1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN SINH

26 2,5K 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 26
Dung lượng 194 KB

Nội dung

Là một giáo viên được thường xuyên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi môn Sinh học KHTN 8, tôi đã có dịp tiếp xúc với một số đồng nghiệp, khảo sát từ thực tế khi trực tiếp dạy đội tuyển học sinh giỏi KHTN 8 tôi đã thấy được nhiều vấn đề mà nhiều học sinh còn lúng túng, nhất là việc nắm bắt kiến thức một cách có hệ thống . Để chuẩn bị cho việc dạy chuyên đề này trên lớp, hàng năm tôi luôn dành thời gian sưu tầm tài liệu, các đề thi của các Huyện, của Tỉnh để chất lượng đội tuyển HSG KHTN 8 ngày càng được nâng cao.

Trang 1

CHUYÊN ĐỀ BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI KHOA HỌC TỰ NHIÊN

KHOA HỌC XÃ HỘI MÔN SINH 1 Lời giới thiệu:

Trong những năm gần đây, vấn đề bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8 đượcphòng giáo dục đặc biệt quan tâm, được nhà trường và các bậc cha mẹ học sinhnhiệt tình ủng hộ Giáo viên được phân công dạy bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8đã có nhiều cố gắng trong việc nghiên cứu để hoàn thành nhiệm vụ được giao Tuynhiên trong thực tế dạy bồi dưỡng học sinh giỏi KHTN 8 còn nhiều khó khăn cho cảthầy và trò

Là một giáo viên được thường xuyên tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi mônSinh học - KHTN 8, tôi đã có dịp tiếp xúc với một số đồng nghiệp, khảo sát từ thựctế khi trực tiếp dạy đội tuyển học sinh giỏi KHTN 8 tôi đã thấy được nhiều vấn đềmà nhiều học sinh còn lúng túng, nhất là việc nắm bắt kiến thức một cách có hệthống Để chuẩn bị cho việc dạy chuyên đề này trên lớp, hàng năm tôi luôn dànhthời gian sưu tầm tài liệu, các đề thi của các Huyện, của Tỉnh để chất lượng độituyển HSG - KHTN 8 ngày càng được nâng cao

2 Tác giả chuyên đề:

- Họ và tên:- Địa chỉ tác giả: - Số điện thoại:

+ Giải thích các hiện tượng, các tình huống nảy sinh trong thực tiễn

4 Ngày áp dụng lần đầu: từ 20 tháng 8 năm 2015 được sử dụng bồi dưỡng đội

tuyển học sinh giỏi môn Sinh học KHTN 8 của trường THCS Vĩnh Tường và củaPhòng GD & ĐT Vĩnh Tường

5 Mô tả bản chất: 5.1 Những nội dung lí luận có liên quan đến vấn đề nghiên cứu 5.1.1 Cơ sở lí luận.

Trang 2

Dạy và học môn Sinh học ở các trường hiện nay đã và đang được đổi mới tíchcực nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các mục tiêu của trường THCS Ngoài nhiệmvụ nâng cao chất lượng hiểu biết kiến thức và vận dụng kỹ năng, các nhà trường cònphải chú trọng đến công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, coi trọng việc hình thành vàphát triển tiềm lực trí tuệ cho học sinh Đây là một nhiệm vụ rất quan trọng đối vớicác trường THCS trong toàn huyện.

5.1.2 Cơ sở thực tiễn.

Hiện nay do yêu cầu ngày càng cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi từcấp huyện lên cấp tỉnh, đòi hỏi học sinh nắm vững kiến thức về lí thuyết và nhữngvấn đề thực tiễn có liên quan đến sinh học Trước khi thực hiện đề tài tôi đã tiếnhành kiểm tra và khảo sát đối với học sinh đội tuyển HSG Sinh học KHTN 8 củatrường THCS Vĩnh Tường bằng một số bài tương ứng với mức độ nội dung kiếnthức ở khối lớp 8 Kết quả thu được như sau:

Yếu – Kém

Bảng 1: Kết quả khảo sát học sinh trước khi thực hiện đề tài

5.2 Giải pháp thực hiện 5.2.1 Hệ thống kiến thức cơ bản

- Giáo viên cần cho học sinh nắm chắc kiến thức cơ bản trong sách giáo khoa

5.2.2 Hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi theo từng chương

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ CƠ THỂ NGƯỜI

Câu 1 Nêu thành phần hóa học của tế bào?

- Tế bào là một hỗn hợp phức tạp gồm nhiều chất vô cơ và chất hữu cơ.- Chất hữu cơ gồm:

+ Protein: gồm các nguyên tố C, O, H, N, S, P, trong đó N là nguyên tố đặc trưngcho chất sống

+ Gluxit gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H : O luôn là 2H : 1O+ Lipit cũng gồm 3 nguyên tố là C, H, O trong đó tỉ lệ H : O thay đổi tùy loại lipit.+ Axit nucleic gồm 2 loại là ADN và ARN

- Chất vô cơ gồm các loại muối khoáng như : Ca, K, Na, Fe, Cu…

Trang 3

Câu 2 Có nhận xét gì về thành phần hóa học của tế bào so với các nguyên tố hóa học có trong tự nhiên? Từ đó rút ra kết luận gì?

- Các nguyên tố hóa học có trong tế bào là những nguyên tố có sẵn trong tự nhiênđiều đó chứng tỏ cơ thể luôn có sự trao đổi chất với môi trường

Câu 3 Chứng minh tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể? - Tế bào thực hiện sự trao đổi chất và năng lượng, cung cấp năng lượng cho mọi

hoạt động sống của cơ thể

- Sự lớn lên và phân chia của tế bào giúp cơ thể lớn lên, tới giai đoạn trưởng thành

có thể tham gia vào quá trình sinh sản

- Tế bào còn có khả năng cảm ứng lại với các kích thích của môi trường giúp cơ thể

phản ứng với các kích thích và thích nghi với môi trường sống Như vậy, mọi hoạt động sống của tế bào đều liên quan đến hoạt động sống của cơthể nên tế bào là đơn vị chức năng của cơ thể

Câu 4 Tế bào có những hình dạng và kích thước như thế nào? - Hình dạng: tế bào có nhiều hình dạng khác nhau

+ Hình cầu: tế bào trứng+ Hình đĩa: tế bào hồng cầu+ Hình sao nhiều cạnh: tế bào xương, tế bào thần kinh+ Hình trụ: tế bào lót xoang mũi

+ Hình sợi: tế bào cơ

- Kích thước:

+ Lớn nhất là tế bào trứng+ Nhỏ nhất là tế bào tinh trùng+ Dài nhất là tế bào thần kinh- Cơ thể người có số lượng tế bào rất lớn, khoảng 75 nghìn tỉ

Câu 5 Vì sao tế bào có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau?

- TB có nhiều hình dạng và kích thước khác nhau để thực hiện các chức năng khác nhau

Câu 6 Xác định trên chiếc chân giò lợn có những loại mô nào?

- Mô biểu bì (da)- Mô liên kết: mô sụn, mô xương, mô mỡ, mô sợi, mô máu- Mô cơ vân

- Mô thần kinh

Câu 7 Vì sao khi quan sát tiêu bản trên kính hiển vi phải quan sát kính hiển vi ở độ phóng đại nhỏ trước, sau đó mới chuyển sang vật kính có độ phóng đại lớn hơn?

Trang 4

- Quan sát kính hiển vi ở độ phóng đại nhỏ trước để quan sát sơ bộ, chọn vùng quansát đạt yêu cầu

- Sau đó mới chuyển sang vật kính có độ phóng đại lớn hơn để quan sát rõ và chi tiếtcấu tạo tế bào

Câu 8 Phân biệt phản xạ với hiện tượng cảm ứng ở thực vật?

- Phản xạ là phản ứng của cơ thể có sự tham gia điều khiển của hệ thần kinh.- Cảm ứng ở thực vật là phản ứng của cơ thể không do hệ thần kinh điều khiển

Câu 9 Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ khi ta động vào có phải là một phản xạ không? Hiện tượng cụp lá của cây trinh nữ có điểm gì giống và khác hiện tượng khi chạm tay vào lửa ta rụt tay lại?

- Hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ là hiện tượng cảm ứng ở thực vật, không đượccoi là phản xạ, bởi vì hiện tượng cụp lá ở cây trinh nữ chủ yếu là những thay đổi vềtính trương nước ở các tế bào gốc lá, không phải do hệ thần kinh điều khiển

- Điểm giống nhau: đều là phản ứng của cơ thể, nhằm trả lời kích thích môitrường…

- Điểm khác nhau: + Hiện tượng cụp lá : không có sự tham gia của hệ thần kinh + Hiện tượng rụt tay: có sự tham gia của hệ thần kinh

Câu 10 Khi kích thích vào dây thần kinh tới bắp cơ hoặc khi kích thích trực tiếp vào bắp cơ làm cơ co Đó có phải là phản xạ không? Vì sao?

- Khi kích thích vào dây thần kinh tới bắp cơ hoặc khi kích thích trực tiếp vào bắpcơ làm cơ co Đó không phải là phản xạ

- Vì căn cứ vào khái niệm phản xạ và thành phần tham gia cung phản xạ thì khôngcó đầy đủ các khâu của 1 phản xạ vì vậy sự co cơ đó chỉ là sự cảm ứng của các sợithần kinh và tế bào cơ đối với sự kích thích

Câu 11 Vì sao phản xạ ở người diễn ra rất nhanh và chính xác?

- Phản xạ ở người diễn ra rất nhanh vì vận tốc xung thần kinh trên dây thần kinh

ở người diễn ra rất nhanh 100m/s Vì vậy phản xạ diễn ra nhanh chóng, chính xácgiúp cơ thể thích nghi với môi trường

Trang 5

Câu 2 Xương to ra và dài ra do đâu?

- Xương to ra (lớn lên) về bề ngang là nhờ sự phân chia của các tế bào màng xương- Xương dài ra là nhờ sự phân chia của các tế bào ở lớp sụn tăng trưởng

Câu 3 Thành phần hóa học của xương có ý nghĩa gì với chức năng của xương?

- Thành phần hóa học của xương gồm cốt giao và muối khoáng- Cốt giao là chất kết dính đảm bảo tính đàn hồi của xương- Muối khoáng gồm Ca và P làm tăng độ cứng rắn của xương-> Nhờ vậy xương vững chắc là trụ cột của cơ thể

Câu 4 Hãy giải thích vì sao xương động vật được hầm (đun sôi lâu) thì bở?

– Khi hầm xương chất cốt giao bị phân huỷ, vì vậy nước hầm xương thường sánh vàngọt

- Phần xương còn lại là chất vô cơ không còn được liên kết bởi cốt giao nên xương

bở

Câu 5 Vì sao khi gãy xương được cố định xương lại liền lại?

- Khi xương bị gãy được cố định, màng xương sẽ phân chia tạo nên các tế bàoxương mới, các tế bào này liên kết với nhau hình thành lớp màng xương nối 2 phầnxương gãy Lớp màng này ngày một dày đồng thời với quá trình canxi hóa làm choxương gãy được hàn lại

Câu 6 Hãy giải thích vì sao người già dễ bị gãy xương và khi gãy xương thì sự phục hồi xương diễn ra chậm, không chắc chắn?

- Vì xương người già sự phân hủy nhanh hơn sự tạo thành, đồng thời tỉ lệ chất cốtgiao giảm Vì vậy xương giòn, xốp nên dễ bị gãy và khi bị gãy xương thì sự phụchồi diễn ra rất chậm, không chắc chắn

Câu 7 Để xương và cơ phát triển cân đối chúng ta cần làm gì?

- Có 1 chế độ dinh dưỡng hợp lí- Tắm nắng để cơ thể chuyển hóa tiền vitamin D thành vitamin D (nhờ có vitamin Dmà cơ thể hấp thụ được canxi để tạo xương)

- Luyện tập TDTT và lao động vừa sức

Câu 8 Để chống con vẹo cốt sống, trong lao động phải chú ý những điểm gì?

- Mang vác đều cả 2 vai- Khi ngồi vào bàn học tập hay làm việc cần đảm bảo tư thế ngồi ngay ngắn, khôngcúi gò lưng, không nghiêng vẹo

Câu 9 Tại sao học sinh ngồi học không đúng tư thế lâu ngày sẽ bị cong vẹo, cột sống?

- Vì trong xương trẻ em thành phần cốt giao (chất hưu cơ) nhiều hơn muối khoáng(vô cơ) nên xương mềm dẻo hơn Nếu ngồi học không đứng tư thế sẽ dễ bị cong vẹocột sống

Trang 6

Câu 10 Khi đi hoặc đứng có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co? Giải thích?

- Khi đứng cả cơ gấp và cơ duỗi cẳng chân cùng co, nhưng không co tối đa Cả 2 cơđối kháng đều co tạo ra thế cân bằng giữ cho hệ thống xương chân thẳng để trọngtâm cơ thể rơi vào chân đế

Câu 11 Có khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa hoặc cùng duỗi tối đa không? Vì sao?

- Không khi nào cả cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng co tối đa - Cơ gấp và cơ duỗi của một bộ phận cơ thể cùng duỗi tối đa khi các cơ này mất khảnăng tiếp nhận kích thích (trường hợp người bị liệt)

Câu 12 Công của cơ là gì? Công của cơ được sử dụng vào mục đích nào? * Công của cơ

- Khi cơ co tạo ra một lực tác động vào vật làm vật di chuyển lúc đó sinh ra công- Công thức tính công: A = F.s ( Trong đó:đơn vị tính lực F là niuton, độ dài s là m,công A là Jun, 1J = 1Nm, 1kg = 10 niuton)

- Công của cơ phụ thuộc vào các yếu tố: trạng thái thần kinh, nhịp độ lao động,

khối lượng của vật phải di chuyển (công của cơ có trị số lớn nhất khi khối lượng vậtnâng thích hợp, nhịp co cơ thích hợp, trạng thái thần kinh sảng khoái)

* Công của cơ được sử dụng vào mục đích: vận động và lao động Câu 13 Hãy giải thích nguyên nhân của sự mỏi cơ?

- Mỏi cơ là hiện tượng biên độ co cơ giảm dần khi cơ làm việc quá sức - Nguyên nhân của sự mỏi co: Do cơ thể không được cung cấp đủ ôxi nên tích tụ axit lăctic đầu độc cơ

Câu 14 Biện pháp chống mỏi cơ?

+ Khi bị mỏi cơ cần nghỉ ngơi, hít thở sâu kết hợp với xoa bóp cho máu lưu thôngnhanh

+ Lao động, học tập, nghỉ ngơi hợp lý.+ Ăn uống đủ lượng, đủ chất cần thiết cho cơ thể

Câu 15 Để lao động có năng xuất cao cần phải làm gì?

- Làm việc nhịp nhàng, vừa sức- Tinh thần vui vẻ thoải mái- Thường xuyên lao động và TDTT

Câu 16 Với học sinh cần làm gì để cơ phát triển tốt?

- Thường xuyên thể dục buổi sáng, TD giữa giờ, tham gia các môn thể thao vừa sức,tham gia lao động vừa sức…

Trang 7

Câu 17 Giải thích nguyên nhân sinh ra hiện tượng “chuột rút” ở các cầu thủ bóng đá ?

- Hiện tượng “Chuột rút” là hiện tượng bắp cơ bị co cứng không hoạt động được.- Nguyên nhân do các cầu thủ bóng đá vận động quá nhiều, ra nhiều mồ hôi dẫn đếnmất nước, mất muối khoáng, thiếu oxi Các tế bào cơ hoạt động trong điều kiện thiếuoxi sẽ giải phóng nhiều axit lactic tích tụ trong cơ làm ảnh hưởng đến sự co và duỗicủa cơ và gây ra hiện tượng co cơ cứng hay “Chuột rút”

Câu 18 Gặp người bị tai nạn gãy xương cần thực hiện những thao tác nào?

- Đặt nạn nhân nằm yên- Dùng gạc hay khăn sạch nhẹ nhàng lau vết thương- Tiến hành sơ cứu

Câu 19 Nêu những nguyên nhân dẫn tới gãy xương?

- Do va đập mạnh xảy ra khi ngã, khi tai nạn giao thông

Câu 20 Vì sao nói khả năng gãy xương có liên quan đến lứa tuổi?

- Tỉ lệ chất cốt giao và muối khoáng trong xương ở các lứa tuổi khác nhau là khácnhau

+ Trẻ em: tỉ lệ chất cốt giao lớn hơn muối khoáng nên xương mềm dẻo, khó gãy+ Người già: tỉ lệ cốt giao ít hơn muối khoáng nên xương xốp, giòn, dễ gãy

Câu 21 Để bảo vệ xương khi tham gia giao thông cần chú ý tới điều gì?

- Đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông

Câu 22 Gặp người bị tai nạn gãy xương có nên nắn lại chỗ xương gãy không?

- Không nên nắn lại vì điều đó có thể làm cho đầu xương gãy đụng chạm mạnh vàomạch máu, dây thần kinh, làm rách cơ và da

Câu 23 Gặp người bị sai khớp có được nắn lại không? Khi đó cần phải làm gì?

- Không được nắn lại- Khi đó cần: chườm đá cho đỡ đau, băng bó cố định và đưa đến bệnh viện

Chương III: TUẦN HOÀN

Câu 1 Khi cơ thể bị mất nhiều nước (khi tiêu chảy, khi lao động nặng, ra mồ hôi nhiều,…) máu có lưu thông dễ dàng trong mạch nữa không? Vì sao?

- Khi cơ thể bị mất nhiều nước, máu sẽ đặc lại và sự vận chuyển của máu trongmạch sẽ khó khăn hơn

Câu 2 Tại sao những dân tộc ở vùng núi và cao nguyên số lượng hồng cầu trong máu lại thường cao hơn so với người ở đồng bằng?

Trang 8

+ Do không khí trên núi cao loãng ít oxi, áp lực thấp cho nên khả năng kết hợp củaoxi với Hb trong hồng cầu giảm

+ Số lượng hồng cầu tăng để đảm bảo nhu cầu oxi cho hoạt động của con người

Câu 3 Giải thích tại sao khi đứng cạnh bếp than, lò than đang cháy có cảm giác ngạt thở?

- Hoạt động cháy của than sinh ra nhiều khí CO, khí CO kết hợp rất chặt với Hb nênviệc giải phóng CO ra khỏi Hb rất chậm chạp làm hồng cầu mất tác dụng dẫn đếnlượng Hb tham gia vận chuyển oxi và cacbonic giảm, dẫn đến tế bào thiếu oxi vàthừa cacbonic gây nên hiện tượng ngạt thở

Câu 4 Văcxin là gì? Vì sao người có khả năng miễn dịch sau khi được tiêm vắcxin hoặc sau khi bị mắc một số bệnh nhiễm khuẩn nào đó?

*) Văcxin là: Dịch có chứa độc tố của vi khuẩn gây bệnh nào đó đã được làm yếu

dùng tiêm vào cơ thể người để tạo ra khả năng miễn dịch bệnh đó

*) Giải thích:

- Tiêm Văcxin tạo khả năng miễn dịch cho cơ thể vì: Độc tố của vi khuẩn là khángnguyên nhưng do đã được làm yếu nên vào cơ thể người không đủ khả năng gây bệnh.Nhưng nó có tác dụng kích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể Kháng thể tạo ratiếp tục tồn tại trong máu giúp cơ thể miễn dịch được với bệnh ấy

- Sau khi mắc một bệnh nhiễm khuẩn nào đó cơ thể có khả năng miễn dịch bệnh đóvì: khi xâm nhập vào cơ thể người, vi khuẩn tiết ra độc tố Độc tố là kháng nguyênkích thích tế bào bạch cầu sản xuất ra kháng thể chống lại kháng nguyên Sau khikhỏi bệnh thì kháng thể đã có sẵn trong máu giúp cơ thể miễn dịch bệnh

Câu 5 Có người cho rằng : “ Tiêm vacxin cũng giống như tiêm thuốc kháng sinh giúp cho cơ thể nhanh khỏi bệnh ” Điều đó có đúng không? Vì sao?

- Ý kiến đó là sai:- Tiêm vacxin là tiêm dịch có chứa độc tố của vi khuẩn, virut gây bệnh đã được làmyếu để kích thích cơ thể tạo ra kháng thể để chống lại bệnh đó (chủ động)

- Tiêm kháng sinh là tiêm trực tiếp kháng thể kháng bệnh vào cơ thể giúp cơ thểkhỏi bệnh (bị động)

Câu 6 Vì sao máu chảy trong mạch không đông nhưng ra khỏi mạch là đông ngay?

* Máu chảy trong mạch không đông là do:- Thành mạch trơn, nhẵn nên tiểu cầu không bị vỡ vì vậy không giải phóng enzim đểtạo thành sơi tơ máu

- Trên thành mạch máu có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra * Máu chảy ra khỏi mạch là đông ngay là do:

Trang 9

- Tiểu cầu khi ra ngoài chạm vào cạnh sắc của vết thương nên bị vỡ giải phóng raenzim

- Enzim này kết hợp với protein và ion canxi có trong huyết tương tạo thành các sợitơ máu, các sợi tơ máu kết thành mạng lưới ôm giữ các tế bào máu hình thành khốimáu đông bịt kín vết thương

Câu 7 Giải thích vì sao nhóm máu O là máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận? Vì sao kháng thể của người cho ( nhóm máu O) không chống lại kháng nguyên của người nhận (nhóm máu AB) trong cơ thể người nhận?

* Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho, nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận

- Trong máu người có 2 yếu tố:+ Có 2 loại kháng nguyên trên hồng cầu là A và B+ Có 2 loại kháng thể trong huyết tương là  và  ( gây kết dính A,  gây kết dínhB)

- Nhóm máu O là nhóm máu chuyên cho: Nhóm máu O không chứa kháng nguyêntrên hồng cầu nên khi truyền cho máu khác, không bị kháng thể trong huyết tươngcủa máu người nhận gây kết dính hồng cầu, nên máu O là máu chuyên cho

- Nhóm máu AB là nhóm máu chuyên nhận: Nhóm máu AB có chứa cả khángnguyên A và B trên hồng cầu, nhưng trong huyết tương không có kháng thể, do vậynhóm máu AB không có khả năng gây kết dính hồng của máu người cho Vì vậynhóm máu AB có thể nhận bất kì nhóm máu nào truyền cho nó

* Kháng thể của người cho ( nhóm máu O) không chống lại kháng nguyên của người nhận (nhóm máu AB) trong cơ thể người nhận?

Người cho có nhóm máu O tuy có kháng thể  và  nhưng sẽ bị tan loãng ngaytrong máu người nhận có nhóm máu AB nên hồng cầu của người nhận không bị kếtdính

Câu 8 Nêu hoạt động của tim? Tại sao tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi?

* Hoạt động của tim : Tim hoạt động theo chu kì , mỗi chu kì kéo dài 0,8s gồm 3

pha :- Pha nhĩ co : tâm nhĩ làm việc 0,1s nghỉ 0,7s - Pha thất co: tâm thất làm việc 0,3s nghỉ 0,5s - Pha giãn chung : 0,4s

* Tim hoạt động suốt đời mà không mệt mỏi vì:

- Tim làm việc theo chu kì rất nhịp nhàng, mỗi chu kì là 0,8s trong đó tâm nhĩ làmviệc 0,1s nghỉ 0,7s ;tâm thất làm việc 0,3s nghỉ 0,5s Nhờ thời gian nghỉ đó mà cáccơ tim phục hồi được khả năng làm việc

Trang 10

- Tim được cung cấp một lượng máu rất lớn bằng 1/10 lượng máu đi nuôi cơ thể.- > Nên tim làm việc suốt đời mà không mệt mỏi

Câu 9 Huyết áp là gì ? Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp?

* Huyết áp: là áp lực của dòng máu tác dụng lên thành mạch trong quá trình dichuyển

- Huyết áp do lực co của tâm thất tạo ra, khi tâm thất co huyết áp tối đa, khi tâm thấtdãn huyết áp tối thiểu

* Nguyên nhân làm thay đổi huyết áp:- Nguyên nhân thuộc về tim: tim co bóp nhanh, mạnh tạo ra lực di chuyển của máulớn làm tăng huyết áp và ngược lại Tim co bóp nhanh, mạnh trong các trường hợpsau:

+ Khi cơ thể hoạt động mạnh+ Có cảm súc mạnh (sợ hãi, hồi hộp )+ Một số chất kích thích như: nicotin, rượu, bia - Nguyên nhân thuộc về mạch: mạch kém đàn hồi, khả năng co dãn kém làm huyếtáp tăng ( thường gặp ở người cao tuổi)

- Nguyên nhân thuộc về máu: máu càng đậm đặc lực tác dụng của máu lên độngmạch càng lớn huyết áp càng tăng

Câu 10 Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các động tác chủ yếu nào?

- Ở tĩnh mạch sức đẩy của tim còn rất nhỏ, sự vận chuyển máu qua tĩnh mạch về timđược hổ trợ chủ yếu bởi :

+ Sức đẩy tạo ra do sự co bóp của các cơ bắp quanh thành mạch+ Sức hút của lồng ngực khi ta hít vào

+ Sức hút của tâm nhĩ khi dãn ra.+ Trong các tĩnh mạch đi từ phần dưới cơ thể về tim (máu phải chảy ngược chiềutrọng lực) còn có sự hổ trợ của các van nên máu không bị chảy ngược

Câu 11 Giải thích lời khuyên của bác sĩ “ không nên ngồi hoặc đứng lâu một chỗ mà phải đi lại thường xuyên”?

- Khi đi lại giúp các cơ xung quanh tĩnh mạch co lại, tạo lực ép lên thành tĩnh mạch

có tác dụng đẩy máu đi, giúp cho sự tuần hoàn máu được tốt hơn, cung cấp được đầyđủ ôxi và chất dinh dưỡng cho cơ thể

Câu 12 Hai người có chỉ số huyết áp là 80/120, 110/180 em hiểu điều đó như thế nào? Tại sao người mắc bệnh huyết áp cao không nên ăn mặn?

- Huyết áp 80/120: 120 mmHg là huyết áp tối đa, 80 mmHg là huyết áp tối thiểu.

Người có chỉ số này là huyết áp bình thường

Trang 11

Huyết áp 110/180: 110 mmHg là huyết áp tối thiểu, 180 mmHg là huyết áp tối đa.

Người có chỉ số này là người cao huyết áp

* Người bị cao huyết áp không nên ăn mặn vì:

- Nếu ăn mặn nồng độ Na trong huyết tương của máu cao và bị tích tụ hai bên thànhmạch máu, dẫn đến tăng áp suất thẩm thấu của mao mạch, mạch máu hút nước tănghuyết áp

- Nếu ăn mặn làm cho huyết áp tăng cao đẫn đến nhồi máu cơ tim, vỡ động mạch,đột quỵ, tử vong

Câu 13 Các biện pháp bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại? Nêu các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch?

* Các biện pháp bảo vệ tim mạch tránh các tác nhân có hại

- Khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mongmuốn

- Tiêm phòng các bệnh có hại cho tim mạch: cúm, thương hàn, thấp khớp…- Hạn chế ăn các thức ăn có hại cho tim mạch

* Các biện pháp rèn luyện hệ tim mạch:

- Tập thể dục thể thao thường xuyên, đều đặn, vừa sức - Xoa bóp ngoài da

Câu 14 Các vận động viên thể thao luyện tập lâu năm thường có chỉ số nhịp tim / phút ít hơn người bình thường Chỉ số này là bao nhiêu và điều đó có ý nghĩa gì? Có thể giải thích điều này như thế nào khi số nhịp tim/phút ít đi mà nhu cầu ô xi của cơ thể vẫn được đảm bảo?

* S nh p tim/phút c a các v n ố nhịp tim/phút của các vận động viên luyện tập lâu năm ịp tim/phút của các vận động viên luyện tập lâu năm ủa các vận động viên luyện tập lâu năm ận động viên luyện tập lâu năm động viên luyện tập lâu nămng viên luy n t p lâu n mện tập lâu năm ận động viên luyện tập lâu năm ăm

Lúc nghỉ ngơi 40 -> 60 - Tim được nghỉ ngơi nhiều hơn

- Khả năng tăng năng xuất của tim caohơn

Lúc hoạt độnggắng sức

180-> 240 - Khả năng hoạt động của cơ thể tăng

Câu 15 Máu chảy ở mao mạch, tĩnh mạch và cách sử lí? * Biểu hiện: Máu chảy ra với tốc độ chậm, chảy tràn ra trên bề mặt vết thương

Trang 12

* Cách sử lí:

- Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút (cho tới khi không thấymáu chảy ra nữa)

- Sát trùng vết thương bằng cồn iốt- Vết thương nhỏ có thể dùng băng dán (có bán phổ biến ở các cửa hành thuốc)- Vết thương lớn, cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thươngvà dùng băng buộc chặt lại

Chú ý: Sau khi băng vết thương vẫn chảy máu cần đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu Câu 16 Máu chảy ở động mạch và cách sử lí? (vết thương ở cổ tay)

* Biểu hiện: Máu chảy ra nhanh, mạnh có thể phun thành tia * Cách sử lí:

- Dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõthì bóp mạnh để làm ngừng cháy máu ở vết thương vài ba phút

- Buộc garô: dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí gần sát nhưng caohơn vết thương (về phía tim) với lực ép đủ làm cầm máu (khoảng > 5cm, cũngkhông quá xa)

- Sát trùng vết thương (nếu có điều kiện), đặt gạc và bông lên miệng vết thương rồibăng lại

- Đưa ngay đến bện viện cấp cứu

Chú ý:

- Chỉ những vết thương chảy máu ở động mạch chân, tay mới sử dụng biện phápbuộc garô vì chân và tay là những mô đặc nên biện pháp buộc dây garô có hiệu quảcầm máu

- Cứ sau 15 phút lại nới dây garô ra và buộc lại vì các mô phía dưới chỗ buộc có thểchết do thiếu ôxi và các chất dinh dưỡng

- Vết thương chảy máu động mạch ở vị trí khác chỉ dùng biện pháp ấn tay vào độngmạch gần vết thương, nhưng về phía tim không sử dụng biện pháp buộc garô vìkhông có hiệu quả cầm máu (ví dụ: vết thương ở bẹn, ở bụng), vừa có thể gây nguyhiểm đến tính mạng (ví dụ vết thương ở đầu, mặt, cổ) do não chỉ cần thiếu ôxikhoảng 3/4 phút đã có thể bị tổn thương tới mức không thể phục hồi

Câu 17

Có 4 người An, Bình, Cường và Dũng nhóm máu khác nhau Lấy máu của An hoặc Cường truyền cho Bình thì không xảy ra tai biến Lấy máu của Cường truyền cho An hoặc lấy máu của Dũng truyền cho Cường thì xảy ra tai biến Tìm nhóm máu của mỗi người?

- Vì mỗi người có nhóm máu khác nhau mà Bình nhận được máu của An và Cường không xảy ra tai biến Vậy, nhóm máu của Bình là AB

Trang 13

- Máu của Cường cho An xảy ra tai biến chứng tỏ Cường không có nhóm máu O.- Máu của Dũng truyền cho Cường cũng xảy ra tai biến chứng tỏ Dũng không có nhóm máu O.Vậy, An phải mang nhóm máu O.

- Nhóm máu của Cường và Dũng xảy ra 1 trong 2 khả năng sau: + Hoặc Cường nhóm máu B còn Dũng nhóm máu A

+ Hoặc Cường nhóm máu A còn Dũng nhóm máu B

Câu 18

Cho biết tâm thất trái mỗi lần co bóp đẩy đi 70 ml máu và trong một ngày đêm đãđẩy đi được 7560 lít máu Thời gian của pha dãn chung bằng 1/2 chu kỳ tim, thờigian pha co tâm nhĩ bằng 1/3 thời gian pha co tâm thất Hỏi:

1 Số lần mạch đập trong một phút? 2 Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim? 3 Thời gian của mỗi pha: co tâm nhĩ, co tâm thất, dãn chung?1.Tính số mạch đập trong 1 phút

- Trong một phút tâm thất trái đã co và đẩy :

7560 : (24 60) = 5,25 lít = 5250 ml- Số lần tâm thất trái co trong một phút là :

525000 : 70 = 75 ( lần)Vậy số mạch đập trong một phút là : 75 lần.2.Thời gian hoạt động của một chu kỳ tim là :( 1 phút = 60 giây)  ta có : 60 : 75 = 0,8 giây

3 Thời gian của các pha :

- Thời gian của pha dãn chung là : 0,8 : 2 = 0,4 (giây)- Gọi thời gian pha nhĩ co là x giây -> thời gian pha thất co là 3x

Ta có x + 3x = 0,8 – 0,4 = 0,4

 x = 0,1 giây Vậy trong một chu kỳ co dãn của tim: Tâm nhĩ co hết : 0,1 giây

Tâm thất co hết : 0,1 3 = 0,3 giây

Chương IV: HÔ HẤP

Câu 1 Hãy giải thích câu nói: chỉ cần ngừng thở 3-5 phút thì máu qua phổi sẽ chẳng có O 2 để mà nhận.

- Trong 3-5 phút ngừng thở, không khí trong phổi cũng ngừng lưu thông, nhưng timvẫn đập, máu vẫn lưu thông qua các mao mạch ở phổi, trao đổi khí ở phổi cũngkhông ngừng diễn ra

Ngày đăng: 07/12/2017, 09:05

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w