Kết thúc phần thi cuối cùng nhóm nào đạt được nhiều điểm nhất sẽ là nhóm thắng cuộc Chúng ta cùng đến với phần thi đầu tiên: Khởi động Mục tiêu: học sinh được ôn lại tính chất của hình c
Trang 1Ngày soạn: Ngày giảng:
Tiết 22: HÌNH VUÔNG
1) MỤC TIÊU:
1) Kiến thức: HS hiểu được định nghĩa hình vuông, thấy được hình vuông là
dạng đặc biệt của hình chữ nhật và hình thoi, các tính chất của hình vuông
2) Kĩ năng: Biết vẽ một hình vuông, biết CM một tứ giác là hình vuông 3) Thái độ: Học sinh yêu thích môn học, thích thú với cách thức tổ chức mới 4) Năng lực cần đạt: Năng lực tư duy, hợp tác nhóm, phản xạ nhanh.
II) CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1) Chuẩn bị của giáo viên: Soạn bài, thiết kế giáo án trình chiếu theo các
phần chơi
2) Chuẩn bị của học sinh: Học kĩ bài hình chữ nhật, hình thoi.
III QUÁ TRÌNH TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC CHO HS
Tổ chức tiết học dưới hình thức cuộc thi “Khám phá tri thức”
1 CÁC HOẠT ĐỘNG ĐẦU GIỜ (HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG)
Phần thi khởi động(5 ' )
GV: Giới thiệu luật chơi trong cuộc thi:
Cuộc thi giữa 4 nhóm 1, 2, 3, 4
Các nhóm sẽ phải trải qua 3 phần thi: Khởi động, vượt chướng ngại vật, về đích Điểm đạt được của mỗi nhóm qua mỗi phần thi được cập nhật trên bảng điểm
Kết thúc phần thi cuối cùng nhóm nào đạt được nhiều điểm nhất sẽ là nhóm thắng cuộc
Chúng ta cùng đến với phần thi đầu tiên: Khởi động
Mục tiêu: học sinh được ôn lại tính chất của hình chữ nhật và hình thoi là cơ sở đưa
ra tính chất của hình vuông
Nhiệm vụ: Trong phần thi này cô chia nhóm 1, nhóm 2 vào đội 1, nhóm 3 nhóm 4
vào đội 2, hai đội cùng chơi trò chơi tiếp sức, mỗi nhóm có một số tính chất về cạnh, góc, đường chéo của các hình đã học, Đội 1 lựa chọn những tính chất thích hợp cho hình chữ nhật, Đội 2 lựa chọn những tính chất thích hợp cho hình thoi, lưu
ý mỗi thành viên chỉ được lên một lần, thành viên này về chỗ thì thành viên khác mới được lên tiếp sức Các nhóm hoàn thành phần chơi trong thời gian 4 phút, mỗi tính chất đúng được 10 điểm Điểm tối đa là 50 điểm, điểm đạt được của mỗi đội sẽ
là điểm chung cho cả hai nhóm ở phần thi khởi động
Học sinh: Thực hiện
Sản phẩm: Bảng tính chất đã hoàn thành
GV: Chiếu kết quả cho các nhóm kiểm chứng tích câu trả lời đúng báo cáo điểm
Trang 2GV đánh giá – tuyên dương ý thức học tập của các nhóm
Chúc mừng các nhóm đã vượt qua phần thi khởi động rất xuất sắc, những tính chất của hình chữ nhật, hình thoi sẽ giúp các em vượt qua thử thách trong phần thi tiếp theo: Phần thi vượt chướng ngại vật.
2/ NỘI DUNG BÀI HỌC (HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC) (32’) Hoạt động 1: Phần thi Vượt chướng ngại vật (7’)
+ Mục tiêu: Giúp học sinh biết thế nào là hình vuông
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu, thảo luận tìm ra được các cách định nghĩa hình vuông + Phương thức thực hiện: hoạt động nhóm, hoạt động cá nhân
+ Sản phẩm: đưa ra được định nghĩa và VD hình ảnh
thực tế về hình vuông.
1/ Định nghĩa:
GV
?
Các nhóm thảo luận viết câu trả lời ra Phiếu
học tập Mỗi ý trả lời đúng được 10 điểm, thời
gian 3 phút
Tứ giác ABCD có gì đặc biệt?
Tứ giác ABCD có
AB = BC = CD = DA và có 4 góc vuông
Bài tập: Điền vào chỗ trống
Tứ giác ABCD có gì đặc biệt?
a) Tứ giác ABCD có các góc
(1)
nên ABCD là hình
(2)
b) Tứ giác ABCD có các cạnh
(3) nên ABCD là hình
A B
D C
GV chiếu đáp án – Học sinh đánh giá báo điểm
Trang 3GV Ta gọi tứ giác ABCD là hình vuông và chủ đề
của cuộc chơi hôm nay các em hãy cùng
khám phá những kiến thức thú vị về hình
vuông
GV Ghi bảng tiết 22 – Hình vuông
HS Hoạt động chung cả lớp
? Em hiểu thế nào là hình vuông? * Định nghĩa: SGK
?
?
Tứ giác ABCD là hình vuông khi nào?
Nếu Tứ giác ABCD có
DA CD BC AB
D C B
thì em kết luận gì về
tứ giác ABCD
Tứ giác ABCD là hình vuông
DA CD BC AB
D C B
? Hình vuông có phải là hình chữ nhật không?
Vì sao?
? Hình vuông có phải hình thoi không? Vì sao?
GV Như vậy hình vuông là một hình chữ nhật đặc
biệt và cũng là hình thoi đặc biệt
? Hình vuông đặc biệt hơn hình chữ nhật, hình
thoi ở điểm nào?
?
?
Hãy định nghĩa hình vuông trên cơ sở hình
chữ nhật?
Định nghĩa hình vuông trên cơ sở hình thoi?
* Nhận xét:
+ Hình vuông là hình chữ
nhật có 4 cạnh bằng nhau
+ Hình vuông là hình thoi có
4 góc vuông
? Vậy tứ giác nào vừa là hình chữ nhật, vừa là
hình thoi?
? Quan sát xung quanh, lấy VD thực tế về hình
ảnh của hình vuông?
Chiếu: Một số hình ảnh thực tế của hình
vuông
Trang 4GV Yêu cầu hoạt động nhóm
+ Các thành viên trong nhóm hãy thảo luận để
vẽ một hình vuông có một cạnh bằng 4 cm
+ Các thành viên trong nhóm vẽ vào vở, vẽ
đúng được 10 điểm
+ Điểm vẽ của nhóm là tổng điểm của các
thành viên trong nhóm
GV cho nhóm trưởng các nhóm kiểm tra báo
cáo kết quả
Chốt lại cách vẽ hình vuông bằng êke
Hoạt động 2: Tính chất(15’)
+ Mục tiêu: Giúp học sinh nêu được tính chất của hình vuông
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu, thảo luận chỉ ra được các tính chất của hình vuông
+ Phương thức thực hiện: GV cho HS Hoạt động cặp đôi, cá nhân
+ Sản phẩm: đưa ra được tính chất và ?1, bài 80(SGK/108).
GV Trở lại với phần thi vượt chướng
ngại vật chúng ta cùng đến với
nhiệm vụ tiếp theo
Hoạt động nhóm 3 phút: Từ cách
hiểu của em về hình vuông hãy Viết
nhanh vào phiếu học tập các tính
chất về góc, cạnh, đường chéo, tính
chất đối xứng của hình vuông (Mỗi
tính chất đúng được 10 điểm)
GV yêu cầu các nhóm chuyển bài
chấm chéo
2 / Tính chất
Trang 5Đưa ra các tính chất của hình vuông
GV Nói rõ hơn về tính chất hai đường
chéo
? Ngoài ra hình vuông còn có tính
chất đối xứng, nhóm nào đã phát
hiện ra?
GV chiếu và khắc sâu hơn tính chất
đối xứng
GV Như vậy hình vuông có một tâm đối
xứng và có 4 trục đối xứng
Đây là câu trả lời cho bài tập 80
(SGK)
- Tâm đối xứng của hình vuông là giao điểm của hai đường chéo
- Bốn trục đối xứng của hình vuông là hai đường chéo và hai đường thẳng đi qua trung điểm các cặp cạnh đối
GV Cô có một chiếc bánh chưng, em hãy
nêu cách chia bánh thành 8 phần
bằng nhau?
Chiếu: Ứng dụng thực tế vận dụng
tính chất đối xứng của hình vuông để
cắt bánh chưng
GV Như vậy chúng ta đã tìm ra được tất
cả các tính chất về góc, về cạnh Về
đường chéo và tính chất đối xứng
của hình vuông, các em cần nắm
vững những tính chất này để vận
dụng vào làm các bài tập về hình
Trang 6GV Làm thế nào để chứng minh một tứ
giác là hình vuông chúng ta cùng tìm
hiểu một số câu hỏi sau?
Các thành viên trong nhóm thảo luận
Hoạt động 3: Dấu hiệu nhận biết:(10’)
+ Mục tiêu: Giúp học sinh nêu ra được các dấu hiệu nhận biết hình vuông
+ Nhiệm vụ: Nghiên cứu, thảo luận chỉ ra được các dấu hiệu nhận biết hình vuông + Phương thức thực hiện: GV cho HS Hoạt động cặp đôi, cá nhân
+ Sản phẩm: đưa ra được dấu hiệu nhận biết và ?2
? Các em đã biết hình vuông cũng là
hình chữ nhật, cũng là hình thoi,
vậy hình chữ nhật và hình thoi cần
có thêm điều kiện gì thì sẽ là hình
vuông
Các nhóm ghi câu trả lời vào phiếu
trong thời gian 3 phút
GV lần lượt chiếu hình động minh
họa kiểm chứng
3/ Dấu hiệu nhận biết: (SGK)
Mỗi ý trả lời đúng của mỗi nhóm
được 10 điểm
HS + Hình chữ nhật có hai cạnh kề
bằng nhau là hình vuông.
+ Hình chữ nhật có hai đường
chéo vuông góc với nhau là hình
vuông.
+ Hình chữ nhật có một đường
chéo là đường phân giác của một
góc là hình vuông.
+ Hình thoi có một góc vuông là
hình vuông.
+ Hình thoi có hai đường chéo
bằng nhau là hình vuông.
GV Ta có 5 dấu hiệu nhận biết hình
vuông Trong đó 3 dấu hiệu đi từ
hình chữ nhật, 2 dấu hiệu đi từ hình
thoi Về nhà các em tự CM 5 dấu
hiệu này
Trang 7GV Như vậy chúng ta đã đi được gần
cuối chặng đường của cuộc thi
khám phá tri thức về Hình vuông
Những kiến thức chúng ta đã phát
hiện ra được vận dụng như thế nào
chúng ta cùng đến với phần thi VỀ
ĐÍCH
* Nhận xét: Một tứ giác vừa là hình
chữ nhật, vừa là hình thoi thì tứ giác
đó là hình vuông
3) CỦNG CỐ LUYỆN TẬP, HƯỚNG DẪN HỌC SINH TỰ HỌC
* HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP (8’)
Phần thi về đích
GV + Các nhóm làm bài tập sau, ghi
đáp án vào bảng nhóm khi có hiệu
lệnh hết giờ thì cùng giơ đáp án lên,
nhóm nào giơ chậm không tính
điểm, mỗi đáp án đúng được 10
điểm Thời gian 2 phút
+ GV có thể yêu cầu một thành
viên bất kì trong nhóm giải thích,
nhóm nào giải thích đúng được 10
điểm
? GV gọi lần lượt các nhóm trả lời
GV Yêu cầu học sinh hoàn thiện phần
chứng minh vào vở (nếu đủ thời
a) Tứ giác ABCD có OA = OB = OC
= OD
Trang 8gian) hoặc giao về nhà Tứ giác ABCD là hình chữ nhật
có AB = BC nên tứ giác ABCD là hình vuông (Dấu hiệu nhận biết) a) Tứ giác EFGH là hình thoi b) Tứ giác MNPQ có
MP NQ = {O}
OM = ON = OP = OQ
Tứ giác MNPQ là hình chữ nhật
có MP NQ nên hình chữ nhật MNPQ là hình vuông
d) Tứ giác RSTU có RS = ST = TU
= UR nên tứ giác RSTU là hình thoi
có Rˆ = 90o
Vậy hình thoi RSTU là hình vuông
* Tổng kết:
+ Nhiệm vụ: Tính tổng điểm theo nhóm, tìm ra đội thắng cuộc, trao quà
+ Phương thức thực hiện: Nhóm trưởng các nhóm tổng hợp điểm
GV trao quà cho đội được giải nhất – Tuyên dương động viên học sinh cố gắng
* HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG, TÌM TÒI MỞ RỘNG (2 phút)
Vận dụng: Tìm hiểu thêm những ứng dụng thực tế của hình vuông, tính chất của
hình vuông
Tìm tòi mở rộng:
- Tìm hiểu cách vẽ khác của hình vuông bằng Compa, thước 2 lề
- Sử dụng phần mềm Geogebra để vẽ hình vuông bằng các cách khác nhau
- Dùng phần mềm Geogebra để minh họa cho dấu hiệu nhận biết hình vuông
Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà
Học thuộc định nghĩa, tính chất, dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật, hình thoi
và hình vuông
BTVN: 79 82, 83(SGK/109); 144; 145 148 (SBT/ 75)