1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ thừa thiên huế tiểu luận cao học

22 528 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 172,5 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghị quyết số 03 NQTW ngày 1671998 của Ban chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) đã chỉ rõ: Bên cạnh việc phát triển kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải: “Xây dựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hết sức coi trọng, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn học truyền thống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”. Tinh thần của nghị quyết tiếp tục được bổ sung và khẳng định trong kết luận của hội nghị lần thứ 10, số 03 KL TW ngày 2072004 của Ban chấp hành trung ương Đảng khóa IX: “Trong quá trình mở rộng hội nhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xây dựng những giá trị mới của Việt Nam đương đại, cần đẩy mạnh công tác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc”. Như vậy, để thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn diện đất nước trong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải tiến hành đồng thời nhiều phương pháp khác nhau. Trong đó, cần xuất phát từ truyền thống văn hóa của dân tộc, một trong những nhân tố tạo nên truyền thống đó là kho tàng văn học dân gian nói chung, ca dao, tục ngữ nói riêng đã được ông cha ta dày công xây dựng và lưu giữ. Vì những lẽ đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên Huế” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học.

Trang 1

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Nghị quyết số 03 - NQ/TW ngày 16/7/1998 của Ban chấp hànhTrung ương Đảng (khóa VIII) đã chỉ rõ: Bên cạnh việc phát triển kinh

tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, chúng ta phải: “Xâydựng và phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, hếtsức coi trọng, bảo tồn, kế thừa và phát huy những giá trị văn học truyềnthống, văn hóa cách mạng, bao gồm cả văn hóa vật thể và phi vật thể”.Tinh thần của nghị quyết tiếp tục được bổ sung và khẳng định trong kếtluận của hội nghị lần thứ 10, số 03 - KL/ TW ngày 20/7/2004 của Banchấp hành trung ương Đảng khóa IX: “Trong quá trình mở rộng hộinhập kinh tế quốc tế và giao lưu văn hóa, cùng với việc tập trung xâydựng những giá trị mới của Việt Nam đương đại, cần đẩy mạnh côngtác bảo tồn, kế thừa, phát huy các giá trị truyền thống của dân tộc” Nhưvậy, để thực hiện thành công công cuộc đổi mới toàn diện đất nướctrong giai đoạn hiện nay, chúng ta phải tiến hành đồng thời nhiềuphương pháp khác nhau Trong đó, cần xuất phát từ truyền thống vănhóa của dân tộc, một trong những nhân tố tạo nên truyền thống đó làkho tàng văn học dân gian nói chung, ca dao, tục ngữ nói riêng đã đượcông cha ta dày công xây dựng và lưu giữ

Vì những lẽ đó, chúng tôi đã chọn đề tài: “Triết lý nhân sinh trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế” làm đề tài luận văn thạc sĩ khoa học 2.Tình hình nghiên cứu đề tài.

Đề tài mà chúng tôi nghiên cứu tiếp cận là vấn đề có tính chất đặcthù ở một địa phương nên chưa được nghiên cứu nhiều, phần lớn cáccông trình nghiên cứu tập trung dưới góc độ văn hóa dân gian là chính Một số công trình có nội dung chứa đựng nhiều ca dao, tục ngữ có liênquan đến đề tài Trước hết, là công trình sưu tập, nghiên cứu của Vũ Ngọc

Phan (1995), “Tục ngữ, ca dao Việt Nam”, Cao Huy Đỉnh (1974), “Tìm hiểu tiến trình văn hóa dân gian Việt Nam”, Đinh Gia Khánh (2000),

Trang 2

“Văn học dân gian Việt Nam” Ba cuốn sách nói trên, các tác giả đã

làm rõ khái niệm, nguồn gốc, sự hình thành, phát triển, nội dung và cáchình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ Việt Nam nói chung Ngoài ra,tác giả còn làm rõ mối quan hệ giữa ca dao, tục ngữ

Công trình sưu tập ca dao, tục ngữ công phu nhất, có nội dung phong

phú là bộ sách “Tục ngữ phong dao” của Nguyễn Văn Ngọc, xuất bản

lần đầu vào năm 1928, tập 1 của bộ sách này giới thiệu khoảng 6500 câutục ngữ của các vùng miền Bắc, Trung, Nam cho đến nay vẫn được coi làmột trong những công trình sưu tập tục ngữ Việt Nam có quy mô lớn

Đáng chú ý là công trình nghiên cứu của: Triều Nguyên (2005)“Ca dao Thừa Thiên - Huế”, Nhà xuất bản Hội liên hiệp văn học nghệ thuật

Thừa Thiên- Huế, Huế Tác giả đã trình rõ những nội dung phản ánhcủa ca dao Thừa Thiên - Huế về các vấn đề như: Ca dao về tình yêu quêhương đất nước, ca dao về tình cảm đôi lứa, ca dao về quan hệ hôn nhân

- gia đình, ca dao đối đáp, trêu ghẹo và ca dao cổ động các phong tràocách mạng trong kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ

Triều Nguyên (2000), “Tục ngữ Thừa Thiên - Huế”, Nhà xuất bản

Sở văn hóa thông tin, Hà Nội Tác giả đã làm rõ nội dung phản ánh củatục ngữ Thừa Thiên - Huế như: Tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa conngười với tự nhiên, tục ngữ phản ánh mối quan hệ giữa con người vớigia đình và xã hội

Lê Văn Chưởng (2010), “Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế”, Nhà xuất bản trẻ Tác giả đã trình bày những nội dung của ca

dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế Đối với tục ngữ; đó là những câu tụcngữ nói thiên nhiên, về lao động sản xuất, về gia đình - xã hội và về đạođức Đối với ca dao; ca dao nói đến quê hương non nước trữ tình, nóiđến tình yêu đôi lứa qua hai giai đoạn chào hỏi - làm quen và tỏ tình -kết duyên và ca dao nói về vấn đề hôn nhân - gia đình

Luận văn đã nghiên cứu liên quan đến đề tài này là: Lương Thị Lan

Huệ (2004), “Một số vấn đề triết học qua ca dao, tục ngữ Việt Nam”.

Tác giả đã trình bày một số tư tưởng triết học trong ca dao, tục ngữ

Trang 3

người Việt như: Tư tưởng triết học biểu hiện qua mối quan hệ giữa conngười với thế giới tự nhiên và mối quan hệ giữa con người đối với xãhội Tác giả cũng đã rút ra một số nhận xét về ca dao, tục ngữ ViệtNam, nêu ý nghĩa triết học của ca dao, tục ngữ trong công cuộc đổi mới

ở nước ta hiện nay

Trên cơ sở tiếp thu có chọn lọc các nguồn tài liệu liên quan đến đềtài, chúng tôi đi sâu nghiên cứu một khía cạnh cụ thể trong ca dao, tụcngữ đó là triết lý nhân sinh ở địa bàn là tỉnh Thừa Thiên - Huế Nộidung đề tài thể hiện sự đan xen giữa tư tưởng triết học và văn học, vìvậy đối với chúng tôi đây là đề tài khá mới và hấp dẫn

CHƯƠNG 1 MỘT SỐ VẤN ĐỀ VỀ CA DAO TỤC NGỮ

1.1 Sự hình thành của ca dao, tục ngữ

Ca dao, tục ngữ là một trong những bộ phận quan trọng cấu thànhvăn học dân gian, là những viên ngọc quý, có giá trị về mặt trí tuệ, tìnhcảm và nghệ thuật biểu hiện Ca dao, tục ngữ vừa là một hiện tượngngôn ngữ, vừa là một hiện tượng thuộc về ý thức xã hội

1.1.1 Khái niệm, nội dung và hình thức nghệ thuật của ca dao, tục ngữ

1.1.1.1 Ca dao

Theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 1, trang 303, Hà Nội, 1995, thì

“ca dao thường là những câu thơ, bài hát dân gian có ý nghĩa khái quát,phản ánh đời sống, phong tục, đạo đức hoặc mang tính chất trữ tình, đặcbiệt là tình yêu nam nữ”

Nội dung của ca dao khá phong phú, đa dạng Ca dao phản ánh lịch sử,mang nội dung đấu tranh chống áp bức của chế độ phong kiến, chốngquân xâm lược

Ca dao đấu tranh chống lại các tệ nạn xã hội và các hiện tượng tiêu

cực “Con ơi nhớ lấy câu này/ Cướp đêm là giặc, cướp ngày là quan”.

Trang 4

Ca dao là tiếng hát trữ tình của con người Chẳng hạn nói về tình yêu

nam nữ ca dao có câu: “Tình anh như nước dâng trào/ Tình em như dải lụa đào tẩm hương”.

Phong phú nhất, đặc sắc nhất là mảng ca dao về tình yêu nam nữ

“Đôi ta bắt gặp nhau đây/ Như con bò gầy gặp bãi cỏ hoang”.

Một bộ phận quan trọng của ca dao là nhận định về con người và vềviệc đời như là sự tổng kết các kinh nghiệm, triết lý, quan niệm đạo

đức, là cách ứng xử của nhân dân “Rượu nhạt uống lắm cũng say/ Người khôn nói lắm dẫu hay cũng nhàn”.

Nói đến ca dao tức là nói đến thơ, về mặt hình thức, trước hết phải

nói đến nhịp điệu Ca dao ngắt nhịp hai là phổ biến “Phá Tam Giang/ anh cũng lội/ núi Mẫu Sơn/ anh cũng trèo/”.

Ca dao thường là những bài ngắn, âm điệu lưu loát Ngoài hìnhthức nghệ thuật cụ thể hóa mà ca dao sử dụng, còn có hình thức nhâncách hóa

1.1.1.2 Tục ngữ

Cũng theo từ điển Bách Khoa Việt Nam, tập 4, trang 676, Hà Nội,

2005, thì tục ngữ là “một bộ phận của văn học dân gian, gồm những câungắn gọn, có vần điệu, đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống, đạo đức thựctiễn của người dân”

Về nội dung thì tục ngữ là những nhận định sau kinh nghiệm của conngười về cuộc sống trong gia đình, cuộc sống trong xã hội, phản ánhquá trình lao động sản xuất

Phần quan trọng của tục ngữ là nói về lịch sử - xã hội, những quan

niệm nhân sinh, tư tưởng chính trị và xã hội “Con dại cái mang”.

Một số hiện tượng và nhân vật lịch sử cá biệt, một số biến đổi về

kinh tế, chính trị ảnh hưởng đến đời sống nhân dân: “Hăm mốt Lê Lai, hăm hai Lê Lợi”.

Tục ngữ phản ánh những tập tục sinh hoạt hằng ngày về mọi mặt

như ăn, ở, mặc, giao tế, cưới xin, ma chay, hội hè, sinh hoạt tôn giáo:

“Lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng nam”.

Trang 5

Tục ngữ ghi lại những đặc điểm trong tổ chức và tập tục của thôn xã: “Phép vua thua lệ làng”.

Một số câu khác phản ánh tổ chức gia đình và những quan điểm thântộc của nhân dân trong xã hội phong kiến:

Tục ngữ còn miêu tả đời sống của các giai cấp và các tầng lớp nhân

dân khác nhau: “Tháng tám đói qua, tháng ba đói chết”.

Tục ngữ thể hiện tư tưởng nhân đạo chủ nghĩa chân chính của nhân

dân lao động: “Người ta là hoa của đất”.

Thể hiện khá đầy đủ những đức tính tốt đẹp của nhân dân lao động:

“Còn nước còn tát”.

Phản ánh những nhận thức có tính chất duy vật của nhân dân về sự

tồn tại khách quan của thế giới: “Còn da lông mọc, còn chồi lên cây”.

Về những mặt đối lập trong các sự vật và hiện tượng tự nhiên và xã hội:

“Được mùa cau, đau mùa lúa”.

Về mối quan hệ nhân quả giữa các sự vật, hiện tượng: “Rau nào, sâu ấy”.

Về quy luật phát triển biện chứng của thế giới khách quan: “Cái sẩy nẩy cái vung”.

Tục ngữ được hình thành từ cuộc sống thực tiễn Sự hình thành củatục ngữ có thể quy vào ba nguồn chính: Một bộ phận được hình thànhtrong đời sống của nhân dân Một bộ phận khác rút ra, tách ra từ nhữngsáng tác của các thể loại văn học dân gian (ca dao, truyện cổ tích, câuđố) Và một bộ phận những câu tục ngữ hình thành từ các tác phẩm vănhọc, các sáng tác của các nhà văn, nhà thơ, những lời phát biểu, phánđoán của các nhà triết gia

Đa số tục ngữ đều có 1 vế, chứa 1 phán đoán Mỗi câu tục ngữ

thường có hai nghĩa: nghĩa đen và nghĩa bóng

Hầu hết các câu tục ngữ đều có vần, nhiều nhất là vần lưng nên nhịpđiệu nhanh, mạnh, vững chắc:

Cũng có những câu không vần, không đối nhưng vẫn giàu chất nhạc,

chất hàm súc của thơ: “Trâu bò húc nhau, ruồi muỗi chết”

Trang 6

Hai thể loại tục ngữ và ca dao có mối quan hệ với nhau, nếu nộidung tục ngữ là một phán đoán, thiên về lý trí, đúc kết kinh nghiệm vềcuộc sống thì nội dung ca dao lại là tâm tình là suy nghĩ của con ngườitrước mọi điều diễn ra xung quanh cuộc sống Nếu tục ngữ thường dừnglại ở nhận thức hiện thực khách quan, nhận thức "cái vốn có" thì ca daotiến thêm một bước rất quan trọng là bộc lộ nguyện vọng của nhân dânđối với việc cải tạo hiện thực, đề xuất ra "cái nên có”.

Như vậy, cả ca dao và tục ngữ đều có giá trị nhất định về mặt trí tuệ,tình cảm và nghệ thuật biểu hiện

1.2 Một số vấn đề về ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế

1.2.1 Điều kiện tự nhiên, lịch sử - xã hội của Thừa Thiên - Huế

Điều kiện tự nhiên, lịch sử - xã hội có ảnh hưởng lớn đến việc hìnhthành tính cách và lối sống của con người xứ Huế, đến quá trình hìnhthành và phát triển của văn học dân gian Thừa Thiên - Huế

1.2.1.1 Điều kiện tự nhiên

* Vị trí địa lý: Tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm ở tọa độ địa lý 16 - 16,800

vĩ bắc và 107,8 - 108,200 kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Quảng Trị, phíanam giáp Đà Nẵng với ranh giới là đèo Hải Vân, phía tây giáp Lào, phíađông giáp biển Đông, nằm trên trục đường giao thông quan trọng xuyênsuốt Bắc - Nam trên quốc lộ 1, tuyến đường sắt xuyên Việt và trục hànhlang Đông - Tây nối Thái Lan - Lào- Việt theo đường 9

* Địa hình: Tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm trên dải đất hẹp với chiềudài 127 km, chiều rộng trung bình 60 km với đầy đủ các dạng địa hìnhrừng núi, gò đồi, đồng bằng duyên hải, đầm phá và biển , địa hình thấpdần từ Tây sang Đông, phức tạp và bị chia cắt mạnh

* Khí hậu: Tỉnh Thừa Thiên - Huế nằm trong khu vực nhiệt đới giómùa Thời tiết chia làm hai mùa rõ rệt, mùa mưa trùng với mùa bão, vàmùa khô kéo dài từ tháng 3 đến tháng 7

* Môi trường thiên nhiên: Tỉnh Thừa Thiên - Huế là một vùng có

môi trường thiên nhiên phong phú, đa dạng, bên cạnh có nhiều núi caonhư núi Truồi, Bạch Mã, Lăng Cô và nhiều núi đồi khác như Ngự Bình,Ngọc Trản, Thiên Thai, Long Thọ, Thiên Mụ, Thúy Vân, Linh Thái,

Trang 7

còn có nhiều đèo như đèo Phước Tượng, Phú Gia và tiêu biểu nhất là đèoHải Vân Thừa Thiên Huế cũng là một vùng quê có môi trường nước kháphong phú trong đó những con sông lớn như Ô Lâu, sông Bồ, HươngGiang, Phú Bài, Nong, Truồi và một hệ thống phụ lưu ngang dọc chia cắtdải đồng bằng hẹp chạy dọc theo bờ biển Cùng với hệ thống sông ngòi,nơi đây có nhiều đầm phá như Tam Giang, An Truyền, Hà Trung, CầuHai như là những túi đựng nước trước khi đổ ra các cửa biển Thuận An,

Tư Hiền, Lăng Cô Đặc biệt là sông Hương không những dài mà nướctrong quanh năm rất thơ mộng, trữ tình, soi bóng núi Ngự Bình, tạo thànhbiểu tượng “Sông Hương - Núi Ngự” của Thừa Thiên - Huế

Bốn yếu tố núi, sông, đồng bằng, biển nơi đây đã sản sinh nhiềutruyện dân gian kỳ bí, nhiều thơ ca dân gian trữ tình, trong đó nổi bật là

ca dao, tục ngữ

1.2.1.2 Điều kiện lịch sử - xã hội

Xứ sở Thừa Thiên - Huế trong thời kỳ đầu gắn liền với Quảng Trị, cóxưng danh là châu Thuận, châu Hóa Văn học dân gian Thừa Thiên - Huế,trong đó có ca dao, tục ngữ chủ yếu được sinh ra từ xứ sở này

Từ 1945 đến 1954, nhân dân Thừa Thiên - Huế cùng với cả nước

tiến hành cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp

Giai đoạn từ 1954 đến 1975, Thừa Thiên - Huế là cái nôi của phongtrào học sinh, sinh viên, trong đó có cả tăng ni Phật tử đấu tranh chống

đế quốc Mỹ và tay sai Ngô Đình Diệm

Giai đoạn từ 1975 đến nay nhân dân xứ Huế sống trong cảnh hòabình, hàn gắn vết thương chiến tranh, xây dựng và phát triển quê hương Thừa Thiên - Huế là một địa phương đa tộc người, ngoài người Kinhchiếm đa số, đồng thời là chủ thể văn hóa của địa phương, còn cónhững tộc người thiểu số, họ cư trú thành từng địa bàn hoặc xen lẫn vớingười Việt

Giai đoạn đầu của Thuận Hóa (1306-1558), bên cạnh đa số cư dânBắc Trung Bộ đến định cư, nơi đây còn một ít người Chăm lưu trú Đếngiai đoạn sau (1558-1801), lưu dân địa phương này ngày mỗi gia tăng,

Trang 8

Thừa Thiên - Huế có thêm 3 huyện mới là Phong Điền, Hương Thủy,Phú Lộc, có hai huyện miền núi là Nam Đông và A Lưới Tại 2 huyệnnày, ngoài người Kinh còn có những tộc người thiếu số như Bru-VânKiều, Tà-Ôi, Cờ-Tu thuộc ngữ hệ Môn-khmer.

1.2.2 Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế - tấm gương phản chiếu đời sống kinh tế - xã hội của Thừa Thiên - Huế

Ca dao, tục ngữ là một bộ phận hợp thành của hình thái ý thức xãhội văn học nghệ thuật Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế là tấm gươngphản chiếu đời sống kinh tế - xã hội và các quan hệ xã hội của quầnchúng nhân dân lao động Thừa Thiên - Huế trong những giai đoạn lịch

sử khác nhau Có thể thấy các nội dung phản ánh chủ yếu của ca dao,tục ngữ Thừa Thiên - Huế về các điểm chủ yếu sau đây:

1.2.2.1 Về quê hương đất nước

Quê hương đất nước là một đề tài phổ biến trong ca dao, tục ngữThừa Thiên - Huế Biểu tượng của bức tranh thiên nhiên trữ tình của

Huế là “sông Hương - núi Ngự”: “Ai vô xứ Huế mà coi/ Sông Hương núi Ngự cảnh trời đẹp thay”.

Dọc đôi bờ sông Hương là núi Ngọc Trản và làng Kim Long phía

Tây Hoàng Thành “Nước đầu cầu khúc sâu, khúc cạn/ Chèo qua Ngọc Trản đến vạn Kim Long/ Sương sa, gió thổi lạnh lùng/ Sương xao trăng lặn gây lòng nhớ thương”.

Có núi Truồi hùng vĩ, tiêu điểm của huyện Phú Lộc canh giữ biển Đông:

“Núi Truồi ai đắp nên cao/ Dâu Truồi ai biếu ngọt ngào lòng anh” Đặc biệt là núi Bạch Mã: “Núi Bạch Mã hai hàng sau trước/Đất Lộc Trì khi ướt khi khô/ Đường về đá bạc lô nhô/ Cầu Hai đầm nước xô bờ ngày đêm”.

Ngoài cái đẹp hữu tình, biển cả bao la, ở đây còn tiềm ẩn cái tháp

của địa danh Ô - Lý: “Từ thuở mang gươm đi mở nước” Trên con

đường Thiên Lý thuộc địa phận Phú Lộc, núi Phước Tượng có “con voi

đá” khổng lồ, chứng nhân của sự cách trở của nghĩa vợ chồng: “Đèo

mô cao bằng đèo Phước Tượng/ Nghĩa mô trượng (trọng) bằng nghĩa

Trang 9

Huế còn có các chùa Quốc Bảo, Từ Hiếu, Từ Đàm, Trà Am, Chùa

Ông, Diệu Đế: “Đông Ba,Gia Hội hai cầu/ Giữa chùa Diệu Đế bồn lầu hai chuông”.

Bên cạnh hệ thống chùa, tiêu biểu và độc đáo nhất của kinh đô Huế

là biểu tượng Ngọ Môn

Đề cập đến địa danh lịch sử văn hóa Huế, không thể không nhắc đếncầu Trường Tiền

Đi xa về phía Tây - Nam Hoàng Thành, hiện hữu một hệ thống lăng

tẩm đồ sộ, hoành tráng, trong đó lăng Tự Đức và Khải Định

Khác với lăng Tự Đức, lăng Khải Định xây dựng ở sườn núi Chân

Chữ, còn gọi là Châu Ê: “Châu Ê, ơi hỡi Châu Ê/ Khi đi trai tráng, khi

về bũng beo”.

Quê hương Huế, qua ca dao, tục ngữ chúng ta còn biết nhiều đặc

sản rất ấn tượng liên quan đến đời sông vật chất và tinh thần “Cơm Mỹ

Xá, cá Hội Yên, vịt đàn Thủ Lễ, Thôn Niên heo gà”.

Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế không chỉ miêu tả, giới thiệu vềquê hương đất nước Thừa Thiên - Huế mà còn gắn vào đó một tìnhcảm thiêng liêng, sâu lắng, mang lại sức gợi cảm mạnh, nó luôn ẩn hiệntrong tâm thức của người Huế không những ở quá khứ mà còn ở hiệntại và tương lai

1.2.2.2 Về tình cảm lứa đôi

Trong kho tàng ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, chủ đề tình yêuđôi lứa chiếm khối lượng lớn, rất phong phú và đa dạng Ca dao, tụcngữ Thừa Thiên - Huế phản ánh tình cảm lứa đôi với nhiều cung bậc,màu sắc; ghi lại tất cả các chặng đường, các khía cạnh của tình yêu, các

Trang 10

trạng thái tình cảm của nam nữ thanh niên đôi khi gặp nhiều trắc trở,khó khăn nhưng tinh tế, sâu sắc qua hai giai đoạn là chào hỏi - làm quen

Trong tỏ tình - kết duyên của đôi lứa, “thầy mẹ” hiện thân khá nhiều:

“Nơi không thương thì thầy mẹ ép/ Nơi đẹp tình thì thầy mẹ khiến đừng”.

Trai gái Thừa Thiên - Huế cùng sống trong môi trường thiên nhiênnon nước hữu tình và môi trường lịch sử - xã hội phong kiến nên hìnhthành những đặc trưng riêng trong cách tỏ tình Cùng với những đặctrưng ấy, nam nữ Thừa Thiên - Huế, chủ yếu là nữ giới trong tỏ tình -kết duyên thường có hình bóng cha mẹ Đây là tính cách đặc thù rấtHuế của nữ giới trong tình yêu và hôn nhân, điều này vừa thể hiện nếpnhà, vừa hàm chứa sự bền vững của tình yêu

1.2.2.3 Về hôn nhân, gia đình

Những câu ca dao, tục ngữ về chủ đề hôn nhân, gia đình biểu hiện

các mối quan hệ tốt đẹp giữa tình cảm vợ chồng, cha mẹ, con cái, anh

em họ hàng, bà con hàng xóm

Trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế, có hai quan niệm về hônnhân, hoặc đôi bên nam nữ tự do lựa chọn đối tượng thích hợp với

mình, hoặc “cha mẹ đặt đâu con ngồi đó”.

Trong kén chọn hôn nhân, ngoài sự xứng đôi vừa lứa, còn liên quan

đến dòng giống: “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”.

Cũng có quan niệm hôn nhân ngược lại, vì “phú dự quý thị nhơn chi sở nhục, bần dự tiện thị nhơn chi sở ố”, nhưng chỉ là hy hữu.

Sau cùng, tiêu chí cốt lõi nhất là hôn nhân một vợ, một chồng, đặc biệt

là nữ giới “Ra đi mẹ đã dặn con/ Chính thê thì lấy, hầu non thì đừng”.

Trang 11

Ở các tầng lớp trên của xã hội, hôn nhân của con cái thường do cha

mẹ sắp đặt

Hai quan niệm trên hàm chứa trong ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huếtuy đối nghịch nhau nhưng đều cùng hướng đến hạnh phúc của hônnhân - gia đình

Trọng tâm của ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế trong chủ đề hôn

nhân - gia đình chủ yếu nói lên tình cảm vợ chồng: “Vợ chồng yêu mến thuận hòa”.

Vợ chồng chung thủy với nhau khi còn sống đã đành, lúc biệt ly, kẻmất người còn không ít trường hợp vẫn chung thủy với người đã khuất

“Chồng em sớm thác suối vàng/ Em ở ri cho trọn đạo nghĩa khói nhang với chồng”.

Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế còn phản ánh sự đổ vỡ của gia đình

“Đêm nằm nghĩ lại mà coi/ Lấy chồng đánh bạc như voi phá nhà”.

Nhìn chung, đời sống hôn nhân, gia đình trong ca dao, Thừa Thiên - Huếmang nhiều sắc thái, trong đó phổ biến là vợ chồng thương yêu nhau,thủy chung với nhau trong mọi hoàn cảnh

1.2.2.4 Về lao động sản xuất và các vấn đề khác của cuộc sống

Văn học dân gian nói chung và ca dao, tục ngữ Huế nói riêng đềuxuất phát trực tiếp từ lao động rồi trực tiếp phục vụ cho sản xuất vàngười lao động

Ca dao, tục ngữ Thừa Thiên - Huế phản ánh nhiều sắc thái trong laođộng sản xuất và mối quan hệ của con người với tự nhiên Từ những

kinh nghiệm về thời tiết: “Cu cu tắm thì ráo, trảo trảo tắm thì mưa” Đến những kinh nghiệm về thời điểm trồng trọt: “Trồng sắn buổi mai, trồng khoai buổi chiều”.

Những kiến thức về chăn nuôi và đánh bắt, trong đó chủ yếu là kinh

nghiệm chọn giống nuôi, phổ biến là chọn chó, mèo, heo, trâu, gà:

“Nhất chó bốn đeo, nhì mèo tam thể” (chọn chó, mèo).

Kinh nghiệm đi lưới: “Trời sương mù, nhiều cá thu cá nục”.

Ngày đăng: 16/08/2017, 17:29

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w