1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

khái quát hóa kiến thức bằng sơ đồ hóa

60 217 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 60
Dung lượng 2,53 MB
File đính kèm De tai 2017.rar (2 MB)

Nội dung

Vì vậy, việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy và học sẽ củng cốlại kiến thức nội dung của bài, giúp học sinh dễ nhớ bài và phát huy tính tích cựccủa HS để mang lại hiệu quả cao.. Nhìnv

Trang 1

1 TÓM TẮT ĐỀ TÀI

TÓM TẮT ĐỀ TÀI

Nghị quyết Đại hội XI tiếp tục xác định: “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnhnâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quantrọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt Nam Pháttriển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sáchhàng đầu, đầu tư cho giáo dục và đào tạo là đầu tư cho phát triển”

Trọng tâm của đổi mới chương trình và sách giáo khoa giáo dục phổ thông

là tập trung vào đổi mới phương pháp giáo dục Theo các nhà nghiên cứu giáo dục,đổi mới phương pháp dạy học tức là thực hiện dạy học dựa vào hoạt động tích cựcchủ động, sáng tạo của HS đối với sự tổ chức và hướng dẫn của GV nhằm pháttriển tư duy độc lập, sáng tạo, góp phần hình thành phương pháp và nhu cầu, khảnăng tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập, tạo niềm tin và niềm vui trong học tậpcho HS

Trong thực tế hiện nay, còn nhiều HS học tập một cách thụ động, chỉ đơnthuần là nhớ kiến thức một cách máy móc mà chưa rèn luyện kỹ năng tư duy Dạyhọc nhằm phát huy tính chủ động của người học liên quan tới quan điểm "dạyhọc lấy hoạt động của người học làm trung tâm" Dạy học lấy hoạt động củangười học làm trung tâm là một quá trình phức tạp, đa dạng, mang tính tổng thểcao Đòi hỏi phải sử dụng, kết hợp một cách có hiệu quả, hợp lý các phươngpháp dạy học Trong hệ thống các phương pháp có nhóm phương pháp dạy họctrực quan Phương pháp dạy học trực quan sử dụng phối hợp với phương phápthuyết trình hoặc vấn đáp sẽ giúp người học hiểu sâu sắc và vận dụng tri thứcmột cách có hiệu quả Ưu điểm của nhóm phương pháp dạy học trực quan làgiúp cho người học có thể huy động sự tham gia của nhiều giác quan vào quátrình nhận thức Tạo điều kiện dễ hiểu, dễ nhớ và nhớ lâu, làm phát triển nănglực chú ý, năng lực quan sát, óc tò mò khoa học

Phương pháp sử dụng sơ đồ trong dạy học là một trong những phươngpháp thuộc nhóm phương pháp dạy học trực quan Để sử dụng được phươngpháp sử dụng sơ đồ trong dạy học, trước tiên các kiến thức cơ bản cần được sắpxếp dưới dạng mô hình, sơ đồ Sơ đồ hóa kiến thức là một trong những hìnhthức trực quan của quá trình dạy học Sơ đồ, mô hình là những hình ảnh có tínhbiểu tượng được xây dựng trên các sự vật, các yếu tố trong cấu trúc sự vật vàmối liên hệ giữa các yếu tố đó dưới dạng trực quan cảm tính (quan sát được,cảm nhận được) Sơ đồ tạo thành một tổ chức hình khối phản ánh cấu trúc vàlogic bên trong của một khối lượng kiến thức một cách khái quát, súc tích vàtrực quan cụ thể Nhằm giúp cho người học nắm vững một cách trực tiếp, kháiquát những nội dung cơ bản, đồng thời qua đó phát triển năng lực nhận thức chongười học

Một trong những phương pháp để người học thu nhận thông tin một cách

có hệ thống là sử dụng biện pháp sơ đồ hóa trong quá trình dạy – học Sơ đồ hóacho phép tiếp cận nội dung của tri thức bằng con đường logic, phản ánh một cáchtrực quan cùng một lúc mặt tĩnh và mặt động của sự vật, hiện tượng theo không

Trang 2

gian và thời gian Sử dụng sơ đồ nhằm phát triển năng lực nhận thức của học sinhnhư (phân tích, tổng hợp, so sánh), giúp HS giải quyết được các vấn đề trên vànâng cao hiệu quả học tập Bên cạnh đó thì giáo viên còn sử dụng để củng cốkiến thức của mỗi bài, mỗi chương và mỗi phần đã học xong Ngoài ra thìphương pháp này còn sử dụng trong kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của họcsinh.

Sinh học là môn khoa học ứng dụng, có vai trò quan trọng trong đời sống

và sản xuất Trong sự phát triển mạnh mẽ của xã hội đòi hỏi con người phải có

tư duy và trình độ về nhiều lĩnh vực, đặc biệt là lĩnh vực khoa học ứng dụng.Sinh học là môn khoa học cơ bản giúp con người có thể bảo vệ bản thân, bảo vệsinh vật và môi trường sống Vì vậy đòi hỏi từ các nhà trường phổ thông họcsinh cần được trang bị nền tảng kiến thức cơ bản của Sinh học Do đó sơ đồ làmột kênh chuyển tải thông tin cụ thể, trực quan chi tiết vừa có tính khách quantrừu tượng và có tính hệ thống cao, trong dạy học sinh học nói chung và sinhhọc 11 THPT nói riêng nếu sử dụng sơ đồ sẽ góp phần phát triển các kỹ năng tưduy và góp phần nâng cao chất lượng dạy học

Thời gian qua đã có nhiều tác giả nghiên cứu về biện pháp sơ đồ hóa trongdạy học Sinh học, bước đầu đã kết luận rằng sử dụng sơ đồ hóa là một trong nhữngbiện pháp góp phần phát huy tính tích cực của HS Trong chương trình cải cáchSinh học THPT hiện nay, chương Chuyển hóa vật chất và năng lượng nói chung,phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật nói riêng là những kiến thứcrất dài và khó Vì vậy, việc sử dụng biện pháp sơ đồ hóa để dạy và học sẽ củng cốlại kiến thức nội dung của bài, giúp học sinh dễ nhớ bài và phát huy tính tích cựccủa HS để mang lại hiệu quả cao

Xuất phát từ những lí do trên, tôi chọn đề tài: “Nâng cao kết quả học tập phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật sinh học 11 bằng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức”

2 GIỚI THIỆU

Sơ đồ là một dạng kênh thông tin rất thú vị, ngôn ngữ sơ đồ vừa cụ thể,trực quan, chi tiết lại vừa có tính khái quát, trừu tượng và hệ thống cao Nhìnvào sơ đồ, người xem sẽ thấy được từng chi tiết cụ thể trong hệ thống toàn diện.Phương pháp dạy học bằng sơ đồ luôn bám sát quá trình học tập từ việc hìnhthành kiến thức mới, củng cố hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá thức saumỗi bài, mỗi chương hay mỗi phần một cách sáng tạo, buộc học sinh luôn đặt tưduy trong hoạt động Vì vậy, dạy bằng sơ đồ cũng gián tiếp rèn luyện tư duylogic cho học sinh

Áp dụng sơ đồ hóa kiến thức phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ởđộng vật sẽ giúp HS hệ thống kiến thức từng phần, từng bài, thậm chí cảchương Trong quá trình giảng dạy bằng phương pháp sơ đồ hóa, GV rèn luyện

HS khả năng tư duy, khái quát hóa kiến thức khi làm việc độc lập; đồng thời,phát triển khả năng lập luận thông qua làm việc nhóm Để đạt hiệu quả cao choviệc dạy học bằng phương pháp này, GV giao nhiệm vụ cụ thể cho HS chuẩn bị

Trang 3

Huyết áp tăng cao Thụ thể áp lực ở

bài ở nhà, bên cạnh đó sơ đồ GV chuẩn bị phải tinh giản, dễ hiểu và mang tínhthẩm mĩ cao

* Một số dạng sơ đồ hóa được dùng trong đề tài.

+ Sơ đồ dạng thẳng.

VD: Tim  Động mạch  Khoang cơ thể và máu trộn lẫn với dịch mô

 Tiếp xúc và trao đổi chất trực tiếp với tế bào  Tĩnh mạch  Tim

bộ phận điều khiển

Điều khiển - Trung ương thần kinh

- Tuyến nội tiết

Điều khiển hoạt động củacác cơ quan thực hiện

Thực hiện Thận, gan, phổi, tim,

mạch máu…

Tăng hoặc giảm hoạtđộng

Trang 4

+ Sơ đồ dạng kiểm tra đánh giá.

VD:

Đặc điểm Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

1 Đại diện Cá Lưỡng cư, chim, bò sát, và thú, người

2 Số vòng tuần

hoàn

1 vòng 2 vòng: + Vòng TH nhỏ( qua phổi)

+ Vòng tuần hoàn lớn

3 Cấu tạo tim 2 ngăn(1TT, 1TN) 3ngăn: 2TN, 1TT

4ngăn: 2TT, 2TN nhưng vách ngăn TTchưa hoàn toàn

4 ngăn: 2TT, 2TN, vách ngăn TT hoàntoàn)

4 Đặc điểm

của máu đi nuôi

cơ thể

Máu giàu O2 doqua mang

- Máu giàu O2( màu đỏ tươi) ở chim,thú

- Máu pha O2 và CO2 ở lưỡng cư và bòsát

Trang 5

+ Sơ đồ tư duy.

VD:

Trang 6

2.1 Hiện trạng

Cấu trúc chương trình Sinh học cấp THPT được sắp xếp lôgic và hệthống, kiến thức cấp dưới là nền tảng để lĩnh hội kiến thức cấp trên Chươngtrình Sinh học 11 gồm 3 chương: Chuyển hóa vật chất và năng lượng, Cảm ứng,

Sinh trưởng và phát triển Phần CHVCVNL ở động vật thuộc chương

CHVCVNL là phần tương đối khó, trừu tượng và liên quan đến nhiều kiến thứcthực tế Tuy nhiên, khi học phần này, HS ít xem trọng, nội dung kiến thức dài vàrất khó nhớ và dễ nhầm lẫn không hệ thống được kiến thức và liên hệ thực tiễn

Dạy học bằng phương pháp sơ đồ hóa giúp chúng ta có thể sử dụng đượctất cả các khâu: củng cố và hoàn thiện kiến thức, kiểm tra đánh giá, GV có thểtruyền đạt hay giải thích minh họa kiến thức, tổ chức hoạt động tự học cho HS

và yêu cầu HS sử dụng sơ đồ để diễn đạt nội dung học được hoặc dựa vào nộidung vừa được học để điền khuyết vào sơ đồ hóa mà GV cung cấp Dạy họcphần củng cố bằng phương pháp này, GV cũng có thể cung cấp cấu trúc sơ đồcho học sinh hoàn chỉnh sơ đồ (nếu khó có thế tham khảo câu hỏi gợi ý của giáoviên để có sự điền thông tin chính xác hơn)

* Vấn đề nghiên cứu: Việc hướng dẫn thực hiện sơ đồ hóa kiến thức một

số bài trong phần CHVCVNL ở động vật có nâng cao được kết quả học tập củalớp 11A9 trường THPT Phạm Văn Đồng không ?

* Giả thuyết nghiên cứu: Việc hướng dẫn thực hiện sơ đồ hóa kiến thức

một số bài trong phần CHVCVNL ở động vật nâng cao được kết quả học tập củalớp 11A9 trường THPT Phạm Văn Đồng

3.2 Thiết kế nghiên cứu

Hai lớp được chọn để thực hiện cho nghiên cứu:

+ Lớp 11A10: Lớp đối chứng+ Lớp 11A9: Lớp thực nghiệm

* Kiểm tra sự tương đương của hai nhóm trước tác động:

Trang 7

Sử dụng kết quả bài KSCLĐN (phụ lục 3) để kiểm tra sự tương đương

trước tác động Sử dụng phép kiểm chứng T-test để kiểm chứng sự chênh lệchgiữa điểm số trung bình của hai nhóm đối tượng trên

Bảng 1 Kiểm chứng T-test sự tương đương trước tác động

Đối chứng (11A10) Thực nghiệm (11A9)

Qua bảng kiểm chứng tương đương trước tác động, điểm trung bình của

lớp đối chứng là 5.86 và lớp thực nghiệm là 5.82.

p= 0.43 > 0.05: Chênh lệch điểm trung bình của hai nhóm thực nghiệm và

đối chứng là không có ý nghĩa Vậy hai nhóm đã chọn được xem là tươngđương

Thiết kế 2: Kiểm tra trước và sau tác động của 2 nhóm tương đương.

Bảng 2 Thiết kế nghiên cứu

trước TĐ

sau TĐ Thực nghiệm

Ở thiết kế này, tôi sử dụng phép kiểm chứng T-test độc lập

3.3 Quy trình nghiên cứu

* Chuẩn bị bài của giáo viên

- Đối với lớp đối chứng (11A10):

+ Chuẩn bị bài kiểm tra trắc nghiệm

- Đối với lớp thực nghiệm (11A9):

+ Thiết kế kế hoạch nội dung dạy học theo hướng sơ đồ hóa kiến thức + Thiết kế các sơ đồ bằng cách vẽ ra bảng phụ hoặc in trên giấy rô-ki,hoặc vẽ trên máy vi tính sau đó trình bày trên PPT

+ Chuẩn bị bài kiểm tra trắc nghiệm

* Cách thức tiến hành:

Trang 8

● Đối với lớp thực nghiệm (11A9), để tiến hành một bài lên lớp bằngphương pháp hướng dẫn sơ đồ hóa kiến thức đạt hiệu quả tốt, GV thực hiện cácbước cơ bản sau:

Bước 1: Xác định rõ mục tiêu của bài học.

Bước 2: Thiết kế kế hoạch của bài giảng theo hướng sử dụng phương

pháp sơ đồ hóa (phụ lục 1).

Bước 3: Hướng dẫn HS sơ đồ hóa kiến thức theo trình tự như sau:

1 GV nêu vấn đề cần sơ đồ hóa

2 Yêu cầu HS tự nghiên cứu sách giáo khoa để có nguồn thông tin (HSphải gia công để giải quyết yêu cầu)

3 HS phân tích nội dung bài học

4 HS trình bày sơ đồ, điền khuyết vào sơ đồ hoặc tự lập sơ đồ

5 Trình bày trước lớp về kết quả đã học được trong tiết học

Bước 4: GV chỉnh lý để có các sơ đồ chính xác, tinh giản, khoa học và có

thẩm mỹ cao

Bước 5: Soạn câu hỏi trắc nghiệm để kiểm tra mức độ tiếp thu kiến thức

của HS sau tiết học

● Đối với lớp đối chứng (11A10), ở bước 2, GV thiết kế kế hoạch bài họctheo phương pháp bình thường Sau tiết dạy, tiến hành kiểm tra với hệ thống câuhỏi trắc nghiệm như lớp thực nghiệm (11A9)

* Thời gian thực hiện:

Thời gian tiến hành thực nghiệm theo phân phối chương trình (học kì I),theo kế hoạch giảng dạy và thời khóa biểu của nhà trường ở cả lớp thực nghiệm

và lớp đối chứng để đảm bảo tính khách quan

Trang 9

Thứ / ngày Tiết Lớp Tiết PPCT Bài

Ba

01/11/2016

35

11A1011A9 17 Bài 18 Tuần hoàn máu (t1)Ba

08/11/2016

35

11A1011A9 18 Bài 19 Tuần hoàn máu (tt)Bảy

12/11/2016

34

11A1011A9 19 Bài 20 Cân bằng nội môi

3.4 Đo lường và thu thập dữ liệu

Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra 20 phút

Ba bài được chọn thiết kế dạy theo phương pháp sơ đồ hóa kiến thức làbài 18, 19 và bài 20 ở lớp thực nghiệm

Sinh học 11 18 Tuần hoàn máu (t1)

Sinh học 11 19 Tuần hoàn máu (t2)

Sinh học 11 20 Cân bằng nội môi

Bài kiểm tra sau tác động được tiến hành ở nhóm thực nghiệm và nhómđối chứng sau khi học xong 3 bài 18, 19 và 20 Đề kiểm tra gồm 20 câu hỏi trắc

nghiệm 4 lựa chọn (phụ lục 3), điểm tối đa là 10, thời gian làm bài là 20 phút

Kết quả các bài kiểm tra trước và sau tác động (phụ lục 3) sẽ được kiểm

tra mức độ tương đương bằng phép kiểm chứng T-test

4 PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ BÀN LUẬN KẾT QUẢ

4.1 Phân tích dữ liệu

Sau khi có kết quả kiểm tra sau tác động, sử dụng phần mềm Excel đểtính các giá trị cần thiết Qua xử lí số liệu đã thu được bảng dữ liệu và biểu đồsau:

Trang 10

Bảng 3 So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Đối chứng Thực nghiệm

Chênh lệch giá trị TB chuẩn

6.96 – 6.15

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SM = = 0.88

0.92

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) =0.88 Điều đó cho thấy

việc sử dụng phương pháp hướng dẫn sơ đồ hóa kiến thức cho HS có ảnh hưởng

tích cực đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm

Như vậy, giả thuyết “Nâng cao kết quả học tập phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật sinh học 11 bằng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức” đã được kiểm chứng

Trang 11

4.2 Bàn luận

ĐTB kiểm tra sau tác động của lớp thực nghiệm (11A9) là 6.95, cao hơn

so với lớp đối chứng (11A10) là 6.15  giải pháp thay thế có hiệu quả

Độ lệch chuẩn sau tác động của lớp thực nghiệm (11A9) là 0.82, ở lớpđối chứng (11A10) là 0.91  mức độ phân tán các điểm số của lớp thực nghiệm

ít hơn so với lớp đối chứng

Kiểm chứng T-test cho thấy p= 0.00006 < 0,05, có nghĩa là có sự khácbiệt giữa điểm trung bình của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Sự khác biệtnày có ý nghĩa

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn (SMD) = 0.88 (nằm trong khoảng0.88< SMD<1) cho thấy việc sử dụng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức có ảnhhưởng lớn đến kết quả học tập của nhóm thực nghiệm (theo hướng tích cực)

Trang 12

5 KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

5.1 Kết luận

Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật là phần có thể sử dụngphương pháp sơ đồ một cách hợp lý nhất bởi tính hệ thống của các kiến thức vàmối quan hệ qua lại giữa các yếu tố trong chương trình Tuy nhiên để sử dụngđược phương pháp sơ đồ hoá trong dạy học, giáo viên phải hướng học sinh nắmvững cấu trúc bài học, hệ thống các khái niệm và quá trình trong từng bài phầncảm ứng ở động vật rồi mới đi vào từng phần cụ thể, muốn vậy phải nghiên cứu

kỹ sách giáo khoa cộng với kiến thức thực tiễn và khả năng sáng tạo của họcsinh

Kết quả thực nghiệm cho thấy, việc hướng dẫn thực hiện sơ đồ hóa kiếnthức phần CHVCVNL ở động vật giúp HS tiếp cận tri thức bằng con đườnglôgic tổng hợp, phân tích, hệ thống; tức vừa cùng một lúc phân tích đối tượngthành các sự kiện, các yếu tố cấu thành; lại vừa tổng hợp, hệ thống hóa các sựkiện, các yếu tố đó thành một chỉnh thể thống nhất HS sẽ nắm vững và nhớ lâukiến thức, đồng thời phát huy tính tích cực, sáng tạo, khả năng tư duy của HS,…Nhờ vậy, mục tiêu giáo dục ý thức bảo vệ sức khỏe cho HS đạt hiệu quả caohơn

5.2 Khuyến nghị

* Đối với cấp quản lí:

- Tổ chức nhiều buổi chuyên đề có chất lượng về phương pháp mới ở tất

cả các bộ môn để GV học tập kinh nghiệm

- Đầu tư thêm về cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ việc dạy học

* Đối với GV:

- Áp dụng phương pháp hướng dẫn sơ đồ hóa cho các bài học có nội dung

phù hợp trong chương trình sinh học 11, cũng như sinh học 10, 12

- Mạnh dạn áp dụng các phương pháp dạy học tích cực mới, có thể kếthợp nhiều phương pháp với nhau

- Đầu tư soạn các dạng sơ đồ cho các kiến thức sinh học ở các khối lớptrong chương trình THPT

- Không ngừng tự học, tự bồi dưỡng kiến thức từ nhiều kênh thông tin(sách, báo, internet, đồng nghiệp,…)

- Nghiên cứu sơ đồ tư duy để hỗ trợ cho việc thực hiện sơ đồ hóa kiến

thức

Đề tài nghiên cứu Khoa học Sư phạm ứng dụng “Nâng cao kết quả học tập phần Chuyển hóa vật chất và năng lượng ở động vật sinh học 11 bằng phương pháp sơ đồ hóa kiến thức” mà tôi trình bày dựa trên cơ sở kinhnghiệm của bản thân nên còn nhiều hạn chế Rất mong nhận được sự đóng gópcủa quý thầy cô trong tổ nhóm bộ môn, của quý thầy cô đồng nghiệp ở các bộmôn khác, của BGH nhà trường để chuyên đề này được hoàn chỉnh hơn, góp

Trang 13

phần nâng cao chất lượng bộ môn trong giảng dạy, nâng cao chất lượng học tậpcủa học sinh trường THPT Phạm Văn Đồng

Trang 14

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Bộ Giáo dục và Đào tạo, Nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng.

2 Bộ giáo dục và Đào tạo (2009), Hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,

kĩ năng môn Sinh học lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam

3 Bộ giáo dục và Đào tạo (2007), Những vấn đề chung về đổi mới giáo

dục Trung học phổ thông môn Sinh học, NXB Giáo dục, Hà Nội.

4 “Một số quan điểm, phương pháp và kỹ thuật dạy học phát huy tính tích cực”, Tạp chí dạy và học hóa học.

5 Nguyễn Thành Đạt (tổng chủ biên), Lê Đình Tuấn (chủ biên), Nguyễn

Như Khanh, Sách giáo khoa Sinh học 11, NXB Giáo Dục.

6 Nguyễn Thị Nghĩa ( chủ biên), Hoàng Tấn Quả, Hoàng Thị Kim,

Nguyễn Thị Thu Minh, Trần Đức Minh, Thiết kế bài giảng sinh học 11, NXB

Đại học Quốc gia Hà Nội

7 Một số trang web

Trang 15

PHỤ LỤC 1 THIẾT KẾ KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG

- Nêu được cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

- Phân biệt được hệ tuần hoàn hở và hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn đơn

Bảng phụ, phiếu học tập, giáo án, sách giáo khoa, sách giáo viên

2 Học sinh : Sách giáo khoa, đồ dùng học tập.

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trongphát hiện, chiếm lĩnh tri thức, như: giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, sơ đồhóa và thuyết trình

IV TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1 Ổn định lớp:

2 Kiểm tra bài cũ:

Câu 1: Hô hấp ở động vật là gì? Bề mặt trao đổi khí là gì?

Câu 2: Ngoài 4 đặc điểm của bề mặt trao đổi khí, hãy giải thích tại saotrao đổi khí ở mang cá xương đạt được hiệu quả cao?

Câu 3: Cơ chế lưu thông khí ở động vật hô hấp bằng phổi là gì?

Trang 16

3 Bài mới:

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung

Hoạt động 1: Tìm hiểu

cấu tạo và chức năng

của hệ tuần hoàn

GV: yêu cầu HS nghiên

mạch máu đi từ tim, có

chức năng điều hòa

lượng máu và đưa máu

từ tim đến mao mạch

+ Mao mạch là các mạch

máu rất nhỏ, nằm giữa

động mạch và tĩnh mạch

Mao mạch là nơi tiến

hành trao đổi chất giữa

lời câu hỏi: Chức năng

của hệ tuần hoàn là gì?

GV: Ý nghĩa của tuần

bộ phận khác để đáp ứng

I.Cấu tạo và chức năng của hệ tuần hoàn

1 Cấu tạo

- Dịch tuần hoàn: Máuhoặc hỗn hợp máu –dịch mô

- Tim: Hút và đẩy máuchảy trong mạch máu

- Hệ thống mạch máu:Động mạch, mao mạch

và tĩnh mạch

2 Chức năng

Vận chuyển các chất từ

bộ phận này đến bộphận khác để đáp ứngcác hoạt động sống của

Trang 17

GV: Chiều hướng tiến

hóa của hệ tuần hoàn ở

động vật như thế nào?

GV: chia lớp làm 4 nhóm

GV: Yêu cầu HS tham

khảo thông tin trong sgk

+ Hệ tuần hoàn hở và hệtuần hoàn kín (Đơn,kép)

+ Hệ tuần hoàn hở < Hệtuần hoàn đơn < Hệ tuầnhoàn kép

HS chú ý quan sát hình,nghiên cứu mục II SGK,thảo luận nhóm và hoànthành phiếu học tập số 1

Nhóm nào xong sớmtrình bày kết quả nhómmình, các nhóm còn lạinhận xét

HS: + Hệ tuần hoàn hở:

cơ thể

II Các dạng hệ tuần hoàn ở động vật

* Hệ tuần hoàn: Hệ tuầnhoàn hở và hệ tuần hoànkín (Đơn, kép)

1 Hệ tuần hoàn hở và

hệ tuần hoàn kín

(Phụ lục 2)

Trang 18

đường đi của máu (Từ

tim) trên sơ đồ hệ tuần

hoàn hở và hệ tuần hoàn

kín?

GV: Cho biết ưu điểm

của hệ tuần hoàn kín so

với hệ tuần hoàn hở ?

GV: Yêu cầu HS dựa

vào hình vẽ 18.3 SGK

hoàn thành phiếu học tập

sau

Hãy chỉ ra con đường đi

của máu (Từ tim) trên sơ

đồ hệ tuần hoàn đơn ở

cá? Vì sao gọi là hệ tuần

hoàn đơn?

Hãy chỉ ra con đường đi

của máu (Từ tim) trên sơ

đồ hệ tuần hoàn kép ở

chim và thú? Vì sao gọi

Tim  Động mạch Khoang cơ thể và máutrộn lẫn với dịch mô Tiếp xúc và trao đổi chấttrực tiếp với tế bào Tĩnh mạch  Tim

+ Hệ tuần hoàn kín: Tim

 Động mạch  Maomạch  Tiếp xúc và traođổi chất trực tiếp với tếbào  Tĩnh mạch Tim

+ Hệ tuần hoàn kín cómáu chảy trong độngmạch với áp lực cao vàtốc độ máu chảy nhanh

 Máu đi được xa vàđến được các cơ quannhanh  Đáp ứng nhucầu trao đổi chất và traođổi khí

HS hoàn thành phiếu họctập

Tâm thất có máu giàuCO2  Động mạch mang

 Hệ thống mao mạchmang và thực hiện traođổi khí  Mao mạchmang có máu giàu O2 Động mạch lưng  Hệthống mao mạch và thựchiện trao đổi chất và traođổi khí  Mao mạch cómáu giàu CO2  Tĩnhmạch  Tâm nhĩ Tâm thất có máu giàuCO2  1 vòng tuần hoàn

và máu chảy với áp lựctrung bình

Vòng tuần hoàn lớn: Tâm

2 Hệ tuần hoàn đơn

và hệ tuần hoàn kép

( Phiếu học tập)

Trang 19

là hệ tuần hoàn kép?

GV: Cho biết vai trò của

tim trong tuần hoàn máu?

Có sự pha trộn máu giàu

O2 với máu giàu CO2 ở

tâm thất

thất trái có máu giàu O2

 Động mạch chủ Mao mạch ở các cơ quan

và thực hiện trao đổi chất

và trao đổi khí  Máugiàu CO2  Tĩnh mạchchủ  Tâm nhĩ phải

Vòng tuần hoàn nhỏ:

Tâm thất phải có máugiàu CO2  Động mạchphổi  Mao mạch phổi

và thực hiện trao đổi khí

 Máu giàu O2  Tĩnhmạch phổi  Tâm nhĩtrái  2 vòng tuần hoàn

và máu chảy với áp lựccao

Tim hoạt động như chiếcmáy hút máu về và bơmmáu đi  Động lựcchính làm cho máu chảyđược tuần hoàn trongmạch máu

4 Củng cố:

Điền vào những chỗ khuyết trên sơ đồ và trình bày nội dung của sơ đồ

Trang 20

Sơ đồ 1: Cấu tạo, chức năng và các dạng hệ tuần hoàn.

5 Dặn dò:

- Học bài, trả lời CH & BT SGK trang 80

- Đọc mục: “Em có biết ?”.

- Xem trước và soạn bài mới: Bài 19 - “Tuần hoàn máu (tt)”.

- Nhóm 1 về nhà vẽ hình và chuẩn bị nội dung thuyết trình phần biếnđộng huyết áp trong hệ mạch

- Nhóm 2 về nhà vẽ hình và chuẩn bị nội dung thuyết trình phần biếnđộng vận tốc máu trong hệ mạch

6 Phụ lục

Trang 21

Hệ tuần hở và hệ tuần hoàn kín

Đại diện

- Động vật thân mềm (Ốc sên,trai…) và chân khớp (Côn trùng,tôm…)

- Mực ống, bạch tuột, giun đốt,chân đầu và động vật có xươngsống

Đặc điểm

- Tim  Động mạch  Khoang

cơ thể và máu trộn lẫn với dịch

mô  Tiếp xúc và trao đổi chấttrực tiếp với tế bào  Tĩnhmạch  Tim

- Máu chảy trong động mạch với

áp lực thấp và tốc độ máu chảychậm

- Tim  Động mạch  Maomạch  Tiếp xúc và trao đổichất trực tiếp với tế bào  Tĩnhmạch  Tim

- Máu chảy trong động mạch với

áp lực cao và tốc độ máu chảynhanh  Máu đi được xa và đếnđược các cơ quan nhanh  Đápứng nhu cầu trao đổi chất và traođổi khí

Phiếu học tập Đặc điểm Hệ tuần hoàn đơn Hệ tuần hoàn kép

1 Đại diện Cá Lưỡng cư, chim, bò sát, và thú, người

2 Số vòng

tuần hoàn

1 vòng 2 vòng: + Vòng TH nhỏ( qua phổi)

+ Vòng tuần hoàn lớn

3 Cấu tạo tim 2 ngăn(1TT, 1TN) 3ngăn: 2TN, 1TT

4ngăn: 2TT, 2TN nhưng vách ngăn TT chưa hoàn toàn

4 ngăn: 2TT, 2TN, vách ngăn TT hoàn toàn)

4 Đặc điểm

của máu đi

nuôi cơ thể.

Máu giàu O2 do qua mang

- Máu giàu O2( màu đỏ tươi) ở chim, thú

- Máu pha O2 và CO2 ở lưỡng cư và bò sát

5 Tốc độ và áp

lực máu.

Máu chảy chậm Máu chảy nhanh Áp lực cao

Trang 22

Áp lực trung bình

Trang 23

- Trình bày được cấu trúc của hệ mạch và các qui luật vận chuyển máutrong hệ mạch.

2 Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh.

3 Thái độ : Giải thích được một số hiện tượng thực tế liên quan đến

huyết áp, ứng dụng những hiểu biết vào thực tiễn cuộc sống

- Hình vẽ về sự biến động máu trong hệ mạch, hình vẽ mô tả tim đập

nhanh và chậm, hình vẽ biến động của vận tốc máu trong hệ mạch

III PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC.

Vận dụng linh hoạt các PPDH nhằm giúp HS chủ động, tích cực trongphát hiện, chiếm lĩnh tri thức, như: giảng giải, gợi mở vấn đáp, nêu vấn đề, sơ đồhóa và thuyết trình

IV TIẾN HÀNH TỔ CHỨC DẠY HỌC.

1 Ổn định lớp: Ổn định lớp, kiểm tra sĩ số.

2 Kiểm tra bài cũ :Trả lời các câu hỏi trắc nghiệm sau:

Câu 1: Cấu tạo chung của hệ tuần hoàn gồm:

A Tim, động mạch, tĩnh mạch, mao mạch

B Tim, hệ mạch, dịch tuần hoàn

C Tim, hệ mạch, máu

D Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, máu

Trang 24

Câu 2: Máu chảy trong hệ tuần hoàn kín như thế nào?

A Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao, tốc độ máu chảy chậm

B Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy chậm

C Máu chảy trong động mạch dưới áp lực thấp, tốc độ máu chảy nhanh

D Máu chảy trong động mạch dưới áp lực cao hoặc trung bình, tốc độmáu chảy nhanh

Câu 3: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn hở theo thứ tự là:

A.Động mạch, mao mạch, tĩnh mạch,tim

B.Động mạch, tĩnh mạch, mao mạch, tim

C.Động mạch, khoang cơ thể, tĩnh mạch, tim

D.Động mạch, tĩnh mạch, xoang cơ thể, tim

Câu 4: Vì sao ở lưỡng cư và bò sát trừ (cá sấu) có sự pha máu?

Câu 5: Diễn biến của hệ tuần hoàn nhỏ diễn ra theo thứ tự nào?

A Tim  Động mạch giàu O2  Mao mạch  Tĩnh mạch giàu CO2  Tim

B Tim  Động mạch giàu CO2  Mao mạch  Tĩnh mạch giàu O2  Tim

C Tim  Động mạch ít O2  Mao mạch  Tĩnh mạch giàu CO2  Tim

D Tim  Động mạch giàu O2  Mao mạch  Tĩnh mạch có ít CO2  Tim

3 Bài mới:

Vào bài mới : Cho HS quan sát hình ảnh

Trang 25

GV giới thiệu cho HS biết về tỉ lệ người mắc bệnh huyết cao và tỉ lệngười chết vì bệnh tim mạch Qua đó để hiểu rõ hơn về huyết áp và các căn bệnhcủa huyết áp liên quan đến tim mạch hôm nay các em tìm hiểu bài 19 ‘Tuầnhoàn máu (tt)’

Hoạt động của GV Hoạt động của HS Nội dung kiến thức Hoạt động 1: Tìm hiểu

hoạt động của tim.

GV : chiếu đoạn phim về

thực hành mổ ếch cho HS

quan sát và nhận xét hoạt

động của tim ếch , cơ đùi

ếch sau khi cắt rời khỏi cơ

thể cho vào dung dịch

hệ dẫn truyền tim và giới

thiệu về cấu tạo của hệ

dẫn truyền tim

HS : quan sát và trả lời

HS : Khả năng co dãn tựđộng theo chu kì của timgọi là tính tự động của tim

HS : Hệ dẫn truyền của timqui định

III HOẠT ĐỘNG CỦA TIM

1 Tính tự động của tim.

- Khả năng co dãn tựđộng theo chu kì củatim gọi là tính tự độngcủa tim

- Khả năng co dãn tựđộng theo chu kì củatim là do hệ dẫn truyềntim Hệ dẫn truyền timbao gồm : nút xoangnhĩ, nút nhĩ thất, bóHis và mạng Puốc kin

- Hoạt động của hệdẫn truyền (phụ lục 1)

Tỉ lệ %

Trang 26

GV : Để tìm hiểu về cơ

chế của hoạt động hệ dẫn

truyền tim các em hãy

quan sát đoạn phim và

làm bài tập sau và bài tập

GV : Khi xung điện được

lan truyền như vậy làm

cho TN và TT sẽ lần lượt

co dãn theo chu kì Sự co

dãn theo chu kì tạo ra chu

kì tim Chu kì tim hoạt

động như thế nào bây giờ

các em tìm hiểu sang

phần 2 Chu kì hoạt động

của tim

GV : cho học sinh xem

hình vẽ sau và cho biết

chu kì tim là gì ? (hình vẽ

HS : Nút xoang nhĩ phátxung điện, lan ra khắp cơtâm nhĩ làm tâm nhĩ co, sau

đó lan đến nút nhĩ thất, đến

bó His rồi theo mạng Puốckin lan ra khắp cơ tâm thấtlàm tâm thất co

HS : Chu kì tim là một lần

co và dãn nghỉ của tim

HS : Mỗi chu kì tim bắt

2 Chu kì hoạt động của tim.

- Chu kì tim là một lần

co và dãn nghỉ củatim

- Mỗi chu kì tim bắtđầu từ pha co tâm nhĩ,sau đó là pha co tâmthất và cuối cùng làpha giãn chung

- Nhịp tim là số chu kì

tim trong một phút

Trang 27

phần phụ lục 2)

GV : Dựa trên hình vẽ đó

và kết hợp xem đoạn

phim sau các em hãy cho

biết chu kì tim gồm mấy

GV : Hãy giải thích vì sao

tim đập suốt đời mà

không mệt mỏi

GV : Ví dụ đối với người

trưởng thành 1 chu kì tim

là 0.8s Như vậy trong 1

phút có 75 chu kì tim và

đó được gọi là nhịp tim

GV : Các em hãy quan sát

bảng số liệu sau và cho

biết mối tương quan giữa

chúng và giải thích tại sao

lại như vậy ?

HS : Vì thời gian làm việcbằng thời gian nghỉ ngơi

HS : động vật có kíchthước càng lớn thì nhịp timcàng nhỏ và ngược lại

HS : Động vật càng nhỏ thì

tỉ lệ S/V càng lớnTrong đó + S: diện tích bềmặt cơ thể

+ V: khối lượng

VD: Ở người trưởng:

75 lần/phútTrẻ em (5 - 10 tuổi):90-110 lần/phút

Trang 28

Mèo 110-130

Chuột 720-780

*Tích hợp môn vật lí

Tại sao một vận động

viên muốn nâng cao thành

tích trong thi đấu thì

thường lên vùng núi cao

để luyện tập ngay trước

khi dự thi đấu ?

Như vậy hoạt động cuả hệ

mạch diễn ra như thế nào

bây giờ tìm hiểu sang

đủ oxi của quá trình chuyểnhóa

HS :Vùng núi cao có nồng

độ O 2 loãng hơn ở vùngđồng bằng thấp, nên khiluyện tập ở vùng núi caothì :

+ Hồng cầu tăng số lượng

+ Tim tăng cường vận động

cơ tim khỏe, hô hấp khỏe,bền sức

HS : Tính từ động mạchchủ  tiểu động mạch thìtiết diện nhỏ dần nhưngtổng tiết diện tăng dần Còntính từ tiểu tĩnh mạch tính mạch chủ thì tiết diệnlớn dần nhưng tổng tiếtdiện nhỏ dần Tổng tiếtdiện lớn nhất trong maomạch

HS : Nhóm 2 trình bày dựavào hình vẽ và nội dung đã

IV HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ MẠCH.

1 Cấu trúc của hệ mạch.

→ Động mạch nhỏdần → Tiểu động

Trang 29

tổng tiết diện thay đổi như

thế nào trong hệ mạch ?

(hình vẽ phụ lục 4)

GV: Tim co bóp đẩy máu

đi đến các hệ mạch thì

quá trình vận chuyển máu

của máu phụ thuộc vào

tiết diện của hệ mạch như

nên tổng diện tích lại rất

lớn, vì vậy khi máu đi qua

mao mạch phải trải ra, lắp

đầy bề rộng, thực hiện cả

việc trao đổi chất (mao

mạch phổi, mao mạch cơ

quan) nên tốc độ vận

chuyển thấp nhất

GV: Ngoài việc máu chảy

trong hệ mạch đi đến các

cơ quan để thực hiện trao

đổi chất và trao đổi khí thì

còn gây áp lực đối với hệ

GV:+ Huyết áp tâm thu

(ứng với lúc tim co): ở

người khoảng 110-120

mmHg (HA tối đa)

chuẩn bị ở nhà (Hình vẽphụ lục 5)

HS : Huyết áp là áp lựcmáu tác dụng lên thànhmạch

- Hệ thống tĩnh mạch:Tiểu động mạch→Các tĩnh mạch lớn dần

Trang 30

+ Huyết áp tâm trương

(ứng với lúc tim giãn): ở

người khoảng 70-80

mmHg

(HA tối thiểu)

GV: Dựa vào máy đo

huyết áp để xác định được

giá trị huyết áp Như vậy

cấu tạo và cách đo như

thế nào tiết thực hành

hôm sau các em sẽ tìm

hiểu kĩ hơn

GV: Huyết áp hoạt động

dựa trên tim, máu và hệ

mạch như vậy sự thay đổi

các thành phần này sẽ làm

thay đổi huyết áp

GV : Tại sao tim đập

nhanh và mạnh làm huyết

áp tăng và ngược lại ?

Tại sao cơ thể bị mất máu

thì huyết áp giảm?

GV: Sự tăng và giảm

huyết áp nguy hiểm như

thế nào đến sức khỏe con

người và sự biến động của

Hãy chọn câu trả lời đúng

cho các câu hỏi sau (phụ

… Ngược lại

Khi bị mất máu, lượng máutrong mạch giảm nên áp lựctác dụng lên thành mạchgiảm do đó huyết áp giảm

HS : Nhóm 1 trình bày dựavào hình vẽ và nội dung đãchuẩn bị ở nhà (hình vẽphụ lục 6)

HS : Làm bài tập nhóm(chia lớp làm 2 nhóm vàlàm việc bằng cách ghépcác mảnh ghép đúng)

3 Huyết áp:

- Huyết áp là áp lựcmáu tác dụng lênthành mạch

+ Huyết áp tâm thu

(ứng với lúc tim co): ởngười khoảng 110-120mmHg (HA tối đa) + Huyết áp tâmtrương (ứng với lúctim giãn): ở ngườikhoảng 70-80 mmHg (HA tối thiểu)

Ngày đăng: 03/12/2018, 16:30

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w