XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐỂ TÌMCÁCH NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN LÝ DỰ ÁN Dự án, là một chuỗi các hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành 01
Trang 1XÁC ĐỊNH ĐIỂM MẠNH, ĐIỂM YẾU ĐỐI VỚI NHÀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN ĐỂ TÌM
CÁCH NÂNG CAO KỸ NĂNG QUẢN LÝ DỰ ÁN
Dự án, là một chuỗi các hoạt động trong một khoảng thời gian nhất định để hoàn thành
01 mục tiêu, kết quả nào đó Dự án xuất hiện trong ngay cả cuộc sống thường nhật của chúng
ta, ai cũng đã từng tham gia hoặc nhiều khi là người khởi xướng và nghĩ ra một dự án Một đứa trẻ phải làm một món đồ thủ công để hoàn thành bài tập được giao Đó cũng là một dự án, cũng cần phải chuẩn bị từ nguyên vật liệu, suy nghĩ tính toán các phương án và thời gian thực hiện Một người trưởng thành khi xây một cái nhà, đó cũng là một dự án Dự án này lớn hơn, cần phải tính toán thời gian, tính toán chi phí, phân bổ chi phí và nhân lực, phân công công việc, giám sát thực hiện… Họ cần phải ước lượng xem ngôi nhà xây dựng trong bao lâu, phải chuẩn bị những gì, bao nhiêu tiền mua gạch, bao nhiêu tiền thuê nhân công Như vậy, rõ ràng
dự án luôn luôn hiển hiện trong cuộc sống, tuy nhiên, chỉ trong môi trường làm việc, dự án mới được thực hiện một cách chuyên nghiệp và bài bản Trong môi trường làm việc chuyên nghiệp, người ta mới hay dùng từ “Dự án” để ám chỉ một quá trình thực hiện một công việc,
và người ta mới xem xét một cách cụ thể và cặn kẽ về việc làm thế nào để thực hiện dự án đó một cách tối ưu nhất Thông thường, quy trình dự án được diễn ra như sau: (Xem hình 01)
Hình 01: Quy trình thực hiện dự án
Trang 2Tất cả các dự án, bao giờ cũng có một người đứng đầu gọi là: Người quản lý dự án Đây
là người hoạch định các mục tiêu của dự án, quản lý toàn bộ, phân tích dự án thành các hạng mục nhỏ hơn, phân công công việc và nhân lực… Cũng giống như việc xây căn nhà riêng kia,
có người xây dựng tốn ít chi phí, căn nhà đẹp, công việc gọn gàng, ngăn nắp Nhưng cũng có người xây mãi không xong, không tính toán cẩn thận rồi bị bội chi, xây chỗ này, đắp chỗ kia
và không đạt được kết quả như mong muốn Những người làm được thường được người ta gọi
là người khéo léo, họ biết tính toán, biết theo dõi và quản lý sát sao các công việc, có thể ứng biến và giải quyết công việc và các tình huống xảy ra sao cho vẹn toàn nhất Để thực hiện được một dự án thành công, người quản trị dự án cũng phải có những kỹ năng cơ bản phù hợp với yêu cầu của công việc quản trị dự án
Dựa vào câu chuyện ở trên ta có một câu hỏi: Vậy nhà quản trị cần có những kỹ năng gì để
có thể là nhà quản trị tốt? Theo tôi, nhà quản trị giỏi phải có một số kỹ năng cơ bản như sau:
Kỹ năng hoạch định chiến lược
Có những dự án siêu nhỏ, cũng có những dự án siêu lớn Tuy nhiên chúng có điểm chung
là sau khi thực hiện xong dự án, chúng ta đạt được một kết quả nào đó Là một sản phẩm mới
ra đời, là hoàn thiện một dịch vụ, là xây dựng được một ngôi nhà hay là giống như Hà Nội xây
cả một khu hoạt động thể thao để phục vụ cho giải thể thao lớn như SeAGame 22 đã từng diễn
ra năm 2003 Để đi được đến đích một cách hoàn hảo, nhà quản trị dự án cần phải hoạch định được chiến lược triển khai dự án đó Đây là kỹ năng quan trọng nhất, là kim chỉ nam dẫn đường cho mọi hoạt động Hoạch định chiến lược ở đây không giống như việc hoạch định chiến lược của một nhà lãnh đạo Các nhà lãnh đạo hoạch định tầm nhìn, tạo ra giá trị chung, còn nhà quản trị dự án hoạch định chiến lược triển khai để thực hiện một mục tiêu cụ thể Dự
án càng lớn thì sẽ càng có nhiều những khâu nhỏ hơn cần phải lên kế hoạch, mỗi khâu là một mắt xích có thể ảnh hưởng đến những khâu còn lại Việc hoạch định chiến lược triển khai như thế nào sẽ dẫn đến việc sẽ thực hiện dự án trong bao lâu, có bao nhiêu khâu cần chuẩn bị, khâu nào là quan trọng cần ưu tiên, bao nhiêu người và ai sẽ làm việc gì Có thể thấy chiến lược triển khai như thế nào sẽ quyết định độ lớn và độ phức tạp của dự án, quyết định cho mọi hoạt động còn lại của dự án
Kỹ năng phân tích
Trang 3Việc phân tích dự án sẽ giúp cho nhà quản trị đưa ra được đâu là điểm mấu chốt của dự
án, khâu nào trong dự án là quan trọng nhất và ảnh hưởng nhiều đến kết quả thực hiện Từ đó, nhà quản trị phân chia thời gian và nguồn lực vào từng khâu cho hợp lý để đạt kết quả tốt nhất cho từng khâu Ví dụ, ta có thể phân chia dự án thành các kế hoạch như sau: (hình 2)
Hình 02: Phân chia kế hoạch của dự án
Kỹ năng phân tích không chỉ dừng lại ở thời gian ban đầu của dự án mà còn cần thiết trong suốt quá trình thực hiện dự án Nhà quản trị thường không phải là người nắm quá rõ về chuyên môn và thường không biết được chính xác công việc đó phải làm như thế nào Tuy nhiên, nhà quản trị cần có óc phân tích hoàn hảo, bằng khả năng phân tích logic và phán đoán tình huống, họ phải suy luận được công việc đó đang được thực hiện tốt hay không, có đạt được kết quả hay không và kết quả đạt được là phù hợp hay không phù hợp Khi nhận thấy có dấu hiệu bất lợi, nhà quản trị cần họp bàn với các chuyên gia về vấn đề họ nhận thấy và cùng đưa ra cách thức giải quyết việc đó một cách kịp thời
Kỹ năng xây dựng, quản lý nhóm
Trang 4Sau khi đã có chiến lược, dự án được phân tích và phân chia thành các khâu riêng biệt thì nhân sự thực hiện các khâu riêng biệt đó là những ai? Lúc này, nhà quản trị dự án cần phải thể hiện kỹ năng xây dựng và quản lý nhóm của mình Với những dự án nhỏ, đôi khi một người có thể làm một khâu hoặc kiêm nhiệm nhiều khâu Đối với những dự án lớn, nhiều khi, phải một nhóm rất đông người mới có thể thực hiện được một khâu Nhà quản trị dự án phải biết được mức độ quan trọng và độ khó của khâu đó để bố trí nhân sự Sẽ có bao nhiêu nhóm thực hiện, nhóm thực hiện gồm mấy người và ai làm việc gì Việc bố trí nhóm và nhân sự trong nhóm phải phù hợp với cấu trúc dự án và phù hợp với năng lực của các thành viên Điều này là rất quan trọng, dự án muốn thực hiện suôn sẻ và đúng như mong muốn ban đầu cần phải có người thực hiện có năng lực phù hợp để thực hiện việc đó Việc sắp xếp ai làm việc gì đòi hỏi kỹ năng nhìn người và đánh giá năng lực của nhà quản lý dự án Thường người ta hay nói câu: Đúng người, đúng việc là để ám chỉ việc này
Kỹ năng quản lý thời gian
Quản lý dự án phải bắt buộc đúng và có sự thúc giục về thời gian Bởi vì mọi dự án đều
có sự hạn chế, giới hạn về thời gian, tiền bạc và những nguồn có giá trị khác Các khâu của dự
án phải không ngừng đảm bảo tiến độ dự án thực hiện liên tục Vì thế, người quản lý dự án phải luôn giữ nhân viên chú trọng đến tiến trình dự án và giới hạn thời gian hoàn thành Việc thường xuyên kiểm tra hiện trạng, họp và nhắc nhở luôn luôn cần thiết và không thể làm việc
mà không có chúng Việc quản lý và nhắc nhở này tưởng chừng rất đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được Nó đòi hỏi nhà quản lý phải rất tập trung và theo dõi sát sao Chỉ cần một khâu trong dự án không thực hiện đúng tiến độ sẽ làm cho toàn bộ dự án bị ảnh hưởng
Kỹ năng lãnh đạo, thuyết phục, truyền thông.
Đây là kỹ năng gần như quan trọng nhất mà nhà quản trị phải có Đối với mỗi dự án bao giờ cũng có rất nhiều các bên liên quan Mỗi bên chỉ phải chịu một phần trách nhiệm của dự án nhưng nhà quản trị dự án phải chịu trách nhiệm cho toàn bộ dự án Nhà quản trị dự án là người đứng giữa, và làm cầu nối giữa các bên liên quan Có làm việc tốt với tất cả các bên thì dự án mới có thể hoạt động thông suốt Thường các bên liên quan sẽ là:
Lãnh đạo cấp cao: Những người quản lý vĩ mô, ra quyết định
Bên yêu cầu: Trong các dự án kinh tế, đây chính là khách hàng
Trang 5 Các bên liên quan: Là các bên tạo ra đầu vào và đầu ra của dự án
Các nhóm, cá nhân thực hiện trực tiếp
Đối với lãnh đạo, nhà quản trị trước hết phải thuyết phục được lãnh đạo về sự hiệu quả
của các phương án đưa ra Các lãnh đạo cấp cao khi thấy được sự hiệu quả của dự án mới có thể ra quyết định phê duyệt phương án Đối với bên yêu cầu, nhà quản trị cần thuyết phục được họ về tính khả thi của dự án và lợi ích mà họ nhận được Ngoài việc hoạch định, phân tích dự án một cách khoa học và chuyên nghiệp, kỹ năng thuyết phục sẽ giúp nhà quản trị ban đầu lấy được lòng tin từ phía lãnh đạo và bên yêu cầu Đây là điều kiện cần để dự án có thể đi vào hoạt động Nhiều khi dự án gặp vấn đề nghiêm trọng khi có một vài bên yêu cầu trong cùng một dự án nhưng mỗi bên lại muốn một yếu tố khác nhau Thống nhất và trung hòa được mọi yêu cầu là điều rất quan trọng
Đối với các bên liên quan, họ có thể là những người ở phòng ban khác, những nhà cung
cấp, các cơ quan chính phủ…Tất cả họ đều có liên quan một cách trực tiếp hay gián tiếp đến dự
án Các phòng ban khác có thể hỗ trợ bằng những nghiệp vụ riêng, các cơ quan chính phủ cấp phép cho các hoạt động và tư vấn triển khai, những nhà cung cấp cung cấp đầu vào bằng nguyên vật liệu, hay dịch vụ Mọi sự thay đổi của các bên liên quan đều có thể dẫn đến rủi ro cho dự án
Có thể lấy ví dụ: Một dự án có một khâu liên quan đến công nghệ đang hoạt động nhưng phòng
kỹ thuật của công ty quyết định nâng cấp hệ thống, mọi hoạt động cần phải tạm dừng trong 02 tuần, sẽ ảnh hưởng rất lớn đến thời gian thực hiện dự án Hay một dự án xây dựng chuẩn bị được triển khai, nhưng Phòng nghiệp vụ phụ trách cấp phép xây dựng thuộc Sở xây dựng thay đổi trưởng phòng và trưởng phòng mới tạm thời ra quyết định tạm dừng tất cả các dự án chờ cấp phép để đợi bàn giao công việc Nhà quản trị dự án cần phải làm việc với trưởng phòng mới để
có thể lấy được giấy phép tiếp tục triển khai nhằm đảm bảo tiến độ Hay dự án sản xuất sản phẩm đang triển khai thì đối tác cung cấp nâng giá nguyên liệu đầu vào, điều này ảnh hưởng lớn đến chi phí triển khai và có thể thay đổi hoàn toàn các kế hoạch ban đầu
Đối với các nhóm, cá nhân thực hiện trực tiếp, một nhà lãnh đạo đôi khi không cần thiết
phải có kỹ năng quản lý dự án Nhưng nhà quản lý dự án phải có đôi chút tư chất của người lãnh đạo Trong tiếng Anh người ta có hai từ: Manager và Leader, có nghĩa là người quản lý
và người đi đầu Kỹ năng lãnh đạo và thuyết phục của nhà quản trị dự án mang tính chất của
Trang 6người quản lý và giám sát – Manager – nhiều hơn Nhà quản trị dự án phải là người theo dõi sát sao và hướng cho các nhóm làm việc thực hiện công việc theo đúng hướng Đồng thời nhà quản trị phải có những hiểu biết sâu sắc về công việc, biết đâu là điểm cần thiết và phải có những lý lẽ, lập luận chính xác và thuyết phục để đồng nhất quan điểm giữa các nhóm và các nhân sự để họ đều thực hiện công việc theo đúng mục tiêu đề ra với mức độ tin tưởng cao Nếu nhà quản trị không thuyết phục được những nhóm thực hiện là công việc và cách thức thực hiện đó là đúng đắn thì họ sẽ bị phản đối Người thực hiện sẽ không phục và làm ảnh hưởng rất lớn đến mức độ thành công của công việc Tất nhiên, trong kỹ năng quản trị, không chỉ có
áp đặt theo ý muốn của mình Trước khi thực hiện công việc, nhà quản trị cần lắng nghe ý kiến của những người tham gia Những người tham gia là chuyên gia trong lĩnh vực của họ, những
ý kiến họ đưa ra luôn có những ý nghĩa nào đó mà nhà quản trị cần lắng nghe
Không phải ý kiến nào nhà quản trị cũng nghe theo, họ cần biết được ý kiến nào là phù hợp với mục tiêu của dự án và phân tích, thuyết phục được các chuyên gia khi không dùng ý kiến của họ Phải chỉ ra được tại sao không dùng cách thức của chuyên gia đó mặc dù nó có thể rất hay Trong khi thực hiện công việc, nhà quản trị phải luôn ghi chép và rút kinh nghiệm sau mỗi giai đoạn của dự án và liên lạc, trao đổi thường xuyên với các thành viên của dự án, các chuyên gia để có thể thay đổi phương án khi cần thiết Có như vậy thì chuyên gia mới phục và thực hiện dự án với tinh thần tốt nhất
Kỹ năng tập trung
Nhìn vào sơ đồ quy trình của việc thực hiện dự án phía trên, sau khi các khâu dự án đã đi vào hoạt động, việc giám sát và đánh giá là công việc thực hiện thường xuyên Như đã nói phần Kỹ năng quản lý thời gian, mỗi dự án nói chung và mỗi khâu của dự án nói riêng, cần phải luôn đảm bảo về mặt tiến độ thời gian Điều này đòi hỏi nhà quản trị dự án phải hết sức tập trung Dự án có thể có nhiều khâu thực hiện song song với nhau Các công việc của nhóm này ảnh hưởng đến công việc của nhóm khác Nhà quản trị cần theo dõi sát sao và hết sức tập trung trong giai đoạn này Họ là cầu nối cho các nhóm thực hiện Chỉ cần không tập trung và không nhắc nhở, có thể sẽ có những người không thực hiện đúng công việc và thời gian, không hoàn thành tiến độ và chất lượng là sẽ không thể đạt được mục tiêu Việc tập trung này
Trang 7không giống như tập trung toàn bộ tâm trí vào làm việc gì đó, mà sự tập trung ở tầm cao hơn.
Đó là sự tập trung giữ cho dự án đi đúng hướng, đúng kế hoạch và mục tiêu đề ra
Kỹ năng phản ứng tình huống
Đây là kỹ năng rất quan trọng đối với việc giám sát và quản lý dự án Trong phần hoạch định, nhà quản trị dự án phải đưa ra được các phương án dự phòng để đề phòng các tình huống xảy ra Kết quả dự án là ở tương lai, do đó luôn luôn phải có những kế hoạch khác nhau khi có các tình huống bất lợi xảy đến Và nhiều khi, có những tình huống có thể làm cho tất cả các kế hoạch đều thất bại Khi đó, sự “tháo vát” của nhà quản trị dự án sẽ được thể hiện tối đa Đặt ra mục tiêu là một chuyện, khi thực hiện, luôn luôn có những rào cản và những rủi ro xảy ra làm ảnh hưởng đến kết quả và mục tiêu của dự án, nhà quản trị phải tìm mọi cách và phải phản ứng cực nhanh trước các tình huống Nhiều khi cần phải loại bỏ tất cả các ý tưởng cũ để thực hiện một kế hoạch mới hoàn toàn nhằm giữ vững mục tiêu đề ra
Kỹ năng học hỏi kiến thức mới
Là nhà quản trị, có nhiều hạng mục công việc không thuộc sở trường của nhà quản trị, sau mỗi một công việc, nhà quản trị cần phải luôn luôn ghi chép và đúc rút kết quả công việc Công việc đó có thành công hay không, nếu thành công thì lý do là gì, người thực hiện đó đã dùng cách thức gì để mang lại thành công? Cần phải học hỏi kiến thức đó Còn nếu nó không thành công thì lý do vì sao? Nếu là do kiến thức của người thực hiện bị thiếu hụt phần nào đó
và dẫn đến thất bại thì nhà quản trị cũng cần tìm hiểu những kiến thức đó để có thể thực hiện tốt lần sau Ví dụ như khi lắp đặt hệ thống máy móc, việc yếu kém về ngoại ngữ chuyên ngành
kỹ thuật dẫn đến việc hiểu tài liệu kỹ thuật chuyển giao từ nước ngoại không đúng và người thực hiện đã thực hiện thao tác sai dẫn đến rủi ro Biết được điều này, nhà quản trị cần tìm hiểu
và trao dồi khả năng ngoại ngữ để hiểu được vấn đề, trao đổi và hướng dẫn cho người thực hiện để tránh sai sót về sau
Cuối cùng, để thành công, nhà quản trị cần phải kiên trì và bình tĩnh trước mọi tình huống Thuyền trưởng phải luôn là người rời con tàu sau cùng khi gặp bão Khi gặp khó khăn, cần phải bình tĩnh xử lý mọi việc để vượt qua Khi các kế hoạch đổ bể, cần phải thực hiện kế hoạch khác và bằng óc phân tích tốt, bằng sự khéo léo xử lý các tình huống, nhà quản trị phải kiên trì với mục tiêu đã đề ra và thực hiện bằng được
Trang 8Trên đây là một số những kỹ năng cơ bản cần có của nhà quản trị Tất nhiên, còn nhiều
kỹ năng khác nữa mà nhà quản trị cần phải luôn học hỏi và tích lũy để ngày một hoàn thiện hơn như: Kỹ năng về ngoại ngữ, kỹ năng thuyết trình Đó là những kỹ năng mềm, bổ trợ cho quá trình làm việc của nhà quản trị Hiểu biết càng nhiều, nhà quản trị càng dễ dàng hơn trong việc thực hiện các công việc của mình
Hiện nay tôi đang giữ chức vụ: Phó Tổng giám đốc - Công ty TNHH Một Thành Viên Trường Thành thuộc Bộ Quốc Phòng Là một người được làm việc và rèn luyện trong môi trường quân đội, kỷ luật nghiêm khắc cùng quá trình rèn luyện và học tập nghiêm túc đã cho tôi một vài kỹ năng rất tốt để phục vụ cho công việc quản trị dự án
Thứ nhất là Kỹ năng quản lý thời gian Môi trường quân đội luôn chính xác về mặt thời
gian Sự chính xác về thời gian được thực hiện hàng ngày từ những công việc nhỏ và được rèn luyện trong rất nhiều năm Những ai ở môi trường quân đội đều biết việc thực hiện chính xác giờ giấc, phân chia và quản lý thời gian là quan trọng như thế nào Khi thực hiện các dự án của Quân đội, thời gian hoàn thành với từng hạng mục nhỏ đến hạng mục lớn đều được thực hiện một cách chính xác tuyệt đối và không được phép sai sót Chính vì vậy, việc phân chia và quản
lý đối với một người làm trong môi trường quân đội như tôi luôn là rất tốt
Thứ hai, là Khả năng tập trung Đây là một trong những điểm mạnh nhất của cá nhân tôi.
Trong một quá trình làm việc, tôi có thể dùng toàn bộ sức lực và tâm trí vào công việc đó và không bao giờ sao nhãng vào những việc khác Như đã nói ở trên, các công việc lớn, nhỏ trong quân đội luôn luôn phải được thực hiện một cách chính xác tuyệt đối không bao giờ được phép
có sai sót xảy ra Điều này luôn luôn được quán triệt để các quân nhân rèn luyện được sự tập trung không bao giờ được phép xao nhãng trước bất cứ việc gì vì điều đó trong chiến trận đôi khi sẽ trả giá bằng tính mạng hoặc bằng sự thua trận Đối với các dự án khác trong công việc, tôi luôn tập trung tối đa mỗi khi được giao nhiệm vụ và hoàn thành công việc một cách hoàn hảo nhất Thành công hôm nay của bản thân chính là câu trả lời cho những công việc đã hoàn thành, được tập thể đánh giá cao và giao cho những trọng trách lớn
Thứ ba, là khả năng hoạch định chiến lược Vị trí công tác hiện tại đòi hòi tôi phải luôn
nỗ lực rèn luyện để hoàn thiện kỹ năng này Trải qua rất nhiều dự án ở công ty, tôi luôn phải đối mặt với việc lãnh đạo nhóm làm việc với những dự án lớn, phức tạp và đòi hỏi khối lượng
Trang 9nhân sự lớn trong đó có rất nhiều các chuyên gia đã được đào tạo bài bản từ trong và cả ngoài nước Việc hoạch định chiến lược triển khai dự án rõ ràng và mạch lạc luôn phải được ưu tiên hàng đầu Đây cũng là một đòi hỏi khắt khe của công ty vì những dự án luôn phải được hoàn thành không được sai sót Xuất phát là một nhân viên, đã từng trực tiếp thực hiện các hạng mục của dự án và đúc rút được nhiều kinh nghiệm trong suốt quá trình thực hiện trong 30 năm công tác, các dự án do tôi quản lý luôn được phân chia hạng mục nhỏ rất chi tiết và rõ ràng Nhiệm vụ được đưa đến cho từng thành viên trong cả một tổng thể lớn, để từ đó đưa ra một chiến lược triển khai đạt hiệu quả cao nhất theo mục tiêu đề ra của đơn vị
Tất nhiên, đi kèm với những điểm mạnh luôn luôn có những kỹ năng cần phải hoàn thiện nhiều hơn nữa Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy hiện tại còn một số kỹ năng của bản thân cần được cải thiện
Thứ nhất, về khả năng lãnh đạo, thuyết phục Thường đối với môi trường quân đội, mọi
công việc được đưa ra bằng mệnh lệnh Bất cứ công việc được giao đó là một nhiệm vụ và người được giao phó phải hoàn thành nhiệm vụ đó Nhiều khi đó là một sự ép buộc và người thực hiện không được phép phản đối Nếu là một môi trường quân đội thuần túy, tôi có thể thực hiện rất tốt công việc này Hiện nay dù là một đơn vị trực thuộc Bộ Quốc Phòng, nhưng hoạt động của công ty hoàn toàn là những hoạt động kinh tế và tuân theo quy luật của nền kinh
tế thị trường Trong mỗi dự án, mỗi hạng mục công việc, sự xung đột về cách thức triển khai một hạng mục công việc là luôn luôn xảy ra Có rất nhiều thành viên của công ty là những người không được đào tạo trong môi trường quân đội, và cũng có nhiều người được đào tạo từ nước ngoài, từ những nước theo tư bản chủ nghĩa như Anh, Pháp, Mỹ Là một người hiểu sự việc, tôi hiểu việc ra quyết định thực hiện mang tính ép buộc đối với những nhân viên như thế thường không mang lại hiệu quả cao nhất Là lãnh đạo doanh nghiệp kinh tế, phải luôn tiếp xúc với những nhân viên như những người đồng nghiệp bình đẳng, lắng nghe ý kiến của họ và cùng nhau bàn bạc để giải quyết các vấn đề xảy ra Đó là một kỹ năng mà tôi cần phải trau dồi
và rèn luyện nhiều hơn nữa để hoàn thiện
Thứ hai, về khả năng phản ứng tình huống Chuyển sang lĩnh vực hoạt động kinh tế, có
rất nhiều kỹ năng và kiến thức về hoạt động kinh tế cần phải học Đây là một khó khăn và một điểm yếu đối với tôi hiện nay Với những người hoạt động kinh tế lâu năm và được đào tạo bài
Trang 10bản về kinh tế, chắc chắn họ sẽ có những phương án và độ nhạy bén nhiều hơn để phản ứng trước các tình huống xảy ra Hoạt động kinh tế đôi khi cũng đòi hỏi người xử lý tình huống phải mang đúng tính chất của người làm kinh doanh, có thể dùng nhiều cách thức trong đó có thể có rất nhiều cách thức không chính thống với mục tiêu duy nhất là hoàn thành công việc Việc đã quen làm việc với môi trường “làm thật, ăn thật” sẽ là điểm yếu khi cần phải phản ứng nhanh với những tình huống bất lợi
Thứ ba, kỹ năng học hỏi kiến thức mới Kỹ năng này hiện nay đang bị hạn chế do hoàn
cảnh tự nhiên, đó là do độ tuổi Theo sự phát triển tự nhiên của con người, việc tiếp nhận kiến thức mới luôn luôn trở ngại với những người có độ tuổi trên 45 tuổi Như việc học thêm ngoại ngữ, những kỹ năng sử dụng công nghệ mới… đang là trở ngại đòi hỏi tôi phải nỗ lực rất nhiều
để có thể phần nào đó theo kịp những người trẻ tuổi hơn Đây tuy không phải là trở ngại quá lớn nhưng cũng ảnh hưởng khá nhiều khi triển khai công việc
Tóm lại, đã là một con người, luôn luôn có những điểm mạnh và điểm yếu Trong khi thực hiện một công việc, một dự án, cần phải phát huy và không ngừng hoàn thiện các điểm mạnh, hạn chế sử dụng và cải thiện điểm yếu để có thể không ngừng phát triển bản thân Khi triển khai dự án, để phát huy các điểm mạnh của mình, trước tiên việc hoạch định chiến lược cần phải thực hiện hết sức chi tiết và cụ thể Chia nhỏ dự án ra các hạng mục càng nhỏ càng chi tiết bao nhiêu thì việc phân chia công việc và giao nhiệm vụ càng dễ dàng bấy nhiêu và khả năng thành công càng lớn hơn Ngoài những phương án chính được đề ra, cần đưa ra nhiều phương án rủi ro có thể xảy ra Có thể dự báo trước các tình huống có thể xảy ra và cách giải quyết Việc dự báo rủi ro và cách thức phản ứng trước các tình huống xảy ra sẽ hạn chế điểm yếu của tôi về kỹ năng phản ứng tình huống Càng dự báo nhiều khả năng có thể xảy ra theo ý kiến đóng góp của các chuyên gia thì khi các tình huống diễn ra, cách thức phản ứng đã được lập ra từ trước sẽ giúp tôi giải quyết dễ dàng hơn
Khi thực hiện hoạch định chiến lược, tôi luôn gặp gỡ và họp bàn với các chuyên gia và lắng nghe ý kiến của họ trước khi quyết định Việc chia nhỏ các hạng mục công việc và lắng nghe ý kiến các chuyên gia cũng tránh được các xung đột về sau trong quá trình thực hiện công việc Điểm yếu về kỹ năng lãnh đạo và thuyết phục sẽ được khắc phục bằng sự lắng nghe
và học hỏi kinh nghiệm của các chuyên gia