Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước. Để quyết định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành một cách chính xác, đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề ra quy trình thực hiện quyết định. Trong quy trình đó không thể thiếu được hoạt động thanh tra, kiểm tra. Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; để kiểm nghiệm lại chính nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, hoạt động thanh tra càng trở nên cần thiết. Hiện nay, cách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ngừng tăng và đang dần khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế. Bên cạnh với việc thu hút đầu tư, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý, giám sát tình hình thực hiện các quy định pháp luật của những doanh nghiệp này. Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật lao động tại các Doanh nghiệp hiện nay, em đã quyết định chọn đề tài: “ Thực trạng công tác thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương” để làm tiểu luận môn thanh tra lao động. Trong bài viết không tránh khỏi những hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo. Em xin chân thành cảm ơn
Trang 1MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG 1
1.1 Khái niệm thanh tra lao động 1
1.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra lao động 1
1.2.1 Chức năng của Thanh tra lao động 1
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động 1
1.3 Mục đích của Thanh tra lao động 2
1.4 Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động 2
1.5 Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động 2
1.6 Hình thức hoạt động của thanh tra lao động 3
1.7 Phương thức hoạt động của thanh tra lao động 3
1.8 Nội dung thanh tra 3
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG 4
2.1 Giới thiệu tổng quan các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương 4
2.1.1 Tổng quan các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Hải Dương 4
2.1.2 Đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong phát triển nền kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương 4
2.2 Thực trạng công tác thanh tra thực hiện về pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương 5
2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra 5
2.2.2 Cơ cấu tổ chức Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội Tỉnh Hải Dương 5
2.2.3 Trình độ chuyên môn của lực lượng thanh tra lao động tỉnh Hải Dương .5
Trang 22.2.4 Hình thức thanh tra lao động 6
2.2.5 Nội dung thanh tra 6
2.2.6 Kết quả chung 7
2.3 Đánh giá chung 8
2.3.1 Mặt đạt được 8
2.3.2 Mặt hạn chế 8
CHƯƠNG 3 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP 10
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Trang 3LỜI MỞ ĐẦU
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý Nhà nước Để quyết định quản lý Nhà nước được các cơ quan, tổ chức và cá nhân chấp hành một cách chính xác, đầy đủ thì các cơ quan, cá nhân đã ban hành quyết định phải đề ra quy trình thực hiện quyết định Trong quy trình đó không thể thiếu được hoạt động thanh tra, kiểm tra Thanh tra, kiểm tra là để đánh giá, nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; để kiểm nghiệm lại chính nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải huỷ bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay, hoạt động thanh tra càng trở nên cần thiết Hiện nay, cách doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ngừng tăng và đang dần khẳng định được vị thế của mình trong nền kinh tế Bên cạnh với việc thu hút đầu tư, Việt Nam cũng đang phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý, giám sát tình hình thực hiện các quy định pháp luật của những doanh nghiệp này
Nhận thấy được vai trò cũng như tầm quan trọng của công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật lao động tại các Doanh nghiệp hiện nay, em đã quyết định chọn
đề tài: “ Thực trạng công tác thanh tra thực hiện pháp luật lao động tại các Doanh
nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài FDI trên địa bàn tỉnh Hải Dương” để làm tiểu
luận môn thanh tra lao động Trong bài viết không tránh khỏi những hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý của thầy giáo
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 4CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1 Khái niệm thanh tra lao động
Căn cứ Nghị định số 39/2013/NĐ-CP, theo đó: Thanh tra lao động là tổ chức thanh tra thuộc ngành lao động, ở Trung ương có Thanh tra Bộ Lao động –Thương binh
và Xã hội, Thanh tra Tổng Cục dạy nghề Ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
có Thanh tra Sở Lao động-Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về lao động, thương binh và xã hội trong phạm vi quản lý Nhà nước theo quy định của pháp luật
1.2 Chức năng; nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra lao động
1.2.1 Chức năng của Thanh tra lao động
Theo Điều 1, Nghị định số 614/2013/NĐ-LĐTBXH ngày 16 tháng 04 năm 2013 quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra Bộ
Thanh tra Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội (gọi tắt là thanh tra Bộ) là cơ quan thuộc Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, có chức năng giúp Bộ trưởng thực hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra hành chính đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ; phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật
1.2.2 Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động
Theo điều 7, Nghị định số 39/2013/NĐ –CP, Thanh tra Bộ Lao động -Thương binh
và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn sau:
- Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các thanh tra viên, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành Lao động - Thương binh và Xã hội
- Tuyên truyền, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc Bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra
Trang 5- Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
- Nghiên cứu khoa học về thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
- Hợp tác quốc tế về công tác thanh tra trong lĩnh vực lao động, thương binh và xã hội
- Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Lao động -Thương binh
và Xã hội theo quy định của pháp luật
- Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật
1.3 Mục đích của Thanh tra lao động
Mục đích hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý,
chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện
pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp
cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân
tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân (Căn cứ theo điều 2, luật Thanh tra 2010)
1.4 Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
- Hoạt động của thanh ngành Lao động – Thương binh và Xã hội phải tuân theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp thời
- Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thành tra; hoạt động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do thanh tra viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập
[Điều 4, nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2013 quy định
về hoạt động tổ chức của thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã hội]
1.5 Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động
- Các cơ quan thanh tra nhà nước: Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và
Xã hội; Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
Trang 6- Các cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành: Tổng cục dậy nghề; Cục quản lý lao động ngoài nước
( Điều 5 , Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2013 quy định
về tổ chức và hoạt đông của Thanh tra lao động – Thương binh và Xã hội)
1.6 Hình thức hoạt động của thanh tra lao động
- Thành tra được thực hiện với hình thức thanh tra theo chương trình, kế hoạch hoặc đột xuất
- Thanh tra theo chương trình kếhoạch sau khi được Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hoặc giám đốc sở phê duyệt
- Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân
có dấu hiệu vi phạm pháp luật về an toàn vệ sinh lao động; theo yêu cầu việc giải quyết khiếu lại, tố cáo do thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao
1.7 Phương thức hoạt động của thanh tra lao động
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ trách vùng thông qua phiếu kiểm tra ( Quyết định số 01/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng, quyết định 02/2006/QĐ-BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 của
bộ Lao Động - Thương binh và Xã hội về việc ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động
1.8 Nội dung thanh tra
- Tuyển dụng và đào tạo lao động
- Thực hiện hợp đồng lao động
- Thỏa ước lao động tập thể
- Thời giờ làm việc thời giờ nghỉ ngơi
- Tiền lương và trả công lao động
- An toàn lao động, vệ sinh lao động
- Lao động đặc thù
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
- Bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm thất nghiệp
- Tranh chấp lao động
- Khiếu nại lao động
Trang 7CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA THỰC HIỆN PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ
NƯỚC NGOÀI (FDI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HẢI DƯƠNG
2.1 Giới thiệu tổng quan các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại tỉnh Hải Dương
2.1.1 Tổng quan các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Hải Dương
Trong 6 tháng đầu năm 2014, Hải Dương đã thu hút được 390 triệu USD đầu tư nước ngoài, tăng 3,9 lần so với cùng kỳ năm 2013
Đặc biệt, một số doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã tăng vốn đầu tư để mở rộng sản xuất kinh doanh với số vốn tăng thêm là 88 triệu USD
Tính đến nay, trên địa bàn tỉnh Hải Dương có 271 dự án đầu tư nước ngoài đến từ
23 quốc gia và vùng lãnh thổ với số vốn đăng ký là trên 6,2 tỷ USD, trong đó lượng vốn đầu tư ước đạt trên 2,7 tỷ USD, đạt 44% tổng số vốn đăng ký
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã thu hút trên 1,3 vạn lao động trực tiếp và hàng vạn lao động gián tiếp khác
2.1.2 Đóng góp của các doanh nghiệp FDI trong phát triển nền kinh tế-xã hội tỉnh Hải Dương
- Đầu tư nước ngoài tạo thêm một kênh quan trọng trong việc huy động vốn, làm tăng lượng vốn đầu tư xã hội tại địa bàn, góp phần tăng trưởng kinh tế địa phương
Tỷ lệ đóng góp của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong GDP của tỉnh tăng dần qua các năm: năm 20011: 17,7%, năm 2013: 18,3%, năm 2015: 19,1%
Cơ cấu giá trị sản xuất của khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài trong tổng giá trị sản xuất toàn Tỉnh cũng tăng dần từ 33,4% năm 2013 lên 35,2% năm 2015
- Thu từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài cũng ngày càng tăng, đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách nhà nước tại địa bàn Năm 2015 chỉ tính riêng thu nội địa, khu vực kinh tế này đã đóng góp trên 1700 tỷ đồng, chiếm 1/3 tổng thu ngân sách nội địa tại địa bàn tỉnh
Trang 8- Các doanh nghiệp FDI phát triển đã góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp trong tỉnh Các doanh nghiệp này cũng góp phần đào tạo một đội ngũ cán
bộ, công nhân lành nghề Đây là một kênh hết sức quan trọng tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Các doanh nghiệp FDI tại địa bàn hiện đang thu hút khoảng 128.000 lao động trực tiếp tại các doanh nghiệp cùng hàng ngàn lao động gián tiếp khác
2.2 Thực trạng công tác thanh tra thực hiện về pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
2.2.1 Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Thanh tra Sở lao động - thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương Thanh tra sở là cơ quan của sở, giúp Giám đốc Sở tiến hành thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật Thanh tra sở được thành lập để thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước theo ủy quyền của Ủy ban nhân dân cùng cấp hoặc theo quy định của pháp luật Thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương là một phòng chức năng trong cơ cấu tổ chức của Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Hải Dương
2.2.2 Cơ cấu tổ chức Thanh tra Sở lao động – thương binh và xã hội Tỉnh Hải Dương
Cơ cấu tổ chức hiện nay của cơ quan thanh tra Sở lao động thương binh xã hội tỉnh Hải Dương là 5 đồng chí, trong đó: Chánh Thanh tra Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức sau khi thống nhất với Chánh Thanh tra tỉnh Chánh thanh tra Sở chịu trách nhiệm quản lý chung 2 Phó Chánh thanh tra: thực hiện các nhiệm
vụ của Thanh tra sở và nhiệm vụ đột xuất khi lãnh đạo giao Tuy nhiên có sự phân công hợp lý Thanh tra viên, cán bộ giúp Chánh thanh tra, phó Chánh thanh tra trong quá trình giải quyết các lĩnh vực được phân công
2.2.3 Trình độ chuyên môn của lực lượng thanh tra lao động tỉnh Hải Dương
Tất cả Thanh tra viên đều có trình độ Cao Đẳng, Đại học trở lên, có kiến thức Nhà nước và am hiểu pháp luật Tuy nhiên mới chỉ có một Thanh tra viên có kiến thức sâu về chuyên ngành lao động, còn lại là được luân chuyển công tác từvị trí chức danh tương đương chuyển sang
Trang 92.2.4 Hình thức thanh tra lao động
Thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở lao động – thương binh và xã hội tỉnh ra quyết định Thanh Tra và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại các doanh nghiệp
2.2.5 Nội dung thanh tra
Theo quyết định của Giám đốc sở lao động thương binh và xã hội tỉnh Hải Dương
về việc thành lập đoàn Thanh tra tiến hành Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về các vấn đề cụ thể sau:
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về việc làm
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về học nghề
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về hợp đồng lao động
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thỏa ước lao động tập thể
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về tiền lương
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về an toàn lao động, vệ sinh lao động -Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về những quy định riêng đối với lao động nữ,
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác;
-Thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động công đoàn
-Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về giải quyết tranh chấp lao động -Hoạt động thanh tra lao động
Trang 102.2.6 Kết quả chung
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Hải Dương đã triển khai, thực hiện nhiệm vụ được giao từ đầu năm 2016 đến hết tháng 06 năm 2016 Tiến hành các cuộc thanh tra, kiểm tra; xác minh khiếu nại tố cáo; điều tra vụ tai nạn lao động nặng, chết người, tại 5/8 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài(FDI) Đã hoàn thành nhiệm vụ trong đó phát hiên nhiều sai phạm nghiêm trọng:
Các cuộc thanh tra được tiến hành từ đầu năm 2016 đến hết tháng 6 năm 2016, với
7 lần thanh tra và kiểm tra.Qua kiểm tra tại 5/8 doanh nghiệp FDI, đoàn thanh tra
đã ghi nhận những nội dung doanh nghiệp thực hiện tốt hoặc chưa tốt Trong đó đã chỉ ra 149 sai phạm của 05 doanh nghiệp và đã yêu cầu doanh nghiệp khắc phục ngay những vi phạm có nguy cơ mất an toàn lao động, cố tình thực hiện sai quy định của pháp luật về lao động
-Theo kết luận thanh tra, tỉnh Hải Dương có 1.408 lao động, trong đó có 845 lao động làm các công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động, 51 lao động
là người nước ngoài Tuy nhiên, có một số doanh nghiệp chưa thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình tuyển dụng và sử dụng lao động 6 tháng đầu năm và cả năm với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương
-Ngoài ra có 5/8 doanh nghiệp chưa thực hiện báo cáo định kỳ về tình hình sử dụng lao động, báo cáo định kỳ về tình hình tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp 6 tháng đầu năm và hàng năm với cơ quan quản lý nhà nước về lao động địa phương
-Về chế độ bảo hiểm xã hội đối với người lao động, có 1/8 DN nợ tiền bảo hiểm xã hội với tổng số tiền hơn 9,4 tỉ đồng
-Về thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi: thì có cả 8/8 doanh nghiệp vi phạm luật lao động, đặc biệt đã bắt công nhân tăng ca trái với quy định của pháp luật rất nghiêm trọng
- Đối với sử dụng lao động nữ: đuổi việc, sa thải đối với công nhân nữ nghỉ phép sau khi sinh có 1/8 doanh nghiệp vi phạm
-Về an toàn vệ sinh lao động: thì 8/8 doanh nghiệp chưa đáp ứng được yêu cầu cầu,
-Về trách nhiệm vật chất đối với người lao động: cả 8/8 doanh nghiệp đều thờ ơ với 38 vấn đề gây tổn thất nghiêm trọng mà chưa giải quyết hậu quả mình gây ra cho người lao động