1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ tỉnh khánh hòa

86 200 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 86
Dung lượng 477,39 KB

Nội dung

Các công trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa chưa thực sự đi sâu vào vấn đề triết lý nhân sinh như là sự thể hiện tư duy của ông cha ta ngày trước về con người, về cách th

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TIẾN

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ

TỈNH KHÁNH HÒA

LUẬN VĂN THẠC SĨ TRIẾT HỌC

Hà Nội - Năm 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN VĂN TIẾN

TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác

Tác giả

Nguyễn Văn Tiến

Trang 4

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG 7

1.1 Một số vấn đề về Triết học và Triết lý, Triết lý nhân sinh 7

1.1.1 Những quan niệm cơ bản về Triết học và Triết lý 7

1.1.2 Những quan niệm cơ bản về Triết lý nhân sinh và Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ 10

1.2 Một số vấn đề lý luận về ca dao, tục ngữ 11

1.2.1 Vị trí và vai trò của ca dao tục ngữ trong đời sống tinh thần xã hội 11

1.2.2 Khái niệm, nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ 16

1.2.2.1 Ca dao 16

1.2.2.2 Tục ngữ 21

1.3 Một số vấn đề về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa 26

1.3.1 Vài nét về ca dao tục ngữ tỉnh Khánh Hòa 26

1.3.2 Nguồn gốc, điều kiện tồn tại của ca dao tục ngữ tỉnh Khánh Hòa 27

1.3.2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa 28

1.3.2.2 Điều kiện lịch sử - xã hội tỉnh Khánh Hòa 28

Tiểu kết chương 1 31

Chương 2 MỘT SỐ NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ TỈNH KHÁNH HÒA 33

2.1 Ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa phản ánh đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa 34

2.1.1 Về quê hương đất nước 34

2.1.2 Về tình cảm lứa đôi, hôn nhân, gia đình 39

2.1.3 Về lao động sản xuất và các vấn đề khác của đời sống xã hội 42

2.2 Triết lý về mối quan hệ giữa con người với giới tự nhiên 45

2.3 Triết lý về con người và các quan hệ xã hội 49

2.4 Một số kết luận ban đầu qua việc tìm hiểu về triết lý nhân sinh của ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa 56

Trang 5

2.4.1 Những dấu hiệu của tư tưởng biện chứng trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh

Hòa 56

2.4.2 Vấn đề kinh nghiệm trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa 60

Tiểu kết chương 2 62

Chương 3: TÍCH CỰC, HẠN CHẾ VÀ GIẢI PHÁP GIỮ GÌN, PHÁT TRIỂN GIÁ TRỊ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO, TỤC NGỮ TỈNH KHÁNH HÒA 64

3.1 Những mặt tích cực và hạn chế của việc giữ gìn và phát triển giá trị triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa 64

3.2 Giải pháp và kiến nghị 70

3.2.1 Giải pháp 70

3.2.2 Kiến nghị 74

KẾT LUẬN 77 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Lịch sử văn học là tấm gương phản chiếu của tâm hồn dân tộc Đời sống tinh thần của các thế hệ con Lạc cháu Rồng qua hàng nghìn năm đã tạc vào văn học những dấu ấn khó phai mờ Từ ngàn xưa, ông cha ta không chỉ để lại những kinh nghiệm trong đời sống và sản xuất mà còn cất lên những khúc ca của lòng mình để tạo nên kho tàng văn học dân gian đồ sộ và phong phú

Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, ca dao, tục ngữ chiếm một vị trí quan trọng Ca dao, tục ngữ là tiếng nói phản ánh đời sống tâm hồn, tình cảm của quần chúng nhân dân, phản ánh lịch sử xã hội, và do vậy, ca dao, tục ngữ là một kho tài liệu phong phú về phong tục, tập quán trong các lĩnh vực sinh hoạt vật chất

và tinh thần của nhân dân lao động

Ca dao, tục ngữ Việt Nam chứa đựng nhiều yếu tố triết lý sâu sắc như: triết lý đạo đức, triết lý giáo dục và còn ẩn chứa trong đó những triết lý nhân sinh Triết lý nhân sinh là sự đúc kết những kinh nghiệm của ông cha ta về tự nhiên, con người,

xã hội Những triết lý đó mang lại cho chúng ta sự hiểu biết sâu sắc về những quan niệm của ông cha ta về lẽ sống, về đạo làm người, về cách thức ứng xử của con người với tự nhiên và giữa con người với con người trong đời sống xã hội

Tuy nhiên, hiện nay vấn đề ca dao, tục ngữ của Việt nam nói chung và của tỉnh Khánh Hòa nói riêng vẫn chưa được tiến hành đầy đủ, đúng với những gì lẽ ra

nó được tìm hiểu Nếu có tiến hành thì đó cũng mới chỉ dừng lại ở những sự liệt kê theo chủ đề, mới chỉ bàn luận về mặt tích cực và tiêu cực, kinh nghiệm của ca dao, tục ngữ Các công trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa chưa thực sự

đi sâu vào vấn đề triết lý nhân sinh như là sự thể hiện tư duy của ông cha ta ngày trước về con người, về cách thức tác động của con người vào tự nhiên sao cho có hiệu quả, về mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên Tất cả những luận giải đó mặc dù được diễn giải bằng ngôn ngữ dân gian nhưng ẩn chứa những triết lý nhân sinh sâu sắc, có giá trị to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước trong giai đoạn hiện nay

Trang 7

Vì những lí do như trên, tôi lựa chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh trong ca dao,

tục ngữ tỉnh Khánh Hòa” làm đề tài luận văn tốt nghiệp của mình

2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài

Đề tài mà tôi nghiên cứu tiếp cận là vấn đề có tính chất đặc thù ở một địa phương đó là tỉnh Khánh Hòa nên chưa được nghiên cứu nhiều, phần lớn các công trình nghiên cứu về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa tập trung dưới góc độ văn học dân gian là chính Một số công trình có nội dung chứa đựng nhiều ca dao, tục ngữ

có liên quan đến đề tài:

Trước hết, là những công trình nghiên cứu tổng quan về ca dao, tục ngữ Việt

Nam:

Công trình sưu tập ca dao, tục ngữ công phu nhất, có nội dung phong phú là

bộ sách “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản lần đầu vào năm

1928, tập 1 của bộ sách này giới thiệu khoảng 6500 câu tục ngữ của các vùng miền Bắc, Trung, Nam cho đến nay vẫn được coi là một trong những công trình sưu tập tục ngữ Việt Nam có quy mô lớn Tuy vậy công trình này vẫn chỉ dừng lại ở việc sưu tầm thuần túy những câu ca dao, tục ngữ

Cuốn sách “Tục ngữ ca dao dân ca Việt Nam” của Vũ Ngọc Phan, Nhà xuất

bản Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998 là bản in lần thứ 11 có sửa chữa, bổ sung bản in đầu từ năm 1956 và các bản in sau đó Ngoài phần sưu tập, tuyển chọn tục ngữ, ca dao, dân ca Việt Nam, tác giả còn có nhiều trang viết giới thiệu, bàn luận về: công việc sưu tập, nghiên cứu tục ngữ, ca dao Việt Nam từ xưa đến nay; đặt vấn đề tìm hiểu tục ngữ, ca dao của ta xuất hiện vào những thời kỳ nhất định nào không; ca dao lịch sử thực chất là gì; thế nào là tục ngữ, ca dao và dân ca; nội dung và hình thức của tục ngữ, ca dao; đất nước và con người qua tục ngữ, ca dao; ảnh hưởng qua lại giữa tục ngữ, ca dao và văn học thành văn…Tức là nhà văn, nhà nghiên cứu Vũ Ngọc Phan chỉ bàn luận tục ngữ, thơ ca Việt Nam dưới góc độ văn học, văn hóa, xã hội học…,chứ chưa tìm hiểu kho tàng sáng tác này từ giá trị, khía cạnh triết học

Bộ giáo trình “Văn học dân gian Việt Nam” của ba tác giả Đinh Gia Khánh

(chủ biên), Chu Xuân Diên và Võ Quang Nhơn do Nhà xuất bản Giáo dục ấn hành

Trang 8

từ Hà Nội năm 1998 Đây là cuốn sách tái bản có bổ sung, điều chỉnh trên cơ sở hai tập giáo trình của các tác giả đã xuất bản từ những năm 1972 - 1977 và năm 1983 Các chương mục trong bộ giáo trình này viết về các hình thức sinh hoạt ca hát dân gian và vấn đề phân loại ca dao, dân ca Việt Nam, lịch sử và xã hội, đất nước và con người trong ca dao, dân ca Việt Nam, các thể loại trữ tình dân gian và những truyền thống nghệ thuật của ca dao, dân ca Việt Nam…đều nhằm mục đích phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu văn học Ở đây do nhiệm vụ nghiên cứu đã xác định, nên không tiếp cận tục ngữ, thơ ca dân gian Việt Nam dưới góc độ triết học

Công trình của Cao Huy Đỉnh mang tên “Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian

Việt Nam” được Nhà xuất bản Khoa học xã hội ấn hành từ Hà Nội năm 1974, cũng

bàn nhiều về thơ ca dân gian Việt Nam Ở đây, tác giả công trình có tiếng vang khá lớn này đã bàn về những chứng tích văn nghệ dân gian, nguồn sáng tác dân gian, sự phát triển của thơ ca trữ tình dân gian Nhưng, như tựa đề của nó xác định, đây là cuốn sách chỉ nghiên cứu sự phát triển liên tục của văn học dân gian nước ta, chư không khai thác, phân tích, bình luận những giá trị, yếu tố triết học trong khối lượng tác phẩm đồ sộ đó

Cuốn sách “Tục ngữ ca dao Việt Nam” (2014) của tác giả Ngọc Hà đã sưu tập

và tuyển chọn những câu ca dao, tục ngữ rất hay và ý nghĩa trong kho tàng ca dao, tục ngữ Việt Nam Với cuốn sách này tác giả đã sắp xếp các câu ca dao, tục ngữ theo từng chủ đề giúp người có hướng tiếp cận và nghiên cứu dễ dàng Đây là một tài liệu tham khảo rất hữu ích cho những người muốn đọc và tìm hiểu về ca dao, tục ngữ

Thứ hai, là những công trình nghiên cứu tổng quan về ca dao, tục ngữ tỉnh

Khánh Hòa:

Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của: Trần Việt Kỉnh, Nguyễn Chí Trang,

Hà Nam Tiến (1982) “Thơ ca dân gian Phú Khánh” - công ty Văn hoá Phú Khánh

Thơ ca dân gian Phú Khánh là những sáng tác rất qúy báu của nhân dân lao động nó phản ánh một cách trung thực về mặt nhận thức tư tưởng và tình cảm của con người

Trang 9

bằng phương thức thẩm mỹ vô cùng trong sáng và tinh túy Các tác giả đã trình bày những nội dung phản ánh của ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa và Phú Yên về tình yêu quê hương đất nước, ca dao, tục ngữ về tình cảm đôi lứa, ca dao, tục ngữ về quan hệ hôn nhân - gia đình

Cùng đề cập đến con người Khánh Hòa có các công trình: “Khánh Hoà diện

mạo văn hoá một vùng đất” Tạp chí Văn hoá Thông tin Khánh Hoà 1998 “Đất nước con người Khánh Hoà” của Trần Việt Kỉnh Trung tâm Thông tin Cổ động

Khánh Hoà xuất bản 1989 Hai công trình nghiên cứu trên chủ yếu đề cập đến điều kiện tự nhiên của Khánh Hòa từ đó đi sâu vào đặc điểm văn hóa riêng biệt của người dân Khánh Hòa thông qua các lễ hội, phong tục tập quán của người dân Khánh Hòa Hai công trình trên chưa đề cập đến tính triết lý trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa

Thứ ba, là những công trình tập trung khai thác về những yếu tố triết học, triết

lý trong ca dao, tục ngữ Việt Nam Tiêu biểu trong đó có những công trình sau:

Trong cuốn “Những yếu tố duy vật và biện chứng trong ca dao, tục ngữ Việt

Nam” (1996), tác giả Võ Hoàng Khải đã làm sáng tỏ đồng thời hệ thống hóa các

yếu tố duy vật và biện chứng trong ca dao, tục ngữ qua đó để thấy được bản chất tư duy của người lao động bình dân Trong đó có thể thấy rõ một số nội dung duy vật

và biện chứng đã được tác giả trình bày khá rõ ràng

Cao Thị Hoa (2011) “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên

Huế” Tác giả đã trình bày những tư tưởng triết học được thể hiện trong ca dao, tục

ngữ Thừa Thiên Huế Luận văn chủ yếu nhấn mạnh đến triết lý nhân sinh như: Tư tưởng triết học biểu hiện qua mối quan hệ giữa con người với thế giới tự nhiên và mối quan hệ giữa con người với xã hội Tác giả cũng đã rút ra một số nhận xét ban đầu về ca dao, tục ngữ Thừa Thiên Huế

Lê Thị Hồng Nhung (2015) “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt

Nam” Tác giả đã trình bày bày được những nội dung triết lý nhân sinh trong ca

dao, tục ngữ Việt Nam như: Quan niệm về đời người và ý nghĩa của cuộc đời con người, quan niệm về cách ứng xử của con người với tự nhiên, quan niệm về cách

Trang 10

ứng xử giữa con người với con người trong xã hội Qua đó tác giả cũng đã đưa ra được những giá trị và hạn chế của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam Như vậy, những công trình nghiên cứu được đề cập nói trên đã đi sâu và làm sáng tỏ những vấn đề về ca dao, tục ngữ của Việt Nam nói chung cũng như của tỉnh Khánh Hòa nói riêng Trên cơ sở tiếp tục tiếp thu có chọn lọc các nguồn tài liệu có liên quan đến đề tài, tôi đi sâu nghiên cứu một khía cạnh cụ thể trong ca dao, tục ngữ đó là triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ ở tỉnh Khánh Hòa

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

3.1 Mục đích

Luận văn nghiên cứu, xác định và góp phần làm sáng tỏ triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa Phân tích, đánh giá giá trị và ý nghĩa của những triết lý nhân sinh đó Từ đó xây dựng và đề xuất một số giải pháp nhằm kế thừa, giữ gìn và phát huy giá trị của các triết lý nhân sinh trong đời sống tinh thần

xã hội tỉnh Khánh Hòa hiện nay

3.2 Nhiệm vụ

Để đạt được mục đích đã nêu trên, luận văn thực hiện các nhiệm vụ như sau:

- Phân tích một số quan niệm lý luận về triết lý và triết lý nhân sinh

- Xác định những triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa Phân tích và đánh giá giá trị của những triết lý nhân sinh đó

- Đề xuất các giải pháp nhằm phát huy giá trị của triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa trong giai đoạn hiện nay

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn là triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Phạm vi nghiên cứu của luận văn là kho tàng ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa

5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lý luận của luận văn là Chủ nghĩa Mác - Lênin; Tư tưởng Hồ Chí Minh

và quan điểm của Đảng cộng sản Việt Nam về tồn tại xã hội và ý thức xã hội, về văn hóa và đời sống con người…

Cơ sở phương pháp luận của luận văn là Phép biện chứng duy vật

Trang 11

Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu chủ yếu là quy nạp và diễn dịch, lôgic và lịch sử, phân tích và tổng hợp, thống kê, so sánh và đối chiếu…

Luận văn còn chú ý khai thác, kế thừa những giá trị của các công trình nghiên cứu trước đó có liên quan đến đề tài

6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn

Đây là một công trình nghiên cứu có thể coi là mới về triết lý nhân sinh trong

ca dao, tục ngữ ở một đia phương là tỉnh Khánh Hòa Việc nghiên cứu sâu hơn, chi tiết hơn về ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa và làm rõ những triết lý nhân sinh được của nó, hy vọng cũng có giá trị thực tiễn và lý luận nhất định

Luận văn có thể là tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập triết học văn hóa, văn học

7 Kết cấu của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có

ba chương, chín tiết

Trang 12

Chương 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG

1.1 Một số vấn đề về Triết học và Triết lý, Triết lý nhân sinh

1.1.1 Những quan niệm cơ bản về Triết học và Triết lý

Quan niệm về “Triết học”

Triết học ra đời ở cả phương Đông và phương Tây gần như cùng một thời gian (khoảng từ thế kỷ VIII đến thế kỷ VI trước Công nguyên) tại một số trung tâm văn minh cổ đại của nhân loại như Trung Quốc, ấn Độ, Hy Lạp

Ở Trung Quốc, thuật ngữ triết học có gốc ngôn ngữ là chữ triết Người Trung Quốc hiểu triết học không phải là sự miêu tả mà là sự truy tìm bản chất của đối tượng, triết học chính là trí tuệ, là sự hiểu biết sâu sắc của con người

Ở Ấn Độ, thuật ngữ dar'sana (triết học) có nghĩa là sự chiêm ngưỡng, nhưng mang hàm ý là tri thức dựa trên lý trí, là con đường suy ngẫm để dẫn dắt con người

đi đến với lẽ phải

Ở phương Tây, thuật ngữ triết học xuất hiện ở Hy Lạp Nếu chuyển từ tiếng

Hy Lạp cổ sang tiếng Latinh thì triết học là Philosophia, có nghĩa là yêu mến sự thông thái Với người Hy Lạp, philosophia vừa mang tính định hướng, vừa nhấn mạnh đến khát vọng kiếm tìm chân lý của con người

Như vậy, cho dù ở phương Đông hay phương Tây, ngay từ đầu, triết học đã là hoạt động tinh thần biểu hiện khả năng nhận thức, đánh giá của con người, nó tồn tại với tư cách như là một hình thái ý thức xã hội Đã có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về triết học, nhưng đều bao hàm những nội dung cơ bản giống nhau: Triết học nghiên cứu thế giới với tư cách là một chỉnh thể, tìm ra những quy luật chung nhất chi phối sự vận động của chỉnh thể đó nói chung, của xã hội loài người, của con người trong cuộc sống cộng đồng nói riêng và thể hiện nó một cách có hệ thống dưới dạng duy lý

Tóm lại, có thể hiểu: Triết học là một hệ thống tri thức lý luận chung nhất của con người về thế giới, về vai trò, vị trí của con người trong thế giới ấy Triết học ra

Trang 13

đời do hoạt động nhận thức của con người phục vụ nhu cầu sống Song, với tư cách

là hệ thống tri thức lý luận chung nhất, triết học chỉ có thể xuất hiện trong những điều kiện nhất định sau đây: Con người đã phải có một vốn hiểu biết nhất định và đạt đến khả năng rút ra được cái chung trong muôn vàn những sự kiện, hiện tượng riêng lẻ Xã hội đã phát triển đến thời kỳ hình thành tầng lớp lao động trí óc Họ đã nghiên cứu, hệ thống hóa các quan điểm, quan niệm rời rạc lại thành học thuyết, thành lý luận và triết học ra đời

Tất cả những điều trên cho thấy: Triết học ra đời từ thực tiễn, do nhu cầu của thực tiễn; nó có nguồn gốc nhận thức và nguồn gốc xã hội

Quan niệm về “Triết lý”

Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Khoa học - Xã hội - Nhân văn - Viện ngôn ngữ (Nxb Từ điển Bách khoa, 2007), triết lý được hiểu theo hai nghĩa: Khi “triết lý”

là một danh từ thì nó được hiểu là ý niệm của nhân loại Triết lý cũng như bao nhiêu giá trị khác, phải biến đổi theo hoàn cảnh xã hội, theo phương tiện sinh hoạt của con người

Khi “triết lý” là một động từ thì được hiểu là: tỏ ý niệm của riêng mình về việc

gì đó Văn hóa là cội nguồn nuôi dưỡng các triết lý, các tư tưởng và hệ thống triết học, là điều kiện tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của các hệ thống triết học Các triết lý, các hệ thống triết học là những bộ phận cốt lõi nhất trong nền văn hóa của một dân tộc Xét trên nhiều khía cạnh, triết lý luôn ở tầm thấp hơn so với các hệ thống triết học, song nó cũng là chất liệu của các hệ thống triết học Các triết lý xuất hiện, phát triển và hoạt động trong đời sống xã hội và cá nhân, mỗi yếu tố đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên hệ với nhau Trong các triết lý đã có thể hiện những quan niệm khác nhau về các yếu tố cơ bản và các mặt của hoạt động sống của con người:

vị trí con người, các quan hệ xã hội, đời sống tinh thần và các giá trị của cuộc sống con người Những quan niệm ấy ẩn chứa bên trong các nội dung, chương trình, phương thức hoạt động chung của xã hội và được cụ thể hóa bằng những quan niệm

cụ thể hơn, định hướng cho những hoạt động của các cá nhân và cộng đồng Ca dao, tục ngữ Việt Nam và triết học là hai lĩnh vực hoàn toàn khác nhau nhưng về phương

Trang 14

diện nào đó lại rất gần gũi với nhau Ca dao, tục ngữ là sự đúc kết những kinh nghiệm của con người trong quá trình lao động, sản xuất, mang tính triết lý cao Do

đó, nhiều người còn gọi ca dao, tục ngữ Việt Nam là triết lý dân gian hay triết học của nhân dân lao động Việt Nam

Làm rõ mối quan hệ giữa triết lý và triết học, trong bài viết “Mấy suy nghĩ về

Triết học và triết lý” của tác giả Hồ Sĩ Quý trên Tạp chí Triết học số 3/1998, tác giả

cho rằng: “… dù quan niệm khác nhau đến mấy, trước hết chúng ta cũng phải thừa nhận rằng, nếu đã tồn tại với tính cách triết học thì đương nhiên triết học nào cũng trực tiếp hoặc kín đáo bộc lộ tính hệ thống của nó; tức là nó phải tồn tại ở trình độ một hệ thống, hoặc tiểu hệ thống những quan điểm, những quan niệm hoặc tư tưởng… có ý nghĩa phương pháp luận và thế giới quan (hoặc nhân sinh quan) và những vấn đề chung nhất của mọi tồn tại và của sự nhận thức cũng như đánh giá về mọi tồn tại đó Như vậy, đụng đến triết học là đụng đến tính hệ thống của nó Nói một cách khác, khi thuật ngữ triết học được sử dụng, tức là khi người ta buộc phải xem xét những tư tưởng, quan điểm… trong hệ thống nội tại của chúng Không hoặc chưa thể được gọi là triết học nếu những tư tưởng, quan điểm, quan niệm… nào đó không (hoặc chưa) đạt tới trình độ tồn tại trong cấu trúc của một hệ thống xác định Thông thường các tư tưởng, trường phái hoặc nền triết học điển hình bao giờ cũng đạt tới trình độ của những hệ thống chặt chẽ ở mức độ nhất định trong logic vốn có của chúng…Người ta khó có thể gọi một quan niệm dân gian, một thành ngữ hoặc tục ngữ cụ thể nào đó là triết học được, dù rằng thành ngữ hoặc tục ngữ đó cũng chứa đựng những tư tưởng không kém phần sâu sắc về mặt nhân sinh quan hoặc về mặt phương pháp luận và thế giới quan” [37, tr 56 - 57] Như vậy theo Hồ Sĩ Quý những tư tưởng chứa đựng trong các thành ngữ, tục ngữ hoặc những khái quát đơn lẻ tương tự như vậy chỉ là những triết lý chứ không phải là triết học Vậy, triết lý là gì? Ông viết: “Mặc dù ở nước ta có một số người dịch philosophy là triết lý nhưng trong tiếng Việt, chúng ta đều biết triết lý và triết học là các khái niệm khác nhau, dùng để biểu đạt, phản ánh những đối tượng khác nhau Nếu như trong đời sống xã hội thuật ngữ triết học chỉ được sử dụng như một danh

Trang 15

từ và đôi khi được sử dụng như một tính từ, thì triết lý thường xuyên được sử dụng với cả ba tư cách danh từ, tính từ và động từ Về đại thể, triết lý có thể và nên được hiểu là những tư tưởng, quan điểm hay quan niệm… mang tính khái quát cao; được phản ánh một cách cô đúc dưới dạng các mệnh đề hoặc các phán đoán thường là trau chuốt về mặt ngôn ngữ; và được sử dụng trong đời sống xã hội với tính cách là những định hướng cho hoạt động của con người về mặt thế giới quan, phương pháp luận hoặc nhân sinh quan” [37, tr 57] Theo ông, bàn luận về giá trị của triết lý nói chung, triết lý dân gian nói riêng, người ta dễ dàng nhận ra điểm hạn chế của triết lý trong so sánh với triết học: “Nếu có thể đem so sánh với triết học thì triết lý luôn ở trình độ thấp hơn về tính hệ thống, độ toàn vẹn và khả năng nhất quán trong việc giải quyết vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy Nói một cách khác, nếu không phải là tất cả thì cũng là trong đa số các trường hợp, triết lý thường thiếu chặt chẽ hơn, phiến diện hơn và có khả năng chứa đựng mâu thuẫn so với triết học” [37,

Khác với các loài vật khác trên địa cầu, mỗi một con người đều có quan niệm của mình về cuộc sống Trong đời thường, đó là nhân sinh quan tự phát, các nhà tư tưởng khái quát những quan điểm ấy nâng lên thành lý luận, tạo ra nhân sinh quan

tự giác mang tính triết học Nhân sinh quan phản ánh tồn tại xã hội của con người, nội dung của nó biểu hiện những nhu cầu, lợi ích, khát vọng và hoài bão của con

Trang 16

người trong mỗi chế độ xã hội cụ thể…Chủ nghĩa Mác là khoa học về các quy luật phát triển của lịch sử, chỉ rõ hoạt động của con người có tác dụng cải tạo tự nhiên, cải tạo xã hội, và qua đó mà tự cải tạo, tự nâng mình lên, đó là nhân tố quyết định

sự tiến bộ xã hội

Vì vậy, nhiệm vụ của mỗi con người là thúc đẩy những quá trình phát triển xã hội đã chín muồi, những hoạt động lao động sáng tạo và cải tạo xã hội, mang lại một xã hội thật sự tốt đẹp, tự do, ấm no, hạnh phúc cho mọi người, đồng thời qua đó

mà hoàn thiện năng lực trí tuệ, tình cảm của bản thân mình

Triết lý nhân sinh có sức mạnh định hướng cho cách đối nhân xử thế, cho hành động hay lối sống của một cá nhân hay một cộng đồng Chính vì vậy, hình thành những triết lý nhân sinh đúng đắn, phù hợp là mục tiêu hàng đầu của giáo dục

ở mọi quốc gia

Tóm lại, khi nói đến triết lý nhân sinh là nói đến những quan niệm về sinh mệnh của con người, cuộc sống của con người trong xã hội, lẽ sống và mục đích của con người Vì vậy, triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Việt Nam chính là triết lý, là những kinh nghiệm ông cha ta đã đúc kết được về sinh mệnh con người,

về cuộc sống của con người, mục đích và lẽ sống của con người trong xã hội và về những ứng xử của con người trong mối quan hệ với tự nhiên và xã hội

1.2 Một số vấn đề lý luận về ca dao, tục ngữ

1.2.1 Vị trí và vai trò của ca dao tục ngữ trong đời sống tinh thần xã hội

Ca dao, tục ngữ là một trong những thể loại văn học dân gian ra đời từ rất sớm Ca dao, tục ngữ thể hiện sự phát triển trong đời sống tinh thần của con người Trong đời sống của người Việt Nam, ca dao, tục ngữ giữ một vị trí và vai trò rất quan trọng, là một nét văn hoá truyền thống đậm đà bản sắc dân tộc Ca dao, tục ngữ, chứa đựng đầy đủ nhân sinh quan và vũ trụ quan, được đúc rút từ thực tiễn lao động và kinh nghiệm của con người, có tác dụng định hướng cho việc hình thành nhân cách, hành động và suy nghĩ của con người Việt Nam

Ca dao, tục ngữ là sản phẩm văn hóa tinh thần cần thiết với mỗi dân tộc, con người Ca dao, tục ngữ hướng đến đối tượng trung tâm là con người, khám phá,

Trang 17

phát hiện những vẻ đẹp trong cuộc sống con người Với người bình dân, tình và nghĩa luôn quyện chặt làm nên đời sống tinh thần phong phú và sâu sắc Trong khi thổ lộ tâm tình - gắn với cuộc sống lao động, sản xuất, sinh hoạt, đấu tranh xã hội

và quan hệ tình cảm, ca dao, tục ngữ luôn hướng về con người - nhân dân Ca dao, tục ngữ phản ánh đầy đủ và chân thật về hiện thực cuộc sống và thế giới tâm hồn của người bình dân

Cao dao, tục ngữ đúc kết những kinh nghiệm sống, những quan niệm về nhân cách, nhân đức của con người Lấy nguồn cảm hứng từ thực tế cuộc sống, ca dao, tục ngữ được sáng tạo nên, đó là lời ăn, tiếng nói của ông cha ta tích lũy từ ngàn đời Đó là những câu nói đúc kết từ những kinh nghiệm sản xuất răn dạy con cháu, bao hàm những nội dung mang ý nghĩa triết lý dạy bảo rất sâu sa

Trong ca dao, tục ngữ thì tiếng chào không chỉ nói lên phép lịch sự của con người Việt Nam mà tiếng chào còn là cái cớ để những đôi trai gái làm quen với nhau, đó là những lời chào bắt duyên trong văn học dân gian:

“Gặp nhau ăn một miếng trầu Mai ra đường cái gặp nhau ta chào”

Ca dao, tục ngữ với cái đích là phục vụ nhân sinh Con người luôn có hoài bão vươn tới cái hay, cái đẹp, cái thanh tao của cuộc sống là chân, thiện, mỹ, mang tính nhân văn sâu sắc nói lên công nuôi dưỡng, sinh thành như trời bể của cha mẹ:

“Công cha như núi Thái Sơn,

Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra Một lòng thờ mẹ, kính cha

Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con”

Những câu ca dao, tục ngữ trên không chỉ nói về công đức sinh thành, giáo dưỡng của cha mẹ mà còn khuyên nhủ, răn dạy mọi người phải ăn ở sao cho đúng đạo làm con Âu đó cũng là triết lý, quan điểm sống của mỗi con người chúng ta Hoặc đó cũng có thể là những câu nói khuyên răn về quan hệ giữa anh em, bạn bè

“Anh em như chân, như tay Như chim liền cánh, như cây liền cành”

Trang 18

Hoặc là những câu ngợi ca tình yêu lao động, trân trọng những giá trị của sự lao động:

“Ai ơi bưng bát cơm đầy Dẻo thơm một hạt đắng cay muôn phần”

Ca dao, tục ngữ gắn với quan niệm về con người của người bình dân, thể hiện

ý thức và tình cảm của người bình dân, gắn với một quan niệm khoẻ khoắn, lành mạnh, trong sáng của chính người lao động, thể hiện triết lý coi trọng tình nghĩa hơn của cải Là quá trình tự nhận thức bản thân của người bình dân trong hoàn cảnh cuộc sống vất vả, chịu đựng nhiều nỗi bất bình, tủi nhục, đắng cay vẫn giữ được bản chất tốt đẹp, tình nghĩa đậm đà

Ca dao, tục ngữ thể hiện tinh thần đoàn kết, gắn bó, thể hện sức mạnh tập thể Trước hết, người xưa hiểu rằng gia đình là cái nôi, là đơn vị nhỏ nhất mà họ phải thương yêu gắn bó:

“Anh em như thể tay chân Rách lành đùm bọc dở hay đỡ đần”,

Họ cũng hiểu rằng: “Thuận vợ thuận chồng tát bể Đông cũng cạn” Cách nói phóng đại ấy là sự thể hiện cô đọng, súc tích nhất, hình ảnh nhất của mối quan hệ gia đình Điều kỳ diệu để họ vượt qua khó khăn gian khổ là cơ sở tiến tới tình cảm gắn bó, hợp quần với xóm làng, là cơ sở của sức mạnh “tát bể Đông” dời non lấp biển mà con người có thể làm được một khi có tinh thần đoàn kết Người xưa sớm ý thức được rằng:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Ca dao, tục ngữ giáo dục đạo lý làm người Vẻ đẹp con người trong các quan

hệ cộng đồng, quan hệ xã hội: nền tảng xã hội là bất công, những xung đột giữa các giai cấp đối kháng - kẻ thống trị và người bị trị Vì vậy, ca dao, tục ngữ là sự dồn nén của tinh thần đấu tranh, sức phản kháng mạnh mẽ của người bình dân Sức sống con người bộc lộ ở nét cứng cỏi trong nhân cách, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn tìm cách vượt lên những áp lực, định kiến xã hội, chiến thắng số phận,

Trang 19

tin tưởng tương lai và đứng về phía lẽ phải Chất nhân văn bộc lộ rõ nhất trong lao động sản xuất và đấu tranh xã hội: cần cù, bền bỉ, nhẫn nại, luôn ý thức rõ giá trị của chính mình Đó là tầm vóc vĩ đại của nhửng con người bình thường Không những thế, vẻ đẹp nhân văn còn bộc lộ trong những quan hệ riêng tư, gắn kết con người với con người, đi sâu vào đời sống tình cảm của con nguời Vẻ đẹp ấy hiện lên đằm thắm, nồng hậu, trọn vẹn cả hai mặt nghĩa và tình Tinh thần trọng nghĩa khinh tài, quan niệm đạo lý thủy chung được đề cao trong những mối quan hệ gia đình, tình làng nghĩa xóm… giữa những người cùng chung cảnh ngộ

Sự tồn tại của ca dao, tục ngữ trong đời sống sinh hoạt hằng ngày còn thể hiện

ở những hoạt động giáo dục tư tưởng, tình cảm, lối sống, đạo đức Trong đời sống hằng ngày vẫn dễ dàng bắt gặp việc sử dụng ca dao, tục ngữ trong lời nói để răn dạy những bài học trong cuộc sống Cha mẹ răn dạy con cái, người lớn tuổi răn dạy người nhỏ tuổi, hoặc là nhắc nhở chính bản thân mình, những quá trình ấy đều có thể sử dụng ca dao để tác động vào tư tưởng, tình cảm của người nghe

Bên cạnh đó, ca dao, tục ngữ còn chất chứa những bài học sâu sắc về cuộc sống, về các mối quan hệ xã hội

Ca dao dạy ta lòng kiên trì, nhẫn nại, khắc phục khó khăn:

“Chớ than phận khó ai ơi Còn da lông mọc còn trồi nảy cây”

Dạy con người về đức tính khiêm tốn, nhẫn nhịn:

“Tới đây lạ xứ quê người Trăm bề nhẫn nhịn đừng cười tôi quê”

Tất cả những bài học đó, những tư tưởng tình cảm đó, trong cuộc sống hôm nay vẫn luôn là những bài học sâu sắc, đáng giá Điều đó chứng tỏ vai trò cũng như tầm quan trọng của sự tồn tại của ca dao, tục ngữ trong lời ăn tiếng nói, trong công việc giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối sông hằng ngày Có thể nói, ca dao, tục ngữ góp phần quan trọng vào việc hoàn thiện nhân cách con người, rèn luyện, bồi đắp những tư tưởng đẹp, tình cảm đẹp

Trang 20

Ca dao, tục ngữ nuôi dưỡng tình yêu quê hương, đất nước Trong mỗi chúng ta

ai cũng có một miền quê, quê hương là cánh đồng lúa thơm ngát, luỹ tre xanh trải dài dọc bờ đê, là những hình ảnh thân thương nhất đối với cuộc sống mỗi con người Hai tiếng quê hương nghe gần gũi và thân thương, đó là nơi chôn nhau cắt rốn, nơi đã nuôi dưỡng ta trưởng thành

Tiếp đến là vẻ đẹp con người trong các quan hệ cộng đồng, quan hệ xã hội: nền tảng xã hội là bất công, những xung đột giữa các giai cấp đối kháng - kẻ thống trị và người bị trị Vì vậy, ca dao, tục ngữ đã thể hiện được ý chí kiên cường, sức phản kháng mạnh mẽ của người bình dân Sức sống con người bộc lộ ở nét cứng cỏi trong nhân cách, không chịu khuất phục trước hoàn cảnh, luôn tìm cách vượt lên những áp lực, định kiến xã hội, chiến thắng số phận, tin tưởng tương lai và đứng về phía lẽ phải Chất nhân văn bộc lộ rõ nhất trong lao động sản xuất và đấu tranh xã hội: cần cù, bền bỉ, nhẫn nại, luôn ý thức rõ giá trị của chính mình Đó là tầm vóc vĩ đại của nhửng con người bình thường Không những thế, vẻ đẹp nhân văn còn bộc

lộ trong những quan hệ riêng tư, gắn kết con người với con người, đi sâu vào đời sống tình cảm của con nguời Vẻ đẹp ấy hiện lên đằm thắm, nồng hậu, trọn vẹn cả hai mặt nghĩa và tình

Tinh thần trọng nghĩa khinh tài, quan niệm đạo lý thủy chung được đề cao trong những mối quan hệ gia đình, tình làng nghĩa xóm… giữa những người cùng chung cảnh ngộ

Ca dao, tục ngữ là nguồn cảm xúc vô tận và lai láng của người Việt trong cuộc sống và cả trong sáng tác Ca dao, tục ngữ đã thể hiện được cái đẹp của hồn quê, của tình người Tự nhiên như không, ca dao thành câu hát ru, thành khúc dân ca Ca dao ru con trẻ vào giấc ngủ “Con cò bay lả bay la” Ca dao tình tự gái trai nên vợ nên chồng thuận hòa “tát bể đông cũng cạn”

Ca dao, tục ngữ chuyển tải mọi cung bậc, cảm xúc, sắc thái tâm hồn con người Việt như nềm vui, nỗi buồn, sự yêu thương, hờn giận, tiếng cười lạc quan yêu đời, vượt qua cảnh nhèo mà trào lộng đầy hồn nhiên, hóm hỉnh

Trang 21

Với nội dung truyền tải đa dạng và phong phú đời sống xã hội, phản ánh những phong tục, tập quán, tâm tư nguyện vọng của con người Việt Nam, ca dao, tục ngữ đã tạo thành một hệ thống hình ảnh thiên nhiên, con người lao động thật đẹp và gần gũi

1.2.2 Khái niệm, nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ

1.2.2.1 Ca dao

Trong Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm cho rằng: “Ca dao (ca: hát; dao: bài hát không có chương khúc) là những bài hát ngắn lưu hành trong dân gian, thường tả tính tình, phong tục của người bình dân” [Việt Nam văn học sử yếu, Dương Quảng Hàm, Trung tâm học liệu Sài Gòn in năm 1968, tr.11]

Khi phân biệt giữa ca dao và dân ca tác giả Vũ Ngọc Phan cũng đã giải thích:

“Ca dao là một loại thơ dân gian, có thể ngâm được như các loại thơ khác” [36, tr 42]

Nội dung của ca dao rất phong phú, đa dạng Trước hết, nếu là những câu ca dao nói về lịch sử, thì thường sự kiện lịch sử có trước, rồi ca dao phản ánh thái độ của quần chúng đối với sự kiện đó Ca dao còn là tiếng nói của quần chúng ghi lại giai đoạn lịch sử xa xưa Vì vậy, khi ca dao xuất hiện thì ca dao đóng vai trò ghi chép lại những sự kiện lịch sử đó Qua những câu ca dao, mỗi sự kiện chỉ vài nét chấm phá đơn sơ nhưng rất cô đọng bức tranh ấn tượng lịch sử:

Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mồng mười tháng ba Khắp miền truyền mãi câu ca

Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm

Có những câu ca dao lại nói lên sự suy thoái của chất lượng đội ngũ quan lại Nạn quan liêu, hà hiếp, nhũng nhiễu nhân dân, Dân gian bộc lộ tâm trạng qua câu ca dao:

Con ơi nhớ lấy câu này Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan

Bộ Binh, bộ Hộ, bộ Hình

Trang 22

Ba bộ đồng tình cướp gạo con tôi

Ca dao trữ tình về tình yêu đôi lứa có nội dung phản ánh được mọi biểu hiện của tình cảm lứa đôi trong tất cả những chặng đường của nó:

“Bây giờ mận mới hỏi đào:

Vườn hồng có lối ai vào hay chưa?

Mận hỏi thì đào xin thưa:

Vườn hồng có lối nhưng chưa ai vào”

Ca dao là những tiếng hát than thân, là lời ca trữ tình dân gian cất lên từ cuộc sống trăm đắng ngàn cay của người dân lao động, từ những vất vả và tủi cực, từ những đớn đau, với thân phận người phụ nữ trong xã hội cũ phụ thuộc hạnh phúc đời mình và tay kẻ khác, không có quyền định đoạt hạnh phúc, cuộc đời của họ:

“Thân em như cánh bèo trôi Gió dập sóng dồi biết tấp và đâu”

Qua ca dao cuộc sống của người dân lao động với muôn và những khổ sở đắng cay, bán mặt cho đất bán lưng cho trời mà cuộc đời của họ vẫn mãi nghèo được thể hiện rất rõ:

“Trông trời, trông đất, trông mây, Trông mưa, trông nắng, trông ngày, trông đêm

Trông cho chân cứng, đá mềm, Trời yên bể lặng mới yên tấm lòng”

Cuộc đời của họ lúc nào cũng chất chứa đầy những nỗi lo: lo cơm áo gạo tiền,

lo tình yêu không đi đến đích, lo bão dông cuộc đời,… lo nhiều lắm:

Ta thấy, trong ca dao Việt Nam, những yếu tố tư duy triết học được hình thành

từ sự thể hiện tình cảm, thể hiện thế giới nội tâm bằng nghệ thuật của ngôn từ, bằng hình tượng để tạo nên các triết lý sâu sắc:

“Muối ba năm muối đang còn mặn Gừng chín tháng gừng hãy còn cay Đôi ta nghĩa nặng tình dày

Có xa nhau đi nữa cũng ba vạn sáu ngàn ngày mới xa”

Trang 23

Bài ca dao nói trên bằng việc mượn những hình tượng rất gần gũi, thân quen trong cuộc sống hàng ngày như: “muối”, “gừng”, để nói lên sự gắn bó, thủy chung, sắt son trong tình yêu đôi lứa nhưng thông qua đó toát lên triết lý lạc quan yêu đời, khát vọng hướng đến một tình yêu đôi lứa chân chính Từ đó cho thấy rằng, trong ca dao Việt Nam, tư duy triết học là một bộ phận rất cơ bản góp phần tạo nên các giá trị tư tưởng của nó

Một bộ phận quan trọng của ca dao là nhận định về con người và về việc đời như là sự tổng kết các kinh nghiệm, triết lý, quan niệm đạo đức, là về mặt cách sống

và hành động của mỗi một con người trong đời sống xã hội:

Làm trai đứng ở trên đời Sao cho xứng đáng giống nòi nhà ta Ghé vai gánh đỡ sơn hà

Sao cho tỏ mặt mới là trượng phu

Ca dao thuộc loại văn chương bình dân truyền khẩu của dân tộc, thường được chúng ta hiểu là những câu nôm na, lời lẽ trong sáng, vần điệu thanh thoát, phong phú, có thể ngâm lên, hát lên theo giọng điệu tự nhiên một cách dễ dàng Ca dao cũng được sáng tác nhiều dựa trên nhu cầu tình cảm của mỗi cá nhân muốn khi muốn được bộc lộ Sự sáng tác ca dao cả hai loại này có khi lại do giới nho sĩ, trí thức bình dân trực tiếp tham gia, hay vì thương cảm cảnh ngộ những người xung quanh mà làm hộ, vì thế đã có thêm lắm bài đặc sắc

Thông thường ca dao có dung lượng ngắn gọn, một bài ca dao sẽ có một câu lục một câu bát, hoặc hai câu lục hai câu bát, nhưng cũng có những bài ca dao dài hơi hơn Tuy nhiên những bài ca dao ngắn gọn thường chiếm số lượng lớn trong kho tàng ca dao truyền thống của Việt Nam, mặc dù vậy nó vẫn đảm bảo sự hàm súc, sự hoàn chỉnh về nội dung và hình thức nghệ thuật Ví dụ:

“Thân em như tấm lụa đào Phất phơ giữa chợ biết vào tay ai?”

Do đặc điểm ngắn gọn nên dung lượng phản ánh của mỗi lời ca dao có phần hạn chế Bởi hiện thực cuộc sống vô cùng phong phú, đa dạng, phức tạp Tâm hồn,

Trang 24

cảm xúc của con người rất tinh tế, nhiều cung bậc Mỗi lời ca dao chỉ phản ánh được một khía cạnh của cuộc sống nên từ đó có hiện tượng trái nghĩa, hay có nhiều cách biểu hiện khác nhau Do yêu cầu phản ánh, thể hiện tình cảm cần lời ít mà ý sâu, càng ngắn gọn càng dễ nhớ, dễ lưu truyền, phổ biến nên tính kiệm lời, cô đọng, ngắn gọn là đặc điểm nổi bật trong nghệ thuật biểu hiện của ca dao

Ngôn ngữ trong ca dao cổ không chỉ dừng lại ở lời thơ mộc mạc giản dị hồn nhiên chân thật mà nó còn mang đậm chất thơ và chứa đựng biết bao tình cảm dân gian ta thường mượn hình ảnh thiên nhiên để nói lên tình cảm của mình:

“Hỡi cô tát nước bên đàng Sao cô múc ánh trăng vàng đổ đi.”

Lời thơ thật mộc mạc và cũng mang đượm chất trữ tình Cách tỏ tình thật bay bổng và dí dỏm:

“Rủ nhau xuống biển mò cua Đem về nấu quả mơ chua trên rừng

Em ơi! chua ngọt đã từng Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau”

Cách nói thật hình ảnh Chỉ bằng những hình ảnh cụ thể: cua, quả mơ, mà đã nói lên tình nghĩa của hai người Hai người đã trải qua bao nhiêu sự gian nan vất vả lên rừng xuống biển, đã nếm trải đủ mùi đời nên cho dù cuộc sống có thay đổi thì cũng giừ mãi ân tình cho nhau Cách nói giàu chất biểu cảm thông qua những hình tượng cụ thể của thiên nhiên

Để góp phần tạo nên phong cách ngôn ngữ ca dao, tác giả dân gian đã sử dụng hàng loạt các biện pháp tu từ: so sánh, ví von, ẩn dụ, hoán dụ, nhân hoá

Cách nói so sánh ví von, đây là thủ pháp nghệ thuật được sử dụng thường xuyên và phổ biến nhất trong ca dao - dân ca truyền thống So sánh cũng là một lối

cụ thể hoá những cái trừu tượng, nó còn làm cho lời thêm ý nhị, tình tứ và thắm thiết

“Đôi ta như thể con tằm Cùng ăn một lá cùng nằm một nong.”

Trang 25

So sánh sự thương yêu vừa bằng lối nói trực tiếp vừa cụ thể hoá Trong quá trình so sánh lại đọ cả mức độ tình thương của hai bên

“Ăn thì ăn những miếng ngon Làm thì chọn việc cỏn con mà làm”

Lối so sánh trực tiếp nhưng thật kín đáo nói về thói xấu của con người nhưng lại không hề gợi tên những thói xấu ấy ra

“Ăn no rồi lại nằm kheo Thấy dục trống chèo bế bụng đi

Sen xa hồ, sen khô, hồ cạn Liễu xa đào, liễu ngả, đào nghiêng Anh xa em như bến xa thuyền Như Thuý Kiều xa Kim Trọng, biết mấy niên cho tái hồi”

Trong lối so sánh còn có nghệ thuật ẩn dụ đây là một phương pháp nghệ thuật

tế nhị và kín đáo

Khi thể hiện mối tình chung thuỷ với người yêu thì không lời thơ nào đẹp, gợi cảm và thắm thiết bằng câu ca dao:

“Thuyền về có nhớ bến chăng Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”

Nhân cách hoá trong ca dao được dùng theo nhiều kiểu khác nhau:

“Trèo lên cây khế nửa ngày

Ai làm chua xót lòng này khế ơi!

Sáng ngày ra đứng bờ ao Trông cá cá lặn trông sao sao mờ”

Biện pháp trùng điệp: điệp từ, điệp câu, điệp ý:

“Anh đi anh nhớ quê nhà Nhớ canh rau muống nhớ cà dầm tương Nhớ ai dãi nắng dầm sương

Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao”

Có khi tác giả dùng biện pháp phóng đại như:

Trang 26

“Bao giờ chạch đẻ ngọn đa Sáo đẻ dưới nước thì ta lấy mình”

Ca dao sử dụng thể lục bát là chủ yếu, ngoài ra có sử dụng các thể lục bát biến thể (gia tăng hoặc giảm đi vài chữ trong câu) Bằng các thể lục bát biến thể tạo nên

sự đa dạng và phong phú trong ca dao:

“Yêu nhau tam tứ núi cũng trèo Ngũ lục sông cũng lội thất bát cửu thập đèo cũng qua”

Như vậy, ca dao Việt Nam đã thể hiện tư duy sâu sắc của cha ông ta trên nhiều phương diện của đời sống Qua việc phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ trong

ca dao truyền thống, ta thấy được vẻ đẹp mộc mạc, giản dị, chân thật, hồn nhiên nhưng cũng rất tinh vi và tế nhị của dân gian ta

Như vậy có thể khẳng định, tư duy triết học trong ca dao không thể hiện bằng con đường lý trí mà trước hết nó được thể hiện bằng con đường tình cảm, để cuối cùng ca dao đem lại cho con người sự xúc cảm thẩm mỹ, những triết lý về nhân sinh Triết lý của ca dao là kết quả của tư duy hình tượng hóa, cụ thể hóa, nhân cách hoá sát với thực tế biểu hiện ở nội dung, làm cho ca dao trở thành những câu hát thấm thía về mặt trữ tình cũng như về mặt phản ánh cuộc đời của nhân dân lao động

1.2.2.2 Tục ngữ

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 4, trang 676, Hà Nội, 2005, thì tục ngữ

là “một bộ phận của văn học dân gian, gồm những câu ngắn gọn, có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức thực tiễn của người dân”

Tục ngữ là những câu nói hoàn chỉnh, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội Tục ngữ thiên về trí tuệ nên thường được gọi là “trí khôn dân gian” Trí khôn đó rất phong phú và đa dạng nhưng lại được diễn đạt bằng ngôn từ ngắn gọn và dễ nhớ, giàu hình ảnh và giàu nhịp điệu Qua đó có thể coi tục ngữ là văn học nói dân gian nên thường được nhân dân sử dụng trong đời sống sinh hoạt, giao tiếp cộng đồng và xã hội hay hẹp hơn như lời ăn tiếng nói và khuyên răn

Trang 27

Giữa nội dung và hình thức, tục ngữ có sự gắn bó chặt chẽ, một câu tục ngữ thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng Tục ngữ có tính đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những chân lý Hình tượng của tục ngữ là hình tượng ngữ ngôn được xây dựng từ nhiều biện pháp như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ Tục ngữ thể hiện những kinh nghiệm về lao động sản xuất Tục ngữ về lao động sản xuất phản ánh một số nét chính điều kiện và phương thức lao động của nhân dân, phản ánh đặc điểm đời sống dân tộc Những kinh nghiệm về lao động sản xuất nảy sinh trong quá trình đấu tranh thiên nhiên của nhân dân lao động được đúc kết trong tục ngữ được phổ biến rộng rãi, trở thành tri thức khoa học kỹ thuật dân gian

Trong quá trình lao động sản xuất và sinh hoạt, nhân dân tích lũy được nhiều kinh nghiệm về quy luật diễn biến của thời tiết khí hậu:

- Đông sao thì nắng, vắng sao thì mưa

- Chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa

Trong quá trình lao động sản xuất ở các ngành nghề nông nghiệp, ngư nghiệp, một số nghề thủ công lâu đời, nhân dân cũng đã đúc kết được rất nhiều kinh nghiệm Trong đó, những kinh nghiệm về làm ruộng chiếm đa số

- Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

- Trồng khoai đất lạ, gieo mạ đất quen

Tục ngữ về lao động sản xuất thể hiện nét sáng tạo của nhân dân trong lao động Song chủ yếu là kinh nghiệm thực tiễn Trong đó nhiều kinh nghiệm chỉ phản ánh được những biểu hiện cụ thể của những quy luật tự nhiên ở địa phương và ở từng thời điểm nhất định

Ghi nhận các hiện tượng lịch sử xã hội Tục ngữ nói về các hiện tượng lịch sử

xã hội là bộ phận chủ yếu, phản ánh những tập quán, thị hiếu, cuộc đấu tranh của nhân dân

Một vài ký ức của thời kỳ lịch sử xa xưa của dân tộc:

- Ăn lông ở lỗ

Một số hiện tượng lịch sử:

Trang 28

- Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi

- Lê tồn Trịnh tại, Lê bại Trịnh vong

Tục ngữ Việt Nam chủ yếu phản ánh những nét sinh hoạt gia đình và xã hội, sinh hoạt vật chất và tinh thần của nhân dân trong thời phong kiến

Những tập quán, phong tục trong đời sống nhân dân:

- Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam

- Thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề

Những nét sinh hoạt của nông thôn Việt Nam thời phong kiến;

- Phép vua thua lệ làng

- Ðất có lề, quê có thói

Phản ánh tổ chức gia đình và những quan điểm của nhân dân ta trong xã hội phong kiến:

- Một người làm quan cả họ được nhờ

- Sẩy cha còn chú, sẩy mẹ bú dì

Phản ánh đời sống người lao động và những quan hệ xã hội trong xã hội phong kiến:

- Tháng tám đói qua, tháng ba đói chết

- Cá lớn nuốt cá bé

- Tức nước vỡ bờ

Thể hiện triết lý dân gian của dân tộc Tục ngữ phản ánh những kinh nghiệm

và lối sống của nhân dân, phản ánh truyền thống tư tưởng và đạo đức của nhân dân lao động, trong đó bao hàm những tư tưởng chính trị xã hội và tư tưởng triết học Tục ngữ thể hiện chủ nghĩa nhân đạo chân chính của nhân dân lao động Tư tưởng này biểu hiện trước hết ở những quan niệm về con người

- Người làm ra của, của không làm ra người

- Người sống của còn, người chết của hết

Biểu hiện ở thái độ, đánh giá về lao động, cách xét đoán con người qua lao động

- Tay làm hàm nhai, tay quai miệng trễ

Trang 29

Tục ngữ thể hiện lòng tự hào, ngợi ca đất nước giàu đẹp

- Thứ nhất kinh kỳ, thứ nhì Phố Hiến

Nhiều câu tục ngữ thể hiện tinh thần đấu tranh của nhân dân lao động chống

áp bức, bóc lột

- Muốn nói oan, làm quan mà nói

- Ðược làm vua, thua làm giặc

Tinh thần đạo đức: Tục ngữ phản ánh khá rõ nét những đức tính tốt đẹp của

nhân dân lao động, thể hiện truyền thống tư tưởng, đạo đức của nhân dân thông qua

những nhận xét, suy gẫm rất sâu sắc về hiện thực

- Có công mài sắt có ngày nên kim

- Ðói cho sạch, rách cho thơm

Nhân dân còn đề cập đến những biểu hiện khác:

- Ðèn nhà ai nấy sáng

- Giàu trọng, khó khinh

Tục ngữ là những kinh nghiệm của nhân dân trong đời sống thực tiễn, song, nhiều tục ngữ phản ánh những nhận thức có tính chất duy vật của nhân dân về sự tồn tại khách quan của thế giới:

Còn da lông mọc, còn chồi lên cây

Về từ những sự thay đổi về lượng thành những sự thay đổi về chất và ngược lại:

- Có cày có thóc, có học có chữ

- Dao có mài mới sắc, người có học mới nên

Về những mặt đối lập trong các sự vật và hiện tượng tự nhiên và xã hội:

- Được mùa cau, đau mùa lúa

Về mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng:

- Rau nào, sâu ấy

Về quy luật phát triển biện chứng của thế giới khách quan:

- Cái sảy nảy cái ung

Trang 30

Có thể khẳng định rằng, tục ngữ Việt Nam thể hiện tư duy triết học phong phú của cha ông ta thông qua việc phân tích, nhận định và khái quát các hiện tượng tự nhiên cũng như xã hội Tục ngữ bao giờ cũng là kết quả của một quá trình nhận thức, trải nghiệm của dân gian, đúc kết từ hiện thực để chỉ ra một tri thức đúng, nên

nó luôn hàm chứa giá trị thông tin mà con người truyền đạt cho nhau trong hoạt động thực tiễn trên nhiều lĩnh vực

Những đặc điểm nghệ thuật của tục ngữ biểu hiện một cách tập trung những đặc điểm của ngôn ngữ Việt Nam Tục ngữ có tính đa nghĩa Một câu tục ngữ thường có hai nghĩa đó là: nghĩa đen và nghĩa bóng

- Tre già, măng mọc

- Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng

Tục ngữ có tính chất đúc kết, khái quát hóa những nhận xét cụ thể thành những phương châm, chân lý, xu hướng này thể hiện bằng ngôn từ đều qua lối tư duy hình tượng, lối nói hình tượng Hình tượng được xây dựng từ những biện pháp như: so sánh, nhân hóa, ẩn dụ

- Kẻ cắp gặp bà già

- Ðũa mốc mà chòi mâm son

Nhịp điệu là yếu tố quan trọng trong tục ngữ Các kiểu ngắt nhịp: trên yếu tố vần, trên cơ sở vế, trên cơ sở đối ý, theo tổ chức ngôn ngữ thơ ca

Trai ba mươi tuổi đương xoan

Gái ba mươi tuổi đã toan về già

Hòa đối là yếu tố tạo sự cân đối, kiến trúc vững chắc cho tục ngữ Có những hình thức đối đó là: đối thanh, đối ý

- Cơm treo, mèo nhịn đói

- Ðược làm vua, thua làm giặc

Hình thức ngữ pháp: Tục ngữ có thể có 1 vế, chứa 1 phán đoán, tục ngữ thường gồm có 2 vế, chứa 2 phán đoán, tục ngữ có thể gồm nhiều vế, chứa nhiều phán đoán Những phán đoán trong tục ngữ thường không hiện rõ và đầy đủ Phần lớn những phán đoán trong tục ngữ là những phán đoán khẳng định

Trang 31

1.3.1 Vài nét về ca dao tục ngữ tỉnh Khánh Hòa

Khánh Hoà là một miền đất độc đáo về địa lý và phong cảnh thiên nhiên

“Non cao, biển rộng” đan xen, giao hoà làm nên một vẻ đẹp tự nhiên kỳ thú, một hòn ngọc quý mà tạo hoá ban tặng cho con người Với những điều kiện thuận lợi như trên là tiền đề để nuôi dưỡng những tâm hồn thi ca, là môi trường diễn xướng của ca dao, tục ngữ

Do hoàn cảnh lịch sử, việc nghiên cứu tục ngữ Khánh Hoà trước đây chưa được quan tâm thích đáng Một số ít công trình sưu tầm, biên soạn tục ngữ ca dao đã xuất bản phải “khoanh vùng” Phú Khánh (gồm hai tỉnh Phú Yên và Khánh Hoà) hoặc miền Trung Vì vậy, khi nói đến ca dao, tục ngữ Khánh Hoà là nêu lên một vấn đề có tính tương đối

Nội dung và đề tài phản ánh của ca dao, tục ngữ rất rộng lớn, bao gồm hầu hết các lĩnh vực đời sống vật chất và tinh thần, đấu tranh với thiên nhiên, đấu tranh xã hội, nêu lên những nhận xét, những kinh nghiệm về tình yêu, hôn nhân, gia đình, nuôi dạy con cái, quan hệ giữa người và người…

Ca dao, tục ngữ Khánh Hoà cũng có đầy đủ những đặc điểm nội dung như trên nhưng lại được thể hiện bằng hình ảnh, vần điệu và lối nói riêng mang sắc thái địa phương Khánh Hoà

Tuy vậy cho đến nay chưa ai trả lời được câu hỏi ở Khánh Hoà có khoảng bao nhiêu bài ca dao, bao nhiêu câu tục ngữ? Trở lại lịch sử vấn đề nghiên cứu sưu tầm văn học dân gian nói chung và ca dao, tục ngữ nói riêng ở Khánh Hoà thì thời kỳ

Trang 32

trước giải phóng 1975 đã có một vài tác giả quan tâm đến vấn đề này, nhưng tất cả chỉ dừng lại ở việc ghi chép một cách tổng hợp về lịch sử, địa lý, danh lam, thắng cảnh, con người và những nghề truyền thống (Quách Tấn - Xứ Trầm hương, Nguyễn Đình Tư - Non nước Khánh Hoà) Có thể nói nghiên cứu sưu tầm văn học dân gian Khánh Hoà trước 1975 là một vùng hầu như còn bỏ trống

Sau giải phóng 1975 công việc đó mới được khởi đầu với các công trình như: Thơ ca dân gian Phú Khánh của nhóm tác giả: Trần Việt Kỉnh, Hà Nam Tiến, Nguyễn Chí Trang Truyện cổ dân gian Phú Khánh của nhóm tác giả: Trần Việt Kỉnh, Nguyễn Thành Thi, Trần Trung Thành, Chu Thanh Bằng Nữ thần Pônaga của tác giả Trần Việt Kỉnh

Những công trình này tiến hành trong hoàn cảnh Khánh Hoà, Phú Yên sát nhập thành Phú Khánh do đó việc sưu tầm nghiên cứu văn học dân gian cũng mang tính chất chung cho cả hai miền đất

Vào ngày 30 tháng 6 năm 1989, tại kỳ họp lần thứ 5 Quốc hội khóa VIII đã đưa ra nghị quyết chia tỉnh Phú Khánh thành hai tỉnh đó là: tỉnh Phú Yên và tỉnh Khánh Hòa

Trong hoàn cảnh cấp bách phải giới thiệu vùng đất Khánh Hoà với những nét tổng thể, nhà nghiên cứu Trần Việt Kỉnh đã biên soạn cuốn “Đất nước con người Khánh Hoà” do Trung tâm Thông tin Cổ động Khánh Hoà xuất bản năm 1989, trong dó có một phần giới thiệu về văn học dân gian Khánh Hoà

1.3.2 Nguồn gốc, điều kiện tồn tại của ca dao tục ngữ tỉnh Khánh Hòa

Điều kiện về tự nhiên, về lịch sử - xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc hình thành tính cách và lối sống của con người Khánh Hòa, đến quá trình hình thành và phát triển của văn học dân gian, trong đó có ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa Trong quá trình sinh sống, đấu tranh với thiên nhiên và đấu tranh xã hội, người dân tỉnh Khánh Hòa đã đúc kết những vốn kinh nghiệm quý báu, dần dần trở thành những triết lý sống được truyền giữ qua nhiều thế hệ, giúp họ vươn lên, sống hòa mình với

tự nhiên, với cộng đồng xã hội

Trang 33

1.3.2.1 Điều kiện tự nhiên tỉnh Khánh Hòa

* Vị trí địa lý: Khánh Hòa là một tỉnh thuộc duyên hải Nam Trung Bộ Giáp

với tỉnh Phú Yên về hướng Bắc, tỉnh Đắk Lắk về hướng Tây Bắc, tỉnh Lâm Đồng

về hướng Tây Nam, tỉnh Ninh Thuận về hướng Nam, và giáp với Biển Đông về hướng đông Khánh Hòa có diện tích tự nhiên là 5.197 km²

* Địa hình: Là một tỉnh nằm sát dãy núi Trường Sơn, đa số diện tích Khánh

Hòa là núi non, miền đồng bằng rất hẹp, chỉ khoảng 400 km², chiếm chưa đến 1/10 diện tích toàn tỉnh Đồng bằng bị chia cắt thành từng ô, được ngăn cách bởi những dãy núi ăn ra biển Vì vậy để đi dọc tỉnh phải đi qua rất nhiều con đèo lớn như: đèo

Cả, đèo Cổ Mã, đèo Chín Cụm, đèo Bánh Ít, đèo Rọ Tượng, đèo Rù Rì

* Khí hậu: Khánh Hòa nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới xavan Nhưng khí

hậu Khánh Hòa lại rất độc đáo với những đặc điểm riêng biệt khí hậu ở Khánh Hòa tương đối ôn hòa do mang tính chất của khí hậu đại dương Thường chỉ có 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa nắng

* Dân cư: Theo số liệu điều tra ngày 1 tháng 4 năm 2017 dân số tỉnh Khánh

Hòa là 1.270.000 người Dân số Khánh Hòa hiện nay phân bố không đều Hiện nay

có 32 dân tộc đang sinh sống trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa [52]

Như vậy, Tỉnh Khánh Hòa một vùng đất với đầy đủ các dạng địa hình cơ bản như vùng núi bán sơn địa, đồng bằng duyên hải, biển, bờ biển và các đảo, quần đảo cùng với cuộc sống gắn liền với biển của cư dân trên vùng đất ấy Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên kho tàng văn hóa truyền thống rất đa dạng và phong phú như: tín ngưỡng thờ Mẫu Thiên Y A Na, tục thờ Thành Hoàng, các bậc Tiền hiền, Hậu hiền và lễ hội cúng đình làng Việt, tục thờ Ông Nam Hải (cá voi) với lễ hội cầu ngư, hát cúng lăng, hò bá trạo Bên cạnh đó còn một nền văn học truyền khẩu với những câu ca dao, tục ngữ đặc trưng của con người và vùng đất Khánh Hòa

1.3.2.2 Điều kiện lịch sử - xã hội tỉnh Khánh Hòa

Các cứ liệu khảo cổ học đã khẳng định ngay từ thời tiền sử, con người đã sinh sống ở đây Ở Hòn Tre trong vịnh Nha Trang từ đầu thế kỷ XX, các nhà khảo cổ học đã phát hiện ra nhiều công cụ bằng đá của một nền nông nghiệp dùng cuốc

Trang 34

Thời kỳ Chăm Pa:

Khánh Hòa ngày nay là phần đất của nước Tây Đồ Di thuở trước, sau bị nước Chiêm Thành thôn tính và đổi làm xứ Kauthara Vào đầu Công Nguyên, một bộ phận trong bộ tộc Cau, một trong hai bộ tộc lớn của người Chăm Pa thời bấy giờ, đã thành lập nên một tiểu quốc và được đặt tên là Tiểu quốc Nam Chăm, hay còn gọi là Panrãn hay Panduranga [53]

Thời các Chúa Nguyễn (1653-1775)

Năm 1653, lấy cớ vua Chiêm Thành là Bà Tấm (có tài liệu ghi là Bà Thấm) quấy nhiễu dân Việt ở Phú Yên, Chúa Nguyễn Phúc Tần bèn sai quan cai cơ Hùng Lộc đem 3000 quân sang đánh Thất bại nặng nề, vua Chiêm Thành sai con mang thư hàng và xin dâng đất cho Chúa từ vùng Phan Rang trở ra đến Phú Yên [53]

Thời Tây Sơn, thời Nhà Nguyễn (1775 - 1858)

Vào năm 1771, Nguyễn Nhạc, Nguyễn Huệ, Nguyễn Lữ dấy binh đánh Chúa Nguyễn Chúa Nguyễn phải bỏ Phú Xuân chạy vào Gia Định Quân Tây Sơn đã kiểm soát vùng đất kéo dài từ Quy Nhơn đến Bình Thuận Sau đó, tướng nhà Nguyễn là Tống Phúc Hạp kéo quân ra đánh lấy lại được Dinh Bình Thuận và Phủ Diên Khánh nhưng rồi lại bị Nguyễn Huệ đem quân đánh tan lấy lại được hai vùng

trên

Năm 1802, sau khi đánh bại nhà Tây Sơn, Nguyễn Phúc Ánh lên ngôi lấy hiệu là Gia Long Đến năm 1831 (năm Minh Mạng thứ 12), trấn Bình Hòa được đổi tên thành tỉnh Khánh Hòa, còn phủ Bình Hòa trở thành phủ Ninh Hòa Vào thời điểm đó, tỉnh Khánh Hòa gồm 2 phủ, 4 huyện là: Phủ Diên Khánh gồm 2 huyện: Phước Ðiền, Vĩnh Xương; Phủ Ninh Hòa gồm 2 huyện: Quảng Phước và Tân Ðịnh, tỉnh lỵ là Phủ Diên Khánh [53]

Dưới ách đô hộ của thực dân Pháp đến trước khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời (1858 - 1929)

Năm 1858, thực dân Pháp nổ súng xâm lược Đà N ng đã làm dấy lên lòng căm thù sôi sục trong cả nước Ở nhiều địa phương, nhân dân nổi dậy kháng chiến Tại Khánh Hoà, ông Trịnh Phong, người làng Phú Vinh (xã Vĩnh Thạnh) cùng các

Trang 35

ông Quản trấn Lê Nghi, Tổng trấn Trần Đường, Tham tán Phạm Chánh, Tán tương quân vụ Nguyễn Khanh, Tham tán Nguyễn Dị, Kiểm biện Nguyễn Lương, Hiệp trấn Nguyễn Sum, Nhiếp binh Phạm Long đứng lên thành lập “Bình Tây cứu quốc đoàn” kêu gọi nhân dân gia nhập nghĩa quân, đóng góp lương thực nuôi quân, rèn

vũ khí, luyện tập quân sĩ s n sàng chiến đấu chống quân Pháp xâm lược [53]

Thời kỳ đấu tranh giành chính quyền (193 - 1945)

Ngay sau ngày thành lập, hưởng ứng lời kêu gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng bộ tỉnh Khánh Hoà đã phát động nhân dân trong tỉnh tiến hành phong trào đấu tranh rộng lớn, mở đầu bằng cuộc mít tinh kỷ niệm ngày Quốc tế Lao động 1- 5 (năm 1930) Tiếp đến, ngày 16 - 7 - 1930, Đảng bộ Khánh Hoà đã lãnh đạo trên 1.000 nhân dân huyện Tân Định (nay là huyện Ninh Hoà) biểu tình với cờ đỏ búa liềm, trống lệnh rầm rập tiến vào huyện đường Tân Định, đấu tranh đòi chính quyền

bù nhìn tay sai của thực dân Pháp bãi bỏ sưu cao, thuế nặng Trong vòng hơn một tuần lễ (từ ngày 13 và 14 - 8 khởi nghĩa ở Vạn Ninh và đến ngày 22 - 8 khởi nghĩa ở Cam Ranh), dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ lâm thời và Mặt trận Việt Minh, nhân dân Khánh Hoà đã xóa bỏ hoàn toàn chính quyền tay sai của Nhật, thành lập chính quyền cách mạng từ tỉnh đến huyện, xã [53]

Tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954)

Ngày 19 tháng 8 năm 1945, lực lượng Việt Minh ở Khánh Hòa đứng dậy giành chính quyền, nhưng chỉ nắm chính quyền được hai tháng thì Pháp đổ bộ lên Nha Trang và đánh chiếm lại Ngày 20 - 7 - 1954, thực dân Pháp ký Hiệp định Giơnevơ, kết thúc chiến tranh xâm lược ở Việt Nam Cùng với cả nước, dưới sự lãnh đạo của Đảng, quân và dân Khánh Hoà tiếp tục bước vào giai đoạn cách mạng mới, chống đế quốc Mỹ xâm lược [53]

Tiến hành cuộc kháng chiến chống đế quốc M (1954 - 1975)

Ngày 2 và 3 - 4 - 1975, thị xã Nha Trang và các địa phương của tỉnh hoàn toàn được giải phóng Sau ngày 2 - 4 - 1975, Khánh Hoà đứng trước nhiều vấn đề phức tạp do hậu quả của chiến tranh để lại Mặc dù vậy, Đảng bộ và nhân dân Khánh Hoà

đã nhanh chóng tiếp quản, làm chủ tình hình từ thành thị đến nông thôn, từ đất liền

Trang 36

đến hải đảo, từ các cơ sở quân sự đến các cơ sở kinh tế, hành chính của địch Cùng với công tác tiếp quản, thiết lập và củng cố chính quyền cách mạng, tỉnh khẩn trương bắt tay vào ổn định kinh tế xã hội, giải quyết nạn đói, việc làm và nhanh chóng cứu tế ở những nơi khó khăn Cùng với việc cứu đói, Đảng bộ và chính quyền các cấp đã lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh phong trào tăng gia sản xuất Nhờ những cố gắng nói trên, cuộc sống của nhân dân trong tỉnh sớm được ổn định để bước vào thời kỳ mới [53]

Như vậy, trong quá trình hình thành và phát triển, tỉnh Khánh Hòa đã trải qua những bước thăng trầm cùng với lịch sử của dân tộc Việt Nam Từ những điều kiện kinh tế - xã hội nêu trên chúng ta thấy để tồn tại và phát triển, con người phải tiến hành hoạt động sản xuất vật chất, phải đấu tranh chống chọi lại với những sự khắc nghiệt của tự nhiên và chống lại sự áp bức, bóc lột của những thế lực thù địch Trong lao động và cuộc sống thường ngày con người không ngừng tìm tòi và khám phá thế giới, trước hết là để thích nghi với môi trường sống xung quanh và qua đó khai thác và cải tạo môi trường nhằm phục vụ cho cuộc sống của mình, đồng thời tích lũy thành những kinh nghiệm về lịch sử, xã hội Từ đó, con người dần dần nắm vững ngày càng nhiều quy luật của các sự vật, hiện tượng khách quan, tích lũy, hệ thống hóa ngày càng nhiều kinh nghiệm phong phú và đa dạng trên mọi lĩnh vực hoạt động

Tất cả những yếu tố đó đã tạo nên kho tàng văn hóa truyền thống dưới dạng các di sản văn hóa vật thể và phi vật thể, trong đó nổi bật là ca dao, tục ngữ Khánh Hòa

Mỗi câu ca dao, tục ngữ đều có những giá trị nhất định về mặt trí tuệ, tình cảm

và nghệ thuật Với những đặc điểm đó, ca dao, tục ngữ đã dễ dàng truyền từ đời này

Trang 37

sang đời khác Thông qua ca dao, tục ngữ, cha ông ta đã gửi gắm những ước mơ, khát vọng và những triết lý nhân sinh sâu sắc cho đời sau và sự thật là ca dao, tục ngữ đã và đang nuôi dưỡng tâm hồn người Việt Nam từ thế hệ này sang thế hệ khác

Khánh Hoà là một miền đất hội tụ đầy đủ những nét độc đáo về địa lý và phong cảnh thiên nhiên, một hòn ngọc quý mà tạo hoá ban tặng cho con người Một miền đất như thế ắt sẽ là cái nôi nuôi dưỡng những tâm hồn thi ca, là môi trường diễn xướng của ca dao, tục ngữ

Ca dao, tục ngữ Khánh Hòa phản đời sống kinh tế - xã hội tỉnh Khánh Hòa nói riêng và Việt Nam nói chung Vì vậy, thông qua sự phản ánh đó chúng ta có thể nắm bắt được những triết lý về đời sống của con người ở vùng đất này Theo nghĩa

đó chương 1 của luận văn là tiền đề cho sự tiếp tục triển khai ở chương 2

Trang 38

Chương 2 MỘT SỐ NỘI DUNG TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG CA DAO,

TỤC NGỮ TỈNH KHÁNH HÒA

Ca dao, tục ngữ là nơi thể hiện sinh động tính cách tâm hồn văn hóa truyền thống của dân tộc, của các vùng miền Cũng như ca dao, tục ngữ các vùng miền khác của dân tộc, ca dao, tục ngữ Khánh Hòa lại mang âm hưởng riêng của mình

Ca dao, tục ngữ Khánh Hòa là bộ phận sáng tác dân gian ra đời muộn cùng với sự hình thành của vùng đất mới phía Nam, tuy vậy bản sắc riêng của ca dao vùng này khá đậm nét

Ca dao, tục ngữ Khánh Hòa nằm trong dòng chảy của ca dao Việt Nam nên về hình thức và nội dung ca dao, tục ngữ Khánh Hòa cũng như ca dao, tục ngữ các miền khác là vừa có cái chung của ca dao dân tộc vừa có cái riêng gắn với hoàn cảnh tự nhiên, hoàn cảnh lịch sử, xã hội, văn hóa, tâm lý, tính cách con người ở địa phương Khánh Hòa

Từ những câu ca dao, tục ngữ của tỉnh Khánh Hòa chúng ta có thể thấy được cách ứng xử giữa con người với tự nhiên, giữa con người với hoàn cảnh sống và giữa con người với con người Hình ảnh con người cùng với mọi cung bậc tình cảm được thể hiện sinh động qua ca dao, tục ngữ Những biểu hiện tình cảm đó đã làm nổi bật những tính cách chung, đặc thù của mảnh đất Khánh Hòa

Với điều kiện là một tỉnh nằm ở ven biển Với thiên nhiên hùng vĩ, trù phú của Duyên hải Nam Trung Bộ, con người có nhiều cơ hội để hòa vào tự nhiên hơn Con người và thiên nhiên gắn bó chặt chẽ với nhau trong một tổng thể phức tạp mà cũng thật đơn giản

Nội dung của ca dao, tục ngữ Khánh Hòa Nội được biểu hiện qua các mảng chủ đề sau: về tình cảm của con người đối với quê hương, đất nước; về tình yêu đôi lứa; về tiếng ca tình nghĩa của người lao động trong quan hệ gia đình, những khúc

ca vui buồn của nhân dân trong các mối quan hệ xã hội khác Các mảng chủ đề này

có quan hệ chặt chẽ với nhau, đan cài vào nhau, trong nhiều trường hợp khó xác

Trang 39

định một cách dứt khoát bài ca thuộc mảng chủ đề nào

2.1 Ca dao, tục ngữ tỉnh Khánh Hòa phản ánh đời sống kinh tế - xã hội của tỉnh Khánh Hòa

Ca dao, tục ngữ là một bộ phận hợp thành của hình thái ý thức xã hội văn học dân gian Theo quan điểm của triết học Mác, ý thức xã hội phản ánh tồn tại xã hội,

vì ý thức xã hội có nguồn gốc từ tồn tại xã hội Ca dao, tục ngữ Khánh Hòa phản ánh đời sống kinh tế - xã hội và các quan hệ xã hội của quần chúng nhân dân lao động Khánh Hòa trong những thời kỳ lịch sử khác nhau Các nội dung phản ánh chủ yếu của ca dao, tục ngữ Khánh Hòa về các điểm chủ yếu sau đây:

2.1.1 Về quê hương đất nước

Quê hương đất nước là một đề tài phổ biến trong ca dao, tục ngữ cả nước nói chung và tỉnh Khánh Hòa nói riêng

Ca dao, tục ngữ Khánh Hoà nhắc tên các miền quê : Vạn Giã, Tu Bông, Ninh Hoà, Cầu Thành, Cồn Cạn, Nha Trang, Cam Ranh, Diên Khánh… Những con sông con suối như: sông Dinh, sông Cù, sông Cái, suối Tiên, suối Đổ, suối Ngổ… Những hòn đảo và núi như: hòn Hèo, hòn Đỏ, hòn Kẽm, hòn Chữ, hòn Dữ, hòn Dung, hòn Chồng…

Việc nhắc đến nhiều địa danh không những chứng tỏ sự phong phú của ca dao, tục ngữ Khánh Hoà mà còn là căn cứ quan trọng để xác định ca dao, tục ngữ Khánh Hoà phân biệt với ca dao, tục ngữ của các miền đất khác Đồng thời qua đó ta cũng thấy được sự đa dạng của thiên nhiên và địa hình mang dấu ấn địa phương Khánh Hoà:

“Suối Tiên nước chảy lững lờ Tiên đi đâu để bàn cờ rêu phong Nước mây vắng vẻ tăm mòng Bền gan nay vẫn rày mong mai chờ”

Bài ca dao nhắc lại sự tích suối Tiên với không gian yên tĩnh nước suối trong mát êm trôi Tương truyền xưa kia tiên ở trên trời thường xuống đây tắm đánh cờ vui chơi Ngày nay nơi đây trở thành một thắng cảnh Khách du lịch trong và ngoài

Trang 40

nước đến đây tận hưởng cái không khí trong lành tắm mát phơi mình trên các tảng

đá ở giữa dòng suối và mơ màng về cái thuở Tiên còn về trần thế

Phong cảnh biển Nha Trang, một phong cảnh hữu tình, lãng mạn, nên thơ:

“Bãi biển Nha Trang mịn màng trắng trẻo Nước trong leo lẻo, gió mát trăng thanh Đêm đêm thơ thẩn một mình

Đố sao cho khỏi vương tình nước mây.”

Cát trắng nước trong trăng thanh gió mát Thiên nhiên quả là ưu đãi Một thiên nhiêu dịu lành thân thiện với con người Nó thức dậy những nỗi niềm thầm kín trong sâu thẳm tình cảm con người đó là nỗi vấn vương cùng khát vọng giao hoà với thiên nhiên

Ngày nay, người dân Ninh Hòa vẫn lưu truyền câu chuyện về hòn Vọng Phu Sự tích hòn Vọng Phu, hay Truyện nàng Tô Thị có ở nhiều nơi trên dải đất Việt Nam nhưng cách kể mỗi nơi có những chi tiết gắn với sắc thái từng địa phương khác nhau Có một sự thật là hòn vọng phu nào cũng hướng ra biển Có thể nói chi tiết này rất có ý nghĩa đối với việc nghiên cứu kho tàng văn hóa biển của người Việt Cùng với truyền thuyết Lạc Long Quân và Âu Cơ, truyền thuyết Hòn Vọng Phu đã minh chứng ý thức chiếm lĩnh biển khơi của con người từ thuở sơ khai Câu chuyện người đàn bà vọng chồng đến hóa đá được lưu truyền và ăn sâu vào tâm thức người dân Ninh Hòa nói riêng và Khánh Hòa nói chung Ở Ninh Hòa, mỗi khi người dân giê lúa cần có gió mạnh, thường đọc câu ca dao:

Gió lên bớ bà Vọng Phu Chồng bà nhờ gió thuyền mau trở về

Đi vào trong phía Nam của tỉnh ta cũng bắt gặp nhiều điều thú vị, đa dạng về biển thể hiện sự từng trải của mỗi người dân xứ biển

Bãi Dài nhiều lạch cạn sâu Thiếp chàng kết nghĩa trao câu ân tình

Ra sao phải nói cho mình Vân Tiên mắc nạn gửi mình về đâu

Ngày đăng: 27/11/2018, 11:36

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Hữu Ái (2009) “Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống”, Tạp chí Lý luận chính trị, 12/2009, tr.57 - 62 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống”, Tạp chí "Lý luận chính trị
2. Trần Văn Bách (2000) Giáo trình lý luận về văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình lý luận về văn hóa và đường lối văn hóa của Đảng
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
3. Bộ Giáo dục và đào tạo (2006) Giáo trình Triết học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Triết học Mác - Lênin
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
4. Bộ Giáo dục và đào tạo (1999) Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
5. Lê Kiến Cầu (2008) Triết lý nhân sinh, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý nhân sinh
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
6. Việt Chương (2007) Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển thành ngữ tục ngữ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
7. C.Mác, Ph.Ăngghen và Lênin (1977) Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Về văn học và nghệ thuật
Nhà XB: Nxb Sự thật
8. C.Mác, Ph.Ăngghen (2000) Toàn tập, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Toàn tập
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
9. Nguyễn Kim Dân (2014) Triết lý nhân sinh trong cuộc sống, Nxb Lao động Sách, tạp chí
Tiêu đề: Triết lý nhân sinh trong cuộc sống
Nhà XB: Nxb Lao động
10. Nguyễn Nghĩa Dân (2000) Đạo làm người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam, Nxb Thanh Niên Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo làm người trong ca dao, tục ngữ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Thanh Niên
11. Chu Xuân Diên (1998) Tục ngữ Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
12. Chu Xuân Diên (2000) Văn hóa dân gian - Mấy vấn đề phương pháp luận và thể loại nghiên cứu, Nxb Giáo dục Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa dân gian - Mấy vấn đề phương pháp luận và thể loại nghiên cứu
Nhà XB: Nxb Giáo dục
13. Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên, Võ Quang Nhơn (2002) Văn học dân gian Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb Giáo dục
14. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998) Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 - Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 - Ban chấp hành Trung ương khóa VIII
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011) Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
Nhà XB: Nxb Chính trị quốc gia
16. Cao Huy Đỉnh (1974) Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
18. Trần Văn Giàu (2000): “Sự hình thành về cơ bản hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam” trong Phác thảo chân dung văn hóa Việt Nam, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: “Sự hình thành về cơ bản hệ thống tư tưởng yêu nước Việt Nam”
Tác giả: Trần Văn Giàu
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2000
19. Ngọc Hà (2014) Tục ngữ ca dao Việt Nam, Nxb Văn học Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tục ngữ ca dao Việt Nam
Nhà XB: Nxb Văn học
20. Nguyễn Hùng Hậu (2004) Triết lý văn hóa Phương Đông, Nxb Đại học Sư Phạm Sách, tạp chí
Tiêu đề: ) Triết lý văn hóa Phương Đông
Nhà XB: Nxb Đại học Sư Phạm
21. Đỗ Lan Hiền (2005) “Những nét độc đáo trong tư duy người Việt qua văn học dân gian”, tạp chí Triết học, số 6 (169), tr.23 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những nét độc đáo trong tư duy người Việt qua văn học dân gian”, tạp chí "Triết học

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w