Kiểm tra độ kiềm trong nước

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xây dựng ao ruộng nuôi cua đồng (Trang 42 - 49)

3. Kiểm tra nguồn nước:

3.7. Kiểm tra độ kiềm trong nước

* Hộp test gồm: - Thuốc thử

- Lọ nhựa trong chứa mẫu nước. Lưu ý đến hạn sử dụng của hộp test.

Hình 1.2.40. Các thành phần của hộp test đo độ kiềm

Bước 1: Tráng đều lọ vài lần bằng nước mẫu.

Tráng đều lọ Bước 2: Cho nước mẫu vào lọ

đến mức quy định

Ví dụ: với hộp test SERA (Đức), lượng nước mẫu là 5ml.

Bước 3: Lau khô bên ngoài lọ.

Lau khô bên ngoài lọ Bước 4: Nhỏ từ từ từng giọt

thuốc thử vào lọ nước mẫu sau khi lắc đều chai thuốc thử.

Nước mẫu trong lọ chuyển màu Ví dụ: với test SERA, nước mẫu chuyển sang màu xanh

Nhỏ thuốc thử vào lọ Bước 5: Nhỏ tiếp tục từng giọt

một thuốc thử vào lọ nước mẫu.

Lắc đều lọ nước mẫu sau mỗi giọt

Bước 6: Ngừng nhỏ thuốc thử khi nước mẫu chuyển màu lần nữa.

Ví dụ: với test SERA, nước mẫu chuyển màu từ xanh sang vàng.

Bước7: Nhân số giọt thuốc thử với hệ số được quy định tùy theo nhà sản xuất. Kết quả nhân là độ kiềm của nguồn nước.

(Với test SERA, hệ số nhân là 17,9)

Mẫu nước có màu vàng

Hình 1.2.41: Các bước đo độ kiềm trong nước bằng bộ kiểm tra nhanh Ví dụ: Sử dụng test SERA, tổng số giọt thuốc thử cho vào lọ nước mẫu là 5 giọt, độ kiềm của nước sông là 5 x 17,9 = 89,5 mg CaCO3/l.

3.8. Kết luận dựa trên kết quả kiểm tra:

- Bước 1: Thống kê các số liệu thu thập được qua quá trình kiểm tra: độ trong, màu nước, nhiệt độ, pH…

- Bước 2: Lập bảng số liệu so sánh với yêu cầu kỹ thuật của ao (ruộng) nuôi cua

TT Yếu tố Giá trị đo được Khoảng thích hợp Ghi chú

1 Độ trong (cm) 20- 30cm

2 Màu nước Nước màu xanh nõn

chuối, vỏ đỗ 3 Nhiệt độ (o

C) 22- 35

4 Oxy hòa tan (mg/lít) ≥4 5 pH 6- 9 6 Khí NH3 (mg/lít) <0,01 7 Khí H2S (mg/lít) < 0,001 8 Độ kiềm (mg CaCO3/l) 80-120 - Bước 3: Kết luận

+ Các yếu tố môi trường đảm bảo yêu cầu kỹ thuật;

+ Các yếu tố môi trường chưa đảm bảo nhưng có thể khắc phục trong quá trình nuôi

B. Câu hỏi và bài tập thực hành:

1. Câu hỏi:

- Câu hỏi 1: Nêu các bước chọn địa điểm xây dựng ao nuôi?

- Câu hỏi 2: Mô tả các bước tiến hành xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng?

2. Bài thực hành:

2.1. Bài thực hành số 1.2.1: Xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng - Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức xác định loại đất bằng phương pháp sa lắng;

+ Rèn kỹ năng thu mẫu đất, kiểm tra pH, h a tan đất và xác định loại đất sau khi sa lắng.

- Nguồn lực:

+ Ph ng học: 01 ph ng + Cuốc, xẻng: 1 bộ/ 1 nhóm

+ Xô nhựa (20 lít) đựng mẫu đất: 3 cái/ 1 nhóm + Cốc thủy tinh (500ml): 3 cái/ 1 nhóm

+ Thước đo: 1 cái/ 1 nhóm + Sổ, bút: 1 bộ/ 1 nhóm - Cách thức tiến hành:

+ Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người;

+ Giáo viên (chuyên gia) hướng dẫn nhóm thực hiện kiểm tra chất đất bằng phương pháp sa lắng;

+ Từng người học thực hiện thao tác tại khu vực của nhóm mình; + Giáo viên (chuyên gia) sửa lỗi thường gặp cho người học (nếu có). - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài thực hành:

+ Thu mẫu đất tại hiện trường

+ H a tan đất với nước theo tỷ lệ (1 đất/ 3 nước) + Để sa lắng 10 giờ

+ Đo tỷ lệ các thành phần trong đất - Thời gian hoàn thành: 12 giờ.

TT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1. Thu mẫu đất tại hiện trường - Thu mẫu đúng vị trí quy định - Đánh số mẫu thu theo quy định 2. H a tan đất với nước - Sử dụng nước có độ pH bằng 7

- H a tan triệt để (bão h a) - Đánh số mẫu đất

3. Để sa lắng - Điều kiện ph ng - Thời gian: 10 giờ 4. Đo kết quả - Đủ 10 giờ sa lắng

- Xác định tỷ lệ các thành phần 2.2. Bài thực hành 1.2.2: Kiểm tra độ pH đất

- Mục tiêu:

+ Củng cố kiến thức phương pháp đo pH đất

+ Rèn kỹ năng đo pH bằng 2 dụng cụ (giấy quỳ, máy đo pH đất) - Nguồn lực:

+ Khu ruộng ngập nước: 01 + Máy đo pH: 01/ 1 nhóm + Giấy quỳ: 1 hộp/ 1 nhóm + Cuốc, xẻng: 1 bộ/ 1 nhóm

+ Xô nhựa (20 lít) đựng mẫu đất: 3 cái/ 1 nhóm + Cốc thủy tinh (500ml): 3 cái/ 1 nhóm

- Cách thức tiến hành:

+ Chia lớp thành 6 nhóm, mỗi nhóm 5 người;

+ Giáo viên (chuyên gia) hướng dẫn nhóm thực hiện kiểm tra độ pH đất bằng các phương pháp;

+ Từng người học thực hiện thao tác tại khu vực của nhóm mình; + Giáo viên (chuyên gia) sửa lỗi thường gặp cho người học (nếu có). - Nhiệm vụ của nhóm khi thực hiện bài thực hành:

+ Đo pH đất tại vị trí thu mẫu bằng máy đo pH đất + Lấy mẫu đất cần đo

+ Đo pH nước đã hoa tan bằng giấy quỳ - Thời gian hoàn thành: 2 giờ.

- Kết quả và tiêu chu n sản ph m cần đạt được sau bài thực hành:

TT Các hoạt động Số lượng và chất lượng sản phẩm

1. Đo pH đất bằng máy - Hiệu chỉnh máy đúng kỹ thuật - Giá trị pH đo được

2. Thu mẫu đất tại hiện trường

- Thu mẫu đúng vị trí quy định - Đánh số mẫu thu theo quy định 3. H a tan đất với nước - Sử dụng nước có độ pH bằng 7

- H a tan triệt để (bão h a) - Đánh số mẫu đất

4. Đo pH bằng giấy quỳ Kết quả giá trị pH

C. Ghi nhớ:

- Chọn những vùng có điều kiện thời tiết, khí hậu, tình hình kinh tế, xã hội ổn định để làm khu vực nuôi cua;

- Không chọn những vùng có Giá trị pH đất < 4 để nuôi cua;

- Điều kiện môi trường nước phù hợp cho nơi nuôi cua là: độ trong 20- 30cm; màu nước: xanh nõn chuối, vỏ đỗ; nhiệt độ 25- 32o

C; pH 6- 9; hàm lượng ôxy h a tan ≥ 4mg/l; NH3 < 0,01mg/l; H2S < 0,001 mg/l; độ kiềm 80- 120mg CaCO3/l.

Bài 3: Vẽ sơ đồ và cắm tiêu ao, ruộng nuôi cua Mã bài: MĐ 01-03

Mục tiêu:

- Biết được các tiêu chu n ao, ruộng nuôi cua và phương pháp cắm tiêu; - Vẽ được sơ đồ; cắm tiêu ao, ruộng nuôi cua;

- Tuân thủ yêu cầu kỹ thuật đối với ao, ruộng nuôi cua.

A. Nội dung:

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun xây dựng ao ruộng nuôi cua đồng (Trang 42 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)