Từ xu hướng của việc đổi mới trên, cộng với bản thân tôi đã đứng lớp nhiều năm tự thấy rằng các tiết luyện nói trong chương trình lớp 6,7,8,9 có thể luyện năng lực nói và diễn đạt tốt cho học sinh THCS mặc dù đây là một yêu cầu khó vì ở lứa tuổi này các em còn nhút nhát và rụt rè, sợ nói trước đám đông. Thế nhưng phương pháp dạy bài luyện nói kết hợp với sân khấu hóa mà tôi sẽ xây dựng ở chủ đề này sẽ giúp HS hứng thú với tiết học, các em được hợp tác, được thầy và bạn trợ giúp sẽ thấy tự tin hơn để phát biểu và trình bày trước lớp.
Trang 1PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO VĨNH TƯỜNG
TRƯỜNG THCS YÊN LẬP
-& -SẢN PHẨM THAM GIA HỘI THẢO THIẾT KẾ BÀI GIẢNG THEO NGHIÊN CỨU BÀI HỌC
MÔN NGỮ VĂN LỚP 8 GIÁO VIÊN: ĐỖ THỊ THU HƯƠNG
Trang 2Yên Lập, tháng 12 năm 2018
TÁC GIẢ: ĐỖ THỊ THU HƯƠNG
MÔN: NGỮ VĂN
ĐƠN VỊ: TRƯỜNG THCS YÊN LẬP- VĨNH TƯỜNG
CHỦ ĐỀ: DẠY TIẾT LUYỆN NÓI THEO HƯỚNG PHÁT HUY
NĂNG LỰC CỦA HỌC SINH ĐỐI TƯỢNG: HỌC SINH LỚP 6,7,8,9
A CƠ SỞ HÌNH THÀNH CHỦ ĐỀ
- Chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) mới – mà trước hết là chương trình tổng thể (Bộ Giáo dục và Đào tạo đăng tải lên mạng lần thứ hai - từ 16/4 đến 20/5/2017 - để tranh thủ sự đóng góp của các nhà khoa học, nhà giáo và các tầng lớp nhân dân, trong đó có phụ huynh học sinh
và học sinh) được xây dựng theo định hướng tiếp cận năng lực, phù hợp
với xu thế phát triển chương trình của các nước tiên tiến, nhằm thực hiện
yêu cầu của Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội: "tạo chuyển
biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông; kết hợp dạy chữ, dạy người và định hướng nghề nghiệp; góp phần chuyển nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang nền giáo dục phát triển toàn diện cả về phẩm chất và năng lực, hài hoà trí, đức, thể, mỹ và phát huy tốt nhất tiềm năng của mỗi học sinh" Đổi mới phương pháp dạy học
là một giải pháp được xem là then chốt, có tính đột phá cho việc thực hiện chương trình này
- Việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm đáp ứng bối cảnh của thời đại, nhu cầu phát triển đất nước, nhu cầu phát triển nguồn nhân lực, mục tiêu giáo dục phổ thông, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực, phù hợp với nội dung giáo dục từng cấp, lớp được xem như một điều kiện
có tính tiên quyết, nhằm quán triệt quan điểm chỉ đạo trong Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong điều kiện kinh tế thị trường định
hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế: "Chuyển mạnh quá trình
giáo dục từ chủ yếu trang bị kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực
và phẩm chất người học".
- Từ xu hướng của việc đổi mới trên, cộng với bản thân tôi đã đứng lớp nhiều năm tự thấy rằng các tiết luyện nói trong chương trình lớp 6,7,8,9 có thể luyện năng lực nói và diễn đạt tốt cho học sinh THCS mặc
dù đây là một yêu cầu khó vì ở lứa tuổi này các em còn nhút nhát và rụt
Trang 3rè, sợ nói trước đám đông Thế nhưng phương pháp dạy bài luyện nói kết hợp với sân khấu hóa mà tôi sẽ xây dựng ở chủ đề này sẽ giúp HS hứng thú với tiết học, các em được hợp tác, được thầy và bạn trợ giúp sẽ thấy
tự tin hơn để phát biểu và trình bày trước lớp
- Chương trình SGK hiện hành giới thiệu các tiết luyện nói xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9 như sau:
+ Lớp 6: 4 tiết
+ Lớp 7: 3 tiết
+ Lớp 8: 2 tiết
+ Lớp 9: 2 tiết
B LỢI ÍCH CỦA CHỦ ĐỀ
*Lợi ích đối với người dạy
Khi áp dụng các phương pháp giảng dạy tích cực, giờ giảng của mỗi giáo viên trở nên sinh động, hấp dẫn và có ý nghĩa Người học là trung tâm nhưng vai trò, uy tín của người thầy được đề cao hơn Bên cạnh
đó, khả năng chuyên môn của người thầy sẽ tăng lên nhờ áp lực của phương pháp, bởi nội dung kiến thức của từng giờ giảng phải được cập nhật liên tục để đáp ứng các câu hỏi của người học trong thời đại thông tin rộng mở
Ví dụ: Khi dạy bài luyện nói HS dưới sự hướng dẫn của thầy được
làm chủ giờ học Nhưng đòi hỏi người thầy cũng phải chủ động và có kiến thức thật sự sâu rộng để có thể nhận xét cách tổ chức thi của các em với tư cách khách mời
Dạy học là quá trình trao đổi kiến thức giữa thầy và trò Nếu thầy chỉ thuyết trình, có gì nói nấy thì những gì thầy giảng chỉ là kiến thức một chiều Có thể người học đã biết những kiến thức ấy, hay đó là những nội dung không hữu ích đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của họ Người thầy phải luôn đổi mới bài giảng cũng như phong cách đứng lớp Như vậy, người dạy sẽ học được từ học trò của mình rất nhiều kiến thức và kinh nghiệm thực tế Mối quan hệ thầy trò sẽ trở nên gần gũi, tốt đẹp qua việc giải quyết các tình huống liên quan đến nội dung bài học và cuộc sống của người học
Ví dụ: Khi dạy bài luyện nói ở lớp 8 GV có thể dùng rất nhiều
phương pháp để làm cho tiết học sôi nổi như cho các em hát, đóng kịch,
tổ chức để các em thi hùng biện giữa các nhóm…
*Lợi ích đối với người học
Khi giáo viên dạy học bằng phương pháp giảng dạy tích cực, người
học thấy họ được học chứ không bị học Người học được chia sẻ những
Trang 4kiến thức và kinh nghiệm của mình đồng thời với việc bổ sung những kiến thức, kinh nghiệm không chỉ từ người thầy mà còn từ chính các bạn trong lớp Họ hạnh phúc khi được học, được sáng tạo, được thể hiện, được làm Nhờ học theo hướng tích cực mà họ ghi nhớ sâu kiến thức và tăng khả năng áp dụng vào thực tế lên gấp 3-4 lần so với cách học thụ động một chiều
Từ những lợi ích trên tôi xin áp dụng chủ đề “Dạy tiết luyện nói
theo hướng phát huy năng lực của học sinh” vào tiết “Luyện nói: Kể chuyện theo ngôi kể kết hợp với miêu tả và biểu cảm” ở lớp 8 với cách
tổ chức sân khấu hóa tiết học
C NỘI DUNG CỦA CHỦ ĐỀ
I MỤC TIÊU CHUNG
1 Về kiến thức:
- Học sinh biết trình bày miệng trước tập thể một cách rõ ràng gãy gọn, sinh động về một vấn đề đặt ra của tiết học
2 Về kĩ năng:
Học sinh hình thành và rèn luyện một số kĩ năng:
+ Rèn kỹ năng nói lưu loát, tự tin trước lớp
+ Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp…
+ Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời sống
+ Thực hành kĩ năng tự tìm hiểu, khám phá, múa, hát, biểu diễn
3 Thái độ:
+ Giáo dục học sinh ý thức độc lập, trình bày trước tập thể
+ Có ý thức gắn kết nội dung các môn học trong chương trình THCS, có ý thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện kiến thức phổ thông, tích cực và say mê học tập
4 Năng lực: Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo
- Năng lực giao tiếp
- Năng lực hợp tác
- Năng lực thẩm mỹ
II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1 Giáo viên:
- Thiết bị: Giáo án, SGK, SGV, máy vi tính, máy chiếu, loa đài…
Trang 5- Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn internet,
tư liệu từ đồng nghiệp… Hình ảnh, vi deo một số bài hát Sân khấu hóa tiết dạy
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Bài giảng Powerpoint
- Giao nhiệm vụ chung cho cả lớp và nhiệm vụ riêng cho từng nhóm
+ Soạn bài, chuẩn bị dụng cụ học tập, chuẩn bị kịch bản
2 Học sinh:
- Đọc bài và chuẩn bị phần luyện nói của mình Chuẩn bị các tiết mục văn nghệ
- Sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học Thực hiện yêu cầu của giáo viên theo nhóm đã phân công
- Trang phục biểu diễn
- Sách vở, đồ dùng học tập
Tiết 1, 2: LUYỆN NÓI: KỂ CHUYỆN THEO NGÔI KỂ KẾT HỢP
VỚI MIÊU TẢ VÀ BIỂU CẢM.
ĐỐI TƯỢNG: LỚP 8 THỜI GIAN DỰ KIẾN: 90 PHÚT.
I MỤC TIÊU CỤ THỂ.
1 Về kiến thức:
- Học sinh nói trước tập thể một cách rõ ràng, gãy gọn, lưu loát, tự tin kết hợp với điệu bộ, cử chỉ về một câu chuyện có kết hợp với miêu tả
và biểu cảm theo một ngôi kể nhất định
- Ôn tập về ngôi kể, củng cố kiến thức đã học về ngôi kể ở lớp 6
2 Về kĩ năng:
Học sinh hình thành và rèn luyện một số kĩ năng:
+ Rèn kỹ năng kể chuyện kết hợp với miêu tả và biểu cảm
+ Kỹ năng sống: Kĩ năng lập kế hoạch, kĩ năng làm việc nhóm, kĩ năng giao tiếp…
+ Rèn luyện năng lực xử lí, phân tích thông tin để giải quyết các vấn đề đặt ra trong bài học cũng như trong thực tế đời sống
+ Thực hành kĩ năng tự tìm hiểu, khám phá, múa, hát, biểu diễn
3 Thái độ:
+ Giáo dục học sinh ý thức độc lập, trình bày trước tập thể
+ Có ý thức gắn kết nội dung các môn học trong chương trình THCS, có ý thức học tập tích cực, hiểu biết toàn diện kiến thức phổ thông, tích cực và say mê học tập
Trang 64 Năng lực: Các năng lực cần hình thành cho học sinh
- Năng lực tự học:
+ Xác định mục tiêu học tập: Xác định được nhiệm vụ học tập một cách tự giác, chủ động; tự đặt được mục tiêu học tập để nỗ lực phấn đấu thực hiện
+ Đánh giá và điều chỉnh việc học: Nhận ra và điều chỉnh những sai sót, hạn chế của bản thân khi được giáo viên, bạn bè góp ý; chủ động tìm kiếm sự hỗ trợ của người khác khi gặp khó khăn trong học tập
- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo:
+ Phát hiện và làm rõ vấn đề: Phân tích được tình huống trong học tập; phát hiện và nêu được tình huống có vấn đề trong học tập
+ Đề xuất, lựa chọn giải pháp: Xác định được và biết tìm hiểu các thông tin liên quan đến vấn đề; đề xuất được giải pháp giải quyết vấn đề
+ Thực hiện và đánh giá giải pháp giải quyết vấn đề: Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề và nhận ra sự phù hợp hay không phù hợp của giải pháp thực hiện
- Năng lực giao tiếp:
+ Sử dụng tiếng Việt: Nghe hiểu nội dung chính hay nội dung chi tiết các
đề bài, lời giải thích, cuộc thảo luận; có thái độ tích cực trong khi nghe; có phản hồi phù hợp,
+ Xác định mục đích giao tiếp: Bước đầu biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp
- Năng lực hợp tác:
+ Xác định mục đích và phương thức hợp tác: Chủ động đề xuất mục đích hợp tác khi được giao các nhiệm vụ; xác định được loại công việc nào có thể hoàn thành tốt nhất bằng hợp tác theo nhóm với quy mô phù hợp
+ Đánh giá hoạt động hợp tác: Biết dựa vào mục đích đặt ra để tổng kết hoạt động chung của nhóm; nêu mặt được, mặt thiếu sót của cá nhân và của cả nhóm
- Năng lực thẩm mỹ:
+ Nhận ra cái đẹp: Có cảm xúc và chính kiến cá nhân trước hiện tượng trong tự nhiên, đời sống xã hội và nghệ thuật
+ Diễn tả, giao lưu thẩm mỹ: Giới thiệu được, tiếp nhận có chọn lọc thông tin trao đổi về biểu hiện của cái đẹp trong tự nhiên, trong đời sống xã hội, trong nghệ thuật và trong tác phẩm của mình, của người khác
Trang 7II CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1 Giáo viên:
- Thiết bị: Giáo án, SGK, SGK, chuẩn kiến thức kĩ năng Ngữ văn
8, bảng, máy vi tính, máy chiếu…
- Học liệu: Kiến thức liên môn, kiến thức thực tế, nguồn internet,
tư liệu từ đồng nghiệp… Hình ảnh, vi deo một số bài hát Sân khấu hóa
tiết dạy dưới hình thức tổ chức một cuộc thi “ Ai hùng biện giỏi nhất”
- Ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học: Bài giảng
Powerpoint
- Giao nhiệm vụ chung cho cả lớp và nhiệm vụ riêng cho từng
nhóm:
+ Soạn bài, chuẩn bị dụng cụ học tập, chuẩn bị kịch bản cuộc thi
“ Ai hùng biện giỏi nhất”, chuẩn bị bài hát “ Người thầy”
2 Học sinh:
- Đọc bài và chuẩn bị phần luyện nói của mình Chuẩn bị các tiết
mục văn nghệ: Bài hát “Lời thầy cô”, múa “ Bánh trôi nước”
- Sưu tầm tư liệu liên quan đến nội dung bài học Thực hiện yêu
cầu của giáo viên theo nhóm đã phân chia
- Trang phục biểu diễn
- Sách vở, đồ dùng học tập
III Tiến trình bài dạy.
1 Tổ chức lớp:
2 Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh bằng các câu hỏi
về ngôi kể SGK tr 109
3 Bài mới:
HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG
- Mục tiêu, ý tưởng:
+ Nhận biết về vai trò của việc luyện nói trong giao tiếp
+ Tạo tâm thế học tập, giúp học sinh ý thức được nhiệm vụ học tập, hứng
thú học bài mới
- Nội dung hoạt động: GV cho 2 HS khởi động bằng 2 yêu cầu, sau đó
GV giới thiệu về vai trò của luyện nói trong giao tiếp
- Phương tiên: Máy chiếu
- Cách thức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
? Em hãy đứng tại chỗ gửi lời chào, lời
chúc thầy cô, các bạn, giới thiệu về bản
thân và sở thích của em?
- Nhận thức được nhiệm vụ cần giải quyết của bài học
- Tập trung cao và hợp tác tốt để giải
Trang 8? Em hãy đứng tại chỗ gửi lời chào, lời
chúc thầy cô, các bạn, giới thiệu về bản
thân và thần tượng của em?
GV: Gọi HS nhận xét phần giới thiệu
của 2 bạn ở trên
GV: Xã hội càng hiện đại thì khả năng
nói tốt, diễn đạt tốt, trình bày tốt một
vấn đề để thuyết phục người nghe càng
cần thiết Vì thế các tiết luyện nói trong
trương trình THCS trở thành rất quan
trọng đối với HS, nó rèn cho các em tự
tin nói trước đám đông, tự tin trình bày
vấn đề một cách mạch lạc, hấp dẫn Tiết
học ngày hôm nay của chúng ta sẽ phần
nào giúp các em điều ấy
quyết nhiệm vụ
- Có thái độ tích cực, hứng thú
- HS nói được lưu loát, tự tin trước lớp
HOẠT ĐỘNG 2: KHÁM PHÁ- KẾT NỐI
- Mục tiêu, ý tưởng: GV kiểm tra phần chuẩn bị ở nhà của học sinh kiến
thức về ngôi kể, sau đó là dàn ý phần luyện nói
- Nội dung hoạt động:
+ Bước 1: GV tổ chức, hướng dẫn học trả lời các câu hỏi SGK tr109
+ Bước 2: GV hướng dẫn HS tìm hiểu đoạn trích SGK tr110
+ Bước 3: GV kiểm tra phần dàn ý bài luyện nói của HS Sửa chữa thống
nhất
- Phương tiện: SGK, máy chiếu.
- Cách thức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC CẦN ĐẠT
Dùng kĩ thuật trình bày 1 phút
(Do đây là kiến thức đã học nên
giáo viên hướng dẫn học sinh làm
nhanh.)
? Kể theo ngôi thứ nhất là kể như
thế nào? Nêu tác dụng của ngôi kể
này?
I Kiểm tra phần chuẩn bị:
1 Ôn tập về ngôi kể.
- Kể theo ngôi thứ nhất là người kể xưng tôi trong câu chuyện Kể theo ngôi này người kể
có thể trực tiếp kể ra những gì mình nghe, mình thấy, mình trải qua, có thể trực tiếp nói
ra những suy nghĩ, tình cảm của chính mình kể như là người trong cuộc làm tăng tính chân thực, tính thuyết phục như ''là có
Trang 9? Như thế nào là kể theo ngôi thứ
ba? Nêu tác dụng của ngôi kể này?
? Lấy ví dụ về cách kể ngôi thứ
nhất và ngôi thứ 3 ở một vài tác
phẩm (đoạn trích) đã học
? Tại sao người ta phải đổi ngôi kể
GV chiếu đoạn phim chị Dậu đánh
nhau với cai lệ và người nhà lí
trưởng, trong phim Tắt đèn, thay
bằng việc đọc đoạn trích
? Chỉ ra sự việc chính, nhân vật và
ngôi kể trong đoạn trích?
? Các yếu tố biểu cảm nổi bật
trong đoạn văn?
? Xác định các yếu tố miêu tả và
nêu tác dụng của chúng?
thật'' của câu chuyện
- Kể theo ngôi thứ 3 là người kể tự giấu mình
đi, gọi tên các nhân vật bằng tên gọi của chúng Cách kể này giúp người kể có thể linh hoạt, tự do những gì diễn ra với nhân vật
- Ngôi thứ nhất: Tôi đi học, Lão Hạc, Những ngày thơ ấu
- Ngôi thứ 3: Tắt đèn, Cô bé bán diêm, Chiếc
lá cuối cùng
- Tuỳ vào mỗi cốt truyện cụ thể mà người viết lựa chọn ngôi kể cho phù hợp Cũng có khi trong một truyện, người viết dùng các ngôi kể khác nhau để soi chiếu sự việc, nhân vật bằng các điểm nhìn khác nhau, tăng tính sinh động, phong phú khi miêu tả sự vật, sự việc và con người
2 Tìm hiểu đoạn trích.
- Sự việc: Cuộc đối đầu giữa những kẻ đi thúc sưu với người xin khất sưu
- Nhân vật: Chị Dậu, cai lệ, người nhà lí trưởng
- Các yếu tố biểu cảm nổi bật nhất là các từ xưng hô:
+ Cháu van ông : van xin, nín nhịn + Chồng tôi đau ốm : bị ức hiếp, phẫn nộ + Mày trói : căm thù, vùng lên
- Các yếu tố miêu tả:
+ Chị Dậu xám mặt
+ Sức lẻo khẻo của anh chàng nghiện nham nhảm thét
+ Anh chàng hầu cận ngã nhào ra thềm
→ Nêu bật sức mạnh của lòng căm thù
- Người đàn bà lực điền chiến thắng anh chàng nghiện
- Người đàn bà con mọn chiến thắng anh chàng hầu cận
3 Dàn ý phần luyện nói
- Phần mở đầu: Lời chào, giới thiệu về bản
Trang 10? Em hãy trình bày dàn ý phần
luyện nói?
? Phần mở đầu em giới thiệu
những gì?
? Phần nội dung em định nói
những gì?
? Phần kết thúc em sẽ nói như thế
nào?
- GV chia lớp làm 4 nhóm:
+ Nhóm 1, 3: Đóng vai chị Dậu
kể lại sự việc: Chị Dậu đối đầu
với cai lệ và người nhà lý trưởng.
+ Nhóm 2, 4: Đóng vai anh Dậu
kể lại sự việc: Chị Dậu đối đầu
với cai lệ và người nhà lý trưởng.
- HS thảo luận nhóm 5 phút, để sửa
chữa dàn ý đã chuẩn bị ở nhà theo
dàn ý vừa xây dựng,
- Cử đại diện nhóm trình bày dưới
hình thức sân khấu hóa bằng một
cuộc thi
thân, vấn đề em sẽ luyện nói
- Phần nội dung:
+ Sự việc: Chị Dậu đối đầu với cai lệ và người nhà lí trưởng
+ Đóng vai chị Dậu (hoặc anh Dậu) kể lại đoạn trích
+ Kể theo ngôi thứ nhất, thay đổi từ xưng
hô “tôi”, lời dẫn thoại là của chị Dậu (hoặc anh Dậu) chuyển lời thoại thành lời kể kết hợp nói với điệu bộ, cử chỉ
+ Kể chuyện kết hợp miêu tả và biểu cảm
- Phần kết thúc: Gửi lời cảm ơn lời chúc
sức khỏe
HOẠT ĐỘNG 3: LUYỆN TẬP
- Mục tiêu, ý tưởng: GV xây dựng một kịch bản, phần luyện nói của học
sinh tổ chức dưới hình thức một cuộc thi hùng biện, có giám khảo là GV