1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

104 83 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 104
Dung lượng 8,81 MB

Nội dung

Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Trong điều kiện hiện nay, phạm vi hoạt động của doanh nghiệp không còn bị giới hạn ở trong nước mà đã được mở rộng ra thị trường quốc tế. Do đó, quy mô và kết cấu vốn bằng tiền rất lớn và phức tạp, việc sử dụng và quản lý vốn bằng tiền có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để sử dụng và chi tiêu vốn bằng tiền đúng mục đích, đúng chế độ thì việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng. Công tác kế toán vốn bằng tiền có được tổ chức tốt thì việc quản lý tài chính và kinh doanh của doanh nghiệp mới hiệu quả. Việc tổ chức tốt kế toán vốn bằng tiền sẽ giúp tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý, nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực trạng và cơ cấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và khoản chi trong quá trình sản xuất kinh doanh, đồng thời thông qua nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chứng từ, sổ sách về tình hình lưu chuyển tiền tệ, nhà quản lý còn biết được hiệu quả kinh tế của đơn vị mình. Qua đó có thể nắm bắt được những thông tin tài chính cần thiết và đưa ra những quyết định tối ưu về đầu tư trong tương lai. Thực tế ở nước ta hiện nay, hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền ở các doanh nghiệp còn chưa cao, chưa khai thác hết hiệu quả và tiềm năng sử dụng vốn trong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác hạch toán đôi khi bị buông lỏng, chưa cập nhật đúng chế độ. Tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger, việc sử dụng vốn bằng tiền được ban lãnh đạo công ty hết sức quan tâm chú trọng cùng với việc cập nhật đúng với chế độ kế toán hiện nay đã giúp cho hiệu quả của việc sử dụng vốn bằng tiền ngày càng cao. Tuy nhiên, vẫn còn một số những tồn tại trong việc quản lý và sử dụng vốn bằng tiền phát sinh trong thời gian dài cần được nghiên cứu và đưa ra hướng giải quyết. Xuất phát từ vấn đề này cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng của việc tổ chức tốt công tác kế toán vốn bằng tiền, với những kiến thức đã học và những thông tin đã thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger, em đã lựa chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

Trang 1

MỤC LỤ

MỤC LỤC i

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT iii

DANH MỤC BẢNG v

DANH MỤC CHỨNG TỪ vi

DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN vii

DANH MỤC GIAO DIỆN viii

MỞ ĐẦU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp nghiên cứu 3

5 Kết cấu của đề tài 4

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG DOANH NGHIỆP 6

1.1 Những vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp 6

1.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền 6

1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ 6

1.1.3 Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền 8

1.1.4 Hạch toán kế toán vốn bằng tiền 11

1.1.5 Chứng từ, sổ sách, báo cáo 15

1.2 Kinh nghiệm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền của một số doanh nghiệp và bài học rút ra cho công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger 27

1.2.1 Kinh nghiệm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền 27

1.2.2 Bài học rút ra cho công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger 28

Chương 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT VIGER 30

2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger 30

2.1.1 Tên và địa chỉ 30

Trang 2

2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển 30

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh 32

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý 32

2.1.5 Tình hình lao động 35

2.1.6 Tình hình tài sản nguồn vốn 37

2.1.7 Tình hình doanh thu, chi phí, lợi nhuận 39

2.1.8 Tổ chức công tác kế toán 40

2.2 Thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger 44

2.2.1 Đặc điểm quản lý vốn bằng tiền tại công ty 44

2.2.2 Kế toán tiền mặt 45

2.2.3 Kế toán tiền gửi ngân hàng 63

2.2.4 Kiểm kê quỹ tiền mặt 75

2.2.5 Đối chiếu tiền gửi ngân hàng 75

2.3 Đánh giá về thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger 80

2.3.1 Ưu điểm 80

2.3.2 Hạn chế 81

2.3.3 Nguyên nhân của hạn chế 83

Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU NƯỚC GIẢI KHÁT VIGER .84 3.1 Phương hướng phát triển của Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger 84

3.2 Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger 85

KẾT LUẬN 93

TÀI LIỆU THAM KHẢO 95

Trang 4

DANH MỤC BẢN

Bảng 2.1: Tình hình lao động của công ty 36Bảng 2.2: Tình hình tài sản, nguồn vốn của công ty 38Bảng 2.3: Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh của công ty 41

DANH MỤC CHỨNG TỪ

Trang 5

Chứng từ 2.1: Phiếu thu tiền mặt số PT 163 50

Chứng từ 2.2: Phiếu thu tiền mặt số PT 167 53

Chứng từ 2.3: Chứng từ kèm theo 53

Chứng từ 2.4: Giấy đề nghị tạm ứng 55

Chứng từ 2.5: Phiếu chi tiền mặt số PC 398 55

Chứng từ 2.6: Phiếu chi tiền mặt số PC 399 57

Chứng từ 2.7: Hóa đơn GTGT số 0026172 58

Chứng từ 2.8: Bảng kê chi tiết chi tiêu nội bộ tháng 12 năm 2017 59

Chứng từ 2.9: Séc rút tiền gửi số AA4074711 67

Chứng từ 2.10: Phiếu thu tiền mặt số PT 151 67

Chứng từ 2.11: Ủy nhiệm chi 70

Chứng từ 2.12: Phiếu chuyển khoản 70

Chứng từ 2.13: Phiếu báo có mã giao dịch FT17345755883061 71

Chứng từ 2.14: Biên bản kiểm kê quỹ năm 2017 76

Chứng từ 2.15: Sao kê tài khoản chi tiết tháng 12/2017 (trích) 78

Chứng từ 3.1: Mẫu phiếu chi 86

Chứng từ 3.2: Mẫu phiếu thu 87

DANH MỤC SỔ KẾ TOÁN Sổ kế toán 2.1: Sổ chi tiết quỹ tiền mặt 61

Sổ kế toán 2.2: Sổ nhật ký chung năm 2017 (trích) 62

Sổ kế toán 2.3: Sổ tiền gửi ngân hàng 74

Số kế toán 2.4: Sổ cái tiền gửi 74

Sổ kế toán 2.5: Sổ chi tiết tiền gửi ngân hàng tháng 12 (trích) 79

Sổ kế toán 3.1: Sổ nhật ký thu tiền 90

Sổ kế toán 3.2: Sổ nhật ký chi tiền 91

Sổ kế toán 3.3: Báo cáo thu chi 91

Trang 6

Sổ kế toán 3.4: Dự toán tiền mặt 92

Trang 7

DANH MỤC GIAO DIỆN

Giao diện 2.1: Phần mềm Fast Accounting 10.1 44

Giao diện 2.2: Đăng nhập phần mềm kế toán 51

Giao diện 2.3: Chọn phân hệ lập phiếu thu tiền mặt 51

Giao diện 2.4: Nhập liệu phiếu thu tiền mặt 52

Giao diện 2.5: Nhập liệu phiếu thu tiền mặt 54

Giao diện 2.6: Chọn phân hệ lập phiếu chi tiền mặt 56

Giao diện 2.7: Nhập liệu phiếu chi tiền mặt 57

Giao diện 2.8: Nhập liệu phiếu chi tiền mặt 60

Giao diện 2.9: Chọn sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt 61

Giao diện 2.10: Chọn phân hệ nhập giấy báo nợ (chi) ngân hàng 68

Giao diện 2.11: Nhập giấy báo nợ vào phần mềm 69

Giao diện 2.12: Nhập phiếu thu vào phần mềm 69

Giao diện 2.13: Nhập giấy báo nợ 71

Giao diện 2.14: Chọn phân hệ nhập giấy báo có (thu) ngân hàng 72

Giao diện 2.15: Nhập giấy báo nợ 73

Giao diện 2.16: Chọn sổ tiền gửi ngân hàng 73

Trang 8

DANH MỤC SƠ ĐỒ

Sơ đồ 1.1: Hạch toán kế toán tiền mặt (VNĐ) 12

Sơ đồ 1.2: Hạch toán kế toán tiền gửi Ngân hàng (VNĐ) 14

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung áp dụng trong kế toán vốn bằng tiền 22

Sơ đồ 1.4 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái trong kế toán vốn bằng tiền 23

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ trong kế toán vốn bằng tiền 24

Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ trong kế toán vốn bằng tiền 25

Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính trong kế toán vốn bằng tiền 26

Sơ đồ 2.1: Bộ máy quản lý của công ty 34

Sơ đồ 2.2: Bộ máy kế toán trong doanh nghiệp 40

Sơ đồ 2.3: Mô hình hóa hoạt động thu tiền mặt tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger 45

Sơ đồ 2.4: Mô hình hóa hoạt động chi tiền mặt tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger 47

Sơ đồ 2.5: Tổ chức kế toán tổng hợp tiền mặt 49

Sơ đồ 2.6: Mô hình hóa hoạt động gửi tiền gửi ngân hàng 63

Sơ đồ 2.7: Mô hình hóa hoạt động rút tiền gửi ngân hàng 64

Sơ đồ 2.8: Tổ chức kế toán tổng hợp tiền gửi ngân hàng 66

Trang 9

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Vốn bằng tiền là cơ sở, là tiền đề đầu tiên cho một doanh nghiệp hình thành

và tồn tại, là điều kiện cơ bản để doanh nghiệp hoàn thành cũng như thực hiệnquá trình sản xuất kinh doanh của mình Trong điều kiện hiện nay, phạm vi hoạtđộng của doanh nghiệp không còn bị giới hạn ở trong nước mà đã được mở rộng

ra thị trường quốc tế Do đó, quy mô và kết cấu vốn bằng tiền rất lớn và phức tạp,việc sử dụng và quản lý vốn bằng tiền có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả sản xuấtkinh doanh của doanh nghiệp Để sử dụng và chi tiêu vốn bằng tiền đúng mụcđích, đúng chế độ thì việc tổ chức công tác kế toán nói chung và tổ chức công tác

kế toán vốn bằng tiền nói riêng giữ vai trò hết sức quan trọng

Công tác kế toán vốn bằng tiền có được tổ chức tốt thì việc quản lý tàichính và kinh doanh của doanh nghiệp mới hiệu quả Việc tổ chức tốt kế toánvốn bằng tiền sẽ giúp tăng cường chất lượng và hiệu quả của công tác quản lý,nhằm đưa ra những thông tin đầy đủ nhất, chính xác nhất về thực trạng và cơcấu của vốn bằng tiền, về các nguồn thu và khoản chi trong quá trình sản xuấtkinh doanh, đồng thời thông qua nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá chứng từ, sổ sách

về tình hình lưu chuyển tiền tệ, nhà quản lý còn biết được hiệu quả kinh tế củađơn vị mình Qua đó có thể nắm bắt được những thông tin tài chính cần thiết vàđưa ra những quyết định tối ưu về đầu tư trong tương lai

Thực tế ở nước ta hiện nay, hiệu quả sử dụng vốn bằng tiền ở các doanhnghiệp còn chưa cao, chưa khai thác hết hiệu quả và tiềm năng sử dụng vốntrong nền kinh tế thị trường để phục vụ sản xuất kinh doanh, công tác hạch toánđôi khi bị buông lỏng, chưa cập nhật đúng chế độ

Tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger, việc sử dụng vốn bằngtiền được ban lãnh đạo công ty hết sức quan tâm chú trọng cùng với việc cậpnhật đúng với chế độ kế toán hiện nay đã giúp cho hiệu quả của việc sử dụngvốn bằng tiền ngày càng cao Tuy nhiên, vẫn còn một số những tồn tại trong việcquản lý và sử dụng vốn bằng tiền phát sinh trong thời gian dài cần được nghiêncứu và đưa ra hướng giải quyết

Trang 10

Xuất phát từ vấn đề này cùng với việc nhận thức được tầm quan trọng củaviệc tổ chức tốt công tác kế toán vốn bằng tiền, với những kiến thức đã học vànhững thông tin đã thu thập được trong quá trình thực tập tại công ty cổ phần bia

rượu nước giải khát Viger, em đã lựa chọn đề tài “Kế toán vốn bằng tiền tại công

ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu của đề tài

2.1 Mục tiêu chung

Đề tài nghiên cứu những vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiền, phản ánh

và đánh giá thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần bia rượu nướcgiải khát Viger, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác kế toánvốn bằng tiền tại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

2.2 Mục tiêu cụ thể

- Hệ thống những vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiền trong doanhnghiệp

- Khái quát chung về công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

- Phản ánh và đánh giá thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổphần bia rượu nước giải khát Viger

- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại công

ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Kế toán vốn bằng tiền tại Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

3.2 Phạm vi nghiên cứu

- Về nội dung:

+ Những vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp, nộidung đề tài tập trung tổng hợp những vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiềntrong doanh nghiệp lớn theo quy định tại thông tư 200/2014/QĐ-BTC

+ Về thực trạng, đề tài tập trung phản ánh những nghiệp vụ kế toán phátsinh điển hình, phổ biến trong doanh nghiệp để phản ánh thực trạng kế toán vốnbằng tiền tài công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

Trang 11

+ Đề tài đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tạidoanh nghiệp.

- Về thời gian: Số liệu nghiên cứu được thu thập trong 3 năm từ năm

2015-2017 và các nghiệp vụ kế toán thu thập phát sinh trong quý 4 năm 2015-2017

- Về không gian: Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

4 Phương pháp nghiên cứu

4.1 Phương pháp thu thập và xử lý thông tin

Việc thu thập tài liệu thông tin bao gồm việc sưu tầm và thu thập nhữngtài liệu, số liệu liên quan đó được công bố và những tài liệu, số liệu mới tại cơ sởnghiên cứu

4.1.1 Phương pháp nghiên cứu tài liệu

Trong quá trình thực tập tại công ty, để tập hợp các thông tin cho quá trìnhviết khóa luận tốt nghiệp đã sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu

Liên hệ các phòng kế toán – tài chính của công ty để thu thập số liệu về kếtoán vốn bằng tiền trong 3 năm từ năm 2015 đến năm 2017 của công ty

Nghiên cứu các đề tài, bài báo có nội dung về kế toán vốn bằng tiền tạiViệt Nam qua mạng internet, tạp chí chuyên ngành kế toán, kiểm toán

4.2 Phương pháp tổng hợp và phân tích

- Phương pháp tổng hợp: Là phương pháp liên kết thống nhất toàn bộ cácyếu tố, các nhận xét mà khi sử dụng các phương pháp có được thành một kếtluận hoàn thiện, đầy đủ nhằm đưa ra mối liên hệ giữa chúng, khái quát hóa cácvấn đề trong nhận thức tổng hợp

- Phương pháp phân tích: Là phương pháp đánh giá tổng hợp, kết hợp với

hệ thống hóa để có thể nhận định đầy đủ về tình hình hoạt động chung và nêu racác điểm mạnh, điểm yếu trong công tác kế toán vốn bằng tiền của đơn vị

Trang 12

Tham khảo ý kiến của giáo viên hướng dẫn về cở sở lý luận kế toán vốnbằng tiền để có được định hướng đúng đắn trong quá trình hoàn thiện đề tài.Tham khảo ý kiến của các chuyên gia kinh tế, kế toán tại công ty để có thể hiểu

rõ hơn về thực trạng tổ chức công tác kế toán vốn bằng tiền của công ty Từ đó

đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền tại công ty

4.5 Các phương pháp kế toán

4.5.1.Phương pháp chứng từ kế toán

Là phương pháp kế toán được sử dụng để phản ánh các nghiệp vụ kinh tếtài chính phát sinh và thực sự hoàn thành theo thời gian và địa điểm phát sinhhoạt động đó vào các chứng từ kế toán, phục vụ cho công tác kế toán, công tácquản lý

4.5.2.Phương pháp tài khoản kế toán

Là phương pháp kế toán được sử dụng để phân loại đối tượng kế toán (từđối tượng chung của kế toán thành các đối tượng kế toán cụ thể), ghi chép, phảnánh và kiểm tra một cách thường xuyên, liên tục, có hệ thống tình hình hiện có

và sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể nhằm cung cấp thông tin có hệthống về hoạt động kinh tế, tài chính ở đơn vị

4.5.3.Phương pháp tính giá

Là phương pháp kế toán sử dụng thước đo tiền tệ để xác định giá thực tếxuất kho của tài sản theo những nguyên tắc nhất định

4.5.4.Phương pháp tổng hợp - cân đối kế toán

Là phương pháp kế toán được sử dụng để tổng hợp số liệu từ các sổ kếtoán theo các mối quan hệ vốn có của đối tượng nhằm cung cấp các chỉ tiêu kinh

tế tài chính cho các đối tượng sử dụng thông tin kế toán phục vụ công tác quản

lý các hoạt động kinh tế tài chính trong và ngoài đơn vị

5 Kết cấu của đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, kết cấu khóa luậngồm 3 chương:

Chương 1: Những vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiền trong doanhnghiệp

Trang 13

Chương 2: Thực trạng kế toán vốn bằng tiền tại công ty cổ phần bia rượunước giải khát Viger

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện việc kế toán vốn bằng tiềntại công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

Trang 14

Chương 1 NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TRONG

DOANH NGHIỆP 1.1 Những vấn đề chung về kế toán vốn bằng tiền trong doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm vốn bằng tiền

1.1.1.1 Khái niệm

Vốn bằng tiền là một bộ phận của tài sản lưu động trong doanh nghiệp tồntại dưới hình thái tiền tệ, có tính thanh khoản cao nhất, bao gồm tiền mặt tại quỹcủa doanh nghiệp, tiền gửi ở các ngân hàng, kho bạc nhà nước và các khoản tiền

đang chuyển (Ngô Thế Chi, 2010) Với tính thanh khoản cao – vốn bằng tiền

được dùng để đáp ứng nhu cầu thanh toán của doanh nghiệp, thực hiện việc muasắm hoặc chi phí Mỗi loại vốn bằng tiền được sử dụng vào mục đích khác nhau

và có yêu cầu quản lý từng loại, nhằm quản lý chặt chẽ tình hình thu chi và đảm

bảo an toàn cho từng loại, sử dụng có hiệu quả và đúng mục đích.

1.1.1.2 Đặc điểm

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, vốn bằng tiền được sử dụng để đápứng nhu cầu thanh toán các khoản nợ của doanh nghiệp hoặc mua sắm các loạivật tư hàng hoá phục vụ cho nhu cầu sản xuất kinh doanh Đồng thời vốn bằngtiền cũng là kết quả của việc mua bán và thu hổi các khoản nợ Chính vì vậy,quy mô vốn bằng tiền đòi hỏi doanh nghiệp phải quản lý hết sức chặt chẽ dovốn bằng tiền có tính thanh khoản cao, nên nó là đối tượng của gian lận và saisót Vì vậy việc sử dụng vốn bằng tiền phải tuân thủ các nguyên tắc, chế độquản lý thống nhất của Nhà nước chẳng hạn: lượng tiền mặt tại quỹ của doanhnghiệp dùng để chi tiêu hàng ngày không vượt quá mức tồn quỹ mà doanhnghiệp và ngân hàng đã thoả thuận theo hợp đồng thương mại

1.1.2 Vai trò, nhiệm vụ

1.1.2.1 Vai trò của kế toán vốn bằng tiền

Kế toán vốn bằng tiền là một bộ phận quan trọng của công tác kế toán củacác doanh nghiệp, nó sẽ cung cấp thông tin một cách kịp thời chính xác và kiểmtra các hoạt động kinh tế tài chính của doanh nghiệp Trên cơ sở đó giúp cho

Trang 15

doanh nghiệp đưa ra các quyết định chính xác, phù hợp nhằm tiết kiệm chi phí,tăng lợi nhuận

Song song với việc tổ chức kế toán vốn bằng tiền, nhà quản lý cần phảichú trọng việc quản lý vốn bằng tiền một cách chặt chẽ, thường xuyên kiểm soátcác khoản thu chi bằng tiền vì đây là khâu quan trọng có tính quyết định tới khảnăng tồn tại của doanh nghiệp

Vốn bằng tiền là đối tượng có nhiều khả năng phát sinh rủi ro hơn các loạitài sản khác Việc quản lý vốn bằng tiền sử dụng nhiều công cụ quản lý khác nhaunhư: Thống kê, phân tích hoạt động kinh tế… Với chức năng ghi chép, tính toán,phản ánh, giám sát thường xuyên liên tục sự thay đổi của tiền vốn bằng các thước

đo giá trị kế toán cung cấp những tài liệu cần thiết về thu chi vốn bằng tiền đápứng yêu cầu quản lý trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh

1.1.2.2 Nhiệm vụ của công tác kế toán vốn bằng tiền

Kế toán vốn bằng tiền có các nhiệm vụ sau:

- Phải theo dõi dòng tiền thu vào và dòng tiền chi ra của tiền mặt (TK111), và tiền gửi ngân hàng (TK 112) Khi có chênh lệch giữa sổ kế toán tiềnmặt và tiền gửi ngân hàng với sổ quỹ tiền mặt và sổ phụ ngân hàng, thì kế toánphải tìm hiểu nguyên nhân và điều chỉnh kịp thời

- Kiểm soát chứng từ đầu vào sao cho hợp lệ, hợp pháp, hợp lý, để đượctính chi phí hợp lý

- Hướng dẫn cho các phòng ban về quy định hoá đơn, chứng từ, cũng nhưcách lập các biểu mẫu

- Lập báo cáo thu chi hàng ngày, báo cáo tiền gửi ngân hàng hằng ngày đểgửi theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp

- Liên hệ với ngân hàng để rút tiền, trả tiền, lấy sổ phụ ngân hàng và cácchứng từ liên quan đến ngân hàng

Thực hiện đúng theo nguyên tắc bất kiêm nhiệm, kế toán vốn bằng tiềnkhông làm kiêm thủ quỹ

Phải tổ chức theo dõi tiền gửi ngân hàng theo từng ngân hàng, từng đơn vịngoại tệ

Trang 16

1.1.3 Nguyên tắc kế toán vốn bằng tiền

1.1.3.1 Nguyên tắc kế toán tiền mặt

Tài khoản 111 dùng để phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại doanhnghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng tiền tệ Chỉ phản ánh vào TK

111 “Tiền mặt” số tiền mặt, ngoại tệ, vàng tiền tệ thực tế nhập, xuất, tồn quỹ.Đối với khoản tiền thu được chuyển nộp ngay vào ngân hàng (không qua quỹtiền mặt của doanh nghiệp) thì không ghi vào bên Nợ TK 111 “Tiền mặt” mà ghi

vào bên Nợ TK 113 “Tiền đang chuyển”(Ngô Thế Chi, 2010).

Các khoản tiền mặt do doanh nghiệp và cá nhân ký cược, ký quỹ tại doanhnghiệp được quản lý và hạch toán như các loại tài sản bằng tiền của doanhnghiệp

Khi tiến hành nhập, xuất quỹ tiền mặt phải có phiếu thu, phiếu chi và có

đủ chữ ký của người nhận, người giao, người có thẩm quyền cho phép nhập,xuất quỹ theo quy định của chế độ chứng từ kế toán Một số trường hợp đặc biệtphải có lệnh nhập quỹ, xuất quỹ đính kèm

Kế toán quỹ tiền mặt phải có trách nhiệm mở sổ kế toán quỹ tiền mặt, ghichép hằng ngày liên tục theo trình tự phát sinh các khoản thu, chi, xuất, nhậpquỹ tiền mặt, ngoại tệ và tính ra số tồn quỹ tại mọi thời điểm

Thủ quỹ chịu trách nhiệm quản lý và nhập, xuất quỹ tiền mặt Hằng ngàythủ quỹ phải kiểm kê số tồn quỹ tiền mặt thực tế, đối chiếu số liệu sổ quỹ tiềnmặt và sổ kế toán tiền mặt Nếu có chênh lệch, kế toán và thủ quỹ phải kiểm tralại để xác định nguyên nhân và kiến nghị biện pháp xử lý chênh lệch

Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ raĐồng Việt Nam theo nguyên tắc:

Bên Nợ TK 1112 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trường hợp rút ngoại

tệ từ ngân hàng về nhập quỹ tiền mặt thì áp dụng tỷ giá ghi sổ kế toán của TK 1122;

Bên Có TK 1112 áp dụng tỷ giá ghi sổ bình quân gia quyền Việc xác định

tỷ giá hối đoái giao dịch thực tế được thực hiện theo quy định tại phần hướng dẫntài khoản 413 - Chênh lệch tỷ giá hối đoái và các tài khoản có liên quan

Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng vớicác chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là

Trang 17

hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩmhoặc hàng hoá để bán Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theoquy định của pháp luật hiện hành

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanhnghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:

- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền mặt bằngngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệpthường xuyên có giao dịch (do doanh nghiệp tự lựa chọn) tại thời điểm lập Báocáo tài chính

- Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nướctại thời điểm lập Báo cáo tài chính Giá mua trên thị trường trong nước là giámua được công bố bởi ngân hàng Nhà nước Trường hợp ngân hàng Nhà nướckhông công bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị đượcphép kinh doanh vàng theo luật định

1.1.3.2 Nguyên tắc kế toán tiền gửi ngân hàng

Tài khoản 112 dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng,giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn của doanh nghiệp tại ngân hàng Căn cứ

để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợhoặc bản sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ

nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…) (Ngô Thế Chi, 2010)

Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đốichiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kếtoán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngânhàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xácminh và xử lý kịp thời Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệchthì kế toán ghi sổ theo số liệu của ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bảnsao kê Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388)(nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK

338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu

Trang 18

của ngân hàng) Sang tháng sau,tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyênnhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ

Phải tổ chức hạch toán chi tiết số tiền gửi theo từng tài khoản ở ngân hàng

để tiện cho việc kiểm tra, đối chiếu

Khoản thấu chi ngân hàng không được ghi âm trên tài khoản tiền gửi ngânhàng mà được phản ánh tương tự như khoản vay ngân hàng

Khi phát sinh các giao dịch bằng ngoại tệ, kế toán phải quy đổi ngoại tệ raĐồng Việt Nam theo nguyên tắc:

Bên Nợ TK 1122 áp dụng tỷ giá giao dịch thực tế Riêng trường hợp rútquỹ tiền mặt bằng ngoại tệ gửi vào ngân hàng thì phải được quy đổi ra ĐồngViệt Nam theo tỷ giá ghi sổ kế toán của tài khoản 1122

Bên Có TK 1122 áp dụng tỷ giá ghi sổ Bình quân gia quyền

Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản 1122 là vàng được sử dụngvới các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại làhàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩmhoặc hàng hoá để bán Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theoquy định của pháp luật hiện hành

Tại thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanhnghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:

Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàngbằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanhnghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính Trường hợpdoanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giámua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giámua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệlàm căn cứ đánh giá lại

Vàng tiền tệ được đánh giá lại theo giá mua trên thị trường trong nước tạithời điểm lập Báo cáo tài chính Giá mua trên thị trường trong nước là giá muađược công bố bởi ngân hàng Nhà nước Trường hợp ngân hàng Nhà nước khôngcông bố giá mua vàng thì tính theo giá mua công bố bởi các đơn vị được phépkinh doanh vàng theo luật định

1.1.4 Hạch toán kế toán vốn bằng tiền

Để hạch toán tiền mặt tại quỹ kế toán sử dụng TK 111 “Tiền mặt”

Trang 19

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này được ban hành theo thông

tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Bên Nợ:

- Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý nhập quỹ;

- Số tiền mặt, ngoại tệ vàng bạc, kim khí quý, đá quý thừa ở quỹ phát hiệnkhi kiểm kê;

- Chênh lệch tăng tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ Bên Có:

Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý xuất quỹ;

-Số tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý thiếu hụt ở quỹ phát hiệnkhi kiểm kê;

- Chênh lệch giảm tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối

Số dư bên Nợ: Các khoản tiền mặt, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quýcòn tồn quỹ tiền mặt

Tài khoản 111 - Tiền mặt, có 3 tài khoản cấp 2:

-Tài khoản 1111 - Tiền Việt Nam: Phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tiềnViệt Nam tại quỹ tiền mặt

- Tài khoản 1112 - Ngoại tệ: Phản ánh tình hình thu, chi, chênh lệch tỷ giá

và số dư ngoại tệ tại quỹ tiền mặt theo giá trị quy đổi ra Đồng Việt Nam

- Tài khoản 1113 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trịvàng tiền tệ tại quỹ của doanh nghiệp

Phương pháp hạch toán tài khoản111- tiền mặt (Sơ đồ 1.1)

Trang 21

Hạch toán tiền gửi ngân hàng (TGNH) được thực hiện trên TK 112 –TGNH Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản này được ban hành theothông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra vàhiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam

- Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đanggửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam

- Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trịvàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.Phương pháp hạch toán (sơ đồ 1.2)

Trang 22

Sơ đồ 1.2: Hạch toán kế toán tiền gửi Ngân hàng (VNĐ)

Trang 23

và các hoạt động thu, chi của doanh nghiệp, kiểm tra và xử lý kịp thời những saisót, gian lận cũng như những tranh chấp có liên quan đến tiền mặt tại quỹ, kế toántiền mặt cần thực hiện các nội dung sau:

Một là, xác định hệ thống chứng từ cần sử dụng và thiết lập mẫu chứng từ

thống nhất là việc đưa ra (liệt kê) tất cả những loại chứng từ phục vụ cho hoạtđộng thu chi tiền mặt của doanh nghiệp được lãnh đạo doanh nghiệp chấp thuận.Việc xác định loại chứng từ nào là cần thiết và chứng từ nào không cần thiết đốivới doanh nghiệp

Hai là, hệ thống chứng từ tiền mặt được lựa chọn phải đảm bảo ba yếu tố:

- Phải phù hợp với qui định của pháp luật hiện hành về chứng từ kế toán

- Theo yêu cầu của đối tác: nếu doanh nghiệp có quan hệ giao dịch vớicác bên liên quan như ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng thì doanh nghiệpbuộc phải sử dụng thêm những chứng từ mà đối tác yêu cầu khi thanh toán

- Đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp: là những loại chứng từ cần dùngtrong nội bộ doanh nghiệp Sử dụng những chứng từ này chỉ nhằm mục đíchphục vụ cho việc tổng hợp số liệu của doanh nghiệp về việc thu chi tiền mặtđược nhanh chóng, chính xác, kịp thời hoặc để xác định trách nhiệm của từng cánhân đối với mỗi khoản tiền

* Doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán theo thông tư 133/2016/TT-BTChay thông tư 200/2014/TT-BTC thì các chứng từ kế toán đều thuộc loại hướngdẫn, không có chứng từ bắt buộc Các đơn vị có thể áp dụng chứng từ theo cácbiểu mẫu chứng từ dưới đây hoặc tự thiết kế phù hợp với đặc điểm hoạt động vàyêu cầu quản lý của từng doanh ngiệp và đảm bảo cung cấp những thông tin

Trang 24

theo quy định của Luật kế toán số 88/2015/QH13 và các văn bản sửa đổi, bổsung, thay thế.

Danh mục chứng từ kế toán tiền gồm:

+ Giấy đề nghị tạm ứng Mẫu số 03 – TT

+ Giấy thanh toán tiền tạm ứng Mẫu số 04-TT

+ Giấy đề nghị thanh toán Mẫu số 05-TT

+ Biên lai thu tiền Mẫu số 06 - TT

+ Bảng kê vàng bạc, đá quý Mẫu số 07 - TT

* Nội dung chứng từ kế toán vốn bằng tiền phải đảm bảo các nội dungchủ yếu sau:

- Tên, số hiệu chứng từ kế toán;

- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;

- Tên, địa chỉ của đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;

- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;

- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế tài chính ghi bằng số;tổng số tiền của nghiệp vụ kế toán ghi bằng số và ghi bằng chữ;

- Chữ ký, họ tên của người lập, người duyệt và những người có liên quanđến chứng từ kế toán

Tổ chức lập, thu nhận chứng từ:

- Lập chứng từ kế toán là việc sao chụp các nghiệp vụ kinh tế phát sinhvào chứng từ kế toán, phản ánh đầy đủ, chính xác nội dung nghiệp vụ kinh tế tàichính phát sinh lên chứng từ kế toán, bao gồm việc mô phỏng nghiệp vụ thu chibằng chữ và bằng tài khoản kế toán

- Chứng từ thu chi tiền mặt phải đảm bảo các yếu tố: tên chứng từ; ngàytháng lập chứng từ;tên, địa chỉ đơn vị, cá nhân nhận tiền (nộp tiền);lý do thu(chi) tiền; số tiền viết bằng số và viết bằng chữ;Chữ ký, họ và tên của người lập,người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán tiền mặt

Trang 25

- Thu nhận chứng từ kế toán là việc tiếp nhận, kiểm tra tính hợp pháp, hợp

lý, hợp lệ của chứng từ kế toán Kế toán tiền mặt khi thu nhận chứng từ cần lưu

Trong quá trình xử lý chứng từ kế toán tiền mặt cần lưu ý: Đối với nhữngchứng từ kế toán tiền mặt lập không đúng thủ tục, nội dung và chữ số không rõràng thì người chịu trách nhiệm kiểm tra hoặc ghi sổ phải trả lại, yêu cầu làmthêm thủ tục và điều chỉnh sau đó mới làm căn cứ ghi sổ Sau khi kiểm tra, nhânviên kế toán thực hiện việc tính toán lại số tiền trên chứng từ và ghi chép địnhkhoản để hoàn thiện chứng từ Chỉ khi nào chứng từ kế toán đã được kiểm tra vàhoàn chỉnh kế toán tiền mới sử dụng để làm căn cứ ghi sổ

Quy trình luân chuyển chứng từ kế toán tiền mặt thông thường diễn ranhư sau:

Bước 1: Bộ phận kế toán tiền tiếp nhận đề nghị thu – chi Chứng từ kèmtheo yêu cầu chi tiền có thể là: Giấy rút tiền, Giấy đề nghị thanh toán, giấy đềnghị tạm ứng, giấy thanh toán tiền tạm ứng, thông báo nộp tiền, hoá đơn, Chứng từ kèm theo yêu cầu thu tiền có thể là: Giấy nộp tiền vào tài khoản, giấythanh toán tiền tạm ứng, hoá đơn, hợp đồng,…

Bước 2: Kế toán đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu - chi, đảm bảo tínhhợp lý, hợp lệ (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ các

Trang 26

quy định, quy chế tài chính của công ty) Sau đó chuyển cho kế toán trưởng xemxét.

Bước 3: Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và cácchứng từ liên quan

Bước 4: Phê duyệt của ban lãnh đạo doanh nghiệp Căn cứ vào các quyđịnh và quy chế tài chính, quy định về hạn mức phê duyệt của Công ty

Bước 5: Lập chứng từ thu – chi Kế toán lập phiếu thu, phiếu chi Phiếuthu (Hoặc phiếu chi) do kế toán lập từ 2 đến 3 liên (đặt giấy than viết một lầnhoặc in theo mẫu quy định)

Sau khi lập xong chuyển cho kế toán trưởng ký duyệt

Bước 6: Ký duyệt chứng từ thu – chi: Kế toán trưởng ký vào Phiếu thu (Phiếu chi).Bước 7: Thực hiện thu – chi tiền

Khi nhận được Phiếu thu hoặc Phiếu chi (do kế toán lập) kèm theo chứng

từ gốc, thủ quỹ phải:

+ Kiểm tra số tiền trên Phiếu thu (Phiếu chi) với chứng từ gốc

+ Kiểm tra nội dung ghi trên Phiếu thu (Phiếu chi) có phù hợp với chứng từ gốc.+ Kiểm tra ngày, tháng lập Phiếu thu (Phiếu chi) và chữ ký của người có thẩm quyền.+ Kiểm tra số tiền thu vào hoặc chi ra cho chính xác để nhập hoặc xuấtquỹ tiền mặt

+ Cho người nộp tiền hoặc nhận tiền ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi.+ Thủ quỹ ký vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi và giao cho người nộp tiền,người nhận tiền 01 liên

+ Sau đó thủ quỹ căn cứ vào Phiếu thu hoặc Phiếu chi ghi vào Sổ Quỹ.+ Cuối cùng, 02 liên còn lại của Phiếu thu hoặc Phiếu chi sẽ được thủ quỹgiữ 01 liên và chuyển cho kế toán 01 liên

Trường hợp phiếu thu, phiếu chi gửi ra ngoài doanh nghiệp, liên gửi rangoài doanh nghiệp phải được đóng dấu

Phiếu thu, phiếu chi được đóng thành từng quyển và phải ghi số từngquyển dùng trong một năm Trong mỗi phiếu thu (phiếu chi), số của từng phiếuthu (phiếu chi) phải đánh liên tục trong một kỳ kế toán

* Tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán:

- Tiền mặt loại tài sản nhạy cảm, dễ xảy ra gian lận, sai sót, do đó chứng

từ kế toán sau khi sử dụng phải được đưa vào lưu trữ, bảo quản an toàn

- Để đảm bảo việc lưu trữ đúng thời gian quy định, kế toán tiền phải phânloại các chứng từ kế toán tiền mặt: chứng từ nào sử dụng trực tiếp để ghi sổ kếtoán, chứng từ nào không sử dụng trực tiếp để ghi sổ kế toán, chứng từ nào

Trang 27

dùng cho quản lý, điều hành của đơn vị, hay những chứng từ nào có tính chấtquan trọng liên quan đến tình hình kinh tế, quốc phòng an ninh,…

b Kế toán tiền gửi ngân hàng

Tương tự như kế toán tiền mặt, kế toán tiền gửi ngân hàng cũng cần thựchiện các nội dung sau:

- Xác định hệ thống chứng từ cần sử dụng theo mẫu thống nhất của BộTài chính

- Tổ chức lập, thu nhận chứng từ

- Xác định trình tự luân chuyển chứng từ

- Tổ chức lưu trữ, bảo quản chứng từ kế toán

- Căn cứ để hạch toán tiền gửi ngân hàng là các giấy báo Có, giấy báo Nợhoặc sao kê của ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệmthu, séc chuyển khoản, séc bảo chi )

Khi nhận được chứng từ của ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra đốichiếu với chứng từ gốc kèm theo Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toáncủa đơn vị, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của ngân hàng thì đơn

vị phải thông báo cho ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời

Trình tự luân chuyển chứng từ kế toán tiền gửi ngân hàng:

Bước 1 Bộ phận kế toán tiếp nhận đề nghị thu – chi Chứng từ kèm theoyêu cầu chi tiền (UNC) có thể là: Giấy đề nghị thanh toán, giấy đề nghị tạm ứng,giấy thanh toán tiền tạm ứng, thông báo nộp tiền, hoá đơn, hợp đồng, … Chứng

từ kèm theo yêu cầu thu tiền (UNT) có thể là: Giấy thanh toán tiền tạm ứng, hoáđơn, hợp đồng, biên bản thanh lý TSCĐ, biên bản góp vốn, …

Bước 2 Kế toán đối chiếu các chứng từ và đề nghị thu – chi, đảm bảo tínhhợp lý, hợp lệ (đầy đủ phê duyệt của phụ trách bộ phận liên quan và tuân thủ cácquy định, quy chế tài chính của công ty cũng như tuân thủ theo quy định về hóađơn chứng từ của pháp luật về thuế) Sau đó chuyển cho kế toán trưởng xem xét

Bước 3 Kế toán trưởng kiểm tra lại, ký vào đề nghị thanh toán và cácchứng từ liên quan

Trang 28

Bước 4 Phê duyệt của lãnh đạo doanh nghiệp: Căn cứ vào các quy định

và quy chế tài chính Các đề nghị chi/mua sắm không hợp lý, hợp lệ sẽ bị từ chốihoặc yêu cầu làm rõ hoặc bổ sung các chứng từ liên quan

Bước 5 Lập chứng từ thu – chi: Sau khi thực hiện kiểm tra sự đầy đủ củanhững chứng từ có liên quan thì kế toán tiến hành lập UNT, UNC

Bước 6 Ký duyệt chứng từ thu – chi: Sau khi lập xong chuyển cho kếtoán trưởng ký duyệt- Kế toán trưởng ký vào UNT, UNC trước khi chuyển cholãnh đạo doanh nghiệp để ký duyệt

Bước 7 Sau khi UNT, UNC được lập thì kế toán tiền gửi ngân hàng đếnngân hàng để giao dịch và ngân hàng sẽ đóng dấu vào UNT, UNC sau đó thực hiệngiao dịch theo lệnh thu, chi và lập giấy báo có, giấy báo nợ đưa lại cho kế toán

Bước 8 Sau khi bộ chứng từ đã hoàn thành thì kế toán dựa vào đó mà tiếnhành ghi vào sổ sách kế toán và lưu trữ chứng từ kế toán

1.1.5.2 Sổ sách

a Kế toán tiền mặt

Tổ chức hệ thống sổ kế toán tiền mặt là việc lựa chọn các loại sổ dùng đểtheo dõi, ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế tài chínhphát sinh liên quan đến hoạt động thu chi tiền mặt theo trình tự thời gian củadoanh nghiệp

Trong môi trường kế toán thủ công, sổ sách kế toán tồn tại dưới hình thứctrang sổ được đóng thành quyển Trong môi trường kế toán ứng dụng công nghệthông tin, sổ kế toán tồn tại dưới dạng các tập tin hoặc cơ sở dữ liệu gắn vớinhững phần mềm tính toán và xử lý cơ sở dữ liệu

Nội dung tổ chức hệ thống sổ kế toán bao gồm:

Một là, xây dựng hình thức kế toán:

Hình thức kế toán là những hướng dẫn cụ thể cho việc tổ chức hệ thống

sổ kế toán Tùy theo qui mô, đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh, yêu cầuquản lý, trình độ nghiệp vụ của nhân viên kế toán và khả năng trang bị cácphương tiện hỗ trợ kỹ thuật tính toán mà doanh nghiệp xây dựng hình thức kếtoán cho phù hợp

Hai là, các định các loại sổ cần sử dụng và thiết lập biểu mẫu:

Trang 29

Việc thiết lập các loại sổ và mẫu biểu của mỗi loại sổ cần phải thể hiệnđược cả thông tin tổng hợp lẫn thông tin chi tiết theo yêu cầu quản lý của doanhnghiệp liên quan đến các đối tượng kế toán tiền mặt luôn đáp ứng được yêu cầughi chép và lưu trữ thông tin liên quan đến các hoạt động thu chi tiền mặt trongdoanh nghiệp, thông thường hoạt động kế toán tiền mặt sử dụng các loại sổ sau:

- Sổ quỹ tiền mặt: Mẫu số S05a – DN

- Sổ kế toán chi tiết quỹ tiền mặt: Mẫu số S05b – DN

- Sổ chi tiết tài khoản 111: Mẫu số S20 – DN

- Sổ cái tài khoản 111: Mẫu số S03b – DN

Ba là, xây dựng mối quan hệ giữa các sổ:

- Xây dựng thứ tự khi có nghiệp vụ kinh tế phát sinh thì kế toán phải ghivào sổ nào trước, ghi vào sổ nào sau

- Xác định nguyên tắc khi đối chiếu, kiểm tra: Khi muốn xác định tínhchính xác của số liệu tiền mặt trên sổ kế toán này thì người kiểm tra có thể lấy

số liệu đó từ những sổ nào để đối chiếu

- Việc thiết lập mối quan hệ giữa các sổ giúp cho tổ chức công tác kế toántrong doanh nghiệp vận hành trôi chảy

b Kế toán tiền gửi ngân hàng

Việc tổ chức hệ thống sổ kế toán tiền gửi ngân hàng gồm các nội dung tương tự như kế toán tiền mặt Các sổ kế toán thường sử dụng:

- Sổ tiền gửi ngân hàng

- Sổ cái, sổ chi tiết tài khoản 112

- Các sổ kế toán tổng hợp tùy hình thức kế toán

c Trình tự ghi sổ kế toán

- Hình thức kế toán Nhật ký chung:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán Nhật ký chung là tất cả các nghiệp

vụ kinh tế tài chính phát sinh đều phải được ghi vào sổ nhật ký mà trọng tâm là

sổ Nhật ký chung, theo trình tự thời gian phát sinh và theo nội dung kinh tế củanghiệp vụ đó Sau đó lấy số liệu trên sổ Nhật ký để ghi Sổ cái theo từng nghiệp

vụ kinh tế phát sinh

Trang 30

Nguồn: Ngô Thế Chi (2010)

Sơ đồ 1.3: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức Nhật ký chung áp dụng

trong kế toán vốn bằng tiền

Ghi cuối tháng hoặc định kỳQuan hệ đối chiếu, kiểm tra

- Hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

Đặc trưng cơ bản của hình thức Nhật ký – sổ cái là các nghiệp vụ kinh tếphát sinh được kết hợp ghi chép theo trình tự thời gian và theo nội dung kinh tếtrên cùng một quyển sổ kế toán tổng hợp duy nhất là Nhật ký- sổ cái Căn cứ ghivào sổ Nhật ký- sổ cái là các chứng từ kế toán hoặc Bảng tổng hợp chứng từ kếtoán cùng loại

phát sinhBáo cáo tài chính

Chứng từ kế toán

Sổ, thẻ kế toánchi tiết

Trang 31

Nguồn: Ngô Thế Chi (2010)

Sơ đồ 1.4 : Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký – Sổ cái

trong kế toán vốn bằng tiền

Ghi cuối thángQuan hệ đối chiếu, kiểm tra

- Hình thức kế toán chứng từ ghi sổ;

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán chứng từ ghi sổ là căn cứ trực tiếp

để ghi sổ kế toán tổng hợp là "chứng từ ghi sổ"

Chứng từ ghi sổ do kế toán lập trên cơ sở từng chứng từ kế toán hoặcBảng tổng hợp chứng từ kế toán cùng loại, có cùng nội dung kinh tế Chứng từghi sổ được đánh số hiệu liên tục trong từng tháng hoặc cả năm (theo số thứ tựtrong Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ) và có chứng từ kế toán đính kèm, phải được

kế toán trưởng ký duyệt trước khi ghi sổ kế toán

Việc ghi sổ kế toán tổng hợp bao gồm:

- Ghi theo trình tự thời gian trên Sổ đăng ký chứng từ ghi sổ

- Ghi theo nội dung kinh tế trên Sổ cái

Nguồn: Ngô Thế Chi (2010)

Chứng từ kế toán

Bảng tổng hợp chứng từ

kế toán cùng loại

Sổ thẻ kế toánchi tiết TK112

Trang 32

Sơ đồ 1.5: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán chứng từ ghi sổ

trong kế toán vốn bằng tiền

Ghi cuối thángQuan hệ đối chiếu, kiểm tra

- Hình thức sổ kế toán Nhật ký - Chứng từ:

Tập hợp và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo bên Có củacác tài khoản kết hợp với các nghiệp vụ phát triển kinh tế theo đó các tài khoảnđối ứng Nợ

Kết hợp chặt chẽ việc ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình

tự thời gian với việc hệ thống các nghiệp vụ theo nội dung kinh tế

Kết hợp rộng rãi việc hạch toán tổng hợp với hạch toán chi tiết trên cùngmột sổ kế toán và trong cùng một chứng từ ghi chép

`

Nguồn: Ngô Thế Chi (2010)

Sơ đồ 1.6: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán Nhật ký - chứng từ

trong kế toán vốn bằng tiền

Ghi cuối thángQuan hệ đối chiếu, kiểm tra

- Hình thức kế toán trên máy vi tính:

Đặc trưng cơ bản của hình thức kế toán trên máy vi tính là công việc kế toánđược thực hiện theo một chương trình phần mềm kế toán trên máy vi tính Phầnmềm kế toán được thiết kế theo nguyên tắc của một trong bốn hình thức kế toán

Sổ cái TK

111, 112Báo cáo tài chính

Trang 33

hoặc kết hợp các hình thức kế toán quy định trên Phần mềm kế toán không hiển thịđầy đủ quy trình ghi sổ kế toán nhưng phải in được đầy đủ sổ kế toán và báo cáo tàichính theo quy định Các loại sổ của hình thức kế toán trên máy vi tính: Phầnmềm kế toán được thiết kế theo hình thức kế toán nào sẽ có các loại sổ của hìnhthức kế toán đó nhưng không hoàn toàn giống mẫu sổ kế toán ghi bằng tay.

Nguồn: Ngô Thế Chi (2010)

Sơ đồ 1.7: Trình tự ghi sổ kế toán theo hình thức kế toán trên máy vi tính

trong kế toán vốn bằng tiền.

In sổ, báo cáo cuối tháng, cuối nămQuan hệ đối chiếu, kiểm tra

1.1.5.3 Báo cáo kế toán

- Tổ chức lập báo cáo:

-Sổ Cái TK 111,112-Số chi tiết TK 111,112

Phần mềm kếtoán

Bảng tổng hợp

chứng từ kế

toán

Máy vi tính

Trang 34

Báo cáo kế toán cần được lập được đầy đủ, kịp thời đúng theo yêu cầuquản lý sẽ giúp cho việc phân tích, đánh giá tình hình được đúng đắn, làm chocông tác quản lý của doanh nghiệp có được hiệu quả ngày cao hơn.

b Kế toán tiền gửi ngân hàng

Tương tự như kế toán tiền mặt, tùy theo yêu cầu quản trị của mỗi doanhnghiệp, kế toán lập báo cáo tiền gửi ngân hàng hằng ngày, hàng tháng hoặc hàngquý theo yêu cầu của lãnh đạo doanh nghiệp Báo cáo cung cấp thông tin về cácgiao dịch thu, chi qua ngân hàng và số dư trong tài khoản, chi tiết theo từngngân hàng để thuận tiện cho việc theo dõi và đối chiếu

1.2 Kinh nghiệm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền của một số doanh nghiệp

và bài học rút ra cho công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

1.2.1 Kinh nghiệm hoàn thiện kế toán vốn bằng tiền

1.2.1.1 Kinh nghiệm của công ty Cổ phần Sông Hồng số 6 Chi nhánh số 1

Nghiên cứu của Lã Thị Uyên (2017) tại công ty Cổ phần Sông Hồng số 6Chi nhánh số 1 đã cho thấy một số những ưu điểm nổi bật trong tổ chức công tác

kế toán vốn bằng tiền mà công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger có thểtham khảo vận dụng như:

+ Chi nhánh tổ chức bộ máy kế toán theo mô hình tập trung, phòng tàichính kế toán thực hiện toàn bộ công tác kế toán của chi nhánh công ty, các trạmsản xuất thành viên bố trí các kế toán viên làm nhiệm vụ ghi chép ban đầu, thuthập số liệu giản đơn gửi về phòng tài chính kế toán, kế toán trưởng trực tiếpphụ trách phòng kế toán Chi nhánh

+ Hiện nay Chi nhánh đang áp dụng đúng chế độ kế toán được quy địnhtheo Thông tư 200/2014/TT - BTC ban hành ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính

về hệ thống chứng từ kế toán

+ Kế toán tổng hợp đã mở tương đối đầy đủ hệ thống sổ sách kế toán theohình thức Nhật ký chung Các số liệu trên sổ sách có tính đối chiếu cao, đáp ứngkịp thời và đầy đủ nhu cầu về vốn cho kinh doanh

+ Để phù hợp với đặc điểm kinh doanh và hạch toán, công ty đã tiến hành

mở những tài khoản chi tiết cho từng phần hành kế toán của doanh nghiệp tạonên sự thuận lợi trong công tác quản lý của đơn vị

Trang 36

1.2.1.2 Kinh nghiệm của công ty cổ phần thương mại tổng hợp Hồng Doanh

Nghiên cứu của Hán Mỹ Lệ (2016) cho thấy những điểm nổi bật trong tổchức công tác kế toán vốn bằng tiền mà công ty cổ phần bia rượu nước giải khátViger có thể tham khảo vận dụng như:

- Để đứng vững trong nền kinh tế hiện nay, ban lãnh đạo công ty cùng toànthể đội ngũ công nhân viên luôn cố gắng hoàn thành tốt nhiệm vụ Bộ máy kếtoán của công ty được tổ chức tương đối gọn nhẹ, mỗi kế toán viên đều đượcphân công công việc rõ ràng Trình độ nhân viên không ngừng được nâng cao,thường xuyên được đào tạo và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn

- Đội ngũ cán bộ kế toán có trình độ, nhiệt tình, trung thực được bố trí hợp

lý, tạo điều kiện nâng cao tinh thần trách nhiệm trong công việc, đáp ứng đượcyêu cầu về công tác hạch toán nói chung và công tác hạch toán vốn bằng tiền nóiriêng Với việc bố trí bộ máy kế toán đã giúp cho các thành viên trong bộ máy

kế toán có sự học hỏi, trao đổi kinh nghiệm với nhau, đoàn kết, hòa đồng hợptác tạo niềm tin vững chắc trong toàn thể công nhân viên của công ty

- Phòng kế toán sử dụng hệ thống sổ sách tương đối đầy đủ, việc ghi chép

và mở sổ sách rõ ràng, rành mạch và theo quy định của bộ tài chính Chứng từđược lập và nhận, ghi chép kịp thời các nghiệp vụ kinh tế phát sinh Phân loại,tập hợp những chứng từ theo từng nghiệp vụ và phản ánh vào sổ sách Khóa sổ

kế toán khi kết thúc kì kế toán Lập báo cáo tài chính theo mỗi niên độ kịp thời.Công tác ghi sổ kế toán đơn giản, sửa chữa kịp thời các sai phạm Các sổ chi tiết

và nhật kí chung được ghi chép phản ánh trên chứng từ gốc, tạo điều kiện thuậnlợi cho công tác kiểm tra, đối chiếu

- Thêm vào đó, ban lãnh đạo công ty còn có các hình thức khen thưởng kịpthời cho các cá nhân có thành tích tốt trong công ty nói chung và bộ máy kế toánnói riêng Điều này góp phần làm nhân viên của công ty luôn cố gắng hoànthành công việc tốt nhất, giúp giảm nguy cơ tham nhũng trong bộ máy kế toán

1.2.2 Bài học rút ra cho công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

Qua những tham khảo kinh nghiệm rút ra được từ các doanh nghiệp trên,bài học rút ra cho công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger là:

Trang 37

Một là, để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho công tác kế toán vốn bằng tiền

tại công ty, ban lãnh đạo công ty cần có những quy định, chính sách, tổ chức bộmáy quản lý công ty nói chung và bộ máy kế toán nói riêng một cách toàn diệnnhất

Hai là, cần chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn cho các kế toán viên,

đôn đốc bộ máy kế toán thực hiện việc tổ chức công tác kế toán theo đúng chế

độ kế toán mới nhất

Ba là, cần có những hình thức khen thưởng kịp thời để tạo không khí làm

việc có trách nhiệm cho nhân viên, tránh tình trạng tham ô, tham nhũng, cố tìnhlàm sai quy định dẫn đến những hậu quả đáng tiếc

Trang 38

Chương 2 THỰC TRẠNG KẾ TOÁN VỐN BẰNG TIỀN TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN BIA RƯỢU

NƯỚC GIẢI KHÁT VIGER 2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger

Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn với tổng nguồn vốn ban đầu là 19 tỷđồng Trong đó nguồn vốn Nhà nước tại DN là 9.810.000.000 đồng, các nguồnvốn khác là 8.190.000.000 đồng

Công ty cổ phần bia rượu và nước giải khát Viger trước đây là nhà máyĐường Việt Trì, được xây dựng năm 1958 trong cụm công nghiệp phía Namthành phố Việt Trì Đến năm 1960 đi vào sản xuất vụ mía đường đầu tiên Trảiqua 50 năm xây dựng và phát triển, công ty đã gắn bó với ngành mía đường.Đến năm 2003, đo nguồn nguyên liệu mía đường không đủ cho chế biến đường

Trang 39

nên công ty được Nhà nước cho phép dừng sản xuất đường để chuyển sanghưởng sản xuất kinh doanh Sau khi dừng sản xuất mía đường, công ty tập trungvào sản xuất bia, rược các loại Năm 2007, công ty hoạt động theo mô hình công

ty cổ phần và được chuyển đổi từ doanh nghiệp Nhà nước Công ty đã trải quacác giai đoạn phát triển như sau:

Giai đoạn 1: Từ năm 1958 đến năm 1972 – thời kì đầu thành lập

Cùng với sự ra đời của khu Công nghiệp Việt Trì, nhà máy đường Việt Trì– tiền thân của Công ty bia rượu Viger - được thành lập năm 1958 và chính thức

đi vào hoạt động vụ sản xuất đầu tiên năm 1960-1961 với công suất thiết kế banđầu là 350 tấn mía/ngày và 3000 lít cồn 96o/ngày

Giai đoạn 2: Từ năm 1972 đến năm 1985 – mở rộng sản xuất

Năm 1972, Trung Quốc giúp nhà máy cải tạo, mở rộng sản xuất, nâng caocông suất chế biến đường lên 500 nghìn tấn mía/ngày Sau đó trong quá trìnhphát triển của mình, nhà máy đã mở rộng sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm và đãxây dựng, lắp đặt thêm một dây chuyền sản xuất bia với công suất thiết kế 1triệu lít/năm

Giai đoạn 3: Từ năm 1985 đến nay - diện mạo mới, thành công hơn.Năm 1989, Nhà máy đường Việt Trì được đổi tên thành Xí nghiệp Đường RượuBia Việt Trì

Ngày 03 tháng 02 năm 1997, Xí nghiệp Đường Rượu Bia Việt Trì đượcđổi tên thành Công ty Đường Rượu Bia Việt Trì và được bàn giao về Tổng công

ty mía đường I Ngày 20 tháng 10 năm 2003, Công ty được đổi tên thành Công

ty bia rượu Viger và bắt đầu từ ngày 01 tháng 01 năm 2007 là công ty cổ phầnbia rượu nước giải khát Viger

Năm 2006, công ty có thực hiện thêm hợp đồng sản xuất gia công bia đóngchai cho công ty Cổ phần bia rượu nước giải khát Sài Gòn Đây cũng là mộthướng đi mới của công ty trong khi phát huy được hết công suất của day truyềnsản xuất, tăng thêm năng suất lao động cũng như thu nhập cho công nhân viên

Hiện tại công ty có một nhà máy bia công suất 15 triệu lít /năm; một nhà máy

Trang 40

Sau gần 27 năm xây dựng và trưởng thành công ty đã không ngừng pháttriển cả về quy mô và công nghệ sản xuất khẳng định được chỗ đứng vững chắctrên thị trường bia ở Phú Thọ Đến nay công ty đã có hơn 100 cán bộ công nhânviên trong đó chiếm phần lớn là đội ngũ công nhân thành thạo công nghệ và độingũ chuyên gia kĩ thuật ở trình độ cao.

2.1.3 Ngành nghề kinh doanh

Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger là doanh nghiệp chuyênsản xuất kinh doanh đồ uống chủ yếu là bia Viger phục vụ cho nhu cầu ngườitiêu dùng, bên cạnh đó còn là các sản phẩm khác như rượu, cồn Hiện tại, Công

ty có sản xuất bia và mạch nha ủ men bia; sản xuất nước giải khát có ga vàkhông có ga; đồ uống không cồn; đồ uống có cồn được chưng cất hoặc pha chếcác loại rượu mạnh: rượu Whisky, rượu Gin, rượu mùi, đồ uống hỗn hợp…; Phachế các loại rượu mạnh đã chưng cất; sản xuất rượu mạnh trung tính…

Trong quá trình sản xuất kinh doanh, công ty có tham gia kinh doanh dịch

vụ vận tải nhằm phục vụ việc vận chuyển hàng hóa do công ty sản xuất đi tiêuthụ tại các thị trường, nằm giảm chi phí vận chuyển, tiết kiệm chi phí đồng thờiđứa sản phẩm phát triển sau rộng hơn, vươn xa hơn cũng như tạo được thươnghiệu cho riêng mình

Mặt hàng kinh doanh chính của công ty là các sản phẩm: Bia hơi, bia chai,cồn và rượu được sản xuất trên dây chuyền công nghệ của Cộng hòa liên bangĐức đã được người tiêu dùng tín nhiệm và sử dụng trong nhiều năm vừa qua Đểđảm bảo uy tín và chất lượng sản phẩm công ty đã áp dụng hệ thống quản lýchất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001-2000 và được tổ chức tư vấn quản lý chấtlượng quốc tế Vương quốc Anh công nhận Sản phẩm của công ty đã được nhiềuHuy chương vàng tại các hội chợ triển lãm trong nước, được bình chọn là hàngchất lượng cao trong nhiều năm vừa qua

2.1.4 Tổ chức bộ máy quản lý

Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger là một đơn vị độc lập có tưcách pháp nhân Công ty đã thành lập cơ cấu bộ máy theo mô hình trực tuyến chứcnăng Theo cơ cấu này giám đốc trực tiếp điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh

Ngày đăng: 08/12/2018, 20:35

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Bộ Tài Chính (2014), Thông tư số 200/2014/TT/BTC về chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành ngày 22 tháng 12 năm 2014 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Thông tư số 200/2014/TT/BTC
Tác giả: Bộ Tài Chính
Năm: 2014
2. Bộ Tài Chính (2015), Hệ thống tài khoản kế toán, Nxb Lao động, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hệ thống tài khoản kế toán
Tác giả: Bộ Tài Chính
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2015
3. Bộ Tài Chính (2017), Chế độ kế toán doanh nghiệp, Nxb Tài chính, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chế độ kế toán doanh nghiệp
Tác giả: Bộ Tài Chính
Nhà XB: Nxb Tài chính
Năm: 2017
4. Bộ Tài Chính (2017), Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán doanhnghiệp, Nxb Kinh tế, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hướng dẫn thực hành chế độ kế toán doanhnghiệp
Tác giả: Bộ Tài Chính
Nhà XB: Nxb Kinh tế
Năm: 2017
5. Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger (2016), Báo cáo tài chính năm 2015, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chínhnăm 2015
Tác giả: Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger
Năm: 2016
6. Công ty cổ phần bia rượu nước giải khát Viger (2017a), Báo cáo tài chính năm 2016, Phú Thọ Sách, tạp chí
Tiêu đề: Báo cáo tài chínhnăm 2016

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w