1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Xây dựng chiến lược marketing cho công ty CP tập đoàn thái tuấn xuất khẩu lụa vân vạn phúc sang thị trường mỹ

15 984 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 15
Dung lượng 139,5 KB

Nội dung

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN XUẤT KHẨU LỤA VÂN VẠN PHÚC SANG THỊ TRƯỜNG MỸ CONTENT Chương 1 CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN 1.1.. Lý do lựa chọn cá

Trang 1

XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC MARKETING CHO CÔNG TY CP TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN XUẤT KHẨU LỤA VÂN VẠN PHÚC SANG THỊ TRƯỜNG

MỸ CONTENT Chương 1

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN

1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Tuấn (Thái Tuấn

Group Corporation)

1.2 SOLOGAN “Nền tảng cho sự thăng hoa”

1.3 Lý do lựa chọn các sản phẩm từ nguyên liệu chủ yếu là lụa Vân Vạn Phúc

1.4 Lý do lựa chọn thị trường Mỹ

Chương 2

THỊ TRƯỜNG MỸ

2.1 Môi trường chính trị

2.2 Môi trường kinh tế

2.3 Môi trường pháp lý

2.4 Môi trường văn hóa – xã hội

2.5 Môi trường cạnh tranh

Chương 3

Trang 2

PHÂN TÍCH SWOT

3.1 S (trengths)

3.2 W (weakness)

3.3 O (opportunities)

3.4 T (threats)

Chương 4

CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 4.1 Chiến lược sản phẩm

4.1.1 Giá trị cốt lõi của sản phẩm

4.2.2 Giá trị hiện thực của sản phẩm

4.2.3 Giá trị bổ sung của sản phẩm

4.2 Chiến lược giá của sản phẩm

4.2.1 Chiến lược định giá sản phẩm mới

4.2.2 Chiến lược điều khiển giá cả

4.2.3 Chiến lược thay đổi giá

4.3 Chiến lược phân phối sản phẩm

4.4 Chiến lược xúc tiến

4.4.1 Quảng cáo

4.4.2 Đội ngũ bán hàng

Trang 3

4.4.3 Khuyến mãi

4.4.4 Quan hệ công chúng

4.5 Tổ chức thực hiện

4.6 Ước tính chi phí

Chương 1

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN

1.1 Giới thiệu về Công ty Cổ Phần Tập đoàn Thái Tuấn ( Thai Tuan Group

Corporation)

Tên công ty: CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN THÁI TUẤN

Tên giao dịch tiếng Anh: Thái Tuấn Group CORPORATION

Ngành nghề kinh doanh: Ngành nghề kinh doanh: sản xuất và kinh doanh

các sản phẩm vải tơ tằm, kén tằm , quần áo thời trang may sẵn Chuyên sản xuất vải thời trang có nguyên liệu như lụa , tơ tằm , silk thun, phi thun, voan , gấm…

Vốn điều lệ: 113.000.000.000 VNĐ

- Thành lập vào năm 1993 , Thái Tuấn không ngừng nỗ lực hoạt động mở

rộng hoạt động sản xuất kinh doanh của mình từ việc đầu tư các nhà máy dệt, phân xưởng nhà máy nhuộm Cùng với việc đầu tư mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh và sự phát triển mạnh mẽ về cơ sở vật chất máy móc thiết bị và đặc biệt là sự gia tăng nguồn lực con người Bên cạnh việc tăng cường chuyển giao công nghệ tiên tiến của Nhật Bản và Châu Âu, nguồn lực con người được Thái Tuân trú trọng phát triển đáng kể tới nay Doanh nghiệp có hơn 1600 Cán bộ công nhân

Trang 4

- Thái Tuấn đã khẳng định được chất lượng sản phẩm bằng các thành tích được Nhà nước, tổ chức chứng nhận và xã hội bình chọn như:

+ Huân chương lao động hạng 3

+ Chứng nhận ISO 9001; ISO 1400; SA 800; 5S

+ Danh hiệu” Hàng Việt Nam chất lượng cao” do người tiêu dung bình chọn

10 năm liền

+ Danh hiệu Thương hiệu Mạnh Thương hiệu được ưa thích

- Khách hàng truyền thống của Công ty thuộc các nước Nhật Bản, Ấn

Ðộ, các nước Liên Xô cũ (SNG), Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào

và Bangladesh

- Định hướng của Công ty: Sẽ trở thành Tập Đoàn cung cấp sản phẩm vải và dịch vụ thời trang hàng đầu Châu Á

1.2 SOLOGAN

“ Nền tảng cho sự thăng hoa”

1.3 Lý do lựa chọn các sản phẩm từ nguyên liệu chủ yếu là lụa Vân Vạn

Phúc

Sự kết hợp cùa Tập đoàn may Thái Tuấn với các sản phẩm từ Lụa Vân thu hút được nhiều khách hàng trong nước và quốc tế vì sự độc đáo và thương hiệu của

nó trong quá khứ: "The La, lĩnh Bởi, chồi Phùng - Lụa Vân Vạn Phúc, nhiễu vùng

Mỗ Bôn" Tại hội nghị cấp cao ASEAN lần 17 Vải Thái Tuấn được chọn để may trang phục cho các nguyên thủ Quốc Gia Tập đoàn May Thái Tuấn sử dụng các sản phẩm nguyên liệu chính là Lụa Vân loại lụa mỏng có cả hoa nổi, hoa chìm, hoa nổi trên mặt lụa thì bóng mịn còn hoa chìm thì phải soi lên ánh sáng mới thấy được Các loại Vân lụa rất tinh xảo và được khái quát bằng những tên gọi thanh cao, quý phái như Vân tứ quý, Vân song hạc, Vân hồng điệp…Hiện nay, các nhà thiết kế trong nước cũng rất chú trọng tới việc sử dụng lụa làm nguyên liệu cho các tác phẩm của mình Đặc biệt gần đây, nhà thiết kế trẻ David Minh Đức đã sử dụng

Trang 5

loại lụa và loại the tốt nhất từ Vạn Phúc để cho ra mắt bộ sưu tập áo dài cưới mang phong cách cung đình Huế Những chiếc áo dài cưới thêu rồng phượng, đậm tính chất truyền thống, cầu kỳ, bóng bẩy và thu hút một cách lạ lùng Có lẽ chính nhờ lụa đã làm nên sự quyến rũ, mềm mại đặc trưng và cái hồn rất riêng của trang phục Bộ sưu tập được bán giá rất cao, khoảng trên 70 triệu/bộ, tuy nhiên vẫn có rất nhiều đơn đặt hàng cả trong nước lẫn ngoài nước, đây chính là lý do Công ty Thái Tuấn lựa chọn lụa Vân Vạn phúc

1.4 Lý do chọn thị trường Mỹ

 Mỹ là thị trường lớn, đông dân (trên 316 triệu người ), kinh tế phát triển, mức sống người dân cao

 Theo hiệp hội dệt may Việt nam xuất khẩu hàng may mặc sang thị trường

Mỹ năm 2010 đạt 6,2 tỷ USD – năm 2011 xuất khẩu hàng may mặc đạt 6,9

tỷ USD

 Mỹ là nơi tập trung đông cộng đồng Châu Á (trên 14 triệu người), trong đó cộng đồng người Việt trên 1 triệu người

 Năm 2012 Việt - Mỹ và các Quốc gia khác đã hoàn tất vòng đàm phán lần

15 về hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) và Mỹ đang thúc đẩy sớm hoàn tất ký kết hiệp định này

 Quan hệ Việt-Mỹ đang có những bước tiến mới quan hệ thương mại hai chiều năm 2012 đạt 24 tỷ USD trong đó Việt Nam Xuất khẩu 18,5 tỷ USD

 Mặt khác, Mỹ là một thị trường đầy tiềm năng mà Công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Tuấn chưa thâm nhập, trong khi rất nhiều công ty dệt may trong nước như Việt Tiến, Thành Công, Phương Đông…đã tiến hành thâm nhập từ rất lâu và có những thành công rất lớn, nhưng lĩnh vực thởi trang sử dụng chất liệu lụa đặc biệt lụa Vân Vạn Phúc thì chưa đơn vị nào thực hiện Đây

là cơ hội mở ra với Công ty cổ phần Tập Đoàn Thái Tuấn và là lối đi mới cho lụa Vân Vạn Phúc khi mà Mỹ là thị trường may mặc lớn nhất Thế giới

Trang 6

 Năm 2013, Thái Tuấn sẽ phát triển và mở rộng thương hiệu đến cộng đồng người Việt tại nước ngoài và bắt đầu cho chiến lược này, Thái Tuấn đã giới thiệu bộ sưu tập (BST) “Dáng Lụa” trong chương trình Paris By Night 106 Đây là BST cao cấp mang tính đột phá, lần đầu tiên được thiết kế trên công nghệ in hiện đại Trúc và sen là hai hoa văn được thiết kế, sắp xếp theo bố cục mới trên từng chiếc áo dài Lấy cảm hứng theo dòng thời gian trong ngày: Sáng – Trưa – Chiều – Tối, mỗi bộ trang phục là một cách thể hiện với những cảm xúc khác nhau, mang lại nét độc đáo cho cả BST Ngoài ra, BST còn khắc họa nên bức tranh hòa quyện giữa hiện đại và truyền thống

Chương 2

THỊ TRƯỜNG MỸ

2.1 Môi trường chính trị: Mỹ là một nước cộng hoà liên bang thực hiện chế độ

chính trị tam quyền phân lập

2.2 Môi trường kinh tế:

Theo số liệu thống kê của CIA Facbook America 2012 GDP dân số Mỹ trên

316 triệu người, GDP 15,66 tỷ USD, tăng trưởng 2,2%, thu nhập bình quân đầu người 49.800USD/năm Hiện nay, và trong nhiều thập kỷ nữa, Mỹ vẫn là nước có nền kinh tế lớn nhất và có sức cạnh tranh nhất trên thế giới Mặc dầu, tỷ trọng GDP của Mỹ trong tổng GDP của toàn thế giới có xu hướng giảm, song hiện nay, Mỹ vẫn là nước có thu nhập quốc dân lớn nhất và có thu nhập bình quân đầu người đứng đầu thế giới Các nhà kinh tế ước tính rằng, tỷ lệ tăng trưởng trung bình mà

họ dự báo là 2,3% cho năm 2013, cao hơn một chút so với mức 2,2% của năm 2012

2.3 Môi trường pháp lý:

Mỹ theo hệ thống luật Anh - Mỹ Một số qui định của Mỹ liên quan đến nhập khẩu hàng: về chứng từ chi tiết, các công ty phải liên hệ với nhà nhập khẩu, thông thường các công ty Mỹ khi nhập khẩu từ nước ngoài thường thuê các công ty

Trang 7

chuyên làm nhiệm vụ môi giới hải quan để khai báo thủ tục hải quan chứ không tự đứng ra khai báo Nếu nhà nhập khẩu không nắm được thủ tục thì họ liên hệ với các đại lý để lấy thông tin chi tiết

*Lưu ý, đối với sản phẩm dệt may, cần chú ý liên hệ với nhà nhập khẩu để biết chi tiết về chứng từ, và luôn cung cấp tỉ lệ phần trăm các sợi trong sản phẩm theo qui định của luật Textile Fiber Products Identification Act – TFPIA

2.4 Môi trường văn hóa-xã hội:

Dân số nước Mỹ theo thống kê của CIA Facbook 2012 là 316.668.567 người, tỷ lệ nữ và nam là cân bằng nhau, nữ khoảng 63,7 triệu, độ tuổi từ 25 đến

54 chiếm 40,6%, độ tuổi này rất nhạy cảm với thời trang, họ quan tâm nhiều tới thời trang và cũng là nhóm có thu nhập ổn định và tăng trưởng, mức chi tiêu của nhóm đối tượng độ tuổi tử 25 đến 54 chi tiêu nhiều cho vấn đề ăn mặc thời trang, người Châu Á tại Mỹ chiếm 4,43%, trong đó người Việt chiếm khoảng 1 triệu người khá đông so với các nước khác trên thế giới

- Người Mỹ không có quá nhiều định kiến đối với xuất xứ sản phẩm Sản phẩm may mặc phải thật thoải mái, dễ chịu Yếu tố chất lượng được xem là một yếu tố quan trọng Văn hóa ăn mặc của người Mỹ nhìn chung xuất phát từ quan niệm không đánh giá bất cứ cái gì qua vẻ bề ngoài của họ

- Đặc biệt, cộng đồng người Việt ở đây mặc dù sống xa quê hương vẫn nỗ lực bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Họ vẫn tổ chức nhiều chương trình văn hóa mang bản sắc Việt, gợi nhớ về dân tộc, đất nước thì tà áo dài không thể thiếu được đối với người phụ nữ, mà đặc biệt những sản phẩm dệt may làm từ lụa tơ tằm thiên nhiên rất được ưa chuộng

2.5 Môi trường cạnh tranh:

Mặt hàng lụa:

Về mặt địa lý, Châu Á là nơi sản xuất may mặc với các sản phẩm chính xuất khẩu trên thế giới, và chiếm đến 95% sản lượng may mặc toàn cầu Mặt dù có hơn 40

Trang 8

quốc gia nằm trên bản đồ sản xuất lụa thế giới, phần lớn lụa được sản xuất ở Trung Quốc và Ấn Độ, theo sau là Nhật Bản, Brazil, Hàn Quốc, Thái Lan…Thị trường lụa ở Mỹ chủ yếu là sự cạnh tranh của:

Lụa Trung Quốc: Lụa Trung Quốc được xem là có lịch sử lâu đời nhất cũng như

có thương hiệu nhất trong ngành lụa thế giới Trung Quốc hiện là nhà cung cấp lụa hàng đầu trên thế giới với sản lượng hàng năm lên đến 153942 MT (2006), trong

đó sản phẩm thuần lụa tơ tằm là 11502 MT Do đó, lụa Trung Quốc cũng là sản phẩm lụa có tính cạnh tranh cao nhất

Lụa Thái Lan: Hàng tơ lụa Thái Lan ngày nay nổi tiếng khắp thế giới vì màu sắc

đa dạng và phong phú Trong 50 năm trở lại đây, với sự bảo trợ của hoàng hậu Thái Lan Sirikit, lụa tơ tằm Thái Lan đã nổi tiếng trên toàn thế giới và giành được

sự ưa thích trong làng thời trang

Ngoài ra còn một số nước như Ấn độ, Srilanca đều có xuất khẩu vào thị trường

Mỹ Tuy nhiên nếu so sánh về mẫu mã, chất lượng, hoa văn…thì mỗi nước lại có đặc trưng riêng, tùy theo văn hóa từng dân tộc

Như vậy, để thâm nhập hàng dệt may vào thị trường Mỹ đặc biệt là mặt hàng dệt được làm từ lụa phải đối mặt với sự cạnh tranh rất lớn đặc biệt các sản phẩm lụa của Trung Quốc mẫu mã rất đa dạng, giá cả rẻ, Ấn độ thì chất lượng, Thái Lan đa dạng về màu sắc, còn lụa Vân Vạn Phúc có nét tinh tế, chất lượng đảm bảo kết hợp với những kinh nghiệm và các nhà thiết kế của Công ty Thái Tuấn sẽ tạo ra sản phẩm thời trang có chất lượng giá cả hợp lý tạo ra sức cạnh tranh được với thị trường còn nhiều tiềm năng như thị trường Mỹ, đặc biệt áo dài truyền thống của Việt Nam là sản phẩm có lợi thế cạnh tranh đặc biết với các sản phẩm từ lụa của Trung Quốc, Ấn đọ, Thái Lan

Chương 3

PHÂN TÍCH SWOT

3.1 S (strengths)

Trang 9

 Công ty cổ phần cổ phần Tập Đoàn Thái Tuấn có đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và có trình độ chuyên môn cao, đặc biệt là đội ngũ thiết kế thời trang luôn có những ý tưởng độc đáo tạo ra những bộ sưu tập đẹp trên nền chất liệu tơ tằm

 Sản phẩm của công ty được thiết kế đa dạng, hợp thời trang từ nguyên liệu lụa Vân Vạn Phúc và sản xuất theo quy trình khép kín, dây chuyền hiện đại,

kỹ thuật tiên tiến được nhập khẩu từ các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, EU…

 Trước khi thâm nhập vào thị trường Mỹ, Công ty Cổ phần cổ phần Tập Đoàn Thái Tuấn đã xuất khẩu rất nhiều sản phẩm của mình đi các nước Nhật Bản, Ấn Ðộ, các nước Liên Xô cũ (SNG), Singapore, Thái Lan, Malaysia, Indonesia, Lào và Bangladesh nên có thể nói Công ty Cổ phần Tập Đoàn Thái Tuấn có rất nhiều kinh nghiệm trong lĩnh vực xuất khẩu thâm nhập thị trường, có thể thấy rõ thị trường Nhật Bản là thị trường rất nghiêm khắc với các tiêu chuẩn kỹ thuật, chất lượng, nhưng Thái Tuấn lại rất thành công ở thị trường Nhật Bản

 Bên cạnh đó, thương hiệu nổi tiếng của lụa Vân Vạn Phúc có thể coi là thế mạnh riêng có của Việt Nam cho Công ty Cổ phần cổ phần Tập Đoàn Thái Tuấn thâm nhập thị trường Mỹ

 Chất lượng sản phẩm của công ty được kiểm tra rất chặt chẽ trước khi đóng gói xuất đi, sự uy tín của công ty được đề cao trong các tất cả các khâu bao tiêu sản phẩm

3.2 W (weakness)

 Kinh nghiệm tại thị trường Mỹ chưa có

 Lụa Vân Vạn Phúc chưa được quảng bá sang các thị trường Mỹ một cách rộng rãi, hiện nay Lụa Vạn Phúc mới đang trong quá trình xây dựng thương hiệu và chưa có sản phẩm chiến lược từ lụa Vân Vạn Phúc

Trang 10

 Chưa có hệ thống marketing trực tiếp mà chủ yếu quảng bá qua các sự kiện kết hợp như sự kiện Pari by night

 Thiếu kinh nghiệm trong việc đăng kí và bảo vệ bản quyền sản phẩm

 Lụa Vân Vạn Phúc vẫn chưa được đầu tư nhiều về mẫu mã, chất liệu, nên tính ứng dụng của sản phẩm chưa cao, đồng thời tính cạnh tranh cũng không cao

 Lụa Vân Vạn Phúc hoàn toàn được làm từ thủ công nên năng suất còn chưa cao, ảnh hưởng tới giá thành và sức cạnh tranh trên thị trường

 Nguồn nguyên liệu chưa ổn định, nằm rải rác nhiều nơi như Vĩnh Phúc, Thái Bình, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Lâm Đồng…

3.3 O (opportunities)

 Việt Nam gia nhập WTO nên hạn ngạch được dỡ bỏ, tạo cơ hội thúc đẩy việc xuất khẩu hàng hóa

 Sức mua của Mỹ đối với các mặt hàng may mặc, đặc biệt là loại hàng thủ công truyền thống như tơ lụa là rất lớn, đứng hàng đầu thế giới

 Mỹ là thị trường với dân số đông, độ tuổi từ 25 đến 54 chiếm 40,6% là độ tuổi

có thu nhập tăng trưởng và đầu tư vào thời trang mua sắm lớn, người Châu Á chiếm 4,43%, người Việt tại mỹ khoảng 1 triệu người, thu nhập của người dân

Mỹ cũng chênh lệch nhau rất lớn, vì vậy đây là một thị trường lớn, đa dạng và hấp dẫn

 Nguồn cung nguyên liệu dồi dào, sẵn có do nghề trồng dâu nuôi tằm dệt lụa được củng cố, lụa Vân Vạn Phúc đẹp, 100% từ thiên nhiên nên rất được ưa chuộng, áo dài truyền thống từ lụa rất đẹp và tinh tế

 Chính phủ có những chính sách nhằm bảo tồn và khuyến khích các làng nghề truyền thống phát triển, điều này giúp cho những làng nghề ươm tơ dệt lụa có

từ lâu đời của VN khôi phục và hỗ trợ vững chắc cho hoạt động kinh doanh sản phẩm tơ lụa và sản phẩm có nguồn gốc từ tơ lụa

Trang 11

3.4 T (Threats)

 Phải cạnh tranh với sản phẩm lụa Trung Quốc mẫu mã đa dạng, giá cả rẻ

 Gia nhập WTO cũng tạo cho công ty thêm nhiều đối thủ cạnh tranh cả trong

và ngoài nước

 Khả năng cạnh tranh của Doanh nghiệp tại thị trường Mỹ chưa cao, do chưa phát triển các ứng dụng thương mại điện tử, tham gia các hội chợ, triển lãm hàng dệt may tại Mỹ còn hạn chế

 Mặt hàng do mang nặng tính truyền thống nên ít có sự thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng hoa văn

 Mỹ là thị trường nhiều tiềm năng cho hàng dệt may, nhưng mặt hàng lụa còn nhiều hạn chế do thói quen ăn mặc của người Mỹ chủ yếu là các mặt hàng thời trang có nguồn gốc không phải từ lụa tơ tằm

Chương 4

CHIẾN LƯỢC, KẾ HOẠCH THÂM NHẬP THỊ TRƯỜNG 4.1 Chiến lược sản phẩm

4.1.1 Giá trị cốt lõi của sản phẩm:

 Tôn thêm vẻ đẹp quý phái, quyến rũ của con người, mang đậm tính truyền thống nhưng cũng không thiếu tính hội nhập: Các áo dài truyền thống Việt Nam cách tân, đầm ngủ, áo đi dạo hiện đại làm bằng lụa Vân Vạn Phúc hiện nay được nhiều người ưa thích

 Thiết kế phù hợp để làm quà tặng như khăn lụa, caravat làm bằng lụa Vân Vạn Phúc

 Nguyên liệu 100% lụa Vân Vạn Phúc

4.1.2 Giá trị hiện thực của sản phẩm:

 Chất lượng sản xuất theo tiêu chuẩn ISO 9000, ISO 14000, hệ thống quản lý môi trường SA 8000 để vượt rảo cản vào thị trường Mỹ

 Thiết kế (đa dạng hóa mẫu mã để thỏa mãn thị hiếu khách hàng)

Ngày đăng: 03/12/2018, 15:54

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w