LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam” là công trình do tôi nghiên cứu và thực
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Hà Ngọc Minh
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT
VIỆT NAM
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
Tp.Hồ Chí Minh - năm 2017
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP HỒ CHÍ MINH
Hà Ngọc Minh
TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT
VIỆT NAM
Chuyên ngành: Tài chính – Ngân hàng
Mã số: 60340201
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
TS THÂN THỊ THU THỦY
Tp Hồ Chí Minh - năm 2017
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan luận văn “Tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam” là công trình do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS Thân Thị Thu Thủy
Các số liệu trong luận văn được thu thập và có nguồn gốc trung thực Kết quả nghiên cứu trong luận văn chưa được trình bày hay công bố ở bất kỳ công trình nghiên cứu nào cho đến thời điểm hiện tại
Thành phố Hồ Chí Minh, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Hà Ngọc Minh
Trang 4MỤC LỤC TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1
1.1 Giới thiệu đề tài nghiên cứu 1
1.2 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu 2
1.3 Mục tiêu nghiên cứu 3
1.4 Câu hỏi nghiên cứu 3
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu 3
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu 4
1.6 Phương pháp nghiên cứu 4
1.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu 5
1.8 Kết cấu của đề tài 5
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI 6
Giới thiệu chương 2 6
2.1 Tổng quan về tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại 6
2.1.1 Khái niệm tỷ suất sinh lợi 6
2.1.2 Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi 6
2.1.2.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On total Asset - ROA) 7
Trang 52.1.2.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE) 7
2.2 Cấu trúc sở hữu của ngân hàng thương mại 8
2.2.1 Khái niệm cấu trúc sở hữu 8
2.2.2 Phân loại cấu trúc sở hữu NHTM 9
2.3 Tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại 10
2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory) 10
2.3.2 Lý thuyết quyền tài sản (Property rights theory) 12
2.3.3 Tác động của sự tập trung sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM 12
2.3.4 Tác động của sự hỗn hợp sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM 14
2.3.4.1 Tác động của sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM 15
2.3.4.2 Tác động của sở hữu nước ngoài đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM 16
2.4 Các nghiên cứu trước đây về tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại 16
2.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài 17
2.4.1.1 Nghiên cứu của N Rahman và A Reja (2015) 17
2.4.1.2 Nghiên cứu của Ezugwu CI và A Itodo (2014) 18
2.4.1.3 Nghiên cứu của J Swai và C Mbogela (2014) 18
2.4.1.4 Nghiên cứu của S Zouari và N Taktak (2014) 19
2.4.1.5 Nghiên cứu của R Kiruri (2013) 20
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước 20
2.4.2.1 Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015) 20
2.4.2.2 Nghiên cứu của Nguyễn Minh Thành và cộng sự (2015) 21
Kết luận chương 2 22
Trang 6CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM23
Giới thiệu chương 3 23
3.1 Giới thiệu các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam 23
- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank) 24
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB) 24
- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội (SHB) 25
- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank) 25
- Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank) 26
- Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank) 26
- Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân (NVB) 27
- Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB) 27
- Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu Tư và Phát Triển Việt Nam (BIDV) 28
3.2 Thực trạng tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam 28
3.2.1 Thực trạng về tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản 28
3.2.2 Thực trạng tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu 30
3.3 Thực trạng cấu trúc sở hữu của các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam 32
3.3.1 Cấu trúc sở hữu tập trung tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 32
3.3.2 Cấu trúc sở hữu hỗn hợp tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 34
3.3.2.1 Sở hữu nhà nước tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 35
3.3.2.2 Sở hữu nước ngoài tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 37
3.4 Tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam 38
Trang 73.4.1 Tác động của tập trung sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết
Việt Nam 38
3.4.2 Tác động của hỗn hợp sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 39
3.4.2.1 Tác động của thành phần sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 39
3.4.2.2 Tác động của thành phần sở hữu nước ngoài đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 41
Kết luận chương 3 42
CHƯƠNG 4: PHƯƠNG PHÁP, DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 43
Giới thiệu chương 4 43
4.1 Mô hình nghiên cứu 43
4.1.1 Mô hình nghiên cứu 43
4.1.2 Dữ liệu nghiên cứu 44
4.1.3 Các giả thuyết nghiên cứu 45
4.2 Phương pháp nghiên cứu 46
4.2.1 Dữ liệu bảng 46
4.2.2 Các mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng 46
4.2.3 Mô hình hồi quy 48
4.3 Thống kê mô tả dữ liệu nghiên cứu 49
4.4 Kết quả kiểm định giả thuyết nghiên cứu 50
4.4.1 Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động của mức độ tập trung sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 50
4.4.1.1 Kết quả hồi quy bằng FEM – cố định theo đối tượng và cố định theo thời gian 50
Trang 84.4.1.2 Lựa chọn mô hình hồi quy 52
4.4.2 Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động của sự hỗn hợp sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 53
4.4.2.1 Kết quả hồi quy bằng FEM – cố định theo đối tượng và cố định theo thời gian 53
4.4.2.2 Lựa chọn mô hình 55
4.4.3 Kiểm định mô hình hồi quy 55
4.4.3.1 Kiểm định hiện tượng đa cộng tuyến 55
4.4.3.2 Kiểm định hiện tượng phương sai sai số thay đổi 56
4.4.3.3 Kiểm định hiện tượng tự tương quan 57
4.4.4 Khắc phục khuyết điểm của các mô hình hồi quy 58
4.5 Thảo luận kết quả nghiên cứu 62
Kết luận chương 4 67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ GIẢI PHÁP VỀ CẤU TRÚC SỞ HỮU NHẰM NÂNG CAO TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM 68
5.1 Kết luận 68
5.2 Giải pháp về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam 68
5.2.1 Nhóm giải pháp đối với cơ quan quản lý 68
5.2.1.1 Kiểm soát chặt chẽ mức độ tập trung sở hữu tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 68
5.2.1.2 Giảm dần tỷ lệ sở hữu nhà nước tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 69
5.2.1.3 Không gia tăng tỷ lệ sở hữu nước ngoài tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam 71
Trang 95.2.2 Nhóm giải pháp đối với các NHTMCP niêm yết Việt Nam 73
5.2.2.1 Tự giám sát cấu trúc sở hữu tại các NHTMCP niêm yết 73
5.2.2.2 Gia tăng tổng tài sản ngân hàng 74
5.2.2.3 Gia tăng tỷ lệ tăng trưởng vốn chủ sở hữu 75
5.2.2.4 Hạn chế sử dụng đòn bẩy tài chính 75
5.2.2.5 Kiểm soát tỷ lệ cho vay trên tổng tiền gửi theo hướng giảm dần 76
5.3 Hạn chế của đề tài và gợi ý hướng nghiên cứu tiếp theo 77 TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
Trang 10DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ TỪ VIẾT TẮT
ACB Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu
BIDV Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam EGLS Error General Least Squared (Bình phương nhỏ nhất tổng quát) Eximbank Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam FEM Fixed Effects Model (Mô hình các ảnh hưởng cố định)
GLS General Least Squared (Bình phương bé nhất tổng quát)
HOSE Sở giao dịch chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh
HNX Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội
MB Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội
NVB Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân
NHTMCP Ngân hàng thương mại cổ phần
NIM Net Interest Margin (Thu nhập lãi cận biên)
OLS Odinary Least Squares (Bình phương bé nhất thông thường) REM Random Effects Model (Mô hình các ảnh hưởng ngẫu nhiên) ROA Return On total Asset (Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản)
ROAA Return On Average Asset (Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
bình quân) ROAE Return on Average Equity (Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở
hữu bình quân) ROE Return On Equity (Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu)
Sacombank Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín
SHB Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà Nội
SGDCK Sở giao dịch chứng khoán
Vietcombank Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam
Vietinbank Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam
Trang 11Bảng 4.4 Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động của mức độ tập trung sở
hữu đến tỷ suất sinh lợi bằng FEM – cố định theo đối tượng
51
Bảng 4.5 Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động của mức độ tập trung sở
hữu đến tỷ suất sinh lợi bằng FEM – cố định theo thời gian
52
Bảng 4.6 Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động của sự hỗn hợp sở hữu đến
tỷ suất sinh lợi bằng FEM – cố định theo đối tượng
53
Bảng 4.7 Kết quả hồi quy nghiên cứu tác động của mức độ tập trung sở
hữu đến tỷ suất sinh lợi bằng FEM – cố định theo thời gian
54
Bảng 4.8 Giá trị hệ số xác định R2j của các mô hình hồi quy mỗi biến độc
lập theo các biến độc lập còn lại
Trang 12Bảng 4.12 Kết quả hồi quy phần dư eit của mô hình (4.3), (4.4) theo biến trễ
1, 2 kỳ
58
Bảng 4.13 Kết quả hồi quy bằng EGLS cho mô hình (4.1), (4.2) 59 Bảng 4.14 Kết quả hồi quy bằng EGLS cho mô hình (4.3), (4.4) 60
Trang 13Biểu đồ 3.4 Tỷ suất sinh lợi và cấu trúc sở hữu tại các NHTMCP
niêm yết Việt Nam giai đoạn 2009 – 2016
40
Trang 14CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
1.1 Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Ngân hàng là trung gian tài chính và được xem là xương sống nâng đỡ nền kinh tế của một quốc gia Vì thế sức khỏe của ngành ngân hàng trực tiếp thể hiện tình trạng nền kinh tế của quốc gia đó qua các thời kỳ Những năm gần đây ngành ngân hàng Việt Nam có nhiều biến động và chịu nhiều tác động lớn từ môi trường kinh doanh cũng như từ nội tại bản thân ngành, khiến nhiều yếu kém của các ngân hàng dần được bộc lộ Trước thực trạng đó, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 254/QĐ-TTg ngày 01/03/2012 phê duyệt đề án “Cơ cấu lại hệ thống
các tổ chức tín dụng giai đoạn 2011-2015” trong đó vấn đề cơ cấu lại căn bản, triệt
để và toàn diện hệ thống các tổ chức tín dụng là ưu tiên hàng đầu để đảm bảo mục tiêu đến năm 2020 phát triển được hệ thống các tổ chức tín dụng đa năng theo hướng hiện đại, hoạt động an toàn, hiệu quả vững chắc với cấu trúc đa dạng về sở hữu, quy mô, loại hình có khả năng cạnh tranh lớn hơn Đã có nhiều giải pháp được Chính phủ đưa ra để thực hiện mục tiêu trên, đáng chú ý là giải pháp: gia tăng quy
mô và chất lượng vốn tự có thông qua việc gia tăng vốn điều lệ bằng cách phát hành
cổ phiếu bổ sung, tăng vốn góp từ các cổ đông, thành viên góp vốn hiện hành và các nhà đầu tư trong nước, ngoài nước Vì thế, một nghiên cứu đầy đủ về sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động kinh doanh, cụ thể là tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP Việt Nam rất cần thiết nhằm giúp các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà quản trị ngân hàng có thể đưa ra chính sách quản lý, quyết định đầu tư và cả quy định pháp luật về tỷ lệ sở hữu của từng thành phần kinh tế nhằm mang lại hiệu quả tối ưu cho hoạt động ngân hàng
Từ khi Việt Nam gia nhập WTO đến nay, cùng với sự mở cửa của nền kinh
tế, rất nhiều các thành phần kinh tế cả trong và ngoài nước đã tham gia vào hoạt động ngân hàng ở Việt Nam Điều này đã tạo nên diện mạo mới cho ngành ngân hàng Tỷ lệ sở hữu của nhà nước trong hệ thống ngân hàng đã giảm dần, đồng thời
tỷ lệ sở hữu các thành phần kinh tế khác dần được nâng lên thông qua việc cổ phần hóa các ngân hàng, riêng phần tổng tỷ lệ sở hữu của các nhà đầu tư nước ngoài
Trang 15được Chính phủ quy định tối đa không quá 30% vốn điều lệ của một ngân hàng Việt Nam (Nghị định 69/2007/NĐ-CP ngày 20/04/2007 và được giữ nguyên đến nay) Việc đa dạng cấu trúc sở hữu của các NHTMCP Việt Nam, đặc biệt là tại các NHTMCP niêm yết đã đặt ra vấn đề nghiên cứu về tác động của cấu trúc sở hữu đến
tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Đã có nhiều nghiên cứu trên thế giới về vấn đề này như N Rahman và A Reja (2015), Ezugwu CI và A Itodo (2014), Kiruri, R M (2013)… Tuy nhiên tại Việt Nam, các nghiên cứu tương tự chỉ tập trung cho các doanh nghiệp phi tài chính, chưa thực hiện rộng rãi cho các NHTMCP, cụ thể là các NHTMCP niêm yết Đề tài nghiên cứu “Sự tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam” được thực hiện để kiểm định điều đó đồng thời đề xuất các giải pháp về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam
1.2 Sự cần thiết của đề tài nghiên cứu
Ngân hàng là một loại hình doanh nghiệp đặc thù kinh doanh trong lĩnh vực tiền tệ và là chiếc cầu nối quan trọng dẫn vốn từ nơi thừa đến nơi thiếu vốn của nền kinh tế mỗi quốc gia và thậm chí giữa các quốc gia với nhau Ngoài ra, ngân hàng còn góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, thúc đẩy đầu tư, sản xuất kinh doanh, duy trì sự tăng trưởng kinh tế với nhịp độ cao trong nhiều năm liên tục Với vai trò quan trọng của mình, ngân hàng luôn là mối quan tâm đặc biệt của các nhà quản lý, doanh nghiệp, nhà đầu tư, các nhà nghiên cứu,…Để xem xét đánh giá toàn diện một ngân hàng là một việc làm rất phức tạp đòi hỏi người thực hiện không những phải am hiểu về kỹ năng nghiệp vụ ngân hàng mà còn phải có kiến thức về tài chính, quản trị, … Chính vì thế các nhà nghiên cứu thường tập trung vào từng hoạt động nhỏ trong tổng thể hoạt động để có được những nhìn nhận sâu sắc hơn về bản thân ngân hàng, có thể kể đến như phân tích đánh giá hiệu quả hoạt động, tỷ suất sinh lợi, quản trị rủi ro,… Vấn đề nghiên cứu trong luận văn nhằm làm rõ sự tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam với hy vọng là một kênh tham khảo để các nhà làm chính sách, nhà quản lý ngân hàng có
kế hoạch điều chỉnh các tỷ lệ sở hữu, thành phần sở hữu trong cơ cấu sở hữu nhằm
Trang 16cải thiện tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng Nghiên cứu được thiết kế dựa trên mô hình nghiên cứu của Ezugwu CI và A Itodo (2014) và mô hình của S Zouari và N Taktak (2014)
1.3 Mục tiêu nghiên cứu
+ Mục tiêu tổng quát: Nghiên cứu về sự tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam
+ Mục tiêu cụ thể:
Kiểm định xu hướng và đo lường mức độ tác động của sự tập trung sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam;
Kiểm định xu hướng và đo lường mức độ tác động của sự hỗn hợp sở hữu đến
tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam
Đề xuất giải pháp về cấu trúc sở hữu nhằm cải thiện tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam
1.4 Câu hỏi nghiên cứu
- Cấu trúc sở hữu có tác động như thế nào đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam?
- Sự tập trung sở hữu có tác động như thế nào đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam?
- Thành phần sở hữu nhà nước có tác động như thế nào đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam?
- Thành phần sở hữu nước ngoài có tác động như thế nào đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam?
- Các giải pháp nào về cấu trúc sở hữu nhằm cải thiện tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam?
1.5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.5.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là tỷ suất sinh lợi ROAA và ROAE tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam dưới sự tác động của sự tập trung sở hữu – đo lường bằng tổng tỷ lệ sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất và sự hỗn hợp sở hữu với hai thành
Trang 17phần chính là thành phần sở hữu nhà nước, thành phần sở hữu nước ngoài Việc chọn lựa hai thành phần sở hữu nhà nước và nước ngoài vì một số lí do Trước hết
vì ý nghĩa của hai thành phần sở hữu này tại hệ thống ngân hàng Việt Nam Ngành ngân hàng là một trong những ngành quan trọng chịu sự quản lý, định hướng của nhà nước nhằm đảm bảo sự an toàn của hệ thống tài chính Việt Nam Vì thế, mặc
dù đã thực hiện cổ phần hóa nhưng thành phần sở hữu nhà nước tại một số NHTMCP niêm yết Việt Nam rất cao Điều đó thể hiện sự can thiệp, điều phối của nhà nước vào hệ thống ngân hàng Bên cạnh đó, thành phần sở hữu nước ngoài tại các NHTMCP Việt Nam đang dần được nâng cao trong thời gian gần đây, vai trò của nhà đầu tư chiến lược được quan tâm và được nhà đầu tư kỳ vọng thành phần sở hữu này sẽ góp phần nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Có thể nói sự xuất hiện của thành phần sở hữu nước ngoài tại hệ thống NHTM Việt Nam thể hiện sự mở cửa, hội nhập của Việt Nam với thế giới trong lĩnh vực tài chính ngân hàng Lý do khác trong việc lựa chọn chỉ hai thành phần sở hữu nhà nước và nước ngoài là sự thuận tiện khi thu thập dữ liệu về các tỷ lệ sở hữu của hai thành phần sở hữu này so với các thành phần sở hữu của các tổ chức pháp nhân trong nước, thành phần sở hữu của nhà quản lý…
1.5.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu được thực hiện đối với 9 NHTMCP niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2009 – 2016
1.6 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng
Phương pháp nghiên cứu định lượng được sử dụng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu đặt ra về xu hướng tác động đồng thời đo lường mức độ tác động của tỷ lệ sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất, của thành phần sở hữu nhà nước, thành phần sở hữu nước ngoài đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam bằng cách sử dụng phần mềm Eviews 8 để thực hiện các mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng, các kiểm định tự tương quan, phương sai sai số thay đổi trên các mô hình hồi quy
Trang 181.7 Ý nghĩa của đề tài nghiên cứu
Kết quả nghiên cứu của đề tài đóng góp thêm một kết quả thực nghiệm về sự tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam Mặc dù tại Việt Nam có một số nghiên cứu tương tự trên các công ty phi tài chính, nghiên cứu về ngân hàng thường không thể thu thập được dữ liệu một cách đầy đủ về các thành phần sở hữu nên thường sử dụng kỹ thuật biến giả thay vì biến định lượng Luận văn sẽ khắc phục khoảng trống này bằng cách sử dụng biến định lượng - đo lường bằng các tỷ lệ sở hữu - để khảo sát sự tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết Việt Nam
1.8 Kết cấu của đề tài
Luận văn bao gồm 5 chương được phân chia như sau:
Chương 1 : Giới thiệu đề tài nghiên cứu
Chương 2: Tổng quan tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại
Chương 3: Thực trạng cấu trúc sở hữu và tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam
Chương 4: Phương pháp, dữ liệu và kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và giải pháp về cấu trúc sở hữu nhằm nâng cao tỷ suất sinh lợi tại các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam
Trang 19CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÁC ĐỘNG CỦA CẤU TRÚC SỞ HỮU ĐẾN TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
Giới thiệu chương 2
Nghiên cứu ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM bắt đầu bằng việc xem lại lý thuyết về tỷ suất sinh lợi, cấu trúc sở hữu của NHTM và các lý thuyết có liên quan đến vấn đề cấu trúc sở hữu tác động đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM Kế đến, lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây có liên quan đến vấn đề nghiên cứu nhằm xác định mô hình nghiên cứu tại Việt Nam
2.1 Tổng quan về tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại
2.1.1 Khái niệm tỷ suất sinh lợi
Khả năng sinh lợi của một ngân hàng là kết quả sử dụng các tài sản vật chất
và tài sản tài chính mà ngân hàng nắm giữ, khả năng sinh lợi cần ít nhất đủ để đáp ứng được đòi hỏi là đảm bảo duy trì vốn cho ngân hàng hoạt động và phát triển (Rose, 1999)
Tỷ suất sinh lợi của NHTM là một tỷ số phản ánh khả năng sinh lợi trên một đơn vị tài sản, vốn chủ sở hữu… mà NHTM đạt được Tỷ suất sinh lợi cao cho thấy khả năng sinh lợi cao, đây là mục tiêu mà các ngân hàng quan tâm hơn hết vì thu nhập cao có thể giúp các ngân hàng bảo toàn vốn, tăng khả năng mở rộng thị trường Tỷ suất sinh lợi còn được xem là một trong những tiêu chí dùng để đánh giá hiệu quả hoạt động bên cạnh các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh và các chỉ tiêu đánh giá rủi ro trong hoạt động ngân hàng
2.1.2 Các chỉ tiêu đo lường tỷ suất sinh lợi
Có nhiều chỉ tiêu khác nhau để đo lường tỷ suất sinh lợi nhưng khi đề cập đến tỷ suất sinh lợi của một ngân hàng, các chỉ tiêu sau thường được sử dụng: tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ thu nhập lãi cận biên Về cơ bản, các chỉ tiêu này càng cao càng chứng tỏ ngân hàng hoạt động
có hiệu quả Mỗi tỷ lệ đo lường khả năng sinh lợi của ngân hàng được sử dụng trong từng trường hợp khác nhau và phản ánh những ý nghĩa đặc trưng riêng
Trang 202.1.2.1 Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (Return On total Asset - ROA)
Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản là tỷ số tài chính cho biết ngân hàng tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận sau thuế từ một đồng tài sản
Công thức tính: à (Rose, 2004)
ROA là thước đo hiệu quả sử dụng tài sản, vì mọi tài sản đều là những khoản đầu tư của ngân hàng ROA chỉ ra khả năng quản trị ngân hàng trong quá trình chuyển tài sản thành thu nhập ròng Một mức ROA thấp là kết quả của một chính sách đầu tư hay cho vay không hiệu quả hoặc chi phí hoạt động của ngân hàng quá mức Ngược lại, mức ROA cao phản ánh ngân hàng sử dụng một cơ cấu tài sản hợp
lý, chính sách kinh doanh và đầu tư tài sản hiệu quả
Bên cạnh cách tính chỉ số ROA như trên, để phản ánh chính xác hơn tỷ suất sinh lợi của tài sản ngân hàng trong một thời kỳ, tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản bình quân – ROAA (Return On Average Asset) được sử dụng thay cho ROA
Công thức tính:
Trong đó:
Tổng tài sản bình quân trong kỳ = (tổng tài sản đầu kỳ + tổng tài sản cuối kỳ) /2
2.1.2.2 Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (Return On Equity - ROE)
Tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả của vốn chủ sở hữu, cho biết một đơn vị tiền tệ vốn chủ sở hữu bỏ ra tạo được bao nhiêu đơn
vị tiền tệ lợi nhuận ròng
Công thức tính: ợ ậ ế
ROE cao là mục tiêu hướng tới của bất kỳ người chủ sở hữu ngân hàng nào Đây là một chỉ tiêu đo lường tỷ lệ thu nhập của các cổ đông ngân hàng, thể hiện thu nhập mà các cổ đông nhận được từ việc đầu tư vào ngân hàng Hiệu quả sử dụng vốn và tài sản của ngân hàng càng cao là cơ sở để ngân hàng tăng quy mô vốn cũng như năng lực tài chính của mình Chỉ số ROE cao và ổn định phản ánh việc quản lý sinh lời và hiệu quả Tuy nhiên nếu ROE quá cao so với ROA, chứng tỏ vốn chủ sở hữu chiếm tỷ lệ rất nhỏ trong tổng nguồn vốn, ngân hàng đã huy động vốn nhiều để
Trang 21cho vay, điều này có thể ảnh hưởng đến sự an toàn trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng Bên cạnh đó, những cổ phiếu theo chu kỳ tuần hoàn (biến động cùng với nền kinh tế) thường có chỉ số ROE thấp
Tương tự như khi tính toán tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, số liệu vốn chủ
sở hữu tại thời điểm cuối kỳ không phải là con số đại diện cho vốn chủ sở hữu trong
cả một khoảng thời gian trước đó, nên không phản ánh đúng thực chất tình hình tài chính của ngân hàng trong cả thời kỳ Vì vậy, vốn chủ sở hữu bình quân thường được sử dụng để thay thế cho vốn chủ sở hữu trong công thức tính ROE Khi đó, tỷ suất sinh lợi trên vốn chủ sở hữu ROE được thay bằng tỷ sất sinh lợi trên vốn chủ
sở hữu bình quân ROAE (Return on Average Equity)
Công thức tính:
ợ ậ ế
Trong đó:
Vốn chủ sở hữu bình quân = (vốn chủ sở hữu đầu kỳ + vốn chủ sở hữu cuối kỳ) /2
2.2 Cấu trúc sở hữu của ngân hàng thương mại
NHTMCP về bản chất là một công ty cổ phần, vì thế các khái niệm về cấu trúc sở hữu NHTM hoàn toàn kế thừa từ khái niệm cấu trúc sở hữu công ty cổ phần
2.2.1 Khái niệm cấu trúc sở hữu
Cấu trúc sở hữu là khái niệm dùng để mô tả sự đa dạng các thành phần sở hữu của một công ty cổ phần Khái niệm cấu trúc sở hữu được Jensen và Meckling
đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1976, để chỉ phần vốn được nắm giữ bởi những thành viên bên trong công ty (thành phần quản lý trực tiếp) và bên ngoài công ty (nhà đầu tư không giữ vai trò quản lý trực tiếp) Ngày nay, cấu trúc sở hữu được hiểu là sự phân chia quyền sở hữu giữa các chủ sở hữu công ty (Jiang, 2004)
Các nhà nghiên cứu tiếp cận cấu trúc sở hữu theo hai hướng: sự tập trung sở hữu (ownership concentration) và sự hỗn hợp sở hữu (ownership mix) (Gursoy và Aydogan, 1998) Với cách tiếp cận sự tập trung sở hữu, các nhà nghiên cứu quan tâm đến tỷ lệ cổ phần được nắm giữ bởi một số nhất định các cá nhân, tổ chức hoặc gia đình Không có một định nghĩa chung cho việc xác định mức độ tập trung quyền
Trang 22sở hữu của một công ty Thông thường, tổng tỷ lệ sở hữu của 3, 5 đôi khi là 10 cổ đông lớn nhất; hoặc là tổng tỷ lệ sở hữu của các cổ đông lớn (những cổ đông nắm giữ trên 5% tổng số cổ phần của công ty) được sử dụng làm thước đo tập trung quyền sở hữu Với cách tiếp cận sự hỗn hợp sở hữu, tính chất kinh tế đặc thù của các cổ đông và tỷ lệ cổ phần nắm giữ bởi các cổ đông này được quan tâm Các thành phần kinh tế sau thường được xem xét khi nghiên cứu về sự hỗn hợp trong cấu trúc sở hữu: thành phần sở hữu nhà nước, thành phần sở hữu nước ngoài, thành phần sở hữu là nhà quản lý, thành phần sở hữu là các tổ chức Tại các quốc gia có nền kinh tế mới nổi, khi nghiên cứu tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTMCP, thành phần sở hữu nhà nước và nước ngoài thường được quan tâm hơn
2.2.2 Phân loại cấu trúc sở hữu NHTM
Theo hướng tiếp cận sự tập trung sở hữu, cấu trúc sở hữu được phân thành hai loại là cấu trúc sở hữu tập trung và cấu trúc sở hữu phân tán
+ Cấu trúc sở hữu tập trung: Quyền sở hữu lẫn quyền kiểm soát tập trung vào một số cá nhân, gia đình, ban quản lý, hoặc các định chế cho vay Những cá nhân và nhóm người này thường kiểm soát và chi phối lớn đến cách thức NHTM vận hành Tại các NHTM có cấu trúc sở hữu tập trung, các cổ đông lớn thường được xem là
hệ thống nội bộ của ngân hàng đó Những cổ đông lớn này kiểm soát ngân hàng trực tiếp bằng cách tham gia hội đồng quản trị và ban điều hành Đối với NHTMCP
có cấu trúc sở hữu tập trung, cổ đông thiểu số không thể tác động vào quyết định cao cấp, mặc dù có quyền biểu quyết
+ Cấu trúc sở hữu phân tán: Các cổ đông sở hữu một số ít cổ phần của NHTM và không có cổ đông nào sở hữu số cổ phần nhiều vượt trội, quyền kiểm soát hoạt động của ngân hàng do ban giám đốc nắm giữ Trong trường hợp này, các
cổ đông nhỏ, ít có động lực để kiểm tra chặt chẽ hoạt động và không muốn tham gia điều hành Bởi vậy họ được gọi là người bên ngoài hay hệ thống bên ngoài của ngân hàng đó Không cổ đông nào chi phối được hoạt động của ngân hàng có cấu trúc sở hữu phân tán; vì vậy, cổ đông thiểu số phải thông qua phiếu bầu của mình để có thể
Trang 23tham gia vào quá trình ra quyết định
Theo hướng tiếp cận sự hỗn hợp trong cấu trúc sở hữu, cấu trúc sở hữu bao gồm nhiều thành phần như:
+ Thành phần nhà nước: được thể hiện bởi tổng tỷ lệ sở hữu của các tổ chức nhà nước bao gồm doanh nghiệp nhà nước và các doanh nghiệp do các doanh nghiệp nhà nước chi phối trong tổng vốn chủ sở hữu
+ Thành phần nước ngoài: được thể hiện bởi tổng tỷ lệ sở hữu của các nhân
và tổ chức nước ngoài trong tổng vốn chủ sở hữu
+ Thành phần là các tổ chức: được thể hiện bởi tổng tỷ lệ sở hữu của các tổ chức trong và ngoài nước trong tổng vốn chủ sở hữu
+ Thành phần cá nhân: được thể hiện bởi tổng tỷ lệ sở hữu của các cá nhân trong và ngoài nước trong tổng vốn chủ sở hữu
+ Sở hữu tư nhân: được thể hiện bởi tổng tỷ lệ sở hữu của cá nhân và các tổ chức tư nhân trong tổng vốn chủ sở hữu
Các thành phần sở hữu trên có thể bao gồm hay có sự liên quan qua lại lẫn nhau Ngoài ra, còn có những thành phần sở hữu khác cũng được quan tâm nghiên cứu như thành phần sở hữu là nhà quản lý, thành phần sở hữu là hội đồng quản trị
2.3 Tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại
Các NHTMCP là một loại hình doanh nghiệp hoạt động vì lợi nhuận, vì thế, những nghiên cứu về ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi của các NHTMCP hoàn toàn có thể áp dụng Lý thuyết đại diện và Lý thuyết quyền tài sản như là một phần không thể thiếu của khung lý thuyết
2.3.1 Lý thuyết đại diện (Agency theory)
Stephen Ross và Barry Mitnick (1973) được xem là cha đẻ của Lý thuyết đại diện Hai tác giả đã độc lập nghiên cứu và công bố kết quả đồng thời vào năm 1973 Trong đó, Ross đưa ra các vấn đề đại diện liên quan đến lĩnh vực kinh tế, Mitnick lại nghiên cứu các vấn đề đại diện của các thể chế nói chung; tuy vậy những tư tưởng cơ bản chính của cả hai tác giả thì tương tự nhau Mặc dù vậy, sức ảnh hưởng mạnh mẽ đến giới học thuật của Jensen và Mecking (1976) qua bài nghiên cứu
Trang 24“Theory of the firm: Managerial Behaviour, Agency Costs and Ownership Structure” – “Lý thuyết công ty: Hành vi của nhà quản lý, chi phí đại diện và cấu trúc sở hữu”; đã khiến ngày nay người ta lầm tưởng lý thuyết đại diện là do Jensen
và Meckling khởi xướng
Lý thuyết đại diện phân chia rủi ro giữa người ủy quyền (chủ sở hữu) và người đại diện (nhà quản lý) do hai bên có mục tiêu và sự phân công lao động khác nhau Người ủy quyền giao phó nhiệm vụ điều hành, quản lý tài sản cho người đại diện thông qua một hợp đồng Khi lợi ích của người ủy quyền và người đại diện có
sự khác nhau và giữa họ có thông tin không hoàn hảo về trạng thái của các tác nhân, thông tin không đối xứng giữa các tác nhân sẽ dẫn đến hành vi cơ hội của người đại diện, có thể gây thiệt hại đến lợi ích của người ủy quyền Để hạn chế hành vi cơ hội của người đại diện, hợp đồng giữa hai bên luôn phát sinh một khoảng chi phí gọi là chi phí đại diện (agency cost), bao gồm: (1) Chi phí cho việc kiểm tra và động viên khen thưởng – do người ủy quyền bỏ ra để định hướng hành vi của người đại diện; (2) Chi phí nghĩa vụ – do người đại diện gánh chịu nếu gây ra những hành vi thiệt hại đến người ủy quyền; (3) Chi phí do mất mát phụ trội – là phần chênh lệch không thể tránh khỏi giữa kết quả hành động đã diễn ra của người đại diện với kết quả hành động cần thiết để tối đa hóa lợi ích của người ủy quyền Lý thuyết đại diện tập trung vào trả lời các câu hỏi sau: Xây dựng một cơ chế động viên và khen thưởng như thế nào để khiến người đại diện hành động vì mục tiêu tối đa hóa lợi ích của người ủy quyền? Làm thế nào để giảm chi phí đại diện trong điều kiện các thông tin không hoàn hảo?
Nghiên cứu thực chứng của Lý thuyết đại diện tập trung tìm hiểu cấu trúc hoạt động của doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty cổ phần để nhận biết tình huống
có thể xảy ra mâu thuẫn về quyền lợi giữa người ủy quyền và người đại diện và mô
tả những cơ chế quản lý hạn chế hành vi cơ hội của người đại diện Jensen và Meckling (1976) đã đưa ra một số kết luận, trong đó có kết quả “sở hữu của người đại diện trong công ty tăng lên thì hành vi cơ hội của người đại diện giảm xuống” Kết quả này của Lý thuyết đại diện thường được viện dẫn trong các tình huống
Trang 25nghiên cứu về cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của công ty
2.3.2 Lý thuyết quyền tài sản (Property rights theory)
Lý thuyết quyền tài sản trong kinh tế xác định cách thức một hàng hóa kinh
tế hay một nguồn tài nguyên được sở hữu và sử dụng (Alchian, Armen A., 2008) Hàng hóa kinh tế có thể được sở hữu (vì thế là một tài sản) bởi những cá nhân, các
tổ chức hoặc nhà nước Theo Klein, Daniel B và J Robinson (2011), quyền tài sản
có bốn đặc tính cơ bản, bao gồm: quyền sử dụng tài sản, quyền tạo ra thu nhập (lợi ích) từ tài sản, quyền chuyển giao tài sản cho người khác và quyền đòi hỏi sự tôn trọng quyền tài sản (enforce the property rights) Lý thuyết quyền tài sản công ty được S Grossman, O Hart và J Moore (1986) phát triển dựa trên sự không hoàn hảo trong các hợp đồng làm việc giữa các bên (thường là ban điều hành công ty và các cổ đông) Thông thường, có sự đàm phán lại về các điều khoản của hợp đồng khi dựa trên kết quả kinh doanh của công ty trong tương lai Ban giám đốc có thể không hài lòng với cơ chế làm việc, cơ chế ưu đãi đã kí kết vì không tương xứng với lợi nhuận mang lại cho các cổ đông Hay ngược lại, các chủ sở hữu công ty cho rằng kết quả kinh doanh không tương xứng với những điều khoản ưu đãi đã dành cho ban điều hành Vì thế quyền tài sản cho rằng: những người điều hành đồng thời
sở hữu cổ phần của công ty sẽ làm việc vì lợi ích của công ty hơn so với những người điều hành mà không sở hữu cổ phần của công ty Lý thuyết quyền tài sản còn chỉ ra rằng những công ty thuộc sở hữu của nhà nước thường hoạt động kém hiệu quả hơn so với các công ty sở hữu tư nhân Nguyên nhân là vì ban giám đốc thường quan tâm đến các lợi ích cá nhân hơn là lợi ích chung (Kim & Chung, 2007) Các công ty có cấu trúc sở hữu tập trung, có cổ đông lớn thường hoạt động hiệu quả hơn
so với công ty có cấu trúc sở hữu phân tán vì những áp lực, những ảnh hưởng của
cổ đông lớn lên ban điều hành, buộc ban điều hành phải hành động vì lợi ích của công ty (cũng chính là của các cổ đông)
2.3.3 Tác động của sự tập trung sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM
Nghiên cứu ở góc độ sự tập trung trong cấu trúc sở hữu là xem xét lượng vốn
cổ phần của ngân hàng tập trung về một số ít cổ đông lớn Hiện tại không có một
Trang 26thước đo thống nhất về sự tập trung sở hữu của các công ty cổ phần G Gursoy và
K Aydogan (1998) đã sử dụng tổng tỷ lệ sở hữu của 3 cổ đông lớn nhất để nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của sự tập trung sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Thổ Nhĩ Kỳ R Kiruri (2013) lại sử dụng tổng tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất trong tình huống nghiên cứu tương tự ở Kenya Ezugwu CI và A Itodo (2014) sử dụng tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông và 100 cổ đông lớn nhất trong tình huống nghiên cứu tương tự ở Nigeria
Sự tồn tại của các cổ đông lớn, đối tượng vừa là chủ sở hữu vừa tham gia quản lý điều hành ngân hàng, có thể giảm thiểu được vấn đề đại diện Khi tỷ lệ sở hữu cổ phần của cổ đông kiểm soát tương đối lớn, lợi ích riêng của nhóm cổ đông này sẽ gắn kết chặt chẽ với lợi ích của ngân hàng Do đó, đối tượng này sẽ giám sát các hoạt động của ban điều hành, buộc ban giám đốc phải cân nhắc kỹ khi đưa ra những quyết định đối với các sự kiện quan trọng ảnh hưởng đến lợi ích chung (Shleifer và Vishny, 1986) Những quyết định trong quản lý nhân sự, chiến lược kinh doanh, phát triển sản phẩm… nếu mang lại lợi ích cho ngân hàng thì đồng thời mang lại lợi ích cho chính nhóm cổ đông lớn này Vì thế, họ sẽ hết lòng cho sự phát triển của ngân hàng Khi đó, sự hiện diện của các cổ đông lớn đã góp phần làm giảm những hành vi nguy hại cho lợi ích của ngân hàng Từ đó, hiệu quả hoạt động của ngân hàng được nâng cao, lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng gia tăng Nhiều nghiên cứu thực nghiệm đã ghi nhận tác động cùng chiều của tỷ lệ sở hữu các
cổ đông lớn đến tỷ suất sinh lợi của công ty như: Jensen và Meckling (1976), Shleifer và Vishny (1986), Gorton và Schmid (2000), Claessens và cộng sự (2002), Zeitun và Tian (2007) Đối với các nghiên cứu trong lĩnh vực ngân hàng, ghi nhận kết quả của Wen (2010) với mẫu nghiên cứu là 50 ngân hàng ở Trung Quốc trong
ba năm 2003, 2006 và 2008 Trong bài nghiên cứu, ban đầu Wen không thấy có mối quan hệ tuyến tính nào giữa mức độ tập trung sở hữu và tỷ suất sinh lợi ROA và ROE Tuy nhiên, khi sử dụng mô hình hồi qui Quadratic, nhận thấy có sự tương quan dương giữa mức độ tập trung sở hữu và ROA trong năm 2006 và 2008 Một số kết quả tương tự về tác động cùng chiều của sự tập trung sở hữu và tỷ suất sinh lợi
Trang 27như nghiên cứu của Antoniadis và cộng sự (2010) với tình huống nghiên cứu ở Hy Lạp giai đoạn 2000–2004; Z Jun và S Lele (2011) với tình huống nghiên cứu ở Trung Quốc giai đoạn 2005–2010
Tuy vậy, cơ cấu sở hữu quá tập trung không phải là một cơ cấu hiệu quả, bởi
vì các cổ đông lớn với quyền lực của mình, có thể tự do chuyển dịch các nguồn lực của ngân hàng để theo đuổi lợi ích riêng và điều này có thể ảnh hưởng đến lợi ích của cổ đông thiểu số Khi nghiên cứu về công ty nói chung, Shleifer và Vishny (1997) đã chỉ ra “những nhà đầu tư lớn có thể có những mối quan tâm riêng và những mối quan tâm này không mang lại lợi ích với các nhà đầu tư khác trong công ty” Đối với ngành ngân hàng, các cổ đông lớn áp dụng hành vi cơ hội cho bản thân hoặc công ty sân sau, chẳng những gây tổn hại lợi ích của các cổ đông nhỏ mà còn gián tiếp tổn hại đến lợi ích của người gửi tiền hoặc chính phủ, bởi vì các công ty này không đáp ứng được yêu cầu tín dụng, dễ mang nợ xấu, và do đó, giảm lợi nhuận và tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Các nghiên cứu thực nghiệm đã ghi nhận những kết quả đáng lưu ý như: R Kiruri (2013) đã chỉ ra mức độ tập trung sở hữu
có tác động ngược chiều đến ROE tại các NHTMCP ở Kenya Lin và Zhang (2009) nghiên cứu 60 ngân hàng Trung Quốc giai đoạn 1997 – 2004 đã phát hiện đối với bốn ngân hàng lớn nhất, sự tập trung sở hữu càng cao thì tỷ suất sinh lợi càng thấp
2.3.4 Tác động của sự hỗn hợp sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM
Một số nhà nghiên cứu như Barca và Becht (2001); Aguilara và Jackson (2003), Iannota (2007), Lamy (2012) xem xét thêm các yếu tố khác trong cấu trúc
sở hữu, họ bác bỏ giả định rằng các cổ đông là một nhóm đồng nhất, cho rằng các loại chủ sở hữu khác nhau có những mối liên quan khác nhau đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng Các kết luận được ủng hộ về mặt lý thuyết bởi sự khác biệt về
sở thích rủi ro giữa các loại cổ đông khác nhau (nhà nước, nước ngoài,…) dẫn đến động cơ ứng xử khác nhau trong quản trị ngân hàng Vì lẽ đó, bên cạnh hướng nghiên cứu về sự tập trung trong cấu trúc sở hữu, tỷ lệ sở hữu của thành phần cổ đông như nhà nước, nước ngoài, gia đình và các tổ chức lớn cũng rất được quan tâm trong vấn đề ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của ngân hàng Hai thành phần được
Trang 28nghiên cứu nhiều nhất là nhà nước và nước ngoài
2.3.4.1 Tác động của sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM
Vai trò của thành phần sở hữu nhà nước trong hoạt động của NHTM được xem xét trên hai quan điểm là quan điểm phát triển và quan điểm chính trị
Theo quan điểm phát triển, đối với các quốc gia có thể chế kinh tế chưa phát triển tốt thì việc nhà nước nắm giữ những lĩnh vực kinh tế trọng yếu, chiến lược như ngành ngân hàng là điều cần thiết để duy trì, kích thích sự tăng trưởng của nền kinh
tế Độc quyền trong hoạt động ngân hàng là một trong những nỗi lo ngại vấn đề nguồn vốn không được phân bổ hiệu quả trong xã hội Chính phủ có thể quan ngại rằng, thông qua sở hữu tư nhân, việc tích tụ tư bản quá mức vào một số ngân hàng lớn với vị thế độc quyền có thể hạn chế khả năng tiếp cận tín dụng của nhiều bộ phận trong xã hội Bên cạnh đó, lạm quyền và các vướng mắc trong quản trị nội bộ tại các ngân hàng tư nhân sẽ làm cho các ngân hàng này dễ bị phá sản, có thể dẫn đến khủng hoảng tài chính quốc gia Quan điểm chính trị về sự tồn tại sở hữu nhà nước trong lĩnh vực ngân hàng cho rằng nhà nước kiểm soát những doanh nghiệp lớn, ngân hàng để cung cấp việc làm và phúc lợi cho những người đã ủng hộ nhà nước trong cuộc bầu cử trước đó hoặc tài trợ cho các khoản thâm hụt ngân sách Như vậy, trên các quan điểm này, các ngân hàng với thành phần sở hữu nhà nước vượt trội sẽ được định hướng chiến lược hoạt động nhằm phát huy tối đa hiệu quả hoạt động để phục vụ cho những mục tiêu kinh tế - chính trị của nhà nước
Tuy nhiên, một số nghiên cứu thực nghiệm lại cho thấy sự kém hiệu quả trong hoạt động của các NHTM có thành phần sở hữu nhà nước vượt trội như nghiên cứu của A Micco và cộng sự (2004) Kết quả nghiên cứu rút ra từ mẫu dữ liệu khoảng 50.000 quan sát tại 119 quốc gia trong giai đoạn 1995-2002, cho thấy ở các quốc gia đang phát triển, ngân hàng thuộc sở hữu nhà nước có chi phí cao và tỷ suất sinh lợi thấp hơn so với ngân hàng thuộc sở hữu tư nhân Nghiên cứu của R Kiruri (2013) tại Keyna cho thấy thành phần sở hữu nhà nước có tương quan âm với
tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP Shleifer và Vishny (1997), Shleifer (1998), Barth
và cộng sự (2000) cũng cho kết quả tương tự Kết quả này có thể được giải thích
Trang 29dựa trên lý thuyết đại diện và lý thuyết quyền tài sản, các ngân hàng có thành phần
sở hữu nhà nước quá cao thường thiếu cơ chế giám sát chặt chẽ, dẫn đến nhà quản
lý theo đuổi mục tiêu và lợi ích riêng của họ, vì thế gia tăng chi phí trong hoạt động của ngân hàng dẫn đến lợi nhuận thấp, tỷ suất sinh lợi thấp
2.3.4.2 Tác động của sở hữu nước ngoài đến tỷ suất sinh lợi tại NHTM
Đối với loại hình doanh nghiệp là công ty, các học giả tin rằng ở quốc gia phát triển, sự hiện diện của thành phần sở hữu nước ngoài, đặc biệt là nhà đầu tư chiến lược sẽ giúp công ty vận hành tốt hơn so với trường hợp công ty chỉ có thành phần sở hữu trong nước Tuy nhiên, tại các quốc gia đang phát triển, nhiều kết quả trái chiều được tìm thấy Stulz (1999), cho rằng công ty với tỷ lệ sở hữu của nhà đầu
tư nước ngoài cao có xu hướng hoạt động hiệu quả hơn thể hiện qua tỷ suất sinh lợi cao, bởi vì các hoạt động báo cáo, kiểm toán thường xuyên đã giảm thiểu vấn đề cơ hội, tư lợi của nhà quản lý Sarkar và Sarkar (2000), Bonin (2004) cho rằng thành phần sở hữu nước ngoài đã mang đến nguồn vốn dồi dào, kỹ thuật công nghệ vượt trội và kinh nghiệm quản lý cho công ty, điều đó đã nâng cao tỷ suất sinh lợi của công ty Trong lĩnh vực ngân hàng, tại Malaysia, Sufian (2006); Claessen và cộng
sự (2001) tìm thấy ảnh hưởng cùng chiều của thành phần sở hữu nước ngoài đến tỷ suất sinh lợi nhờ vào việc giảm chi phí hoạt động Ngược lại, De Young và Nolle (1996); Elyasiani và Mehdian (1997) tìm thấy bằng chứng rằng các ngân hàng có thành phần sở hữu nước ngoài quá cao thì hoạt động kém hiệu quả Berger và các cộng sự (2000) tổng hợp một số phân tích thực nghiệm ở nhiều quốc gia như Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Anh và Mỹ cho thấy ngân hàng với thành phần sở hữu trong nước có cả hiệu quả chi phí và tỷ suất sinh lợi cao hơn so với ngân hàng có thành phần sở hữu nước ngoài quá cao Mặt khác, Kosak và Cok (2008), với mẫu nghiên cứu là các ngân hàng ở sáu nước Đông Nam Âu (SEE - 6) giai đoạn 1995–2004, cho thấy có sự khác biệt rất nhỏ của tỷ suất sinh lợi giữa ngân hàng có sở hữu nước ngoài và ngân hàng có sở hữu trong nước
2.4 Các nghiên cứu trước đây về tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại ngân hàng thương mại
Trang 302.4.1 Các nghiên cứu nước ngoài
Các nghiên cứu gần đây về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của NHTM trên thế giới quan tâm cả về sự tập trung và sự hỗn hợp trong cấu trúc sở hữu Hiệu quả hoạt động của ngân hàng chủ yếu được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi ROA và ROE Sự tập trung sở hữu được đo lường bằng tỷ lệ sở hữu của một số các cổ đông lớn nhất Sự hỗn hợp sở hữu có hai cách tiếp cận: tỷ lệ sở hữu của các thành phần sở hữu khác nhau hoặc biến giả Bên cạnh đó, các nghiên cứu đã
sử dụng biến kiểm soát để tăng mức độ giải thích của mô hình
2.4.1.1 Nghiên cứu của N Rahman và A Reja (2015)
Rahman và Reja với bài nghiên cứu “cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động của ngân hàng” cung cấp bằng chứng về tác động của các thành phần sở hữu khác nhau đến hiệu quả hoạt động của NHTMCP Malaysia trong khoảng thời gian 2000 -
2011 Nhóm tác giả đã áp dụng kỹ thuật phân tích hồi quy trên dữ liệu bảng với mô hình các ảnh hưởng cố định trên dữ liệu thứ cấp Cấu trúc sở hữu được xem xét ở góc độ hỗn hợp với năm thành phần là sở hữu của người quản lý, sở hữu gia đình,
sở hữu nhà nước, sở hữu tổ chức và sở hữu nước ngoài Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi ROA và ROE, là các biến phụ thuộc trong mô hình hồi quy Nhóm biến độc lập là tỷ lệ sở hữu cổ phần ngân hàng của các thành phần sở hữu kể trên Nghiên cứu sử dụng phương pháp hồi quy bình phương bé nhất tổng quát (GLS) nhằm khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan Kết quả cho thấy thành phần sở hữu của người quản lý và thành phần sở hữu nhà nước có tác động âm đến ROA và ROE Kết quả của thành phần sở hữu nhà quản lý không phù hợp với giả thuyết nghiên cứu, được giải thích rằng số cổ phiếu được nắm giữ bởi người quản lý không đủ để gắn kết lợi ích của
họ với cổ đông và do đó, ngăn chặn họ hướng tới việc tối đa hóa lợi ích các cổ đông hoặc tăng hiệu quả hoạt động ngân hàng Tác động dương của sở hữu tổ chức chỉ có
ý nghĩa đối với ROE Thành phần sở hữu gia đình và sở hữu nước ngoài không có tác động đáng kể đến tỷ suất sinh lợi
Trang 312.4.1.2 Nghiên cứu của Ezugwu CI và A Itodo (2014)
Ezugwu CI và A Itodo với bài nghiên cứu “Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của các ngân hàng Nigeria (2002-2011)” đã thu thập dữ liệu
về cơ cấu sở hữu vốn cổ phần và lợi nhuận của ngân hàng bao gồm 180 quan sát từ
18 trong số 21 NHTMCP Nigeria trong giai đoạn 2002 - 2011 Hiệu quả hoạt động của ngân hàng được đo lường bằng tỷ suất sinh lợi ROA, ROE và NIM Nhóm tác giả sử dụng kỹ thuật hồi quy các ảnh hưởng cố định (FEM) trên dữ liệu bảng cho mẫu nghiên cứu với biến phụ thuộc là tỷ suất sinh lợi ROA, ROE, NIM Cấu trúc sở hữu được xem xét ở cả hai quan điểm là sự tập trung và sự hỗn hợp Trong mô hình hồi quy xem xét tác động của sự tập trung sở hữu đến tỷ suất sinh lợi, nhóm tác giả lần lượt sử dụng tỷ lệ phần trăm số cổ phần được nắm giữ bởi nhóm 5 và 100 cổ đông lớn nhất như là các biến độc lập Bên cạnh đó, quy mô ngân hàng (tổng tài sản) và đòn bẩy tài chính (tổng nợ/tổng tài sản) đóng vai trò là biến kiểm soát Trường hợp này không tìm thấy bằng chứng về sự ảnh hưởng của sự tập trung trong cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi của NHTMCP Trong mô hình xem xét tác động của sự hỗn hợp trong cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi, tỷ lệ sở hữu của thành phần nhà nước, tư nhân, nước ngoài và ban giám đốc là biến độc lập bên cạnh các biến kiểm soát quy mô ngân hàng (tổng tài sản), tỷ lệ tăng trưởng vốn, tuổi của ngân hàng, tỷ lệ cho vay/tiền gởi, số chi nhánh, đòn bẩy tài chính Trường hợp này
chỉ ghi nhận tác động âm của thành phần sở hữu nhà nước đến tỷ suất sinh lợi
2.4.1.3 Nghiên cứu của J Swai và C Mbogela (2014)
J Swai và C Mbogela với bài nghiên cứu “Cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động của ngân hàng không? Một bằng chứng thực nghiệm ở Tanzania”đã sử dụng dữ liệu của 9 ngân hàng tại Tanzania từ năm 2000 - 2009 Hiệu suất hoạt động ngân hàng được xem xét trên ba khía cạnh: lợi nhuận (đo lường bằng tỷ suất sinh lợi ROA, ROE), hiệu quả (đo lường bằng tỷ lệ hoạt động hiệu quả
- OER = (chi phí ngoài lãi + chi phí lãi)/(nợ + chi phí dự phòng) và tỷ lệ NIM), an toàn vốn (đo lường bằng LA/Li = tài sản có tính thanh khoản/tổng tiền gởi và E/Li
= vốn chủ sở hữu/ tổng tiền gởi) Các biến này lần lượt là biến phụ thuộc trong các
Trang 32mô hình hồi quy Biến độc lập gồm nhóm biến giả chỉ thành phần sở hữu (nhà nước
và nước ngoài) và nhóm biến kiểm soát (quy mô ngân hàng, tuổi ngân hàng và tỷ lệ thu nhập ngoài lãi/thu nhập hoạt động trong năm) Tác giả đã sử dụng mô hình hồi quy trên dữ liệu bảng để kiểm định các giả thuyết nghiên cứu Đối với ROA, thành phần sở hữu nhà nước có tác động âm; thành phần sở hữu nước ngoài có tác động dương Tuy nhiên, không tìm thấy ảnh hưởng của cả hai thành phần sở hữu nhà
nước và nước ngoài đến ROE và NIM
2.4.1.4 Nghiên cứu của S Zouari và N Taktak (2014)
S Zouari và N Taktak với bài nghiên cứu “Cấu trúc sở hữu và hiệu quả tài chính ở các ngân hàng Hồi giáo: Quyền sở hữu ngân hàng có phải là vấn đề?” tìm kiếm bằng chứng thực nghiệm về mối quan hệ giữa cấu trúc sở hữu (sự tập trung và
sự hỗn hợp) và hiệu quả hoạt động của các ngân hàng phục vụ người theo đạo Hồi Mẫu nghiên cứu được thu thập từ 53 ngân hàng Hồi giáo rải rác trên 15 quốc gia giai đoạn 2005 – 2009 và phương pháp GLS được sử dụng nhằm khắc phục hiện tượng phương sai sai số thay đổi và tự tương quan trong mô hình hồi quy Trong mô hình hồi quy, tỷ suất sinh lợi ROA, ROE – thước đo của hiệu quả hoạt động của ngân hàng – là biến phụ thuộc Biến độc lập bao gồm ba nhóm chính: (1) – nhóm biến về cấu trúc sở hữu ngân hàng; (2) – nhóm biến về đặc điểm của ngân hàng (tổng tài sản, tuổi của ngân hàng, đòn bẩy tài chính (bằng tỷ lệ tổng nợ/ tổng tài sản)
và tỷ số an toàn vốn); (3) – nhóm biến về nhân tố kinh tế vĩ mô (tốc độ tăng trưởng GDP, tỷ lệ lạm phát và biến giả chỉ khủng hoảng kinh tế năm 2008) Nhóm biến về cấu trúc sở hữu ngân hàng được tiếp cận cả khía cạnh sự tập trung và sự hỗn hợp Với khía cạnh sự tập trung, các tác giả lần lượt sử dụng 3 mô hình hồi quy để kiểm định tác động từ tỷ lệ sở hữu của 1, 3 và 5 cổ đông lớn nhất đến tỷ suất sinh lợi Với khía cạnh sự hỗn hợp, các biến giả chỉ thành phần sở hữu nhà nước, các tổ chức lớn, gia đình và nước ngoài được sử dụng trong mô hình Kết quả định lượng cho thấy,
sự tập trung sở hữu không có ảnh hưởng đến tỷ suất sinh lợi của các ngân hàng Hồi giáo Trong khi đó, thành phần sở hữu là tổ chức lớn có tác động âm và mạnh nhất,
kế tiếp là tác động dương của thành phần sở hữu nhà nước và cuối cùng là tác động
Trang 33dương của thành phần sở hữu gia đình; thành phần sở hữu nước ngoài chỉ có tác động âm đến ROA Kết quả nghiên cứu phát hiện ra rằng sự kết hợp giữa thành phần sở hữu gia đình và nhà nước đã nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng Tuy nhiên, sự kết hợp giữa tổ chức lớn và nhà đầu tư nước ngoài thì không mang lại hiệu quả cao hơn trong hoạt động của ngân hàng
2.4.1.5 Nghiên cứu của R Kiruri (2013)
R Kiruri với bài nghiên cứu “Tác động của cấu trúc sở hữu đến lợi nhuận ngân hàng ở Keynya” đã thu thập dữ liệu từ 43 NHTM giai đoạn 2007 – 2011 tại Kenya nhằm nghiên cứu tác động của sự tập trung sở hữu và sự hỗn hợp sở hữu đến
tỷ suất sinh lợi ROE Tác giả thực hiện hồi quy đa biến ROE theo các tỷ lệ sở hữu chỉ sự tập trung sở hữu (đo lường bằng tổng tỷ lệ sở hữu của 5 cổ đông lớn nhất) và các tỷ lệ thể hiện thành phần sở hữu nhà nước, nước ngoài, tư nhân Kết quả cho thấy sự tập trung sở hữu và thành phần sở hữu nhà nước tác động âm đến tỷ suất sinh lợi ROE, thành phần sở hữu nước ngoài và tư nhân có tác động dương
2.4.2 Các nghiên cứu trong nước
Chủ đề về tác động của cấu trúc sở hữu tỷ suất sinh lợi của NHTM tại Việt Nam gần đây được sự quan tâm và nghiên cứu của nhiều tác giả, có thể kể đến:
2.4.2.1 Nghiên cứu của Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự (2015)
Nguyễn Hồng Sơn và cộng sự với bài “Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động ngân hàng- Nghiên cứu thực nghiệm tại các ngân hàng Việt Nam” đã sử dụng dữ liệu của 44 ngân hàng tại Việt Nam giai đoạn năm 2010 đến năm 2012 để tìm hiểu về tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động tại các ngân hàng Việt Nam Kết quả nghiên cứu cho thấy sở hữu tập trung và sở hữu
cá nhân có tác động cùng chiều đến tỷ suất sinh lợi, tỷ lệ nợ xấu có tác động ngược chiều đến tỷ suất sinh lợi ngân hàng Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu phù hợp với kết quả nghiên cứu trước của (Nguyễn, Trần & Phạm, 2014) về tác động cùng chiều của quản trị ngân hàng và hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam Kết quả nghiên cứu cũng phù hợp với các nghiên cứu nước ngoài như Kenya, Trung Quốc, Malaysia (Rokwaro, 2013, Wen, 2010) Từ đó, một số gợi ý chính sách được tác giả
Trang 34đưa ra như: i/ Khuyến khích các cổ đông lớn tham gia vào ban điều hành ii/ Khuyến khích sở hữu tư nhân iii/ Thúc đẩy quản trị ngân hàng theo thông lệ quốc
tế iv/ Tăng cường giải quyết nợ xấu trong hệ thống NHTM Việt Nam
2.4.2.2 Nghiên cứu của Nguyễn Minh Thành và cộng sự (2015)
Nguyễn Minh Thành và cộng sự nghiên cứu về “Tác động của cấu trúc sở hữu đến hiệu quả hoạt động của ngân hàng: Bằng chứng từ các ngân hàng Việt Nam” đã kiểm tra sự tác động của cấu trúc sở hữu (sở hữu nhà nước và sở hữu nước ngoài) đến hiệu quả hoạt động ngân hàng tại Việt Nam (đo lường bằng ROA, ROE
và tỷ lệ nợ xấu) Tác giả thực hiện các kiểm định thống kê trên dữ liệu bảng của 23 ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn từ năm 2007 đến năm 2012 và kết quả cho thấy sở hữu nhà nước có tác động ngược chiều đến hiệu quả hoạt động ngân hàng Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đây (La Porta và cộng sự, 2002, Berger
và cộng sự, 2005, Lin và Zhang, 2009 và Chen và cộng sự, 2009) Tuy nhiên, kết quả này có sự sai lệch so với các nước láng giềng như Đài Loan và Trung Quốc Về vấn đề sở hữu của nước ngoài, các bằng chứng không ổn định và đầy đủ để ủng hộ cho quan điểm rằng các ngân hàng nước ngoài thường hoạt động tốt hơn các ngân hàng trong nước Điều này mâu thuẫn với các nghiên cứu hiện tại của Bonin và cộng sự (2005) và Lin và Zhang (2009) Nguyên nhân có thể do các rào cản nghiêm ngặt và các quy định của Chính phủ Việt Nam đối với các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam
Những nghiên cứu trên được các tác giả thực hiện với các biến độc lập chủ yếu là biến chỉ thành phần trong cơ cấu sở hữu như sở hữu nhà nước, sở hữu nước ngoài, sở hữu tập trung, sở hữu cá nhân nhưng chưa xem xét đến các biến kiểm soát chỉ đặc trưng riêng của ngân hàng như tổng tài sản, tỷ lệ cho vay trên huy động, tỷ
lệ nợ trên tổng tài sản,… Hơn nữa, các nghiên cứu chưa đưa ra được giải pháp để điều chỉnh các tỷ lệ sở hữu trong thời gian tới Luận văn được thực hiện để bổ sung khoảng trống nghiên cứu này
Trang 35Kết luận chương 2
Chương 2 đã hệ thống các khái niệm cơ bản về tỷ suất sinh lợi, khái niệm cấu trúc
sở hữu, các lý thuyết có liên quan đến cấu trúc sở hữu và hiệu quả hoạt động cũng như phân tích về sự ảnh hưởng của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM Việc lược khảo các nghiên cứu thực nghiệm trước đây trên thế giới về tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTM giúp xác định mô hình nghiên cứu, xác định các thành phần sở hữu, cách đo lường sự tập trung sở hữu cũng như các nhân tố kiểm soát phù hợp với tình huống nghiên cứu tại Việt Nam
Trang 36CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU VÀ TỶ SUẤT SINH LỢI TẠI CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN NIÊM YẾT VIỆT NAM Giới thiệu chương 3
Chương 3 giới thiệu các NHTMCP niêm yết Việt Nam cùng với thực trạng
tỷ suất sinh lợi (ROAA, ROAE), cấu trúc sở hữu và tác động của cấu trúc sở hữu đến tỷ suất sinh lợi tại các NHTMCP niêm yết giai đoạn từ năm 2009 đến năm
2016
3.1 Giới thiệu các ngân hàng thương mại cổ phần niêm yết Việt Nam
Bảng 3.1: Các NHTMCP niêm yết Việt Nam đến thời điểm 31/12/2016
SGDCK
1 NHTMCP Sài Gòn Thương Tín STB 12/07/2006 HOSE
4 NHTMCP Ngoại Thương Việt Nam VCB 30/06/2009 HOSE
5 NHTMCP Công Thương Việt Nam CTG 16/07/2009 HOSE
6 NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam EIB 27/10/2009 HOSE
9 NHTMCP Đầu Tư và Phát Triển Việt
(Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo thường niên của các NHTMCP niêm yết Việt Nam) Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt cùng với nhu cầu sử dụng dịch vụ ngân hàng ngày càng nâng cao của khách hàng, hiện nay hoạt động kinh doanh của các NHTMCP nói chung và các NHTMCP niêm yết nói riêng không chỉ gói gọn trong lĩnh vực ngân hàng (cung cấp các dịch vụ ngân hàng truyền thống và hiện đại) mà còn mở rộng sang các lĩnh vực khác như bảo hiểm (bảo hiểm, tái bảo hiểm), chứng khoán (môi giới chứng khoán, lưu ký chứng khoán, tư vấn đầu tư) và đầu tư tài chính (chứng khoán, góp vốn doanh nghiệp )
Trang 37- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank)
NHTMCP Sài Gòn Thương Tín được thành lập theo Giấy phép số
0006/NH-GP ngày 05/12/1991 của NHNN Việt Nam Ngày 21/12/1991 ngân hàng chính thức
đi vào hoạt động với số vốn điều lệ ban đầu là 3 tỷ đồng bằng việc hợp nhất Ngân hàng Phát triển Kinh tế Gò vấp và 3 hợp tác xã tín dụng Tân Bình, Thành Công và
Lữ Gia Ngày 12/07/2006, cổ phiếu Sacombank là đại diện đầu tiên của ngành ngân
hàng được niêm yết trên HOSE với mã chứng khoán là STB Ngày 25/03/2014, tại đại hội đồng cổ đông thường niên 2014, Sacombank đã thông qua kế hoạch kinh doanh, kế hoạch tăng vốn điều lệ và sử dụng vốn chủ sở hữu năm 2014, thông qua việc từ nhiệm thành viên hội đồng quản trị và chủ trương cho NHTMCP Phương Nam (Southern Bank) sáp nhập vào Sacombank cũng như các nội dung liên quan đến công tác điều hành và quản trị Ngày 01/10/2015, thực hiện theo định hướng của Chính phủ và NHNN trong chương trình tái cấu trúc hệ thống ngân hàng nhằm mang đến cho thị trường những định chế tài chính lớn mạnh, an toàn và chuyên nghiệp hơn Southern Bank chính thức sáp nhập vào Sacombank, đây là một mốc lịch sử trong hành trình phát triển của Sacombank Sau sáp nhập, Sacombank thuộc nhóm năm ngân hàng lớn nhất Việt Nam về tổng tài sản, vốn điều lệ và mạng lưới hoạt động Tính đến 31/12/2016 Sacombank có vốn điều lệ 18.852 tỷ đồng, tổng tài sản 333.295 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế 89 tỷ đồng
- Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu (ACB)
NHTMCP Á Châu đã được thành lập theo Giấy phép số 0032/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 24/04/1993, giấy phép số 533/GP-UB do Ủy ban Nhân dân TP
Hồ Chí Minh cấp ngày 13/05/1993 và chính thức đi vào hoạt động vào ngày 04/06/1993 với tầm nhìn xác định là trở thành NHTMCP bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam Ngày 31/10/2006 ACB được Trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội chấp thuận cho niêm yết theoquyết định số 21/QĐ-TTGDHN với mã chứng khoán ACB Năm 2005, ACB và ngân hàng Standard Charterd (SCB) ký kết thỏa thuận hỗ trợ kỹ thuật toàn diện và SCB trở thành cổ đông chiến lược của ACB
Tính đến 31/12/2016 vốn điều lệ của ACB là 10.273 tỷ đồng, tổng tài sản đạt
Trang 38233.681 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 1.325 tỷ đồng
- Ngân hàng thương mại cổ phần Sài Gòn – Hà nội (SHB)
NHTMCP Sài Gòn – Hà Nội được thành lập theo Quyết định số NH5 ngày 13/11/1993 với tên gọi NHTMCP nông thôn Nhơn Ái theo Giấy phép số 0041/NH/GP ngày 13/11/1993 do Thống đốc NHNN Việt Nam cấp và chính thức
214/QÐ-đi vào hoạt động ngày 12/12/1993 Ngày 20/01/2006, Thống đốc NHNN Việt Nam
đã ký Quyết định số 93/QĐ-NHNN về việc chấp thuận cho NHTMCP nông thôn Nhơn Ái chuyển đổi mô hình hoạt động từ NHTMCP nông thôn sang NHTMCP đô thị Đến năm 2007, vốn điều lệ của SHB được tăng từ 500 tỷ lên 2000 tỷ đồng Tập đoàn T&T tham gia góp vốn, trở thành nhóm cổ đông lớn nhất và kiểm soát SHB Hai doanh nghiệp tư nhân là tập đoàn công nghiệp Than Khoáng Sản Việt Nam (TKV) và tập đoàn công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) cũng trở thành cổ đông chiến lược của SHB Năm 2009, cổ phiếu của SHB được niêm yết tại HNX Năm
2012, SHB đã thực hiện sáp nhập NHTMCP Nhà Hà Nội đồng thời mở chi nhánh nước ngoài tại Campuchia và Lào Năm 2016, SHB có số vốn điều lệ gần 11.197 tỷ đồng; tổng tài sản là 233.948 tỷ đồng, tăng 14% so với năm 2015
- Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam (Vietcombank)
Ngày 30/10/1962, Ngân hàng Ngoại Thương được thành lập theo Quyết định
số 115/CP do Hội đồng Chính phủ ban hành trên cơ sở tách ra từ Cục quản lý Ngoại hối trực thuộc NHNN Ngày 01 tháng 04 năm 1963, Vietcombank được chính thức khai trương hoạt động như là một ngân hàng đối ngoại độc quyền Ngày 14/11/1990, Vietcombank chính thức chuyển từ ngân hàng chuyên doanh, độc quyền trong hoạt động kinh tế đối ngoại sang NHTM nhà nước hoạt động đa năng theo Quyết định số 403-CT ngày 14 tháng 11 năm 1990 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Theo Giấy phép số 138/GP-NHNN do Thống đốc NHNN ký quyết định cấp ngày 23/5/2008, Vietcombank chính thức chuyển sang hoạt động theo cơ chế và mô hình của một NHTMCP với vốn điều lệ là 12.100 tỷ đồng Là NHTM nhà nước đầu tiên được Chính phủ lựa chọn thực hiện thí điểm cổ phần hoá, ngày 02/6/2008,
Trang 39Vietcombank thực hiện thành công kế hoạch cổ phần hóa thông qua việc phát hành
cổ phiếu lần đầu ra công chúng Ngày 30/6/2009, cổ phiếu Vietcombank (mã chứng khoán VCB) chính thức được niêm yết tại HOSE Tính đến thời điểm cuối năm
2016, Vietcombank đã phát triển lớn mạnh theo mô hình ngân hàng đa năng với
101 chi nhánh, 1 sở giao dịch, 395 phòng giao dịch và 3 công ty con trực thuộc trên toàn quốc, 2 công ty con tại nước ngoài, 1 văn phòng đại diện tại Singapore và đội ngũ cán bộ hơn 15.615 người Năm 2016, tổng tài sản của Vietcombank là 787.907
tỷ đồng, vốn điều lệ là 35.977 tỷ đồng, tổng thu nhập trước thuế là 8.523 tỷ đồng
- Ngân hàng thương mại cổ phần Công Thương Việt Nam (Vietinbank)
NHTMCP Công thương Việt Nam tiền thân là Ngân hàng Công thương Việt Nam, được thành lập dưới tên gọi Ngân hàng chuyên doanh Công thương Việt Nam theo Nghị định số 53/NĐ-HĐBT ngày 26 tháng 03 năm 1988 của Hội đồng Bộ trưởng về tổ chức bộ máy NHNN Việt Nam và chính thức được đổi tên thành Ngân hàng Công thương Việt Nam theo quyết định số 402/CT của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 14 tháng 11 năm 1990 Ngày 23/09/2008, Thủ tướng ký quyết định 1354/QĐ-TTg phê duyệt phương án cổ phần hóa ngân hàng Công thương Việt Nam Ngày 25/12/2008, Vietinbank tổ chức bán đấu giá cổ phần ra công chúng thành công và thực hiện chuyển đổi thành doanh nghiệp cổ phần Ngày 16/07/2009,
cổ phiếu của VietinBank chính thức được niêm yết và giao dịch trên HOSE với mã giao dịch là CTG Ngày 22/05/2015, Ngân hàng TMCP Dầu Khí (PG Bank) ký kết
hồ sơ sáp nhập vào Vietinbank nhưng đến 30/06/2017 việc sáp nhập vẫn chưa hoàn thành do chưa được NHNN Việt Nam chấp thuận
Tính đến hết năm 2016, quy mô tổng tài sản của Vietinbank là 948.699 tỷ đồng đứng thứ ba trong hệ thống và vốn điều lệ là 37.234 tỷ đồng, đứng thứ nhất trong hệ thống các NHTMCP Việt Nam
- Ngân hàng thương mại cổ phần Xuất Nhập Khẩu Việt Nam (Eximbank)
NHTMCP Xuất Nhập Khẩu Việt Nam là một trong những NHTMCP đầu tiên của Việt Nam, được thành lập vào ngày 24/05/1989 theo Quyết định số 140/CT
Trang 40của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng với tên gọi ban đầu là Ngân hàng Xuất Nhập Khẩu Việt Nam, chính thức đi vào hoạt động từ ngày 17/01/1990 và nhận được Giấy phép hoạt động số 11/NH-GP ký ngày 06/04/1992 của Thống đốc NHNN Việt Nam Cổ phiếu của Eximbank được niêm yết trên HOSE ngày 27/10/2009 với mã niêm yết EIB
Đến 31/12/2016 vốn điều lệ của Eximbank đạt 12.335 tỷ đồng Vốn chủ sở hữu đạt 13.448 tỷ đồng Eximbank hiện là một trong những ngân hàng có vốn chủ
sở hữu lớn trong khối NHTMCP tại Việt Nam
- Ngân hàng thương mại cổ phần Quốc dân (NVB)
NHTMCP Nam Việt, tiền thân là NHTMCP Nông thôn Sông Kiên, được thành lập theo Giấy phép số 00057/NH-GP do NHNNVN cấp ngày 18/09/1995 và Giấy phép thành lập Công ty số 1217/GP-UB ngày 17/10/1995 do UBND tỉnh Kiên Giang cấp Ngày 18/05/2006, NHNN chấp thuận cho chuyển đổi mô hình hoạt động thành NHTMCP đô thị, đổi tên thành NHTMCP Nam Việt (tên viết tắt là Navibank) và sau đó được chuyển trụ sở chính về hoạt động tại TP Hồ Chí Minh
Ngày 13/09/2010, Navibank được niêm yết cổ phiếu trên HNX với mã
cổ phiếu là NVB Từ đầu năm 2013, nhằm đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của thị trường và duy trì vị trí của mình trong môi trường cạnh tranh, Navibank bắt đầu tiến hành tái cấu trúc hệ thống với định hướng phấn đấu trở thành một trong các ngân hàng thương mại bán lẻ hiệu quả nhất Ngày 22/01/2014, Navibank chính thức đổi tên thành NHTMCP Quốc Dân theo Quyết định số 86/QĐ-NHNN Tại thời điểm 31/12/2016, tổng tài sản của NVB là 69.011
tỷ đồng, vốn điều lệ đạt 3.010 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế là 10,8 tỷ đồng
- Ngân hàng thương mại cổ phần Quân đội (MB)
NHTMCP Quân đội được thành lập năm 1994 với mục tiêu ban đầu là đáp ứng nhu cầu dịch vụ tài chính cho các doanh nghiệp quân đội Trải qua hơn 23 năm hoạt động, MB ngày càng phát triển lớn mạnh, định hướng trở thành một tập đoàn với ngân hàng mẹ MB và năm công ty con hoạt động kinh doanh có hiệu quả, từng bước khẳng định là các thương hiệu có uy tín trong ngành dịch vụ tài chính và bất