Biểu hiện của kỳ thị và phân biệt đối xử với người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIVAIDS tại xã Yên Cường huyện Bắc Mê Tỉnh Hà Giang, Những biểu hiện của kỳ thị trong gia đình, trường học, y tế, công việc, ...
Trang 1TIỂU LUẬN HIV
Tên đề tài: BIỂU HIỆN CỦA KỲ THỊ VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA HIV/AIDS TẠI XÃ YÊN CƯỜNG HUYỆN BẮC MÊ
TỈNH HÀ GIANG
Lý do chọn đề tài
Dịch HIV/AIDS đã trở thành mối quan tâm của các quốc gia trên thế giới từ nhiều năm nay, trong đó có Việt Nam Đại dịch này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế, xã hội, đến cuộc sống của cá nhân, gia đình và cộng đồng bất chấp các nỗ lực của quốc gia và quốc tế trong phòng chống sự lây lan HIV/AIDS Hiện nay số người nhiễm HIV/AIDS đang ở mức cao
Trong những năm gần đây, số người nhiễm HIV và người chết do AIDS đã giảm Song ở Việt Nam những người bị nhiễm HIV vẫn còn chịu sự kỳ thị, xa lánh của cộng đồng, đây là một trong những nguy cơ khiến cho dịch có thể tái diễn và phát triển nhanh hơn Nhiều người cho rằng, HIV/AIDS có thể lây qua tiếp xúc, ăn uống, giao tiếp nên càng có thái độ kỳ thị, phân biệt đối xử Đó chính là nguyên nhân khiến người bệnh lo sợ, che giấu và nguy cơ lây lan càng cao, sự kiểm soát, điều trị sẽ càng khó khăn hơn Theo báo cáo của Trung tâm Phòng, chống
HIV/AIDS tỉnh, tính đến hết tháng 8-2018, lũy tích HIV là 2.340 người; trong đó,
số trường hợp nhiễm HIV còn sống là 1.527,813 người đã tử vong do AIDS Đến nay, 123/141 xã, phường, thị trấn đã phát hiện người nhiễm HIV, người bệnh chủ yếu trong độ tuổi từ 0 - 15 (1%); 16 - 24 tuổi (18%); 25 - 49 (79%); trên 50 tuổi (2%) Đáng lưu ý, số ca nhiễm HIV/AIDS không chỉ tập trung trong nhóm người
có hành vi nguy cơ cao như tiêm chích ma túy, mại dâm mà đã xuất hiện ở phụ nữ mang thai, trẻ em, bệnh nhân lao
Nguyên nhân lây nhiễm HIV/AIDS hiện nay chủ yếu là lây qua đường tình dục Đó cũng là nguyên nhân chính làm lây truyền HIV ở Phú Thọ vừa được phát hiện thời gian qua làm cho 43 người bị nhiễm và nhiều trường hợp đã chuyển qua giai đoạn AIDS Hiện nay nước ta đã có rất nhiều nỗ lực can thiệp trong hỗ trợ dự
Trang 2phòng, chăm sóc, điều trị cho người nhiễm HIV/AIDS: chương trình giáo dục, truyền thông thay đổi hành vi phòng lây nhiễm HIV/AIDS; Chương trình chăm sóc, hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, chương trình dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS
từ mẹ sang con; chương trình an toàn truyền máu, chương trình chống kỳ thị và phân biệt đối xử với người có HIV/AIDS,…
Từ khi phát hiện ca nhiễm HIV đầu tiên tại Việt Nam năm 1990, Việt Namcùng với thế giới đã nỗ lực không ngừng để ngăn chặn sự lây lan của virus HIV và
đã từng bước thay đổi chiến lược truyền thông để giảm kỳ thị và phân biệt đối xửvới những người sống với HIV/AIDS Tuy nhiên trên thực tế, sự kỳ thị và phânbiệt đối xử với những người nhiễm HIV vẫn còn tồn tại ở khắp nơi: tại gia đình, cơquan, xí nghiệp, trường học, bệnh viện và những nơi công cộng khác, trong các bốicảnh khác nhau thể hiện dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau Kỳ thị vàphân biệt đối xử có thể biểu hiện công khai hoặc ngấm ngầm, thô bạo hoặc tế nhị,
ở nhiều hoàn cảnh khác nhau, dưới nhiều hình thức và mức độ khác nhau
Người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS luôn mặc cảm về bản thân, rấtcần đến sự giúp đỡ của công tác xã hội về hỗ trợ họ trong việc ổn định tâm lý, táihòa nhập với xã hội, tham gia chăm sóc sức khỏe y tế, tìm việc làm… Việc chămsóc, trợ giúp người nhiễm HIV/AIDS sẽ được coi là toàn diện nếu như họ đượcchăm sóc hỗ trợ cả về mặt y tế, sức khỏe và xã hội Công tác xã hội với người cóHIV là một trong những hoạt động thiết thực và đặc biệt quan trọng Hoạt độngnày không chỉ trợ giúp cho người có HIV/AIDS vươn lên đấu tranh với bệnh tật
mà còn giúp phát hiện sớm HIV và góp phần quan trọng trong ngăn ngừa sự lâynhiễm HIV Bên cạnh đó, công tác xã hội với người có HIV giúp nhân viên xã hộikết nối các nguồn lực trợ giúp cho thân chủ Huy động sự tham gia của người dânvào công tác phòng chống HIV Giúp cho mọi người nhận thức sâu sắc hơn vềHIV, Người nhiễm và ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, công tác phòng tránh HIV vàcách chăm sóc người có HIV để hạn chế việc kỳ thị và phân biệt đối xử với người
có HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV
Yên Cường là xã phía đông của huyện Bắc Mê tỉnh Hà Giang Đây là một xãđặc biệt khó khăn Mặc dù dân số ít nhưng địa bàn phức tạp, trình độ dân trí thấp,đời sống nhân dân gặp nhiều khó khăn Đó chính là những nguyên nhân hàng đầudẫn đến tình trạng không hiểu rõ về HIV/AIDS, người dân chỉ hiểu rằng đó là mộtcăn bệnh nguy hiểm, khi bị nhiễm sẽ không thể chữa được, vì vậy người bị nhiễm
Trang 3HIV/AIDS tại xã luôn kỳ thị và phân biệt đối xử ngay chính tại ngôi nhà, làng xómcủa mình Hiện trên đại bàn xã đã có 15 trường hợp bị nhiễm HIV được phát hiện
và đang có xu hướng tăng trong các năm trở lại đây, hiện nay trên đại bàn xã chưa
có đề tài nào nghiên cứu về vấn đề liên quan đến kỳ thị và phân biệt đối xử với
HIV, chính vì vậy tôi chọn đề tài “ Biểu hiện của kỳ thị với người có HIV/AIDS
và bị ảnh hưởng của HIV/AIDS tại xã Yên Cường huyện Bắc mê tỉnh Hà Giang” cho đề tài tiểu luận của mình
CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ BIỂU HIỆN CỦA KỲ THỊ VỚI NGƯỜI
CÓ HIV/AIDS VÀ BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA HIV/AIDS
1.1 KHÁI NIỆM BIỂU HIỆN CỦA KỲ THỊ VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS VÀ
BỊ ẢNH HƯỞNG CỦA HIV/AIDS VÀ CÁC KHÁI NIỆM CÓ LIÊN QUAN 1.1.1 Khái niệm HIV/AIDS
Theo qui định tại Điều 2 của Pháp lệnh phòng chống nhiễm virus gây ra hội chứng
suy giảm miễn dịch mắc phải ở người ( HIV/AIDS), ngày 29 tháng 06 năm 2006 ban hành thuật ngữ HIV và AIDS được hiểu như sau:
HIV là loại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người.HIV có thể lây truyền qua quan hệ tình dục, qua đường máu hoặc truyền từ mẹsang con trong thời kỳ mang thai, sinh đẻ và cho con bú
AIDS là giai đoạn cuối của quá trình nhiễm HIV gây tổn thương hệ thốngmiễn dịch của cơ thể, làm cho cơ thể không còn khả năng chống lại các tác nhângây bệnh và dẫn đến chết người
Nhiễm trùng cơ hội là những nhiễm trùng xảy ra nhân cơ hội cơ thể bị suygiảm miễn dịch do bị nhiễm HIV
Hiện nay, dưới sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, HIV/AIDS được hiểu sâusắc hơn như sau:
HIV là tên viết tắt tiếng Anh của từ Human Immuno-deficiency Virus, mộtloại virus gây ra hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải ở người HIV gây tổn
Trang 4thương hệ thống miễn dịch của cơ thể và làm cho cơ thể không còn khả năngchống lại các tác nhân gây bệnh dẫn đến chết người.
AIDS là giai đoạn cuối cùng của quá trình nhiễm HIV được thể hiện bởi cácbệnh nhiễm trùng cơ hội, ung thư và các bệnh liên quan đến rối loạn miễn dịch dẫnđến tử vong Thời gian từ khi nhiễm HIV đến biến chuyển thành bệnh AIDS tùythuộc vào hành vi và đáp ứng miễn dịch của từng người nhưng tựu chung lại trongkhoảng thời gian trung bình là 5 năm
1.1.2 Khái niệm kỳ thị
Kỳ thị người nhiễm HIV là thái độ khinh thường hay thiếu tôn trọng người khác vì biết hoặc nghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV
1.1.3 Khái niệm phân biệt đối xử với người nhiễn HIV
Phân biệt đối xử với người nhiễm HIV là hành vi xa lánh, từ chối, tách biệt, ngược đãi, phỉ báng, có thành kiến hoặc hạn chế quyền của người khác vì biết hoặcnghi ngờ người đó nhiễm HIV hoặc vì người đó có quan hệ gần gũi với người nhiễm HIV hoặc bị nghi ngờ nhiễm HIV
1.1.4 Phơi nhiễm với HIV
Phơi nhiễm với HIV là nguy cơ bị lây nhiễm HIV do tiếp xúc trực tiếp với máu hoặc dịch sinh học của cơ thể người nhiễm HIV
HIV dương tính là kết quả xét nghiệm mẫu máu, mẫu dịch sinh học của cơ thể
người đã được xác định nhiễm HIV
1.2 THỰC TRẠNG HIV TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
1.2.1 Thực trạng HIV/AIDS trên thế giới
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện tại Mỹ từ năm 1981, cho đến nay loài người đã trải qua hơn 38 năm đối phó với một đại dịch quy mô lớn, phức tạp Hiện HIV/AIDS tiếp tục là một vấn đề y tế công cộng lớn của toàn cầu Tính đến nay, HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệu người trên thế giới Theo số liệu thống kê của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), tính đến cuối năm 2017,
Trang 5khoảng 36,9 triệu người đang phải sống chung với HIV Trong năm 2017, đã có 940.000 người thiệt mạng trên thế giới do các nguyên nhân liên quan đến HIV và 1,8 triệu ca nhiễm mới Trong khi đó, 59% số người lớn và 52% số trẻ em sống chung với HIV đã được điều trị liệu pháp kháng retrovirus (ART) suốt đời.
Khu vực châu Phi là khu vực bị ảnh hưởng nhiều nhất, tính đến năm 2017,
đã có khoảng 19,4 triệu người dương tính với HIV ở khu vực Đông và Nam Phi, trong đó có hơn một nửa là phụ nữ và bé gái Năm 2017 cũng có 790 nghìn trường hợp nhiễm mới ở khu vực này Đây là khu vực có tỉ lệ nhiễm mới cao nhất trên thế giới chiếm 43% Có 420 nghìn ca tử vong liên quan đến AIDS Trong số nhiễm HIV, có khoảng 11,7 triệu người, chiếm 60% được điều trị ARV
Tại khu vực châu Á và Thái bình dương tình hình dịch bệnh đang giảm xuống 13%
trong vòng 6 năm qua, từ 310.000 người trong 2010 xuống còn 270.000 năm 2017.Bản báo cáo của Chương trình Phối hợp của Liên Hợp Quốc về HIV/AIDS
(UNAIDS) cũng cho thấy hơn một nửa số người bị nhiễm HIV cũng đã được tiếpcận với việc điều trị
Đa số những ca lây nhiễm mới đều diễn ra ở 10 quốc gia, đứng đầu là Ấn
Độ, Trung Quốc, Indonesia, Pakistan, Việt Nam, Myanmar, Papua New Guinea,Philippines và Thái Lan 10 quốc gia này là nơi xảy ra 95% những ca lây nhiễmHIV mới trong khu vực năm 2016 Riêng ở Philippin Thống kê trong 6 năm quacho thấy, tỷ lệ ca nhiễm HIV/AIDS tăng tới 140% Tính riêng trong tháng 5/2017,
số ca mới nhiễm HIV tại Philippines là hơn 1.000 ca - cao nhất kể từ khi nước nàyghi nhận trường hợp đầu tiên vào hơn 30 năm trước Hình thái lây truyền HIV tạichâu Á vẫn chủ yếu tập trung ở nhóm người tiêm chích ma túy, người bán dâm,khách làng chơi, và nam quan hệ tình dục đồng giới Khoảng 90% số người nhiễmmới HIV tại Ấn Độ được cho là đã lây nhiễm từ việc quan hệ tình dục không antoàn
1.2.2 Thực trạng HIV/AIDS tại Việt Nam
Trường hợp nhiễm HIV đầu tiên tại VN được phát hiện vào tháng 12 năm
1990 tại thành phố Hồ Chí Minh Nhưng thực sự dịch HIV/AIDS đã bắt đầu bùng
Trang 6nổ từ năm 1993 trong nhóm những người nghiện tiêm chích ma tuý tại thành phố
Hồ Chí Minh Sau đó, dịch bắt đầu lan ra các tỉnh thành khác trong cả nước
Theo Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) trong 6 tháng đầu năm 2018 phát hiện thêm 3.500 trường hợp nhiễm HIV trong cả nước, số trường hợp nhiễm HIV mới phát hiện giảm khoảng 3%, số trường hợp AIDS giảm khoảng 27%
Hiện số người nhiễm HIV của cả nước hiện còn sống là 209.450 nghìnngười Trong đó 90.100 trường hợp đã chuyển sang giai đoạn AIDS; số người tửvong do HIV/AIDS của cả nước tính đến thời điểm trên là 94.620 người Tiếp tụckhống chế được tỷ lệ nhiễm HIV/AIDS dưới 0,3% và giảm số người nhiễm mới
Ước tính năm 2017 phát hiện mới khoảng 9.800 người nhiễm và khoảng1.800 người nhiễm HIV tử vong, số trường hợp nhiễm HIV phát hiện mới giảm1,1%, số bệnh nhân AIDS giảm 39% và người nhiễm HIV tử vong giảm 15%
1.3 MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HIV/AIDS
1.3.1 Cơ chế hoạt động
Cơ chế HIV xâm nhập và gây bệnh trong cơ thể người
Hệ miễn dịch của con người, với thành phần chủ lực là bạch cầu, là lựclượng bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của các loại tác nhân gây bệnh xâm nhập
từ bên ngoài hoặc mầm bệnh ung thư phát sinh từ một số tế bào trong cơ thể
Trong đội ngũ bạch cầu, có một loại đặc biệt gọi là lympho bào T có điểmthụ cảm CD4 (gọi tắt là tế bào CD4), đóng vai trò như một “Tổng chỉ huy”, cónhiệm vụ điều phối, huy động hay “rút lui” toàn bộ hệ thống miễn dịch của cơ thể
Sau khi xâm nhập cơ thể, HIV tấn công ngay vào các bạch cầu, nhất làlympho bào T-CD4 HIV sử dụng chính chất liệu di truyền của các tế bào bạch cầunày để nhân lên, để sinh sôi nảy nở Như vậy, bạch cầu không những không baovây, tiêu diệt được HIV, mà còn bị HIV biến thành “kẻ tòng phạm” và cuối cùng bịHIV phá huỷ
HIV phá huỷ bạch cầu ngày càng nhiều, dẫn đến hệ miễn dịch của cơ thể bịsuy giảm dần, cuối cùng là bị “vô hiệu hóa” và điều đó có nghĩa là cơ thể conngười không còn được bảo vệ nữa Lúc đó, mọi mầm bệnh khác như vi trùng, siêu
Trang 7vi trùng nhân cơ hội gây bệnh (nhiễm trùng cơ hội) và cả tế bào ung thư “mặc sứchoành hành” gây nên nhiều bệnh nguy hiểm và dẫn đến tử vong.
Ngoài ra, sau khi xâm nhập cơ thể, HIV còn có thể trực tiếp phá hoại tế bàothần kinh đệm khiến người bệnh lú lẫn, mất trí hoặc xâm nhập vào các cơ quanthần kinh, dạ dày, ruột, da gây nên một số bệnh cho các cơ quan này, làm chobệnh cảnh của AIDS vì thế mà trở nên hết sức đa dạng và phức tạp, khó chẩn đoán
1.3.2 Các giai đoạn phát triển
Nhiễm HIV không phải chuyển ngay sang giai đoạn AIDS mà nó diễn ratrong một khoảng thời gian nhất định, có thể lên đến hàng chục năm và trongkhoảng thời gian này, người nhiễm HIV hoàn toàn khỏe mạnh, họ vẫn sống, laođộng và học tập bình thường, nhưng họ lại có thể làm lây truyền bệnh từ người nàysang người khác vì HIV đang tồn tại và “sinh sôi nảy nở” trong cơ thể họ.Quá trình
từ nhiễm HIV thành AIDS dài hay ngắn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, như sức đềkháng của người nhiễm, lối sống và sinh hoạt của họ sau khi nhiễm bệnh, sự chămsóc của gia đình, người thân, mức độ kỳ thị phân biệt đối xử của xã hội Theo cácnhà nghiên cứu thì quá trình phát triển từ nhiễm HIV thành AIDS có thể trải quamột số giai đoạn và sự phân chia giai đoạn này có thể khác nhau trong các tài liệukhác nhau, nhưng nhìn chung có thể chia làm 03 giai đoạn chính
1.3.2.1.Giai đoạn cấp tính
Đa số người nhiễm HIV trong giai đoạn đầu thường không có biểu hiện gì rabên ngoài để người khác có thể biết được, thậm chí kể cả bác sĩ khám bệnh tổngquát Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong
8 đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thôngthường nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết Vì vậy đối với nhiễm HIV cóthể xem như không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã bị nhiễm
Thời gian: Vài tuần có khi 6 tháng đến 1 năm
Giai đoạn này chưa có kháng thể kháng virus HIV nên xét nghiệm âm tính:Khi HIV xâm nhập vào cơ thể, chúng tấn công các tế bào miễn dịch CD4 và dựavào các tế bào này để sinh sôi nẩy nở hàng triệu phiên bản trong mỗi ngày và virus
sẽ lan tràn trong cơ thể Trong lúc này, cơ thể cố gắng bảo vệ trước sự tấn công củaHIV bằng những cơ chế sau:
Trang 8Tạo ra kháng thể dính vào virus và không cho virus sinh sôi thêm.
Các tế bào đặc biệt có tên macrophages và các tế bào T giúp cơ thể giết chếtHIV Nếu tìm thấy kháng thể chống HIV trong máu, có nghĩa là cơ thể đang cốgắng tự bảo vệ trước sự tấn công của HIV Tuy nhiên, lượng kháng thể chỉ đủ để
có thể phát hiện qua các xét nghiệm sau vài tháng cơ thể đã bị nhiễm Do vậy trongkhoảng thời gian cơ thể bị hội chứng HIV cấp tính thì các kết quả xét nghiệm tìmHIV vẫn có thể âm tính Khi đó người ta có thể dùng đến xét nghiệm tìm RNA củaHIV trong máu RNA là một đoạn di truyền của HIV RNA được sản sinh khi HIVđang hoạt động Xét nghiệm này có thể cho biết cơ thể có bị chứng HIV cấp tínhhay không
1.3.2.2.Giai đoạn không triệu chứng
Thời gian: kéo dài trong vài năm đến trên 10 năm
Triệu chứng: Người bệnh không có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng
Người nhiễm HIV đã có kháng thể kháng virus trong máu ( xét nghiệmdương tính ) nhưng không có triệu chứng gì
Người nhiễm HIV vẫn lao động và sinh hoạt bình thường
Giai đoạn này HIV không lây nhiễm qua tiếp xúc thông thường, chỉ lây qua
3 đường cơ bản
Điều trị sẽ kéo dài thời gian chuyển thành AIDS
1.3.2.3.Giai đoạn AIDS
Nhiễm HIV không có nghĩa là AIDS Từ khi nhiễm HIV cho đến khi chuyểnthành AIDS là một khoảng thời gian dài trong nhiều năm Trong thời gian đó ngườinhiễm vẫn sống khoẻ mạnh và làm việc bình thường để sinh sống Khi cơ thể bịnhiễm HIV sẽ có 3 xu hướng phát triển:
Hoặc người đó mang virus HIV kéo dài khoảng 10 năm hoặc lâu hơn mà vẫnkhoẻ mạnh và làm việc bình thường nếu người đó thay đổi hành vi, thực hiện chế
độ dinh dưỡng và rèn luyện thân thể tốt
Trang 9Hoặc sẽ phát triển thành AIDS trong vòng 5-7 năm nếu để cho HIV diễnbiến tự nhiên trong cơ thể.
Hoặc sẽ diễn biến rất nhanh thành AIDS trong vòng vài năm nếu tiếp tục cóhành vi nguy cơ (như dùng chung bơm kim tiêm khi tiêm chích, tiếp tục quan hệtình dục không an toàn với nhiều người )
Trong giai đoạn này người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy, sụtcân, ung thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám
Giai đoạn này không lây qua chăm sóc nếu sử dụng đúng các dụng cụ bảohộ
1.4 ĐẶC ĐIỂM TÂM LÝ VÀ NHU CẦU CỦA GƯỜI NHIỄM HIV
1.4.1 Đặc điểm tâm lý của người nhiễn HIV/AIDS
Sốc, choáng:
Người nhiễm HIV/AIDS khi nhận được kết quả xét nghiệm HIV dương tính
là sốc và choáng váng Họ bối rối, hoảng loạn, tay chân bủn rủn, không biết phảilàm gì Nhiều trường hợp mặc dù đã được chuẩn bị tâm lý kỹ càng vẫn bị trạng tháisốc, choáng váng, thậm chí ngất xỉu Vì vậy ở thời điểm này cần có ai đó mà ngườinhiễm tin cậy, để trấn an họ, cảm xúc đột ngột sốc, choáng của người nhiễm HIV
có thể dẫn tới những hành vi vô thức, mang tính tiêu cực, huỷ hoại Để giảm bớtnhững cảm xúc tiêu cực của người nhiễm HIV đòi hỏi cần phải tư vấn trước và sauxét nghiệm máu
Sau sốc, choáng người nhiễm HIV rơi vào trạng thái từ chối, phủ nhận thôngtin bị nhiễm.Sau đó họ chuyển sang giai đoạn cảm xúc tiếp theo là tự xỉ vả bảnthân, mặc cảm tội lỗi, ân hận Một số người giấu bệnh làm cho bệnh tình ngày càngnặng hơn, một số khác căm hận kẻ đã truyền bệnh cho mình và có hành vi trả thùđời, họ sẵn sàng truyền bệnh cho người khác
Lo sợ:
Cảm giác sợ hãi bao trùm cuộc sống của họ Họ sợ đau đớn do căn bệnhmang lại đặc biệt ở giai đoạn AIDS Sợ chết, nhất là họ đang có nhiều ước mơ hoàibão
Trang 10Họ sợ không có cơ hội học tập, học nghề để có việc làm Nguy cơ không có việc làm sẽ gây nhiều khó khăn trong trang trải cho cuộc sống và bệnh tật.
Họ sợ bị người thân ghét bỏ, xa lánh, xua đuổi
Họ sợ ảnh hưởng đến cha mẹ, người thân Sợ hạnh phúc gia đình sẽ bị tan vỡ nếu để lộ bệnh
đi xứ khác…
Tất cả các cảm xúc tiêu cực đó làm cho người bị nhiễm HIV rơi vào trạng thái
cô đơn, buồn bã, thu mình và không muốn giao tiếp Họ luôn có cảm giác mọingười đang bàn luận về họ Họ cảm thấy mình không xứng đáng với gia đình, bạnbè, người thân, đôi khi còn ý nghĩ muốn tự tử Tình trạng này nếu kéo dài sẽ ảnhhưởng rất xấu đến tâm trạng, sức khoẻ của người bị nhiễm HIV Người nhiễm HIVcần sự giúp đỡ, cảm thông, chia sẻ của gia đình, cộng đồng, xã hội Họ cần đượcgiúp để sống tích cực, hữu ích và có ý nghĩa để hoà nhập vào cuộc sống
Chấp nhận tình trạng bệnh và sống tích cực:
Nếu được sự quan tâm trợ giúp, người có HIV sẽ dần lấy lại cân bằng về tâmtrạng Họ chấp nhận tình trạng bệnh và muốn tìm cách sống tích cực Họ bắt đầutìm kiếm thông tin để chữa bệnh, tăng cường sức khoẻ Họ muốn làm điều có íchcho gia đình, xã hội và hy vọng về việc kéo dài sự sống, về thuốc điều trị khỏibệnh
1.4.2 Đặc điểm sinh lý của người nhiễm HIV/AIDS.
Giai đoạn cấp tính:
Một số trường hợp khi mới nhiễm HIV có thể sốt, nổi hạch, nổi ban đỏ trong 8đến 10 ngày rồi trở lại bình thường rất giống với các bệnh cảm cúm thông thường
Trang 11nên không có đặc điểm gì riêng để nhận biết Vì vậy đối với nhiễm HIV có thể xemnhư không có triệu chứng nào là triệu chứng đầu tiên để biết đã bị nhiễm.
Giai đoạn không triệu chứng:
Người bệnh không có biểu hiện các dấu hiệu lâm sàng
Giai đoạn AIDS:
Trong giai đoạn này người bệnh thường gặp các triệu chứng: tiêu chảy, sụtcân, ung thư da, loét da, liêm mạc, lao, nám
1.5 CÔNG TÁC XÃ HỘI VỚI NGƯỜI CÓ HIV/AIDS
1.5.1 Khái niệm công tác xã hội
Theo Hiệp hội Quốc gia NVCTXH (NASW): Công tác xã hội là hoạt độngnghề nghiệp giúp đỡ các cá nhân, nhóm hay cộng đồng để nhằm nâng cao hay khôiphục tiềm năng của họ để giúp họ thực hiện chức năng xã hội và tạo ra các điềukiện xã hội phù hợp với các mục tiêu của họ (Zastrow, 1996: 5)
CTXH tồn tại để cung cấp các dịch vụ xã hội mang tính hiệu quả và nhân đạocho cá nhân, gia đình, nhóm, cộng đồng và xã hội giúp họ tăng năng lực và cảithiện cuộc sống (Zastrow, 1999: )
Theo Cố Thạc sĩ Nguyễn Thị Oanh (trích từ tài liệu hội thảo 2004): Địnhnghĩa cổ điển: CTXH nhằm giúp cá nhân và cộng đồng TỰ GIÚP Nó không phải
là một hành động ban bố của từ thiện mà nhằm phát huy sứ mệnh của hệ thốngthân chủ (cá nhân, nhóm và cộng đồng) để họ tự giải quyết vấn đề của mình
Theo Liên đoàn Chuyên nghiệp Xã hội Quốc tế (IFSW) tại Hội nghị Quốc tếMontreal, Canada, vào tháng 7/2000: CTXH chuyên nghiệp thúc đẩy sự thay đổi
xã hội, tiến trình giải quyết vấn đề trong mối quan hệ con người, sự tăng quyền lực
và giải phóng cho con người, nhằm giúp cho cuộc sống của họ ngày càng thoải mái
và dễ chịu Vận dụng các lý thuyết về hành vi con người và các hệ thống xã hội.CTXH can thiệp ở những điểm tương tác giữa con người và môi trường của họ.Theo đề án 32 của Thủ tướng Chính phủ: CTXH góp phần giải quyết hài hòamối quan hệ giữa con người và con người, hạn chế phát sinh các vấn đề xã hội,nâng cao chất lượng cuộc sống của thân chủ xã hội, hướng tới một xã hội lànhmạnh, công bằng, hạnh phúc cho người dân và xây dựng hệ thống an sinh xã hộitiên tiến
Trang 12Như vậy: công tác xã hội là một nghề, một hoạt động chuyên nghiệp, nhằmtrợ giúp các cá nhân, gia đình và cộng đồng nhằm nâng cao năng lực, đáp ứng nhucầu và tăng cường chức năng xã hội về chính sách, nguồn lực và dịch vụ nhằmgiúp cá nhân, gia đình và cộng đồng giải quyết và phòng ngừa các vẫn đề xã hộigóp phần đảm bảo an sinh xã hội.
1.5.2 Khái niệm Công tác xã hội với người có HIV/AIDS.
Công tác xã hội với người có HIV/AIDS là sự vận dụng các lý thuyết vềHIV/AIDS nhằm khôi phục chức năng xã hội, giải quyết các vấn đề liên quan đếnngười có HIV/AIDS; can thiệp, trợ giúp cá nhân, nhóm, cộng đồng người cóHIV/AIDS thỏa mãn các nhu cầu; đồng thời ngăn sự lây lan của HIV.Là khoa họccông tác xã hội nghiên cứu về các vấn đề liên quan đến HIV/AIDS, người cóHIV/AIDS và những vấn đề của họ
1.5.3 Mục đích
- Mục đích căn bản: Giúp người có HIV/AIDS
Giúp người có HIV thích ứng với những vấn đề cảm xúc đau đớn
Giúp người có HIV đạt tới mức độ thích hợp nào đó về tình cảm và hành vi.Giúp người có HIV có cảm nghĩ tích cực, tốt về bản thân, yêu cuộc sống.Giúp người có HIV chấp nhận các giới hạn và sức mạnh của mình, cảm thấyyên tâm về những điều đó
Giúp người có HIV thay đổi những hành vi có tác động tiêu cực
Giúp người có HIV có hoạt động thoải mái, thích ứng với ngoại cảnh
Tạo cơ hội tối đa cho người có HIV theo đuổi và thực hiện ước mơ
- Mục đích đối với người trợ giúp – hoạt động của công tác xã hội:
Khẳng định vai trò, ý nghĩa, giá trị khoa học và chuyên môn nghề công tác xãhội trong trợ giúp với thân chủ đặc biệt, người có HIV và gia đình họ, người liênquan đến người có HIV