Nhằm giới thiệu cho học viên đường lối xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN và quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện công cuộc xây dựng CNXH trên cả nước và bảo vệ Tổ quốc XHCN; Những thành tựu, tồn tại, nguyên nhân và ý nghĩa của giai đoạn từ 1975 2011. Nắm vững những nội dung cơ bản của đường lối, thấy được nguyên nhân của thành tựu, và khuyết điểm để nhận thức đúng đắn trong đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng trong gia đoạn này, góp phần đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, xuyên tạc, thù địch.
Trang 1ĐẢNG LÃNH ĐẠO CẢ NƯỚC QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ
BẢO VỆ TỔ QUỐC (1975 -2011)
1 Mục đích, yêu cầu.
- Nhằm giới thiệu cho học viên đường lối xây dựng, bảo vệ Tổ quốc Việt nam XHCN và quá trình Đảng chỉ đạo thực hiện công cuộc xây dựng CNXH trên cả nước
và bảo vệ Tổ quốc XHCN; Những thành tựu, tồn tại, nguyên nhân và ý nghĩa của giai đoạn từ 1975 -2011
- Nắm vững những nội dung cơ bản của đường lối, thấy được nguyên nhân của thành tựu, và khuyết điểm để nhận thức đúng đắn trong đánh giá vai trò lãnh đạo của Đảng trong gia đoạn này, góp phần đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái, xuyên tạc, thù địch
2 Thời gian: 4 tiết.
3 Vật chất, tài liệu:
- Bài giảng được phê duyệt theo quy định
- Phòng học đúng tiêu chuẩn
- Tài liệu:
+ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam, tập II, Nxb QĐND, H.1995
+ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam, Tập II, Nxb QĐND, H.2008 (dùng đào tạo cán bộ chính trị cấp phân đội - bậc đại học)
+ Giáo trình Lịch sử Đảng Cộng sản Việt nam, Nxb CTQG, H.2008
+ Văn kiện ĐH IV, V, VI, VII, VIII, IX, X,XI
+ Nghiên cứu vận dụng những nội dung cơ bản trong văn kiện ĐH XI của Đảng vào gingr dạy môn Lịch sử- Đại tá, TS Đặng Bá Minh - HVCT
4 Nội dung: (2 nội dung, trọng tâm I, II, trọng điểm 1 phần I và 1 phần II)
I ĐẢNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG VÀ BẢO VỆ TỔ QUỐC 1975 - 1985
1 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng
Thời gian: 40 phút.
Phương pháp: Thuyết trình và nêu vấn đề
a Vài nét về Đại hội.
- Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng được tiến hành từ ngày 14 đến ngày 20/12/1976 tại Hà Nội Dự Đại hội có 1008 đại biểu, thay mặt cho hơn 1,5 triệu đảng viên trong cả nước, có 29 đoàn đại biểu của các Đảng và Tổ chức quốc tế
- Đại hội tổng kết cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, khẳng định thắng lợi của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước mãi mãi đi vào lịch sử dân tộc ta như một trang chói lọi nhất và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công vĩ đại của thế kỷ XX, một sự kiện có ý nghĩa quốc tế quan trong, có tính thời đại sâu sắc
- Đại hội đã thông qua:
Báo cáo Chính trị, Báo cáo về phương hướng, nhiệm vụ và mục tiêu kế hoạch 5 năm lần thứ hai (1976 - 1980)
Báo cáo tổng kết công tác xây dựng Đảng và sửa đổi điều lệ Đảng
Trang 2- Bầu Ban Chấp hành Trung ương khóa IV gồm 101 ủy viên chính thức, 32 ủy viên dự khuyết Hội nghị BCH Trung ương Đảng đã bầu Bộ Chính trị, Ban bí thư, đồng chí Lê Duẩn được bầu làm Tổng Bí thư
- Đại hội quyết định đổi tên Đảng Lao động Việt Nam thành Đảng Cộng sản Việt Nam
b Đặc điểm của cách mạng Việt nam trong giai đoạn mới.
- Nước ta đang ở trong quá trình từ một xã hội mà nền kinh tế còn phổ biến là sản xuất nhỏ tiến lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa
(Bỏ qua QHSX và kiến trúc thượng tầng TBCN) Đây là đặc điểm lớn nhất chi
phối cách mạng XHCN ở nước ta Đặc điểm này quy định nội dung, hình thức, bước
đi của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta
- Tổ quốc đã hòa bình, độc lập, thống nhất cả nước tiến lên chủ nghĩa xã hội với
nhiều thuận lợi song cũng có nhiều khó khăn thách thức do hậu quả chiến tranh và tàn
dư của chủ nghĩa thực dân gây ra
Thuận lợi: Đất nước thống nhất, do nhân dân làm chủ là điều kiện quan trọng để
huy động các tiềm năng, sức mạnh của con người và thiên nhiên cho xây dựng đất nước Có hàng chục triệu ha rừng và đất rừng Hơn 3.200 km bờ biển và vùng biển rộng lớn Có lực lượng lao động hơn 22 triệu người, 1 triệu công nhân kỹ thuật Tiếp quản gần như nguyên vẹn cơ sở vất chất của địch Đây là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế - xã hội
Khó khăn: Hậu quả chiến tranh và tàn dư của chủ nghĩa thực dân để lại hết sức
nặng nề Mỹ ném xuống nước ta 7.850.000 tấn bom (Bằng 640 quả bom nguyên tử ném xuống Hyrôxima) Hơn 1 triệu ngụy quân, ngụy quyền tan rã tại chỗ Hàng chục vạn dân nghèo đói và 27 vạn thương phế binh ngụy Gần 1 vạn lưu manh chuyên nghiệp (7000 tướng cướp), 50 vạn gái điếm, 20 vạn nghiện xì ke ma túy
- Cách mạng xã hội chủ nghĩa nước ta tiến hành trong hoàn cảnh quốc tế thuận lợi, song cuộc đấu tranh “ai thắng ai” giữa thế lực cách mạng và thế lực phản cách mạng trên thế giới còn gay go quyết liệt
Thuận lợi: Cục diện mới trên bán đảo Đông dương đã thay đổi, Lào và
Campuchia đều đã thoát khỏi ách thống trị của ĐQ Mỹ Ngày 02/12/1975 Thành lập nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào Ngày 17/4/1975 Cách mạng Campuchia thắng lợi Uy tín và địa vị nước ta trên trường quốc tế được nâng cao Đến 8/1976 ta lập quan hệ ngoại giao với 97 nước
Khó khăn: ĐQ Mỹ mặc dầu đã thất bại nhưng vẫn tiếp tục tập hợp lực lượng
phản động, thực hiện chính sách thù địch và cấm vận đối vời Việt nam Khuyến khích người dân di tản và ngăn cản VN gia nhập Liên hợp quốc Kích động đồng bào khơ
me Nam bộ gây bạo loạn Tập đoàn Pôn pốt từng bước mở rộng chiến tranh xâm lược nước ta, tạo cớ kích động thù hằn dân tộc…
> Những đặc điểm trên nói lên rằng, nước ta có đủ điều kiện đi lên và xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, song đó là sự nghiệp khó khăn, phức tạp lâu dài đòi hỏi Đảng và nhân dân ta phải phát huy cao độ tính chủ động, tự giác, sáng tạo trong quá trình cách mạng xã hội chủ nghĩa
c Đường lối chung.
Trang 3* Mục tiêu cách mạng XHCN ở Việt Nam
+ Xây dựng chế độ làm chủ tập thể XHCN
+ Xây dựng nền sản xuất lớn XHCN
+ Xây dựng nền văn hóa mới XHCN
+ Xây dựng con người mới XHCN
Bốn mục tiêu trên phù hợp với chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh
về chủ nghĩa xã hội Đó là những định hướng mục tiêu của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta trong suốt thời kỳ quá động lên chủ nghĩa xã hội
* Con đường, biện pháp để thực hiện mục tiêu.
- Nắm vững chuyên chính vô sản và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, là điều kiện quyết định trước tiên để xây dựng thành công CNXH
+ Chuyên chính vô sản là quy luật phổ biến của cách mạng xã hội chủ nghĩa Nước ta
đi lên chủ nghĩa xã hội từ một nền kinh tế sản xuất nhỏ là phổ biến đòi hỏi phải nắm vững chuyên chính vô sản, nhằm phát huy ưu thế của tiền đề chính trị để chủ động tạo ra các tiền
đề kinh tế, văn hóa khắc phục sự yếu kém về vật chất, văn hóa
+ Nắm vững chuyên chính vô sản là:
> Nắm vững đường lối của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân, thực hiện và phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động
> Xây dựng nhà nước vững mạnh, tập hợp mọi tầng lớp nhân dân đoàn kết xung quanh giai cấp công nhân để tiến hành 3 cuộc cách mạng, xóa bỏ chế độ người bóc lột người, xóa bỏ ngheo nàn lạc hậu, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
> Củng cố và tăng cường lực lượng quốc phòng, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, đập tan mọi sự phản kháng và mọi hành động xâm lược của kẻ thù
> Củng cố, phát triển hợp tác, tương trợ của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, cùng nhân dân thế giới tích cực đấu tranh, vì hòa bình độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
Nội dung trên phản ánh bản chất, chức năng nhiệm vụ của chuyên chính vô sản phù hợp với lý luận chủ nghĩa Mác – Lênin Nắm vững chuyên chính vô sản phải nắm vững toàn diện các nội dung trên, trong đó vấn đề có ý nghĩa quyết định nhất là nắm vững đường lối của Đảng, tăng cường sự lãnh đạo của giai cấp công nhân
- Tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng QHSX, cách mạng KH –
KT, cách mạng tư tưởng văn hóa trong đó cách mạng KH - KT là then chốt
Mỗi cuộc cách mạng có nội dung vị trí khác nhau, song ba cuộc cách mạng có mối quan hệ mật thiết với nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển Mỗi thành tựu của chủ nghĩa xã hội ở nước ta đều là kết quả tổng hợp của ba cuộc cách mạng
* Nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ là: Đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN “Đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội”
- Công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là quy luật của những nước kinh tế chậm phát triển đi lên chủ nghĩa xã hội, bỏ qua chế độ tư bản chủ nghĩa
- Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa là nhằm phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật cho chủ nghĩa xã hội , là cơ sở củng cố quan hệ sản xuất mới, củng cố quốc phòng an ninh, tăng cường chuyên chính vô sản
Trang 4- Con đường thực hiện CNH là ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp
lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ
* Xây dựng đất nước phải đi đôi với bảo vệ Tổ quốc XHCN Đây là sự kế thừa
truyền thống dựng nước đi đôi với giữ nước của dân tộc, cũng là vấn đề mang tính quy luật của cách mạng xã hội chủ nghĩa
* Cách mạng Việt Nam góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hòa bình, độc lập, dân chủ và CNXH.
d Đường lối kinh tế
* Thực trạng nền kinh tế nước ta khi bước vào thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ II (76-80 )
- Miền Bắc: nền kinh tế vẫn mang tính chất sản xuất nhỏ, cơ sở vật chất kỷ thuật lạc hậu, các ngành công nghiệp then chốt còn ít và lạc hậu, chưa đáp ứng được sản xuất và tiêu dùng của nhân dân
- Miền nam: Nền kinh tế suốt hơn 20 năm bị chi phối bởi chiến tranh, nay tiếp tục phục vụ chiến tranh bảo vệ Tổ quốc
- Nước ta xây dựng CNXH chưa lâu lại phải đương đầu với những thử thách mới rất nghiêm trọng do chính sách phá hoại nhiều mặt của bọn phản động quốc tế
* Biện pháp chỉ đạo của Đảng.
Hội nghị lần thứ 4 BCHTW khóa IV (7/1978) đã cụ thể hóa kế hoạch 5 năm
1976 - 1980 phát triển và cải tạo kinh tế, văn hóa, phát triển khoa học - kỹ thuật nhằm
2 mục tiêu vừa cơ bản, vừa cấp bách.
- Mục tiêu:
+ Xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật của CNXH
+ Cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân
- Biện pháp thực hiện mục tiêu:
+ Trước hết để phát triển sản xuất là phát triển nông nghiệp và công nghiệp hàng tiêu dùng + Cải tiến quản lý kinh tế
+ Kết hợp xây dựng CNXH với tăng cường quốc phòng an ninh, đồng thời chủ trương cải tiến chế độ làm việc cho phù hợp với tình hình mới
* Kết quả:
+ Nhanh chóng thống nhất về mặt nhà nước, thiết lập nền chuyên chính vô sản trong cả nước
+ Trên mặt trận kinh tế đạt được những thành tựu đáng kể nổi bật là sản xuất nông nghiệp
+ Văn hóa đạt được những thành tựu lớn: đặc biệt các tỉnh phía Nam đã loại trừ được ảnh hưởng của văn hóa xấu độc
- Hạn chế: Tình hình kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn gay gắt.
+ Nền kinh tế đứng trước nhiều vấn đề gay gắt: chưa thu hẹp được những mặt mất cân đối nghiêm trọng của nền kinh tế quốc dân (sản xuất phát triển chậm 0,4%; dân số tăng nhanh; thu nhập quốc dân chưa đủ tiêu dùng, chưa có tích lũy từ nội bộ nền kinh tế)
+ Đời sống nhân dân gặp khó khăn, nhất là công nhân viên chức
+ Những tiêu cực xã hội kéo dài, trận địa XHCN bị những nhân tố TBCN và phi XHCN xâm lấn
Trang 5Tóm lại: Trong những năm 1976 – 1980, Đảng đã lãnh đạo nhiệm vụ phát triển
kinh tế xã hội và cải tạo xã hội chủ nghĩa đã đạt nhiều thành tựu Song kinh tế nước ta đứng trước nhiều khó khăn Từ cuối năm 1979, đất nước ta lâm vào khủng hoảng kinh
tế xã hội: giá cả tăng vọt, đồng tiền mất giá, đời sống nhân dân nhất là cán bộ, viên chức nhà nước, lực lượng vũ trang rất khó khăn
Nguyên nhân:
Về khách quan: Chúng ta đi lên chủ nghĩa xã hội tư một nề kinh tế nhỏ là chủ
yếu lại chịu hậu quả nặng nề của 30 năm chiến tranh Từ sau năm 1975 viện trợ nước ngoài đối với ta giảm nhiều
Về chủ quan: chủ yếu do sai lầm khuyết điểm duy ý chí trong quá trình lãnh đạo
và quản lý kinh tế Chúng ta lạc hậu trong nhận thức lý luận, trong hoạch định chủ trương chính sách; vừa “tả” khuynh vừa “hữu” khuynh trong tổ chức thực hiện; vận dụng kinh nghiệm nước ngoài một cách máy móc, thiếu tính sáng tạo; trình độ đội ngũ cán bộ còn nhiều hạn chế, nhất là kiến thức về kinh tế và quản lý xã hội chưa theo kịp yêu cầu trong giai đoạn mới
e Đảng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc
* Đặc điểm tình hình
- Sau ba mươi năm chiến tranh, nhân dân ta có nguyện vọng thiết tha được sống trong hòa bình, độc lập tự do để xây dựng lại đất nước và cuộc sống Song các thế lực thù địch đã cấu kết với nhau chống phá cách mạng Việt Nam
- Dân tộc ta lại phải đương đầu với chính sách thù địch của các thế lực phản động quốc tế + Tập đoàn phản động Pôn Pốt Campuchia đã thi hành chính sách diệt chủng dã man trong nước và chính sách thù địch chống Việt Nam Chúng liên tục gây ra xung đột vũ trang lấn chiếm biên giới Từ tháng 4/1977, chúng tiến hành chiến tranh quy
mô lớn chống Việt Nam, coi Việt Nam là kẻ thù số 1
+ Ở khu vực phía Bắc, bọn phản động quốc tế thực hiện âm mưu gây chiến tranh quy mô lớn chống Việt Nam
* Chủ trương, sự chỉ đạo của Đảng.
- Hội nghị TƯ 4 – khóa VI (7/1978) chủ trương:
+ Chỉ ra kẻ thù trực tiếp nguy hiểm của nhân dân ta (ĐQ Mỹ là kẻ thù lâu dài, tập đoàn phản động trong giới cầm quyền Bắc kinh là kẻ thù trực tiếp nguy hiểm)
+ Tập trung lực lượng giành thắng lợi trên biên giới Tây nam và sẵn sàng đối phó với chiến tranh xâm lược qui mô lớn của kẻ thù từ biên giới phía Bắc, quyết tâm đánh thắng quân xâm lược trong bất cứ tình huống nào để bảo vệ vững chắc Tổ quốc
- Sự chỉ đạo của Đảng.
+ Đẩy mạnh xây dựng CNXH, điều chỉnh thế bố trí chiến lược về kinh tế và quốc phòng
+ Tăng cường xây dựng lực lượng vũ trang ba thứ quân, khẩn trương xây dựng
và tăng cường sức mạnh mọi mặt cho các vùng biên giới
+ Chủ động tuyên truyền vạch mặt kẻ thù, tranh thủ sự đồng tình ủng hộ của nhân dân thế giới, ký các hiệp ước hữu nghị và hợp tác với các nước anh em
- Kết quả.
Trang 6Biên giới Tây Nam
+ Cuối năm 1978, Pôn pốt huy động 19/23 sư đoàn về miền Đông tấn công xâm lược nước ta; 23/12/1978 đưa 3 sư đoàn vượt biên giới tấn công Bến sỏi, Bến cầu (Tây ninh) nhằm chiếm Tây ninh và tiến công về thành phố HCM, bị ta đánh bại + Ngày 26/12/1978, Bộ chỉ huy quân đội cách mạng; Mặt trận đoàn kết dân tộc cứu nước Campuchia quyết định phát động nổi dậy của quần chúng và kêu gọi quân tình nguyện VN giúp đỡ tiêu diệt bè lũ diệt chủng
+ Đáp lời kêu gọi đó 7/01/1979, thủ đô Phnôm pênh được giải phóng, ta đã giải quyết hậu quả xâm lược biên giới Tây nam tận gốc
Biên giới phía Bắc:
Từ ngày 17/02/1979 – 18/3/1979 ta đã đánh bại cuộc chiến tranh xâm lược trên
qui mô lớn của địch trên biên giới phía Bắc Tổ quốc
+ Ngày 17/02/1979 TQ huy động hơn 60 vạn quân xâm lược 1400 km biên giới phía bắc nước ta gồm 6 tỉnh: Lai châu, Lào cai, Hà giang, Cao bằng, Lạng sơn và Quảng ninh, có nơi tiến sâu vào 50 km (Bị quân và dân ta chặn đánh quyết liệt)
+ Ngày 5/3/1979 TQ tuyên bố rút quân
+ Ngày 18/3/1979 rút hết quân về nước
* Ý nghĩa lịch sử.
- Đã kết hợp chặt chẽ nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc với làm tròn nghĩa vụ quốc tế
- Bảo vệ vững chắc Tổ quốc XHCN và độc lập dân tộc
- Tăng cường tình hữu nghị và hợp tác giữa các nước và góp phần củng cố hòa bình, ổn định ở ĐNA và trên thế giới
2 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng (3/1982), bước phát triển mới về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Thời gian: 30 phút.
Phương pháp: Thuyết trình và nêu vấn đề
a Vài nét về Đại hội.
- Đại hội tiến hành tại thủ đô Hà Nội từ ngày 27 đến ngày 31/3/1982 Dự Đại hội
có 1.033 đại biểu thay mặt cho hơn 1,7 triệu đảng viên trong cả nước, có 47 đoàn đại biểu các đảng cộng sản và công nhân, các tổ chức cách mạng trên thế giới
- Đại hội thông qua:
+ Báo cáo chính trị, Báo cáo phương hướng nhiệm vụ và mục tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội trong 5 năm 1981 – 1985
+ Báo cáo về cáo về công tác xây dựng Đảng và bổ sung điều lệ Đảng
+ Bầu BCH Trung ương khóa V gồm 116 Ủy viên chính thức và 36 Ủy viên dự khuyết Hội nghị BCHTƯ Đảng khóa V đã bầu ban bí thư, Tổng Bí thư, Uỷ ban kiểm tra Trung ương Đồng chí Lê Duẩn được bầu lại làm Tổng bí thư của Đảng
- Đại hội đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng đã có những nhận thức mới về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của nước ta Thành công của Đại hội đánh dấu sự trưởng thành của Đảng trong việc thực hiện vai trò lãnh đạo cách mạng xã hội chủ nghĩa hội trên cả nước, về năng lực cụ thể hóa đường lối,
Trang 7tiếp tục sự tìm tòi tổng kết thực tiễn để xác định bước đi, giải pháp phù hưpj đưa cả nước quá độ lên chủ nghĩa xã hội
b Những nội dung phát triển mới của Đảng về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội
Đại hội khẳng định :
- Nhiệm vụ chiến lược của cách mạng VN: Đại hội xác định cách mạng VN có hai nhiệm vụ chiến lược
Một là, xây dựng thành công CNXH.
Hai là, bảo vệ vững chắc Tổ quốc VN XHCN.
Hai nhiệm vụ chiến lược có quan hệ mật thiết với nhau Xây dựng chủ nghĩa xã hội đạt kết quả thiết thực làm cho đất nước mạnh lên về mọi mặt và mọi hoàn cảnh thì mới đủ sức đánh thắng mọi cuộc chiến tranh xâm lược của địch, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Ngược lại, bảo vệ vững chắc Tổ quốc thì mới có điều kiện để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội
- Về đường lối cách mạng xã hội chủ nghĩa Khẳng định tiếp tục thực hiện đường lối chung cách mạng xã hội chủ nghĩa và đường lối xây dựng kinh tế do Đại hội IV vạch ra Trong đó nhấn mạnh ba vấn đề cần đặc biệt chú ý là:
+ Nắm vững chuyên chính vô sản
+ Xây dựng chế độ làm chủ tập thể của nhân dân lao động
+ Tiến hành công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa.
- Xác định chặng đường đầu tiên của thời kỳ quá độ lên CNXH ở nước ta, chỉ rõ mục tiêu nhiệm vụ, nội dung kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội của chặng đường đầu tiên Đây là sự nhận thức và vận dụng đúng đắn chủ nghĩa Mác – Lênin về thời kỳ
quá độ và sự phân kỳ thời kỳ quá độ vào thực tiễn nước ta
+ Nội dung CNH trong chặng đường đầu tiên:
> Tập trung sức phát triển nông nghiệp, coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, đưa nông nghiệp một bước lên sản xuất lớn XHCN
> Ra sức đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng và tiếp tục xây dựng một số ngành công nghiệp nặng quan trọng, kết hợp nông nghiệp, công nghiệp hàng tiêu dùng và công nghiệp nặng trong một cơ cấu công nông nghiệp hợp lý
Nội dung đó phán ánh đúng bước đi công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa, phù hợp với thực tiễn nước ta; nhằm khai thác, phát huy thế mạnh, tiềm năng của đất nước về lao động, đất đại và tài nghành nghề…, giải quyết đúng đắn mối quan hệ công nghiệp với nông nghiệp làm cơ sở để thực hiện nhiệm vụ chủ yếu của chặng đường đầu tiên, tạo ra tiền đề cần thiết cho việc đẩy mạnh cộng nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa trong chặng đường tiếp theo
* Đại hội còn có những hạn chế
- Đại hội V của Đảng có bước tiến mới về đổi mới tư duy trong tìm tòi con đường đi lên chủ nghĩa xã hội Tuy nhiên, Đại hội còn có những hạn chế:
- Chưa thấy được sự cần thiết phải duy trì nền kinh tế nhiều thành phần trong suôt thời kỳ quá độ
- Chưa xác định được quan điểm cụ thể về kết hợp kế hoạch với thị trường, công tác quản lý lưu thông phân phối vẫn một chiều theo nhà nước quyết định
Trang 8- Coi phát triển nông nghiệp là mặt trận hàng đầu, nhưng chưa có chính sách và giải pháp cụ thể động bộ để giải phóng sức lao động trong sản xuất nông nghiệp
c Đảng lãnh đạo thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ III (1981-1985)
* Hội nghị BCH Trung ương lần thứ 6 (8/1979) đã bàn Về tình hình nhiệm vụ cấp bách kinh tế - xã hội và nghị quyết về phương hướng, nhiệm vụ phát triển hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương Đây là bước đột phá đầu tiên của quá trình tìm
tòi, cải tiến quản lý kinh tế, thử nghiệm cách làm ăn mới Hội nghị đã có những tư duy quan trọng, thể hiện những nội dung cơ bản sau:
- Xóa bỏ chính sách kinh tế lạc hậu, kìm hãm sản xuất và ban hành những chính sách mới tiến bộ để phát triển nông, lâm, ngư nghiệp hàng tiêu dùng
- Tận dụng các thành phần kinh tế ngoài quốc doanh và tập thể, kể cả kinh tế tư nhân để phát triển sản xuất, kết hợp 3 lợi ích: tập thể, cá nhân và xã hội
- Về cải tạo đối với nông nghiệp ở miền Nam nhấn mạnh tính vững chắc, chống
tư tương nóng vội, chủ quan cưỡng ép theo mệnh lệnh
Tư tưởng nổi bật là “làm cho sản xuất bung ra” nghĩa là phải khắc phục những khuyết điểm trong quả lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa, đề ra chủ trương phù hợp để phát triển sản xuất
- Nghị quyết ra được nhân dân cả nước hồ hởi đón nhận, bước đầu đã xuất hiện những điển hình về các làm ăn mới phát huy tác dụng tích cực
+ Thực hiện nghị quyết Trung ương 6 (9/1979) Hội đồng chính phủ ra quyết định
về việc tận dụng đất đai nông nghiệp để khai hoang phục hóa được trả thù lao thích đáng và được hưởng toàn bộ sản phẩm, được miễn thuế
+ Tháng 10/1979 quyết định xóa bỏ những trạm kiểm soát ngăn sông cấm chợ, Người sản xuất có quyền đưa sản phẩm ra trao đổi ngoài thị trường không phải nộp thuế sau khi làm đầy đủ nghĩa vụ với nhà nước
Đến năm 1979 sản lượng nông nghiệp tăng 1.718.500 tấn so với năm 1978
+ Ngày 22/6/1980 Ban Bí thư ra Thông báo số 22, cho phép các địa phương mở rộng thí điểm khoán sản phẩm và khoán việc đối với cây lúa trong các hợp tác xã nông nghiệp
+ Ngày 13/1/1981 Ban Bí thư ra Chỉ thị 100 về công tác khoán sản phẩm đến nhóm người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp Chỉ thị 100 đề cập: Mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp đối với cây trông vật nuôi, nghành nghè khác trong hợp tác xã Khoán trong hợp tác
xã nông nghiệp xã viên là ba khâu (cấy, chăm bón, thu hoạch) các khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm, vượt khoán thì xã viên được hưởng
+ Trong công nghiệp ngày 21/1/1981 Chính phủ ban hành quyết định 25 – CP về chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính cảu các xí nghiệp quốc doanh…Năm 1981 lần đầu tiên sau chiến tranhsanrxuaats công nghiệp đạt kế hoạch, riêng công nghiệp địa phương vướt kế hoạch 7,5%
Những tìm tòi, đổi mới từng phần từ 1971 – 1981 được xuất phát từ thực tế cuộc sống, dựa trên những sáng tạo của nhân dân, của địa phương Đó là những giải pháp tình thế, hướng vào giải quyết những khó khăn trước mắt về đời sống kinh tế xã hội
Trang 9Những ý tưởng ban đầu của đổi mới tuy còn sơ khai, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng
đó là bước mở đầu ó ý nghĩa,đặt những cơ sở đầu tiên cho đổi mới toàn diện sau này
Tuy nhiên, những giải pháp Hội nghị Trung ương 6 đưa ra chưa đủ sức tháo gỡ khó khăn Sau một thời gian thực hiện lại xuất hiện những khó khăn mới: sản xuất bung ra nhưng không đúng hướng; hàng lậu, hàng giả xuất hiện nhiều, giá cả ngày càng tăng.
* Những yêu cầu cơ bản về kinh tế - xã hội phải giải quyết tốt trong thời kỳ (81-85)
(Nghiên cứu tài liệu trang 15)
- Đảng đã cụ thể hóa kế hoạch 1981-1985 và xác định phương hướng nhiệm vụ từng năm
- Chủ trương đổi mới cơ chế quản lý kinh tế, khẳng định dứt khoát xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, thực hiện cơ chế giá - lương - tiền
- Chỉ đạo tiến hành công tác tư tưởng, tổ chức đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới
3 Thành tựu, tồn tại, nguyên nhân và ý nghĩa lịch sử
Thời gian: 10 phút.
Phương pháp : Thuyết trình và nêu vấn đề
* Thành tựu:
- Nhanh chóng thống nhất nước nhà về mặt nhà nước, thiết lập hệ thống chuyên chính vô sản trong cả nước, đưa cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên CNXH
- Trong xây dựng CNXH đã đạt được những thành tựu quan trọng trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật
Trong sản xuất nông nghiệp và công nghiệp đã ngăn chặn được đà giảm sút của những năm 1976 – 1980 và đã có những tiến bộ rõ rệt
+ Sản xuất lương thực có bước phát triển quan trọng về mức bình quân hàng năm 13,4 triệu tấn (76-80) lên 17 triệu tấn (81-85)
+ GDP bình quân tăng 0,4% (76-80) lên 6,4% (81-85)
- Về xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật, trong 5 năm đã hoàn thành hàng trăm công trình tương đối lớn, hàng nghìn công trình vừa và nhỏ (điện, dầu khí, xi măng,
cơ khí, dệt, đường, thủy lợi giao thông…) Công cuộc cải tạo XHCN tiến thêm một bước: chính sách khoán sản phẩm trong nông nghiệp góp phần tạo thêm bước phát triển trong sản xuất nông nghiệp, củng cố quan hệ sản xuất ở nông thôn
- Trong bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ an ninh chính trị và làm nghĩa vụ quốc tế giành những thắng lợi to lớn (Ngăn chặn lấn chiếm biên giới, chiến tranh phá hoại nhiều mặt…)
- Nguyên nhân ưu điểm:
+ Sự đúng đắn của đường lối chung và đường lối kinh tế được xác định ở Đại hội IV, Đại hội V của Đảng
+ Tinh thần lao động cần cù thông minh sáng tạo, ý chí quyết chiến, quyết thắng của quân và dân cả nước
+ Có sự giúp đỡ và ủng hộ quý báu của các nước xã hội chủ nghĩa anh em, các nước bầu bạn và nhiều tổ chức quốc tế…
* Tồn tại
Đất nước vẫn còn nhiều khó khăn gay gắt, chưa vượt qua khỏi khủng hoảng kinh
tế - xã hội từ nhiều năm để lại
- Sản xuất tuy có tăng nhưng chậm so với khả năng sẵn có
Trang 10- Một số chỉ tiêu quan trọng trong sản xuất không đạt được.
- Tài nguyên của đất nước chưa được khai thác tốt, lại sử dụng lãng phí
- Lưu thông không thông suốt, phân phối rối ren, vật giá tăng nhanh mất cân đối lớn trong nền kinh tế chậm được thu hẹp
- Đời sống nhân dân , nhất là công nhân viên chức gặp nhiều khó khăn, tiêu cực
xã hội phát triển, công bằng xã hội bị vi phạm
- Nguyên nhân khuyết điểm:
Có cả nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan Song chủ yếu là nguyên nhân chủ quan do sai lầm khuyết điểm trong hoạt động lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng và Nhà nước.
+ Phạm nhiều sai lầm trong xác định mục tiêu và bước đi về xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, cải tạo xã hội chủ nghĩa và quản lý kinh tế
+ Việc bố trí cơ cấu kinh tế, trước hết là cơ cấu sản xuất và cơ cấu đầu tư có nhiều sa lầm Thiên về phát triển công nghiệp nặng và những công trình có quy mô lớn, không tập trung sức giải quyết căn bản vấn đề lương thực, thực phẩm, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu
+ Chưa xác định rõ ràng nhất quán những quan điểm, chủ trương, chính sách và nội dung cải tạo xã hội chủ nghĩa, nóng vội trong xác định mục tiêu bước đi
+ Cơ chế quản lý chậm được đổi mới, dân đế không tạo được động lực phát triển
và làm nảy sinh nhiều tiêu cực
+ Tình trạng buông lỏng và chưa sử dụng đầy đủ sức mạnh tổng hợp của chuyên chính
vô sản để thiết lập và giữ vững trật tự xã hội trong các lĩnh vực đời sông kinh tế và xã hội
* Ý nghĩa lịch sử:
- Khẳng định đường lối chung, đường lối kinh tế do ĐH IV đề ra và được ĐH V
cụ thể hóa đã đáp ứng yêu cầu bước chuyển giai đoạn của cách mạng nước ta
- Nội dung của đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc XHCN 1976-1986 đã phản ánh được mục tiêu, phương hướng cách mạng XHCN ở nước ta thể hiện cuộc
đấu tranh giai cấp, dân tộc gay go, quyết liệt, phức tạp nhằm giải quyết vấn đề “ai thắng ai” giữa con đường XHCN và con đường TBCN.
- Đường lối chung là cơ sở để thống nhất tư tưởng, hành động của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân trong giai đoạn cách mạng mới Từng bước làm rõ con đường đi lên CNXH ở nước ta
- Để lại cho Đảng ta nhiều bài học kinh nghiệm quí báu trong lãnh đạo xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc XHCN
II ĐẢNG LÃNH ĐẠO CÔNG CUỘC ĐỔI MỚI TOÀN DIỆN ĐẤT NƯỚC 1986-2006.
Sau 10 năm cả nước bước vào Khủng hoảng kinh tế - xã hội từ 1979- 1986 đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến lòng tin của nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng và quản
lý của nhà nước XHCN Phải đổi mới để củng cố lòng tin
Đảng khẳng định: “Đối với nước ta, đổi mới đang là yêu cầu bức thiết của sự nghiệp cách mạng, là vấn đề có ý nghĩa sống còn”
1 Đại hội VI của Đảng - Đường lối đổi mới đất nước.