Chun bị dụng cụ

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xây dựng ao ruộng nuôi cua đồng (Trang 51)

nhanh chóng vào ao nuôi.

* Cống thoát:

+ Cống thoát là cống dùng để thoát nước từ ao ra môi trường bên ngoài. Cống thoát thường bố trí cao trình cống ở phía đáy thấp, dạng cống “chìm” tiếp xúc trực tiếp với hệ thống kênh thoát nước.

+ Cống thoát là cống dùng để điều tiết nước trong ao. Cống thoát chủ yếu sử dụng để thoát nước ra ngoài môi trường.

+ Tiêu chu n của cống thoát là tháo nước từ ao ra ngoài môi trường dễ dàng, nhanh chóng và thao tác vận hành đơn giản.

* Các dạng cống sử dụng trong nuôi trồng thủy sản: + Cống đơn giản (cống bi)

+ Cống ván phai + Cống bậc thang + Cống ba lỗ.

Các mô hình nuôi cua thường có diện tích, độ sâu nhỏ nên thường sử dụng cống đơn giản (cống bi) và cống cánh phai

2. Chu n bị dụng cụ - Yêu cầu: - Yêu cầu:

+ Số lượng: dụng cụ đảm bảo đầy đủ về số lượng để thực hiện lên sơ đồ. Số lượng này nhiều ít tùy thuộc vào thực tế thực hiện, diện tích cần lên sơ đồ và tiến hành cắm tiêu ngoài thực địa.

+ Chất lượng: dụng cụ được kiểm tra, lựa chọn c n thận

+ Chủng loại: dụng cụ để lên sơ đồ trên giấy là giấy A0, A3, A4 , bút, thước kẻ, compa, máy tính tay…

- Dụng cụ vẽ sơ đồ ao:

- Dụng cụ dùng để cắm tiêu thực địa là thước ngắm, thước dây, dây buộc, dây căng làm vạch, cọc tre để cắm tiêu, búa…

Hình 1.3.2: Dụng cụ cắm tiêu ngoài thực địa 3. Vẽ sơ đồ ao, ruộng nuôi cua

3.1. Vẽ sơ đồ ao nuôi cua

3.1.1. Vẽ sơ đồ mặt bằng ao nuôi

+ Bước 1: Dải tờ giấy Ao lên mặt bằng phẳng (bàn hoặc nền đất)

+ Bước 2: Vẽ chiều dài ao bằng 2 đường kẻ song song trên khổ giấy A0, đặc trưng cho 2 bờ đối diện chạy theo chiều dài của ao.

Trên đường kẻ có ghi chú kích thước, đơn vi tính là m.

+ Bước 2: Vẽ chiều rộng ao bằng 2 đường kẻ song song vuông góc với 2 đường chiều dài ao trên khổ giấy A0. Biểu diễn cho 2 đường này là bờ đối diện chạy theo chiều rộng của ao.

Trên đường kẻ có ghi chú kích thước, đơn vị tính là m.

+ Bước 3: Vẽ hình chiếu thẳng xuống tạo thành mặt đáy của ao và đặc trưng độ sâu của ao.

+ Bước 4: Ghi chú loại hình vẽ mặt bằng, hướng ao, tỷ lệ ngoài thực địa...

3.1.2. Vẽ sơ đồ bờ bao * Vẽ chiều rộng mặt bờ

- Yêu cầu vẽ chiều rộng mặt bờ: thể hiện rõ ràng trên giấy, dễ đọc, dễ hiểu khi thực hiện xây dựng ngoài thực tế.

- Phương pháp thực hiện gồm 2 phương pháp:

+ Phương pháp 1: là vẽ trực tiếp lên bản vẽ mặt bằng ao và ghi chú c n thận chính xác.

Ưu điểm của phương pháp này là ít bản vẽ, dễ hiểu, tiết kiệm thời gian thực hiện vẽ sơ đồ.

Nhược điểm là bản vẽ nhiều chi tiết, phức tạp và thường nhầm lẫn khó thực hiện đối với người nông dân khi xây dựng

+ Phương pháp 2: là vẽ tách riêng không chung với bản vẽ mặt bằng ao và ghi chú c n thận chính xác. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ưu điểm của phương pháp này là vẽ ít chi tiết, rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện để xây dựng.

Nhược điểm của phương pháp này là nhiều bản vẽ, tốn thời gan thực hiện vẽ sơ đồ.

- Thông thường khi vẽ sơ đồ ao, người vẽ thường vẽ kết hai phương pháp trên. Đó là vẫn vẽ mặt bằng tổng thể để biết dược các chi tiết, ngoài ra vẫn vẽ thành bản chi tiết riêng.

Nếu vẽ mặt bằng tổng thể thì vẽ và ghi chú những hạng mục chính, đơn giản không cần chi tiết. Muốn hiểu hết chi tiết thì vẽ tiếp bản chi tiết riêng từng hạng mục.

- Thực hiện vẽ:

+ Vẽ theo phương pháp 1:

Kẻ hai đường nét nhỏ, hoặc màu khác song song với đường chiều dài ao. Vẽ trực tiếp trên bản vẽ mặt bằng ao, ghi chú kích thước chiều rộng mặt bờ ao.

Kẻ tiếp 2 đường song song như trên nhưng theo chiều rộng ao để thể hiện kích thước mặt bờ theo chiều rộng.

+ Vẽ theo phương pháp 2:

Vẽ một hình bậc thang ra khổ giấy A3 hoặc A4. * Vẽ chiều cao bờ

- Chiều cao bờ được tính từ đáy ao đến mặt bờ ao. - Chiều cao bờ có 2 phần chính:

+ Chiều cao mực nước: được tính từ đáy ao đến mặt nước ao, chiều cao này hay được gọi là độ sâu mực nước ao.

+ Chiều cao siêu bờ (độ cao mực nước an toàn): được tính từ mặt nước ao đến mặt bờ. Chiều cao này thường cao hơn mực nước cao nhất từ 40- 60cm.

- Thực hiện vẽ chiều cao bờ:

+ Bước 1: vẽ một đường thẳng từ trên xuống theo chiều thẳng đứng từ mặt bờ xuống đáy bờ (vẽ từ đáy nhỏ hình thang xuống đáy lớn hình thang)

+ Bước 2: phân chia thành 2 phần là phần chiều cao mực nước và chiều cao siêu bờ

+ Bước 3: ghi chú số liệu từng phần, đơn vị tính là m.

* Vẽ mái bờ

- Độ dốc bờ ao (hệ số mái bờ ao m): thường được biểu diễn bởi cotg góc hợp bởi mái nghiêng của bờ ao và mặt phẳng nằm ngang.

Hình 1.3.5: Mặt cắt bờ bao Ví dụ: mái bờ có độ cao h = 2 m, đáy b = 3 m

thì m = b/h = 3/2 = 1,5

Vậy hệ số mái của bờ ao là m = 1,5. Nếu hệ số mái cáng lớn thì góc  càng nhỏ, bờ ao càng vững. Tham khảo hệ số mái bờ theo loại đất ở bảng sau:

Bảng 1.3.1: Hệ số mái bờ của các loại đất

Loại đất m tự nhiên m thiết kế

Đất sét nhẹ, đất thịt nặng, đất thịt vừa 1 1,5-2

Đất thịt nhẹ 1,25 1,5-2

Đất thịt pha cát hay cát sỏi 1,5 2-2,5

Đất cát pha sét 1,5-2 2,5-3

Ví dụ các nhóm đất vùng Đồng Bằng sông Cửu Long thường thuộc đất thịt và đất sét. Vì vậy hệ số mái bờ ao thường chọn m = 1- 2.

- Mái bờ được vẽ trực tiếp lên bản vẽ bờ ao ở trên và ghi chú hệ số tùy thuộc vào chất đất thông qua bảng tiêu chu n. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Vẽ chiều rộng đáy bờ

- Chiều rộng đáy bờ: là thể hiện phần chân của bờ, việc xác định chiều rộng đáy bờ để tính toán hệ số mái bờ, độ thoải của bờ.

- Chiều rộng của đáy bờ tùy thuộc vào chất đất. Nếu là đất cát thì đáy bờ thường lớn, c n đất thịt thì chiều rộng đáy bờ nhỏ hơn và đất sét thường đáy bờ nhỏ nhất.

- Yêu cầu vẽ chiều rộng đáy bờ: thể hiện rõ ràng trên giấy, dễ đọc, dễ hiểu khi thực hiện xây dựng ngoài thực tế.

- Thực hiện vẽ:

+ Trên bản vẽ chiều rộng mặt bờ thì mặt bờ thể hiện đáy nhỏ của hình thang, có ghi chú kích thước.

+ Đáy lớn của hình thang thể hiện chiều rộng của đáy bờ ao. 3.1.3. Vẽ sơ đồ cống cấp, thoát nước

* Vẽ vị trí cống

- Xác định vị trí của cống cấp gắn với phía bờ cao và gần nguồn nước cấp.

- Vị trí của cống thoát gắn với cao trình đáy ở phía bờ thấp và gần với hệ thống kênh toát nước.

- Thực hiện vẽ vị trí cống:

+ Đánh dấu vị trí cống cấp, cống thoát trên bản vẽ bờ ao; + Ghi chú cao trình đáy của từng loại cống.

* Vẽ mặt cắt ngang, dọc của cống - Vẽ mặt cắt cống đơn giản:

Hình 1.3.6: Bản vẽ loại cống đơn giản - Vẽ mặt cắt cống cánh phai:

3.1.4. Vẽ sơ đồ luống

- Xác định vị trí của mương, luống phải gắn với tác dụng của công trình này. Vị trí mương, luống đảm bảo khả năng lưu thông nước tốt nhất và phù hợp với khả năng di chuyển của cua nuôi

- Vị trí của mương, luống gắn với cao trình ao, cao trình đáy cống cấp và thoát nước.

- Thực hiện vẽ vị trí mương, luống:

+ Đánh dấu vị trí mương, luống trên bản vẽ mặt bằng ao + Ghi chú cao trình đáy của mương, luống

3.2. Vẽ sơ đồ ruộng nuôi cua

* Cách tiến hành xác định hình dạng ruộng:

+ Bước 1: Tiến hành xác định hình dáng, diện tích vùng đất tiến hành xây dựng ruộng nuôi

+ Bước 2: Xác định hướng ruộng nuôi (hướng chiều dài, hướng chiều rộng)

+ Bước 3: Vẽ hình dạng ruộng thông qua thực địa lên giấy theo tỷ lệ xác định.

(Các bước tiếp theo: vẽ sơ đồ mặt bằng, sơ đồ bờ, cống, mương tương tự phần 3.1.)

4. Cắm tiêu hiện trường

Cắm tiêu ở hiện trường là công việc định hình các công trình ao, ruộng nuôi cua từ sơ đồ ra thực tế

Cắm tiêu ngoài hiện trường thực hiện những công việc sau: Bước 1: Xác định vị trí khu vực nuôi (cắm tiêu)

Hình 1.3.8: Khu vực cắm tiêu thực địa Bước 2: Quan sát sơ đồ

Hình 1.3.9: Đọc và thống nhất sơ đồ Bước 3: Thực hiện cắm tiêu (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4.1. Cắm tiêu hình dạng, kích thước ao, ruộng nuôi

- Cắm tiêu hình dạng kích thước ao, ruộng là thực hiện cắm ngoài thực địa thông qua việc xác định diện tích ao ở trên.

- Trình tự cắm tiêu được thực hiện như sau:

+ Bước 2: Cắm cọc tiêu ở 4 góc theo dạng ao đã xác định( hình chữ nhật)

Hình 1.3.10: Đóng cọc tiêu

+ Bước 3: Tiến hành ngắm các điểm xen kẽ ở các cạnh chiều dài và chiều rộng của ao. Các cọc được cắm theo tỷ lệ khoảng 10m thì cắm 1 cọc lấy điểm tiêu thẳng hàng ở hai góc ao.

+ Bước 4: Dùng dây căng giữ các điểm với nhau để hình thành hình dạng cũng như diện tích ao cần xây dựng

4.2. Cắm tiêu bờ ao, ruộng nuôi cua

- Sau khi đã cắm tiêu hình thành hình dạng và diện tích của ao thì tiến hành cắm tiêu bờ để đắp bờ ao.

- Cắm tiêu bờ ao có 2 dạng:

+ Cắm cọc tiêu theo mặt cắt bờ ao

Điểm A: Điểm giữa ao theo chiều rộng Điểm B: Điểm chân bờ đào

AB = ½ chiều rộng đáy ao, ruộng Điểm C: Chân bờ đắp BC = (1-1,5) x độ sâu đào Điểm D: Mặt bờ CD = (1-1,5) x độ cao đắp Điểm E: Mặt bờ DE: Chiều rộng mặt bờ Điểm F: Chân bờ đắp EF = (1-1,5) x độ cao đắp

Tiến hành cắm từng bộ cọc tiêu theo suốt chiều dài ao với khoảng cách 4-5m/bộ

+ Cắm cọc tiêu định hướng tuyến bờ ao (chiều dài bờ ao) ½ chiều rộng đáy ao A B C D E1 F D1 B1 E 1 Mặt đất tự nhiên

Hình 1.3.12: Cắm tiêu, căng dây định dạng bờ ao Cọc tiêu

Dây nylon

Chiều rộng mặt bờ

Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B

Người thứ nhất đứng ở A, người thứ hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C

Người thứ nhất ra hiệu để người thứ hai điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi người thứ nhất thấy cọc tiêu A (chỗ mình đứng) che lấp hai cọc tiêu ở B và C.

Khi đó ba điểm A, B, C thẳng hàng.

Hình 1.3.13: Cắm tiêu định tuyến bờ - Phương pháp cắm tiêu bờ ao như sau:

+ Bước 1: Xác định chiều rộng đáy ở bờ: từ 4- 5m và cắm tiêu theo chiều rộng đáy ở hai bên, số lượng cọc tiêu được cắm tùy thuộc vào chiều dài của từng cạnh trong ao. Khoảng cách giữa các cọc tiêu từ 5- 10m.

+ Bước 2: Xác định chiều rộng của mặt bờ: từ 1,5- 2m và cắm cọc tiêu theo chiều rộng mặt bờ. Các cọc tiêu được cắm thẳng hàng và song song với cọc tiêu chiều rộng đáy bờ.

+ Bước 3: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng đáy bờ tạo thành hai đường thẳng song song (thường tạo hàng dây sát đáy cọc)

+ Bước 4: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng bề mặt bờ tạo thành hai đường thẳng song song

4.3. Cắm tiêu rào chắn giữ cua

- Rào chắn có nhiệm vụ bảo vệ cua đồng trước các loại địch hại và ph ng tránh cua đồng di chuyển ra khỏi hệ thống nuôi

- Tiêu rào chắn được cắm sau khi đã hoàn thành xây dựng hệ thống bờ - Tiêu chu n rào chắn: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Vị trí bên trên bờ bao, ở 1/2 phía trong của bờ bao;

+ Kích thước rào chắn: cao 0,3- 0,5m; cắm sâu 0,2- 0,3m; độ nghiêng 15o về phía trong ao.

4.4. Cắm tiêu mương

- Mương trong ruộng có nhiệm vụ luân chuyển nước và giúp tăng độ sâu mực nước đảm bảo đời sống bình thường cho cua.

- Cắm tiêu mương được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc xác định vị trí, mặt bằng hệ thống ruộng nuôi.

- Tiêu chu n mương:

+ Vị trí: xung quanh ruộng, giáp với bờ bao, khoảng cách với chân bờ bao ≥ 0,5m;

+ Kích thước mương: diện tích 20- 25% tổng diện tích ruộng nuôi, chiều rộng: 1- 3m, độ sâu: 0,4- 0,6m.

4.5. Cắm tiêu luống

- Mương trong ao nuôi cua có nhiệm vụ đảm bảo luân chuyển nước trong ao, tạo chỗ trú n cho cua trong quá trình sinh trưởng và phát triển.

- Cắm tiêu mương được thực hiện sau khi đã hoàn thành việc xác định vị trí, mặt bằng hệ thống ao nuôi, cắm tiêu luống sẽ được thực hiện khi đã hoàn thành việc xây dựng ao.

- Tiêu chu n luống:

+ Vị trí: ở giữa ao nuôi, cách bờ ao khoảng ≥ 5m.

+ Hình dạng: hình chữ chi, đảm bảo nước dịch chuyển từ đầu d ng chảy (cống cấp) đến cuối d ng chảy (cống thoát).

+ Kích thước mương: diện tích 10- 20% diện tích ao, chiều rộng: 1- 3m, độ sâu: 0,4- 0,6m

- Phương pháp thực hiện: + Cắm tiêu vị trí các luống;

+ Căm tiêu chiều rộng mặt luống; + Cắm tiêu chiều rộng chân luống. 4.6. Cắm tiêu cống cấp, thoát nước

- Cống được xây dựng trên hệ thống bờ ao nên sau khi hình thành bờ ao thì tiến hành cắm tiêu cống.

- Trình tự cắm tiêu cống được thực hiện như sau: + Cắm tiêu vị trí cống cấp;

+ Cắm tiêu vị trí cống thoát;

+ Cắm tiêu độ cao của đáy cống cấp; + Cắm tiêu độ cao của đáy cống thoát; + Cắm tiêu thân cống;

+ Cắm tiêu kh u độ cống.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

1. Câu hỏi:

- Câu hỏi 1: Mô tả các bước thực hiện vẽ sơ đồ ao, vẽ hệ thống cống? - Câu hỏi 2: Mô tả các bước thực hiện cắm tiêu bờ ao ngoài thực địa? 2. Bài thực hành:

2.1. Bài thực hành số 1.3.1: Cắm tiêu bờ ao - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức về phương pháp cắm tiêu bờ ao + Rèn kỹ năng đọc sơ đồ và cắm tiêu bờ ao

- Nguồn lực:

+ Sơ đồ ao: 1 sơ đồ/ 1 nhóm + Thước dài: 1 chiếc/ 1 nhóm + Cọc tre: 10 chiếc/ 1 nhóm + Dây: 100m/ 1 nhóm

+ Búa (1- 3kg): 1 chiếc/ 1 nhóm - Cách thức thực hiện: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người;

+ Giáo viên (chuyên gia) hướng dẫn nhóm thực hiện việc chu n bị và thao tác cắm tiêu bờ ao;

+ Từng người học thực hiện thao tác tại khu vực của nhóm mình; + Giáo viên (chuyên gia) sửa lỗi thường gặp cho người học (nếu có). - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài thực hành:

+ Chu n bị dụng cụ + Đọc sơ đồ

+ Cắm tiêu bờ ngoài thực địa - Thời gian hoàn thành: 2 giờ.

- Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành:

TT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1. Chu n bị - Thước dài 6 chiếc, cọc 10 chiếc, dây 600m, bút, giấy dây 600m, bút, giấy

2. Đọc sơ đồ - Kích thước bờ

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xây dựng ao ruộng nuôi cua đồng (Trang 51)