Chọn loại giá thể trong ao, ruộng nuôi cua

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xây dựng ao ruộng nuôi cua đồng (Trang 77)

Các loại giá thể dùng trong ao, ruộng nuôi cua có thể sử dụng nhiều loại, nhiều chất liệu khác nhau, tuy nhiên trong thực tế người nuôi cua có thể sử dụng hai loại phổ biến sau:

1.1. Chọn các loại cây thủy sinh 1.1.1. Cây thủy sinh là gì? 1.1.1. Cây thủy sinh là gì?

- Theo nghĩa đen: “thủy” là nước, “sinh” là sinh sống như vậy cây thủy sinh được hiểu là các loại cây sống trong môi trường nước

- Theo định nghĩa ngành thủy sản: các cây thủy sinh là những thực vật sống trong môi trường nước, song song với các loài động vật thủy sản và có vai tr nhất định đối với động vật thủy sản.

- Trong ao, ruộng nuôi cua cây thủy sinh được coi là các loại thực vật thân lớn sống trong môi trường nước có vai tr là: giá thể cho cua, là thức ăn cho cua và đảm bảo môi trường sống cho cua.

1.1.2. Các loại cây thủy sinh trong ao, ruộng nuôi cua:

* Bèo tây (bèo Nhật Bản, lục bình, phù bình- nguồn: bách khoa toàn thư) Bèo tây cao khoảng 30cm (cá biệt

có thể 1m) lá hình tr n, cuốn vào nhau như cánh hoa, màu xanh lục, láng và nhẵn. Cuống lá nở phình ra như bong bóng xốp ruột giúp cây bèo nổi trên mặt nước. Rễ bèo trông như lông vũ sắc đen buông rủ xuống nước, dài đến 1m.

Bèo tây sinh sản rất nhanh, có thể tang sinh khối gấp đôi mỗi 2 tuần

Hình 1.5.1: Bèo tây (lục bình)

Là một loại cây một lá mầm với các lá dầy, mềm tạo ra hình dáng giống như một cái nơ. Lá không cuống, dài tới 14 cm, màu xanh lục, gân lá song song, mép lá gợn sóng và có sợi lông tơ nhỏ.

Là thực vật đơn tính, hoa nhỏ n ở các đám lá, quả mọng màu lục có kích thước nhỏ.

Hình 1.5.2: Bèo cái * Bèo hoa dâu: (nguồn: bách khoa toàn thư)

Bèo hoa dâu là tên gọi chung của một họ (Azollaceae) chứa 7 loài thực vật sống trên mặt nước của các ao, hồ nước ngọt, có lá nhỏ hình xuyến màu xanh lá cây.

Rễ của loài này luôn ngâm trong nước. Chúng cộng sinh với vi khu n lam Anabaena azollae, để chuyển hóa nitơ từ không khí.

Hình 1.5.3: Bèo hoa dâu * Rau muống:

Cây mọc b , ở mặt nước hoặc trên cạn. Thân rỗng, dày, có rễ mắt, không lông. Lá hình ba cạnh, đầu nhọn, đôi khi hẹp và dài. Hoa to, có màu trắng hay hồng tím, ống hoa tím nhạt, mọc từng 1-2 hoa trên một cuống. Quả nang tr n, đường kính 7–9 mm, chứa 4 hạt có lông màu hung, đường kính mỗi hạt khoảng 4 mm.

Hình 1.5.4: Rau muống Tùy theo điều kiện trồng trọt, có thể phân ra các giống:

Rau muống ruộng: có hai giống trắng và đỏ: rau muống trắng thường được trồng cạn, trên luống đất, cần không nhiều nước, thân thường trắng xanh, nhỏ, kém chịu ngập; rau muống đỏ trồng được cả ở trên cạn và ở nước ngập, ưa nhiệt độ 20-30°C, giống này thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng.

Rau muống phao: cấy xuống bùn, cho rau nổi trên mặt nước, cắt ăn quanh năm.

Rau muống bè: kết thành bè thả trên mặt nước ao, hồ, kênh, mương quanh năm, những tháng rét năng suất kém.

Rau muống thúng: trồng vào thúng có đất và phân, đặt lên giá cắm ở ao sâu để thúng nổi lên khoảng 1/4 chiều cao, cho rau b kín mặt ao.

* Rau rút (rau nhút, mắc cỡ nước)

Cây thân thảo xốp, sống dưới nước. Lá kép lông chim hai lần. Cụm hoa hình đầu, màu vàng. Quả giáp, có 06 hạt dẹt, nhẵn. Ở miền Nam Việt Nam, cây thường có hoa vào mùa mưa. Được trồng ở các ao, hồ làm rau ăn. Rau rút có mùi thơm đặc trưng. (nguồn: bách khoa toàn thư)

Hình 1.5.5: Rau rút (rau nhút) 1.2. Chọn loại chà

1.2.1. Chà là gì?

Là các dạng vật chất vô cơ có tác dụng làm giá thể (chỗ trú n) cho các loại sinh vật sống trong nước

Chà có thể được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như: cành cây, lưới, bó nilon… đảm bảo yêu cầu có thể tồn tại thời gian dài trong nước và không làm ô nhiễm môi trường nước

1.2.2. Các loại vật liệu làm chà * Lưới cước:

* Dây nilon:

* Cành rong:

Hình 1.5.6: Các loại vật liệu làm chà 2. Trồng và thả các loại cây làm giá thể

2.1. Thả bèo * Chọn loại bèo * Chọn loại bèo

Bèo là loại thực vật thủy sinh phát triển mạnh trong nước, có tác dụng làm sạch nước và là giá thể cho các thủy sinh vật phát triển.

Hiện nay, có nhiều loại bèo khác nhau, tùy mục đích sử dụng có thể lựa chọn loài phù hợp

Trong thực tế nuôi cua hiện nay sử dụng chủ yếu là bèo tây vì: + Kích thước lớn (0,3- 1m)

+ Sinh trưởng nhanh (tăng sinh khối gấp đôi sau 2 tuần) * Đóng khung

Đóng khung để duy trì mật độ và xác định vị trí phát triển của bèo, để đóng khung bèo thực hiện theo trình tự sau:

- Bước 1: Chọn vật liệu làm khung

Để làm khung có thể chọn nhiều loại vật liệu khác nhau đảm bảo tiêu chu n bền vững trong nước: tre, gỗ, ống nhựa PVC…

Cọc tre Cọc gỗ Ống nước Hình 1.5.7: Các loại vật liệu làm khung

- Bước 2: Xác định vị trí làm khung: vị trí làm khung được xác định trên cơ sở bố trí mương, luống trên ao ruộng nuôi cua.

- Bước 3: làm khung

- Bước 4: đặt khung xuống ao, ruộng * Thả bèo

Hình 1.5.8: Thả bèo vào khung 2.2. Làm bè rau muống, rau rút

* Chọn giống rau - Chọn rau muống:

+ Rau muống đỏ: trồng được cả ở trên cạn và ở nước ngập, ưa nhiệt độ 20-30°C, giống này thân to, cuống thường có màu đỏ, mọng.

+ Rau rút (rau nhút)

Chọn phần gốc già của cây rau để làm giống

Hình 1.5.9: Chọn loại rau làm giá thể * Làm bè rau muống:

Hình 1.5.10: Rau muống mọc thành bè trên ao nuôi cua * Trồng rau rút:

Rau rút được trồng (thả) thành từng luống trên ao, ruộng nuôi cua

Hoặc trồng thành đám xen giữa bèo tấm

Hình 1.5.11: Trồng rau rút 3. Tạo chà trong ao, ruộng nuôi cua

3.1. Chu n bị

* Chu n bị dụng cụ

- Số lượng: dụng cụ đảm bảo đầy đủ về số lượng

- Chất lượng: dụng cụ được kiểm tra, lựa chọn c n thận - Chủng loại:

+ Dao:

+ Dây nylon:

Hình 1.5.12: Các loại dụng cụ * Chu n bị vật liệu: (xem lại phần 1.2.2)

3.2. Bó chà - Tiêu chu n bó chà: - Tiêu chu n bó chà: + Đường kính ≤ 20cm + Khối lượng bó chà: 5- 10kg/ bó - Thực hiện bó chà 3.3. Thả chà - Vị trí thả: dọc theo hệ thống mương - Mật độ thả chà: 50- 70kg/ 100m2; - Thao tác thả:

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

1. Câu hỏi:

- Câu hỏi 1: Trình bày tiêu chu n của giá thể trong ao, ruộng nuôi cua đồng?

- Câu hỏi 2: Tiêu chu n bó chà? Trình tự thao tác làm bó chà trong ao, ruộng nuôi cua?

2. Bài thực hành:

2.1. Bài thực hành số 1.5.1: Bó chà và thả các bó cành trà xuống mương trong ruộng nuôi cua đồng

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức phương pháp bó chà, xác định vị trí thả chà + Rèn kỹ năng bó chà, thả chà

- Nguồn lực

+ Ruộng nuôi cua: 01

+ Cành cây (cây không đắng, độc): 20 kg/ 1 nhóm + Dây nylon: 50m/ 1 nhóm

+ Dao: 1 chiếc/ 1 nhóm

+ Bộ đồ bảo hộ lội nước: 1 bộ/ 1 nhóm - Cách thức tiến hành:

+ Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người;

+ Giáo viên (chuyên gia) hướng dẫn nhóm thực hiện việc chu n bị, bó chà và thao tác thả chà xuống mương;

+ Từng người học thực hiện thao tác tại khu vực của nhóm mình; + Giáo viên (chuyên gia) sửa lỗi thường gặp cho người học (nếu có). - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài thực hành:

+ Chu n bị vật liệu, dụng cụ + Bó chà

+ Thả chà

- Thời gian hoàn thành: 2 giờ.

- Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành:

TT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1. Chu n bị vật liệu, dụng cụ - Cành cây (không đắng, độc): 10kg, dây buộc: 50m, dao.

- Đảm bảo chất lượng

2. Bó chà - Đủ số lượng bó chà

- Đường kính ≤ 20cm, khối lượng 5- 10kg/ bó

3. Thả chà - Đủ vị trí

3. Kiểm tra:

- Nội dung kiểm tra: thao tác bó chà và thả chà - Thời gian kiểm tra: 2 giờ

- Phương pháp tổ chức kiểm tra: + Kiểm tra từng cá nhân

+ Kiểm tra kỹ năng thực hiện công việc tại hiện trường - Sản ph m đạt được

+ Kích thước bó chà: đường kính ≤ 20cm, khối lượng 5- 10kg/ bó + Thả chà đúng vị trí, đủ số lượng

Ghi nhớ:

Chọn những loại cây thủy sinh có sức sống tốt, có khả năng kết thành bè nổi trên ao;

HƯỚNG DẪN GIẢNG DẠY MÔ ĐUN I. Vị trí, tính chất của mô đun:

- Vị trí: Xây dựng ao, ruộng nuôi cua là mô đun thuộc chương trình dạy nghề Nuôi cua đồng trình độ Sơ cấp nghề, được giảng dạy đầu tiên trong chương trình đào tạo và trước mô đun: Chu n bị ao, ruộng nuôi cua, Chọn và thả cua giống, Cho cua ăn và quản lý ao, ruộng nuôi cua, Ph ng và trị một số bệnh cua, Thu hoạch và tiêu thụ cua; mô đun cũng có thể được đào tạo độc lập theo yêu cầu người học.

- Tính chất: Mô đun Xây dựng ao, ruộng nuôi cua giúp người sản xuất chọn địa điểm xây dựng ao, ruộng, vẽ sơ đồ, cắm tiêu ngoài thực địa, giám sát thi công đảm bảo tiến độ và các tiêu chu n đã được xác định. Mô đun được giảng dạy tích hợp lý thuyết và thực hành ở lớp học và ao, ruộng nuôi cua.

II. Mục tiêu của mô đun:

- Kiến thức

+ Nêu được một số đặc điểm hình thái, tập tính sống của cua đồng; + Nêu được yêu cầu kỹ thuật xây dựng ao, ruộng nuôi cua.

- Kỹ năng

+ Chọn được địa điểm xây dựng ao, ruộng nuôi phù hợp với tập tính sống của cua đồng;

+ Giám sát thi công hoặc thực hiện xây dựng được ao, ruộng nuôi cua.

- Thái độ

+ Tuân thủ nghiêm túc qui trình kỹ thuật;

+ Có ý thức chấp hành quy định về an toàn lao động.

III. Nội dung chính của mô đun:

Mã bài Tên bài Loại

bài Địa điểm

Thời lượng Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra MĐ 01-01 Giới thiệu một số đặc điểm sinh học của cua đồng Tích hợp Lớp học, cơ sở thực hành 4 2 2 MĐ 01-02 Chọn địa điểm xây dựng ao, ruộng nuôi cua

Tích hợp Lớp học, cơ sở thực hành 12 2 10

MĐ 01-03 Vẽ sơ đồ và cắm tiêu ao, ruộng nuôi cua Tích hợp Lớp học, cơ sở thực hành 12 3 7 2 MĐ 01-04 Xây dựng, giám sát thi công ao, ruộng nuôi cua

Tích hợp

Cơ sở thực hành

32 4 28

MĐ 01-05 Tạo giá thể trong ao, ruộng nuôi cua Tích hợp Lớp học, cơ sở thực hành 12 1 9 2 Kiểm tra kết thúc mô đun 4 4 Cộng 76 12 56 8

IV. Hướng dẫn đánh giá kết quả học tập

4.1. Bài thực hành 1.2.1: Xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng - Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành.

- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên.

- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Thu được mẫu đất - Quan sát thao tác thu mẫu

- Chất lượng mẫu thu: đúng vị trí, đủ mẫu, đánh số mẫu

Tiêu chí 2: H a tan đất vào nước

- Quan sát thao tác thực hiện

- Đánh giá kết quả: đất h a tan triệt để trong nước

Tiêu chí 3: Xác định được tỷ lệ cát, đất, sét

- Phương pháp đo và đọc kết quả - Độ chính xác của số liệu và kết luận 4.2. Bài thực hành 1.2.2: Kiểm tra độ pH đất

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành.

- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên.

- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình.

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Xác định được giá trị pH bằng giấy quỳ

- Quan sát quá trình thực hiện: lấy mẫu nước, nhúng giấy quỳ, so màu, đọc kết quả - Đánh giá độ chính xác của kết quả đo

Tiêu chí 2: Xác định được giá trị pH bằng bộ kiểm tra nhanh

- Quan sát quá trình thực hiện: tráng cốc đong, lấy mẫu, nhỏ thuốc thử, so màu và đọc kết quả

- Đánh giá độ chính xác của kết quả

Tiêu chí 3: Đo được giá trị pH

bằng máy - Trình tự thực hiện: kiểm tra máy đo, hiệu chỉnh, đo, đọc kết quả - Đánh giá độ tin cậy của kết quả đo

4.3. Bài tập thực hành 1.3.1: Cắm tiêu bờ ao

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành

- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên.

- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Cắm tiêu thẳng, đúng vị trị

- Quan sát thao tác cắm tiêu

- Đánh giá kết quả: đúng vị trí, đủ số lượng

Tiêu chí 2: Căng được giây tiêu qua các cọc tiêu

4.4. Bài tập thực hành 1.3.2: Cắm tiêu cống

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành

- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên.

- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp học.

Việc đánh giá cụ thể bài thực hành theo bảng sau:

Tiêu chí đánh giá Cách thức đánh giá

Tiêu chí 1: Cắm tiêu thẳng, đúng vị trí

- Quan sát thao tác cắm tiêu

- Đánh giá kết quả: đúng vị trí, đủ số lượng

Tiêu chí 2: Căng được giây tiêu qua các cọc tiêu

- Đánh giá độ cao, độ căng của dây tiêu

4.5. Bài tập thực hành 1.4.1: Theo dõi đắp bờ

- Hướng dẫn các nhóm tự nhận xét, đánh giá kết quả bài thực hành

- Nêu tên và nhắc nhở nhóm điển hình làm chưa tốt; biểu dương nhóm, thực hiện tốt theo quan sát của giáo viên.

- Các nhóm khác quan sát, đánh giá kết quả thực hiện kỹ năng bài thực hành của nhóm được chọn và đánh giá kết quả của nhóm mình

- Giáo viên đưa ra nhận xét cuối cùng cho nhóm được chọn và cho cả lớp

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xây dựng ao ruộng nuôi cua đồng (Trang 77)