1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Pháp luật về cầm giữ tài sản

30 2,1K 34

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 1,02 MB

Nội dung

Theo đó, chủ nợ có quyền cầm giữ hàng hải theo luật định đối với tàu biển để bảo đảm cho các khoản nợ ưu tiên, mặc dù tàu biển đó đã được cầm giữ, cầm cố, thế chấp để bảo đảm cho các kho

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - LUẬT

=====00=====

PHÁP LUẬT VỀ GIAO DỊCH BẢO ĐẢM

Đề tài:

PHÁP LUẬT VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN

Giảng viên hướng dẫn: PGS-TS Lê Vũ Nam

Lớp K15504T

Trang 2

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 4

1 Sự cấp thiết của bài viết nghiên cứu 4

2 Mục đích của bài viết nghiên cứu 5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5

4 Phương pháp nghiên cứu 5

5 Bố cục bài viết nghiên cứu 6

CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN 7

1.1 Khái niệm và đặc điểm của biện pháp cầm giữ tài sản 7

1.1.1 Khái niệm 7

1.1.2 Đặc điểm của biện pháp cầm giữ tài sản 9

1.2 Đối tượng cầm giữ tài sản 10

1.3 Xác lập cầm giữ tài sản 10

1.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên 11

1.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ 11

1.4.1.1 Quyền của bên cầm giữ 11

1.4.1.2 Nghĩa vụ của bên cầm giữ 13

1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên có tài sản bị cầm giữ 14

1.5 Chấm dứt cầm giữ tài sản 15

1.6 Phân biệt biện pháp cầm giữ và biện pháp cầm cố tài sản 16

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN DỰA TRÊN KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA 18

Trang 3

2.1 Thực trạng quy định của pháp luật Việt Nam về cầm giữ tài sản 18

2.1.1 Phạm vi cầm giữ tài sản 18

2.1.2 Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ 18

2.1.3 Chấm dứt cầm giữ tài sản khi bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế 19

2.1.4 Thời hạn cầm giữ tài sản 19

2.1.5 Rủi ro cho bên nhận thế chấp 20

2.2 Quy định của pháp luật nước ngoài về câm giữ tài sản 21

2.2.1 Pháp luật Pháp 21

2.2.1.1 Khái niệm cầm giữ tài sản 21

2.2.1.2 Hệ quả pháp lý đối với bên thứ ba 23

2.2.2 Pháp luật Anh 24

2.2.2.1 Khái niệm cầm giữ tài sản 24

2.2.2.2 Hệ quả pháp lý đối với bên thứ ba 25

2.3 Kiến nghị hoàn thiện pháp luật về cầm giữ tài sản 26

2.3.1 Phạm vi của cầm giữ tài sản 26

2.3.2 Đối tượng cầm giữ tài sản và hạn chế rủi ro cho bên nhận thế chấp 26

2.3.3 Căn cứ phát sinh yêu cầu chấm dứt cầm giữ 27

Trang 4

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Sự cấp thiết của bài viết nghiên cứu

Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ được sử dụng từ khá lâu trong đời sống thực tiễn và phát huy tác dụng rõ rệt nhất là trong lĩnh vực tín dụng ngân hàng Có thể nói rằng, các biện pháp bảo đảm đóng vai trò mang tính sống còn trong sự vận hành của lĩnh vực này

Hiện nay, ở Việt Nam tồn tại song song hai hệ thống các quy định về giao dịch bảo đảm, hệ thống các quy định về giao dịch bảo đảm nói chung áp dụng với tất cả các giao dịch dân sự và hệ thống các biện pháp bảo đảm áp dụng tại các tổ chức tín dụng

Từ Bộ luật dân sự (BLDS) đầu tiên của Việt Nam năm 1995 đến BLDS năm 2015, chế định về giao dịch bảo đảm, biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đã trải qua khá nhiều

sự thay đổi (cả về tư tưởng chủ đạo trong việc xây dựng chế định cũng như các quy định

So với quy định của BLDS năm 2005, BLDS năm 2015 đã có khá nhiều thay đổi liên quan đến các quy định về các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ Tuy nhiên, ở góc độ tổng thể, có thể thấy sự thay đổi rõ ràng nhất đến từ các quy định của pháp luật

liên quan đến hai biện pháp bảo đảm, đó là cầm giữ tài sản và bảo lưu quyền sở hữu

Hiện tại cơ sở pháp lý của biện pháp cầm giữ tài sản còn khá đơn giản và nhiều

bất cập Trong khuôn khổ bài viết, nhóm tác giả lựa chọn đề tài “Pháp luật về cầm giữ

Trang 5

tài sản” để phân tích nội dung cũng như đề xuất các biện pháp nhằm hoàn thiện pháp

luật Việt Nam về cầm giữ tài sản

2 Mục đích của bài viết nghiên cứu

Bài viết này nhằm mục đích nghiên cứu thực trạng pháp lý quy định về cầm giữ tài sản, cũng như chỉ ra những bất cập còn tồn đọng và mong muốn những kiến nghị đưa ra có thể hoàn thiện hơn quy định pháp luật Nhóm tác giả mong muốn thông qua bài viết này, nhóm sẽ cung cấp cho người đọc những kiến thức cơ bản về hoạt động pháp lý và thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật đó theo sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: Pháp luật về cầm giữ tài sản

Phạm vi nghiên cứu: Những vấn đề chung liên quan đến cầm giữ tài sản, pháp

luật cầm giữ tài sản tại Việt Nam và thực tiễn áp dụng những quy định pháp luật đó Đồng thời, nhóm tác giả cũng quan tâm tới pháp luật về cầm giữ tài sản của một số nước trên thế giới, cụ thể là Anh và Pháp, từ đó cho người đọc một góc nhìn sâu rộng nhất về hoạt động cầm giữ tài sản theo pháp luật mỗi quốc gia

4 Phương pháp nghiên cứu

Để thực hiện bài viết về chủ đề “Pháp luật về cầm giữ tài sản” này, nhóm tác giả

đã kết hợp vận dụng nhiều phương pháp nghiên cứu, bao gồm:

Phương pháp so sánh và đối chiếu

Phương pháp tư duy có phân tích

Phương pháp liệt kê

Phương pháp phân tích

Phương pháp tìm kiếm thông tin

Trang 6

Phương pháp tổng hợp nhằm đưa ra những bất cập và kiến nghị giải quyết

5 Bố cục bài viết nghiên cứu

Ngoài phần giới thiệu chung này, bài viết nghiên cứu về chủ đề “Pháp luật về cầm giữ tài sản” sẽ được chia thành hai phần và làm rõ nội dung của từng phần, bao gồm:

CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN

CHƯƠNG II THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN DỰA TRÊN KINH NGHIỆM CỦA MỘT SỐ QUỐC GIA

Nhóm tác giả hi vọng trong khuôn khổ bài viết này, người đọc sẽ nắm rõ hơn về những vấn đề chung liên quan đến hoạt động cầm giữ tài sản, quy định hiện tại của pháp luật cũng như nhìn thấu đáo những bất cập còn tồn đọng để từ đó có những góp ý, cùng nhau hoàn thiện quy định của pháp luật đối với hoạt động này

Nhóm tác giả xin chân thành cảm ơn!

Trang 7

CHƯƠNG I QUY ĐỊNH CỦA PHÁP LUẬT VỀ CẦM GIỮ TÀI SẢN

1.1 Khái niệm và đặc điểm của biện pháp cầm giữ tài sản

1.1.1 Khái niệm

Biện pháp cầm giữ lần đầu tiên được quy định tại Điều 30 Bộ luật hàng hải Việt Nam năm 1990 Theo đó, chủ nợ có quyền cầm giữ hàng hải theo luật định đối với tàu biển để bảo đảm cho các khoản nợ ưu tiên, mặc dù tàu biển đó đã được cầm giữ, cầm

cố, thế chấp để bảo đảm cho các khoản nợ khác trên cơ sở hợp đồng hoặc quyết định của Tòa án.1

Theo tiến trình phát triển, biện pháp cầm giữ tài sản đã được ghi nhận và thể hiện trong BLDS 1995 và 2005 nhưng không phải ở góc độ biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự, mà là một cơ chế pháp lý để bảo vệ bên có quyền được thanh toán trong các hợp đồng mà hai bên đều có nghĩa vụ.2 Theo quy định của BLDS 2005, cầm giữ tài sản được quy định tại Điều 416 tại “Phần II Thực hiện hợp đồng” với ý nghĩa là cách thức mà bên có quyền sử dụng đối với bên có nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ để bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ đã cam kết theo thỏa thuận giữa các bên Theo

quy định tại Khoản 1 Điều 416 BLDS 2005 “Cầm giữ tài sản là việc bên có quyền (sau

đây gọi là bên cầm giữ) đang chiếm giữ hợp pháp tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ được cầm giữ tài sản khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận” Đổi mới so với BLDS 2005, hiện nay BLDS

2015 đã tiếp cận cầm giữ tài sản với tư cách là một biện pháp bảo đảm được xác lập theo quy định của luật Cụ thể, biện pháp cầm giữ tài sản được quy định tại tiểu mục 9, Mục 3 Chương XV, Phần thứ ba, bao gồm 05 điều (từ Điều 346 đến 350) của BLDS

2015

Điều 346 BLDS 2015 đưa ra khái niệm cầm giữ tài sản như sau: " Cầm giữ tài

sản là việc bên có quyền (sau đây gọi là bên cầm giữ) đang nắm giữ hợp pháp tài sản

1 Chín biện pháp bảo đảm nghĩa vụ hợp đồng, Luật sư Trương Thanh Đức, NXB Chính trị quốc gia Sự thật, trang 255

2 Trích từ dam-thuc-hien-nghia-vu-theo-blds-2015-5604/ , truy cập ngày 24/10/2018

Trang 8

https://thegioiluat.vn/bai-viet-hoc-thuat/cam-giu-tai-san-%E2%80%93-bien-phap-moi-nham-bao-là đối tượng của hợp đồng song vụ được chiếm giữ tài sản trong trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.” Trong đó, hợp đồng

song vụ theo quy định tại Khoản 1 Điều 402 BLDS 2015 là hợp đồng mà mỗi bên đều

có nghĩa vụ đối với nhau

Về nội hàm, Điều 346 BLDS 2015 có sự thay đổi về cách sử dụng từ so với khoản 1 Điều 416 BLDS 2005, đó là dùng từ “nắm giữ” rồi đến “chiếm giữ” so với

“chiếm giữ” và “cầm giữ”, tuy nhiên, điều này không mang đến những cách hiểu khác nhau, mà chỉ đơn giản là tạo ra sự thống nhất trong cách sử dụng thuật ngữ xuyên suốt BLDS 2015 Đồng thời, BLDS 2015 cũng đã dùng cụm từ “thực hiện không đúng nghĩa vụ” thay cho cụm từ “thực hiện không đúng nghĩa vụ theo thoả thuận” Đây là điểm đổi mới nổi bật Lý do các nhà làm luật bỏ từ “theo thoả thuận” là vì nghĩa vụ và các yêu cầu thực hiện nghĩa vụ không được phát sinh từ thoả thuận giữa các bên mà phát sinh

do luật định Việc thay thế này cho phép áp dụng cầm giữ tài sản trong cả trường hợp thực hiện không đúng nghĩa vụ theo quy định của pháp luật Nếu như các biện pháp khác như cầm cố, thế chấp, bảo lãnh chỉ áp dụng trong trường hợp các bên có thỏa thuận thì cầm giữ tài sản là biện pháp duy nhất áp dụng mà không có thỏa thuận của các bên liên quan, pháp luật chính là cơ sở trực tiếp phát sinh quyền cầm giữ tài sản.3

Bên cạnh BLDS, quyền cầm giữ còn được nêu trong Luật Thương mại Theo quy định tại Điều 149 Luật Thương mại, bên đại diện cho thương nhân có quyền cầm giữ tài sản, tài liệu được giao để bảo đảm việc thanh toán các khoản thù lao và chi phí đã đến hạn Tương tự, Điều 239 và 240 của văn bản luật này trao cho thương nhân kinh doanh dịch vụ logistics quyền cầm giữ hàng hóa và chứng từ liên quan để đòi nợ đã đến hạn của khách hàng và đi xa hơn BLDS là trao cho bên cầm giữ quyền định đoạt hàng hóa và chứng từ sau thời hạn 45 ngày kể từ ngày thông báo cầm giữ cho khách hàng để trừ khoản nợ liên quan

3 Kinh doanh và pháp luật số 160 về Biện pháp bảo đảm mới trong BLDS 2015, trích dẫn từ

https://www.youtube.com/watch?v=aM_jiu5shnI&feature=youtu.be&fbclid=IwAR31ABdAjZ6c6_JFYNX_hkF NyQFP-KKFRxPrXwkKxptk1EKtQuHejc4ExMk , truy cập ngày 24/10/2018

Trang 9

1.1.2 Đặc điểm của biện pháp cầm giữ tài sản

Từ khái niệm cũng như những quy định liên quan, nhóm nghiên cứu nhận thấy biện pháp cầm giữ tài sản gồm có những đặc điểm nổi bật như sau:

Thứ nhất, đây là một biện pháp bảo đảm mang tính đối vật, bên cầm giữ tài sản

có quyền từ chối hoàn trả tài sản đang chiếm giữ khi bên có nghĩa vụ chưa thực hiện xong nghĩa vụ của mình Luật không giới hạn khoảng thời gian mà bên có quyền được quyền cầm giữ tài sản

Ví dụ: A có nghĩa vụ phải thanh toán cho B 15 triệu đồng Nếu A đã thanh toán cho B 10 triệu đồng thì B vẫn có quyền chiếm giữ tài sản của A đã nắm giữ từ trước cho đến lúc A trả đủ 15 triệu đồng

Thứ hai, cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa

vụ của mình Ví dụ khi A mang xe thuộc quyền sở hữu của mình sửa chữa tại cửa hàng của B, tuy nhiên, khi B hoàn thành nghĩa vụ sửa xe của mình và A phải thực hiện nghĩa

vụ trả tiền cho B thì A không có tiền hoặc không có đủ tiền trả cho B, và tại thời điểm

đó, tức là thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ của A, nhưng A đã thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình thì B có quyền cầm giữ chiếc xe của A

Thứ ba, nghĩa vụ được bảo đảm là nghĩa vụ của chủ sở hữu tài sản và phát sinh trực tiếp từ tài sản đó Cầm giữ tài sản là một hành vi kiểm soát tài sản là đối tượng của hợp đồng song vụ của bên có quyền Có nghĩa là tài sản cầm giữ phải có mối “liên quan mật thiết” với nghĩa vụ cần được bảo đảm bằng việc cầm giữ

Có thể hình dung qua giả thiết sau, A vay của B 500 triệu đồng và chưa trả được

nợ Sau đó A lại mua một chiếc xe ô tô của B với giá 400 triệu đồng, tiền mua xe đã được thanh toán đầy đủ nhưng B lại không giao xe và yêu cầu A phải trả hết toàn bộ khoản nợ 500 triệu đồng đã vay thì mới giao xe Căn cứ vào quy định hiện hành của pháp luật dân sự, trong tình huống nêu trên, việc cầm giữ tài sản là không thể thực hiện được Bởi vì, chiếc xe ô tô là đối tượng của hợp đồng song vụ, và nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng này (nghĩa vụ thanh toán tiền mua tài sản) đã được thực hiện xong, vì thế,

Trang 10

việc cầm giữ là không phù hợp với quy định của pháp luật Với giả thuyết nêu trên, có thể xác định rằng, tài sản cầm giữ và nghĩa vụ được bảo đảm cần thiết phải phát sinh trong cùng một quan hệ thì việc cầm giữ mới có giá trị

1.2 Đối tượng cầm giữ tài sản

Điều 346 BLDS 2015 trình bày khái niệm cầm giữ tài sản, theo đó ta có thể hiểu rằng đối tượng cầm giữ của biện pháp cầm giữ tài sản là tài sản, mà cụ thể là tài sản này

là đối tượng của hợp đồng song vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Trong đó, tài sản là vật, tiền, giấy tờ có giá và quyền tài sản; tài sản bao gồm bất động sản và động sản theo quy định tại Điều 105 BLDS 2015

1.3 Xác lập cầm giữ tài sản

Thứ nhất, cầm giữ tài sản phát sinh từ thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ Thời điểm đến hạn thực hiện nghĩa vụ mà bên có quyền có quyền cầm giữ tài sản chỉ xảy ra khi bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận Thời điểm này, tài sản cầm giữ thuộc sở hữu của bên có nghĩa vụ đang được bên có quyền chiếm giữ một cách liên tục và hợp pháp Thời hạn thực hiện nghĩa vụ do các bên thỏa thuận hoặc do luật định

Thứ hai, việc xác định thời điểm xác lập quyền của bên cầm giữ cũng là căn cứ phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ kể từ thời điểm bên cầm giữ chiếm hữu tài sản (Điều 347 BLDS 2015)

Trang 11

1.4 Quyền và nghĩa vụ của các bên

1.4.1 Quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ

1.4.1.1 Quyền của bên cầm giữ

Bên cầm giữ với tư cách là bên có quyền lợi bị xâm phạm do việc không thực hiện nghĩa vụ hoặc thực hiện nghĩa vụ không đúng theo thỏa thuận do bên có nghĩa vụ gây ra, có các quyền sau: 4

Thứ nhất, yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ phát sinh từ

hợp đồng song vụ

Việc yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện nghĩa vụ là mục đích ban đầu của bên có quyền Ngay cả khi quyền cầm giữ không phát sinh thì khi có sự vi phạm nghĩa vụ xảy

ra, bên có quyền cũng có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa

vụ của mình Bên có quyền cầm giữ tài sản nhằm yêu cầu bên có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ giữa 2 bên Chừng nào nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ chưa được thực hiện đúng và đầy đủ, thì bên có quyền vẫn được quyền cầm giữ tài sản của bên có nghĩa vụ

Bộ luật dân sự 2015 không quy định bên cầm giữ có quyền ưu tiên thanh toán,

mà chỉ có quyền yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, trong đó có nghĩa vụ thanh toán, phát sinh từ hợp đồng song vụ Tuy nhiên, vì bên cầm giữ lại có quyền cầm giữ, có quyền không giao tài sản cho bên nhận thế chấp hoặc bất kỳ bên nào khác cho đến khi thanh toán đầy đủ khoản nợ phát sinh, gồm cả chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ, nên thành ra trở thành quyền ưu tiên cao nhất trên thực tế, kể cả trường hợp cầm giữ diễn ra sau thời điểm đăng ký thế chấp Hay nói cách khác, bên nhận thế chấp chỉ có thể thu hồi, xử lý tài sản thế chấp sau khi bên cầm giữ đã nhận được tiền thanh toán trong mối quan hệ cầm giữ Nghị định 163/2006/NĐ-

CP được sửa đổi bởi nghị định 11/2012/NĐ-CP, quy định: “Trong trường hợp tài sản thế chấp đang bị cầm giữ thì bên cầm giữ có trách nhiệm giao tài sản mà mình đang

4 Điều 348, Bộ luật Dân sự 2015

Trang 12

cầm giữ cho bên nhận thế chấp để xử lý theo quy định của pháp luật sau khi bên nhận thế chấp hoặc bên có nghĩa vụ đã hoàn thành nghĩa vụ đối với bên cầm giữ”

Thứ hai, yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo

quản, giữ gìn tài sản cầm giữ

Một số loại tài sản, trong quá trình cầm giữ có thể phát sinh các chi phí bảo quản, cầm giữ tài sản, do đó, bên có quyền hoàn toàn có thể yêu cầu bên có nghĩa vụ thanh toán những chi phí này Chi phí này phải là chi phí hợp lý và thực sự “cần thiết” cho việc bảo quản, gìn giữ tài sản Thông thường, chi phí này chỉ phát sinh nếu bên cầm giữ phải gửi giữ tài sản ở nơi thực hiện hoạt động trông giữ tài sản Trường hợp bên cầm giữ tự bảo quản tài sản thì thường sẽ không phát sinh chi phí hoặc nếu có thì sẽ rất thấp

Thứ ba, được khai thác tài sản cầm giữ để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có

nghĩa vụ đồng ý

Bên cầm giữ tài sản chỉ được khai thác tài sản để thu hoa lợi, lợi tức nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý Giá trị từ việc khai thác tài sản cầm giữ được bù trừ vào giá trị nghĩa vụ của bên có nghĩa vụ Quy định này tạo thuận lợi cho cả bên bảo đảm và bên nhận bảo đảm trong trường hợp chủ sở hữu của tài sản chưa có điều kiện thực hiện nghĩa

vụ của mình, qua đó, có thể sẽ rút ngắn được thời gian cầm giữ tài sản, và bên cầm giữ cũng có thể khai thác giá trị của tài sản, chứ không đơn thuần là thực hiện hành vi cầm giữ

Trong BLDS 2005, việc thu hoa lợi từ tài sản cầm giữ để bù trừ nghĩa vụ là quyền đương nhiên của bên cầm giữ Tuy nhiên, trong BLDS 2015, bên cầm giữ tài sản chỉ được thu hoa lợi, lợi tức để bù trừ nghĩa vụ nếu được bên có nghĩa vụ đồng ý Quy định này vừa là ưu điểm, vừa là bất cập của cầm giữ tài sản.5 Ưu điểm là đảm bảo sự thông nhất giữa các biện pháp bảo đảm có đối tượng là tài sản Bởi vì, việc bên nhận bảo đảm quản lý tài sản là để nhằm ngăn ngừa bên bảo đảm tẩu tán tài sản chứ không nhằm sử

5 Bên cầm giữ tài sản có quyền gì, được lấy từ: https://luathoangphi.vn/ben-cam-giu-tai-san-co-quyen-gi/ , truy cập ngày 24/10/2018

Trang 13

dụng tài sản Nhược điểm của quy định này thể hiện ở chỗ bên cầm giữ tài sản không được quyền xử lý tài sản cầm giữ như các bên nhận bảo đảm khác Do đó, nếu bên có nghĩa vụ lại không đồng ý cho bên cầm giữ tài sản thu hoa lợi, lợi tức thì việc cầm giữ tài sản không có giá trị thực tiễn Khi đó, biện pháp cầm giữ chỉ là biện pháp bảo đảm trên giấy tờ Ngoài ra, việc phải bỏ ra chi phí cho việc trông giữ, bảo quản tài sản cầm giữ và việc tài sản cầm giữ có thể giảm sút giá trị cũng là những vấn đề mà bên cầm giữ buộc phải lưu tâm

1.4.1.2 Nghĩa vụ của bên cầm giữ

Khi bên có nghĩa vụ vi phạm nghĩa vụ, bên có quyền được cầm giữ tài sản theo quy định của pháp luật Tuy nhiên, việc cầm giữ tài sản có thể ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của bên có nghĩa vụ hoặc của người thứ ba Do đó, bên cầm giữ tài sản cũng phải tuân thủ các nghĩa vụ theo quy định của Bộ luật dân sự 2015 và các luật khác

có liên quan Bên cầm giữ tài sản cần phải thực hiện những nghĩa vụ sau: 6

Giữ gìn, bảo quản tài sản cầm giữ Đây là nghĩa vụ tương ứng với quyền được yêu cầu bên có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, giữ gìn tài sản cầm giữ của bên cầm giữ

Không được thay đổi tình trạng của tài sản cầm giữ Trong quá trình cầm giữ tài sản, bên cầm giữ không được thay đổi tình trạng của tài sản Giả sử, trong ví dụ B cầm giữ chiếc ô tô của A do A không thực hiện nghĩa vụ trả tiền sửa chữa đối với B, trong quá trình thực hiện cầm giữ tài sản, B không được thay đổi tình trạng của chiếc ô tô, ví

dụ thay đổi màu sơn, hoặc lắp ráp thêm những thiết bị khác trong xe

Không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ nếu không có sự đồng ý của bên có nghĩa vụ Khi cầm giữ tài sản, bên có quyền chỉ có quyền chiếm hữu đối với tài sản đó, vì vậy, nếu bên có quyền muốn sử dụng tài sản thì phải được sự đồng ý của bên

có nghĩa vụ, tức chủ sở hữu tài sản

6 Điều 349, Bộ luật dân sự 2015.

Trang 14

Giao lại tài sản cầm giữ khi nghĩa vụ đã được thực hiện Ý nghĩa của việc cầm giữ tài sản là nhằm bảo đảm cho việc thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ hợp đồng song vụ liên quan đến chính tài sản đó, vì vậy, khi nghĩa vụ dược thực hiện, thì biện pháp cầm giữ đương nhiên chấm dứt, và bên cầm giữ phải trả lại tài sản cho chủ sở hữu

Bồi thường thiệt hại nếu làm mất hoặc hư hỏng tài sản cầm giữ Nghĩa vụ của bên cầm giữ là phải giữ gìn, bảo quản tài sản Trường hợp gây mất mát hư hỏng tài sản thì phải bồi thường Nghĩa vụ nêu trên giúp bên có quyền sẽ phải thận trọng trong việc quyết định cầm giữ tài sản, đặc biệt là đối với những tài sản dễ hư hỏng, biến chất (như hàng đông lạnh, nông sản…).7

Mặc dù cầm giữ tài sản là biện pháp phát sinh theo quy định của pháp luật, và các bên không cần có sự thoả thuận với nhau, tuy nhiên, khi phân tích quyền và nghĩa

vụ của bên cầm giữ tài sản, các bên cần phải có những thoả thuận và thông báo cụ thể

để tránh những tranh chấp phát sinh trong quá trình cầm giữ

1.4.2 Quyền và nghĩa vụ của bên có tài sản bị cầm giữ

Tương ứng với quyền và nghĩa vụ của bên cầm giữ tài sản, bên có tài sản bị cầm giữ có những quyền và nghĩa vụ của mình

Quyền của bên có tài sản bị cầm giữ bao gồm:

- Được yêu cầu bên cầm giữ tài sản giữ nguyên tình trạng tài sản cầm giữ;

- Được yêu cầu bên cầm giữ tài sản không được chuyển giao, sử dụng tài sản cầm giữ khi chưa có sự đồng ý

- Được bồi thường thiệt hại nếu bên cầm giữ tài sản làm mất, hư hỏng tài sản của mình

7 TS Đoàn Thị Phương Diệp, 2017, “Cầm giữ tài sản, bảo lưu quyền sở hữu theo Bộ luật Dân sự 2015”, tạp chí nghiên cứu lập pháp điện tử, được lấy từ:

su-nam-2015 , truy cập ngày 24/10/2018

Trang 15

http://www.nclp.org.vn/thuc_tien_phap_luat/cam-giu-tai-san-bao-luu-quyen-so-huu-theo-bo-luat-dan Được yêu cầu bên cầm giữ tài sản trả lại tài sản sau khi đã hoàn thành xong nghĩa vụ

Bên cạnh những quyền của mình, bên có tài sản cầm giữ có nghĩa vụ phải thanh toán chi phí cần thiết cho việc bảo quản, gìn giữ tài sản trong quá trình cầm giữ

1.5 Chấm dứt cầm giữ tài sản

Chấm dứt cầm giữ được quy định tại Điều 350 BLDS 2015 Cầm giữ tài sản chấm dứt trong các trường hợp sau đây:

Một là, bên cầm giữ không còn chiếm giữ tài sản trên thực tế

Hai là, các bên thỏa thuận sử dụng biện pháp bảo đảm khác để thay thế cho cầm giữ tài sản Tức là bên cầm giữ đồng ý trả tài sản mà mình đang cầm giữ cho bên có nghĩa vụ và thực hiện biện pháp bảo đảm thay thế khác Trong trường hợp này, nghĩa

vụ trong hợp đồng song vụ vẫn chưa được thực hiện hoặc thực hiện chưa đầy đủ

Ba là, nghĩa vụ đã được thực hiện xong: tức là bên có tài sản bị cầm giữhoàn thành nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ thì chấm dứt quyền cầm giữ của bên có quyền,

vì lúc này, điều kiện để pháy sinh quyền cầm giữ đã không còn; bên cạnh đó, nghĩa vụ cũng có thể được thực hiện xong trong trường hợp khi bên có quyền khai thác tài sản cầm giữ, thu hoa lợi, lợi tức do tài sản mang lại và những giá trị này bù trừ toàn bộ giá trị nghĩa vụ trong hợp đồng song vụ

Bốn là, tài sản cầm giữ không còn Trong trường hợp tài sản cầm giữ không còn, bên có quyền sẽ không còn căn cứ để gây sức ép đối với bên có nghĩa vụ, vì vậy, biện pháp cầm giữ tài sản cũng không thể thực hiện được

Năm là, cầm giữ tài sản chấm dứt theo thỏa thuận của các bên Trong trường hợp này, bên cầm giữ đồng ý trả tài sản cho bên có nghĩa vụ Để đạt được sự thỏa thuận này

có thể xuất phát từ sự tin cậy giữa các bên trong giao kết hợp đồng hoặc bên có nghĩa

vụ phải đáp ứng các điều kiện khác do hai bên thỏa thuận, hoặc bên có nghĩa vự thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự khác

Ngày đăng: 02/12/2018, 15:01

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w