1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại việt nam bằng phương pháp SFA

105 234 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 105
Dung lượng 1,63 MB

Nội dung

Cùng với đó, hiện nay tại Việt Nam, tuy cũng đã có những nghiên cứu về đánh giá tính hiệu quả của các ngân hàng nhưng đa phần là những nghiên cứu theo phương pháp DEA, mà rất ít các nghi

Trang 1

NGUYỄN VĂN QUANG

ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SFA

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP Hồ Chí Minh – Năm 2018

Trang 2

NGUYỄN VĂN QUANG

ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG

MẠI TẠI VIỆT NAM BẰNG PHƯƠNG PHÁP SFA

Chuyên ngành: Tài Chính – Ngân hàng

TP Hồ Chí Minh – Năm 2018

Trang 3

nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Vũ Việt Quảng Tất cả các số liệu trong bài nghiên cứu của tôi là hoàn toàn trung thực và được tôi thu thập từ dữ liệu Bankscope và các BTTC của 36 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2016 Đồng thời kết quả nghiên cứu của tôi cũng chưa từng được công bố trong bất kỳ hình thức và tài liệu nào

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TÓM TẮT

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1

1.1 Lý do chọn đề tài: 1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu: 3

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: 4

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu: 4

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu: 4

1.4 Phương pháp nghiên cứu: 4

1.5 Kết cấu nghiên cứu của đề tài: 5

1.6 Đóng góp khoa học của đề tài: 6

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG, TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 8

2.1 Những kỹ thuật đánh giá liên quan đến việc đo lường và phân tích tính hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng: 8

2.1.1 Những kỹ thuật liên quan đến việc đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng: 8

2.1.2 Mô hình đường biên ngẫu nhiên: 17

2.1.3 Ước lượng giá trị các tham số cho mô hình đường biên ngẫu nhiên: 19

2.2 Tổng quan các nghiên cứu trước đây về tác động của việc tự do hóa tài chính lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng: 21

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới: 21

2.2.2 Các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng tại Việt Nam: 32

2.3 Tóm tắt lại nội dung của chương: 35

Trang 5

hiện nay: 36

3.1 Dữ liệu và mô hình nghiên cứu: 39

3.1.1 Dữ liệu: 39

3.1.2: Mô hình nghiên cứu: 40

3.2 Bằng chứng thực nghiệm: 45

3.2.1 Hiệu quả về chi phí và lợi nhuận của các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam: 45

3.2.2 Lợi nhuận theo phạm vi và doanh thu theo quy mô: 54

CHƯƠNG 4: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM 66

4.1 Các kết luận chính của luận văn: 66

4.2 Những hàm ý chính sách đưa ra: 67

4.3 Hạn chế của đề tài: 69

4.4 Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài: 70 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 6

Hình 2.2 Hiệu quả kinh tế trong trường hợp tối thiểu hóa chi phí đầu vào 12

Hình 2.3: Hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra 14

Hình 2.4 Đường biên sản xuất ngẫu nhiên 19

Bảng 3.1: Giá trị đo lường trung bình về hiệu quả theo hướng chi phí của 03 loại ngân hàng hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2009 - 2016 46

Bảng 3.2: Giá trị đo lường trung bình về hiệu quả theo hướng chi phi của 03 loại ngân hàng hoạt động tại Việt Nam qua các năm từ năm 2009 đến năm 2016 47

Hình 3.1: Giá trị trung bình về hiệu quả các ngân hàng xét về mặt chi phí 49

Bảng 3.3: Giá trị đo lường trung bình về hiệu quả theo hướng lợi nhuận của 03 loại ngân hàng hoạt động tại Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016 50

Bảng 3.4: Giá trị đo lường trung bình về hiệu quả theo hướng lợi nhuận của 03 loại ngân hàng hoạt động tại Việt Nam qua các năm 52

Hình 3.3: Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) giữa các loại ngân hàng qua các năm 54

Bảng 3.5: So sánh các quy định 55

Bảng 3.6: Tỷ lệ cho vay trên các khoản tiền gửi từ năm 2009 - 2016 56

Bảng 3.7: Tỷ lệ các biến số của ngân hàng nước ngoài so với các ngân hàng tại Việt Nam (%) 57

Bảng 3.8: Tỷ lệ thu nhập ngoài lãi so với tổng thu nhập 59

Bảng 3.9: Hiệu quả kinh tế theo phạm vi 61

Bảng 3.10: Hiệu quả kinh tế theo quy mô 63

Bảng 3.11: Tổng tài sản (TA) của từng loại ngân hàng qua các năm 64

Trang 7

DEA Phân tích bao dữ liệu

Trang 8

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1.1 Lý do chọn đề tài:

Goldsmith (1969) là người đầu tiên nghiên cứu bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ cùng chiều giữa mức độ phát triển trong lĩnh vực tài chính và sự phát triển kinh tế Rajan và Zingales (1998) cũng đã tìm thấy được mối quan hệ nhân quả giữa tăng trưởng kinh tế và sự phát triển trong lĩnh vực tài chính Các tác giả đã tìm thấy bằng chứng cho rằng những ngành công nghiệp mà có sự phụ thuộc vào nguồn tài chính bên ngoài càng nhiều thì sẽ có xu hướng phát triển nhanh hơn tại những nước

có nền kinh tế phát triển Chính vì vậy mà tài chính phát triển hơn thì sẽ làm cho nền kinh tế cũng sẽ tăng trưởng hơn

Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây thì lại đưa ra một số điểm nghi ngờ về mối quan hệ cùng chiều giữa phát triển tài chính và phát triển kinh tế Thậm chí có một

số những nghiên cứu đã chỉ ra rằng phát triển tài chính thì có ảnh hưởng tiêu cực đến phát triển kinh tế (Arcand, Berkes và Panizza, 2015) cho rằng khi tốc độ phát triển tài chính quá nhanh thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro cho một nền kinh tế Orhangazi (2008) cho rằng khi mà lĩnh vực tài chính ngày càng rộng lớn hơn thì cũng sẽ có một tác động lấn át đối với nền kinh tế thực, ví dụ là việc thu hút quá nhiều những nguồn vốn tài chính và vốn nhân lực mà lẽ ra, những nguồn vốn này sẽ

có thể được sử dụng một cách hiệu quả hơn trong một nền kinh tế thực Quy mô của một lĩnh vực tài chính thì có thể được giải thích như là một phản ánh về chi phí của một lĩnh vực tài chính, trong khi doanh thu của lĩnh vực tài chính thì lại phản ánh các thành phần kinh tế còn lại hoạt động hiệu quả như thế nào

Tại Việt Nam, khi mà đóng góp của hệ thống ngân hàng trong việc cung cấp vốn cho toàn nền kinh tế chiếm khoảng 90% (IMF, 2014) thì tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng trong phát triển kinh tế của đất nước là điều tối quan trọng Cùng với sự phát triển của nền kinh tế cũng như sự phát triển của hệ thống ngân hàng những năm gần đây thì sự cạnh tranh ngày càng gay gắt giữa các tổ chức tín dụng với nhau

sẽ giúp thúc đẩy sự phát triển của các loại hình ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Trang 9

Tuy nhiên, cùng với đó là những cải cách về những quy định trong lĩnh vực tài chính nhìn chung diễn ra còn chậm chạp, và là nguyên nhân chủ chốt cho sự phát triển của lĩnh vực tài chính nói chung và ngân hàng nói riêng Các ngân hàng đang hoạt động tại thị trường Việt Nam, nhìn chung là đang hoạt động trong một môi trường rất nhiều thách thức, khi mà biên tín dụng bị thắt chặt và nợ xấu cao (WorldBank, 2014; SBV, 2014) Theo đó thì Pincus (2009) và IMF (2014) cũng đã cho rằng đối với một hệ thống tài chính non trẻ như Việt Nam, khi mà các khung pháp lý và hệ thống giám sát vẫn còn lỏng lẻo thì sự bùng nổ trong tăng trưởng tín dụng sẽ gây nên những vấn đề về nợ xấu tăng cao cũng như rủi ro hệ thống

Theo thời gian, kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO năm 2007, đi cùng với đó thì lĩnh vực tài chính ngày càng được tự do hơn, các chính sách cũng đã được đưa ra để nhằm mục đích tạo môi trường cạnh tranh và cải thiện thành quả hoạt động của ngân hàng hơn Như một phần cam kết kể từ khi Việt Nam gia nhập WTO, thì các ngân hàng nước ngoài với những đặc điểm lợi thế hơn về yếu tố công nghệ cũng như chất lượng quản lý cao hơn cũng đã được phép thành lập với 100% vốn nước ngoài, các nhà đầu tư nước ngoài cũng được phép nắm giữ thị phần của các ngân hàng nội địa, đóng vai trò như những cổ đông thiểu số Ngoài ra, các nhà đầu tư chiến lược nước ngoài cũng được khuyến khích để tham gia vào hệ thống ngân hàng nội địa trong nước với kỳ vọng là họ sẽ mang theo những thế mạnh về công nghệ cũng như tính chuyên nghiệp góp phần cho sự phát triển vững mạnh của hệ thống ngân hàng trong nước Cùng với đó, hiện nay tại Việt Nam, tuy cũng đã có những nghiên cứu về đánh giá tính hiệu quả của các ngân hàng nhưng đa phần là những nghiên cứu theo phương pháp DEA, mà rất ít các nghiên cứu đánh giá hiệu quả theo phương pháp SFA Ngoài ra, việc đánh giá tính hiệu quả theo quy mô cũng như tính hiệu quả theo phạm vi trong lĩnh vực ngân hàng tại Việt Nam cũng rất ít

Xuất phát từ những lý do nêu trên, người viết đã thực hiện đề tài “Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam bằng phương pháp SFA”

Trang 10

1.2 Mục tiêu nghiên cứu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam, đánh giá tính hiệu quả theo quy mô cũng như tính hiệu quả theo phạm vi

Mục tiêu cụ thể sẽ như sau:

 Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại hoạt động tại Việt Nam, phân chia theo các loại ngân hàng chính bao gồm: Các ngân hàng thuộc nhóm Big Four, nhóm các ngân hàng thuộc các ngân hàng thương mại còn lại trong nước và cuối cùng là nhóm các ngân hàng nước ngoài

 Đánh giá hiệu quả của các loại ngân hàng theo phạm vi cũng như theo quy

 Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của từng ngân hàng trong thời gian tới

Xuất phát từ những mục tiêu nghiên cứu nêu trên thì câu hỏi nghiên cứu của đề tài

sẽ bao gồm những câu hỏi sau đây:

 Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm 03 nhóm ngân hàng là: Nhóm các ngân hàng thuộc nhóm Big Four, nhóm các ngân hàng thuộc nhóm các ngân hàng thương mại nội địa còn lại và nhóm các ngân hàng nước ngoài là như thế nào?

 Hiệu quả hoạt động của các loại ngân hàng theo phạm vi và theo quy mô là như thế nào?

 Những giải pháp được đưa ra để cải thiện hiệu quả hoạt động của từng nhóm các ngân hàng trong thời gian tới là gì?

Trang 11

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu:

Đối tượng nghiên cứu của đề tài là hiệu quả hoạt động của các loại ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam bao gồm 36 ngân hàng được chia thành ba loại riêng biệt, hiệu quả kinh tế theo quy mô và hiệu quả kinh tế theo phạm vi của các loại ngân hàng thương mại

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu:

Với bộ dữ liệu bao gồm 36 ngân hàng thương mại đang hoạt động tại Việt Nam từ năm 2009 – 2016 được lấy từ Bankscope và các báo cáo tài chính liên quan Sau đó, người viết chia thành 03 loại ngân hàng bao gồm: Các ngân hàng thuộc nhóm Big Four bao gồm: Vietcombank, Viettinbank, Argribank, BIDV; Nhóm những ngân hàng thuộc nhóm các ngân hàng thương mại nội địa còn lại, và cuối cùng là nhóm những ngân hàng có 100% vốn nước ngoài

1.4 Phương pháp nghiên cứu:

Hughes và Mester (2008) cho rằng có 02 cách tiếp cận phổ biển nhất hiện nay để đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng đó là cách tiếp cận cấu trúc và phi cấu trúc Trong đó, cách tiếp cận phi cấu trúc là việc so sánh những tỷ số đo lường về thành quả hoạt động của các ngân hàng qua các năm hoặc giữa các ngân hàng lẫn nhau, để từ đó đánh giá mức độ hiệu quả của các ngân hàng Ví dụ như là các tỷ số

về ROA, ROE, chi phí trên thu nhập… Tuy nhiên khi đánh giá về nhóm các chỉ số này cần phải có một chuẩn các chỉ số nhất định được xây dựng để so sánh, và việc xây dựng những chỉ số chuẩn này rất khó để thực hiện Ngoài ra, nhóm các chỉ số khác nhau thì cũng cho ra những kết luận khác nhau Ví du như là một ngân hàng có thể đạt được chỉ số về tính thanh khoản, nhưng lại không đạt được chỉ số về an toàn vốn… do vậy mà đánh giá hiệu quả của ngân hàng này cũng sẽ rất khó và không nhất quán Cách tiếp cận thứ 2 đó là cách tiếp cân cấu trúc Trong cách tiếp cận này

Trang 12

có 02 loại phương pháp là phương pháp phi tham số và phương pháp tham số Trong đó, phổ biến nhất đối với phương pháp phi tham số là phương pháp DEA và đối với phương pháp tham số là phương pháp SFA (Lensink, Messters, Naaborg, 2008) Tuy nhiên, Coelli và cộng sự (2005) thì phương pháp DEA cũng có những hạn chế nhất định Cụ thể là phương pháp DEA không tách rời được thành phần sai

số và thành phần nhiễu ra thành 2 phần riêng biệt, trong đó phần nhiễu có thể ảnh hưởng đến hình dáng và vị trí của một đường biên hiệu quả Việc loại trừ hoặc bao gồm chỉ một yếu tố đầu vào hoặc đầu ra cũng sẽ làm cho kết quả bị lệch Ngoài ra trong phương pháp DEA chỉ chú trọng đến những yếu tố đầu vào cho trước để sản xuất ra yếu tố đầu ra hay là đầu ra cho trước và phải cần bao nhiêu lượng yếu tố đầu vào cho trước để sản xuất ra nó, mà không chú trọng đến những yếu tố về quản lý

có thể ảnh hưởng đến yếu tố đầu vào và đầu ra Ngược lại phương pháp SFA thì lại tách riêng được thành phần sai số và thành phần nhiễu, thành phần mà sẽ ảnh hưởng đến hình dáng cũng như vị trí của đường biên ngẫu nhiên ra làm 2 phần riêng biệt Đồng thời phương pháp SFA cũng cho phép thực hiện những kiểm định thống kê về những giả thuyết liên quan đến hàm sản xuất và mức độ không hiệu quả (Hosian, Kamil, Baten, Mustafa, 2012) Kumbhakar và Lovell (2000) đã chứng minh rằng phương pháp SFA khắc phục được hiện tượng phương sai thay đổi và việc ước lượng các tham số cũng không bị lệch trong mô hình

Xuất phát từ những nhận định trên, người viết lựa chọn phương pháp SFA để làm phương pháp nghiên cứu chính trong việc đo lường hiệu quả hoạt động của các loại ngân hàng tại Việt Nam

1.5 Kết cấu nghiên cứu của đề tài:

Toàn bộ nội dung nghiên cứu của đề tài sẽ được bố trí theo từng chương như sau:

Chương 1: Giới thiệu Đây là chương đưa ra những lý do để lựa chọn đề tài, những

vấn đề cần nghiên cứu, các câu hỏi nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu cũng như

bộ dữ liệu sẽ được sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của người viết

Trang 13

Chương 2: Cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hàng, tổng quan về các nghiên cứu trước đây Chương này sẽ được người viết tập trung trình bày những

khái niệm, những phương pháp đánh giá và đo lường tính hiệu quả của ngân hàng, những bằng chứng thực nghiệm về đo lường hiệu quả hoạt động ngân hàng trên thế giới cũng như tại Việt Nam Đồng thời người viết cũng nêu tóm tắt những điểm nhấn về các chính sách được ban hành trong chính sách cải cách tài chính tại Việt Nam

Chương 3: Đánh giá hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam Chương này người viết sẽ tập trung sử dụng những mô hình, những

phương pháp đánh giá, so sánh với những nghiên cứu trước đây, tập trung thảo luận

về những kết quả thực nghiệm thu được trong quá trình đánh giá và đo lường hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam

Chương 4: Kết luận và giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại tại Việt Nam Chương này người viết sẽ đưa ra những kết luận

trong suốt quá trình nghiên cứu, những hàm ý chính sách được đưa ra, những hạn chế mà đề tài còn tồn đọng cũng như hướng nghiên cứu tiếp theo trong thời gian tới

sẽ được người viết thực hiện

1.6 Đóng góp khoa học của đề tài:

Tại Việt Nam hiện nay cũng có những nghiên cứu về đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên hầu hết các nghiên cứu đều chỉ sử dụng phương pháp DEA, mà phương pháp SFA thì rất ít những nghiên cứu sử dụng Do vậy cùng với việc sử dụng một phương pháp mới tại Việt Nam, bài viết sẽ góp phần làm đa dạng thêm phương pháp đo lường hiệu quả hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng Ngoài ra, hiệu quả kinh tế theo quy mô cũng như theo phạm vi trong lĩnh vực ngân hàng thì

số lượng các bài nghiên cứu cũng còn rất ít Chính vì vậy, người viết hi vọng bài viết sẽ cung cấp thêm được một khía cạnh mới trong việc đo lường hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngân hàng trong việc định hướng phát triển trong tương lai ứng

Trang 14

với từng ngân hàng cụ thể Ngoài ra bài viết cũng đã tổng hợp lại những nghiên cứu trước đây trên thế giới về việc đánh giá hiệu quả kinh tế theo quy mô cũng như theo phạm vi mà các bài nghiên cứu trước đây tại Việt Nam chưa được bao gồm, hiệu ứng too – big – to – fail cũng đã được đề cập trong bài viết

Tuy nhiên, bài viết cũng còn có những hạn chế đã được người viết liệt kê ra trong chương 4 để từ đó, tìm được những hướng phát triển tiếp theo cho bài viết trở nên hoàn chỉnh và khoa học hơn

Người viết sẽ liệt kê ra các các kết quả nghiên cứu thu được từ việc đánh giá hiệu quả của hệ thông các ngân hàng theo 03 loại theo sơ đồ sau đây:

Hiệu quả hoạt động

Xét về mặt chi phí: Ngân hàng Big Four, Ngân hàng nội địa còn lại, Ngân hàng nước ngoài

Xét theo hướng lợi nhuận: Ngân hàng Big Four, Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng nội địa còn lại

Lợi thế kinh tế theo quy mô:

Ngân hàng nước ngoài, ngân hàng nội địa còn lại

Trang 15

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ HIỆU QUẢ NGÂN HÀNG, TỔNG

QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY

Chương này sẽ tập trung vào việc tổng quan lại các phương pháp, những khái niệm

đã được sử dụng trong những bài nghiên cứu trước đây về việc đo lường cũng như việc đánh giá tính hiệu quả của các ngân hàng cũng như những tác động của việc tự

do hóa tài chính tác động như thế nào lên hiệu quả của ngân hàng Tự do hóa trong lĩnh vực ngân hàng sẽ dẫn đến việc cải thiện tính hiệu quả kỹ thuật (Levine, 2001; Chortareas và cộng sự, 2013) Đối với những nền kinh tế đang trong quá trình chuyển đổi thì mức độ hiệu quả cao sẽ dễ dàng đạt được một cách nhanh chóng nếu những hệ thống ngân hàng có khả năng chuyển đổi chuyển đổi sang một hệ thống ngân hàng có yếu tố nước ngoài thống trị (Bonin và Schanable, 2011)

Cấu trúc của chương này sẽ được trình bày như sau Mục 2.1 sẽ tóm tắt lại những phương pháp được sử dụng trong việc ước lượng tính hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng (bài nghiên cứu chỉ tập trung nhấn mạnh vào phương pháp ước lượng tham số

- SFA), tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, hiệu quả kinh tế theo phạm vi Mục 2.2

sẽ tổng quan lại các nghiên cứu trước đây về tác động của việc tự do hóa tài chính lên hiệu quả của các ngân hàng xét trong bối cảnh từng nước đơn lẻ cũng như xuyên quốc gia Trong điều kiện bối cảnh tại Việt Nam, khi mà các quy định lần lượt được

dỡ bỏ và việc tự do hóa tài chính ngày càng được quan tâm, thì xu thế hiệu quả của ngân hàng cũng sẽ được quan tâm xem xét và đánh giá Cuối cùng, mục 2.3 sẽ là tổng kết lại nội dung trong chương 2

2.1 Những kỹ thuật đánh giá liên quan đến việc đo lường và phân tích tính hiệu quả trong lĩnh vực ngân hàng:

2.1.1 Những kỹ thuật liên quan đến việc đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng:

Xuyên suốt những thập niên đã qua, đã có khá nhiều những nghiên cứu liên quan đến việc đo lường hiệu quả của những tổ chức tài chính, đặc biệt là những nghiên cứu về đo lường hiệu quả đối với những ngân hàng thương mại (Berger và

Trang 16

Homphrey, 1997; Fethi và Pasiouras, 2010) Các phương pháp đo lường và đánh giá chủ yếu tập trung việc việc xác định và phân loại xem đâu là những ngân hàng hoạt động với thành quả tốt, đâu là những ngân hàng hoạt động với thành quả xấu (Berger và Homphrey, 1997)

Dựa trên việc đánh giá, phân loại đâu là những ngân hàng hoạt động mang lại thành quả hoạt động hiệu quả, đâu là những ngân hàng hoạt động mang lại thành quả kém hiệu quả, các ngân hàng có thể đối chiếu, so sánh để từ đó đưa ra được những biện pháp quản lý cũng như định hướng phát triển cho riêng mình để cải thiện hiệu quả hơn

Mục này tập trung vào việc tổng quan lại các phương pháp đo lường hiệu quả của một đơn vị ra quyết định (DMU – Dicision Marking Unit) (mỗi ngân hàng riêng lẻ cũng sẽ đươc xem như một DMU) – xét cả về mặt đo lường hiệu quả về mặt chi phí cũng như đo lường hiệu quả về mặt lợi nhuận

2.1.1.1 Lý thuyết về tính hiệu quả và tính năng suất:

Việc nghiên cứu về cấu trúc tối ưu trong ngành ngân hàng và sự hiệu quả của nó phải được xem xét từ khía cạnh với định nghĩa về sự tối ưu hóa Hiệu quả được hiểu

là theo cách thông thường là độ lệch giữa hiệu suất thực tế và hiệu suất mong muốn

Do vậy mà hiệu quả phải được đo lường liên quan tới một hàm mục tiêu

Khái niệm về sự lựa chọn sẽ liên quan đến việc xét về tính hiệu quả trong giá cả và cạnh tranh hơn là dựa vào việc sử dụng công nghệ Chúng ta có thể đặt câu hỏi liệu rằng một ngân hàng nên tối đa hóa số lượng sản phẩm đầu ra với một lượng các yếu tố đầu vào cho trước hay là nên tối thiểu hóa chi phí đầu vào với một lượng sản phẩm đầu ra đã được xác định Tuy nhiên nếu xét về khía cạnh kinh tế thì nó cũng thường không được ưu tiên bởi vì đã phớt lờ đi giá trị Nó không thể giải thích cho việc phân bổ không hiệu quả trong việc ước lượng sai giá cả giữa việc lựa chọn đầu vào và đầu ra, và việc so sánh các công ty với nhau cũng rất khó khăn bởi vì các công ty hầu như có xu hướng chuyên môn hóa khác nhau giữa yếu tố đầu vào và

Trang 17

đầu ra, vì vậy mà không có một cách nào có thể so sánh được đầu vào hay đầu ra

mà không xét đến lợi ích trong mối liên hệ với giá cả Và cũng không có cách nào

có thể xác định được rằng đầu ra là tối ưu hay chưa khi mà không có giá trị thông tin về yếu tố đầu vào Thay vào đó, chúng ta sẽ chuyển hướng nghiên cứu về tối ưu hóa kinh tế

Năng suất và hiệu quả thì thường hay được sử dụng đan xen lẫn nhau Tuy nhiên không phải lúc nào thì chúng cũng sẽ mang một ý nghĩa như nhau Theo định nghĩa thì năng suất là tỷ lệ giữa sản lượng đầu ra so với đầu vào Tỷ lệ này có thể dễ dàng tính toán được khi người sản xuất sử dụng duy nhất một đầu vào để sản xuất ra một đầu ra Thậm chí trong trường hợp nếu nhà sản xuất sử dụng nhiều sản lượng đầu vào để sản xuất một vài sản lượng đầu ra, thì đầu ra trên phần tử số cũng phải được kết hợp từ nhiều yếu tố kinh tế hợp lý và đầu vào bên dưới mẫu số cũng phải được kết hợp từ những yếu tố đó Do đó, năng suất hay tỷ lệ này vẫn là một tỷ số vô hướng Tuy nhiên khi mà có nhiều sản lượng đầu vào để sản xuất một vài yếu tố đầu ra thì các nhà nghiên cứu thường có xu hướng suy luận đến tính hiệu quả (Grosskopf và Lovell, 1994)

Theo định nghĩa thì khi nói đến hiệu quả thì sẽ là việc so sánh giữa giá trị thực tế quan sát được so với giá trị tiềm năng của các sản lượng đầu vào và đầu ra Tính hiệu quả có thể được xem xét trên các khía cạnh: Sản lượng đầu ra thực tế so với sản lượng đầu ra tiềm năng của yếu tố đầu vào cho trước hoặc sản lượng vào thực tế

so với sản lượng đầu vào nhỏ nhất để sản xuất ra sản lượng đầu ra cho trước, hoặc

là sự kết hợp của cả hai

Farell (1957) đưa ra ý tưởng về việc sử dụng đường giới hạn khả năng sản xuất (PPF) để làm tiêu chí cho việc đánh giá hiệu quả giữa các công ty (DMUs) trong cùng một ngành Theo đó thì các công ty đạt được đến đường giới hạn sẽ được coi

là hiệu quả hơn so với các công ty không đạt đường giới hạn PPF Ông đã phân loại hiệu quả ra thành ba loại: Hiệu quả về mặt kỹ thuật (TE), hiệu quả về mặt phân bổ (AE), và hiệu quả về mặt kinh tế (EE) Trong đó, hiệu quả về mặt kỹ thuật (TE) của

Trang 18

việc sử dụng yếu tố đầu vào x để sản xuất được yếu tố đầu ra y sẽ được đo lường theo công thức sau:

Đầ à (1)

= TED’ = 1 Trong khi đó, các DMU hoạt động tại các điểm A và D có TEA =

A’

A

Hình 2.1: Hiệu quả kinh tế trong trường hợp tối đa hóa sản phẩm đầu ra

Công thức (1) như trên chỉ có thể được áp dụng trong trường hợp chỉ có một biến đầu vào và một biến đầu ra, chẳng hạn như hiệu quả sử dụng vốn (doanh thu/vốn), hiệu quả sử dụng lao động (thu nhập/lao động) Tuy nhiên khi áp dụng cho một doanh nghiệp có k yếu tố đầu vào và m yếu tố đầu ra thì chúng ta cần phải dựa trên

cả tỷ trọng pj và wj của các yếu tố đầu vào và đầu ra Khi đó:

x/y2 D’

Trang 19

quả về sự phân bổ (AE) cũng sẽ được đề cập Hiệu quả về phân bổ được định nghĩa

là sử dụng tối ưu cho sự kết hợp của việc tối thiểu hóa chi phí đầu vào Vì vậy mà

để đạt được tổng hiệu quả thì một DMU phải đạt được hiệu quả cả về mặt hiệu quả

về kỹ thuật cũng như hiệu quả về sự phân bổ Khi đó, hiệu quả kinh tế (EE) được

mô tả bằng biểu thức như sau:

EE = TE * AE Như đã được đề cập, hiệu quả kinh tế (EE) có thể được tiếp cận bằng 02 cách: Đầu vào và đầu ra

 Phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế theo định hướng đầu vào:

Phương pháp này dựa trên ý tưởng liên quan đến việt cắt giảm chi phí dựa trên việc tối thiểu hóa số lượng các yếu tố đầu vào để sản xuất ra được một số yếu tố đầu ra xác định trước Giả sử rằng một DMU sử dụng 2 yếu tố đầu vào là x1 và x2 để sản xuất một yếu tố đầu ra (y), có thể được biểu diễn bằng một đường đẳng lượng (SS’) như hình 2.2 CC’ là một đường đẳng phí và được biết đến như là một tỷ lệ tối ưu các yếu tố đầu vào sao cho chi phí là thấp nhất

Hình 2.2 Hiệu quả kinh tế trong trường hợp tối thiểu hóa chi phí đầu vào

Theo như hình 2.2 thì một DMU sản xuất tại Q thì sẽ được coi là hiệu quả kỹ thuật bởi vì khi đó ta có thể thấy TEQ =

xuất tại điểm P thì khi đó, rõ ràng việc sản xuất tại đây là chưa đạt hiệu quả kỹ thuật

Trang 20

(TE), và mức độ không hiệu quả được đo lường bằng đoạn QP Tỉ số hiệu quả kỹ thuật chính là tỷ số giữa OQ/OP do vậy sẽ nằm trong khoảng từ 0 đến 1 Khi tỉ số này đạt giá trị 1 thì nó sẽ đạt hiệu quả về kỹ thuật (TE), ngược lại khi tỷ số này đạt một giá trị khác 1 thì sẽ không đạt được hiệu quả về mặt kỹ thuật Cũng từ hình 2.2,

ta thấy rằng điểm Q và Q’ cùng nằm trên đường đẳng lượng nên các DMU sản xuất bất kỳ điểm nào trên đường đẳng lượng thì cũng sẽ đạt được hiệu quả về mặt kỹ thuật Tuy nhiên khi một DMU sản xuất tại điểm R thì sẽ không đạt hiệu quả về mặt phân bổ Và khi đó, tỷ số hiệu quả về mặt phân bổ AE sẽ được tính toán là tỉ lệ OR/OQ Khi đó, hiệu quả về mặt kinh tế (hiệu quả chi phí trong cách tiếp cận đầu vào) trong trường hợp đo lường theo yếu tố đầu vào sẽ là:

=

Theo Colie (2005) thì hiệu quả về mặt chi phí tổng thể có thể được xem là hiệu quả kinh tế trong trường hợp đầy đủ lượng thông tin của các yếu tố đầu vào Do đó, đoạn RQ trong trường hợp này là đại diện cho chi phí sản xuất và sẽ giảm đi nếu DMU sản xuất tại càng gần điểm Q’, và tại Q’ thì khi đó DMU sẽ đạt được cả hiệu quả về mặt kinh tế và phân bổ hay đạt được hiệu quả kinh tế tổng thể

 Phương pháp đo lường hiệu quả kinh tế theo định hướng đầu ra:

Trang 21

Hình 2.3: Hiệu quả phân bổ và hiệu quả kỹ thuật theo định hướng đầu ra

Theo Colie (2005) thì hiệu quả về mặt doanh thu (hiệu quả đầu ra) có thể xem như

là hiệu quả kinh tế trong trường hợp có đầy đủ thông tin của các yếu tố đầu ra lẫn yếu tố đầu vào Giả sử một DMU dùng một lượng yếu tố đầu vào (x1) để sản xuất được hai yếu tố đầu ra là q1 và q2 Theo hình 2.3 thì ZZ’ là đường giới hạn khả năng sản xuất và A là điểm mà DMU tại đó là không hiệu quả Theo Fare, Grosskopf và Lovell (1984, 1994) thì đoạn AB là đại diện cho tính không hiệu quả

về kỹ thuật, và tính không hiệu quả này sẽ được cải thiện mà không cần phải tăng thêm lượng yếu tố đầu vào Do đó, phương pháp đo lường hiệu quả theo định hướng đầu ra thì hiệu quả kỹ thuật được đo lường bởi tỷ số:

Theo Colie (2005), với các thông tin về giá cả là đầy đủ thì đường DD’ bên trên được xem là đường đẳng thu Khi đó, hiệu quả về phân bổ có thể được tính toán bằng tỷ số:

AE =

Trang 22

Khi đó, hiệu quả kinh tế (ứng với đầu ra là hiệu quả về doanh thu RE) có thể được tính toán là:

*

Trên thế giới hiện nay có rất nhiều phương pháp đo lường tính hiệu quả, trong đó phổ biến nhất là hai phương pháp: Phương pháp phân tích bao dữ liệu (DEA) và phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SFA) Trong bài nghiên cứu này, người viết

sử dụng phương pháp về đường biên ngẫu nhiên, do đó, phương pháp đường biên ngẫu nhiên (SFA) sẽ được trình bày trong các phần tiếp theo

2.1.1.2 Hiệu quả kinh tế theo quy mô và hiệu quả kinh tế theo phạm vi:

 Hiệu quả kinh tế theo quy mô (Economic of Scale):

Bước tiếp theo của việc nghiên cứu và đánh giá tính hiệu quả là quyết định xem mục tiêu tối ưu hóa nào cần phải được xem xét, chẳng hạn như chi phí, lợi nhuận và doanh thu (Thakor và Boot, 2008) Những nghiên cứu trong những giai đoạn đầu thường giả sử rằng các ngân hàng chỉ sản xuất một sản phẩm đầu ra Ngay khi các

kỹ thuật về đo lường hiệu quả kinh tế theo quy mô và theo phạm vi đã được áp dụng tại các công ty đa quốc gia thì chúng cũng đã được áp dụng cho các tổ chức tài chính (Baumo, Banzar, và Willig, 1982)

Hiệu quả kinh tế theo quy mô có thể được tiếp cận từ 02 cách: Chi phí và doanh thu Theo cách tiếp cận về chi phí thì thông thường được mô tả bằng một hàm chi phí Theo đó, các biến phụ thuộc là các biến chi phí thì phụ thuộc vào các biến độc lập bao gồm các biến về giá cả của các biến đầu vào, sản lượng các biến đầu ra, các đầu vào hoặc đầu ra cố định, các yếu tố về môi trường cũng như các thành phần sai số tổng hợp, trong đó thành phần sai số tổng hợp bao gồm thành phần không hiệu quả

ui và thành phần sai số vi Và thông thường, thì hàm chi phí có thể được viết dưới dạng logarit tự nhiên như sau:

lnC i = lnf (y i, w i, z i, h i )+u i +v i

Trang 23

Trong đó, C đo lường về các biến chi phí, y là một véc tơ về sản lượng của các biến đầu ra, w là một véc tơ về giá cả của các biến đầu vào, z là một véc tơ của các yếu

tố cố định (chẳng hạn như là các tài sản cố định là nhà xưởng…) h là một bộ các biến về môi trường hoặc các biến về điều kiện thị trường có thể ảnh hưởng lên

phần không hiệu quả và vi là sai số của mô hình

Hiệu quả kinh tế theo quy mô đo lường phần trăm thay đổi trong chi phí trên cho phần trăm thay đổi trong sản lượng đầu ra, khi được giới hạn bởi một đường biên Xem xét một đầu ra tổng hợp y0 và giả sử rằng y = y0*t, thì khi đó:

Hiệu quả kinh tế theo quy mô (EC) = dff

= 1

lnyi

N1

= 1

∑ lnC lnyi

N1

Với N là số lượng sản phẩm đầu ra Từ biểu thức trên ta có thể dễ dàng nhận thấy được: Hiệu quả kinh tế theo quy mô gia tăng khi EC>1, không đổi khi EC = 1 và giảm dần khi EC<1

Xét về mặt doanh thu thì hiệu quả kinh tế theo quy mô của một DMU có thể được thông qua dạng hàm sản xuất Cobb – Douglas như sau:

 Hiệu quả kinh tế theo phạm vi (Economic of Scope) (EOC):

Hiệu quả kinh tế theo phạm vi được hiểu là việc chi phí sẽ giảm đi hay lợi nhuận sẽ tăng lên khi một DMU tiến hành sản xuất thêm nhiều chủng loại sản phẩm khác nhau hay còn gọi là việc đa dạng hóa sản phẩm Coelli (2005) cho rằng việc ước tính về hiệu quả kinh tế theo phạm vi có thể được thực hiện từ việc so sánh chi phí

Trang 24

hoặc lợi nhuận của một DMU khi DMU đó tiến hành sản xuất nhiều loại sản phẩm khác nhau so với việc DMU đó chỉ tập trung vào việc sản xuất một loại sản phẩm Xét về mặt chi phí, nếu như DMU đó có chi phí khi mà DMU đó đã đa dạng hóa sản phẩm ít hơn so với chi phí của DMU đó trong trường hợp không đa dạng hóa sản phẩm mà chỉ sản xuất một loại sản phẩm thì DMU đó đã tận dụng được lợi thế kinh tế theo phạm vi Và ngược lại nếu chi phí từ việc đa dạng hóa sản phẩm của DMU đó cao hơn so với chi phí khi DMU đó không tiến hành đa dạng hóa sản phẩm thì DMU đó không đạt được lợi thế từ việc đa dạng hóa sản phẩm hay không đạt được lợi thế kinh tế theo phạm vi

Lợi thế kinh tế theo phạm vi EOCchi phí = ∑n1cost(yi,0) – cost(

cost(

Nếu EOC = 0 thì lợi thế không đổi theo phạm vi, nếu EOC >0 thì lợi có lợi thế theo phạm vi và ngược lại EOC <0 thì bất lợi kinh tế theo phạm vi

Berger, Hasan, và Zhou (2010) cho rằng hiệu quả kinh tế theo phạm vi có thể đến từ

sự gia tăng trong lợi nhuận khi DMU tiến hành đa dạng hóa sản phẩm so với việc DMU đó chỉ tập trung vào việc sản xuất một loại sản phẩm Và do đó, lợi thế kinh

tế theo lợi nhuận cũng có thể được tính toán thông qua biểu thức:

EOC = Profit( ∑

profit(

Khi đó, nếu DMU có EOC > 0 thì DMU đó sẽ có hiệu quả kinh tế theo phạm vi, DMU có EOC = 0 thì DMU đó không đạt hiệu quả theo phạm vi và DMU có EOC

<0 thì DMU đó hiệ quả giảm dần theo phạm vi

2.1.2 Mô hình đường biên ngẫu nhiên:

Aigner, Lovell và Schimidt (1977), Meeusen và van den Broeck (1977) đã đề xuất

mô hình về một đường biên ngẫu nhiên có dạng như sau:

yit = x’itβ+ ɛ it = x’itβ – uit + vit

Trang 25

Trong đó, xit là một bộ véc tơ các yếu tố có thể ảnh hưởng lên thành quả hoạt động

nghĩa bởi thành phần y*

it = x’itβ + vit Tính không hiệu quả được đo lường bởi uit, và

uit tuân theo luật phân phối một phía tức là uit ≥0 Khi mà biến phụ thuộc yit được viết ở dạng thực logarit thì khi đó exp(-uit) sẽ đo lường tính không hiệu quả của công ty i tại thời điểm t (Forsund, Lowell, và Schmidt, 1980)

Để có thể minh họa rõ hơn về đường biên ngẫu nhiên, giả sử rằng ta có thể phát họa sản lượng đầu vào và đầu ra của 02 công ty A và B mà tại đó, đường biên xác định được vẽ phản ánh sự tồn tại của tính hiệu quả giảm dần theo quy mô Giả sử rằng có

đầu vào là xB để sản xuất lượng sản phẩm đầu ra là qB (những giá trị quan sát này sẽ được minh họa bởi dấu x trên hình 2.4) Nếu tính không hiệu quả là không tồn tại nghĩa là uA = uB = 0 thì khi đó, sản lượng biên đầu ra tương ứng cho mỗi công ty A

và B sẽ lần lượt là:

Trang 26

Hình 2.4 Đường biên sản xuất ngẫu nhiên

Những giá trị biên sẽ được minh họa bởi dấu trên hình 2.4 Dễ dàng nhận thấy rằng đường biên sản lượng của công ty A nằm phía bên trên đường biên xác định bởi vì giá trị nhiễu (vA) là dương; Trong khi đường biên sản lượng của công ty B thì nằm bên dưới đường biên xác định bởi vì giá trị nhiễu (vB) là âm Ta cũng có thể dễ dàng nhận thấy rằng sản lượng thực tế của công ty A là nằm bên dưới đường biên xác định bởi vì vA - uA<0

2.1.3 Ước lượng giá trị các tham số cho mô hình đường biên ngẫu nhiên:

Kể từ khi Meeusen và Van Den Broeck (1977), Aigner và các cộng sự (1977) lần đầu tiên đề xuất về mô hình đường biên ngẫu nhiên, theo thời gian thì nó đã được ngày càng cải tiến và sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực Tuy nhiên nhìn chung

loại: Cố định theo thời gian và thay đổi theo thời gian

Trang 27

Đối với trường hợp uit là cố định theo thời gian thì khi đó ta sẽ có dạng thức uit như sau: uit = ui (i)

Đối với trường hợp uit là thay đổi theo thời gian thì khi đó uit sẽ có dạng thức như sau:

uit = tui (ii) trong đó, t và ui được xem như là thành phần chưa được biết trước, Lee và Schmidt (1992) và Ahn, Lee, Chimidt (2001)

Trường hợp (i) thì được giả sử rằng hiệu quả ngân hàng là không thay đổi theo thời gian Còn trường hợp (ii) thì cho rằng việc đo lường hiệu quả giữa các ngân hàng thì thay đổi giữa các ngân hàng với nhau và thay đổi theo thời gian để phản ứng lại các cú sốc hoặc thay đổi theo cơ chế quản lý, các quy định, ràng buộc…

Đối với trường hợp (i), thì việc ước lượng tác động cố định chuẩn (Hisao, 2014, chap.3) được sử dụng như sau:

, trong đó:

Trang 28

2.2.1 Các nghiên cứu trên thế giới:

Thế giới đã, đang và sẽ trải qua giai đoạn mà trong đó các nền kinh tế giao thoa với nhau nói chung và lĩnh vực tài chính nói riêng (Colleman và Underhill, 2012; Balassa, 2013) Kể từ những năm thập niên 1990, chính phủ các nước tại các thị trường mới nổi và các thị trường chuyển đổi đã tập trung nhiều hơn trong việc hướng các chính sách tới việc tự do hóa tài chính giữa các nước với nhau (Hermes

và Hong, 2010) Thuật ngữ tự do hóa tài chính có thể bao gồm: Tự chủ của ngân hàng trung ương, vốn luân chuyển tự do ngoại trừ những dòng vốn ngắn hạn, không

có sự kiểm soát đối với lãi suất và tỉ giá hối đoái, chính sách cho vay ưu tiên bị loại trừ, và sự dỡ bỏ các ràng buộc trong quyền sở hữu (Levine, 2001; Chinn và Ito, 2008) Mục tiêu của việc tự do hóa tài chính là để giảm dần sự can thiệp và kiểm soát của chính phủ đối với hệ thống tài chính của một nền kinh tế Kết quả của tự do hóa tài chính là thị trường sẽ trở nên cạnh tranh và hiệu quả hơn, tuy nhiên cũng sẽ mang đến xác xuất khủng hoảng cao hơn (Radelet và Sachs, 2000; Ranhart và Rogoff, 2008) Tuy nhiên bản thân của tự do hóa tài chính sẽ không mang đến sự hiệu quả và bền vững mà không cần phải có những cơ chế giám sát chặt chẽ Bài học nhãn tiền từ cuộc khủng hoảng kinh tế châu Á như Thái Lan, Indonesia, Hàn Quốc đã chỉ ra rằng khi thị trường tài chính tự do thì sẽ dẫn tới tốc độ tăng trưởng tín dụng nhanh chóng, nợ xấu gia tăng, bong bóng tài sản cũng sẽ gia tăng và thậm chí nó là một cột mốc cho khủng hoảng tài chính (Radelet và Sachs, 2000) Do vậy

Trang 29

mà tự do hóa tài chính phải luôn được đi kèm với việc gia tăng kiểm soát và những quy định về những khuôn khổ pháp lý cũng phải được lưu tâm

Berger và Hamphay (2008) thì cho rằng mục tiêu cơ bản của việc tự do hóa tài chính và dỡ bỏ các quy định tài chính là để cải thiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng cũng như là tính bền vững của tổ chức tài chính đó Tuy nhiên, thành quả là khác nhau và tùy thuộc vào tính ổn định kinh tế vĩ mô và trong một số trường hợp, khủng hoảng ngân hàng đến từ những tham vọng quá mức về việc dỡ bỏ các quy định (Denizer và cộng sự, 2007)

Những nghiên cứu từ các nền kinh tế đang phát triển và chuyển đổi, nền kinh tế phát triển thì hầu hết chỉ ra rằng tự do hóa tài chính cải thiện hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngân hàng (Boubakri và cộng sự, 2005; Hermes và Nhung, 2010) Ataullah

và cộng sự (2004) sử dụng mô hình DEA để so sánh hiệu quả kỹ thuật của hai nước

Ấn Độ và Pakistan trong suốt thời gian tự do hóa tài chính từ năm 1988 đến 1998 Trong suốt giai đoạn này thì cả hai nước trên đã thực hiện hàng loạt những biện pháp để dỡ bỏ những quy định trong hệ thống tài chính như: giảm dần những quy định đối với lãi suất cho vay, giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc, cho phép những tổ chức tài chính phi ngân hàng gia nhập ngành, sự hiện diện của các ngân hàng tư nhân cũng như ngân hàng nước ngoài, bãi bỏ các chính sách tín dụng do nhà nước chỉ định Kết quả đã chỉ ra rằng có một ảnh hưởng tích cực lên hiệu quả kỹ thuật của các ngân hàng trong cả hai nước nói trên Chan và cộng sự (2005), Kumbhakar và Wang (2009) đã thực hiện nghiên cứu về hiệu quả và năng suất hoạt động của các ngân hàng Trung Quốc trong suốt giai đoạn từ những năm thập niên 90 đến trước khi Trung Quốc gia nhập WTO năm 2001 Từ những năm thập niên 90, Trung Quốc

đã trải quả thời kỳ cải cách toàn diện trong lĩnh vực ngân hàng như việc ngân hàng trung ương dỡ bỏ dần những quy định về lãi suất, loại bỏ sự can thiệp của chính quyền địa phương trong việc cho vay đối với những SOCB, và cho phép tư nhân hóa ngân hàng (chỉ đối với những nhà đầu tư trong nước) Chính những chính sách này đã tạo áp lực đáng kể lên những SOCB dẫn đến việc cần phải cải tiến trong hoạt

Trang 30

động cũng như dịch vụ theo định hướng thương mại hóa hơn Kết quả là có một sự cải thiện rõ rệt trong hiệu quả hoạt động cũng như năng suất của toàn hệ thống Kraft và cộng sự (2006) đã thực hiện nghiên cứu về tác động của việc tự do hóa ngân hàng tại nước có nền kinh tế chuyển đổi Crotia khi nước này tiến hành chuyển đổi nền kinh tế của mình kể từ sau sự sụp đổ của nền kinh tế kế hoạch tập trung từ cuối những năm 80 đến đầu những năm 90 Thời gian lấy mẫu được lấy từ năm

1994 đến năm 2000 Bằng cách sử dụng phương pháp SFA với 4 đường biên linh hoạt Fourier, tiếp cận theo hướng chi phí Bài nghiên cứu của tác giả đã chỉ ra rằng, không giống như kỳ vọng, những ngân hàng tư nhân mới hoặc ngân hàng được tư nhân hóa không đạt được hiệu quả trong suốt giai đoạn nghiên cứu Việc tư nhân hóa hầu như không tác động tức thời đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Ngược lại, các ngân hàng nước ngoài có điểm hiệu quả tốt hơn đáng kể so với tất cả các ngân hàng nội địa

Hasan và Marton (2003) đo lường tác động về hiệu quả của nền kinh tế chuyển đổi Hungary khi chính phủ thực hiện tự do hóa tài chính từ khá sớm với việc chính phủ nước này cho phép việc thành lập và hoạt động của các tổ chức tài chính nước ngoài trong những năm đầu của thập nên 80 Bằng việc áp dụng phương pháp SFA và dạng hàm sản xuất logarit siêu việt, với mẫu dữ liệu được lấy từ 1993 – 1998 dựa trên hai hướng tiếp cận là hiệu quả về lợi nhuận và chi phí Các tác giả đã tìm thấy hiệu quả vượt trội của các ngân hàng nước ngoài so với các ngân hàng nội địa tại Hungary, đồng thời với sự xuất hiện của mình, các ngân hàng nước ngoài dần dần cải thiện được hiệu quả cho các ngân hàng nội địa Việc mở cửa tự do hóa tài chính đồng thời với sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài và tư nhân hóa các ngân hàng nội địa là tiền đề cho sự phát triển lớn mạnh của hệ thống ngân hàng

Sự khác biệt giữa các nước có nền kinh tế chuyển đổi và đang phát triển so với các nước phát triển là việc các nước có nền kinh tế phát triển có các thể chế tài chính vững mạnh và môi trường kinh doanh minh bạch Đây là những điều kiện cần để đảm bảo rằng những chính sách tập trung vào việc tự do hóa tài chính sẽ được thực

Trang 31

hiện một cách có hiệu quả và cải thiện hiệu quả của hệ thống ngân hàng Sturm và William (2004) đã so sánh về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng nội địa Australia so với các ngân hàng nước ngoài giai đoạn từ 1988 – 2001, thời kỳ sau khi nước này dỡ bỏ những quy định về tài chính Bằng việc sử dụng phương pháp DEA, chỉ số Mamquist, và phương pháp SFA, các tác giả đã phát hiện rằng các ngân hàng nước ngoài thì hiệu quả hơn so với các ngân hàng nội địa, tuy nhiên hoạt động trong môi trường Australia thì các ngân hàng nước ngoài không mang lại lợi nhuận cao Các ngân hàng lớn tại Australia sử dụng quy mô như là một rào cản gia nhập đối với những tổ chức định chế tài chính mới Bên cạnh đó, nhìn chung hiệu quả ngân hàng gia tăng sau việc dỡ bỏ các quy định, và sự cạnh tranh từ việc đa dạng hóa các loại hình ngân hàng sẽ làm cho các ngân hàng nỗ lực cải tiến hơn để đạt được hiệu quả

Ariff và Can (2008) sử dụng phương pháp DEA để đo lường hiệu quả về mặt chi phí và lợi nhuận của 28 ngân hàng thương mại Trung Quốc trong giai đoạn từ 1995 – 2004 Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng các ngân hàng TMCP về trung bình thì hiệu quả hơn cả về mặt chi phí lẫn lợi nhuận so với các ngân hàng nhà nước Berger, Hansan và Zhou (2009) sử dụng phương pháp SFA để đo lường độ hiệu quả của các ngân hàng đang hoạt động tại Trung Quốc, hướng tiếp cận theo hướng chi phí Dữ liệu được thu thập trong khoảng thời gian từ 1994 – 2003 bao gồm các ngân hàng nội địa và 02 ngân hàng nước ngoài Kết quả nghiên cứu của các tác giả đã chỉ

ra rằng, 04 ngân hàng nhà nước đạt được hiệu quả chi phí là thấp nhất và ngân hàng nước ngoài đạt được hiệu quả cao nhất

Tuy nhiên, tự do hóa tài chính trong một số trường hợp tác động ngược chiều lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng Denizer và cộng sự (2007) đo lường độ hiệu hiệu quả của các ngân hàng tại Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt giai đoạn từ 1970 – 1994 Phương pháp được sử dụng là phương pháp DEA, khoảng thời gian này được thu thập trước và sau khi Thổ Nhĩ Kỳ dỡ bỏ những quy định Kết quả nghiên cứu đã chỉ

ra rằng, điểm hiệu quả của hệ thống ngân hàng đã giảm đi và thay đổi không ổn

Trang 32

định trong bối cảnh môi trường kinh tế vĩ mô gặp nhiều biến động Từ bài nghiên cứu của mình, các tác giả đã cho rằng, việc mở cửa thị trường tài chính đã không đạt được như mong đợi của các nhà làm chính sách khi họ cho rằng, việc quản lý càng cao thì sẽ tạo hiệu quả hơn trong việc sử dụng các nguồn tài nguyên Grifell – Tatje và Lovell (1996) nghiên cứu về hiệu quả sản xuất và sự thay đổi nhân tố tổng hợp tại các ngân hàng tiết kiệm Tây Ban Nha trong giai đoạn từ 1986 đến 1991, sau thời gian dỡ bỏ các quy định Giai đoạn này chứng kiến lãi suất và các khoản phí về dịch vụ được tự do hóa, và các ngân hàng tiết kiệm thì được phép mở các chi nhánh bên ngoài vũng lãnh thổ truyền thống của họ Bằng việc sử dụng phương pháp DEA, các tác giả đã phát hiện được rằng năng suất của hệ thống ngân hàng sụt giảm bởi vì chi phí cho việc mở rộng mạng lưới chi nhánh gia tăng đáng kể Lensink, Meesters, Naaborg (2008) sử dụng phương pháp SFA cho một mẫu nghiên cứu gồm 2.095 ngân hàng thương mại từ năm 1988 đến 2003 tại 105 nước Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng sở hữu nước ngoài thì tác động nghịch chiều lên thành quả hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên tại một số nước với nền quản trị tốt thì tác động nghịch chiều này ít rõ ràng hơn Các tác giả cũng tìm thấy bằng chứng rằng khi mà chất lượng của các tổ chức tài chính tại nước chủ nhà cao hơn, cùng với chất lượng của các tổ chức tài chính tại nước chủ nhà và nước sở tại giống nhau hơn thì tính không hiệu quả của các ngân hàng nước ngoài sẽ giảm dần đi

Ngoài ra cũng có những kết quả nghiên cứu cho những kết quả tổng hợp của việc tự

do hóa tài chính Berger và cộng sự (2009) phân tích tác động của việc các ngân hàng nước ngoài xâm nhập vào thị trường nội địa tại Trung Quốc trong giai đoạn trước và sau khi gia nhập WTO từ năm 1994 đến năm 2003 Kết quả nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng các ngân hàng thuộc nhóm 04 ngân hàng lớn nhất tại Trung Quốc thì kém hiệu quả nhất bởi vì nghèo nàn về doanh thu cũng như tỷ lệ nợ xấu (NPLs) khá cao, trong khi các ngân hàng nước ngoài thì hiệu quả nhất cả về lợi nhuận cũng như về mặt chi phí Ngược lại, trong nghiên cứu của mình, Jiang và cộng sự (2009) lại tìm thấy kết quả là các ngân hàng thương mại cổ phần là hiệu quả nhất, trong khi các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng nhà nước là kém

Trang 33

hiệu quả nhất Tuy nhiên, xét trong điều kiện dài hạn thì sự xuất hiện của ngân hàng nước ngoài có tác động tích cực tới hiệu quả hoạt động của hệ thống Những kết quả xung đột như vậy cũng đã được chỉ ra trong trường hợp tại Tây Ban Nha trong suốt thời gian nước này thực hiện việc dỡ bỏ các quy định về tài chính (từ năm 1986 đến 1991) Với đặc điểm trong giai đoạn này là: lãi suất thả nổi, cho phép hệ thống các ngân hàng tiết kiệm mở rộng mạng lưới hoạt động của mình, tỉ lệ dữ trữ bắt buộc giảm, và loại bỏ những yêu cầu về đầu tư Jiang, Jao và Feng (2013) sử dụng mô hình SFA 2 giai đoạn để đánh giá hiệu quả của việc cải cách hệ thống ngân hàng Trung Quốc từ năm 1995 đến năm 2010 Trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả đã định nghĩa các loại hiệu ứng có thể gặp phải trong bài nghiên cứu Trong đó, hiệu ứng lựa chọn được hiểu là việc đo lường sự khác nhau về thành quả giữa ngân hàng được mua lại một phần bởi yếu tố nước ngoài và ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán so với những ngân hàng còn lại Hiệu ứng động trong ngắn hạn liên quan đến sự khác nhau trong thành quả hoạt động giữa trước và sau khi ngân hàng đó bị mua lại hay được niêm yết trên thị trường chứng khoán, hiệu ứng động trong dài hạn thì liên quan đến việc hiệu ứng sẽ thay đổi như thế nào theo thơi gian kể từ khi ngân hàng được mua lại bởi yếu tố nước ngoài hoặc kể từ khi được niêm yết trên thị trường chứng khoán Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán thì hiệu quả hơn cả về mặt chi phí và lợi nhuận so với những ngân hàng không được niêm yết (ở đây xuất hiện hiệu ứng lựa chọn) Đồng thời ngân hàng bị mua lại một phần bởi yếu tố nước ngoài thì sẽ hiệu quả hơn so với những ngân hàng không được mua lại bởi yếu tố nước ngoài Về hiêu ứng động của các ngân hàng được mua lại một phần bởi những tổ chức nước ngoài và các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán, các tác giả đã phát hiện ra rằng các ngân hàng được mua lại bởi các tổ chức nước ngoài thì tính hiệu quả sẽ giảm đi trong ngắn hạn, nhưng sẽ đạt được hiệu quả trong dài hạn Các ngân hàng được niêm yết trên thị trường chứng khoán thì sẽ hiệu quả chi phí sẽ được cải thiện trong ngắn hạn nhưng trong dài hạn thì hiệu quả này không

Trang 34

bền vững Trong khi đó, hiệu quả về lợi nhuận đối với những ngân hàng được niêm yết thì sẽ đạt được cả trong ngắn hạn lẫn trong dài hạn

Trong bối cảnh những nền kinh tế mới nổi, Hermes và Hong (2010) sử dụng bộ dữ liệu gồm 4.000 quan sát từ 10 nước châu Mỹ - La Tinh và khu vực Đông Nam Á trong giai đoạn từ 1991 – 2000 Các tác giả sử dụng phương pháp DEA để đo lường

về mức độ hiệu quả của ngân hàng tại từng ngân hàng riêng lẻ Sau đó, mức độ hiệu quả từng ngân hàng riêng lẻ được tổng hợp lại theo mức độ theo từng quốc gia để nghiên cứu mối quan hệ của tự do hóa tài chính và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thông qua mô hình hiệu ứng cố định Kết quả nghiên hỗ trợ mạnh mẽ cho tác động tích cực của tự do hóa tài chính đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng

Hiệu quả ngân hàng tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi cũng có sư khác biệt Tính đến trước những năm 1989 thì hệ thống ngân hàng tại các nước có nền kinh tế chuyển đổi chủ yếu là những ngân hàng “mono”, tức là ngân hàng vừa là ngân hàng trung ương vừa là ngân hàng thương mại (Koivu, 2002) Sự xụp đổ của khối các nước XHCN đã thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch tập trung sang nền kinh tế thị trường Kết quả là các ngân hàng “mono” được tách ra làm 02 loại là ngân hàng trung ương và ngân hàng thương mại

(Koivu, 2002) đã thực hiện một nghiên cứu để xem xét liệu rằng hiệu quả của ngân hàng có thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế tại các nước chuyển đổi hay không Với bộ

dữ liệu được thu thập từ 25 nước chuyển đổi, trong khoảng thời gian từ 1993 đến

2000, tác giả đã phát hiện ra rằng hiệu quả ngân hàng có tác động tích cực đến sự phát triển của nền kinh tế Điều này được lý giải rằng một khi hệ thống ngân hàng hoạt động hiệu quả thì nó sẽ chú trọng đến việc phân bổ nguồn lực tài chính đến những doanh nghiệp hoạt động có lợi nhuận và năng suất cao nhất Gordon và Winton (1998) trong nghiên cứu của mình đã phát hiện ra một nghịch lý giữa hiệu quả ngân hàng và tính không ổn định của hệ thống ngân hàng tại các nước chuyển đổi Khi lĩnh vực ngân hàng hoạt động hiệu quả thì nó có xu hướng sẽ huy động nhiều hơn và cho vay nhiều hơn Tuy nhiên, tại các nước này, các doanh nghiệp nhà

Trang 35

nước (SOEs) vẫn còn thống trị nền kinh tế, nhưng không may là, chúng lại hoạt động không hiệu quả, dẫn đến nợ xấu tăng cao Kết quả là hệ thống ngân hàng sẽ trở nên dễ bị tổn thương và không bền vững

Fries và Taici (2005) sử dụng phương pháp SFA để đánh giá mức độ hiệu quả của các ngân hàng tại 15 nước chuyển đổi Các tác giả kết luận rằng, xét về mặt hiệu quả về chi phí, thì ngân hàng nước ngoài, với lợi thế kỹ thuật nhất định sẽ đạt hiệu quả về mặt chi phí là cao nhất, tiếp đó là đến ngân hàng nội địa và cuối cùng là ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước Staikouras và cộng sự (2008) đánh giá hiệu quả về mặt chi phí của 6 nước chuyển đổi tại Châu Âu trong suốt giai đoạn từ 1983 – 2003 bằng việc sử dụng phương pháp SFA Kết quả nghiên cứu của họ đã chỉ ra rằng, các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng có cấu trúc sở hữu nước ngoài càng cao thì càng hiệu quả hơn so với các ngân hàng còn lại

Ngược lại Bonin, Hassan và Watchtel (2005) đã sử dụng bộ dữ liệu từ năm 1996 –

2000 của hệ thống các ngân hàng tại 11 nước chuyển đổi, bằng phương pháp đo lường là SFA đã kết luận rằng các ngân hàng tư nhân thì không hiệu quả so với các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước

Về vấn đề hiệu quả kinh tế theo quy mô, Hughes và Mester (2015) cho rằng việc không bao gồm rủi ro trong khi tính toán tính hiệu quả theo quy mô có thể dẫn đến những ước lượng không chính xác Các ngân hàng lớn thì có thể có đường biên về sinh lợi – rủi ro cao hơn Trong trường hợp này, các ngân hàng có xu hướng sẽ nắm giữ nhiều hơn những danh mục tài sản, ví dụ như là việc nắm giữ những tài sản có tính thanh khoản thấp hơn so với những ngân hàng nhỏ hơn do đa dạng hóa tốt hơn Tùy theo từng mô hình cụ thể mà điều này có thể dẫn đến việc ước lượng tính hiệu quả theo quy mô thấp hơn Các mô hình logarit siêu việt đối với chi phí truyền thống thì ngụ ý rằng một khi rủi ro gia tăng thì sẽ gia tăng chi phí mà không xem xét sự khác biệt giữa các đường biên về sinh lợi – rủi ro trong việc giải thích Điều này ngụ ý rằng khi một ngân hàng lớn hơn nắm giữ nhiều rủi ro hơn bởi vì đường biên sinh lợi rủi ro của ngân hàng lớn này tốt hơn so với ngân hàng nhỏ hơn, thì

Trang 36

chính việc nắm giữ nhiều rủi ro này sẽ dẫn đến việc tính hiệu quả theo quy mô sẽ mất đi

Degryse và Ongena (2005) cho rằng khoảng cách vật lý có thể coi là một yếu tố quan trọng trong việc lựa chọn ngân hàng của khách hàng Khi mà một chi nhánh của ngân hàng được mở ra thì đi kèm với đó là chi phí cố định, khi đó mật độ dân

cư xung quanh chi nhánh đó hàm ý rằng có ngân hàng có tính kinh tế theo quy mô Tuy nhiên, Berger và cộng sự (2015) thì lại cho rằng, nhìn chung những ngân hàng lớn thì thường sẽ tốt hơn so với những ngân hàng nhỏ trong việc quản lý những mối quan hệ với khách hàng ở xa Chính vì vậy mà khoảng cách trung bình từ ngân hàng đến khách hàng sẽ chỉ có thể được đại diện bởi yếu tố về mật độ dân cư xung quanh Uhde và Heimesoff (2009) cho rằng khi quy mô của ngân hàng gia tăng thì có thể sẽ dẫn đến sự hiệu quả bởi vì khi đó sẽ xuất hiện hiệu quả theo quy mô hoặc phạm vi nhưng cũng có thể sẽ dẫn đến sự không hiệu quả bởi vì khi quy mô được gia tăng thì lúc đó, cùng với sự gia tăng của quy mô thì sẽ bao gồm luôn cả những động cơ xây dựng đế chế của các nhà quản lý, gia tăng trong sức mạnh thị trường và cũng sẽ ngụ ý rằng vấn đề “too – big - to - fail” cũng sẽ xuất hiện Hiệu ứng “to – big – to – fail” sẽ được đo lường bởi một biến giả cho tổng tài sản, biến giả này sẽ nhận giá trị

là 1 khi tổng tài sản của ngân hàng vượt qua một ngưỡng nào đó Brewer và Jagtiani (2013) cho rằng khi một ngân hàng mà có tổng tài sản vượt qua ngưỡng 100 tỷ USD, thì lúc đó sẽ xuất hiện hiệu ứng “to – big – to fail” Các bằng chứng thực nghiệm về nghiên cứu tính hiệu quả kinh tế trong ngân hàng trong giai đoạn từ những năm thuộc thập niên 80 đến những năm thuộc thập niên 90 nhìn chung đã tìm ra được mối quan hệ giữa tính hiệu quả kinh tế theo quy mô và quy mô của ngân hàng theo dạng hình chữ U ngược Trong những nghiên cứu này thì tính hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ bị suy giảm đi khi mà giá trị tổng tài sản của ngân hàng

là khoảng 100 tỷ USD đến 500 tỷ USD (Berger và Humphrey, 1997; McAllister và McManus, 1993) Những nghiên cứu trong những năm cuối của thế kỷ thì có xu hướng cho rằng tính hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ bị sụt giảm khi mà giá trị tài

Trang 37

sản rơi và khoảng 10 tỷ USD đến 25 tỷ USD, tuy nhiên, nhìn chung mẫu hình về mối quan hệ giữa tính hiệu quả theo quy mô so với tài sản vẫn là hình dáng chữ U ngược (Berger và Mester, 1997; Hughes và Mester, 2001) Tuy nhiên, những nghiên cứu gần đây với bộ dữ liệu trước những năm 2000 thì lại có xu hướng cho rằng tính hiệu quả kinh tế theo quy mô sẽ cao hơn khi mà quy mô của ngân hàng ngày càng gia tăng (Feng và Serlitis, 2010; Hugles và Mester, 2015)

Tuy nhiên Marinč (2013) lại cho rằng sở dĩ tính hiệu quả theo quy mô gia tăng khi

mà tổng tài sản gia tăng là do sự cải tiến trong ICT, chính sự cải tiến này sẽ làm cải thiện hiệu quả trong việc xử lý thông tin của một ngân hàng Bost (2003) đã đề cập rằng trình độ công nghệ thông tin là nguồn ảnh hưởng lớn nhất đến tính hiệu quả kinh tế theo quy mô, bởi vì khi đó cùng với sự phát triển của công nghệ thì ngân hàng sẽ sử dụng tốt hơn bộ dữ liệu về các dịch vụ cũng như khách hàng

Về mặt tính hiệu quả theo phạm vi, Stiroh (2004a) đã phân tích những lợi ích tiềm năng đến từ việc các ngân hàng khi đa dạng hóa sản phẩm thông qua việc các ngân hàng chuyển đổi từ những thu nhập đến từ lãi vay sang những nguồn thu nhập đến

từ những khoản phí, bảo hiểm,… và những nguồn thu nhập khác Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng có những lợi ích đa dạng hóa nhất định khi ngân hàng chuyển từ các nguồn thu nhập từ lãi sang những nguồn thu nhập khác ngoài lãi, tức là khi ngân hàng đa dạng hóa các dòng sản phẩm

Baele và cộng sự (2007) đã phân tích tính hiệu quả từ việc đa dạng hóa sản phẩm của 255 ngân hàng tại 17 nước Châu Âu trong suốt giai đoạn từ năm 1989 đến năm

2004 Giá trị ngân hàng được đo lường bởi tỉ số Tobin Q hiệu chỉnh Và các tác giả

đã chỉ ra rằng có một mối quan hệ cùng chiều giữa giá trị ngân hàng và đa dạng hóa sản phẩm, với kết quả được tìm thấy rằng lợi nhuận của các ngân hàng sẽ cao hơn khi các ngân hàng tiến hành đa dạng hóa sản phẩm Các tác giả cũng đồng thời nghiên cứu về mối quan hệ giữa đa dạng hóa các dòng sản phẩm so với rủi ro hệ thống và rủi ro đặc thù của các ngân hàng Kết quả nghiên cứu cũng đã tìm thấy rằng hầu hết các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu cũng giảm thiểu được rủi ro đặc

Trang 38

thù bằng việc đa dạng hóa sản phẩm Cũng giống như nghiên cứu được tìm thấy bởi Stiroh (2006), nghiên cứu của các tác giả cũng đồng thời chỉ ra rằng thị phần thu nhập từ lãi cao hơn thì cũng sẽ đi kèm với rủi ro hệ thống cũng sẽ cao hơn Điều này ngụ ý rằng có một sự xung đột giữa các bên có liên quan giữa một bên là nhóm những cổ đông lớn của các ngân hàng hay những nhà quản lý ngân hàng, nhóm hầu như chỉ chú trọng đến rủi ro riêng hay rủi ro đặc thù và một bên là nhóm những nhà đầu tư đa dạng hóa, những người chỉ quan tâm đến rủi ro hệ thống

Elsas và cộng sự (2010) đã nghiên cứu về mối quan hệ giữa doanh thu đa dạng hóa

và giá trị ngân hàng với mẫu gồm 3,348 quan sát của 380 ngân hàng được niêm yết tại 9 nước trong giai đoạn từ năm 1996 – 2008 Các nước trong dữ liệu quan sát bao gồm Úc, Canada, Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Thụy Sỹ, Thổ Nhĩ Kỳ và Mỹ, và các ngân hàng trong mẫu dữ liệu nghiên cứu được lấy từ những ngân hàng có tổng tài sản hơn 1 tỷ USD Các tác giả đã tìm thấy mối quan hệ tương quan dương giữa doanh thu đa dạng hóa và lợi nhuận của ngân hàng đến từ thu nhập biên từ các hoạt động ngoài lãi cao hơn và tỷ số giá trên thu nhập thấp hơn Lợi nhuận ngân hàng cao hơn thì cũng sẽ làm cho thị giá cao hơn đối với những ngân hàng được đa dạng hóa

Berger và cộng sự (2010) sử dụng một mẫu gồm 464 quan sát từ 88 ngân hàng đang hoạt động tại Trung Quốc trong thời gian từ năm 1996 – 2006 để nghiên cứu về tính hiệu quả từ việc đa dạng hóa các dòng sản phẩm tại các ngân hàng trong mẫu nghiên cứu Các khía cạnh của đa dạng hóa bao gồm: Cho vay, tiền gửi, tài sản và địa lý Và kết quả nghiên cứu đã cho thấy rằng các ngân hàng tại Trung Quốc khi đa dạng hóa sản phẩm thì lợi nhuận sụt giảm, chi phí tăng cao và giá trị ngân hàng cũng giảm sút Đồng thời các tác giả cũng đã tìm thấy mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu trong ngân hàng đối với đa dạng hóa Cụ thể đối với những ngân hàng có sở hữu nước ngoài hay những công ty con của những tập đoàn nước ngoài thì có lợi ích từ việc đa dạng hóa nhỏ hơn so với những ngân hàng nội địa Đồng thời, các tác giả cũng cho rằng việc tăng cường giám sát và phát triển mạng lưới tốt hơn cùng

Trang 39

những quan hệ đối tác tốt hơn thì sẽ giúp cho các ngân hàng hoạt động tại Trung Quốc khắc phục được tính không hiệu quả từ việc đa dạng hóa

2.2.2 Các nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng tại Việt Nam:

Tại Việt Nam kể từ sau khi giai đoạn chuyển đổi bắt đầu từ năm 1986 thì những nghiên cứu thực nghiệm về hiệu quả ngân hàng thì hầu như khá ít và khoảng thời gian nghiên cứu thì ngắn (Stewart và cộng sự , 2016) Nguyễn Việt Hùng (2007) là người đầu tiên nghiên cứu về hiệu quả và năng suất hoạt động của các ngân hàng Việt Nam trong giai đoạn từ 2001 đến 2003, số lượng ngân hàng được thu thập bao gồm 13 trên tổng số 50 ngân hàng tại thời điểm đó Bằng việc sử dụng phương pháp DEA cơ bản, tác giả đã tính toán được rằng, hiệu quả về chi phí trung bình của các ngân hàng đạt được và phần không hiệu quả thì đến từ cả thành phần không hiệu quả về phân bổ và không hiệu quả về kỹ thuật Chỉ số năng suất nhân tố tổng hợp Malmquist thì suy giảm trong suốt giai đoạn nghiên cứu Tuy nhiên như đã đề cập thì kết quả này không phản ánh được thực trạng chung của các ngân hàng tại Việt Nam do mẫu nghiên cứu nhỏ, và thời gian nghiên cứu ngắn Đồng thời đây là giai đoạn chứng kiến được sự tăng vốn của ngân hàng thương mại Nhà nước cũng như việc sáp nhập, hoặc thu hồi giấy phép hoạt động của những ngân hàng yếu kém sau thời kỳ khủng hoảng kinh tế châu Á

Quang và De Borger (2008) sử dụng kỹ thuật bootstrap để xây dựng khoảng tin cậy cho mô hình DEA cơ bản trong việc đánh giá hiệu quả cũng như năng suất hoạt động của ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn từ 2003 đến 2006 Điểm hiệu quả

kỹ thuật trong giai đoạn này nhìn chung là khá cao, điển hình như năm 2004 là 95

và năm 2003 là 94 Tuy nhiên nghiên cứu này cũng không đại diện cho tình hình chung của các ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn này bởi vì dữ liệu nghiên cứu của các tác giả không bao gồm các ngân hàng nông thôn hoạt động kém hiệu quả Trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả cũng phát hiện rằng ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước là ngân hàng đạt được hiệu quả về chi phí cao nhất

Trang 40

Hong và Turnell (2010) áp dụng phương pháp SFA để đo lường hiệu quả hoạt động của ngân hàng hoạt động tại Việt Nam Mẫu dữ liệu được thu thập trong suốt giai đoạn từ 2000 – 2006 bao gồm hầu hết các ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam tính cả chi nhánh các ngân hàng nước ngoài Trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả đã kết luận rằng xét về trung bình hiệu quả về chi phí thì các ngân hàng thương mại Nhà nước đạt được mức cao hơn so với 02 loại ngân hàng còn lại là ngân hàng TMCP và chi nhánh ngân hàng nước ngoài Hong và Nalm (2013) tiếp tục sử dụng lại bộ dữ liệu của Hong và Turnell (2010) để ước lượng lại hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam Dựa trên hàm khoảng cách định hướng

để đo lường hiệu quả về chi phí của ngân hàng và các thành phần của nó bao gồm hiệu quả về công nghệ và hiệu quả về phân bổ Chỉ số nhân tố tổng hợp Malquist cũng được sử dụng, và được phân ra thành hiệu quả về sự thay đổi kỹ thuật thuần túy, hiệu quả về sự thay đổi về quy mô và hiệu quả về sự thay đổi về công nghệ Trong bài nghiên cứu của mình, các tác giả đã đi đến kết luận rằng: Hiệu quả trung bình về mặt lợi nhuận thì các ngân hàng nhìn chung mức độ hiệu quả là khá xa so với đường biên về “cách làm tốt nhất”, và điều này được gây ra bởi sự không hiệu quả về mặt phân bổ hơn là không hiệu quả về mặt kỹ thuật; Hiệu quả về mặt giá cả

và hiệu quả về mặt lợi nhuận của các ngân hàng thương mại Nhà nước thì nhìn chung là cao hơn so với các ngân hàng thương mại cổ phần bởi vì sức mạnh thị trường của các ngân hàng này trong việc áp đặt giá cả; Trong suốt giai đoạn được nghiên cứu thì nhìn chung các ngân hàng đạt được năng suất còn khá khiêm tốn do vẫn đang trong quá trình chuyển đổi và đổi mới công nghệ

Nhìn chung thì các bài nghiên cứu về hiệu quả ngân hàng giai đoạn trước khi Việt Nam gia nhập WTO thì kết quả không thực sự rõ ràng do việc thiếu dữ liệu Đồng thời trong giai đoạn từ 2000 – 2006 thì cũng là giai đoạn mà các ngân hàng tiến hành tập trung nguồn lực cho việc thay đổi công nghệ khi mà các ngân hàng bắt đầu xây dựng hệ thống ngân hàng lõi dựa vào mạng lưới internet, hệ thống thanh toán liên ngân hàng cũng như hệ thống máy rút tiền tự động (ATM)

Ngày đăng: 09/12/2018, 23:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w