1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích tố chất kỹ năng lãnh đạo – ví dụ về giám đốc sở GTVT THái bình

12 161 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 12
Dung lượng 100,5 KB

Nội dung

Những người thợ thủ công và thương nhân ở thành Rome cổ đại đã lập nên các phường hội, với những người đứng đầu được bầu ra...“Tổ chức là nhóm những người làm việc và phụ thuộc lẫn nhau

Trang 1

PHÂN TÍCH TỐ CHẤT KỸ NĂNG LÃNH ĐẠO – VÍ DỤ VỀ GIÁM

ĐỐC SỞ GTVT THÁI BÌNH

Lịch sử phát triển của xã hội loài người từ thời nguyên thuỷ sơ khai, đến phát triển rực rỡ như ngày nay, đều gắn liền với kết quả dẫn dắt của những thủ lĩnh, những nhà lãnh đạo ở mọi quốc gia dân tộc trên thế giới Thành tích chói lọi của nhiều nhà lãnh đạo thông minh, sáng tạo và dũng cảm được lịch sử ghi nhận đã trở thành chủ đề nguyên cứu của các nhà khoa học

xã hội trong nhiều năm qua từ thế kỷ 20 Hiện nay trong bối cảnh toàn cầu hóa sâu rộng trên tất cả các lĩnh vực của kinh tế- xã hội giữa các quốc gia và dân tộc, môi trường kinh doanh đang thay đổi rất nhanh; các quy luật chi phối của nền kinh tế thị trường như: Quy luật cung cầu, quy luật giá trị; quy luật cạnh tranh cũng càng trở nên sôi động, gay gắt và mang tính toàn cầu Khoa học nghiên cứu về phát triển khả năng lãnh đạo là một lĩnh vực được sự quan tâm các nhà nghiên cứu trong nhiều năm qua, khi tiến trình toàn cầu hóa ngày một sâu rộng nhờ phát triển của khoa học công nghệ và đặc biệt là công nghệ thông tin Trên thực tế ở bất kỳ quốc gia, dân tộc nào, ở đâu có tổ chức là ở đó

có lãnh đạo Chúng ta đã biết tổ chức đó tồn tại từ khi con người làm việc cùng nhau Những cung điện đồ sộ từ năm 3500 trước công nguyên đã được xây dựng thông qua các hành vi có tổ chức của nhiều người Những người thợ thủ công và thương nhân ở thành Rome cổ đại đã lập nên các phường hội, với những người đứng đầu được bầu ra “Tổ chức là nhóm những người làm việc

và phụ thuộc lẫn nhau để đạt những mục tiêu chung” (Trang 7 Quản trị hành

vi tổ chức chương trình đào tạo thạc sỹ MBA), và được sự dẫn dắt của của các nhà lãnh đạo, quản lý

Trước khi đi vào phân tích những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo ta cần tìm hiểu khái niệm về lãnh đạo, quản lý và phân biệt hai khái niệm này

Trang 2

Khái niệm về lãnh đạo: Các nhà nghiên cứu thường đưa ra phạm trù này theo quan điểm cá nhân dưới góc nhìn khác nhau của hiện tượng mà họ nghiên cứu “Bao nhiêu người đưa ra định nghĩa về khả năng lãnh đạo thì gần như là có bấy nhiêu định nghĩa khác nhau về nó.” (Stogdill, 1974) Vì vậy đã

có rất nhiều khái niệm khác nhau Trong giáo trình phát triển khả năng lãnh đạo chương trình đào tạo thạc sỹ quản trị kinh doanh quốc tế MBA, lãnh đạo được định nghĩa rộng bao hàm các yếu tố để xác định sự thành công của sự nỗ lực tập thể các thành viên của một tổ chức hoặc một nhóm người nhằm hoàn thành mục tiêu đề ra ” Lãnh đạo là quá trình gây ảnh hưởng đối với người khác để hiểu và nhất trí về những việc cần phải làm và cách thức thực hiện hiệu quả, và quá trình hỗ trợ nỗ lực tập thế, cá nhân để hoàn thành các mục tiêu chung ” ( Trang 11) Cách thức tác động gây ảnh hưởng, thúc đẩy và tạo khả năng nhờ: Vận động thuyết phục; sử dụng quyền lực; làm cho cấp dưới có động lực và hiểu rõ vai trò của mình Chuỗi kết quả hành vi lãnh đạo theo sơ

đồ sau:

Khái niệm về quản lý: Các nhà nghiên cứu cũng đưa ra nhiều khái niệm, theo cách tiếp cận của Fayel: "Quản lý là một hoạt động mà mọi tổ chức (gia đình, doanh nghiệp, chính phủ) đều có, nó gồm 5 yếu tố tạo thành

Chất lượng + năng suất Đào tạo +

hướng dẫn

Truyền cảm

hứng về

tầm nhìn

Nỗ lực của cấp dưới

Kỹ năng của cấp dưới

Lợi nhuận theo đơn vị

Trang 3

là: kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo, điều chỉnh và kiểm soát Quản lý chính là thực hiện kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo điều chỉnh và kiểm soát ấy”

Quản lý và lãnh đạo đều có mục đích là thực hiện mục tiêu của tổ chức, nhưng chúng có điểm khác biệt rõ rệt như sau: Lãnh đạo và quản lý không thuộc cùng một phạm trù Lãnh đạo là một chức năng của quản lý, thường được gọi là chức năng lãnh đạo, còn chức năng khác của quản lý lại không phải là lãnh đạo Ví dụ: công việc mà những nhân viên trong một Ban quản lý dự án nào đó làm là công tác quản lý, nhưng không phải là công tác lãnh đạo Quản lý ở đây chỉ hành vi quản lý, công tác lãnh đạo vừa bao gồm hành vi quản lý, vừa bao gồm hoạt động nghiệp vụ khác.Thông thường, lãnh đạo chủ yếu là lãnh đạo con người, xử lý quan hệ giữa người với người, đặc biệt là quan hệ cấp trên và cấp dưới Còn về quản lý, ngoài quản lý con người, đối tượng của quản lý còn bao gồm hợp đồng, chất lượng công công việc, tiến

độ, tài chính v,v Phạm vi mà quản lý đề cập đến rộng hơn nhiều so với lãnh đạo Lãnh đạo và quản lý là hai khái niệm khác nhau song chúng lại có quan

hệ mật thiết khó tách rời Hoạt động lãnh đạo tập trung vào việc đưa ra quyết sách, xác định mục tiêu, kế hoạch phấn đấu, vạch ra chính sách tương ứng và phương hướng lãnh đạo khu vực, ban ngành, đơn vị tiến lên phía trước… Còn quản lý tập trung giữ vững và tăng cường hoạt động của tổ chức để đảm bảo thực hiện tốt mục tiêu mà lãnh đạo đã xác định

Nhiều năm qua các nghiên cứu về lãnh đạo của bộ môn phát triển khả năng lãnh đạo tập trung số số hướng tiếp cận nghiên cứu sau:

- Phương thức tiếp cận theo tố chất

- Phương thức tiếp cận theo hành vi

- Phương thức tiếp cận theo quyền lực - ảnh hưởng

- Phương thức tiếp cận theo hoàn cảnh

- Phương thức tiếp cận tổng hợp

Trang 4

Theo yêu cầu của đề bài là phân tích những tố chất và kỹ năng của người lãnh đạo mà bạn nhận định là thành công, có thể là lãnh đạo trực tiếp của bạn, hoặc người mà bạn biết Không nhất thiết phải hạn chế những quan điểm của bạn theo các lý thuyết tố chất và kỹ năng lãnh đạo mà bạn đã được học trong môn học này; Như vậy là yêu cầu phân tích về lãnh đạo mà phương thức nghiên cứu tiếp cận theo tố chất của người lãnh đạo

Tôi xin được phân tích về ông Giám đốc sở GTVT Thái Bình mà tôi làm cùng khoảng 18 năm, và 10 năm ông làm Giám đốc giai đoạn

1995-2005 Phần trình bày được bố cục với những nội dung chính sau như sau:

- Sơ lược về nhân thân đặc điểm bản thân của ông Giám đốc này

- Bối cảnh lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ công việc trong thời gian đồng chí Giám đốc này đảm nhận

- Những tố chất và kỹ năng lãnh đạo thành công của ông ấy

- Những mặt còn hạn chế về tố chất và kỹ năng lãnh đạo

- Kết luận của bài phân tích

Nội dung trình bày cụ thể như sau:

1- Sơ lược về nhân thân đặc điểm bản thân của ông Giám đốc này.

Ông Giám đốc này được sinh vào năm 1945, quê huyện Kiến xương tỉnh Thái Bình trong một gia đình nông dân, nhưng có truyền thống yêu nước

và học tập Thái Bình cũng như các tỉnh trong cả nước là tỉnh nông nghiệp nghèo khó ( trên 90% dân số là nông dân), do chế độ cai trị phong kiến suy tàn và thực dân Pháp đô hộ nước ta nhiều năm từ năm 1858, với chính sách khai thác thuộc địa và vơ vét tài nguyên khoáng sản, bóc lột nhân công lao động rẻ mạt Với khả năng nhận thức và truyền thống hiếu học của gia đình ông đã qua các cấp bậc phổ thông và học xong chương trình đại học ngành cầu đường tại trường Đại học Giao thông vận tải ( hiện nay ở Hà nội) vào năm 1970 Sau khi tốt nghiệp Ông được phân công về công tác tại Ty Giao

Trang 5

thông Thái Bình nay là Sở GTVT Thái Bình, làm nhiệm vụ thiết kế, chỉ huy thi công các công trình cầu cống trên đường bộ địa bàn tỉnh Thái Bình , năm

1985 được bổ nhiệm chức Phó giám đốc Sở kiêm Giám đốc Công ty xây dựng cầu Thái Bình, trực tiếp chỉ đạo tại Công ty này; đến năm 1987 mới chuyển về Sở làm việc; năm 1995 được bổ nhiệm giữ chức Giám đốc Sở

2- Bối cảnh lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ của đồng chi Giám đốc giai đoạn ( 1995-2005):

Sau gần 10 năm thực hiện công cuộc đổi mới xây dựng và bảo vệ tổ quốc Việt nam xã hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản việt nam khởi xuớng và lãnh đạo; đất nước đã thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; đời sống nhân dân được cải thiện; giữ vững được ổn định chính tri; an ninh, quốc phòng được củng cố Tuy nhiên Việt nam do hảnh hưởng của hai cuộc chiến tranh kéo dài, vẫn phải tiếp tục đối mặt với nguy cơ tụt hậu về kinh tế so với các nước trong khu vực và trên thế giới; vẫn là nước chậm phát triển Việt nam

đã mở cửa hợp tác và mở rộng giao lưu quan hệ quốc tế trên tất cả các phương diện kinh tế, văn hoá, chính trị ngoại giao; tuy nhiên các thế lực thù định vẫn có những âm mưu “diễn biến hoà bình”, tệ quan liêu tham nhũng lãng phí và những tác động tiêu cực bởi mặt trái của kinh tế thị trường vẫn còn sâu sắc Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII ngày 26-6-1996 tiếp tục khẳng định ” cần tiếp tục nắm vững hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại (CNH,HĐH) hoá đất nước” với mục tiêu của CNH, HĐH là: ” xây dựng nước ta thành một nước công nghiệp có cơ sở vật chất- kỹ thuật hiện đại, có cơ cấu kinh tế hợp

lý dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và văn minh”

Thực hiện chủ trương đó đảng bộ và các cấp chính quyền của tỉnh Thái Bình có nhiều nỗ lực trong việc xây dựng cơ sở vật chất cho địa phương trong đó có kết cấu hạ tầng Ngành Giao thông vận tải Thái Bình đã được sự quan tâm lãnh đạo của Bộ GTVT, của tỉnh trong việc đầu tư nguồn lực để xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông vận tải, nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển

Trang 6

kinh tế- xã hội và sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh

3- Những tố chất và kỹ năng lãnh đạo thành công của ông Giám đốc Sở

Để hiểu rõ tố chất và kỹ năng lãnh đạo của Ông ta cần tìm hiểu khái niệm đó là gi?

Khi nói đến tố chất là muốn nói đến các đặc điểm cá nhân bao gồm cá tính, tính cách, sở thích, động lực làm việc và các giá trị sống khác nhau

Các đặc điểm tố chất liên quan khác như trí thông minh về cảm xúc, trí thông minh xã hội, tư duy hệ thống, khả năng học hỏi cũng được xem là rất quan trọng với người lãnh đạo đạt được hiệu quả

Thuật ngữ kỹ năng nói đến khả năng làm một việc gì đó theo một cách thức có hiệu quả Giống như tố chất, kỹ năng hình thành từ yếu tố học hỏi và di chuyền Hầu hết các nhà nghiên cứu về kỹ năng quản lý đều thống nhất trong việc phân loại thành 3 nhóm kỹ năng lãnh đạo:

- Kỹ năng nghiệp vụ: Kiến thức về phương pháp, các quy trình và kỹ thuật để thực hiện hoạt động chuyên môn và khả năng sử dụng các công cụ, thiết bị để thực hiện nhiệm vụ đó;

- Kỹ năng giao tiếp: Kiến thức về hành vi của con người, các quá trình giao tiếp giữa con người với con người, khả năng hiểu cảm xúc và thái

độ động cơ của người khác, khả năng truyền đạt rõ ràng lưu loát cũng như tính thuyết phục của lưòi nói, khả năng thiết lập các mối quan hệ hợp tác như

kỹ năng tế nhị, kỹ năng láng nghe;

- Các kỹ năng về nhận thức: Khả năng phân tích chung, tư duy lôgic,

sự thông hiểu về các hình thành khái niệm, tính sáng tạo trong việc đưa ra ý tưởng và giải quyết vấn đề, khả năng phân tích các sự kiện với sự lường trước những cơ hội thách thức

Hầu hết các nghiên cứu về lãnh đạo theo phương thức tiếp cận theo tố chất đều tìm hiểu mối quan hệ giữa tố chất, kỹ năng với thành công và sự

Trang 7

thăng tiến của người lãnh đạo Tuy nhiên đề gặp phải khó khăn là khi tìm hiểu riêng biệt một số tố chất thì kết quả thường khó hiểu và không rõ ràng Phương pháp nghiên cứu này không thể hiện được mối liên hệ giữa các tố chất và các tố chất đó tương tác ảnh hưởng như thế nào tới các kỹ năng hay gọi là năng lực hành vi của người lãnh đạo

Năm 1974 Stogdill đã tổng kết 163 nghiên cứu về tố chất được thực hiện từ năm 1949 đến năm 1970 Stogdill cho rằng ” Người lãnh đạo được miêu tả với đặc trưng là người có mong muốn mạnh mẽ được gánh vác trách nhiệm, hoàn thành nhiệm vụ, mạnh mẽ và kiên trì trong việc thực hiện mục tiêu, quyết đoán và sáng tạo trong cách giải quyết vấn đề, chủ động trong các tình huống, tự tin, mong muốn tự khẳng định mình, sẵn sàng chấp nhận hậu quả của quyết định và hành dộng của mình, sẵn sàng chấp nhận áp lực trong các mối quan hệ, sẵn sàng chịu đựng sự thất bại và chậm chễ, khả năng gây ảnh hưởng đối với hành vi của người khác, năng lực xây dựng hệ thống giao tiếp xã hội phục vụ mục đích cấp bách” (Stogdill 1974 trang 81)

Từ một sô khái niệm liên quan đến tố chất và khả năng lãnh đạo nêu trên của môn học Phát triển khả năng lãnh đạo được các học giả nguyên cứu tiếp cận theo tố chất của người lãnh đạo thành công, liên hệ trở lại với Ông giám đốc Sở của mình tôi thấy:

- Ông là người có động cơ và nhu cầu quyền lực cao: Ông là người thông minh với khả năng tư duy nắm bắt nhanh, linh hoạt đã bộc lộ những cá tính khác với đa số đồng nghiệp Ham muốn quyền lực cao được biểu hiện qua lời nói và hành vi cử chỉ khi tiếp xúc với cấp dưới; Ông thường đưa ra quan điểm của mình nhận định và đánh giá quyết định của cấp trưởng khi ông còn là cấp phó, thấy chưa đúng và ngụ ý nếu mình làm sẽ tốt hơn Động lực làm việc muốn cống hiến hết mình khả năng kiến thức và kinh nghiệm từ cuộc sống cho công việc và nhiệm vụ cấp trên giao Nó đã trở thành nhu cầu bản thân của Ông và luôn là động cơ, mong muốn có được sự khuyến khích của mọi người Ví dụ trong cách điều hành và quản lý cấp dưới Ông thường

Trang 8

quan tâm nhiều đến mức độ, chất lượng và thời hạn hoàn thành công việc để giám sát và kiểm tra hơn là thích hình thức vòng vo kém hiệu quả

- Với tố chất bản thân bẩm sinh và phần do được đào tạo học tập, phần do truyền thống gia đình, Ông đã có có những cách nhìn nhận đúng đắn trách nhiệm của mình trước yêu cầu nhiệm vụ cà cấp trên giao cho Ngành do ông chịu trách nhiệm lãnh đạo chính Tầm nhìn chiến lược về GTVT lúc này theo quan điểm chỉ đạo từ Bộ GTVT và của tỉnh được Ông triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả Với chủ trương đẩy mạnh phát triển kêt cấu hạ tầng GTVT phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Thái Bình, nhận thức vai trò huyết mạch của giao thông phải đi trước một bước phục vụ phát triển kinh tế- xã hội, an ninh, quốc phòng, Ông đã tích cực tham mưu cho Bộ GTVT và tỉnh Thái Bình đầu tư xây dựng các công trình quốc lộ và tỉnh lộ nhằm xoá thế cô lập ốc đảo của tỉnh ( Thái Bình có vị trí địa lý bao bọc bởi 3 mặt sông

và 54km bờ Biển đông) Như việc đầu tư xây dựng QL10 cầu Tân đệ vượt sông hồng nối sang tỉnh Nam định, Cầu Triều dương qua sông luộc nối sang tỉnh Hưng yên, các cầu vượt sông lớn ngăn cách các huyện ,Thành phố trong tỉnh: Như Cầu Thái Bình Thành phố, Cầu Nguyễn huyện Đông hưng, Cầu Trà lý và cầu Vô hối huyện Thái Thuỵ Với giao thông nông thôn ( Đường huyện và xã, thôn) đã tích cực triển khai phương châm của Đảng “ Nhà nước

và nhân dân cùng làm” để huy động sức dân tham gia Kết quả Thái Bình là tỉnh có phong trào làm đường giao thông nông thôn dẫn đầu toàn quốc, phục

vụ đắc lực sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn Giai đoạn đó Thái Bình là tỉnh nông nghiệp, cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã thay đổi nhưng vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn ( trên 60%), sau khi hoàn thành Cầu tân đệ và 41km tuyến QL10 qua địa phận Thái Bình nối thông với Hải phòng, Nam định vào năm 2002, các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài thấy thuận lợi đã đầu tư vào các ngành công nghiệp và dịch vụ làm thay đổi và chuyển dịch cơ theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ ( đến nay nông nghiệp chỉ còn trên 40%) làm tăng thu nhập GDP của tỉnh

Trang 9

- Ông là người dễ tiếp thu và thích ứng với cái mới, tính cách dễ hoà đồng với mọi người Điều này khiến Ông dễ gây được thiện cảm với cấp dưói

và truyền đạt đựơc những ý tưởng lãnh đạo và điều hành tới cấp dưới và cộng

sự, tạo ra sự đồng thuận trong công việc Ví dụ ngay cả trong cách ăn mặc cũng thể hiện tính phóng túng không bị gò bó bởi nặng nề bởi lễ giáo phong kiến, ông ta không bị dị ứng và mặc cảm với cách ăn vận thành phong trào lúc

đó là quần ống loe và đẻ tóc dài v.v

- Ông là người có ý thức kỷ luật và quyết tâm cao trong việc triển khai chủ trương đường lối chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước Ví

dụ trong việc lãnh đạo thực hiện việc cải cách hành chính trong ngành Thực hiện chủ trương của Chính phủ từng bước tách riêng quản lý nhà nước với các hoạt động kinh doanh thuộc lĩnh vực GTVT, các doanh nghiệp nhà nước trực thuộc ngành, đã được Ông chỉ đạo chuyển đổi mô hình quản lý từ các công ty

sở hữu nhà nước sang mô hình công ty cổ phần, hoạt động theo luật doanh nghiệp nhằm phát huy hiệu quả sản xuất

- Ông là người hiểu biết về công việc và nhiệm vụ của ngành, có đầu

óc tổ chức, xây dựng bộ máy và đội ngũ tham mưu giúp việc tốt: GTVT là ngành chuyên môn kỹ thuật chuyên ngành của tỉnh có 3 lĩnh vực hoạt động chính: Xây dựng, phát triển và bảo trì mạng lưới giao thông thuỷ, bộ; Vận tải hành khách và hàng hoá; Công nghiệp GTVT Đội ngũ cán bộ, công chức và công nhân lao động có tỷ lệ học vấn, tay nghề tương đối cao Việc bố trí xắp xếp nhân sự các vị trí giúp việc đựơc Ông quan tâm hàng đầu, bố trí xử dụng cán bộ theo năng lực phù hợp với công việc Vì vậy cấp dưới đã hào hứng, tự giác phát huy khả năng của mình trong nhiệm vụ đuợc phân công, các phòng, ban chức năng tham mưu đã làm việc có hiệu quả, công việc luôn trôi chảy theo định hướng lãnh đạo trên tất cả các lĩnh vực cảu ngành

- Ông là người biết quan tâm tới lợi ích chung của ngành, và lợi ích từng cá nhân trong các đơn vị trực thuộc Lấy lợi ích kinh tế làm đòn bẩy thúc đẩy sự phát triển kèm theo những lợi ích về tình thần, tâm tư tình cảm nguyện

Trang 10

vọng của mỗi cá nhân được Ông quan tâm

- Về các giá trị đạo đức lối sống Ông thường có quan điểm chính kiến

cá nhân về các vấn đề thế nào là đúng, thế nào là sai, đạo đức hay phi đạo đức Giữ gìn tốt các mối quan hệ không để người xấu lợi dụng làm ảnh hưởng tới mức độ hoàn thành công việc

Những năm Ông làm Giám đốc đã có nhiều đóng góp cho phát triển của ngành GTVT đáp ứng nhu cầu phát triển thực hiện chủ trương CNH,HĐH nông nghiệp nông thôn của tỉnh Nhờ có tố chất và kỹ năng lãnh đạo của mình, tuy nhiên là chưa đủ nếu không xét đến đặc điểm của cấp dưới và hoàn cảnh lãnh đạo lúc đó của Ông đã được nêu phần trên, những giá trị truyền thống đoàn kết và văn hoá tốt đẹp của Ngành đã được tích tụ hun đúc đến thời điểm mà Ông đảm nhận nhiệm vụ

4- Những mặt còn hạn chế về tố chất và kỹ năng lãnh đạo

Bất kỳ người lãnh đạo nào trong sự nghiệp của mình đều có những điểm chưa hoàn hoàn chỉnh ”mười phân vẹn mười” và vẫn có những điểm hạn chế mà theo ngạn ngữ Việt nam thường có câu ” nhân vô thập toàn” Một

số hạn chế về tố chất và kỹ năng lẵnh đạo của Ông đó là:

- Trong kỹ năng giao tiếp: Do sức khoẻ kém nên Ông thường ngại

tiếp xúc đối ngoại đặc biệt là những cuộc liên hoan giao lưu làm kém đi các mối quan hệ công việc, do vậy chưa tranh thủ cao được sự ủng hộ của Bộ GTVT và các cấp các ngành từ trung ương đến địa phương liên quan đến nhiệm vụ, mà đáng ra nếu giao tiếp hoàn chỉnh hơn thì hiệu quả lãnh đạo ngành còn lớn hơn nữa

- Bản lĩnh trong việc điều hành công việc, và tự tin quyết đoán chưa cao, tư duy tốt nhưng còn mang tính học giả sợ đổ vỡ không dám đối mặt với khó khăn thách thức, đặc biệt trong việc thể hiện chính kiến bảo vệ cái đúng, cái sai về cấp dưới của Ông khi lãnh đạo cấp cao đánh giá

Ngày đăng: 01/12/2018, 10:46

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w