4. Cắm tiêu hiện trường
4.2. Cắm tiêu bờ ao, ruộng nuôi cua
- Sau khi đã cắm tiêu hình thành hình dạng và diện tích của ao thì tiến hành cắm tiêu bờ để đắp bờ ao.
- Cắm tiêu bờ ao có 2 dạng:
+ Cắm cọc tiêu theo mặt cắt bờ ao
Điểm A: Điểm giữa ao theo chiều rộng Điểm B: Điểm chân bờ đào
AB = ½ chiều rộng đáy ao, ruộng Điểm C: Chân bờ đắp BC = (1-1,5) x độ sâu đào Điểm D: Mặt bờ CD = (1-1,5) x độ cao đắp Điểm E: Mặt bờ DE: Chiều rộng mặt bờ Điểm F: Chân bờ đắp EF = (1-1,5) x độ cao đắp
Tiến hành cắm từng bộ cọc tiêu theo suốt chiều dài ao với khoảng cách 4-5m/bộ
+ Cắm cọc tiêu định hướng tuyến bờ ao (chiều dài bờ ao) ½ chiều rộng đáy ao A B C D E1 F D1 B1 E 1 Mặt đất tự nhiên
Hình 1.3.12: Cắm tiêu, căng dây định dạng bờ ao Cọc tiêu
Dây nylon
Chiều rộng mặt bờ
Cắm cọc tiêu thẳng đứng với mặt đất tại hai điểm A và B
Người thứ nhất đứng ở A, người thứ hai cầm cọc tiêu dựng thẳng đứng ở một điểm C
Người thứ nhất ra hiệu để người thứ hai điều chỉnh vị trí cọc tiêu cho đến khi người thứ nhất thấy cọc tiêu A (chỗ mình đứng) che lấp hai cọc tiêu ở B và C.
Khi đó ba điểm A, B, C thẳng hàng.
Hình 1.3.13: Cắm tiêu định tuyến bờ - Phương pháp cắm tiêu bờ ao như sau:
+ Bước 1: Xác định chiều rộng đáy ở bờ: từ 4- 5m và cắm tiêu theo chiều rộng đáy ở hai bên, số lượng cọc tiêu được cắm tùy thuộc vào chiều dài của từng cạnh trong ao. Khoảng cách giữa các cọc tiêu từ 5- 10m.
+ Bước 2: Xác định chiều rộng của mặt bờ: từ 1,5- 2m và cắm cọc tiêu theo chiều rộng mặt bờ. Các cọc tiêu được cắm thẳng hàng và song song với cọc tiêu chiều rộng đáy bờ.
+ Bước 3: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng đáy bờ tạo thành hai đường thẳng song song (thường tạo hàng dây sát đáy cọc)
+ Bước 4: Thực hiện căng dây nối lại những cọc tiêu của chiều rộng bề mặt bờ tạo thành hai đường thẳng song song