b. Than khoáng.
HIỆN TRẠNG SỮ DỤNG QUẢN LÍ TÀI NGUYÊN TRI THỨC
- Sự đầu tư cho khoa học, công nghệ ở Việt Nam so sánh tương quan với các quốc gia trong khu vực là rất thấp. Hiện nay, Việt Nam chỉ dành khoảng 0,3% GDP cho hoạt động khoa học, công nghệ, trong khi đó con số này ở Malaysia là 1%, Singapore là 3%.
- Hiện nay, tỷ lệ lao động qua đào tạo ở Việt Nam đạt khoảng 35%, đây là con số rất thấp so với các nước trong khu vực và trên thế giới.
Số lượng sinh viên đại học và cao đẳng phát triển nhanh: + năm 2000, có 899,5 nghìn người; + năm 2002: 1.020,7 nghìn người; + năm 2003: 1.131 nghìn người; + năm 2004: 1.319,8 nghìn người. + Năm 2005: 1,387,1 nghìn người; + năm 2006 : 1,666, 2 nghìn người,…
Cả nước có khoảng 14 nghìn tiến sĩ và tiến sĩ khoa học; 1.131 giáo sư; 5.253 phó giáo sư; 16 nghìn người có trình độ thạc sĩ; 30 nghìn cán bộ hoạt động khoa học và công nghệ; 52.129 giảng viên đại học, cao đẳng, trong đó có 49% của số 47.700 có trình độ thạc sĩ trở lên, gần 14 nghìn giáo viên trung cấp chuyên nghiệp, 11.200 giáo viên dạy nghề và 925 nghìn giáo viên hệ phổ thông;
Đội ngũ trí thức Việt Nam ở nước ngoài, hiện có khoảng 300 nghìn người trong tổng số gần 3 triệu Việt kiều, trong đó có khoảng 200 giáo sư, tiến sĩ đang giảng dạy tại một số trường đại học trên thế giới.
Tính đến đầu năm 2007:
-143 trường đại học, học viện -178 trường cao đẳng
-285 trường trung cấp chuyên nghiệp -1.691 cơ sở đào tạo nghề.
Cả nước hiện có 74 trường và khối trung học phổ thông chuyên với tổng số 47,5 nghìn học sinh tại 63/64 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và 7 trường đại học chuyên. Tỷ lệ học sinh trung học phổ thông chuyên so với tổng dân số của cả nước đạt 0,05%, còn chiếm rất thấp so với thế giới.
Tuy nhiên, do không có một cơ quan nhà nước nào quy định việc tuyển sinh, nên tình trạng tuyển sinh ồ ạt diễn ra ở hầu hết các trường. Số lượng sinh viên tăng một cách chóng mặt làm cơ sở vật chất, số lượng giảng viên không đủ đáp ứng cho nhu cầu giảng dạy, chất lượng giáo dục càng thấp… Kéo theo một hệ lụy đáng buồn là tình trạng sinh viên thất nghiệp.
Một cuộc khảo sát do Trung tâm Nghiên cứu và Phân tích chính sách thuộc Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn thực hiện, với quy mô gần 3.000 cựu sinh viên thuộc năm khóa khác nhau (ra trường từ năm 2006-2010): ĐHQG Hà Nội, ĐHQG TP.HCM và ĐH Huế, đã cho thấy những con số báo động. Có đến 26,2% cử nhân cho biết chưa tìm được việc làm. Trong số này, 46,5% cho biết đã đi xin việc nhưng không thành công. 42% lựa chọn một giải pháp an toàn là... tiếp tục học lên hoặc học thêm một chuyên ngành khác. Thậm chí, có 27% cử nhân được hỏi cho biết, họ rất khó kiếm việc làm do ngành học của mình không phù hợp với thị trường. Số người rơi vào cảnh nhà tuyển dụng không hiểu về ngành học cũng chiếm tới 18%.”
Với Đề án 322, từ năm 2000 đến 2010, Việt Nam đã chi hơn 2.500 tỉ đồng cho khoảng 3.000 cán bộ, giảng viên đi nước ngoài học tập; và trong số 2.268 người được đưa đi đào tạo tiến sĩ, thì chỉ có 1.074 tiến sĩ về nước. Chi phí bình quân cho mỗi du học sinh theo đề án này là khoảng 22.000USD/năm. Như vậy, trong 10 năm Nhà nước phải chi cho mỗi người là 220.000USD, tức gần 4,4 tỉ đồng.
Thực trạng đáng buồn hiện nay là các du học sinh ra nước ngoài học tập bằng nhiều con đường khác nhau nhưng nẻo về lại giống nhau và phần lặng lẽ mất hút;
Hiện có gần 400.000 chuyên gia, trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, chiếm hơn 10% trong cộng đồng hơn 4,5 triệu người Việt Nam ở nước ngoài có trình độ từ đại học trở lên và các chuyên gia có kỹ thuật, tay nghề cao, tập trung ở các nước phát triển, tiên tiến.
Nguyên nhân gây ra tình trạng thiều nguồn nhân lực
-Hiện nay nền giáo dục của nước ta vẫn mang nặng tính lý thuyết ít vận dụng vào thực tiễn vì vậy chất lượng nguồn nhân lực được đào tạo chất lượng vẫn còn hạn chế.
-Cơ sở hạ tầng thông tin, trang thiết bị vẫn còn nhiều thiếu thốn đặc biệt là các trang thiết bị trong lĩnh vực nghiên cứu đây chính là hạn chế lớn trong quá trình đào tạo, và phát triển nguồn nhân lực tri thức nhất là vấn đề thu hút nhân lực từ nước ngoài.
-Môi trường kinh tế và thể chế xã hội vẫn cứng nhắc còn nhiều vấn đề bất cập trong việc phân bổ nhân lực vì vậy không thu hút nhân tài và nhất là các lưu học sinh vào làm việc.
-Việc ứng dụng các công nghệ hiện đại vào quá trình sản xuất còn ít vì vậy khả năng thúc đẩy công tác nghiên cứu của các nhà khoa học không cao chỉ mang tính lý thuyết.