NGUYỄN TAM HOÀNG PHƯƠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng Mã số: 60340201 LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Trang 1NGUYỄN TAM HOÀNG PHƯƠNG
CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2016
Trang 2NGUYỄN TAM HOÀNG PHƯƠNG
CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
TS LÊ TẤN PHƯỚC
Tp Hồ Chí Minh – Năm 2016
Trang 3TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC BẢNG
DANH MỤC CÁC HÌNH
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU 1
1.1 Đặt vấn đề 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2
1.3 Đối tượng nghiên cứu 2
1.4 Phương pháp nghiên cứu 2
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài 2
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 4
2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại 4 2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại 4
2.1.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời 6
2.1.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi phí 8
2.1.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính 9
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại 11
2.1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan 11
2.1.2.2 Nhóm nhân tố chủ quan 13
Trang 42.2.1 Khái niệm cấu trúc sở hữu 15
2.2.2 Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại 16
2.2.3 Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của ngân hàng 18
2.3 Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng 19
2.3.1 Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của ngân hàng 19
2.3.2 Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động ngân hàng 22
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM 27
3.1 Tổng quan ngành ngân hàng tại các nước Đông Nam Á 27
3.2 Thực trạng cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam 31
3.2.1 Tổng quan hoạt động hệ thống Ngân hàng Việt Nam 31
3.2.1.1 Về quy mô 31
3.2.1.2 Về hiệu quả hoạt động 33
3.2.2 Hiện trạng cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng Việt Nam 35
3.2.2.1 Ngân hàng thương mại nhà nước 35
3.2.2.2 Sở hữu nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 37
3.2.3 Các quy định pháp luật có liên quan ảnh hưởng đến cấu trúc sở hữu trong hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam 39
3.2.3.1 Quy định về vấn đề tỷ lệ sở hữu trong ngân hàng thương mại 39
3.2.3.2 Quy định về việc sở hữu cổ phần của nhà đầu tư nước ngoài tại các ngân hàng thương mại Việt Nam 40
Trang 54.1.1 Xây dựng giả thuyết nghiên cứu 44
4.1.1.1 Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của ngân hàng 44
4.1.1.2 Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của ngân hàng 44
4.1.2 Dữ liệu 45
4.1.3 Mô hình thực nghiệm 45
4.2 Kết quả nghiên cứu 48
4.2.1 Thống kê mô tả 48
4.2.2 Kết quả hồi quy 51
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 62
5.1 Kết luận 62
5.2 Khuyến nghị 62 Tài liệu tham khảo
Trang 6Bảng 3.1 Quy mô của các loại hình tổ chức tín dụng tính đến tháng 6/2016 31
Bảng 3.2 Thống kê tỷ suất sinh lợi theo nhóm tổ chức tín dụng 33
Bảng 3.3 Danh sách các ngân hàng thương mại do Nhà Nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (Đến 31/12/2015) 36
Bảng 3.4: Đầu tư của các tổ chức nước ngoài vào hệ thống ngân hàng Việt Nam đến tháng 6 năm 2016 38
Bảng 3.5 Tỷ lệ sở hữu cổ phần các Tổ chức tín dụng tại Việt Nam 40
Bảng 3.6 Tỷ lệ sở hữu cổ phần đối với nhà đầu tư nước ngoài trong ngân hàng thương mại cổ phẩn của Việt Nam 41
Bảng 4.1 Cách thức đo lường các biến 46
Bảng 4.2 Mô tả mẫu 49
Bảng 4.3 Thống kê mô tả 49
Bảng 4.4 Ma trận hệ số tương quan 51
Bảng 4.5 Kiểm định phương sai thay đổi 52
Bảng 4.6 Kiểm định nhân tử Lagrange và Hausman 53
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy trên toàn mẫu 54
Bảng 4.8 Kết quả hồi quy cho các ngân hàng Việt Nam 55
Bảng 4.9 Kết quả hồi quy cho Thái Lan 57
Bảng 4.10 Kết quả hồi quy cho Indonesia 57
Bảng 4.11 Kết quả ước lượng cho Malaysia 58
Bảng 4.12 Kết quả ước lượng cho Philippines 59
Trang 7Hình 3.3 Quy mô tổng tài sản hệ thống ngân hàng các nước 29Hình 3.4 Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng các nước 29Hình 3.5 Khả năng sinh lợi hệ thống ngân hàng các nước 30Hình 3.6 Quy mô tài sản các tổ chức tín dụng Việt Nam từ tháng 1/2015 đến tháng 6/2016 32Hình 3.7 Quy mô vốn tự có của các tổ chức tín dụng từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2016 32Hình 3.8 So sánh tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất tính lợi trên vốn chủ sở hữu 35Hình 3.9 Các ngân hàng thương mại nhà nước sở hữu trên 51% tại Việt Nam 35
Trang 8CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
1.1 Đặt vấn đề
Tái cấu trúc hệ thống ngân hàng đang là vấn đề nhận được nhiều sự quan tâm
từ phía các nhà hoạch định chính sách phát triển thị trường, từ các nhà đầu tư và từ
cả phía các ngân hàng Kể từ thời điểm bắt đầu triển khai Đề án tái cơ cấu vào năm
2011, trải qua gần 4 năm, quá trình tái cơ cấu đã ghi nhận được một số kết quả nhất định Trong quá trình tái cơ cấu, một vấn đề nổi trội đặc biệt được chú ý là cơ cấu
sở hữu trong hệ thống các ngân hàng thương mại hiện nay Các lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm trên thế giới cũng như thực tiễn tại Việt Nam đã cho thấy tầm quan trọng của cơ cấu sở hữu đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Nghiên cứu mối quan hệ giữa các hình thức sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng tại Việt Nam có ý nghĩa thực tiễn lớn lao vì ba nguyên nhân Một là, nền kinh tế Việt Nam là một nền kinh tế dựa vào hệ thống ngân hàng (bank-oriented) thay vì dựa vào thị trường (market-oriented), do đó hệ thống ngân hàng chiếm vai trò chi phối trong việc phân bổ nguồn vốn của nền kinh tế Hai là, một đặc thù nổi trội của nền kinh tế Việt Nam là vai trò chủ đạo của sở hữu nhà nước trong nhiều lĩnh vực, kể cả ngân hàng Ba là Việt Nam hiện tại đang đặt ra những giới hạn về tỷ
lệ sở hữu nước ngoài trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Do đó, nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu nói chung và tác động của sở hữu nhà nước nói riêng đến hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng sẽ giúp đưa ra các hàm ý chính sách về việc giới hạn hay khuyến khích các hình thức sở hữu khác nhau với mục tiêu là điều chỉnh cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng hướng tới cấu trúc sở hữu tối ưu, gia tăng hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống, qua đó giúp phát triển thị trường tài chính cũng như nền kinh tế Bên cạnh đó, tuy đã có rất nhiều nghiên cứu tập trung vào vai trò của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quảhoạt động của các công ty ở Việt Nam nhưng các nghiên cứu này chủ yếu xem xét trường hợp các công ty phi tài chính trong khi rất ít các nghiên cứu khai thác vấn đề này ở khía cạnh hệ thống ngân hàng Do đó, đề tài này nghiên cứu vai trò của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt
Trang 9động của các ngân hàng trên thị trường Việt Nam và một số quốc gia Đông Nam Á
sẽ đóng góp thêm vào kho tàng học thuật bằng chứng thực nghiệm về vấn đề này ở các quốc gia mới nổi với những đặc thù riêng, từ đó giúp mở rộng thêm hiểu biết về vai trò của cấu trúc sở hữu ở các thị trường mới nổi và đưa ra các hàm ý hữu dụng
về mặt chính sách
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ tính cấp thiết của mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân hàng, luận văn này sẽ tập trung nghiên cứu mối quan
hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng tại Việt Nam cũng như một số quốc gia Đông Nam Á Mục tiêu nghiên cứu sẽ được cụ thể hóa thành các câu hỏi nghiên cứu sau:
1) Sở hữu nhà nước có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng?
2) Sở hữu nước ngoài có tác động như thế nào đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng?
1.3 Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu này được thực hiện trên mẫu các ngân hàng đã niêm yết tại Việt Nam cũng như một số quốc gia Đông Nam Á giai đoạn từ năm 2007 đến 2015 nhằm củng cố tính vững của nghiên cứu Dữ liệu nghiên cứu được thu thập từ cơ sở
dữ liệu Datastream của Thomson Reuters
1.4 Phương pháp nghiên cứu
Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp phân tích hồi quy đa biến trên dữ liệu bảng với việc lựa chọn giữa hai phương pháp hiệu ứng cố định và hiệu ứng ngẫu nhiên Bên cạnh đó, tác giả cũng sử dụng các phương pháp kiểm định và phân tích thống kê khác
1.5 Ý nghĩa thực tiễn của đề tài
Như đã đề cập ở trên, tại Việt Nam, cấu trúc sở hữu nói chung và hai loại hình sở hữu cụ thể là sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đóng vai trò quan
Trang 10trọng đối với hệ thống ngân hàng, và do đó, có thể tác động đến toàn bộ nền kinh tế
Vì vậy, nghiên cứu về vai trò của cấu trúc sở hữu đối với hiệu quả hoạt động của các ngân hàng là một vấn đề mang tính cấp thiết Kết quả đến từ nghiên cứu này có
ý nghĩa trên cả khía cạnh học thuật và thực tiễn Ở khía cạnh học thuật, đề tài đóng góp bằng chứng thực nghiệm về vai trò của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả của các ngân hàng ở các thị trường mới nổi Ngoài ra, ở khía cạnh thực tiễn, các kết quả từ đề tài giúp đưa ra các cơ sở cho các kiến nghị và hàm ý về mặt chính sách liên quan đến cấu trúc sở hữu của hệ thống ngân hàng nhằm phát triển bền vững hệ thống tài chính, từ đó thúc đẩy tăng trưởng kinh tế
Trang 11CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
2.1 Cơ sở lý luận về hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
2.1.1 Tổng quan về ngân hàng thương mại
Lịch sử đã chứng minh sự phát triển của hệ thống ngân hàng gắn liền với sự phát triển của nền kinh tế hàng hóa Với sự phát triển nhanh chóng của nền kinh tế thị trường trong thời buổi toàn cầu hóa, hệ thống ngân hàng thương mại đã biến đổi mạnh mẽ từ những hệ thống ngân hàng giản đơn, sơ khai ban đầu nay đã trở thành những ngân hàng hiện đại, những tập đoàn tài chính khổng lồ, đa quốc gia Có nhiều định nghĩa khác nhau về ngân hàng thương mại, tuy nhiên về mặt tổng quan thì ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế Nói một cách cụ thể thì ngân hàng thương mại là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, nhận tiền gửi từ các thực thể trong nền kinh tế, sau đó thực hiện các nghiệp vụ cho vay và đầu tư vào các tài sản có khả năng sinh lời khác, đồng thời thực hiện cung cấp đa dạng các danh mục dịch vụ tài chính, tín dụng, thanh toán cho các thực thể trong nền kinh tế
Từ định nghĩa trên, có thể thấy ngân hàng thương mại là một trong những tổ chức tài chính có vai trò quan trọng của nền kinh tế Vai trò của các định chế này có thể tóm lược trên các khía cạnh sau:
- Trước hết, với vai trò là trung gian tài chính, ngân hàng thương mại thực hiện việc chuyển các khoản tiết kiệm thành các khoản tín dụng cho các cá nhân và tổ chức kinh doanh thực hiện các hoạt động đầu tư Đồng thời, ngân hàng thương mại là một trong những thành viên quan trọng nhất của thị trường tín phiếu và trái phiếu do chính quyền trung ương và địa phương phát hành để tài trợ cho các dự án và chương trình công cộng Ngoài ra, ngân hàng thương mại cũng là một trong những tổ chức cung cấp vốn lưu động, vốn trung hạn và dài hạn quan trọng cho các doanh nghiệp
Trang 12- Thứ hai, với vai trò thanh toán, ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng thực hiện thanh toán cho việc mua hàng hóa và dịch vụ bằng cách phát hành
và bù trừ séc, cung cấp mạng lưới thanh toán điện tử
- Với vai trò người bảo lãnh, ngân hàng thương mại cam kết trả nợ cho khách hàng khi khách hàng mất khả năng thanh toán
- Với vai trò đại lý, các ngân hàng thương mại thay mặt khách hàng quản lý và bảo lãnh phát hành hoặc mua lại chứng khoán
- Cuối cùng với vai trò thực hiện chính sách, các ngân hàng thương mại còn là một kênh quan trọng để thực thi chính sách vĩ mô của chính phủ, góp phần điều tiết sự tăng trưởng kinh tế và theo đuổi các mục tiêu xã hội
2.1.2 Hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, hiệu quả có thể được hiểu ở hai khía cạnh như sau:
i Khả năng biến đổi các đầu vào thành các đầu ra hay khả năng sinh lời hoặc giảm thiểu chi phí để tăng khả năng cạnh tranh với các định chế tài chính khác
ii Xác suất hoạt động an toàn của ngân hàng
Như vậy, hiệu quả là phạm trù phản ánh sự thay đổi công nghệ, sự kết hợp và phân bổ hợp lý các nguồn lực, trình độ lành nghề của lao động, trình độ quản lý Hiệu quả hoạt động phản ánh quan hệ so sánh được giữa kết quả kinh tế và chi phí
bỏ ra để đạt được kết quả đó
Đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại có thể được chia làm hai nhóm đó là hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối:
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tuyệt đối (hiệu quả hoạt động = kết quả kinh
tế - chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó) cho phép đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại theo cả chiều sâu và chiều rộng Tuy nhiên loại chỉ tiêu này trong một số trường hợp lại khó có thể thực hiện so sánh được Ví dụ, những ngân hàng có nguồn lực lớn thì tạo ra lợi nhuận lớn hơn
Trang 13những ngân hàng có nguồn lực nhỏ, nhưng không có nghĩa là các ngân hàng quy mô lớn lại có hiệu quả lớn hơn các ngân hàng có quy mô nhỏ Như vậy, hiệu quả tuyệt đối không cho biết khả năng sử dụng tiết kiệm hay lãng phí các đầu vào
- Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tương đối có thể được thể hiện dưới dạng tĩnh (hiệu quả hoạt động = kết quả kinh tế/chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó hoặc dạng nghịch đảo, tức hiệu quả hoạt động = chi phí/kết quả kinh tế) hoặc dưới dạng động hay dạng cận biên (hiệu quả hoạt động = mức tăng kết quả kinh tế/mức tăng chi phí) Những chỉ tiêu này rất thuận tiện so sánh theo thời gian và không gian như cho phép so sánh hiệu quả giữa các ngân hàng có quy mô khác nhau, hay so sánh giữa các thời kỳ khác nhau Tóm lại, quan điểm về hiệu quả là đa dạng, tùy theo mục đích nghiên cứu có thể xét hiệu quả theo những khía cạnh khác nhau Phần dưới đây sẽ trình bày chi tiết về một số thước đo hiệu quả hoạt động phổ biến thường được sử dụng để đánh giá hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại cũng như các thước đo
sẽ được sử dụng trong luận văn này
Các chỉ số tài chính là công cụ được sử dụng phổ biến nhất trong đánh giá, phân tích và phản ánh hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại ở cấp ngành và cấp quản lý của chính phủ Mỗi chỉ số cho biết mối quan hệ giữa hai biến
số tài chính, qua đó cho phép phân tích và so sánh giữa các chi nhánh, giữa các ngân hàng và phân tích xu hướng biến động của các biến số này theo thời gian Có nhiều loại chỉ số tài chính được sử dụng để đánh giá các khía cạnh hoạt động khác nhau của một ngân hàng, các chỉ số tài chính này bao gồm các tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi, các tỷ số phản ánh hiệu quả hoạt động và các tỷ số phản ánh rủi ro tài chính của một ngân hàng
2.1.2.1 Nhóm chỉ tiêu phản ánh khả năng sinh lời
Các chỉ tiêu này phản ánh tính hiệu quả của một đồng vốn kinh doanh –theo thông lệ quốc tế thường được phản ánh thông qua các chỉ tiêu sau: tỷ lệ thu lãi biên
Trang 14ròng, tỷ lệ thu ngoài lãi biên ròng, tỷ lệ thu nhập hoạt động biên, hệ số thu nhập trên mỗi cổ phiếu, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên tổng vốn chủ
sở hữu Cách tính toán các chỉ tiêu này được trình bày cụ thể dưới đây
Tỷ lệ thu lãi biên ròng =
Tổng thu nhập – tổng chi phí
Tổng tài sản có sinh lời (hoặc tổng tài sản có)
Tỷ lệ thu lãi ngoài biên
Lợi nhuận sau thuế
Tổng số cổ phiếu thường hiện hành
Tỷ suất sinh lợi trên tổng
Trang 15thiết bị và chi phí tổn thất tín dụng) Còn thu nhập trên cổ phiếu đo lường trực tiếp thu nhập của các cổ đông tính trên mỗi cổ phiếu hiện hành đang lưu hành
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là một chỉ tiêu chủ yếu phản ánh tính hiệu quả quản lý Nó chỉ ra khả năng của hội đồng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản của ngân hàng thành thu nhập ròng Chỉ tiêu này được sử dụng rộng rãi trong phân tích hiệu quả hoạt động và đánh giá tình hình tài chính của ngân hàng, nếu mức tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản thấp có thể là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không năng động hoặc có thể chi phí hoạt động của ngân hàng cao quá mức Ngược lại, mức tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản cao thường phản ánh kết quả của hoạt động hữu hiệu, ngân hàng có cơ cấu tài sản hợp lý, có sự điều tiết linh hoạt giữa các hạng mục trên tài sản trước những biến động của nền kinh tế
Tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập cho các cổ đông của ngân hàng Nó thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng (tức là chấp nhận rủi ro để hy vọng có được thu nhập ở mức hợp lý) Chỉ tiêu này cũng được sử khá phổ biến trong phân tích hiệu quả hoạt động nhằm phản ánh hiệu quả sử dụng vốn chủ sở hữu Ngoài ra, trong đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng còn xem xét mối quan hệ giữa chỉ tiêu tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần vì trên thực
tế hai chỉ tiêu này phản ánh sự đánh đổi cơ bản giữa rủi ro và thu nhập Một ngân hàng có thể có tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản thấp nhưng vẫn có thể đạt được tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần khá cao do việc sử dụng đòn bẩy tài chính lớn
2.1.2.2 Nhóm chỉ tiêu phản ánh thu nhập và chi phí
Với chiến lược tối đa hóa lợi nhuận, các ngân hàng thương mại thường nâng cao hiệu quả hoạt động của mình bằng cách giảm chi phí hoạt động, tăng năng suất lao động trên cơ sở tự động hóa và nâng cao trình độ nhân viên Bởi vậy, các thước
đo phản ánh tính hiệu quả trong hoạt động của ngân hàng và năng suất lao động của nhân viên gồm các chỉ tiêu sau:
Trang 16- Tổng chi phí hoạt động/tổng thu từ hoạt động: là một thước đo phản ánh mối quan giữa đầu vào (tử số) và đầu ra (mẫu số) hay nói cách khác nó phản ánh khả năng bù đắp chi phí trong hoạt động của ngân hàng
- Năng suất lao động (Thu nhập hoạt động/Số nhân viên làm việc đầy đủ thời gian): phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của ngân hàng
- Tổng thu hoạt động/tổng tài sản: phản ánh hiệu quả sử dụng tài sản Nếu hệ
số này lớn phản ánh ngân hàng đã phân bổ tài sản (danh mục đầu tư) một cách hợp lý nhằm nâng cao lợi nhuận của ngân hàng
2.1.2.3 Nhóm chỉ tiêu phản ánh rủi ro tài chính
Ngoài việc quan tâm đến việc nâng cao giá trị cổ phiếu và đẩy mạnh khả năng sinh lời, thông thường trong hoạt động của mình các ngân hàng thương mại cũng thực hiện việc kiểm soát chặt chẽ những rủi ro mà họ phải đối mặt Cùng với
sự hội nhập ngày càng sâu rộng, nền kinh tế thế giới hiện nay cũng chứa đựng nhiều biến động Điều này khiến các nhà quản trị ngân hàng tập trung nhiều hơn vào công việc kiểm soát và đo lường rủi ro trong hoạt động của ngân hàng, đó là: rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất, rủi ro phá sản và rủi ro thu nhập Từ đó hình thành nên một số chỉ tiêu để đánh giá hiệu quả hoạt động dựa trên khía cạnh này
- Tỷ lệ nợ xấu (nợ xấu/tổng cho vay và cho thuê): chỉ tiêu phản ánh chất lượng của tín dụng, chỉ số này càng nhỏ thể hiện chất lượng tín dụng càng cao
- Tỷ lệ cho vay (cho vay ròng/tổng tài sản): phản ánh phần tài sản có được phân bổ vào những loại tài sản có tính thanh khoản kém Như vậy tỷ lệ này cho thấy, việc tăng cường sử dụng nguồn vốn vay rất có thể gây ra rủi ro thanh khoản nếu như nhu cầu rút tiền của công chúng tăng và chất lượng của các khoản cho vay giảm
- Tỷ lệ giữa tài sản nhạy cảm với lãi suất và nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất: khi quy mô tài sản nhạy cảm với lãi suất vượt quá nguồn vốn nhạy cảm với lãi suất trong một thời kỳ nhất định, một ngân hàng có thể sẽ rơi vào tình trạng bất lợi và thua lỗ có thể xảy ra nếu lãi suất giảm Ngược lại, khi quy
Trang 17mô vốn nhạy cảm với lãi suất vượt quá tài sản nhạy cảm với lãi suất, thua lỗ chắc chắn xảy ra nếu lãi suất tăng
- Tỷ lệ đòn bẩy tài chính (tổng tài sản/tổng vốn chủ sở hữu): chỉ tiêu này phản ánh bao nhiêu đồng giá trị tài sản được tạo ra trên cơ sở một đồng vốn chủ sở hữu và ngân hàng phải dựa vào nguồn vay nợ là bao nhiêu Vì vốn chủ sở hữu có chức năng bù đắp thua lỗ nên tỷ lệ này càng lớn thì rủi ro phá sản của ngân hàng càng cao
Ngoài các nhóm chỉ tiêu trên, trong phân tích hiệu quả hoạt động của các ngân hàng, các nhà quản trị ngân hàng còn sử dụng nhiều chỉ số tài chính khác như: tổng dư nợ/vốn huy động (phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động) hay chỉ tiêu vốn huy động/vốn tự có (phản ánh khả năng và quy mô thu hút vốn từ nền kinh tế)
Như vậy, để tối đa hóa lợi nhuận và đen lại hiệu quả trong hoạt động kinh doanh của mình các ngân hàng thương mại cần chú ý và kiểm soát hợp lý các chỉ tiêu như: quy mô ngân hàng (tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản hoặc tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần); kiểm soát chi phí (chi phí hoạt động/ tổng thu hoạt động); cơ cấu tiền gửi; đòn bẩy tài chính; mở rộng các dịch vụ thu phí; tăng trưởng về tài sản, tiền gửi và các khoản chovay Tuy nhiên không nên coi tiêu chí tăng trưởng về tài sản, tiền gửi và các khoản cho vay như là một chỉ tiêu tốt cho lợi nhuận vì sự tăng trưởng quá mức có thể dẫn tới tình trạng mất khả năng kiểm soát, làm chi phí hoạt động nhanh hơn tổng nguồn thu
Tóm lại, trong phân tích hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thương mại hiện nay thì các tỷ số tài chính vẫn được sử dụng khá phổ biến vì chúng khá đơn giản và tương đối dễ hiểu trong phân tích, tuy nhiên chính mức độ đơn giản của
nó có thể trở thành vấn đề khá phức tạp nếu các nhà quản lý cố gắng đưa ra một bức tranh tổng thể khi kết hợp nhiều mặt, nhiều khía cạnh hoạt động khác nhau của ngân hàng Vì mỗi tỷ số chỉ cho biết hay đánh giá mối quan hệ tỷ lệ giữa hai biến số cụ thể, không có một tỷ số nào cho chúng ta các kết luận tổng quát về tình trạng của
Trang 18một ngân hàng, do đó, trong việc đánh giá tổng quan thực trạng của một ngân hàng cần phải xem xét một loạt các chỉ số để đánh giá toàn diện hiệu quả hoạt động của các ngân hàng
2.1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương
mại
Hiệu quả hoạt động là điều kiện quyết định sự sống còn và phát triển của một ngân hàng Nâng cao hiệu quả hoạt động cũng chính là tăng cường năng lực tài chính, năng lực điều hành để tạo ra tích lũy và có điều kiện mở rộng các hoạt động kinh doanh góp phần củng cố và nâng cao thương hiệu của các ngân hàng thương mại Tuy nhiên, để ngân hàng thương mại hoạt động có hiệu quả hơn, đòi hỏi phải xác định được các nhân tố ảnh hưởng tới hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại nhằm hạn chế được các hoạt động mang tính chất rủi ro, bảo toàn vốn, nâng cao thu nhập và lợi nhuận từ các hoạt động kinh doanh của ngân hàng thương mại Theo Nguyễn Việt Hùng (2008), các nhân tố này có thể được chia làm hai nhóm: nhóm nhân tố khách quan và nhóm nhân tố chủ quan, tùy theo điều kiện cụ thể của từng ngân hàng mà hai nhóm nhân tố này có những ảnh hưởng khác nhau đến hiệu quả hoạt động của chính các ngân hàng thương mại
2.1.2.1 Nhóm nhân tố khách quan
Môi trường về kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nước
Ngân hàng thương mại là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tư của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trường kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của các ngân hàng Nếu môi trường kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các ngân hang thương mại, vì đây cũng là điều kiện để quá trình sản xuất của nền kinh tế được diễn ra bình thường, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế Khi nền kinh tế có tăng trưởng cao và ổn định, các khu vực trong nền kinh tế đều có nhu cầu mở rộng hoạt động sản xuất và kinh doanh, do đó nhu cầu vay vốn tăng làm cho
Trang 19các ngân hàng thương mại dễ dàng mở rộng hoạt động tín dụng của mình đồng thời khả năng nợ xấu có thể giảm vì năng lực tài chính của các doanh nghiệp cũng được nâng cao
Ngược lại, khi môi trường kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì cũng chính những nhân tố này lại lànhững nhân tố bất lợi cho hoạt động của các ngân hàng thương mại như nhu cầu vay vốn giảm; nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại Hơn nữa, hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới Các nền kinh tế của các nước trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, luồng vốn quốc tế đã và đang dồn vào khu vực Châu Á mạnh mẽ, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng nhiều cơ hội mới như có thể tranh thủ được các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển Tuy nhiên, bên cạnh đó ngành ngân hàng cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, như phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực (về vốn, công nghệ, năng lực quản lý ) Trong khi thực tế hiện nay cho thấy các ngân hàng thương mại Việt Nam còn yếu về mọi mặt từ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị ngân hàng, công nghệ đến nguồn nhân lực Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nước trên thế giới mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại
Môi trường pháp lý
Môi trường pháp lý bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dưới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí Thực tiễn cho thấy sự phát triển của các nền kinh tế thị trường trên thế giới hàng trăm năm qua đã minh chứng cho tầm quan trọng của hệ thống luật trong việc điều hành nền kinh tế thị trường Nếu hệ thống luật pháp được xây dựng không phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế thì sẽ là một rào cản lớn cho quá trình phát triển kinh tế Khác
Trang 20với các nước có nền kinh tế thị trường phát triển, nơi đã có một hệ thống luật khá đầy đủ và được sửa đổi cũng như bổ sung nhiều lần trong quá trình phát triển của mình thì ở Việt Nam do mới chuyển đổi nền kinh tế từ cơ chế kế hoạch hóa sang vận hành theo nền kinh tế thị trường trong 30 năm, do đó hệ thống luật còn thiếu và chưa đầy đủ Đây cũng thực sự là một trở ngại đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại Đồng thời, quá trình tiền tệ hóa diễn ra nhanh trong thời gian gần đây đòi hỏi Việt Nam phải sớm thông qua các bộ luật mới và sửa đổi các điều luật không còn phù hợp với tình hình kinh tế, có như vậy hệ thống luật pháp mới thực sự tạo lập được một môi trường pháp lý hoàn chỉnh làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại nảy sinh trong hoạt động kinh tế, xã hội Như vậy, rõ ràng môi trường luật pháp có vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động kinh tế nói chung và đối với hoạt động của các ngân hàng thương mại nói riêng, là cơ sở tiền đề cho ngành ngân hàng phát triển nhanh và bền vững
Trang 21năng tài chính cho phép sử dụng để bù đắp tổn thất có thể xảy ra Ngược lại, nếu nợ xấu tăng nhưng dự phòng rủi ro không đủ để bù đắp có nghĩa là tình trạng tài chính xấu và năng lực tài chính bù đắp cho các khoản chi phí này bị thu hẹp
Cấu trúc sở hữu
Cấu trúc sở hữu là một trong những nhân tố quan trọng quyết định đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại thông qua việc tác động đến chất lượng quản trị điều hành cũng như định hướng mục tiêu của các ngân hàng Phân tích chi tiết về vai trò của cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
sẽ được trình bày cụ thể ở phần sau
Năng lực quản trị và điều hành
Năng lực quản trị và điều hành là nhân tố tiếp theo ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Năng lực quản trị điều hành trước hết là phụ thuộc vào cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý, trình độ lao động và tính hữu hiệu của cơ chế điều hành để có thể ứng phó tốt trước những diễn biến của thị trường Tiếp theo năng lực quản trị, điều hành còn có thể được phản ánh bằng khả năng giảm thiểu chi phí hoạt động, nâng cao năng suất sử dụng các đầu vào để có thể tạo ra được một tập hợp đầu ra cực đại
Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ
Khả năng ứng dụng tiến bộ công nghệ chính sẽ phản ánh năng lực công nghệ thông tin của một ngân hàng Trước sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ
và ứng dụng sâu rộng của nó vào cuộc sống xã hội như ngày nay, thì ngành ngân hàng khó có thể duy trì khả năng cạnh tranh của mình nếu vẫn cung ứng các dịch vụ truyền thống Năng lực công nghệ của ngân hàng thể hiện khả năng trang bị công nghệ mới gồm thiết bị và con người, tính liên kết công nghệ giữa các ngân hàng và tính độc đáo về công nghệ của mỗi ngân hàng
Trình độ, chất lượng của người lao động
Trang 22Nhân tố con người là yếu tố quyết định quan trọng đến sự thành bại trong bất
kỳ hoạt động nào của các ngân hàng thương mại Xã hội càng phát triển thì càng đòi hỏi các ngân hang càng phải cung cấp nhiều dịch vụ mới và có chất lượng Chính điều này đòi hỏi chất lượng của nguồn nhân lực cũng phải được nâng cao để đáp ứng kịp thời đối với những thay đổi của thị trường và xã hội Việc sử dụng nhân lực
có đạo đức nghề nghiệp, giỏi về chuyên môn sẽ giúp cho ngân hàng tạo lập được những khách hàng trung thành, ngăn ngừa được những rủi ro có thể xảy ra trong các hoạt động kinh doanh, đầu tư và đây cũng là nhân tố giúp các ngân hàng giảm thiểu được các chi phí hoạt động Tuy nhiên, trong quá trình phát triển nguồn nhân lực luôn phải chú trọng việc gắn phát triển nhân lực với công nghệ mới
2.2 Lý thuyết về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng
thương mại
Phần này sẽ trình bày khái niệm về cấu trúc sở hữu và các lý thuyết liên quan đến tác động của hai loại hình sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài lên hiệu quả của các ngân hàng Các lý thuyết này sẽ là cơ sở để tác giả xây dựng các giả thuyết chính của luận văn
2.2.1 Khái niệm cấu trúc sở hữu
Cấu trúc sở hữu có thể được xác định theo hai khía cạnh: Quyền sở hữu tập trung (ownership concentration) và quyền sở hữu hỗn hợp (ownership mix) (Gursoy
& Aydogan, 2002)
Quyền sở hữu tập trung là những cổ đông nắm giữ nhiều cổ phiếu nhất Trong nghiên cứu của Rokwaro (2013) khái niệm mức độ tập trung sở hữu được sử dụng là tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất trong các ngân hàng của Kenya Antoniadis cùng cộng sự (2010) cũng nghiên cứu mối quan hệ giữa tỷ lệ cổ đông sở hữu cổ phiếu lớn nhất đến kết quả hoạt động của các ngân hàng ở Trung Đông và Nam Phi
Khái niệm quyền sở hữu hỗn hợp bao gồm các tỷ lệ sở hữu khác nhau liên quan đến các đặc tính của cổ đông như: Tỷ lệ sở hữu nước ngoài, tỷ lệ sở hữu tư nhân, tỷ lệ sở hữu nhà nước Các hình thức sở hữu này cũng được đề cập đến trong
Trang 23nhiều nghiên cứu liên quan đến loại hình sở hữu trong ngân hàng thương mại (Micco cùng cộng sự, 2007; Lin & Zhang, 2009; Kim cùng cộng sự, 2012)
Trong luận văn này, tác giả tiếp cận khái niệm cấu trúc sở hữu theo hướng thứ hai, tức xem xét các loại hình sở hữu liên quan đến đặc tính của cổ đông Do hạn chế về thời gian và dữ liệu, luận văn này tập trung phân tích tác động của tỷ lệ
sở hữu trong ngân hàng thương mại của các nhóm cổ đông nhà nước và nước ngoài Phần dưới đây sẽ trình bày các lý thuyết và bằng chứng thực nghiệm có liên quan đến hai loại hình sở hữu này
2.2.2 Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động ngân hàng thương mại
Lý thuyết về vai trò của sở hữu nhà nước trong các ngân hàng dựa trên quan điểm về vai trò chính trị của sở hữu nhà nước và lý thuyết đại diện
Dựa trên quan điểm về vai trò chính trị của nhà nước, các ngân hàng có sở hữu nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các nguồn vốn với chi phí thấp cho các bên có liên quan nhằm mục đích chính trị thay vì kinh tế Shleifer và Vishny (1997) chỉ ra rằng các doanh nghiệp thuộc sở hữu nhà nước nhìn bên ngoài có vẻ là thuộc sở hữu của toàn dân, song trong thực tế lại được vận hành bởi những người có quyền kiểm soát tập trung cao độ nhưng không có quyền đối với dòng tiền và chính điều này đã khiến cho các ngân hàng có sở hữu nhà nước hoạt động không có tính hiệu quả cao Cùng quan điểm này, Boycko cùng cộng sự (1996) cho rằng các doanh nghiệp này hoạt động thiếu hiệu quả hơn so với các doanh nghiệp khác do chúng có thể phải phục vụ cho các mục tiêu chính trị Thực tế là các mục tiêu chính trị có thể sẽ không đồng nhất với việc tối đa hóa lợi nhuận hay giá trị doanh nghiệp Thêm vào đó, quan điểm quản lý liên quan đến các doanh nghiệp thuộc sở nhà nước lại cho rằng các doanh nghiệp này thiếu hiệu quả vì không có cơ chế giám sát các nhà quản lý một cách chặt chẽ Cụ thể là quan điểm này cho rằng các nhà quản lý của các công
ty có sở hữu nhà nước chỉ điều hành chứ không sở hữu tài sản Do đó, họ ít nỗ lực hơn trong hoạt động quản lý và có xu hướng phân bổ nguồn lực cho các mục đích
cá nhân Kết hợp cùng với việc thiếu cơ chế giám sát các nhà quản lý, các nguyên nhân này dẫn đến việc các quản lý có xu hướng mạo hiểm hơn và hiệu quả doanh
Trang 24nghiệp cũng thấp hơn
Một quan điểm khác về vai trò của sở hữu nhà nước được hình thành trên quan điểm về bất cân xứng thông tin, theo đó bất cân xứng thông tin có thể làm gia tăng chi phí đại diện, dẫn đến làm giảm hiệu quả của doanh nghiệp nói chung (Jensen & Meckling, 1976) Dựa trên lý thuyết về chi phí đại diện bắt nguồn từ bất cân xứng thông tin, các lập luận về vai trò của sở hữu nhà nước đối với hiệu quả của doanh nghiệp nói chung và các ngân hàng nói riêng đưa đến những dự đoán theo hai chiều hướng trái ngược nhau
Trước hết, chiều hướng lập luận đầu tiên ủng hộ vai trò tích cực của sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng dựa trên dự báo sở hữu nhà nước có thể làm giảm chi phí đại diện thông qua việc giảm thiểu bất cân xứng thông tin Brealey và cộng sự (1977) và Perotti (1995) chỉ ra rằng phần sở hữu giữ lại của nhà nước trong quá trình niêm yết giúp hạn chế bất cân xứng thông tin lý do là vì sở hữu nhà nước vừa là sở hữu của một cổ đông bên trong, vừa là một bộ phận của hệ thống kiểm soát bên ngoài, dựa trên hệ thống khuôn khổ pháp luật và quy định Hearn và Piesse (2013) cho rằng sở hữu dài hạn của nhà nước đưa ra tín hiệu về sự bảo vệ đối với cổ đông thiểu số, giảm sự không chắc về thông tin và hạn chế rủi ro lựa chọn đối nghịch Điều này dẫn đến giảm chi phí đại diện
Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, có lập luận cho rằng sở hữu nhà nước
có thể gia tăng bất cân xứng thông tin và chi phí đại diện Nếu xem nhà nước là cổ đông nội bộ thì có lập luận cho rằng cổ đông nội bộ sẽ biết nhiều thông tin hơn nhà đầu tư bên ngoài, dẫn đến gia tăng chi phí đại diện theo như Chiang và Venkatesh (1988) Nếu xem cổ đông nhà nước là cổ đông kiểm soát thì có thể xuất hiện tác động hai chiều của cổ đông kiểm soát lên vấn đề đại diện Một mặt, cổ đông kiểm soát có thể kiểm soát hoạt động quản lý tốt hơn, đồng nhất lợi ích của nhà quản lý
và cổ đông bên ngoài dẫn đến giảm chi phí đại diện và giảm bất cân xứng thông tin (Hope và cộng sự, 2009) Mặt khác, cổ đông kiểm soát có thể tận dụng lợi thế của mình và làm gia tăng bất cân xứng thông tin (Barclay & Holderness, 1991; Heflin & Shaw, 2000)
Trang 25Như vậy có thể thấy khác với lập luận dựa trên yếu tố chính trị, lập luận dựa trên bất cân xứng thông tin có thể đưa đến những dự báo trái ngược nhau về tác động của sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Tuy nhiên, đối với các thị trường mới nổi vốn có sự chi phối khá mạnh của sở hữu nhà nước và thường được xem là phải gánh chịu vấn đề bất cân xứng thông tin nghiêm trọng hơn
so với các thị trường phát triển thì lập luận về tác động ngược chiều của loại hình sở hữu này lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng dường như nhận được nhiều sự ủng hộ hơn
Ngoài ra, lập luận về việc sở hữu nhà nước có thể giảm tính bất ổn của thông tin và do đó làm giảm bất cân xứng thông tin có thể không hoàn toàn đúng với các quốc gia, đặc biệt là các quốc gia mới nổi Sử dụng chênh lệch hỏi mua-chào bán để
đo lường chi phí đại diện, Choi và cộng sự (2010) nghiên cứu trên một thị trường mới nổi có nhiều điểm tương đồng với Việt Nam là Trung Quốc đã tìm thấy tỷ lệ sở hữu nhà nước có tương quan dương với chênh lệch hỏi mua-chào bán, hàm ý rằng
sở hữu nhà nước làm tăng bất cân xứng thông tin và làm tăng chi phí đại diện Lập luận này được dựa trên các nghiên cứu cho thấy yếu tố chính trị chi phối trong các quyết định cổ phần hóa, dẫn đến gia tăng bất cân xứng thông tin trong các doanh nghiệp có tỷ lệ sở hữu nhà nước (Wei và cộng sự, 2005; Chen và cộng sự, 2008)
Do đó, dựa trên lập luận này, phần lớn các nghiên cứu đều xây dựng giả thuyết về mối quan hệ ngược chiều giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của ngân hàng Bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan này sẽ được trình bày ở phần sau
2.2.3 Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Lý thuyết về tác động của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng khá trái ngược Một mặt, giả thuyết lợi thế sân nhà (home field advantage) của Berger cùng cộng sự (2000) dự đoán rằng các ngân hàng nước ngoài
sẽ gặp bất lợi hơn khi cung cấp các dịch vụ giống với các ngân hàng nội địa, dẫn đến chi phí cao hơn và lợi nhuận thấp hơn Các bất lợi này đến từ khoảng cách về mặt địa lý giữa người chủ và người đại diện, khác biệt về văn hóa, ngôn ngữ hoặc
Trang 26do yếu tố thể chế, giám sát Ngoài ra, lý thuyết rủi ro thị trường cho rằng các công
ty có sở hữu nước ngoài có rủi ro cao hơn do các điều kiện thị trường ở quốc gia sở tại (Amihud cùng cộng sự, 2002; Berger cùng cộng sự, 2016) và do đó có thể ảnh hưởng lên hiệu quả Tóm lại, các lý thuyết này dự báo rằng do không thể am hiểu thị trường như các nhà đầu tư nội địa nên các nhà đầu tư nước ngoài sẽ gặp nhiều khó khăn hơn trong hoạt động kinh doanh, dẫn đến các ngân hàng nước ngoài sẽ có hiệu quả kém hơn so với các ngân hàng nội địa
Ngược lại, giả thuyết về lợi thế toàn cầu (general form of the global advantage) lại cho rằng các ngân hàng nước ngoài có lợi thế so sánh tương đối so với các ngân hàng nội địa, từ đó dẫn đến hiệu quả tốt hơn Lập luận này chủ yếu được đúc kết từ quan điểm của Buch (1997) khi cho rằng các nhà đầu tư nước ngoài
có thể mang đến những công nghệ và nguồn nhân lực chất lượng cao Điều này làm gia tăng hiệu quả của doanh nghiệp Ngoài ra, cũng dựa trên lập luận về bất cân xứng thông tin, sở hữu nước ngoài thường gia tăng tính minh bạch của doanh nghiệp thông qua đòi hỏi cao hơn về các hoạt động kiểm soát, từ đó làm giảm chi phí đại diện và gia tăng hiệu quả hoạt động Có nhiều bằng chứng cho thấy sở hữu nước ngoài giúp nâng cao chất lượng quản trị công ty Gillan và Starks (2003) và Ferreira và Matos (2008) ghi nhận bằng chứng cho thấy nhà đầu tư nước ngoài đóng vai trò tích cực hơn nhà đầu tư nội địa trong hoạt động quản trị công ty Boycko cùng cộng sự (1996), Dyck (2001) và D’Souza cùng cộng sự (2005) chỉ ra rằng các công ty có tỷ trọng sở hữu nước ngoài càng lớn thì chất lượng quản trị và hiệu quả công ty càng tốt
2.3 Bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và hiệu
quả hoạt động của ngân hàng
Phần này sẽ trình bày các bằng chứng thực nghiệm về mối tương quan giữa
sở hữu nhà nước cũng như sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng ở các quốc gia, bao gồm cả các nước phát triển và các thị trường mới nổi 2.3.1 Sở hữu nhà nước và hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Trang 27Theo lập luận về vai trò của sở hữu nhà nước dựa trên lý thuyết đại diện (Jensen và Meckling, 1976) đã đề cập ở trên, các nhà quản lý của các công ty có sở hữu nhà nước chỉ điều hành chứ không sở hữu tài sản Do đó, họ ít nỗ lực hơn trong hoạt động quản lý và có xu hướng phân bổ nguồn lực cho các mục đích cá nhân Các nguyên nhân này dẫn đến việc các nhà quản lý có xu hướng mạo hiểm hơn và hiệu quả doanh nghiệp cũng thấp hơn (Barry cùng cộng sự, 2011; Berger cùng cộng
sự, 2005; Iannotta cùng cộng sự, 2007; Sapienza, 2004)
Cho đến giờ, phần lớn các nghiên cứu chủ yếu tìm thấy mối tương quan âm giữa sở hữu nhà nước và hiệu quả ngân hàng, đặc biệt tại các thị trường mới nổi như Barth cùng cộng sự (2004), La Porta cùng cộng sự (2002), Hasan và Marton (2003), Jemric và Vujcic (2002), Weill (2003), Micco cùng cộng sự (2007), Lin và Zhang (2009), Cornett cùng cộng sự (2010)
Barth cùng cộng sự (2004) và La Porta cùng cộng sự (2002) tìm thấy rằng sở hữu nhà nước làm giảm tính hiệu quả của hệ thống ngân hàng Dinc (2005) chỉ ra rằng hoạt động cho vay của các ngân hàng có sở hữu nhà nước bị chi phối bởi yếu
tố chính trị Trên mẫu nhiều thị trường mới nổi, Mian (2003) ghi nhận các ngân hàng có sở hữu nhà nước có tỷ lệ dự phòng nợ khó thu hồi cao hơn và khả năng sinh lợi thấp hơn so với các ngân hàng tư nhân Cornett cùng cộng sự (2010) nghiên cứu mẫu các ngân hàng ở 16 quốc gia Châu Á (trong đó có cả Việt Nam) đã tìm thấy rằng các ngân hàng có sở hữu nhà nước hoạt động kém hiệu quả hơn và có rủi
ro tín dụng cao hơn các ngân hàng tư nhân
Berger cùng cộng sự (2005) cung cấp bằng chứng cho thấy các ngân hàng có
sở hữu nhà nước có hiệu quả hoạt động thấp trước khi cổ phần hóa và sau khi cổ phần hóa, hiệu quả hoạt động đã được cải thiện đáng kể Berger cùng cộng sự (2008) nghiên cứu trên mẫu 38 ngân hàng tại Trung Quốc và tìm thấy rằng nhóm các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có hiệu quả hoạt động kém nhất so với các loại hình ngân hàng khác Lin và Zhang (2009) nghiên cứu trên thị trường Trung Quốc và cũng tập trung vào bốn ngân hàng sở hữu nhà nước lớn nhất, kết quả cho thấy nhóm các ngân hàng này có lợi nhuận ít hơn, hiệu quả thấp hơn và chất lượng
Trang 28tài sản kém hơn so với các ngân hàng tư nhân hay nước ngoài khác Carvalho (2014) nghiên cứu trên thị trường Brazil đã tìm thấy bằng chứng ủng hộ cho giả thuyết sở hữu nhà nước sẽ có tác động chính trị lên các quyết định cho vay của các ngân hàng có sở hữu nhà nước
Sử dụng mẫu gồm 6677 ngân hàng từ năm 1995 đến 2002 ở 179 quốc gia và vùng lãnh thổ, Micco cùng cộng sự (2007) đã tìm thấy nhiều kết quả quan trọng Thứ nhất, ở các quốc gia đang phát triển, các ngân hàng có sở hữu nhà nước có xu hướng có khả năng sinh lợi thấp hơn và chi phí cao hơn so với các ngân hàng tư nhân khác Thứ hai, ở các nước công nghiệp, các tác giả không tìm thấy mối tương quan nào giữa cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Cuối cùng, các tác giả tìm thấy rằng sự khác biệt trong hiệu quả hoạt động giữa các ngân hàng
có sở hữu nhà nước và các ngân hàng tư nhân bị chi phối bởi yếu tố chính trị, khi
mà sự khác biệt này có xu hướng gia tăng trong các giai đoạn diễn ra bầu cử chính trị tại các quốc gia nghiên cứu Điều này giúp khẳng định cho lập luận lý thuyết về vai trò chính trị của sở hữu nhà nước trong hệ thống ngân hàng
Iannotta cùng cộng sự (2007) nghiên cứu trên 181 ngân hàng lớn ở Châu Âu giai đoạn từ năm 1999 đến 2004 Các tác giả tìm thấy rằng các ngân hàng có sở hữu nhà nước có khả năng sinh lợi thấp hơn so với các ngân hàng tư nhân Ngoài ra, nhóm các ngân hàng này còn có chất lượng các khoản vay kém hơn so với các ngân hàng khác
Iannotta cùng cộng sự (2013) tìm thấy rằng sở hữu nhà nước có rủi ro vỡ nợ tuy thấp hơn nhưng lại có rủi ro hoạt động cao hơn so với các loại hình ngân hàng khác Gần đây, nghiên cứu của Rahman và Reja (2015) trên thị trường Malaysia đã tìm thấy bằng chứng sở hữu nhà nước làm giảm hiệu quả của các ngân hàng trên hai thước đo tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần
Tại thị trường Việt Nam, Phan Thị Bích Nguyệt cùng cộng sự (2014) cũng tìm thấy bằng chứng về sở hữu nhà nước làm giảm tính hiệu quả trong hoạt động cho vay của hệ thống ngân hàng Tuy nhiên, dường như chưa có nghiên cứu nào xem xét tác động trực tiếp của sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động của các ngân
Trang 29hàng tại Việt Nam
2.3.2 Sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động ngân hàng
Cũng giống như lập luận lý thuyết, bằng chứng thực nghiệm về tác động của
sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng vẫn chưa có sự nhất quán Một số nghiên cứu tìm thấy tác động ngược chiều của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ủng hộ cho giả thuyết lợi thế sân nhà trong khi một số tác giả khác lại tìm thấy bằng chứng trái ngược
Ở hướng thứ nhất, Crystal cùng cộng sự (2002) và Naaborg cùng cộng sự (2004) nghiên cứu trên các thị trường mới nổi và tìm thấy bằng chứng cho thấy các ngân hàng có sở hữu nước ngoài có hiệu quả hoạt động kém hơn các ngân hàng nội địa Nghiên cứu của Lensink và Naaborg (2007) trên bộ dữ liệu gồm 511 ngân hàng tại 73 quốc gia giai đoạn từ năm 1998 đến 2001 cũng tìm thấy kết quả tương tự khi
sở hữu nước ngoài có tương quan ngược với hiệu quả hoạt động của ngân hàng
Ở chiều ngược lại, trên góc độ doanh nghiệp nói chung, Denis và McConnell (2003) kết luận rằng sở hữu nước ngoài có tác động tích cực lên giá trị doanh nghiệp Lizal và Svejnar (2003) chỉ ra rằng các doanh nghiệp khi tư nhân hóa có chủ sở hữu nội địa sẽ có hiệu quả trong dài hạn sụt giảm nhiều hơn trong khi các doanh nghiệp tương tự nhưng có chủ sở hữu là nhà đầu tư nước ngoài sẽ có sự cải thiện trong hiệu quả Nghiên cứu trực tiếp trên mẫu các ngân hàng sử dụng dữ liệu
từ 1996 đến 1998, Mathieson vàSchinasi(2000) đã tìm thấy tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu của các ngân hàng nước ngoài cao hơn các ngân hàng nội địa hoạt động
ở Hungary, Ba Lan và Cộng hòa Séc
Claessens cùng cộng sự (2001) nghiên cứu sự khác biệt trong hiệu quả giữa các ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng nội địa ở 8 quốc gia, cả phát triển và đang phát triển, trong giai đoạn từ 1988 đến 1995 Các tác giả tìm thấy rằng sau khi
có sự gia nhập của các ngân hàng nước ngoài, họ đã chứng kiến một sự sụt giảm trong khả năng sinh lợi cũng như chi phí hoạt động ở các ngân hàng nội địa, và do
đó nghiên cứu kết luận rằng chính sở hữu nước ngoài đã làm gia tăng tính hiệu quả trong hệ thống ngân hàng nội địa
Trang 30Hasan và Marton (2003) nghiên cứu trên thị trường Hungary từ năm 1993 đến 1998, họ đã tìm thấy các ngân hàng nước ngoài tạo ra một môi trường kinh doanh hiệu quả hơn và từ đó thúc đẩy toàn bộ hệ thống ngân hàng phải gia tăng tính hiệu quả
Nghiên cứu các ngân hàng ở thị trường Ba Lan, Nikiel và Opiela (2002) tìm thấy bằng chứng các ngân hàng nước ngoài dù không có lợi nhuận tốt hơn nhưng lại hiệu quả hơn về mặt chi phí so với các ngân hàng khác Jemric và Vujcic (2002) cung cấp bằng chứng cho thấy các ngân hàng nước ngoài hoạt động hiệu quả hơn các ngân hàng khác ở Croatia
Majnoni cùng cộng sự (2003) kết luận rằng các ngân hàng nước ngoài có khả năng sinh lợi cao hơn các ngân hàng nội địa Xem xét thêm tác động của tăng trưởng kinh tế lên mối tương quan giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động của ngân hàng, Demirguc-Kunt và Huizinga (1999) cung cấp bằng chứng cho thấy
ở các nước phát triển, các ngân hàng nước ngoài có khả năng sinh lợi thấp hơn các ngân hàng nội địa, trong khi điều ngược lại xảy ra ở các nước đang phát triển khi
mà các ngân hàng nước ngoài lại có xu hướng sinh lợi tốt hơn các ngân hàng nội địa
Bonin cùng cộng sự (2005) là một trong những nghiên cứu có nhiều sức ảnh hưởng trong mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu và tính hiệu quả của các ngân hàng tại các nền kinh tế đang trong giai đoạn chuyển đổi Các tác giả sử dụng một mẫu gồm 225 ngân hàng tại 7 nền kinh tế chuyển đổi trong giai đoạn từ 1996 đến 2000 Kết quả từ nghiên cứu này cho thấy sở hữu tư nhân tự bản thân nó chưa thể giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của ngân hàng bởi so sánh cho thấy các ngân hàng có sở hữu nhà nước có hiệu quả hoạt động thấp hơn không đáng kể so với các ngân hàng
tư nhân Tuy nhiên, các ngân hàng có sở hữu nhà nước kém hiệu quả hơn trong việc cung cấp dịch vụ cho khách hàng Nghiên cứu này ủng hộ cho vai trò của sở hữu nước ngoài khi tìm thấy rằng các ngân hàng có sở hữu nước ngoài cung cấp dịch vụ tốt hơn và hoạt động hiệu quả hơn so với các ngân hàng khác, đặc biệt khi ngân
Trang 31hàng có đối tác chiến lược là một định chế nước ngoài Điều này nhất quán với lập luận về vai trò chuyển giao công nghệ của sở hữu nước ngoài
Nghiên cứu của Micco cùng cộng sự (2007) đã được đề cập ở trên cũng cung cấp bằng chứng cho thấy các ngân hàng có sở hữu nước ngoài có khả năng sinh lợi cao hơn và chi phí thấp hơn các ngân hàng khác Berger cùng cộng sự (2008) nghiên cứu trên thị trường Trung Quốc và thấy rằng nhóm các ngân hàng nước ngoài có hiệu quả hoạt động cao nhất Thậm chí, chỉ cần một tỷ lệ sở hữu nước ngoài rất nhỏ trong nhóm các ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước cũng có thể cải thiện đáng kể hiệu quả hoạt động của các ngân hàng này
Rokhim và Susanto (2013) nghiên cứu trên thị trường Indonesia cũng đã ủng
hộ cho vai trò tích cực của sở hữu nước ngoài đối với hiệu quả hoạt động của ngân hàng, trong đó các ngân hàng nước ngoài vượt trội hơn các ngân hàng nội địa cả về khả năng sinh lợi cũng như tiết kiệm chi phí Cũng đồng thuận với quan điểm này, Jemric và Vujcic (2002), Weill (2003), Grigorian và Manole (2006), và Yildirim và Philippatos (2007) đều tìm thấy bằng chứng về tác động gia tăng tính hiệu quả trong hoạt động ngân hàng của sở hữu nước ngoài
Bảng 2.1 sẽ trình bày tóm lược các nghiên cứu có liên quan đến cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng thương mại đã trình bày ở trên
Bảng 2.1 Tóm tắt các nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng thương mại
Nghiên cứu lý thuyết
Boycko cùng cộng sự (1996) Sở hữu nhà nước (–)
Berger cùng cộng sự (2000) Sở hữu nước ngoài (–)
Nghiên cứu thực nghiệm
Trang 32La Porta cùng cộng sự (2002) Sở hữu nhà nước (–)
Berger cùng cộng sự (2008) Sở hữu nhà nước (–)
Cornett cùng cộng sự (2010) Sở hữu nhà nước (–)
Iannotta cùng cộng sự (2013) Sở hữu nhà nước (–)
Mathieson và Schinasi (2000) Sở hữu nước ngoài (+)
Crystal cùng cộng sự (2002) Sở hữu nước ngoài (–)
Majnoni cùng cộng sự (2003) Sở hữu nước ngoài (+)
Naaborg cùng cộng sự (2004) Sở hữu nước ngoài (–)
Bonin cùng cộng sự (2005) Sở hữu nước ngoài (+)
Lensink và Naaborg (2007) Sở hữu nước ngoài (–)
Micco cùng cộng sự (2007) Sở hữu nước ngoài (+)
Berger cùng cộng sự (2008) Sở hữu nước ngoài (+)
Rokhim và Susanto (2013) Sở hữu nước ngoài (+)
Tại Việt Nam, theo kiến thức hạn hẹp của mình, học viên chưa tìm thấy nghiên cứu nào tập trung vào tác động của sở hữu nước ngoài lên hiệu quả của các ngân hàng
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Chương này trình bày cơ sở lý thuyết về hiệu quả hoạt động của ngân hang thương mại cũng như tác động của sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Tuy chưa có sự nhất quán nhưng nhìn chung, các lý thuyết
và bằng chứng thực nghiệm cho đến nay cho thấy tác động tiêu cực của loại hình sở hữu nhà nước lên hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Đối với sở hữu nước
Trang 33ngoài, bằng chứng thực nghiệm hiện tại cho thấy cả hai chiều hướng tác động Một
số tác giả tìm thấy rằng sở hữu nước ngoài có thể giúp gia tăng hiệu quả hoạt động của các ngân hàng trong khi các nghiên cứu khác lại ghi nhận một mối tương quan
ngược chiều giữa sở hữu nước ngoài và hiệu quả hoạt động
Trang 34CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG CỦA NGÀNH NGÂN HÀNG VIỆT NAM
3.1 Tổng quan ngành ngân hàng tại các nước Đông Nam Á
Phần tiếp theo tập trung vào phân tích tổng quan ngành ngân hàng ở một số quốc gia Đông Nam Á Việc phân tích này sẽ giúp nhận diện phần nào bức tranh toàn cảnh về triển vọng của ngành ngân hàng trong khu vực Hình 3.1 cho thấy diễn biến chỉ số ngành ngân hàng Việt Nam theo tính toán của Thomson Reuters trong mối tương quan với chỉ số ngành ngân hàng của khu vực Châu Á – Thái Bình Dương Lưu ý rằng các chỉ số được tính theo đơn vị tiền tệ của từng quốc gia, riêng chỉ số của khu vực được tính toán trên cơ sở USD
Nguồn: Thomson Reuters Datastream
Hình 3.1 Chỉ số ngành ngân hàng Việt Nam và khu vực
Nhìn vào Hình 3.1 có thể thấy rằng diễn biến của chỉ số ngành ngân hàng Việt Nam khá tương đồng với chỉ số khu vực Việt Nam mới chỉ hình thành chỉ số này vào tháng 1 năm 2012 Có thể thấy sau khi được hình thành, chỉ số này liên tục sụt giảm trong giai đoạn 2012-2014, phản ánh những khó khăn mà ngành ngân hàng phải đối mặt do suy thoái kinh tế Tuy nhiên, từ năm 2015, chỉ số này đã có xu hướng tăng trở lại mặc dù vẫn có nhiều biến động Điều này thể hiện những cải thiện trong hiệu quả hoạt động của lĩnh vực ngân hàng thời gian qua Hình 3.2 mô
Vietnam Asia Pacific
Trang 35tả diễn biến của chỉ số ngành ngân hàng ở một số quốc gia khác trong khu vực, bao gồm Thái Lan, Malaysia, Indonesia và Philippines Trong khi chỉ số ngành của Philippines và Indonesia có xu hướng gia tăng thì chỉ số của Malaysia và Thái Lan lại có xu hướng giảm nhẹ Tuy nhiên, nhìn chung, các chỉ số ngân hàng ở các quốc gia này có diễn biến khá tương đồng với chỉ số của khu vực
Nguồn: Thomson Reuters Datastream
Hình 3 2 Chỉ số ngành ngân hàng các quốc gia Đông Nam Á và khu vực
Hình 3.3 cung cấp thông tin về quy mô tổng tài sản trong năm 2015 của hệ thống ngân hàng Việt Nam và một số nước khác So với các nước trong khu vực, quy mô tổng tài sản của các ngân hàng Việt Nam vẫn ở mức thấp, chỉ cao hơn Philippines trong khu vực Đông Nam Á Trong khi đó, theo Hình 3.4, tỷ lệ nợ xấu trong toàn hệ thống lại ở mức cao nhất so với các quốc gia khác như Thái Lan, Malaysia, Philippines và Indonesia Cụ thể, tỷ lệ nợ xấu của các quốc gia khác trong khu vực đều ở mức thấp hơn 2% trong khi tại Việt Nam tỷ lệ này ở mức 3%
Diễn biến chỉ số ngành ngân hàng các quốc gia Đông Nam Á
và khu vực Châu Á Thái Bình Dương
Philippines Indonesia Malaysia Thailand Asia Pacific
Trang 36Nguồn: Business Monitor International
Hình 3.3 Quy mô tổng tài sản hệ thống ngân hàng các nước
Nguồn: World Bank
Hình 3.4 Tỷ lệ nợ xấu hệ thống ngân hàng các nước
Hình 3.5 cung cấp một cái nhìn khái quát về khả năng sinh lợi của hệ thống ngân hàng ở các quốc gia trong khu vực, bao gồm cả Việt Nam khi xem xét đến các chỉ tiêu về khả năng sinh lợi như tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản và tỷ suất sinh lợi
Trang 37trên vốn cổ phần Có thể thấy rằng xét trên cả hai chỉ tiêu này, các ngân hàng Việt Nam đều thấp hơn các quốc gia trong khu vực khi tỷ suất sinh lợ trên tổng tài sản duy trì ở mức 0.4% và tỷ suất sinh lợi trên vốn cổ phần xấp xỉ mức 5%
Nguồn: Bloomberg
Hình 3.5 Khả năng sinh lợi hệ thống ngân hàng các nước
Trong báo cáo phân tích về triển vọng ngành ngân hàng khu vực Châu Á – Thái Bình Dương của Vinayakcùng cộng sự (2016), các phân tích chỉ ra rằng mặc
dù điều kiện ở mỗi quốc gia có những nét đặc thù riêng biệt, song ngành ngân hàng
ở mỗi quốc gia sắp tới đều phải đối mặt với ba áp lực có thể tác động lên khả năng sinh lợi và tiềm năng tăng trưởng của ngành Thứ nhất là áp lực từ việc nền kinh tế toàn cầu nói chung và khu vực nói riêng có tốc độ tăng trưởng chững lại Điều này khiến cho tốc độ tăng trưởng lợi nhuận của ngành ngân hàng trong khu vực được dự báo sẽ giảm từ mức 10% trong giai đoạn 2011-2014 xuống còn 3% trong giai đoạn 2016-2021 Thứ hai là việc xuất hiện của các doanh nghiệp bên ngoài ngành tham gia cung cấp các dịch vụ tài chính, đặc biệt là các doanh nghiệp khởi nghiệp Thứ hai là áp lực đến từ các khoản nợ xấu đang nằm trong hệ thống, vốn là hệ quả từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và việc thiếu tuân thủ các quy định an toàn hệ thống Như vậy, có thể thấy với những thách thức đang đối mặt hiện tại, tái cấu trúc
hệ thống ngân hàng đang là nhu cầu cấp thiết tại các nước trong khu vực nói chung
và tại Việt Nam nói riêng Phần kế tiếp sẽ đi sâu vào phân tích tổng quan ngành
Trang 38ngân hàng của Việt Nam
3.2 Thực trạng cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của hệ thống ngân
Bảng 3.1 Quy mô của các loại hình tổ chức tín dụng tính đến tháng 6/2016
Tỷ lệ vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn +/- % +/- % +/- %
(1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) Ngân hàng
- Nguồn số liệu dựa trên Báo cáo cân đối tài khoản kế toán, báo cáo thống kê tháng 6/2016
- Khối ngân hàng thương mại Nhà nước bao gồm: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Ngoại thương Việt Nam, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Xây dựng Việt Nam, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Dầu Khí Toàn Cầu, Ngân hàng thương mại TNHH MTV Đại Dương;
- Số liệu cột (4), (5), (8), (9) không bao gồm ngân hàng Chính sách xã hội (không thuộc đối tượng báo cáo) và Quỹ tín dụng nhân dân;
- Vốn tự có, tỷ lệ CAR đã loại bỏ các tổ chức tín dụng có Vốn tự có âm;
- Chỉ tiêu Tổng tài sản có tính theo Thông tư 49/2014/TT-NHNN
Trang 39- Tỷ lệ nguồn vốn ngắn hạn cho vay trung, dài hạn của Khối ngân hàng Liên doanh, nước ngoài không có giá trị do khối này không sử dụng nguồn vốn ngắn hạn để cho vay trung, dài hạn
Hình 3.7 Quy mô vốn tự có của các tổ chức tín dụng từ tháng 7/2015 đến tháng 6/2016
Đứng thứ hai là khối ngân hàng thương mại cổ phần khi tổng tài sản của khối này cũng tăng 99.8 nghìn tỷ đồng lên 3.1 triệu tỷ đồng Kế đó là khối ngân hàng liên doanh - nước ngoài với mức tăng 15 nghìn tỷ đồng lên 829 nghìn tỷ đồng
Trang 40Bên cạnh tổng tài sản, vốn tự có của toàn hệ thống cũng duy trì được đà tăng trưởng Đến cuối tháng 6, vốn tự có của toàn hệ thống đạt 605.8 nghìn tỷ đồng, tăng
27 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 4.81%) so với cuối năm 2015
Trong tháng 6/2016, vốn tự có của tất cả các khối đều tăng Trong đó vốn tự
có của khối ngân hàng thương mại Nhà nước tăng mạnh tới 5.6 nghìn tỷ đồng lên
212 nghìn tỷ đồng; khối ngân hàng thương mại cổ phần tăng 4.4 nghìn tỷ đồng lên
244 nghìn tỷ đồng; khối ngân hàng liên doanh – nước ngoài tăng 395 tỷ đồng lên
126 nghìn tỷ đồng
Tuy nhiên vốn điều lệ của toàn hệ thống giảm nhẹ 161 tỷ đồng xuống còn 469.7 nghìn tỷ đồng trong tháng 6 Mặc dù vậy so với cuối năm 2015, vốn điều lệ của toàn hệ thống vẫn tăng 9.4 nghìn tỷ đồng (tương đương tăng 2.05%)
Sở dĩ vốn điều lệ của toàn hệ thống giảm trong tháng 6 là do vốn điều lệ của khối ngân hàng liên doanh - nước ngoài giảm 214 tỷ đồng Tuy nhiên, vốn điều lệ của khối ngân hàng thương mại Nhà nước tăng 23 tỷ đồng; vốn điều lệ của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân tăng 32 tỷ đồng
Nếu xét về giá trị tuyệt đối, khối ngân hàng thương mại cổ phần cũng đang dẫn đầu về vốn điều lệ với 196 nghìn tỷ đồng; kế đến là khối ngân hàng thương mại Nhà nước với 137 nghìn tỷ đồng; thứ ba là khối ngân hàng liên doanh, nước ngoài với 100 nghìn tỷ đồng
3.2.1.2 Về hiệu quả hoạt động
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước thống kê đến hết quý 1/2016 được thể hiện ở Bảng 3.2, nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước là nhóm có hiệu quả hoạt động cao nhất với các chỉ số tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản ở mức cao và tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu vượt trội so với các nhóm khác
Bảng 3.2 Thống kê tỷ suất sinh lợi theo nhóm tổ chức tín dụng