Kiểm tra nhiệt độ nước

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xây dựng ao ruộng nuôi cua đồng (Trang 30)

3. Kiểm tra nguồn nước:

3.2. Kiểm tra nhiệt độ nước

trong (đĩa Secchi), là một đĩa tôn tr n, đường kính 20 cm, mặt trên được chia ra làm 4 phần sơn đen và trắng xen kẽ nhau. Chính tâm đĩa buộc một sợi dây hoặc gắn thước có đánh dấu chia khoảng cách đến giá trị cm (xentimet)

Hình 1.2.28: Đĩa sacchi đo độ trong - Phương pháp đo:

+ Đưa đĩa từ từ xuống nước theo phương thẳng đứng đồng thời quan sát xem mặt trên của đĩa cho tới khi nào mắt chúng ta không phân biệt được ranh giới giữa màu trắng và màu đen thì dừng lại

+ Đọc kết quả: khoảng cách từ mặt đĩa đến mặt nước chính là giá trị độ trong (tính theo cm)

3.2. Kiểm tra nhiệt độ nước * Dụng cụ đo: * Dụng cụ đo:

- Nhiệt kế thủy ngân: có chia độ từ 0- 50oC (tối đa là 100oC).

- Máy đo nhiệt độ: thường được đo đồng thời với các chỉ tiêu khác như pH, DO…

* Phương pháp đo: đo nhiệt độ nước trung bình được tính bằng nhiệt độ nước ở 5 vị trí trên ao (4 góc ao và ở giữa)

- Đo nhiệt độ nước ở tầng mặt: xác định nhiệt độ của nước ở tầng mặt, người đo đặt bầu thủy ngân của nhiệt kế vào trong nước ở độ sâu 10- 20 cm, cho đến khi giá trị nhiệt độ thể hiện trong nhiệt kế không thay đổi (khoảng 5

phút), sau đó nghiêng nhiệt kế một góc khoảng 45o, đọc và ghi kết quả nhiệt độ của nước sau đó mới lấy nhiệt kế lên khỏi mặt nước.

- Đo nhiệt độ nước ở tầng giữa, đáy: xác định nhiệt độ của nước ở tầng giữa hay tầng đáy của thủy vực, người đo cắm nhiệt kế vào nắp bình thu mẫu nước, thả bình xuống đúng vị trí cần xác định nhiệt độ, cho nước vào đầy bình, để yên 5 phút sau đó kéo lên, đọc và ghi ngay kết quả nhiệt độ nước ở tầng đó.

- Đo bằng máy:

(Theo hướng dẫn của nhà sản xuất) 3.3. Kiểm tra pH nước:

* Dụng cụ đo:

- Giấy quỳ và thang so màu - Bộ kiểm tra pH

- Máy đo pH

* Phương pháp đo:

- Đo bằng giấy so màu (giấy quỳ):

Tiến hành đo: Hộp giấy quỳ gồm: + Giấy quỳ

+ Thang so màu

Lưu ý đến hạn sử dụng của giấy quỳ.

Hình 1.2.29: Một số loại giấy quỳ

Giấy quỳ

Thang so màu Thang so màu

Bước 1: Đo trực tiếp nguồn nước sông, rạch, cách bờ khoảng 2m, cách mặt nước khoảng 0,5m

Lấy mẫu nước Bước 2: Lấy một m u giấy quỳ

dài khoảng 2- 4cm

Lấy m u giấy quỳ Bước 3: Nhúng m u giấy quỳ

vào nước sông, rạch hoặc mẫu nước cần đo

Bước 4: Để ráo khoảng 3- 5 giây M u giấy quỳ chuyển màu

Để ráo m u giấy quỳ Bước 5: Đặt m u giấy lên thang

so màu, so sánh màu của m u giấy với các ô màu trên thang so màu

Bước 6: Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng so với màu m u giấy.

Kết quả giá trị pH=8 Hình 1.2.30: Các bước đo pH nước bằng giấy quỳ

- Đo pH bằng dung dịch thử (test)

Bộ test kit gồm: + Thuốc thử + Thang so màu

+ Lọ nhựa trong chứa mẫu nước

Hình 1.2.31: Các thành phần của hộp test pH

Thang so màu Thuốc thử Lọ nhựa

Tiến hành đo:

Bước 1: Cho nước mẫu vào lọ, tráng đều lọ vài lần

Tráng lọ Bước 2: Cho nước mẫu vào lọ

đến mức quy định

Cho mẫu nước vào lọ Bước 3: Cho thuốc thử vào lọ

với số giọt quy định tùy theo nhà sản xuất

Lưu ý trước khi cho thuốc thử vào mẫu nước cần lắc đều chai thuốc thử.

Cho thuốc thử vào lọ Bước 4: Lắc nhẹ tr n đều lọ để

thuốc thử h a tan vào mẫu nước thử Mẫu nước thử biến màu

Bước 5: So màu và đọc kết quả: Đặt lọ nước mẫu lên thang so màu, so sánh với các ô màu trên thang so màu (hình bên)

Đọc kết quả trị số pH ở ô màu trùng hoặc gần nhất so với màu nước mẫu.

So màu

Hình 1.2.32: Các bước đo pH nước bằng bột kiểm tra nhanh (bộ test) - Đo bằng máy:

Máy đo pH cầm tay có 2 loại: + Bút đo pH: có đầu d (điện cực) nằm trực tiếp, phía dưới của máy (bên trong).

Được dùng nhiều do dễ sử dụng

Hình 1.2.33: Bút đo pH + Loại có đầu d nối với máy

bởi dây dẫn.

Ít dùng do đắt tiền và khó sử dụng

Hình 1.2.34: Máy đo pH đầu d rời Cách tiến hành đo: (theo hướng dẫn của nhà sản xuất)

Cách bảo quản:

+ Tránh để pin cũ quá lâu trong máy vì có thể gây hỏng máy.

Nắp Đầu dò Màn hình Vít hiệu chỉnh Màn hình số Đầu d Nút tắt-mở

+ Không nên đo trực tiếp vào nước ao.

+ Không để phần trên của máy tiếp xúc với nước để tránh chạm mạch. Bảng 1.2.3: Ưu nhược điểm của các phương pháp đánh giá độ pH nước TT Phương pháp

Chỉ tiêu

Đo bằng giấy quỳ

Đo bằng bộ kiểm tra nhanh

Đo bắng máy

1 Mức độ tiện dụng Nhanh, tiện dụng Lâu, sử dụng nhiều thao tác, đọc hướng dẫn Lâu, sử dụng nhiều thao tác, học cách sử dụng máy 2 Kết quả Độ chính xác chưa cao, phụ thuộc vào yếu tố bên ngoài (mắt nhìn, ánh sáng) Vẫn c n sai số khi nhỏ dung dịch thử, so màu Chính xác 3 Phương pháp sử dụng Đơn giản, dễ học, dễ áp dụng Phức tạp hơn, cần có người hướng dẫn và thực hành Thao tác phức tạp, cần có chuyên môn

4 Chi phí Thấp Cao hơn Đắt, khó áp

dụng với nông dân

3.4. Kiểm tra hàm lượng ôxy h a tan trong nước: * Dụng cụ đo: gồm có 2 loại * Dụng cụ đo: gồm có 2 loại

- Bộ kiểm tra nhanh hàm lượng ôxy h a tan gồm:

+ Thuốc thử + Thang so màu

+ Lọ nhựa trong chứa mẫu nước

+ Bảng hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.

Lưu ý đến hạn sử dụng của bộ kiểm tra nhanh (bộ test)

Hình 1.2.35: Các thành phần của bộ kiểm tra nhanh hàm lượng ôxy h a tan - Máy đo ôxy (loại máy đo có

điện cực) gồm:

+ Đầu d nối với máy bằng dây dẫn (oxymeter).

+ Bảng điều khiển gồm các nút mở, tắt, màn hình hiển thị.

+ Lọ hóa chất bảo quản đầu d .

Hình 1.2.36: Máy đo oxy h a tan * Phương pháp đo:

- Đo bằng bộ test ôxy:

Bước 1: Tráng đều lọ chứa mẫu nước vài lần bằng nước định kiểm tra

Tráng lọ chứa mẫu nước

Bước 2: Cho lọ chứa mẫu trực tiếp xuống vị trí nước cần lấy mẫu để lấy nước, lượng nước lấy vào phải đầy đến miệng lọ.

Hoặc có thể dùng xô, ca, lọ kích thước lớn cho xuống vùng nước ở vị trí lấy mẫu để lấy nước. Sau đó, cho lọ lấy mẫu vào vị trí giữa ca, xô, lấy nước mẫu vào đến đầy lọ.

+ Bước 3: Lau khô bên ngoài lọ

Lau khô bên ngoài lọ Bước 4: Nhỏ thuốc thử số 1 vào

lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test- đọc phần hướng dẫn của nhà sản xuất) sau khi lắc đều chai thuốc thử

Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 1 vào lọ nước mẫu

Cho thuốc thử 1 vào lọ Bước 5: Nhỏ thuốc thử số 2 vào

lọ (số giọt có thể thay đổi tùy theo loại test) sau khi lắc đều chai thuốc thử

Ví dụ: với test SERA (Đức), nhỏ 6 giọt thuốc thử 2 vào lọ nước mẫu

Bước 6: Đậy kín lọ bằng nắp nhựa ngay (phải không có bọt khí trong lọ) và lắc đều

Lắc đều lọ Bước 7: Mở nắp lọ ra

Bước 8: Đặt lọ nơi nền trắng của thang so màu, so màu với ánh sáng tự nhiên, không trực tiếp chiếu vào lọ

Bước 9: Đọc kết quả hàm lượng oxy của mẫu nước là trị số của ô màu trùng hoặc gần nhất với màu mẫu nước.

So màu

Hình 1.2.37: Các bước đo hàm lượng ôxy bằng bộ kiểm tra nhanh - Đo bằng máy: (thực hiện theo hướng dẫn của nhà sản xuất)

Lưu ý: Đối với máy đo ôxy thường có giá cả đắt nên khi sử dụng máy cần bảo đảm oan toàn cho máy.

3.5. Kiểm tra hàm lượng amoniac (NH3) trong nước: - Dụng cụ đo: bộ kiểm tra nhanh (bộ test) - Dụng cụ đo: bộ kiểm tra nhanh (bộ test)

VD: sử dụng bộ kiểm tra nhanh Sera.

Bộ thử này gồm 3 chai thuốc thử, lọ nhựa trong để chứa mẫu nước và bản hướng dẫn sử dụng có thang so màu:

Hình 1.2.38: Bộ thử nhanh NH3/NH4 +

SERA - Phương pháp đo:

+ Bước 1. Làm sạch trong và ngoài lọ thủy tinh bằng nước máy trước và sau mỗi lần kiểm tra. Lắc đều các chai thuốc thử trước khi sử dụng.

+ Bước 2. Rửa lọ thủy tinh nhiều lần bằng mẫu nước cần kiểm tra, sau đó đổ 5ml mẫu nước vào lọ. Lau khô bên ngoài lọ.

+ Bước 3. Cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 1 vào lọ thuỷ tinh chứa mẫu nước cần kiểm tra, đóng nắp và lắc đều.

+ Bước 4. Mở nắp, cho 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 2 vào lọ, đóng nắp và lắc đều rồi mở nắp ra.

+ Bước 5. Cho tiếp 6 giọt thuốc thử của chai thuốc thử 3 vào lọ, đóng nắp lọ, lắc đều. Chú ý: Nếu mẫu thử là nước ngọt thì chỉ dùng 3 giọt ở mỗi chai thuốc thử 1,2,3.

+ Bước 6. Đối chiếu giá trị NH4+

với giá trị pH để kiểm tra độc tố NH3

Bảng 1.2.4: Xác định giá trị NH3 thông qua chiếu giá trị NH4+ với giá trị pH Giá trị NH4

+

sau khi so màu

Độ pH Giá trị NH3 thực tế 7,0 7,5 8,0 8,5 9,0 0,5 0,003 0,009 0,03 0,08 0,18 1,0 0,006 0,02 0,05 0,15 0,36 1,5 0,01 0,03 0,11 0,30 0,72 5,0 0,03 0,09 0,27 0,75 1,80 10,0 0,06 0,17 0,53 1,51 3,60 Chú thích: Mức độ an toàn Mức độ nguy hiểm Mức độ rất nguy hiểm

- Bảo quản: Đóng nắp chai thuốc thử ngay sau khi sử dụng, lưu trữ nơi thoáng mát và để tránh xa tầm tay trẻ em.

- Chú ý: Thuốc thử số 3 có chứa sodium hydroxide và sodium hypochlorite dễ cháy, rất hại cho mắt. Tránh tiếp xúc trực tiếp vào mắt, da và quần áo. Trường hợp thuốc thử này tiếp xúc với mắt, nên rửa ngay với thật nhiều nước và nên làm theo lời khuyên của bác sĩ.

3.6. Kiểm tra hàm lượng hydrosulfua (H2S) trong nước:

Để xác định hàm lượng các chất khí hòa tan bằng bộ thử nhanh (Test kit).

* Dụng cụ đo H2S: bộ kiểm tra nhanh

Hình 1.2.39: Bộ xác định nhanh H2S

* Cách sử dụng bộ EVT-Kit để xác định nhanh hàm lượng H2S như sau: - Chu n bị nút xác định H2S:

+ Bước 1: Rửa sạch trong và ngoài lọ phản ứng bằng nước sinh hoạt trước và sau mỗi lần kiểm tra.

+ Bước 2: Cho mẫu nước cần kiểm tra hàm lượng H2S vào lọ phản ứng đến vạch mức 80 ml.

+ Bước 3: C n thận cho 3 thìa đầy thuốc thử 1 vào lọ phản ứng.

+ Bước 4: Cho nhanh 2 viên thuốc thử 2 vào lọ phản ứng, đậy chặt lọ bằng nút lọ phản ứng đã chu n bị ở phần trên.

+ Bước 5: Để yên 30 phút, mở nắp lọ ra, so sánh màu trên giấy thử với màu trên bảng chu n để tìm hàm lượng tổng S2-

trong mẫu.

Hàm lượng H2S tồn tại trong mẫu phụ thuộc vào pH và được tính theo bảng sau: Bảng 1.2.5: Xác định hàm lượng H2S pH Hệ số H2S pH Hệ số H2S pH Hệ số H2S 5,0 0,99 6,5 0,71 8,0 0,072 5,5 0,97 7,0 0,44 8,5 0,030 6,0 0,89 7,5 0,20 9,0 0,0049

Nếu hàm lượng tổng S2- trong mẫu > 0,2 mg/l thì lấy lượng mẫu ít hơn (20 hoặc 40 hoặc 60 ml), them nước sinh hoạt không chứa S2-

vào đến vạch 80 ml. Sau đó tiến hành thực nghiệm từ bước 3. Hàm lượng tổng S2-

trong mẫu bằng hàm lượng tổng S2-

so được trên bảng màu nhân với hệ số pha loãng. - Bảo quản: Đóng nắp lọ thuốc thử ngay sau khi sử dụng, cất giữ nơi thoáng mát và để xa tầm tay của trẻ em.

- Ghi chú:

+ Sau mỗi lần sử dụng tháo nút ra khỏi lọ phản ứng, dung panh lấy giấy thử H2S ra khỏi nắp lọ, lấy bông ra khỏi ống dẫn khí và cho vào túi đựng rác thải.

3.7. Kiểm tra độ kiềm trong nước

* Hộp test gồm: - Thuốc thử

- Lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Lưu ý đến hạn sử dụng của hộp test.

Hình 1.2.40. Các thành phần của hộp test đo độ kiềm

Bước 1: Tráng đều lọ vài lần bằng nước mẫu.

Tráng đều lọ Bước 2: Cho nước mẫu vào lọ

đến mức quy định

Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), lượng nước mẫu là 5ml.

Bước 3: Lau khô bên ngoài lọ.

Lau khô bên ngoài lọ Bước 4: Nhỏ từ từ từng giọt

thuốc thử vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử.

Nước mẫu trong lọ chuyển màu Ví dụ: với test SERA, nước mẫu chuyển sang màu xanh

Nhỏ thuốc thử vào lọ Bước 5: Nhỏ tiếp tục từng giọt

một thuốc thử vào lọ nước mẫu.

Lắc đều lọ nước mẫu sau mỗi giọt

Bước 6: Ngừng nhỏ thuốc thử khi nước mẫu chuyển màu lần nữa.

Ví dụ: với test SERA, nước mẫu chuyển màu từ xanh sang vàng.

Bước7: Nhân số giọt thuốc thử với hệ số được quy định tùy theo nhà sản xuất. Kết quả nhân là độ kiềm của nguồn nước.

(Với test SERA, hệ số nhân là 17,9)

Mẫu nước có màu vàng

Hình 1.2.41: Các bước đo độ kiềm trong nước bằng bộ kiểm tra nhanh Ví dụ: Sử dụng test SERA, tổng số giọt thuốc thử cho vào lọ nước mẫu là 5 giọt, độ kiềm của nước sông là 5 x 17,9 = 89,5 mg CaCO3/l.

3.8. Kết luận dựa trên kết quả kiểm tra:

- Bước 1: Thống kê các số liệu thu thập được qua quá trình kiểm tra: độ trong, màu nước, nhiệt độ, pH…

- Bước 2: Lập bảng số liệu so sánh với yêu cầu kỹ thuật của ao (ruộng) nuôi cua

TT Yếu tố Giá trị đo được Khoảng thích hợp Ghi chú

1 Độ trong (cm) 20- 30cm

2 Màu nước Nước màu xanh nõn

chuối, vỏ đỗ 3 Nhiệt độ (o

C) 22- 35

4 Oxy hòa tan (mg/lít) ≥4 5 pH 6- 9 6 Khí NH3 (mg/lít) <0,01 7 Khí H2S (mg/lít) < 0,001 8 Độ kiềm (mg CaCO3/l) 80-120 - Bước 3: Kết luận

+ Các yếu tố môi trường đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Các yếu tố môi trường chưa đảm bảo nhưng có thể khắc phục trong quá trình nuôi

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

1. Câu hỏi:

- Câu hỏi 1: Nêu các bước chọn địa điểm xây dựng ao nuôi?

- Câu hỏi 2: Mô tả các bước tiến hành xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng?

2. Bài thực hành:

2.1. Bài thực hành số 1.2.1: Xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng;

+ Rèn kỹ năng thu mẫu đất, kiểm tra pH, h a tan đất và xác định loại đất sau khi sa lắng.

- Nguồn lực:

+ Ph ng học: 01 ph ng + Cuốc, xẻng: 1 bộ/ 1 nhóm

+ Xô nhựa (20 lít) đựng mẫu đất: 3 cái/ 1 nhóm + Cốc thủy tinh (500ml): 3 cái/ 1 nhóm

+ Thước đo: 1 cái/ 1 nhóm + Sổ, bút: 1 bộ/ 1 nhóm - Cách thức tiến hành:

+ Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người;

+ Giáo viên (chuyên gia) hướng dẫn nhóm thực hiện kiểm tra chất đất bằng phương pháp sa lắng;

+ Từng người học thực hiện thao tác tại khu vực của nhóm mình; + Giáo viên (chuyên gia) sửa lỗi thường gặp cho người học (nếu có). - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài thực hành:

+ Thu mẫu đất tại hiện trường

+ H a tan đất với nước theo tỷ lệ (1 đất/ 3 nước) + Để sa lắng 10 giờ

+ Đo tỷ lệ các thành phần trong đất - Thời gian hoàn thành: 12 giờ.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xây dựng ao ruộng nuôi cua đồng (Trang 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)