1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký tô hoài

171 201 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 171
Dung lượng 1,61 MB

Nội dung

- Khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả một số lớp từ, một số trường nghĩa đặc sắc trong lời văn trần thuật trong các tác phẩm hồi ký Tô Hoài thể hiện sự chọn lựa của tác giả và vai trò

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ ĐÀO

NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT TRONG HỒI KÝ TÔ HOÀI

LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN

NGHỆ AN - 2018

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH

NGUYỄN THỊ ĐÀO

NGÔN NGỮ TRẦN THUẬT

TRONG HỒI KÝ TÔ HOÀI

Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất cứ

một công trình nào khác

Người viết

Nguyễn Thị Đào

Trang 4

Trang

MỞ ĐẦU 1

1 Lý do chọn đề tài 1

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2

4 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 3

5 Đóng góp của luận án 3

6 Cấu trúc của luận án 4

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 5

1.1.1 Nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật 5

1.1.2 Nghiên cứu về hồi ký 7

1.1.3 Nghiên cứu chung về phong cách nghệ thuật hồi ký Tô Hoài 12

1.2 Cơ sở lí thuyết của đề tài 17

1.2.1 Ngôn ngữ trần thuật 17

1.2.2 Thể loại ký trong văn học 22

1.3 Tô Hoài và hồi ký 30

1.3.1 Con người và sự nghiệp sáng tác 30

1.3.2 Vị trí của hồi ký trong sáng tác của Tô Hoài 32

1.3.3 Đặc điểm hồi ký Tô Hoài 33

1.4 Tiểu kết chương 1 35

Chương 2 TỪ NGỮ TRONG LỜI TRẦN THUẬT HỒI KÝ TÔ HOÀI 37

2.1 Từ trong ngôn ngữ và từ trong tác phẩm nghệ thuật 37

2.1.1 Từ trong ngôn ngữ 37

2.1.2 Từ trong tác phẩm nghệ thuật 38

2.2 Từ ngữ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài 40

2.2.1 Các lớp từ xét về mặt cấu tạo 40

2.2.2 Các lớp từ ngữ xét về mặt phong cách 50

2.2.3 Các trường từ vựng nổi bật trong Hồi ký Tô Hoài 62

2.3 Những sáng tạo trong cách sử dụng từ ngữ 83

2.4 Tiểu kết chương 2 90

Trang 5

3.1 Câu trong ngôn ngữ và câu trong văn bản nghệ thuật 92

3.1.1 Câu trong ngôn ngữ 92

3.1.2 Câu trong văn bản nghệ thuật 94

3.2 Câu trong hồi ký Tô Hoài xét về cấu tạo 95

3.2.1 Số liệu thống kê 95

3.2.2 Câu đơn trong hồi ký Tô Hoài 97

3.2.3 Câu ghép trong hồi ký Tô Hoài 119

3.3 Câu trong hồi ký Tô Hoài xét theo mục đích nói 127

3.3.1 Số liệu thống kê 127

3.3.2 Vai trò của các loại câu trong hồi kí của Tô Hoài xét theo mục đích nói 128

3.4 Biện pháp tu từ cú pháp trong hồi ký Tô Hoài 132

3.4.1 Số liệu thống kê 132

3.4.2 Một số biện pháp tu từ cú pháp trong hồi kí của Tô Hoài 133

3.5 Tiểu kết chương 3 144

KẾT LUẬN 147

DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 151

TÀI LIỆU THAM KHẢO 152

TƯ LIỆU KHẢO SÁT 165

Trang 6

Bảng 2.1 Từ đơn trong hồi ký Tô Hoài 41

Bảng 2.2 Từ ghép trong hồi ký Tô Hoài 44

Bảng 2.3 Từ láy trong hồi kí Tô Hoài 46

Bảng 2.4 Từ Hán Việt trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài 51

Bảng 2.5 Từ khẩu ngữ trong hồi kí Tô Hoài 55

Bảng 2.6 Một số trường từ vựng nổi bật trong hồi ký Tô Hoài 63

Bảng 2.7 Từ chỉ màu sắc trong hồi ký Tô Hoài 64

Bảng 2.8 Lớp từ ngữ chỉ hoạt động trong hồi ký Tô Hoài 70

Bảng 2.9 Lớp từ ngữ chỉ thời gian trong hồi ký Tô Hoài 75

Bảng 2.10 Thống kê sự sáng tạo từ ngữ trong hồi kí Tô Hoài 84

Bảng 3.1 Bảng thống kê phân loại câu xét về mặt cấu tạo 96

Bảng 3.2 Câu đơn trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài 98

Bảng 3.3 Câu đơn bình thường mở rộng trong trong hồi ký Tô Hoài 99

Bảng 3.4 Câu đơn có các thành phần phụ trong lời trần thuật trong hồi ký Tô Hoài 101

Bảng 3.5 Câu đơn đặc biệt trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài 107

Bảng 3.6 Câu ghép trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài 120

Bảng 3.7 Câu ghép có từ liên kết trong lời trần thuật của hồi ký Tô Hoài 120

Bảng 3.8 Câu phân loại theo mục đích nói trong lời trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài 128

Bảng 3.9 Một số biện pháp tu từ cú pháp trong hồi ký của Tô Hoài 132

Trang 7

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

1.1 Trong số các tên tuổi hàng đầu của văn xuôi hiện đại Việt Nam, Tô Hoài

là nhà văn có sức sáng tạo dồi dào, bền bỉ và đa dạng vào bậc nhất Tô Hoài đóng góp cho nền văn học hiện đại Việt Nam bằng một khối lượng tác phẩm đồ sộ, đến nay ông đã cho in trên 200 cuốn Sáng tác của Tô Hoài lại đa dạng về đề tài và thể loại, ở đề tài và thể loại nào, ông cũng tạo được những dấu ấn riêng rõ nét Cho nên, nghiên cứu tác phẩm của Tô Hoài, dù ở đề tài, thể loại nào cũng là sự cần thiết đối với sáng tác của ông nói riêng đối với văn học Việt Nam hiện đại nói chung

1.2 Hồi ký là thể văn sở trường, đặc sắc nhất của Tô Hoài, in đậm dấu ấn cảm quan con người của nhà văn Đối với Tô Hoài, hồi ký là thể loại chiếm vị trí quan trọng trong sáng tác của ông Đọc các hồi ký của Tô Hoài, ta mới thấy hết cảm quan nghệ thuật và công phu chữ nghĩa của nhà văn Tô Hoài quan niệm sáng tạo văn chương là thứ lao động nghiêm túc, đòi hỏi một tinh thần trách nhiệm cao Có được quan niệm đó, bởi vì, ông sống rất kĩ lưỡng với đời sống quanh mình, từ chuyện riêng tư đến chuyện bạn bè, chuyện làm nghề đến những công việc cách mạng, chuyện gì cũng đưa vào hồi ký để trở thành văn chương Ông cũng hết sức

kỹ lưỡng trong lựa chọn và sử dụng ngôn từ để đụng đâu cũng ra văn, một thứ văn của một bậc thầy tiếng Việt Cho nên, nghiên cứu văn chương của Tô Hoài thì hồi

ký của ông có lẽ đó là một đối tượng cần được quan tâm hàng đầu

1.3 Đối với thể loại hồi ký, trần thuật là phương thức đặc trưng Vì vậy, nghiên cứu về hồi ký của Tô Hoài, không thể không tìm hiểu nghệ thuật ngôn ngữ của ông, đặc biệt là ngôn ngữ trần thuật Sự tìm tòi, sáng tạo trong nghệ thuật hồi ký của Tô Hoài chủ yếu thuộc lĩnh vực ngôn từ Mạch văn, cách dùng chữ của ông có một lối đi riêng, tạo nên một tiếng nói, một cách nhìn, một cá tính độc đáo Trong khả năng vận dụng ngôn ngữ ấy thì lời văn trần thuật giữ vai trò chủ đạo

Từ những lý do trên, chúng tôi chọn đi sâu tìm hiểu Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài nhằm làm nổi rõ sự đa dạng, tính phức điệu của ngôn từ trần

thuật, yếu tố góp phần không nhỏ cho sự thành công của thể loại hồi ký và sự nghiệp văn chương của ông

Trang 8

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

- Các kết quả nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật qua các tác phẩm hồi ký của

Tô Hoài góp phần làm rõ hơn đặc điểm ngôn ngữ thể loại hồi ký

- Luận án góp phần cho thấy những đóng góp của Tô Hoài đối với sự phát triển từ vựng tiếng Việt thế kỷ XX

2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Luận án hướng đến thực hiện những nhiệm vụ sau:

- Tổng quan tình hình nghiên cứu về ký nói chung và hồi ký nói riêng Xác

định cơ sở lý thuyết đề tài, ngôn ngữ thể loại và khái niệm liên quan đến đề tài

- Khảo sát, thống kê, phân loại, miêu tả một số lớp từ, một số trường nghĩa đặc sắc trong lời văn trần thuật trong các tác phẩm hồi ký Tô Hoài thể hiện sự chọn lựa của tác giả và vai trò, hiệu quả của chúng

- Khảo sát, miêu tả câu trên phương diện cấu tạo, chức năng cũng như các phương diện biện pháp tu từ cú pháp và phân tích hiệu quả của cách sử dụng đó

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Ngôn ngữ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài (từ, câu và các biện pháp tu từ

cú pháp nổi bật)

3.2 Phạm vi khảo sát và nghiên cứu

- Phạm vi ngữ liệu khảo sát: Các tác phẩm hồi ký của Tô Hoài bao gồm:

+ Cỏ dại (1944);

+ Tự truyện (1978);

+ Những gương mặt (1988);

+ Cát bụi chân ai (1992);

Trang 9

+ Chiều chiều (1999)

- Phạm vi nghiên cứu: Luận án chỉ giới hạn ở việc khảo sát từ ngữ và câu trong ngôn ngữ trần thuật hồi ký Tô Hoài

4 Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu

Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng các phương pháp và thủ pháp nghiên cứu sau:

4.1 Phương pháp phân tích diễn ngôn

Phương pháp phân tích diễn ngôn là phương pháp chủ đạo để phân tích ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài gồm cách sử dụng từ ngữ, trường nghĩa, câu và biện pháp tu từ cú pháp

4.2 Phương pháp miêu tả

Dựa vào số lượng các loại từ và câu trong ngôn ngữ trần thuật của hồi ký Tô Hoài được thống kê, phân loại, luận án đi sâu vào miêu tả đặc điểm về ngữ nghĩa, các nhân tố chi phối đến sự hành chức của ngôn ngữ trần thuật Các nhận định, đánh giá được luận án rút ra đều dựa trên sự miêu tả, phân tích số liệu cụ thể Tần số lặp lại cao hay thấp của số liệu thống kê là cơ sở quan trọng phản ánh tính quy luật của đối tượng, giúp chúng tôi chỉ ra và lý giải những đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của ông

4.3 Thủ pháp thống kê phân loại

Luận án thống kê các lớp từ ngữ về cấu tạo và một số lớp từ ngữ về phong cách, các trường nghĩa nổi bật, câu và các biện pháp tu từ cú pháp trong ngôn ngữ trần thuật ở 5 tác phẩm hồi ký của Tô Hoài Từ nguồn tư liệu này, chúng tôi tiến hành phân loại các lớp từ ngữ, trường nghĩa, câu và biện pháp tu từ cú pháp dựa vào những tiêu chí cụ thể

4.4 Thủ pháp so sánh

Luận án so sánh một số điểm tương đồng và khác biệt giữa ngôn ngữ trần thuật của Tô Hoài với một số tác giả cùng thời để làm nổi rõ những nét riêng trong phong cách ngôn ngữ hồi ký của ông

5 Đóng góp của luận án

- Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật trong hồi

ký Tô Hoài một cách hệ thống từ góc nhìn ngôn ngữ học Các kết quả của luận án

Trang 10

nhằm làm nổi rõ những nét đặc sắc trong ngôn ngữ hồi ký của nhà văn Tô Hoài; ghi nhận những đóng góp của ông trong sự phát triển ngôn ngữ hồi ký nói riêng, ngôn ngữ nghệ thuật nói chung

- Luận án góp phần chỉ ra vai trò của Tô Hoài trong việc sử dụng đa dạng các loại ngôn ngữ đời sống vào ngôn ngữ nghệ thuật, sự kết hợp giữa phong cách truyền thống và phong cách hiện đại; khẳng định những đóng góp của nhà văn đối với sự phát triển của thể hồi ký nói riêngvà văn học Việt Nam nói chung

6 Cấu trúc của luận án

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, Nội dung luận án triển

khai thành 3 chương:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài

Chương 2: Từ trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài

Chương 3: Câu trong lời trần thuật hồi ký Tô Hoài

Trang 11

Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT

1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu

1.1.1 Nghiên cứu về ngôn ngữ trần thuật

Ngôn ngữ trần thuật (tiếng Anh: narrative discourse, tiếng Pháp: Discours

naratif) là một khái niệm hết sức trừu tượng, phức tạp, liên quan đến rất nhiều yếu

tố trong việc trần thuật Nếu đứng từ góc độ khác nhau (từ Ngôn ngữ học, Văn học,

Tự sự học, hay Văn bản học,…) để tiếp cận ngôn ngữ trần thuật thì sẽ có những đánh giá và nhận xét khác nhau về yếu tố nội hàm, ngoại diên, cấu thành hay vai trò của nó Tuy nhiên, trong các tài liệu chúng tôi tham khảo, các tác giả không ai đưa

ra định nghĩa cụ thể về ngôn ngữ trần thuật Bắt đầu những năm 80 của thế kỷ XX,

khái niệm ngôn ngữ trần thuật được nhiều ngành, nhiều nhà nghiên cứu quan tâm

và bàn luận từ nhiều khía cạnh khác nhau với nội dung ngày một phong phú hơn

1.1.1.1 Trên thế giới

Việc nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật đã được nhiều nhà ngôn ngữ học trên

thế giới quan tâm như: Lý luận tự sự đương đại (Recent Theories of Narrative) của Wallace Martin (1986) [208 ], Nhập môn phân tích cấu trúc truyện kể (Introduction

to the Structural Analysis of Narratives) của Roland Barthes (1977) [196], Ngôn

ngữ trần thuật - ngôn ngữ trần thuật mới (Narrative Discourse - New Narrative

Discourse) của G.Genette (1986) [203], Trần thuật học: Dẫn luận lý luận tự sự

(Narratology: Introduction to the Theory of Narrative) của Mieke Bal (1985, 1997)

[195], Lý luận tự sự của hậu hiện đại (Postmodern Narrative Theory) của Mark Curre (1998) [202], Hướng dẫn lý luận tự sự đương đại (A Companion to Narative

Theory) do James Phelan và Peter J Rabinnowitz chủ biên (2005) [210], Mỗi tác giả nghiên cứu một phương diện khác nhau của lý thuyết ngôn ngữ trần thuật

G.Genette trong cuốn Ngôn ngữ trần thuật - Tân diễn ngôn trần thuật đã khu

biệt ba hàm nghĩa của tự sự, định nghĩa ba khái niệm truyện, tự sự và trần thuật Đồng thời, G.Genette cũng đã vận dụng lý thuyết ngôn ngữ học của F.de Saussure

để giải thích truyện kể, tự sự và trần thuật Ông cho rằng tất cả những hành động

Trang 12

trần thuật mang tính sáng chế (sản xuất ra những văn bản nghệ thuật có nội dung truyện kể) và kể cả những tình cảnh thực hay ảo mà hành động trần thuật xảy ra trong ấy đều là trần thuật Ông khu biệt hình thức cấu tạo cơ bản của ngôn ngữ tự sự như sau: tất cả ngôn ngữ xuất hiện trong một văn bản tự sự dều là ngôn ngữ do người trần thuật nói ra Và G.Genette cũng cho rằng ngôn ngữ trần thuật chủ yếu là nghiên cứu các mối quan hệ giữa tự sự và truyện kể, tự sự và trần thuật, chuyện kể

và trần thuật [203]

Trần thuật học: Dẫn luận lý luận tự sự (Narratology: Introduction to the

Theory of Narrative) của Mieke Bal là công trình quan trọng về lý luận Trần thuật học, tập trung giới thiệu các thành phần chủ yếu về lý luận tổng hợp của văn bản trần thuật/tự sự từ các khía cạnh văn bản, câu chuyện, giải thích lý thuyết cơ bản về

lý luận tự sự như người hành động, thời gian, địa điểm, sự kiện, người trần thuật,… Mieke Bal cho rằng, ngôn ngữ trần thuật nghiên cứu quan hệ giữa trạng thái thời gian và sự kiện trong các mô thức ngôn ngữ của văn bản tự sự, tập trung vào các mối quan hệ có thể giữa truyện kể và văn bản tự sự, quá trình trần thuật và văn bản trần thuật/tự sự [195],

Trong Lý luận tự sự của hậu hiện đại của Mark Curre, ông tập trung nghiên

cứu những thay đổi của hậu hiện đại, giải thích các yếu tố lý luận tự sự như khách thể, thời gian, không gian, chủ thể tự sự Hai chủ đề quan trọng được thể hiện trong cuốn sách là quan hệ giữa tự sự với thân phận, vai trò của thời gian trong việc trần thuật [202],…

Nhìn chung, các tác giả nước ngoài đã đề cập đến vấn đề ngôn ngữ trần thuật

ở bình diện lí thuyết trần thuật, nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật, chứ chưa đi vào tìm hiểu biểu hiện của ngôn ngữ trần thuật qua tác phẩm

1.1.1.2 Ở Việt Nam

Trong những năm gần đây, các nhà nghiên cứu trong nước cũng đã đi sâu

tìm hiểu vấn đề ngôn ngữ trần thuật như: Dẫn luận thi pháp của Trần Đình sử (1998) [150], Tự sự học, một số vấn đề lý luận và lịch sử do Trần Đình Sử chủ biên (2004) [151], Những vấn đề thi pháp truyện của Nguyễn Thái Hòa (2000) [78],

Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại của Thái Phan Vàng

Trang 13

Anh [2], Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 của Hoàng Dĩ

Đình (2014) [45],

Trong công trình Những vấn đề thi pháp truyện, Nguyễn Thái Hòa [78] đã

khảo sát và nghiên cứu những yếu tố quan trọng trong truyện là lời kể, lời thoại, không gian, thời gian và giọng văn từ nhiều khía cạnh, góc độ khác nhau

Cũng nghiên cứu về thời gian trong tác phẩm văn học, Lê Thị Tuyết Hạnh đã khẳng định vai trò quan trọng của thời gian trong các yếu tố cấu trúc nên một văn bản

tự sự của văn học Trong công trình, tác giả đi sâu khảo sát quan hệ giữa thời gian với

sự kiện cũng như thời gian với tâm lý nhân vật Thời gian được xem như là một trung tâm trong việc tổ chức một tác phẩm văn học Tác giả quan niệm rằng, thời gian có

“chức năng như một thủ pháp, một tín hiệu có giá trị nghệ thuật riêng” [67]

Trong Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Hoàng Dĩ

Đình cũng đã giới thuyết và đưa ra các quan niệm về trần thuật và ngôn ngữ trần thuật Theo tác giả, ngôn ngữ trần thuật là hành động kể của từng cá nhân, là hành động cá nhân về ý chí, trí tuệ, mang tính chất dị biệt Ngôn ngữ trần thuật là tất cả những hình thức ngôn ngữ dùng trong việc trần thuật [45]

Qua những ý kiến trên, chúng tôi thấy trần thuật, ngôn ngữ trần thuật là những phạm trù mỹ học cơ bản của tự sự học Trần thuật là kể lại, thuật lại câu chuyện, sự việc, sự tình, biến cố của con người/ nhân vật theo diễn trình thời gian Nói đến trần thuật là nói đến người thuật (kể) và lời kể (ngôn ngữ trần thuật)

1.1.2 Nghiên cứu về hồi ký

Thuật ngữ hồi ký (tiếng Latinh: Memoria; tiếng Anh Memoir; tiếng Pháp

Mémoires) ra đời muộn nhưng tiền thân của hồi ký vốn xuất hiện từ rất sớm Qua

tiến trình lịch sử, đến nay hồi ký đã hiện diện với tính chất một thể tài có vị trí quan trọng trong đời sống văn học Hồi ký là thể tài phổ biến không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nước trên thế giới Đã có nhiều ý kiến bàn về hồi ký về khái niệm và đặc trưng của thể loại này

Mặc dù có những quan điểm không tách bạch trên phương diện lý thuyết thể loại giữa hồi ký và các thể tài khác trong ký, nhưng dù muốn hay không hồi ký với

tư cách là một thể tài vẫn tồn tại như một thực tế được thừa nhận Đáng chú ý là số lượng hồi ký trên thế giới và ở Việt Nam vô cùng phong phú nhưng lại không dễ

Trang 14

đưa ra một định nghĩa thống nhất, cho phép khái quát hết các đặc điểm của thể loại Trong lịch sử văn học, khái niệm hồi ký và những vấn đề lý thuyết thể loại luôn là vấn đề gây tranh cãi Không những với người nghiên cứu mà với người sáng tác, các ý kiến, định nghĩa hồi ký không chỉ thay đổi theo thời gian mà còn có nhiều điểm khác biệt tùy vào quan điểm mỹ học của từng tác giả

1.1.2.1 Nước ngoài

Từ những năm đầu thế kỷ XIX, lý thuyết hồi ký đã được nghiên cứu ở Nga

V Belinsky đã đưa ra định nghĩa về hồi ký mà nhiều nhà nghiên cứu đương đại vẫn tham khảo vào đó: “…Hầu hết các cuốn hồi ký hoàn toàn xa lạ về ý nghĩa, chỉ có giá trị về mức độ truyền đạt chính xác và đáng tin cậy các sự kiện thực tế, hầu hết các cuốn hồi ký nếu được viết một cách điêu luyện thì sẽ tạo nên một mặt cuối cùng trong lĩnh vực tiểu thuyết khi tự nó kết thúc” [215, tr.16] Nhà phê bình đã coi hồi

ký là một phần cấu thành của thể loại văn học sử thi Ông đã xem “các sự kiện lịch

sử có trong các nguồn không hơn những hòn đá hay những viên gạch: chỉ người nghệ sĩ mới có thể dựng nên một tòa nhà sang trọng từ vật liệu này” Belinsky cho rằng quan trọng không phải đơn giản chỉ là việc liệt kê các sự kiện, mà là việc lựa chọn chúng, việc tác giả biết xây dựng từ chúng một bức tranh biểu cảm [215, tr.16] Khi đề xuất hình mẫu của sự kiện được miêu tả với tư cách là dấu hiệu bắt buộc của hồi ký, Belinsky vì thế đã công nhận hồi ký là một thể loại văn học có đầy

đủ thẩm quyền mà trong đó có sự lựa chọn và tổ chức các sự kiện theo ý định của tác giả, xây dựng hình mẫu nghệ thuật N.Chernyshevsky cho rằng các tác phẩm hồi

ký thường dựa trên các sự kiện đã xảy ra vào thời gian nào đó “về các sự kiện này, hoặc là chúng được kể lại một cách không thỏa đáng, hoặc chúng được tác giả lựa chọn một cách thiếu kinh nghiệm, dù sao bạn cũng có thể biết được các tập tục của thế kỷ, với những gì đã xảy ra trong thế giới khi đó” [221, tr.326] Như vậy, chính Belinsky và Chernyshevsky ngay trong thế kỷ XIX đã xác định rằng các cuốn hồi

ký của các nhà văn cũng có những chất lượng nhu các tác phẩm văn học khác: trong

đó có sự điển hình hóa thực tế, có quan điểm lịch sử đối với những sự kiện được miêu tả và sự lựa chọn các sự kiện Sự đặc biệt của chúng được quy định bởi quan điểm cá nhân đối với những sự kiện được miêu tả, khả năng thể hiện dưới hình thức

Trang 15

cá nhân những sự kiện đã trải qua và đã nhìn thấy Những ý kiến của các nhà phê bình đã xác định vị trí của các cuốn hồi ký trong tiến trình văn học Nhưng chính mức độ phát triển của phê bình văn học, sự ưu thế của phương pháp tiếp cận lịch sử

đã dẫn đến việc trong hầu hết các công trình, các vấn đề về phân loại các thể loại chưa được xem xét một cách đầy đủ

Cuối thế kỷ XIX, quan điểm của Ts Volpe trong cuốn Nghệ thuật của sự

khác biệt, đã xem thể loại hồi ký như một hiện tượng văn học được hình thành và

chỉ ra rằng hồi ký là một thành phần có đầy đủ thẩm quyền trong tiến trình văn học Volpe lần đầu tiên đặt câu hỏi về vai trò của phương pháp hồi ký trong sáng tác của các nhà văn các trào lưu khác nhau như B.Lifshits và A.Bely, M.Zoschenko và A Grin [221] Tuy nhiên, vì những điều kiện khách quan (sự đàn áp của những năm ba mươi và các hiện tượng chiến tranh) mà các kết luận của Volpe chỉ được sử dụng trong nghiên cứu văn học vào những năm chín mươi

Vào thế kỷ XX, khi lưu ý rằng văn xuôi hồi ký là một hiện tượng nghệ thuật toàn vẹn, Kuznetsov chỉ ra rằng “các vấn đề được đặt ra trong đó nằm ở chính trung tâm của những quyền lợi tinh thần của hiện tại” [220, tr.147] Mặc dù tác giả không nói về các cuốn hồi ký như một thể loại nhưng ông phân ra các dạng riêng (truyện hồi ký, tiểu thuyết hồi ký, sử thi hồi ký) Trong công trình của M Bilinkis, các cuốn hồi ký được nghiên cứu như một không gian văn bản đặc biệt: “Văn học hồi ký là thể loại hồi ký riêng, khi đó giống như văn bản hồi ký (thông báo về sự kiện mà theo sự công nhận của tác giả thì nó là bằng chứng của sự kiện đó) có thể bao gồm trong các tác phẩm của các thể loại khác Các văn bản có thể giao nhau, có nghĩa là tồn tại trong một thể loại, các thể loại không giao nhau trong môi trường độc giả đồng nhất Ví dụ, vào thế kỷ XVIII “Câu chuyện về cuộc đời”, của Avvakum đã được nhận thức bởi những người đương thời chỉ giống như một câu chuyện về cuộc đời, đặc biệt mục tiêu của nhận thức đó được trình bày trong tên gọi của văn bản Chỉ đến thế kỷ XX văn bản này mới có thể được như một văn bản hồi ký hoặc tiểu thuyết” [217, tr.9] Theo ý kiến của Levitsky, “người viết hồi ký khi tái dựng một phần thực tế trong lĩnh vực tầm nhìn của mình, chủ yếu dựa trên các ấn tượng và hồi ức trực tiếp của mình; thì ở khắp nơi hoặc chính người viết hoặc quan điểm của

Trang 16

người đó đối với sự kiện được miêu tả cần phải làm cho nổi bật Sự không đầy đủ của sự kiện và tính phiến diện của thông tin hầu như không thể tránh khỏi được đổi lại trong các cuốn hồi ký bằng sự thể hiện một cách sống động và trực tiếp cá tính của tác giả, là “tài liệu” có giá trị của thời gian” [223, tr.216] Yu Petlyakov lưu ý rằng “khi thể hiện các cuốn hồi ký như “thể hồi ký - tự truyện”, thông thường các nhà nghiên cứu gắn kết khái niệm chung chung “hồi ký” và cụ thể - “tự truyện”, thuật ngữ thể hiện trong một loạt các trường hợp là một trong những thể loại văn học hồi ký” [215, tr.4] Nhà nghiên cứu đề xuất tên gọi các cuốn hồi ký (hồi ức) bằng thuật ngữ “văn học hồi ký” và bao hàm trong đó sự hình thành thể loại hình thức như một loại hình Yu Petlyakov cho rằng việc xác định ban đầu của các tác phẩm viết về quá khứ, nơi quan điểm cá nhân đối với quá khứ chiếm ưu thế, như các cuốn hồi ký, là chính xác hơn Vì vậy việc phân chia tiểu thuyết tự truyện và tiểu thuyết hồi ký tiểu sử như các loại hình hồi ký của các nhà văn là hợp lý Những nghiên cứu này thực sự cần thiết không chỉ với người viết hồi ký mà cả với tác giả luận án Đây là những gợi mở để người viết phân tích những vấn đề kỹ thuật viết hồi ký của nhà văn

1.1.2.2 Trong nước

So với các thể loại khác, hồi ký xuất hiện muộn Ở Việt Nam những năm 30,

40 của thế kỷ XX, hồi ký mới xuất hiện và mãi những thập niên cuối thế kỷ XX mới phát triển và đạt được những thành tựu như một thể loại độc lập Nên hầu hết các công trình lý luận - phê bình, các công trình văn học sử, đều dành sự quan tâm nhiều hơn đến đặc điểm và thành tựu của thể loại ký - một mảng văn xuôi quan trọng của mọi thời kỳ phát triển của văn học viết Hồi ký thường chỉ được nhắc qua như một tiểu loại giàu chất tự sự, và tất nhiên phải chịu sự chi phối từ những đặc điểm loại hình của ký Là một bộ phận của ký văn học, hồi ký văn học càng được thu hẹp trong một phạm vi tác giả và tác phẩm Mỗi tác giả lại chỉ có thể viết một số hồi ký với số lượng tối đa vài cuốn Một phần vì vậy nên chưa có nhiều công trình chuyên về hồi

ký Đã có một số công trình nghiên cứu hoặc tập hợp những bài nghiên cứu về hồi ký với tư cách là một thể loại của ký trong đó có đề cập đến khái niệm thể loại Đáng

chú ý là tác giả Hà Minh Đức trong cuốn Lý luận văn học [49]; tác giả Phương Lựu

Trang 17

trong cuốn Lý luận văn học [110];… Trong cuốn Lý luận văn học Phương Lựu đã

quan niệm “loại hồi ký với đặc điểm là chủ thể trần thuật phải là người trong cuộc kể lại những sự việc trong quá khứ Hồi ký có thể nặng về người hay việc, có thể kết cấu theo dạng kết cấu - cốt truyện hoặc kết cấu - liên tưởng [110, tr.436] Hà Minh Đức

trong cuốn Lý luận văn học đã tiếp tục giới thuyết về hồi ký Hà Minh Đức định

nghĩa: “Hồi ký là một thể văn quan trọng”; “đối tượng miêu tả của hồi ký thường là những nhân vật xuất sắc trong lịch sử như cuộc đời của những nhà hoạt động chính trị, các anh hùng chiến sĩ nhiều kì công, kì tích, trong nhiều vấn đề không chỉ giới hạn

ở phạm vi trên mà thực ra cuộc đời của mỗi con người đều có thể ghi lại thành hồi ký với điều kiện là những trang viết đó có ý nghĩa xã hội quan trọng gợi lên được những nhận thức chung có ích cho mọi người” [49, tr.230] Trong tài liệu này, hồi ký của các nhà văn được đánh giá là những những tác phẩm có sức hấp dẫn Các tác giả đã gợi ra một vấn đề cần tiếp tục đi sâu nghiên cứu, đó là hồi ký văn học của các nhà văn Bên cạnh đó là những phần nghiên cứu thuộc các công trình có tính lý luận

chung như Ký báo chí và ký văn học (Đức Dũng), Năm bài giảng về thể loại (Hoàng

Ngọc Hiến) [72],… Tìm hiểu các công trình nghiên cứu và tài liệu viết về hồi ký, chúng tôi nhận thấy, các công trình nghiên cứu chuyên sâu về lí thuyết thể loại của hồi ký có số lượng còn ít so với các công trình nghiên cứu lí thuyết thể loại thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, những vấn đề lí luận chung về hồi ký được trình bày với mức

độ khác nhau, có công trình đi sâu vào lí thuyết về hồi ký, có công trình chỉ đề cập lí thuyết chung về hồi ký làm cơ sở để phân tích thành tựu của hồi ký trong đời sống văn học; tuy nhiên tất cả các chuyên luận, các bài viết trên đều có giá trị kiến tạo và bồi đắp lý thuyết thể loại hồi ký, giúp ích cho việc nhận dạng, phân biệt, tạo lập và tiếp nhận tác phẩm Về phương diện lý luận, kết quả của các công trình nghiên cứu về hồi ký đã đạt được: Đưa ra những định nghĩa và cắt nghĩa khái niệm hồi ký Phân tích, khẳng định vai trò của hồi ký trong đời sống xã hội và đời sống văn học Xác định những đặc điểm cơ bản về nội dung và yêu cầu về giá trị văn học của hồi ký Xác định tiêu chí phân loại hồi ký Phát hiện và bước đầu nhận dạng hồi ký văn học của các nhà văn Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về hồi ký nêu trên mới tập trung giải quyết những vấn đề cơ bản về lý thuyết thể loại của hồi ký nói chung chứ

Trang 18

chưa đi sâu nghiên cứu lý thuyết thể loại của hồi ký văn học Những vấn đề lý thuyết thể loại của hồi ký văn học còn mờ nhạt; khái niệm, đặc điểm thể loại của hồi ký văn học chưa được giới thuyết cụ thể

Tô Hoài - nhà văn rất thành công trong thể loại hồi ký cũng đưa ra nhận định riêng của mình về thể ký như: “Ký là một thể loại mang tính cách riêng, tính cách của một lối viết ra những cảm xúc trước sự việc mắt thấy, tai nghe Ký có lối xây

dựng chủ đề, nhân vật, kết cấu, tình tiết, ngôn ngữ… riêng biệt” [84, tr.25] Chính

từ quan niệm đó, hồi ký của Tô Hoài có những đặc điểm riêng Một mặt, nó tuân theo những yêu cầu của hồi ký, mặt khác, nó in đậm cá tính sáng tạo của nhà văn

Năm cuốn hồi ký Cát bụi chân ai, Chiều chiều, Những gương mặt, Tự truyện, Cỏ

dại là những tác phẩm tiêu biểu minh chứng cho phong cách viết hồi ký của tác giả

1.1.3 Nghiên cứu chung về phong cách nghệ thuật hồi ký Tô Hoài

1.1.3.1 Nghiên cứu về phong cách nghệ thuật

Tô Hoài là một gương mặt tiêu biểu trong văn học Việt Nam hiện đại, một nhà văn lớn, có đóng góp đối với nhiều thể loại văn học khác nhau Trên những trang viết của mình, ông luôn để lại những dấu ấn riêng, có dấu “vân tay” in trên chữ, có “một giọng điệu riêng, một cách nói riêng” (Phong Lê) Các trang viết với giọng điệu và cách thể hiện riêng ấy đã đem đến cho Tô Hoài một phong cách nghệ thuật đặc sắc Hơn nữa, ông sáng tác trong thời gian dài, đồ sộ về số lượng tác phẩm, phong phú về thể loại, lại có những đóng góp lớn cho quá trình phát triển nền văn học dân tộc ta nên đã có nhiều nhà nghiên cứu tìm hiểu và quan tâm tới Cho đến nay đã có một số lượng không nhỏ những chuyên luận, phê bình nghiên cứu ở những mức độ khác nhau về phong cách nghệ thuật, tác phẩm, con người tác giả,

trong đó, có không ít ý kiến đánh giá về phong cách hồi ký của ông

Về phong cách nghệ thuật hồi ký Tô Hoài, đã có rất nhiều bài viết trên các tạp chí, những tham luận, luận văn, luận án, chuyên khảo đánh giá, nghiên cứu về

mảng sáng tác này Ngay từ tác phẩm hồi ký đầu tiên Cỏ dại xuất bản năm 1943 cho tới Chiều chiều xuất bản năm1997, hành trình nghiên cứu về hồi ký Tô Hoài luôn

song song với hành trình sáng tạo của nhà văn và ngày càng có nhiều công trình giá trị Chúng ta có thể chia các nghiên cứu này thành 3 hướng:

Trang 19

- Nghiên cứu, thảo luận về phong cách nghệ thuật, quan niệm nghệ thuật của

Tô Hoài trong đó có nhắc đến hồi ký của ông Đó là, các công trình của Nguyễn Đăng Mạnh [113], [114]; Hà Minh Đức [48], [50]; Trần Hữu Tá [153]; Trần Đình Nam [118]; Phong Lê [99], [100]; Nguyễn Văn Long [107]; Nguyễn Đăng Điệp [44]; Mai Thị Nhung [130], v.v Trong khi nghiên cứu về phong cách nghệ thuật, về quan niệm nghệ thuật tác phẩm Tô Hoài, nhiều tác giả trong các công trình của mình đã có một số ý kiến ít nhiều nói về “cái tôi” của Tô Hoài, nghệ thuật ngôn từ của tác giả

trong hồi ký, tự truyện Chẳng hạn, Nguyễn Đăng Mạnh, trong bài Tô Hoài với quan

niệm về con người đánh giá về khả năng quan sát tinh tế của nhà văn: “Nhà văn có

một khiếu quan sát hết sức phong phú và sắc sảo, tài hoa, hiểu theo nghĩa vận dụng toàn bộ các giác quan để ghi nhận cảnh vật bên ngoài với tất cả hình dáng, sự hoạt động, âm thanh, màu sắc, mùi vị của nó… Ông có một trí tưởng tượng mạnh mẽ giúp ông rất nhiều khi miêu tả… đồng thời có một vốn ngôn ngữ giàu có mà ông cần cù

tích lũy để tạo nên những bức tranh chân thực, góc cạnh và đầy hương sắc” [116, tr.24] Hay Phong Lê trong bài Ngót sáu mươi năm văn Tô Hoài đã chỉ ra chân dung:

“Một Tô Hoài không lẫn với bất cứ ai, một Tô Hoài hết mình Hóm hỉnh và thông minh Nhẹ nhõm mà có sức nặng, cứ như đùa mà thật nghiêm chỉnh Nhũn nhặn, khiêm nhường mà thật dũng cảm, chẳng biết sợ là gì” [99, tr.41] Nguyễn Đăng Điệp đánh giá, nhận định về tài năng, đặc điểm nổi bặt trong cách sử dụng từ ngữ của Tô Hoài : “Nói đến Tô Hoài không thể không nói đến tài năng sử dụng ngôn ngữ của ông Tô Hoài rất ít khi dùng thứ ngôn ngữ óng ả, sặc mùi sách vở Chữ nghĩa của ông cất lên từ đời sống Nhưng đó là thứ ngôn ngữ chắt lọc.” [44, tr.121]; “ngôn ngữ của ông mềm mại, tung tẩy, nẫu nục chất dân gian Đó là sự tinh tế của một cây bút cao tay, là ý thức đạt tới sự giản dị của một sự khéo léo lớn Chính vì thế mà văn Tô Hoài không mòn cũ theo thời gian” [44, tr 115]

- Nghiên cứu, thảo luận từng tác phẩm hồi ký Tô Hoài chúng ta bắt gặp các công trình của Vân Thanh [158], Võ Xuân Quế [142], Xuân Sách và Trần Đức Tiến [143], Nguyễn Văn Bổng [21], Nguyễn Văn Thọ [165], Trần Đình Thọ [166], Lê Thị Biên [19], v.v Những công trình nghiên cứu này, nhìn chung, đánh giá những nét đặc sắc, các giá trị của hồi ký Tô Hoài, nhằm khai mở cho những nghiên cứu

Trang 20

khái quát hơn Xuân Sách nhận xét về Cát bụi chân ai, nhà văn thấy tác phẩm có giá

trị văn học vừa là cuốn tư liệu có giá trị lịch sử bởi đã dựng lại đời sống tinh thần của một số cây bút lớn cũng như môi trường mà nhà văn phản ánh trong đó: "Tác phẩm mang dấu ấn đậm nhất phong cách Tô Hoài - từ văn phong đến con người Thâm hậu mà dung dị, thì thầm và không đơn điệu nhàm chán, lan man tí chút nhưng không kề cà vô vị Một chút "u mặc" với cái giọng khơi khơi mà nói ai muốn nghe thì nghe, không bắt buộc, nghe rồi hiểu đừng cật vấn…Và vì thế…sức hấp dẫn chủ yếu là sự chân thực" [143, tr.414] Trần Đức Tiến chú ý tới điểm nhìn khi xây dựng nhân vật trong hồi kí của Tô Hoài: "Bằng cuốn sách của mình, lần đầu tiên ông đã cho thế hệ cầm bút chúng tôi nhìn một số "nhân vật lớn" của văn chương nước nhà từ một cự li gần Bây giờ qua Tô Hoài - chúng tôi được nhìn gần: một khoảng cách khá "tàn nhẫn" nhưng vì thế mà chân thực và sâu sắc" [143, tr.413] Nhà văn Nguyễn Văn Bổng nhận xét và rút ra quan niệm về con người trong hồi ký

của nhà văn Tô Hoài - Cát bụi chân ai "kể chuyện những nhà văn, những người bạn

mà tài năng văn học không ai chối bỏ được nhưng đồng thời cũng là những con người bình thường với những tính tốt và tật xấu như mọi người" [21] Nguyễn Văn

Thọ trong Vài cảm giác với “Chiều chiều” đánh giá: “Chiều chiều rất cuốn hút Nó

đầy ắp những sự kiện vừa quen vừa lạ trong cuộc sống Đọc văn Tô Hoài cần sự tĩnh lặng của tâm hồn người đọc mới cảm thụ hết được các tầng của tác phẩm dù là

Tự truyện ” [165, tr.12],…

- Nghiên cứu, thảo luận về hồi ký Tô Hoài nói chung có các công trình, bài viết của Đặng Tiến [172]; Đoàn Thị Thúy Hạnh [66]; Vương Trí Nhàn [124], [125], [126]; Trương Thị Thu Huyền [98]; Trần Thị Mai Phương [139]; Lê Thị Thủy [167]; v.v Đây là hướng nghiên cứu có nhiều ý kiến, nhận định bàn đến nghệ thuật trần thuật, cái tôi tác giả trong hồi ký, tự truyện Tô Hoài Chẳng hạn, công trình của Đoàn Thị Thúy Hạnh [66] đã chỉ ra vai trò đặc biệt của miêu tả trong nghệ thuật trần thuật của Tô Hoài, phân tích cách tổ chức cốt truyện và phát triển mạch truyện

và giọng điệu trần thuật trong hồi ký Tô Hoài Hoặc qua việc khảo sát tất cả những cuốn hồi ký của Tô Hoài được công bố từ trước tới nay, Trương Thị Thu Huyền [89] chỉ ra những đặc trưng của thể loại hồi ký, Trong các bài viết, công trình của

Trang 21

các tác giả khác cũng đã đề cập đến chân dung Tô Hoài ở một vài khía cạnh (tính cách, lối sống, cuộc đời), hoặc dừng lại ở việc chỉ ra một số bình diện liên quan đến nhân vật người kể chuyện (như giọng điệu, ngôn ngữ, tài dẫn chuyện,…) Tuy nhiên, đó chỉ là những ý kiến lẻ tẻ, không thành hệ thống, không dựa trên một khung lí thuyết tiếp cận đầy đủ, chính xác, khách quan

1.1.3.2 Nghiên cứu về ngôn ngữ hồi ký Tô Hoài

Nghiên cứu ngôn ngữ nói chung, ngôn từ trong sáng tác văn học nói riêng

là việc cần thiết để khẳng định giá trị của văn học và đóng góp của nhà văn Tô Hoài là tác giả được nhiều nhà nghiên cứu văn học quan tâm, đặc biệt là phương diện ngôn ngữ Khi nghiên cứu về ngôn ngữ văn chương Tô Hoài, các tác giả đều khẳng định những sáng tạo của nhà văn về phương diện từ ngữ biểu hiện qua việc lựa chọn, sử dụng từ ngữ sắc sảo, tinh tế và cách xây dựng cấu trúc câu văn tạo nên giọng điệu riêng Vân Thanh khẳng định: "Ngôn ngữ Tô Hoài thường ngắn gọn và rất gần với khẩu ngữ của nhân dân lao động" [158] Cùng quan điểm

đó, Phan Cự Đệ giải thích thêm: "Tô Hoài đã chú ý học tập ngôn ngữ nghề nghiệp và ngôn ngữ địa phương" "Trong tác phẩm của Tô Hoài nhìn chung ngôn ngữ của quần chúng đã được nâng cao, nghệ thuật hoá" [41] Phong Lê nhấn mạnh nét nhuần nhị, tinh tế trong văn phong của Tô Hoài, ông viết: "Văn phong

Tô Hoài chủ yếu làm bằng những nét nhẹ, mảnh, nhuần nhị, tinh tế, đôi khi hơi

mờ ảo nữa" [99] Các nhận xét trên, tuy đã đề cập đến một số phương diện phong cách nghệ thuật Tô Hoài, nhưng đó chủ yếu mới là những nhận định chung, khái quát được các tác giả phát biểu rải rác trong các công trình nhằm giới thiệu về tác giả và tác phẩm của Tô Hoài nói chung và chủ yếu được nhìn từ góc độ văn học Khi nhiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Tô Hoài, các tác giả mới chỉ nhận định khái quát một số đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật, chưa đi sâu nghiên cứu phương thức tổ chức ngôn từ trong lời văn, chưa chỉ ra quá trình vận động của ngôn từ qua các giai đoạn sáng tác của Tô Hoài ở các thể loại; việc lý giải đặc điểm ngôn từ, phương thức tổ chức ngôn từ chủ yếu xuất phát từ quan niệm nghệ thuật, chưa chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa sáng tạo ngôn từ và quan niệm về ngôn từ nghệ thuật của nhà văn

Trang 22

Các công trình đứng từ góc độ ngôn ngữ học để nghiên cứu về hồi ký Tô Hoài, cho đến nay chưa có nhiều và chủ yếu là khóa luận, luận văn ở các trường đại học Một số bài viết của các nhà nghiên cứu tuy có quan tâm đến đặc điểm ngôn ngữ trong hồi ký của ông, nhưng cho đến thời điểm này, chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu một cách công phu, độc lập, toàn diện và có hệ thống Đặc biệt, vấn đề ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài, chưa được tác giả nào quan tâm, nghiên cứu Chúng tôi mới chỉ bắt gặp một số tiểu luận, một ít bài giới thiệu, đánh giá về từng mảng sáng tác hay riêng về từng tác phẩm xuất

sắc của Tô Hoài như: Bài báo Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài [168],

Lê Thị Thủy có bàn đến đặc điểm ngôn ngữ người kể chuyện, sự kết hợp giữa ngôn ngữ tả và kể, ngôn ngữ nhân vật, Luận văn thạc sĩ của Trần Đình Thọ [166] nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài nhưng chỉ ở hai tác

phẩm là Cát bụi chân ai và Chiều chiều Trong luận văn này, tác giả cũng lấy từ

ngữ, câu văn và giọng điệu làm đối tượng nghiên cứu, nhưng chú ý hình thức cấu trúc văn bản để làm nổi rõ sự đa dạng, phong phú, tính phức điệu của giọng điệu trần thuật

Điểm lại những bài viết, công trình nghiên cứu về hồi ký Tô Hoài trên đây, chúng tôi nhận thấy khi nghiên cứu ngôn ngữ nghệ thuật của Tô Hoài, các tác giả mới chỉ nêu một số đặc điểm ngôn ngữ nghệ thuật, phân tích đặc điểm ngôn ngữ chủ yếu là ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật mà chưa khảo sát, phân tích những đặc điểm ngôn từ nghệ thuật trong các sáng tác của Tô Hoài một cách hệ thống, kỹ lưỡng, toàn diện; chưa đi sâu nghiên cứu phương thức tổ chức ngôn từ trong lời văn, chưa chỉ ra rõ nét quá trình vận động của ngôn từ qua các giai đoạn sáng tác của Tô Hoài qua thể hồi kí; việc lý giải đặc điểm ngôn từ, phương thức tổ chức ngôn từ chủ yếu xuất phát từ quan niệm nghệ thuật, chưa chú ý nhiều đến mối quan hệ giữa sáng tạo ngôn từ và quan niệm về ngôn từ nghệ thuật của nhà văn Tuy vậy, những ý kiến đánh giá, những bài viết của các tác giả đi trước là những tham khảo, gợi mở bổ ích, giúp chúng tôi đi sâu, khảo sát, tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài một cách có hệ thống hơn; từ

đó, giúp người đọc có cái nhìn sâu sắc hơn về vấn đề Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài

Trang 23

1.2 Cơ sở lí thuyết của đề tài

1.2.1 Ngôn ngữ trần thuật

1.2.1.1 Khái niệm

Nếu tiếp cận khái niệm ngôn ngữ trần thuật từ những góc độ như, ngôn ngữ học, văn học, văn bản học, thì sẽ có những nhận xét, đánh giá khác nhau về yếu tố cấu thành, tác dụng hay vai trò của nó

Theo các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi trong Từ điển

thuật ngữ văn học: trần thuật (narrate) là phương diện cơ bản của phương thức tự

sự, là việc giới thiệu khái quát, thuyết minh, miêu tả đối với nhân vật, sự kiện, hoàn cảnh, sự vật theo cách nhìn của người trần thuật Trần thuật không chỉ là lời kể mà còn bao hàm cả việc miêu tả đối tượng, phân tích hoàn cảnh, thuật lại tiểu sử nhân vật, lời bình luận, lời ghi chú của tác giả,… [62] Lại Nguyên Ân cũng khẳng định:

“Trần thuật là phương thức chủ yếu cấu tạo nên tác phẩm ở việc kể, miêu tả các hành động, tả ngoại cảnh, tả nội thất bàn luận; lời nói bán trực tiếp của nhân vật” [10, tr.338] Ngôn ngữ trần thuật, do vậy, là ngôn ngữ nhà văn dùng để xây dựng câu chuyện, là nơi bộc lộ rõ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, bộc lộ cách lý giải cuộc sống từ cách nhìn riêng và cá tính sáng tạo của tác giả

Ngôn ngữ trần thuật liên quan đến các vấn đề như “ai nói”, “ai nhìn”, “ai phát ngôn”, “nói như thế nào” Cái mà ngôn ngữ trần thuật cần được đi sâu nghiên cứu là người trần thuật làm thế nào, bằng cách nào và phương tiện nào để tổ chức xây dựng và kể lại sự tình Cụ thể hơn, nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật là nghiên cứu về việc lựa chọn từ ngữ, câu văn, cụ thể của người trần thuật khi diễn đạt nội dung tác phẩm cũng như nguyên nhân và mục đích của việc lựa chọn đó

Nói một cách khác, ngôn ngữ trần thuật là tất cả những hình thức ngôn ngữ dùng trong việc kể/thuật về một sự kiện cụ thể (trong đó có thể có nhân vật tham gia vào sự kiện, cũng có thể không), và diễn đạt những quan điểm, đánh giá, nhận xét, miêu tả của người trần thuật đối với đối tượng mà mình đang kể

Như trên đã nói, trần thuật là phần lời của tác giả, của người trần thuật Ngôn ngữ trần thuật do vậy là nơi bộc lộ ý thức sử dụng ngôn ngữ có chủ ý của nhà văn, thể hiện quan điểm của tác giả hay quan điểm của người kể chuyện đối với cuộc sống được miêu tả

Trang 24

Ngôn ngữ trần thuật giữ một vị trí vô cùng quan trọng trong hệ thống phương thức tự sự; nó là sự thể hiện trên nền hiện thực toàn bộ tư tưởng, tình cảm của nhà văn, giọng điệu và cấu trúc tác phẩm Qua ngôn ngữ trần thuật, người đọc nhận ra phong cách, cá tính của tác giả Đối với nhà văn, ngôn ngữ trong tác phẩm văn học

là sự khúc xạ của ngôn ngữ đời sống Song đây là thứ ngôn ngữ đã được lựa chọn, được sắp xếp và được cách điệu hóa theo ý muốn chủ quan của nhà văn Ngôn ngữ trần thuật (lời người kể chuyện) là phần lời độc thoại thể hiện quan điểm tác giả hay quan điểm người kể chuyện đối với cuộc sống, có những nguyên tắc thống nhất trong việc lựa chọn và sử dụng các phương tiện tạo hình và biểu hiện ngôn ngữ Chẳng hạn, thu hẹp khoảng cánh giữa chuyện kể và những “chuyện” của hiện thực, ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn đương đại trở nên gần với ngôn ngữ đời sống Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn không còn là lời nói quyền uy, cao

đạo Có lời trần thuật dân dã trong truyện ngắn Nguyễn Khải (cười thắt ruột, ăn nói

quá quân trộm cướp ), Có kiểu phát ngôn trần trụi, không gọt dũa của thứ ngôn

ngữ “chợ búa” ở Không có vua (Nguyễn Huy Thiệp), Hay, chịu ảnh hưởng của

ngôn ngữ đời sống, ngôn ngữ trần thuật bộc lộ khá rõ ngôn ngữ vùng miền Phương ngữ được sử dụng có chủ ý chứ không chỉ thuần túy do chất giọng “bản địa” của nhà văn Người trần thuật không những “tải” nội dung truyện kể mà còn “chuyển” những giá trị văn hóa nằm sâu dưới lớp ngôn ngữ Có vẻ đẹp bình dị của vùng sông

nước Cửu Long qua bờ kênh, con rạch, những cù lao xanh, : mé đìa lục bình, đám

trâm bầu, dì Tư, út Thà, nói gì lãn xẹt vậy ta trong tạp văn Nguyễn Ngọc Tư,…

Ngôn ngữ trần thuật không những có vai trò then chốt trong phương thức tự sự

mà còn là yếu tố cơ bản thể hiện phong cách nhà văn, truyền đạt cái nhìn, giọng điệu,

cá tính của tác giả Ngôn ngữ trần thuật có thể có một giọng (chỉ nhằm gọi ra sự vật) hoặc hai giọng (lời nhại, mỉa mai, lời nửa trực tiếp) thể hiện sự đối thoại với ý thức khác về cùng một đối tượng miêu tả Ngôn ngữ trần thuật dưới hình thức lời người kể chuyện, ngoài đặc điểm trên còn mang thêm các sắc thái, quan điểm bổ sung do lập trường, đặc điểm tâm lý, cá tính của nhân vật - người kể chuyện mang lại

Qua kết quả nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng tôi hiểu: ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ của người kể chuyện, kể lại diễn biến của câu chuyện theo

Trang 25

một cách thức nào đó Ngôn ngữ trần thuật trong tác phẩm văn học vừa là phương tiện biểu đạt nội dung vừa là sự phản ánh ngôn ngữ đời sống Nó thể hiện trí tuệ, sự sáng tạo và cá tính của nhà văn Qua việc tìm hiểu ngôn ngữ trần thuật, chúng ta có thể tìm thấy dấu ấn cá nhân của từng nhà văn qua từng tác phẩm văn học

1.2.1.2 Ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật

Ngôn ngữ trần thuật (lời người kể chuyện) và ngôn ngữ nhân vật (lời nhân vật) đều là các thành phần cơ bản của ngôn ngữ nghệ thuật Mỗi thành phần lại có những đặc điểm và chức năng riêng Trong tác phẩm văn xuôi tự sự, tùy thuộc vào chức năng của mỗi kiểu lời và khả năng vận dụng của mình, mỗi nhà văn lại vận dụng và phát huy các kiểu lời ấy ở những mức độ khác nhau

Ngôn ngữ nhân vật chính là lời nói trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm, được biểu đạt bằng các tín hiệu ngôn ngữ thông qua sự lựa chọn của nhà văn nhằm mục đích tái hiện một cách sinh động tính cách, đặc điểm của nhân vật Trong tác phẩm nghệ thuật, nhà văn có thể cá thể hóa ngôn ngữ nhân vật bằng nhiều cách: nhấn mạnh cách đặt câu, dùng từ hay lời phát âm đặc biệt của nhân vật, sử dụng các yếu tố tình thái thể hiện sắc thái ngôn ngữ địa phương; sử dụng các yếu tố từ ngữ mang dấu

ấn văn hóa riêng của từng lớp người như trí thức tiểu tư sản, nông dân, người buôn bán Lời trực tiếp này, có lúc được thể hiện dưới dạng ngôn ngữ bên ngoài - ngôn ngữ thành tiếng, có lúc dưới dạng ngôn ngữ bên trong - ngôn ngữ không thành tiếng Dù tồn tại dưới dạng nào, hoặc được thể hiện bằng cách nào, ngôn ngữ nhân vật bao giờ cũng phải bảo đảm sự kết hợp sinh động giữa tính cá thể và tính khái quát Nghĩa là, một mặt, mỗi nhân vật có ngôn ngữ mang đặc điểm riêng, có lời ăn tiếng nói riêng; mặt khác, ngôn ngữ ấy lại phản ánh được đặc điểm về nghề nghiệp, tâm lý, giai cấp, trình độ văn hóa của một tầng lớp người nhất định trong xã hội

Ngôn ngữ trần thuật là ngôn ngữ của người kể chuyện, kể lại những diễn biến của câu chuyện Hình thức trần thuật là một phương diện cơ bản của phương thức tự sự để giới thiệu, khái quát, thuyết minh miêu tả đối với nhân vật Tiêu chí phân biệt ngôn ngữ trần thuật và ngôn ngữ nhân vật trước hết chính là điểm này

Nếu ngôn ngữ nhân vật là lời trực tiếp của nhân vật trong tác phẩm thì ngôn ngữ trần thuật là những lời gián tiếp Về mặt hình thức, ngôn ngữ nhân vật sử dụng

Trang 26

đa dạng các kiểu câu khác nhau, còn ngôn ngữ trần thuật sử dụng câu trần thuật là chủ yếu Nếu như tiếng nói của tác giả giúp người đọc hình dung được tâm lý của nhân vật qua cách kể lại sự việc, biến cố, miêu tả diễn biến nội tâm thì tiếng nói của nhân vật gồm lời đối thoại và lời độc thoại sẽ giúp người đọc trực tiếp “nhìn thấy” tâm trạng và tính cách của nhân vật.Ngôn ngữ nhân vật (lời nhân vật) không phải bao gồm những tín hiệu rời rạc, ngẫu nhiên, mà được tạo lập như một hệ thống, tương tác với các hệ thống khác trong văn bản Nó có giá trị khi liên kết với các yếu

tố văn học khác và hoạt động như một bộ phận hữu cơ của tổng thể hệ thống theo một cơ chế nhất định Ngôn ngữ nhân vật là phương tiện hữu hiệu để miêu tả từ bên trong nội tâm nhân vật, bên cạnh cách thức miêu tả từ bên ngoài Lời nhân vật bao gồm: lời đối thoại và lời độc thoại

1.2.1.3 Người kể chuyện

Người kể chuyện/người trần thuật (narrator) là một thuật ngữ công cụ của tự

sự học Trước đây khái niệm này hầu như bị bỏ qua, người ta chỉ nghiên cứu nhân vật, ngôn ngữ, cốt truyện, các biện pháp tu từ…vv, người kể chuyện trong văn bản biến mất, gần như vô hình hoặc bị đồng nhất với tác giả Những năm gần đây, sự ý thức về chủ thể của văn học cùng với việc mở rộng tiếp thu các thành tựu lý luận trên thế giới đã có những tác động mạnh mẽ đến ý thức của những người nghiên cứu văn học Sự quan tâm của chúng ta không còn là nhân vật như thế nào mà về ý nghĩa của nhân vật Chúng ta quan tâm đến cách thể hiện nào đó của tác phẩm sẽ cuốn hút độc giả, cho thấy quan niệm về thế giới như thế nào và những biểu hiện đó

sẽ tác động đến thế giới ra sao… Với bất kỳ một truyện kể nào, người kể chuyện đồng thời đảm nhiệm hai vai trò: vai trò giới thiệu và dẫn dắt câu chuyện (chức năng trần thuật) và vai trò điều khiển (chức năng kiểm soát) Không một truyện kể nào có thể tồn tại nếu thiếu người kể chuyện, song người kể chuyện đã trần thuật và điều khiển các tình huống truyện kể như thế nào thì lại là vấn đề không dễ thâu tóm

và lý giải tường tận Trên thực tế, khi cần khảo sát một truyện kể, người phân tích luôn phải đặt câu hỏi: Người kể chuyện là ai? Anh ta đứng ở vị trí nào và xuất hiện trong tác phẩm ra sao? Anh ta quan hệ với các nhân tố khác trong truyện kể như thế nào? Vai trò và quyền năng của anh ta đến đâu trong truyện kể?

Trang 27

Từ người kể chuyện đến việc xác định vai trò và vị trí của tác giả trong truyện kể nhằm hiểu sâu sắc hơn những vận động nội tại trong cấu trúc truyện kể là hướng tiếp cận có khả năng dung chứa những khám phá mới mẻ

Người kể chuyện xuất hiện khi câu chuyện được kể bởi một nhân vật cụ thể

trong tác phẩm, có thể trực tiếp xưng tôi hoặc xuất hiện gián tiếp qua nhân vật nào

đó trong tác phẩm (ngôi thứ nhất và ngôi thứ ba).Trong trường hợp tác giả đóng vai trò người trần thuật, tác phẩm có nhân vật kể chuyện ở ngôi thứ nhất (first person), xưng “tôi” Điều này dễ nhận thấy ở các tác phẩm tự truyện hoặc có dáng dấp tự truyện như hồi ký Tác giả còn trần thuật ở ngôi thứ ba dưới hình thức người kể chuyện (do tác giả sáng tạo ra), lời trần thuật ở đây mang tính khách quan hoá và trung tính Người kể chuyện được chứng kiến câu chuyện và có khả năng kể lại toàn

bộ câu chuyện theo cách riêng của mình Lời trần thuật ở đây còn có nhiệm vụ tái hiện và phân tích, lý giải thế giới khác quan vật chất, sự việc, con người…; tái hiện

và phân tích, lý giải lời nói ý thức người khác.Ngoài việc tác giả trần thuật theo hai dạng thức nói trên, nhân vật còn có vai trò là người kể chuyện Trong tiểu thuyết,truyện ngắn nhân vật có vị trí rất quan trọng, là then chốt của cốt truyện, giữ

vị trí trung tâm trong việc thể hiện đề tài, chủ đề và tư tưởng tác phẩm Có nhân vật thì có ngôn ngữ nhân vật Ngôn ngữ nhân vật là một trong những phương tiện quan trọng được nhà văn sử dụng nhằm thể hiện cuộc sống và cá tính nhân vật,…

Chức năng của người kể chuyện là dẫn chuyện, gắn kết các sự kiện, tạo nên quá trình hình thành, phát triển của cốt truyện; qua đó, bộc lộ quan điểm, cách đánh giá của mình về con người, cuộc đời và hiện thực được nói tới Lời người kể chuyện, có khi tham gia tranh luận, đối thoại cùng nhân vật Lời người kể chuyện gồm lời kể, lời tả, lời bình luận trữ tình

Lời kể chiếm tỉ lệ lớn trong lời nói của người kể chuyện, có vai trò đặc biệt

quan trọng trong việc dẫn dắt, chú giải, kết nối sự kiện, phụ họa cho lời nhân vật Với các đặc điểm về trình tự kể và nhịp điệu kể, lời kể liên quan đến điểm nhìn, thời gian và kết cấu tác phẩm Có lúc, lời kể dẫn dắt hành động nhân vật, kể lại hành động hoặc phân tích, giải thích

Lời tả cũng là kiểu lời chiếm tỉ lệ lớn Lời tả tái hiện thế giới vật thể, thiên

nhiên và con người từ đời sống được tái hiện trong tác phẩm Qua lời tả, quan điểm,

Trang 28

thái độ, cái nhìn của tác giả về đời sống được bộc lộ, bởi nó ngầm chứa thông điệp,

ý chỉ của người trần thuật, thể hiện năng lực quan sát và tài năng tái tạo hiện thực, quan niệm thẩm mỹ của tác giả

Lời bình trữ tình (lời trữ tình ngoại đề) được coi là lời trực tiếp của tác giả,

nằm ngoài cốt truyện, không có mối liên hệ với ngôn ngữ nhân vật về hình thức Kiểu lời này bộc lộ trực tiếp ý nghĩ, tình cảm, quan niệm của tác giả về hiện thực được phản ánh Hình thức của dạng lời này thường là một ngữ đoạn, một đoạn văn,

có thể mở đầu bằng cảm thán và kết thúc bằng dấu chấm lửng hoặc có khi xen kẽ với lời kể hoặc lời tả của người dẫn chuyện Kiểu lời nói mang tính ước lệ, đại diện cho cách nhìn, tư tưởng, có mối quan hệ mật thiết với hình tượng tác giả nhưng không hoàn toàn đồng nhất với tác giả

Với thể loại hồi kí, người thuật (kể) là tác giả (nhà văn) nên ngôn ngữ trần thuật của hồi kí là ngôn ngữ tác giả, tức là cách nhà văn tổ chức lời kể: 1/ Lời kể của chính tác giả (có thể xưng “Tôi”, hoặc không xưng tôi; 2/ Lời kể là lời người khác (hay còn gọi là lời kể phi sở hữu), do kể lại lời người khác, tức là không đổi vai kể chuyện Lời kể (ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài chủ yếu ở hai trường hợp trên Nhà văn (tô Hoài) muốn tổ chức lời kể (ngôn ngữ trần thuật) thì phải sử dụng hiệu quả các tiềm năng tiếng Việt gồm từ ngữ (từ vựng), ngữ pháp, các phương tiện và biện pháp tu từ, cách tổ chức văn bản để trần thuật hay nhất, độc đáo nhất, hiệu quả nhất các nội dung kể

1.2.2 Thể loại ký trong văn học

Trang 29

này được nhiều người chấp nhận nhưng vẫn chưa lý giải một cách thuyết phục tại sao

lại gọi Ðất nước đứng lên, Thép đã tôi thế đấy là tiểu thuyết mà gọi Người mẹ cầm

súng, Sống như anh là ký Việc xác định một khái niệm đúng đắn về ký khó khăn,

một phần vì trong ký có sự xuyên thấm nhiều loại thể, mặt khác, vì cách gọi tên của

các nhà văn đối với tác phẩm của mình Chẳng hạn, Tây du ký của Ngô Thừa Ân là một tiểu thuyết, còn Nhật ký ở rừng của Nam Cao là một truyện ngắn, Muốn giải

quyết vấn đề này, cần xem xét thể ký một cách có hệ thống

Sáng tác văn học dạng thể ký thường thịnh hành ở các thời kỳ xã hội có sự khủng hoảng Chẳng hạn, văn học Nga giữa thế kỷ 19, khi sự hỗn loạn xã hội với chế độ nông nô sụp đổ, quý tộc suy đồi, tầng lớp hạ lưu bị bần cùng hóa thì ký là một trong những thể loại chủ đạo của văn học; hoặc nước Anh đầu thế kỷ 18 khi các tạp chí châm biếm đăng những bài phác họa chân dung và cảnh sinh hoạt điều

đó đã trở thành ngọn nguồn cho sự nở rộ thể ký Trong thực tế, thể loại ký văn học

đã tạo nên những đỉnh cao và những tài năng trong văn học Có thể kể đến những nhà văn viết ký nổi tiếng trên thế giới như: Tư Mã Thiên, Giôn Rít, M.Gorki, Pauxtôpxki,… Ở Việt Nam, không thể không nhắc đến những gương mặt ký như Nguyễn Tuân, Thép Mới, Tô Hoài, Vũ Bằng, Băng Sơn, Hoàng Phủ Ngọc Tường,… Ký đã có tác động sâu rộng nhiều mặt đến người đọc bằng sức sống trực tiếp, mạnh mẽ và hấp dẫn của nhiều tác phẩm

Từ trước đến nay, khi bàn về thể ký văn học, các nhà nghiên cứu dễ thống nhất với nhau về tầm quan trọng của thể ký, nhưng xác định một định nghĩa về ký lại là vấn đề khá phức tạp, gây nhiều tranh cãi Chính vì thế, việc xác định đặc trưng

của ký cũng không phải là vấn đề đơn giản Trong cuốn Từ điển thuật ngữ văn học

[62], ký được xem là “một loại hình văn học tái hiện cuộc sống qua sự ghi chép, miêu tả người thật, việc thật Hình tượng của ký có địa chỉ chính xác của nó trong cuộc sống Do đó, tính chính xác tối đa là đặc trưng cơ bản của ký … ký phản ánh cuộc sống kịp thời và thuyết phục người đọc bằng người thật việc thật” [62, tr.131]

Ký là thể loại văn học có đặc điểm “tôn trọng sự thật khách quan của cuộc sống, không hư cấu” và “Nhà văn viết ký luôn chú ý đảm bảo cho tính xác thực của hiện thực đời sống được phản ánh trong tác phẩm” [62, tr.137] Ký còn được hiểu là loại

Trang 30

“thể văn tự sự có tính chất thời sự, trung thành với hiện thực đến mức cao nhất” [134, tr.520] Có thể nói, đây là những khái quát rất cụ thể về đặc trưng cơ bản của thể loại ký

Về cơ bản, những ý kiến trên có khá nhiều điểm tương đồng Tổng hợp lại, theo chúng tôi, ký là một thể văn học phản ánh hiện thực đời sống một cách nghệ thuật mà chân xác, linh hoạt, bộc lộ những ý nghĩ, cảm xúc trực tiếp của cá nhân và những sự việc, sự vật, con người, cuộc đời vừa có giá trị thẩm mĩ, có ấn tượng lớn với cá nhân, vừa có tính thời sự được xã hội quan tâm

b Đặc điểm của thể ký

Ký là một loại hình văn học không thuần nhất Đó là lĩnh vực văn học bao gồm nhiều loại, chủ yếu là văn xuôi ghi chép, miêu tả và biểu hiện những sự việc,

con người có thật trong cuộc sống: ký sự, phóng sự, nhật ký, hồi ký, bút ký, tùy bút,

du ký, kỷ hành, truyện ký, tản văn, tạp văn, tạp bút, Ngoài những thể phổ biến nói

trên, trong thực tế còn có nhiều thể ký khác, và trong mỗi thể nói trên cũng có thể bao gồm nhiều tiểu thể loại Ranh giới giữa các thể loại ký nói trên cũng không tuyệt đối, luôn có tình trạng chuyển hóa, thâm nhập lẫn nhau Nhưng ký có cái hạt nhân làm thành đặc trưng riêng của nó Ở thể loại này, người ta đặc biệt quan tâm đến các sự kiện, hoàn cảnh lịch sử, những biểu hiện của đời sống có thực ngoài đời, đồng thời, muốn bộc lộ trực tiếp cá tính sáng tạo và tinh thần trách nhiệm xã hội của tác giả Chính vì các tính chất nói trên, thể loại ký có một phạm vi biểu hiện đời

sống rất rộng lớn Ký có thể thiên về ghi chép sự việc, hiện tượng như phóng sự, ký

sự; có thể thiên về biểu hiện những cảm xúc trữ tình như tùy bút, tản văn;… Vì cơ

động, linh hoạt, nhạy bén trong nhìn nhận và khai thác các sự kiện của đời sống cũng như năng động phát huy vai trò sáng tạo của người cầm bút mà loại ký rất đa dạng và tác phẩm ký cụ thể luôn độc đáo

Giống như người viết báo, người viết ký phải đặc biệt tôn trọng, phải truyền đạt trung thực, chính xác những sự kiện của đời thực với những người thực, việc thực, cảm xúc thực Người viết ký nào cũng phấn đấu theo phương châm xác thực đến mức tối đa Theo Bùi Hiển, trong bút ký, phóng sự, tính xác thực của sự việc là điều kiện cốt yếu Nhà văn Pôlêvôi cũng có ý kiến tương tự: “Ký thực sự nhất thiết

Trang 31

không được hư cấu Cuộc sống chúng ta muôn hình muôn vẻ như thế, lý thú như thế biết bao sự việc xảy ra thực cũng không cần thiết phải hư cấu thêm thắt tô vẽ gì hơn

nữa” [94, tr.189] Do đó, trong tuỳ bút Người lái đò Sông Đà, Nguyễn Tuân như

một nhà địa lý, nhà sử học đã nêu cụ thể nguồn gốc, dòng chảy, chiều dài và tên của

dòng sông qua các thời kỳ lịch sử; nhưng trong Tờ Hoa, Nguyễn Tuân lại như một

nhà sinh vật học đưa ra những con số rất cụ thể, tỉ mỉ về các loại cây, loại hoa,

Ngôn từ trong tác phẩm ký chủ yếu là ngôn ngữ trực tiếp của tác giả - người chứng kiến và tái hiện các hiện tượng đời sống Đồng thời, tác giả luôn là người đối thoại, chứng kiến, ghi nhớ và ghi chép lại ngôn từ của các nhân vật khác Ngôn từ nghệ thuật trong tác phẩm ký thường rất linh hoạt về giọng điệu Ký thường không chỉ trần thuật, mà cùng với trần thuật là phân tích, khái quát ý nghĩa của các hiện tượng đời sống được đề cập, phản ánh trong tác phẩm Trước hết, ngôn từ nghệ thuật của ký hướng vào miêu tả phong tục qua những đặc điểm môi trường hoặc những nét tính cách tiêu biểu của cuộc sống Vì thế, nó vừa cụ thể, sinh động, đậm chất đời thường, vừa có tính khái quát Đặc điểm phổ biến này của các tiểu loại ký thường biểu hiện rõ nhất ở phóng sự, ký sự Do hướng tới những phạm vi thông tin

và nhận thức, ký cũng đa dạng về kiểu loại và kết cấu Các thể và biến thể của ký hình thành một cách tự nhiên trong quá trình vận động của lịch sử văn học Theo

đó, người ta chia ký thành hai nhóm lớn: Nhóm thứ nhất thiên về tự sự gồm các thể

chính như ký sự, phóng sự, nhật ký; Nhóm thứ hai nghiêng về trữ tình với các thể chính như: tùy bút, bút ký, tản văn…

1.2.2.2 Hồi ký

a Khái niệm

Giải thích khái niệm hồi ký, các nhà nghiên cứu ở Việt Nam đã căn cứ vào

nhiều góc độ khác nhau Có tác giả dựa vào nội hàm nghĩa của từ hồi ký để nêu khái

niệm, có người dựa vào đặc trưng thể loại, hoặc dựa vào cách kể chuyện của thể tài này để nêu ra khái niệm Nhìn chung, các nhà nghiên cứu khá thống nhất ở điểm cơ bản: hồi ký là tái hiện quá khứ gắn với người thật, việc thật; tác giả chính là người trong cuộc hoặc chứng kiến, Về khái niệm hồi ký, các nhà nghiên cứu bàn đến cụ

thể như sau: Trong các loại từ điển, khái niệm hồi ký được hiểu thống nhất Theo Từ

Trang 32

điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên): “Hồi ký là thể văn ghi lại những điều còn nhớ

sau khi đã trải qua, đã chứng kiến sự việc” [134, tr.459] Theo Từ điển thuật ngữ văn

học (do Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi đồng chủ biên), các tác giả đã

xác định: “Hồi ký là một thể loại thuộc loại hình ký, kể lại những biến cố đã xảy ra

trong quá khứ mà tác giả là người tham dự hoặc chứng kiến” Các tác giả cũng phân biệt thêm: “Xét về phương diện quan hệ giữa tác giả với sự kiện được ghi lại về tính chính xác của sự kiện, về góc độ và phương thức diễn đạt, hồi ký có nhiều chỗ gần với nhật ký Còn về phương diện tư liệu, về tính xác thực và không có hư cấu thì hồi

ký lại gần với văn xuôi lịch sử, tiểu sử khoa học” [62, tr.152] Cùng với quan niệm

đó, tác giả Lại Nguyên Ân trong cuốn 150 thuật ngữ văn học cũng khẳng định: “Hồi

ký là một dạng trứ tác thuộc nhóm thể tài ký Tác phẩm hồi ký là một thiên trần thuật

từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc

chứng kiến” [10, tr.153] Trong Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu chủ biên, các tác

giả cũng nhấn mạnh tính trần thuật và nội dung mang tính sự kiện hiện thực của hồi ký: "Thuật ngữ chỉ một thể loại nằm trong nhóm thể tài ký Tác phẩm hồi ký là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xảy ra trong quá khứ mà

tác giả tham dự hoặc chứng kiến" [76, tr.648] Trong bài Ký và giảng dạy Ký, vấn đề

giảng dạy tác phẩm văn học theo loại thể Hoàng Như Mai nhấn mạnh thêm về tính

gần gũi với hiện thực đương thời của sự kiện diễn ra được phản ánh trong hồi ký:

“Hồi ký ghi lại những sự việc đã qua, nhưng những sự việc ấy không phải thuộc vào một thời kỳ lịch sử xa xôi mà phải gần gũi, có liên quan khá mật thiết với hiện tại Hồi ký thường là do những người đang còn sống kể lại” [112, tr.218]

Như vậy, các cách lý giải trên, về cơ bản, đều dựa theo hình thức chiết tự từ

Hán Việt: hồi là quay trở lại, ký là ghi chép những điều chứng kiến Đây là cách lý

giải ngắn gọn, dễ hiểu cho số đông người đọc; nhưng khái niệm này thiếu độ mở, đông cứng không phù hợp với tình hình phát triển của hồi ký hiện đại Trong thực tế, các tác phẩm hồi ký, đặc biệt là những tác phẩm hồi ký ra đời vào những năm đầu thập niên của thế kỷ XXI, khá đa dạng về nghệ thuật tự sự, về kết cấu Nhiều tập hồi

ký, không chỉ là ghi chép sự kiện ký ức, dòng hồi tưởng không theo dòng chảy thời gian tuyến tính, mà có sự đứt nối, đan xen quá khứ hiện tại một cách rất linh hoạt

Trang 33

Khảo sát những vấn đề nghiên cứu liên quan đến lý thuyết hồi ký và thực tiễn sáng tác hồi ký văn học, chúng tôi nhận thấy, nhìn chung ở Việt Nam cũng như trên thế giới đều có thực tế là cả các nhà nghiên cứu lẫn sáng tác không dễ đưa ra một định nghĩa nhất quán cho thể loại hồi ký Tuy nhiên, đa phần, tác giả các công trình bài viết đều thống nhất ở đặc điểm cơ bản của hồi ký là tính chất “hồi ức” của thể loại Một mặt hồi ký được xem là thể loại độc lập có những đặc trưng về thi pháp, mặt khác trong các công trình, các nhà văn, nhà nghiên cứu cũng lại chỉ ra mối liên hệ giữa hồi ký và tự truyện, hoặc xem hồi ký là thể loại nằm trong thể ký

Nói tóm lại, “hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, là một thiên trần thuật

từ ngôi tác giả (người xưng tôi là tác giả, chứ không phải là tôi hư cấu như ở nhiều tiểu thuyết, truyện ngắn), kể về những sự việc có thực xảy ra trong quá khứ mà tác

giả tham dự hoặc chứng kiến” [76, tr.646-647]

b Đặc điểm của hồi ký

Phần lớn các công trình, bài báo đề cập hồi ký đều dựa vào thể loại mẹ là ký

Vì là tiểu loại của ký, hồi ký cũng mang những đặc trưng của ký nhưng khác với ký; hồi ký là thể loại ghi chép về những gì xảy ra trong quá khứ trên cơ sở hồi tưởng mà người viết - bình diện thứ nhất của tác phẩm hồi ký, ghi lại bằng những ấn tượng, hồi ức trực tiếp của mình Quá khứ được hồi cố trong thể hồi ký là những sự việc đã

để lại ấn tượng sâu sắc, vẫn còn gây ám ảnh và có ý nghĩa quan trọng đối với người viết, với cuộc đời hiện tại Vì vậy, những trang hồi ký thường thể hiện sự chiêm nghiệm về cuộc sống, hé mở những bí mật trong cuộc đời - có thể bí mật riêng tư và

bí mật cộng đồng, những khoảnh khắc lớn lao của thời đại, những trăn trở, suy ngẫm về con người, thời cuộc, Chính đặc điểm này khiến cho nội dung của hồi ký gắn với những kỷ niệm riêng, nhưng đồng thời, lại có một nội dung xã hội phong phú Thời điểm câu chuyện xảy ra thuộc về quá khứ gần gũi và có nhiều liên hệ với cuộc đời hiện tại Hồi ký là ghi chép sự việc diễn ra trong quá khứ; cho nên, một trong những đặc trưng cơ bản nhất thể hồi ký là tính xác thực của đối tượng miêu tả

và tính trung thực của người hồi tưởng Đây cũng là quan điểm khá thống nhất trong nhiều nhà nghiên cứu về hồi ký ở Việt Nam từ trước đến nay Chính yêu cầu cao về tính xác thực trong hồi ký nên người viết hay người trần thuật phải là người trong cuộc, kể lại những việc đã xảy ra trong quá khứ mà bản thân đã tham dự hoặc

Trang 34

chứng kiến, thậm chí, lấy chất liệu từ chính cuộc đời mình Tác giả là người tham

dự hoặc chứng kiến nên xét về bản chất, thông tin trong hồi ký đều mang tính xác thực cao, rất ít yếu tố hư cấu Ở phương diện này, hồi ký hấp dẫn người đọc bởi những tư liệu có giá trị về bản thân người viết, về không khí thời đại, các sự kiện lịch sử trong quá khứ mà cuốn hồi ký đó dựng lên Bởi vậy, viết hồi ký không phải

là sự lựa chọn của số đông nhà văn; viết hồi ký là sự “đấu tranh để viết ra”, là “một cuộc mổ xẻ toàn diện” mà người viết phải thật sự dũng cảm Hồi ký mang tính chủ quan của người kể chuyện quá khứ Bởi sự thật xảy ra đã có độ lùi vào quá khứ, cho nên, dù là người chứng kiến cũng không thể nhớ lại tường tận mọi diễn biến sự việc, không thể bao quát hết, nhất là sự việc đã xảy ra quá lâu Đồng thời, bản thân người viết hồi ký luôn được trình bày mô tả ở bình diện thứ nhất Vì thế, hồi ký thường khó tránh khỏi tính chủ quan của người viết Điều đó có nghĩa, trong hồi ký cũng có yếu tố hư cấu Dĩ nhiên, hư cấu ở đây được hiểu với nghĩa là nhà văn có thể

sử dụng những hình thức không xác định; nghĩa là, không phải bịa đặt hay thêm thắt

vô căn cứ mà là cả một quá trình lựa chọn, sắp xếp và tổ chức các tư liệu, chi tiết dữ kiện, với mục đích trình bày hiện thực một cách chân thực, đúng với bản chất của

nó Hơn nữa, tính chủ quan của hồi ký còn do sự nhìn nhận, đánh giá của người viết Hiện thực phản ánh trong hồi ký là hiện thực được lựa chọn và gây ấn tượng sâu sắc với người kể nên nó luôn ám ảnh, buộc phải viết ra, phải giải tỏa Hiện thực

ấy được tái hiện với một trạng thái cảm xúc riêng, được nhìn nhận, đánh giá lại bằng nhận thức chủ quan và bằng kinh nghiệm sống của người viết Do vậy, người viết hồi ký, khi tái hiện hiện thực không giữ thái độ khách quan như các sử gia Hiện thực trong hồi ký cũng không thể so với các tư liệu gốc, các chứng tích mang tính lịch sử mà nó chỉ là một phần cơ sở để xác minh hiện thực trên phương diện lịch sử, xã hội Điều quan trọng nhất, thông qua các sự kiện, các chi tiết liên quan đến tiểu sử, cũng như qua cách đánh giá, nhìn nhận, thái độ tình cảm trước những gì được kể đến, tác giả hồi ký gián tiếp bộc lộ mình trong tính khuôn khổ của sự thật lịch sử, qua đó, làm tăng thêm ý nghĩa xã hội và giá trị nghệ thuật của tác phẩm Tất

cả những điều đó cho thấy, dẫu được xếp vào dạng văn xuôi phi hư cấu nhưng nhìn chung, hồi ký chưa hoàn toàn là sự thật mà chỉ là một góc nhìn Nhà văn kể gì, sự thực nào được tái hiện; nhà văn không kể gì, lướt qua hoặc trừu xuất những sự kiện,

Trang 35

hiện tượng nào vốn là sự thật? Tính chủ quan của hồi ký, vì vậy, thể hiện cái nhìn tích cực, nhưng cũng có lúc dễ bộc lộ cái nhìn lệch lạc của người viết hồi ký Cách ứng xử với quá khứ cho thấy dù hồi ký yêu cầu phải xác thực nhưng không thể nào viết được sự thật một cách tuyệt đối Điều đó phụ thuộc vào nhân cách, văn hóa của người viết, kể cả quan hệ đạo đức đối với độc giả, với cộng đồng Xét ở phương diện nghệ thuật, một trong những đặc trưng nổi bật nhất của thể hồi ký là cách kể chuyện theo dòng hồi tưởng, nhớ đến đâu kể đến đó và thường không sử dụng thủ pháp cốt truyện Tác giả có thể hồi tưởng lại quá khứ theo trật tự thời gian tuyến tính, từ quá khứ xa đến quá khứ gần Tuy nhiên, trong tác phẩm hồi ký, dòng hồi ức cũng có thể bị đảo lộn không theo một quy luật khách quan mà chịu sự tác động của

ý thức - tác giả; nghĩa là, sự phản ánh hiện thực trong hồi ký được tuân theo quy luật riêng của dòng hồi tưởng Quy luật dòng hồi tưởng này còn gọi là “dòng ý thức” Nhìn từ đặc trưng thể loại, “dòng ý thức” là một thuật ngữ chỉ một xu hướng tiểu thuyết khởi điểm từ đầu thế kỷ ở phương Tây, có khả năng tái hiện trực tiếp đời sống nội tâm, xúc cảm và liên tưởng ở con người Ở Việt Nam, sau 1986, kỹ thuật dòng ý thức trở nên phổ biến ở nhiều thể loại Riêng với hồi ký, thủ pháp này không

sử dụng như một kỹ thuật mà là cơ chế tự nhiên của dòng hồi tưởng, xuất phát từ cách kể tự thân, vốn có của hồi ký Trong quá trình vận động, phát triển của hồi ký, các tác giả đã ý thức phát huy cơ chế này, góp phần tạo nên sức hấp dẫn, lôi cuốn người đọc trong nghệ thuật trần thuật của tác phẩm hồi ký

c Ngôn ngữ hồi ký

Hồi ký là sáng tác thuộc nhóm thể tài ký, là một thiên trần thuật từ ngôi tác giả, kể về những sự kiện có thực xẩy ra trong quá khứ mà tác giả tham dự hoặc chứng kiến Do vậy, ngôn ngữ trong hồi ký chủ yếu là ngôn ngữ trần thuật Ngôn ngữ nhân vật trong hồi ký chính là ngôn ngữ nhân vật do tác giả nhớ lại, ghi lại Lời nói của nhân vật được biểu đạt gián tiếp qua ngôn ngữ tác giả (người kể chuyện), qua hình thức lai ghép nửa trực tiếp giữa ngôn ngữ tác giả với ngôn ngữ nhân vật (trong hoạt động hội thoại) Tác giả là người kể lại, miêu tả lại các hành động, ngoại cảnh, nhân vật, tình huống, trong tác phẩm

Ngôn ngữ hồi ký là ngôn ngữ trần thuật; do trần thuật người thật việc thật nên tác phẩm hồi ký có giá trị cung cấp tri thức về cuộc sống và có giá trị như tư

Trang 36

liệu lịch sử Nhà nghiên cứu Hoàng Ngọc Hiến đã khẳng định: “Ngoài gây hiệu ứng

khoái cảm, thẩm mĩ, thể ký gây ở người đọc những khoái thú trí tuệ bằng việc cung

cấp những tri thức người đọc quan tâm” [72, tr.12]

Do phản ánh hiện thực cuộc sống mang tính chân xác nên ngôn ngữ hồi ký đòi hỏi phải sáng sủa, ngắn gọn, súc tích, ít lời, không cầu kỳ Kết cấu hồi ký thường rõ ràng, theo trình tự diễn biến của sự việc, nếu là ký sự; theo tình cảm tư tưởng, nếu là tuỳ bút Tình tiết trong ký không lắt léo quanh co, thường là cụ thể nổi bật Trong ngôn ngữ hồi ký, điều quan trọng nhất, người viết phải biết lựa chọn trong hiện thực cuộc sống đa dạng phong phú những con người, những sự việc vốn

đã mang giá trị điển hình, giá trị thẩm mĩ, đồng thời, phải biết cách sắp xếp, miêu tả làm nổi bật chúng

Trong hồi ký, ngôn ngữ miêu tả cũng rất quan trọng, nó làm tái hiện vẻ đẹp muôn màu của cuộc sống, song nó thường chú trọng nhất, quan tâm nhất đến cái đẹp của chân lý, đạo đức

Đến với tác phẩm hồi ký, chúng ta còn bắt gặp kiểu ngôn ngữ giàu cảm xúc của nhà văn Trong hồi ký, ta thấy có vai trò đặc biệt của cái tôi tác giả - một cái tôi chứng kiến, một cái tôi giãi bày

Khi tiếp cận hồi ký của Tô Hoài, những lý thuyết trên là chìa khoá gợi mở giúp chúng tôi có một định hướng đúng đắn về mặt thể loại, nội dung của hiện tượng ký cụ thể Thông qua đó, luận án góp phần làm rõ cái độc đáo, riêng biệt và đặc sắc của ngôn ngữ hồi ký Tô Hoài, cũng như những đóng góp của ông cho nền văn xuôi Việt Nam hiện đại

1.3 Tô Hoài và hồi ký

1.3.1 Con người và sự nghiệp sáng tác

Tô Hoài (tên khai sinh: Nguyễn Sen; sinh ngày 27 tháng 9 năm 1920, mất ngày 6 tháng 7 năm 2014), sinh ra tại quê nội ở thôn Cát Động, thị trấn Kim Bài, huyện Thanh Oai, tỉnh Hà Đông trong một gia đình thợ thủ công Tuy nhiên, ông lớn lên ở quê ngoại là làng Nghĩa Đô, huyện Từ Liêm, phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Đông (nay thuộc phường Nghĩa Đô, quận Cầu Giấy, Hà Nội) Bút danh Tô Hoài gắn với hai địa danh nổi tiếng: sông Tô Lịch và phủ Hoài Đức

Trang 37

Học hết bậc tiểu học, Tô Hoài vừa tự học, vừa làm đủ các nghề để kiếm sống như dạy học, bán hàng, kế toán hiệu buôn, Sự nghiệp văn chương của Tô Hoài bắt

đầu từ những tác phẩm in trên Hà Nội tân văn và Tiểu thuyết thứ bảy vào cuối những

năm 30 của thế kỷ XX Năm 1938, ông chịu ảnh hưởng của Mặt trận bình dân và tham gia hoạt động trong tổ chức Hội ái hữu thợ dệt và Thanh niên dân chủ Hà Nội

Năm 1943, Tô Hoài gia nhập Hội văn hóa cứu quốc và bắt đầu viết bài cho báo Cứu

quốc và Cờ giải phóng, tham gia các chiến dịch ở Việt Bắc, Tây Bắc Sau Cách mạng

tháng Tám, Tô Hoài làm Chủ nhiệm báo Cứu quốc Ông là một trong số những nhà

văn đầu tiên Nam tiến và tham dự một số chiến dịch ở mặt trận phía Nam (Nha Trang, Tây Nguyên,…) Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng Năm 1950, ông về công tác tại Hội Văn nghệ Việt Nam Từ năm 1957 đến năm 1980, Tô Hoài đã kinh qua nhiều chức vụ khác nhau trong Hội Nhà văn như: Ủy viên Đảng Đoàn, Phó Tổng thư kí, Chủ tịch Hội Văn nghệ Hà Nội, Giám đốc Nhà xuất bản Thiếu nhi Sự nghiệp văn chương của Tô Hoài gắn liền và trưởng thành cùng với bước đi của cách mạng Việt Nam Với các bút danh khác nhau như: Mai Trang, Mắt Biển, Thái Yên, Vũ Đột Kích, Duy Phương, Hồng Hoa, Khi đến với văn chương, nhà văn Tô Hoài nhanh chóng gặt hái thành công và được nhiều người yêu mến Qua hơn 75 năm lao động nghệ thuật không mệt mỏi, nhà văn Tô Hoài đã để lại khối di sản khổng lồ với hơn

200 tác phẩm thuộc nhiều thể: Truyện ngắn, truyện dài kỳ, hồi ký, kịch bản phim, tiểu

luận và kinh nghiệm sáng tác cho đối tượng bạn đọc là người lớn và thiếu nhi

Cả cuộc đời cầm bút, với những nỗ lực không mệt mỏi, nhà văn Tô Hoài đã được trao nhiều giải thưởng văn học: năm 1956, Giải Nhất tiểu thuyết Hội Văn

nghệ Việt Nam với Truyện Tây Bắc Năm 1967, Giải A Hội Văn nghệ Hà Nội với tiểu thuyết Quê nhà Năm 1970, Giải thưởng Hoa Sen Hội Nhà văn Á - Phi, 1970 với tiểu thuyết Miền Tây Năm 1980, Giải thưởng Thăng Long (Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội) với tập hồi ký Chuyện cũ Hà Nội Năm 1996, Giải thưởng Hồ

Chí Minh của Nhà nước về văn học nghệ thuật, đợt I Năm 2010, Giải thưởng Bùi Xuân Phái - Vì tình yêu Hà Nội

Tóm lại, toàn bộ sáng tác của Tô Hoài đã có những đóng góp to lớn và hết sức quan trọng cho sự phát triển của nền văn học hiện đại Việt Nam Các tác phẩm

Trang 38

của Tô Hoài đưa đến người đọc những hiểu biết thêm về đời sống, về ngôn ngữ và cũng chính những sáng tác của Tô Hoài mà người ta hiểu hơn thế nào là văn chương

chân chính, đích thực

1.3.2 Vị trí của hồi ký trong sáng tác của Tô Hoài

Hơn nửa thế kỉ lao động nghệ thuật, Tô Hoài đã có những đóng góp rất quan trọng cho nền văn học nước nhà Ở mảng sáng tác nào, ông cũng có những thành công và tạo được dấu ấn riêng Riêng ở thể hồi ký, ông cũng đã khẳng định được tài

năng và sức sáng tạo mãnh liệt của mình

Không như nhiều người khác, Tô Hoài viết hồi ký từ khi còn rất trẻ Cuốn

Cỏ dại ra đời năm 1944 khi ông mới 24 tuổi Bước sang tuổi năm mươi, ông công

bố Tự truyện (in báo từ 1971, in thành sách 1978) Ở tuổi bảy mươi, ông lại có Cát

bụi chân ai Sống đến đâu, viết đến đó - dường như ông muốn nói vậy Và các cuốn

hồi ký của ông, tự nó đến với bạn đọc, người viết ra nó không cần nhân danh gì cả Viết hồi ký là sự tiếp nối mạch sáng tác dồi dào của Tô Hoài Những trang viết đầu

tiên về năm tháng tuổi thơ trong Cỏ dại (1944) đến Tự Truyện (1971) kể về cuộc

sống của người thủ công vùng ngoại ô Hà Nội, kể về những gian truân, vất vả trên con đường đi tìm những “miếng cơm manh áo”, lý tưởng, lẽ sống của người thanh niên trong xã hội cũ, thấp thoáng những bạn văn, những người cùng hoạt động trong

nhóm Văn hóa cứu quốc Cỏ dại và Tự truyện là nền móng để Tô Hoài viết những hồi ký tiếp theo Cát bụi chân ai (1990) và Chiều chiều (1999) đã khẳng định ngòi

bút chân thực, khách quan của Tô Hoài Ông không bao quát, tổng hợp gì cả, mà chỉ nhẩn nha ghi lại những chuyện có vẻ riêng tư

Khẳng định thế mạnh về hồi ký của Tô Hoài, Nguyễn Đăng Mạnh viết: “Hồi

ký, tự truyện của Tô Hoài là thể văn sở trường nhất của Tô Hoài…” [116] Còn Phong Lê lại nhấn mạnh: “Hồi ức và tự truyện - đó là một mảng viết đặc sắc, nếu không nói là đặc sắc nhất của Tô Hoài” [99] Những nhận định này cho thấy các nhà phê bình đã có những đánh giá rất cao về mảng hồi ký của Tô Hoài Có được điều đó là do sức viết dẻo dai, bền bỉ, suốt đời đi tìm cái đẹp trong cuộc sống cộng với một bản lĩnh nghề nghiệp dám nói lên sự thật bằng giọng văn rất riêng, có cá

tính nghệ thuật Sức hấp dẫn đặc biệt trong hồi kí Tô Hoài là từ việc xây dựng "

Trang 39

nhân vật trung tâm" - "cái tôi" của tác giả - cái tôi ấy được soi rọi, được thể hiện

một cách trung thực

1.3.3 Đặc điểm hồi ký Tô Hoài

Thông thường, hồi ký được hiểu là những cuốn sách người viết tự kể về đời mình; nếu nói về những người khác cũng là nhân tiện mà nói, nói tạt ngang

cho đậm câu chuyện Hồi ký của Đặng Thai Mai hay Những năm tháng ấy của

Vũ Ngọc Phan, Từ bến sông Thuơng của Anh Thơ hay Bốn mươi năm nói láo của Vũ Bằng, đều chung một kiểu viết như vậy Cho tới Tự truyện Tô Hoài cũng không ra ngoài thông lệ vốn có Nhưng đến Cát bụi chân ai, nhà văn mới

tạo cho thể tài này một biên độ mới Khi còn trích in trên báo, người ta tưởng đây là loại hồi ký với nhiều chân dung liên tục xuất hiện, trong đó, mỗi người bạn thân quen với tác giả được dành riêng một chương: Nguyễn Bính, Nguyên Hồng, Xuân Diệu Hồi ký là lối văn nói về chính cái tôi, nói về bản thân tác giả Song với Tô Hoài, trong hồi ký còn rất nhiều cuộc đời, những phong tục riêng ở những vùng miền mà nhà văn có dịp được đến, là cuộc sống của người nông dân thời kỳ cải cách ruộng đất, cả không khí sáng tác căng thẳng thời kỳ Nhân văn giai phẩm,… Tất cả những chuyện ấy đâu phải là chuyện của riêng ông mà là chuyện cuộc đời Như thế, với Tô Hoài, gợi nhắc những kỷ niệm và hồi tưởng của bản thân, ông đã hướng đến cuộc đời chung Chính vì thế, khó mà nói trong các mạch nguồn làm nên dòng sông chữ nghĩa của Tô Hoài, đâu là mạch chìm,

mạch nổi “Có chìm có nổi, nhưng nổi hoặc chìm đều dồi dào trữ lượng và mang

sự sống riêng, sự sống Tô Hoài” [126] Sự hoà nhập những câu chuyện riêng tư

vào câu chuyện chung đã làm nên đặc trưng phản ánh hiện thực của hồi ký Tô Hoài Mỗi lần viết hồi ký là mỗi lần ông đấu tranh tư tưởng để nói ra sự thật Ông đã đấu tranh để vượt lên chính mình, để mở rộng tầm nhìn cho tất cả sự thật

ùa vào, để dũng cảm nói ra sự thật, kể cả những sự thật tưởng như phải “đào sâu chôn chặt” Có lẽ, ông viết sự thật là xuất phát từ quan niệm của riêng mình “sự thật đã là đẹp rồi” Và đã là đẹp rồi thì cần gì phải thêm bớt, tô vẽ Vượt lên chính mình để trung thành với sự thật, Tô Hoài đã tạo ra được một tiếng nói riêng ở thể hồi ký, không thể lẫn với bất kỳ một nhà văn nào

Trang 40

Nhà văn Nguyễn Tuân quan niệm về sáng tạo nghệ thuật: “Mỗi người có một vision (nhãn quan) riêng Nó đẻ ra phong cách Do thế mà anh thích tả gió, tả nắng, anh thì thích tả mây, tả mưa Anh thì có sở trường này, sở trường nọ ” [183] Như

vậy, mỗi nhà văn đều có cái tạng của mình Tô Hoài cũng vậy; hồi ký của ông có

những nét riêng không lẫn vào ai, điều đó góp phần tạo nên phong cách nghệ thuật Tô Hoài Đặt ký Tô Hoài bên cạnh ký Nguyên Hồng, chúng ta sẽ thấy có nhiều khác biệt Cùng phản ánh rất chân thực cuộc sống, nhưng mỗi người có một cách biểu hiện

khác nhau Ở Nguyên Hồng, cảm hứng hướng nội là cảm hứng chủ đạo Từ Những

ngày thơ ấu trước Cách mạng đến những hồi ký sau Cách mạng như Bước đường viết văn, Một tuổi thơ văn vẫn là nhấn mạnh cảm hứng hướng nội với cái tôi đầy cảm xúc,

tâm trạng Trong khi đó, hồi ký Tô Hoài là cảm hứng hướng ngoại, thể hiện một cái tôi giản dị, tỉnh táo, điềm tĩnh Hồi ký Tô Hoài giàu chất “truyện” và chất “tiểu thuyết” trong kết cấu mạch lạc, rõ ràng, mang tính tự sự, trong giọng điệu “đa âm” và ngôn ngữ chính xác, linh hoạt Nếu hồi ký Nguyên Hồng thu hút người đọc bằng giọng điệu và ngôn ngữ tràn đầy cảm xúc, tâm trạng thì hồi ký Tô Hoài hấp dẫn bạn đọc bởi sự linh hoạt, năng động và ngổn ngang sự kiện Hồi ký Tô Hoài có sự lựa chọn sự kiện trong cách kể chuyện khách quan, tỉnh táo và chân thực bằng một giọng điệu dí dỏm, khôi hài pha chút bông đùa, mỉa mai tinh quái, nhưng cũng rất nghiêm trang và thâm thúy Ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký của Tô Hoài là “ngôn ngữ văn xuôi” - một thứ ngôn ngữ đa dạng, lắm cung bậc và nhiều sắc thái Chất hài hước, sự tinh nhạy, vẻ “đáo để” của Tô Hoài cũng bộc lộ sâu sắc trên những trang hồi ký Trong các tác phẩm hồi ký, Tô Hoài thiên về tự sự Nhà văn trần thuật con người, sự việc, hay xây dựng chân dung các nghệ sĩ theo hướng khách quan

Ai đã đọc hồi ký Tô Hoài, hẳn không thể không ấn tượng với một Tô Hoài hóm hỉnh mà thông minh Rất tự nhiên, ông đi hết từ chuyện này sang chuyện khác,

có chỗ tưởng như “lan man kề cà nhưng lại không hề vô vị” Từng câu nói, từng tiếng cười, giọng điệu của từng nhân vật, từng con người ngoài đời như thế nào thì ông cứ để tự nhiên đi vào tác phẩm Tất cả những điều ấy thể hiện một nghệ thuật trần thuật đặc sắc ở hồi ký Tô Hoài Do đó, nghiên cứu ngôn ngữ trần thuật trong hồi ký Tô Hoài sẽ góp phần xác định được phong cách nghệ thuật của ông

Ngày đăng: 28/11/2018, 14:32

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Nguyễn Thị Hoài An (2018), “Nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao (Nghiên cứu trường hợp truyện ngắn Nửa đêm)”, Từ điển học & Bách khoa thư, số 3 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nét đặc sắc trong ngôn ngữ kể chuyện của Nam Cao (Nghiên cứu trường hợp truyện ngắn "Nửa đêm")”, "Từ điển học & Bách khoa thư
Tác giả: Nguyễn Thị Hoài An
Năm: 2018
2. Thái Hoàng Anh (2008), Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại, Tạp chí Sông Hương, số 337 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngôn ngữ trần thuật trong truyện ngắn Việt Nam đương đại
Tác giả: Thái Hoàng Anh
Năm: 2008
3. Lê Thị Lan Anh (2014), Câu quan hệ tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng, Nxb KHXH, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Câu quan hệ tiếng Việt dưới góc nhìn của ngữ pháp chức năng
Tác giả: Lê Thị Lan Anh
Nhà XB: Nxb KHXH
Năm: 2014
4. Phạm Thị Lan Anh (2008), Hồi kí của các nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học KHXH&NV (ĐHQGHà Nội) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Hồi kí của các nhà văn Việt Nam thời kì hiện đại
Tác giả: Phạm Thị Lan Anh
Năm: 2008
5. Vũ Tuấn Anh, Bích Thu (2004), Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam, Tập 2, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển tác phẩm văn xuôi Việt Nam
Tác giả: Vũ Tuấn Anh, Bích Thu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2004
6. M. Arnaudop (1978), Tâm lí học sáng tạo, Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tâm lí học sáng tạo
Tác giả: M. Arnaudop
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1978
7. Aristotle (Lê Đăng Bằng, Thành Thế Thái Binh, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bảy dịch, Đoàn Tử Huyến hiệu đính), (2007), Nghệ thuật thi ca Nxb Lao động, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghệ thuật thi ca
Tác giả: Aristotle (Lê Đăng Bằng, Thành Thế Thái Binh, Đỗ Xuân Hà, Thành Thế Yên Bảy dịch, Đoàn Tử Huyến hiệu đính)
Nhà XB: Nxb Lao động
Năm: 2007
8. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học và phê bình
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Tác phẩm mới
Năm: 1984
9. Lại Nguyên Ân (1988), Sống với văn học cùng thời, Nxb Văn học, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Sống với văn học cùng thời
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 1988
10. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: 150 thuật ngữ Văn học
Tác giả: Lại Nguyên Ân
Nhà XB: Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
Năm: 1999
11. M. Bakhthin (1992), Lý luận về thi pháp tiểu thuyết, Trường Viết văn Nguyễn Du, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận về thi pháp tiểu thuyết
Tác giả: M. Bakhthin
Năm: 1992
12. M. Bakhtin, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), (1998), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki
Tác giả: M. Bakhtin, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch)
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1998
13. Diệp Quang Ban (1989), Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, Tập II, Nxb, Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1989
14. Diệp Quang Ban (1995), “Một hướng phân tích câu từ mặt sử dụng, ý nghĩa, ngữ pháp”, Ngôn ngữ, số 4, 25-32 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một hướng phân tích câu từ mặt sử dụng, ý nghĩa, ngữ pháp”, "Ngôn ngữ
Tác giả: Diệp Quang Ban
Năm: 1995
15. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Ngữ pháp tiếng Việt
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 2005
16. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục VN, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục VN
Năm: 2010
17. Diệp Quang Ban (2012), Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục Việt Nam, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giao tiếp diễn ngôn và cấu tạo của văn bản
Tác giả: Diệp Quang Ban
Nhà XB: Nxb Giáo dục Việt Nam
Năm: 2012
18. Hoàng Thị Bằng (2006), Không gian, thời gian, cái nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Thái Nguyên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Không gian, thời gian, cái nhìn nghệ thuật trong tiểu thuyết Miền Tây của Tô Hoài
Tác giả: Hoàng Thị Bằng
Năm: 2006
19. Lê Thị Biên (2007), Chiều chiều và những đặc sắc về tiểu thuyết - tự truyện của Tô Hoài, Luận văn Thạc sĩ, Trường ĐHSP Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chiều chiều và những đặc sắc về tiểu thuyết - tự truyện của Tô Hoài
Tác giả: Lê Thị Biên
Năm: 2007
20. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, khảo sát trên những nét lớn, Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Trường ĐHSP Hà Nội, H Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, khảo sát trên những nét lớn
Tác giả: Nguyễn Thị Bình
Năm: 1996

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w