân tích quan hệ, so sánh sốlượng của năm nay so với năm trước…

• Chỉ tiêu bình quân: Là dạng đặc biệt của chỉ tiêu tuyệt đối, nhằmphản ánh trình độ phổ biến của một hiện tượng nghiên cứu: Thu nhập bìnhquân một lao động, năng suất bình quân một lao động…

Ngoài ra, còn một số chỉ tiêu đánh giá năng lực sản xuất kinh doanhcủa doanh nghiệp cụ thể sau:

1.1.5.1 Chỉ tiêu đánh giá năng lực TSCĐ

• Chỉ tiêu số lượng TSCĐ hiện có đến cuối kỳ báo cáo: Là chỉ tiêuphản ánh số lượng TSCĐ của doanh nghiệp có tại thời điểm cuối kỳ (cuốitháng, cuối quý, cuối năm)

Trang 18

Chỉ tiêu này cho biết quy mô TSCĐ có đến cuối kỳ báo cáo của doanhnghiệp, là cơ sở để lập kế hoạch bổ sung, sử dụng TSCĐ, cũng như các kếhoạch về hợp đồng thuê, mướn TSCĐ trong kỳ Chỉ tiêu TSCĐ hiện cócuối kỳ báo cáo được xác định theo 2 phương pháp:

Phương pháp 1: Dựa vào tài liệu kiểm kê thực tế TSCĐ theo phương

pháp kiểm kê trực tiếp

Phương pháp 2: Dựa vào quá trình theo dõi thống kê về tính hình

biến động TSCĐ trong kỳ, theo phương pháp này TSCĐ hiện có cuối kỳđược xác định

TSCĐ giảmtrong kỳ

• Thống kê kết cấu TSCĐ trong doanh nghiệp

Trên cơ sở TSCĐ của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêuthức khác nhau, thống kê có thể xác định kết cấu TSCĐ trong doanhnghiệp, bằng cách tính tỷ trọng từng loại TSCĐ chiếm trong tổng sốTSCĐ Dựa vào thống kê kết cấu TSCĐ, ta có thể xác định được loạihình kinh doanh của doanh nghiệp

Kết cấu TSCĐ được xác định theo công thức:

• Thống kê hiện trạng TSCĐ

Hiện trạng của TSCĐ, phản ánh năng lực sản xuất hiện tại về TSCĐcủa doanh nghiệp Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sựhao mòn Trong quá trình sử dụng TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào

đó không còn sử dụng được nữa Mặt khác, quá trình hao mòn TSCĐ diễn

Kết cấu từng loại TSCĐ =

Giá trị toàn bộ TSCĐTổng giá Giá trị từng loại TSCĐ

Trang 19

ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh, có nghĩa là sản xuất càngnhiều sự hao mòn càng nhanh.

Vậy hao mòn TSCĐ, là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị củaTSCĐ, so tham gia vào sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến

bộ khoa học kỹ thuật,… trong quá trình hoạt động của TSCĐ

Theo nguyên nhân hao mòn TSCĐ gồm 2 loại:

Hao mòn hữu hình TSCĐ: là hao mòn về mặt vật chất, làm giảm giá

trị và giá trị sử dụng TSCĐ, nguyên nhân:

Do TSCĐ khi tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, thìTSCĐ bị cọ sát, bào mòn dần theo thời gian, theo cường độ sử dụng TSCĐ

Do tác động của yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, độ ẩm,…làm cho TSCĐ bị han rỉ, mục nát,… trường hợp này mức độ hao mòn phụthuộc vào công tác bảo quản, bảo dưỡng TSCĐ của doanh nghiệp

Việc nhận thức được nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của hao mònhữu hình TSCĐ, sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những biện pháp thiếtthực, hữu hiệu để hạn chế hao mòn

Hao mòn vô hình TSCĐ: là sự suy giảm thuần túy giá trị của TSCĐ

(TSCĐ bị mất giá), nguyên nhân:

Do năng suất lao động xã hội tăng lên, làm cho giá thành sảnphẩm giảm dẫn đến giá bán của TSCĐ giảm, do đó với cùng một loạiTSCĐ, nhưng doanh nghiệp mua ở thời kỳ sau có giá thấp hơn ở thời kỳtrước (mặc dù tính năng, tác dụng của TSCĐ như nhau)

Do kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ sống của một loạisản phẩm nào đó kết thúc làm cho TSCĐ bị dôi thừa, bị mất giá hoàn toàn,hao mòn vô hình xảy ra với tất cả TSCĐ hữu hình và vô hình

Do vậy, việc thống kê phân tích hiện trạng TSCĐ, là một vấn đềhết sức quan trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang

Trang 20

sử dụng là mới hay cũ, cũ ở mức độ nào, qua đó có biện pháp đúng đắn đểtái sản xuất TSCĐ.

• Hệ số hao mòn TSCĐ được xác định theo 3 cách:

Theo thời gian sử dụng TSCĐ:

Theo giá trị (khối lượng) sản phẩm sản xuất:

Theo tổng số tiền trích khấu hao (khấu hao lũy kế):

Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ càng gần đến 1, chứng tỏ TSCĐ củadoanh nghiệp đã quá cũ, doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới vàhiện đại hóa TSCĐ và ngược lại, nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 baonhiêu, chứng tỏ TSCĐ của doanh nghiệp đã được đổi mới càng nhiều

• Hệ số còn sử dụng được của TSCĐ

Công thức:

Hệ số còn sử dụng được = 1 (100%) – Hm

• Hệ số đổi mới TSCĐ: Được xác định bằng tổng giá trị máy móc thiết

bị tăng lên trên tổng giá trị máy móc thiết bị hiện có

Hm =

Thời gian sử dụng định mức TSCĐ

Trang 21

• Sức sản xuất của máy móc thiết bị: xác định bằng giá trị tổng sảnlượng (doanh thu) trên tổng vốn cố định.

1.1.5.2 Chỉ tiêu đánh giá năng lực lao động

Lao động là yếu tố đầu vào cơ bản của sản xuất, năng lực lao động cóảnh hưởng trực tiếp đến năng lực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

• Số lượng lao động hiện có

• Tình hình đào tạo lao động của doanh nghiệp

• Mức năng suất lao động bình quân: Được xác định bằng tổng giá trịSXKD trên tổng số lao động bình quân

Chỉ tiêu này cho biết một lao động sẽ tạo ra bao nhiêu giá trị kinhdoanh cho doanh nghiệp

• Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động: Xác định bằng tổng lợinhuận trên tổng số lao động bình quân

1.2 Cơ sở thực tiễn về tình hình nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của một số doanh nghiệp

1.2.1 Tình hình nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty may Thăng Long

Sức sản xuất của tài sản cố định =

Giá trị tổng sản lượngTổng vốn cố định

Tổng lao động bình quânMức năng suất lao động bình quân =

Tổng giá trị SXKD

Mức lợi nhuận bình quân mỗi lao động =

Giá trị tổng sản lượngTổng vốn cố định

Trang 22

Công ty cổ phần May Thăng Long được thành lập ngày 08/05/1958tiền thân là Công ty May mặc xuất khẩu; tháng 8/1965 được đổi thành Xínghiệp may mặc xuất khẩu trực thuộc Tổng công ty xuất nhập khẩu tạpphẩm - TOCONTAP, Bộ Ngoại thương Năm 1979, được đổi tên thành Xínghiệp may Thăng Long thuộc Liên hiệp xí nghiệp may - Bộ công nghiệpnhẹ Tháng 3/1992 được đổi tên thành Công ty May Thăng Long theo quyếtđịnh số: 218/BCN-TCLC của Bộ công nghiệp nhẹ; trực thuộc Tập đoàn DệtMay Việt Nam Tháng 10/2003 Công ty May Thăng Long được chuyển đổi

từ doanh nghiệp Nhà nước thành Công ty Cổ phần May Thăng Long,nhànước nắm giữ cổ phần chi phối 51% theo quyết định số : 165/TCLĐ-BCNngày 14/10/2003 của Bộ trưởng Bộ công nghiệp và công ty hoạt động hoạtđộng theo Luật doanh nghiệp Tháng 12/2006 Công ty cổ phần May ThăngLong thực hiện việc đấu giá bán cổ phần thuộc sở hữu nhà nước tại doanhnghiệp, để chuyển thành Công ty cổ phần May Thăng Long 100% vốnthuộc các cổ đông ngoài nhà nước Công ty đã không ngừng nâng cao nănglực sản xuất kinh doanh trong thời gian qua Điều đó được thể hiện cụ thểnhư sau:

a) Nguồn nhân lực

Công ty May Thăng Long hiện nay có một đội ngũ nguồn nhân lựcmạnh và có chất lượng cao Đây cũng chính là một trong những nhân tốgiúp công ty ngày càng lớn mạnh Với đội ngũ cán bộ công nhân viên hiệnnay gần 4000 cán bộ công nhân viên trong đó phần lớn là lực lượng laođộng nữ (chiếm 90%), công đoàn Công ty luôn quan tâm bảo đảm quyềnlợi người lao động Trong chiến tranh, trong thời kỳ bao cấp, công đoànluôn chăm lo tìm kiếm thêm nhiều mặt hàng ngoài định lượng tiêu chuẩnphân phối cho cán bộ, công nhân Công ty Thời kỳ đổi mới do lực lượngcông nhân tăng nhanh, nhưng không ổn định, Công đoàn đã phối hợp tốtvới ban lãnh đạo Công ty trong việc thực hiện các chế độ chính sách của

Trang 23

Nhà nước đối với người lao động Trong những dịp sắp xếp lại tổ chức, dôi

dư lực lượng lao động, hoặc vì lý do sức khỏe kém, hoặc thay vì tay nghềchưa đạt yêu cầu, công đoàn đều có những giải pháp, kiến nghị thỏa đáng.Nơi làm việc, nhà ăn, nhà trẻ của Công ty đều khang trang, sạch sẽ, đảmbảo vệ sinh môi trường, sức khỏe người lao động Hàng năm tổ chức chocán bộ công nhân viên thăm quan nghỉ mát, khám sức khỏe định kỳ Đặcbiệt chăm lo tới đời sống của nữ công nhân lao động Công đoàn Công ty

là một trong những công đoàn cơ sở tổ chức triển khai sớm nhất, có kết quảtốt việc thực hiện Nghị quyết 4C của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam,

về “Công tác vận động nữ công nhân trong tình hình mới” 70% đến 80%chị em đạt danh hiệu “Giỏi việc nước đảm việc nhà” 25/48 cán bộ được đềbạt vào các chức vụ từ quản đốc đến lãnh đạo xí nghiệp, phòng, ban là nữ

Do đặc thù của công việc đòi hỏi sự khéo tay, cẩn thận, không cầnnhiều đến lao động cơ bắp nên lao động nữ trong công ty chiếm số lượnglớn hơn lao động nam Năm 2004, lao động nữ chiếm 88,48%, lao độngnam chiếm 11,52%

Trình độ nguồn nhân lực của công ty là rất cao Năm 2004, số laođộng có trình độ đại học, trên đại học chiếm 3,76% tổng số lao động với sốlượng người là 112 người; tuy có giảm so với 2 năm trước nhưng tốc độgiảm nhẹ và không đáng kể Trong khi đó, số công nhân kỹ thuật và laođộng phổ thông tương đối ổn định, chỉ tăng lên với tốc độ nhỏ

Chính sách phúc lợi, đãi ngộ và đào tạo người lao động được thựchiện theo (Chỗ_dành_sẵn1) Công ty luôn quan tâm đến việc đào tạo cán

bộ, nâng cao tay nghề cho người lao động Hiện nay, công ty may ThăngLong đang khuyến khích và tạo điều kiện cho cán bộ nhân viên học đaihọc, cao đẳng và công nhân kỹ thuật nâng cao tay nghề

Đoàn thanh niên là lực lượng nòng cốt trong lao động sản xuất phongtrào ôn lý thuyết luyện tay nghề, hưởng ứng hội thi thợ giỏi, đoàn viên

Trang 24

tham gia 100% Các giải cao nhất hội thi đều thuộc về Đoàn viên Đoànviên ở chi đoàn liên phòng tích cực nghiên cứu thị trường, tìm tòi học hỏisáng tác nhiều mẫu mã xuất khẩu hàng hóa FOB và chiếm lĩnh thị trườngnội địa Để đáp ứng sự nghiệp “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đất nướcđoàn viên thanh niên đều có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyênmôn nghiệp vụ Được sự quan tâm của xí nghiệp hàng năm nhiều đoànviên được cử theo học các lớp quản lý, cao đẳng, đại học bằng nguồnkinh phí của Công ty, nhiều đoàn viên tự học các lớp ngoại ngữ, vi tínhngoài giờ làm việc.

Công tác giáo dục chính trị, giáo dục truyền thống được thể hiện đadạng phong phú, sinh động phù hợp tâm lý tuổi trẻ như mít tinh, văn nghệ,thể dục thể thao, thi tìm hiểu… nhằm khơi dậy ý thức giai cấp tự hào dântộc, niềm tin vào tương lai, tin vào sự lãnh đạo của Đảng, thông qua đó xácđịnh vai trò nghĩa vụ của tuổi trẻ trong giai đoạn hiện nay

b) Nguồn vốn của công ty giai đoạn 2002 – 2004

Bảng 1.1: Nguồn vốn của công ty may Thăng Long

ĐVT: Triệu đồng

03/02 04/03

Nợ phải trả 58.610 89.014 98.544 51,88 10,71Nguồn vốn chủ sở hữu 17.661 18.169 21.035 2,88 15,78Tổng nguồn vốn 76.271 107.183 119.579 40,53 11,56

(Nguồn: phòng kế toán tài vụ công ty may Thăng Long)

Ta thấy, nguồn vốn chủ sở hữu của công ty năm 2003 tăng so với năm

2002 là 508 triệu đồng tương ứng với 2.88%; năm 2004 so với năm 2003 là2.866 triệu đồng tương ứng với 15,78% Như vậy, quy mô nguồn vốn chủ

sở hữu cũng tăng Như vậy, công ty đã chú trọng tăng nguồn vốn chủ sởhữu và giảm nợ của công ty Đây là một cải thiện trong tình hình tài chínhcủa công ty

Trang 25

c) Thị trường

Lúc đầu khi mới thành lập thị trường của công ty may Thăng Longchủ yếu là các nước xã hội chủ nghĩa (các nước Đông Âu, Liên Xô) Nhưngtheo thời gian, cùng với sự cố gắng của toàn bộ công nhân viên, thị trườngcủa công ty ngày càng được mở rộng ra các nước khác: Pháp, Đức, Hà Lan,Thụy Điển Trong những năm 1990 – 1992, với sự sụp đổ của hàng loạt cácnước xã hội chủ nghĩa, thị trường của công ty gần như “mất trắng” Trướctình hình đó, Công ty đã đẩy mạnh tiếp thị, tìm kiếm thị trường mới, tậptrung hơn vào những nước có tiềm năng kinh tế mạnh như Tây Âu, NhậtBản và chú ý hơn nữa đến thị trường nội địa Chính vì vậy, công ty đã mởthêm được nhiều thị trường mới và quan hệ hợp tác với nhiều công ty nướcngoài có tên tuổi như: Công ty Kowa, Marubeny (Nhật Bản), Sanhan (HànQuốc)…Công ty may Thăng Long cũng là một đơn vị đầu tiên của ngànhmay mặc Việt Nam đã xuất khẩu được sang thị trường Mỹ

Hiện nay, công ty đã có quan hệ với hơn 40 nước trên thế giới,trong đó có những thị trường mạnh đầy tiềm năng: EU, Nhật Bản, Mỹ.Thị trường xuất khẩu chủ yếu và thường xuyên của công ty bao gồm:

Mỹ, Đông Âu, EU, Đan Mạch… Công ty may Thăng Long luôn xác địnhvấn đề giữ vững thị trường là vấn đề sống còn, đảm bảo cho sự phát triểncủa công ty

Chính sách đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước đã cho phép Công

ty có điều kiện chủ động tìm tòi, khảo sát, tiến tới đặt quan hệ hợp tác vớicác đối tác phương Tây và nhiều quốc gia ở các châu lục khác Do nắm bắtđược thế chủ động nên ngay khi có chính sách đổi mới, và ngay cả khi tìnhhình chính trị xã hội ở Liên Xô, Đông Âu sụp đổ, Công ty vẫn đảm bảo kếhoạch sản xuất, mau chóng có hàng xuất khẩu sang một số nước khác

d) Máy móc thiết bị

Trang 26

Không ngừng cải tiến tổ chức sản xuất đổi mới công nghệ, chú trọngđầu tư cả chiều rộng lẫn chiều sâu, nâng cao chất lượng sản phẩm mở rộngthị trường, lấy sự thỏa mãn của khách hàng là một trong những mục tiêuphấn đấu của doanh nghiệp trong suốt quá trình phát triển.

Do đặc thù của lĩnh vực công nghiệp thời trang, phục vụ cho nhu cầuphát triển ngày càng cao của xã hội Con người luôn có nhu cầu ăn mặc đẹphơn (tất nhiên cái đẹp còn phụ thuộc vào yếu tố văn hóa của từng dân tộc,từng lứa tuổi, từng giai đoạn thay đổi và phát triển của xã hội…) nhưngnhìn chung đều hướng tới sự hài hòa giữa giản dị với trang trọng, tao nhã

mà lịch sự, sản phẩm đẹp nhưng giá trị sử dụng phải cao…

Để làm được điều này, trong công tác lãnh đạo, trong công tác lãnhđạo và điều hành sản xuất lãnh đạo luôn chú trọng giáo dục công nhân vấn

đề mang tính “Sống còn” của Công ty đó là chất lượng sản phẩm

1.2.2 Tình hình nâng cao năng lực sản xuất kinh doanh của Công ty

Cổ phần Điện lực Khánh Hòa

Hoạt động trong lĩnh vực cung ứng điện năng, Công ty Cổ phần Điệnlực (CTCPĐL) Khánh Hòa luôn xác định đầu tư xây dựng, cải tạo, sửachữa hệ thống nguồn, lưới điện là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự pháttriển bền vững của doanh nghiệp

Những năm qua, bên cạnh đảm bảo cung ứng điện phục vụ cho nhucầu sản xuất và tiêu dùng của người dân trên địa bàn, hoạt động sản xuấtkinh doanh của Công ty tiếp tục phát triển ổn định

Năm 2011, CTCPĐL Khánh Hòa đã đầu tư hơn 140 tỷ đồng để xâydựng mới, sửa chữa hệ thống nguồn, lưới điện Công ty đã đưa vào vậnhành trạm biến áp 110kV - 40MVA Ninh Thủy; triển khai đầu tư lướiđiện phân phối dưới 35kV như: xây dựng mới xuất tuyến 479 từ Trạmbiến áp 110kV Bình Tân đi Khu đô thị biển An Viên dài hơn 6,8km, cảitạo xuất tuyến 873 từ trạm biến áp 110kV Vạn Giã đi Khu Kinh tế Vân

Trang 27

Phong, chuyển từ vận hành cấp điện áp 15kV lên 22kV với chiều dài h ơn12,7km, xây dựng mới và cải tạo hơn 32,3km đường dây trung áp,87,6km đường dây hạ áp, lắp đặt thêm các trạm biến áp với tổng côngsuất tăng hơn 13 nghìn kVA… Qua đó, đáp ứng kịp thời nhu cầu sử dụngđiện của khách hàng, nâng cao năng lực và cải thiện chất l ượng cung cấpđiện, giảm tổn thất điện năng, giảm sự cố gây mất điện cho nhiều khuvực trên địa bàn tỉnh.

Nhờ công tác đầu tư xây dựng, sửa chữa hệ thống nguồn, lưới điện tốtnên năm 2011, CTCPĐL Khánh Hòa đã cấp điện an toàn, liên tục, đáp ứngnhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; hoạt động sản xuất kinh doanhcủa Công ty tiếp tục phát triển ổn định Năm 2011, sản lượng điện thươngphẩm của Công ty đạt hơn 1,114 tỷ kWh, tăng 8,8% so với năm 2010; tỷ lệtổn thất điện năng duy trì ở mức 6,51%, giảm 0,09%…

Năm 2012, CTCPĐL Khánh Hòa tiếp tục đầu tư gần 134 tỷ đồng đểxây dựng mới, sửa chữa nguồn, lưới điện Trong đó, chú trọng các hạngmục như: xây dựng mới lưới điện 110kV, lưới điện phân phối 35kV, xâydựng nhà xưởng; sửa chữa lưới điện phân phối, sửa chữa nguồn điện…Qua đó, phấn đấu hoàn hành vượt mức các chỉ tiêu kinh doanh trong nămnhư: tổng sản lượng điện đạt hơn 1,3 tỷ kWh, trong đó sản lượng thươngphẩm đạt hơn 1,23 tỷ kWh, tỷ lệ tổn thất điện năng giảm còn 6,44%… ÔngNguyễn Cao Ký cho biết, ngay từ đầu năm, Công ty đã tìm kiếm, tiếp cậncác nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư xây dựng mới, cải tạo hệ thống lướiđiện 110kV, hệ thống nguồn, lưới điện phục vụ nhu cầu địa phương Bêncạnh đó, đảm bảo chất lượng, tiến độ các công trình sửa chữa lớn, đầu tưxây dựng mới nhằm sử dụng vốn đầu tư có hiệu quả nhất; tăng cường nănglực quản lý dự án, nhất là dự án sử dụng vốn vay Trong kinh doanh, Công

ty sớm đưa các phụ tải mới vào vận hành; áp dụng các giải pháp nhằm hạn

Trang 28

tăng cường tuyên truyền tiết kiệm điện trong sản xuất và sinh hoạt; ứngdụng các tiến bộ kỹ thuật vào các lĩnh vực sản xuất kinh doanh… Nhờ vậy,quý I/2012, Công ty đã đảm bảo cung ứng điện cho hơn 286.000 kháchhàng sử dụng điện trên địa bàn tỉnh, với tổng sản lượng điện thương phẩmđạt hơn 270 triệu kWh, tăng 14,44% so với cùng kỳ năm trước.

Việc CTCPĐL Khánh Hòa tăng cường đầu tư xây dựng, sửa chữa hệthống nguồn, lưới điện không chỉ nâng cao năng lực hoạt động sản xuấtkinh doanh, mang lại lợi nhuận bền vững cho doanh nghiệp, mà còn gópphần quan trọng trong việc đảm bảo cung ứng điện cho nhu cầu phát triểnkinh tế - xã hội ngày một lớn của địa phương

Trang 29

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG NĂNG LỰC SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH BẮC HÀ GIAI ĐOẠN 2007 – 2011

2.1 Khái quát chung về Công ty TNHH Bắc Hà

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty TNHH Bắc Hà

Công ty TNHH Bắc Hà là công ty trách nhiệm hữu hạn có hai thànhviên trở lên Công ty được đăng ký lần đầu, ngày 17 tháng 01 năm 1995 vàđăng ký thay đổi lần hai, ngày 29 tháng 04 năm 2008 Với:

1 Tên công ty: CÔNG TY TNHH BẮC HÀ

Tên giao dịch: BAC HA COMPANY LIMITED

Tên viết tắt: BAC HA CO., LTD

2 Địa chỉ trụ sở chính; Số 36/259 phố Vọng, Phường Đồng Tâm, Quận Hai

- In bao bì, nhãn mác (Trừ loại hình Nhà nước cấm);

- Sản xuất các sản phẩm dệt, thêu may sẵn;

- Sản xuất các sản phẩm khác từ giấy và bìa;

- Đại lý mua bán ký gửi hàng hóa

Trang 30

Phầnvốn góp(%)1

TRẦN

THỊ KIM

CUNG

Số 5, phố Hàng Giấy, phườngHàng Buồm, quận Hoàn Kiếm,

Nội

6. Người đại diện theo pháp luật của công ty:

Chức danh: Giám đốc

Họ và tên: Nguyễn Thanh Hương Giới tính: Nữ

Sinh ngày: 28/09/1966 Dân tộc: Kinh Quốc tịch: Việt Nam

Chứng minh nhân dân (hoặc hộ chiếu) số: 011180325

Ngày cấp: 16/02/2006 Nơi cấp: Công an Hà Nội

2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty TNHH Bắc Hà

2.1.2.1 Chức năng

Công ty TNHH Bắc Hà có những chức năng cơ bản sau:

Tiến hành việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm may, thêu vàcác sản phẩm may công nghiệp nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng trong

Trang 31

Bảo vệ doanh nghiệp, môi trường, giữ gìn an toàn xã hội Tuân thủ cácquy định của pháp luật, chính sách của Nhà nước.

2.1.2.2 Nhiệm vụ

Công ty có nhiệm vụ chính sau:

Xây dựng và thực hiện chính sách về tài chính, tín dụng, giá cả và đầu

tư phát triển nhằm nâng cao sản lượng và chất lượng hàng hóa

Nghiên cứu luật pháp, các thông lệ kinh doanh cần nắm vững nhu cầuthị hiếu, giá cả các loại sản phẩm may mặc, tư liệu sản xuất, tư liệu tiêudùng, phục vụ sản xuất kinh doanh may, thêu thời trang

Nghiên cứu các đối tượng cạnh tranh để đưa ra các phương án sảnxuất, giữ vững các thị trường có lợi nhất

Thực hiện tốt các chính sách cán bộ, chế độ quản lý tài sản, tài chính,lao động, tiền lương, quản lý và thực hiện phân phối theo lao động, khôngngừng bồi dưỡng đào tạo nâng cao nghiệp vụ, trình độ văn hóa hay taynghề cho các cán bộ công nhân viên của công ty

Tiến hành hoạt động liên doanh, liên kết khác nhau phù hợp với luậtcông ty và luật đầu tư, chịu trách nhiệm về thực hiện các chính sách kinh

tế, xã hội trong toàn công ty

Tiếp xúc đàm phán và ký hợp đồng với các tổ chức kinh tế trong vàngoài nước, được cử người đi tham quan, khảo sát, tham gia hội chợ, triển

Trang 32

lãm ở nước ngoài và được mời các chuyên gia, cố vấn nước ngoài vào thamgia trong lĩnh vực sản xuất của công ty.

Được huy động vốn trong và ngoài nước để phục vụ cho hoạt độngsản xuất kinh doanh của công ty khi đã được phép của cấp trên

Có quyền được phép lựa chọn ngân hàng thuận lợi cho việc giaodịch của mình, được quyền mở các chi nhánh, cơ quan đại diện, hệ thốngcửa hàng phân phối sản phẩm, các đại lý trong phạm vi toàn quốc cũngnhư quốc tế

Tham gia các hội chợ, triển lãm, quảng cáo các mặt hàng sản xuấtkinh doanh của mình

Xây dựng, sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các quy chế, chính sách tronglĩnh vực sản xuất hàng may thêu thời trang

2.1.3 Tổ chức bộ máy của Công ty

2.1.3.1 Giám đốc

Giám đốc Công ty là người phụ trách chung cụ thể về mọi chứcnăng, nhiệm vụ, hoạt động sản xuất kinh doanh và kết quả sản xuất kinhdoanh của Công ty, phụ trách công tác tài chính, công tác kế hoạch, côngtác tổ chức, công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác thi đua khenthưởng kỉ luật, công tác đời sống

2.1.3.2 Phòng TC – kế toán

Phòng tài chính – kế toán có nhiệm vụ quản lý về tài chính, vốn phục

vụ cho kinh doanh, hạch toán phân tích tài chính các hoạt động kinh doanh,

Giám đốc

Phòng HC

-nhân sự

Phòng kỹ thuật

Phòng thiết kế

Phòng TC -

kế toánPhòng kinh

doanh

Trang 33

thực hiện nghĩa vụ nộp ngân sách theo chế độ đối với các hoạt động củacông ty Đây cũng là một phòng quan trọng trong bộ máy của Công ty Nógóp phần tăng lượng tiền mặt trong kinh doanh khiến Công ty chủ độnghơn trong các hoạt động kinh doanh của mình.

2.1.3.3 Phòng HC – nhân sự

Phòng HC - nhân sự , tiếp nhận, bố trí, điều động cán bộ công nhânviên của Công ty vào các công việc hợp lý, xây dựng các chế độ chính sáchtiền lương, biện pháp an toàn trong lao động Các công việc cụ thể củaphòng HC – nhân sự là:

Thực hiện chế độ lao động tiền lương đối với cán bộ công nhân viên,quản lý trang thiết bị văn phòng làm việc

Tổ chức đời sống cán bộ công nhân viên như: nhà ở, điện, nước,…

Tổ chức đưa đón cán bộ đi công tác phục vụ công tác kinh doanh

Tổ chức các buổi sinh hoạt, các cuộc thi nhỏ trong các ngày lễ, ngày

kỷ niệm…

2.1.3.4 Phòng kinh doanh

Phòng kinh doanh: chức năng của phòng kinh doanh là tìm kiếmkhách hàng, tìm kiếm thị trường mới cho công ty Phòng kinh doanh cũngđảm nhận việc nhận đơn đặt hàng và giới thiệu sản phẩm của công ty đếnvới người tiêu dùng Đồng thời, phòng kinh doanh cũng đảm bảo việc lên

kế hoạch cho việc sản xuất của công ty

2.1.3.5 Phòng kỹ thuật

Phòng kỹ thuật có chức năng quản lý kỹ thuật, chất lượng, công tácbảo hộ lao động, quản lý quá trình sản xuất hàng hóa, ứng dụng công nghệmới và tiến bộ khoa học vào sản xuất

2.1.3.6 Phòng thiết kế

Trang 34

Phòng thiết kế có chức năng thiết kế các sản phẩm đáp ứng nhu cầucủa khách hàng Tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm của công ty với các sảnphẩm của công ty khác.

2.1.4 Tình hình sử dụng nguồn lực của công ty

2.1.4.1 Vốn

Vốn là điều kiện tiên quyết cho bất kỳ một doanh nghiệp nào trongnền kinh tế có thể tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh Mỗi doanhnghiệp cần phải nắm giữ một lượng vốn cố định được biểu hiện bằng tiềncủa toàn bộ tài sản hữu hình và vô hình đầu tư vào sản xuất kinh doanh.Nguồn vốn kinh doanh là cơ sở để doanh nghiệp dựa vào đó để hoạchđịnh chiến lược và kế hoạch kinh doanh Cũng qua đó, có thể phần nàođánh giá được quy mô của từng doanh nghiệp

Bảng 1.2: Tình hình sử dụng nguồn vốn của Công ty TNHH Bắc Hà

giai đoạn 2007 – 2011

ĐVT:Triệu đồng

Nguồn vốn 16.300 24.830 31.800 39.890 45.970Tốc độ phát triển (%) 153,33 128,07 125,16 115,24

(Nguồn: Phòng TC – Kế toán Công ty TNHH Bắc Hà)

Qua bảng tình hình sử dụng nguồn vốn của doanh nghiệp ta thấy,nguồn vốn của doanh nghiệp qua thời gian trên đã tăng lên đáng kể Đặcbiệt là nguồn vốn của công ty năm 2008 đã tăng lên 53,33% so với nguồnvốn năm 2007 Tuy nhiên, đến năm 2009, 2010, 2011 tốc độ tăng củanguồn vốn của công ty đã có sự giảm sút Điều này, là do sự khó khăn củanền kinh tế Nhưng nhìn chung nguồn vốn của công ty cũng tăng Điều nàychứng tỏ quy mô của doanh nghiệp qua những năm qua cũng đã tăng lên

Trang 35

2.1.4.2 Lao động

Để cho quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra bìnhthường thì doanh nghiệp phải đầy đủ 3 yếu tố: lao động, công cụ và đốitượng lao động Lao động là 1 trong 3 yếu tố của quá trình sản xuất Nếuthiếu một trong 3 yếu tố này thì quá trình sản xuất – kinh doanh sẽ khôngđược tiếp tục

Trang 36

Bảng 1.3: Tình hình sử dụng lao động của Công ty TNHH Bắc Hà giai đoạn 2007 – 2011

Sốlượng

Tỷtrọng

Sốlượng

Tỷtrọng

Sốlượng

Tỷtrọng

Sốlượng

TỷtrọngTổng lao động

Trang 37

Số nhân viên văn phòng của công ty qua các năm tăng Nhưng tỷtrọng của nhân viên văn phòng so với tổng số lao động của công ty lại cónhững biến động không đều Năm 2008, số nhân viên văn phòng của công

ty đã tăng hơn so với năm 2007, tuy nhiên tỷ trọng lao động so với năm

2007 lại giảm đáng kể Năm 2009, 2010 số lao động của khối văn phòngcũng tăng lên Nhưng tỷ trọng của nhân viên văn phòng năm 2009 đã tăng

so với 2008, nhưng đến năm 2010 thì tỷ trọng này đã giảm, năm 2011 tỷtrọng nhân viên văn phòng của công ty đã tăng lên Như vậy, công ty đã có

mở rộng sản xuất kinh doanh, và đã chú trọng đến việc đào tạo cán bộ quản

lý trong công ty

Số công nhân của công ty qua các năm cũng tăng nhanh Tỷ trọngcông nhân cũng tăng đáng kể Điều này chứng tỏ công ty đang trên đà pháttriển và số lượng công nhân qua các năm đã tăng

2.1.4.3 Cơ sở vật chất kỹ thuật

Cơ sở vật chất kỹ thuật là một trong những yếu tố quan trọng để duytrì hoạt động sản xuất – kinh doanh của doanh nghiệp Không có cơ sở vậtchất kỹ thuật thì không thể tiến hành các hoạt động sản xuất cũng như kinhdoanh được Nó cũng cho ta biết những nét sơ bộ về công tác đầu tư dàihạn của công ty, về việc bảo toàn và phát triển năng lực sản xuất của máymóc trang thiết bị của công ty Vì vậy, việc đầu tư cơ sở vật chất kỹ thuật làvấn đề quan trọng của mọi công ty Ta có thể xem xét cơ cấu cơ sở vật chất

kỹ thuật và tỷ trọng của nó như sau:

Trang 38

Bảng 1.4: Tình hình sử dụng cơ sở vật chất của Công ty TNHH Bắc Hà giai đoạn 2007 – 2011

Tỷ trọn g (%)

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ trọn g (%)

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ trọn g (%)

Giá trị (triệu đồng)

Tỷ trọn g (%)

Giá trị (Triệu đồng)

Tỷ trọng (%)

Tổng đầu tư

Trong đó: 11.930 100 18.976 100 22.962 100 25.610 100 27.760 100

Máy móc thiết bị 10.770 84,27 17.206 91,91 20.222 88,07 23.347 91,16 26.580 95,75Phương tiện vận tải 1.077 8,43 1.598 7,90 1.598 6,95 1.598 6,24 1.675 6,03

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty TNHH Bắc Hà)

Trang 39

Qua bảng trên ta thấy: giá trị của cơ sở vật chất kỹ thuật của công tyqua các năm tăng đáng kể Trong đó, giá trị của máy móc thiết bị chiếm

tỷ trọng lớn nhất Tỷ trọng của máy móc thiết bị năm 2007 chiếm84,27%, đến năm 2008 tỷ trọng đã tăng lên 91,91%, nhưng năm 2009 lạigiảm xuống còn 88,07%, đến năm 2010 tăng lên là 91,16%, và tăng lênvào năm 2011 là 95,75% Như vậy, công ty đã có hướng đầu tư trang thiết

bị máy móc để nâng cao năng suất lao động và mở rộng sản xuất

Ta thấy, nhóm phương tiện vận tải, thiết bị văn phòng của công ty còntương đối thấp, chiếm gần 6% tổng giá trị tài sản cố định của công ty Điềunày cho thấy công ty chưa chú trọng đến việc đầu tư cho cơ sở vật chất củacông ty Việc cơ sở vật chất của công ty còn kém sẽ ảnh hưởng rất lớn đếnquá trình sản xuất kinh doanh của công ty Nó có thể làm chậm quá trìnhsản xuất kinh doanh, giảm hiệu quả sử dụng của máy móc thiết bị, ảnhhưởng đến chiến lược phát triển lâu dài của công ty Do đó, công ty cầnquan tâm hơn tới việc đầu tư cho cơ sở vật chất hơn nữa

2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn

2007 – 2010 và kế hoạch hoạt động sản xuất kinh doanh năm 2012

2.1.5.1 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn năm

Ngày đăng: 23/03/2018, 09:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Báo cáo hoạt động tài chính các năm 2007 – 2011 của Công ty TNHH Bắc Hà Khác
2. Báo cáo tài sản cố định các năm 2007 – 2011 của Công ty TNHH Bắc Hà Khác
3. Báo cáo tổ chức đào tạo công nhân viên các năm 2007 – 2011 của Công ty TNHH Bắc Hà Khác
4. GS, PGS Nguyễn Đình Phan, giáo trình Kinh tế và quản lý công nghiệp, ĐH Kinh tế quốc dân, nhà xuất bản giáo dục năm 1997 Khác
5. Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2012 của công ty TNHH Bắc Hà Khác
6. Một số báo cáo và khóa luận của trường ĐH Kinh tế & QTKD Thái Nguyên Khác
7. Một số báo cáo và khóa luận của trường ĐH Kinh tế quốc dân Khác
8. PGS Nguyễn Thành Độ, giáo trình Chiến lược và phát triển doanh nghiệp, ĐH Kinh tế quốc dân, nhà xuất bản giáo dục năm 1996 Khác
9. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt – TS Từ Quang Phương, giáo trình Kinh tế đầu tư, ĐH Kinh tế quốc dân, năm 2007 Khác
10. PGS.TS. Trần Ngọc Phác – TS Trần Thị Kim Thu, giáo trình Lý thuyết thống kê, ĐH Kinh tế quốc dân Khác
11. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh các năm 2007 – 2011 của Công ty TNHH Bắc Hà Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w