TIỂU LUẬN HẾT MÔN HỌC QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN Khách sạn Caravelle. Thực trạng và định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh Khái niệm khách sạn, kinh doanh khách sạn Cơ cấu tổ chức bộ phận khách sạn Các yếu tố ảnh hương đến hoạt dộng kinh doanh khách sạn Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh khách sạn THỰC TRẠNG KINH DOANH KHÁCH SẠN CARAVELLE Tổng quan về khách sạn Caravelle Giới thiệu về khách sạn Caravelle Lịch sử hình thành và phát triển Qui mô của khách sạn Caravelle Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của khách sạn Khái niệm cơ cấu tổ chức của khách sạn Thực trạng hiệu quả kinh doanh và biện pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Caravelle Thực trạng hiệu quả kinh doanh của khách sạn Caravelle Thực trạng hiệu quả kinh doanh buồng phòng tại khách sạn Caravelle Thực trạng hiệu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Caravelle Thực trạng hiệu quả kinh doanh dịch vụ bổ sung tại khách sạn Caravelle Đánh giá thực trạng hiểu quả kinh doanh của khách sạn Caravelle Đánh giá thực trạng hiểu quả kinh doanh dịch vụ ăn uống tại khách sạn Caravelle Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Những giải pháp để tăng doanh số Một số biện pháp hạ thấp chi phí
Trang 1BỘ MÔN DU LỊCH
TIỂU LUẬN HẾT MÔN HỌC QUẢN TRỊ KHÁCH SẠN
ĐỀ BÀI: Khách sạn Caravelle Thực trạng và định hướng giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh
Hà Nội 11/2018
Trang 2MỤC LỤC
Trang 3DANH SÁCH BẢNG CHIẾU
Trang 4PHẦN 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KINH DOANH KHÁCH SẠN VÀ HIỆU QUẢ
và đối tượng sử dụng mà phân loại khách sạn tạm trú, du lịch, nghỉ dưỡng, hội nghị,v.v Theo mức độ tiện nghi phục vụ, khách sạn được phân hạng theo số lượng sao từ 1đến 5 sao
Khách sạn là cơ sở kinh doanh lưu trú phổ biến trên Thế giới, đảm bảo chấtlượng và tiện nghi cần thiết phục vụ kinh doanh lưu trú, đáp ứng một số yêu cầu vềnghỉ ngơi, ăn uống, vui chơi giải trí và các dịch vụ khác trong suốt thời gian khách lưutrú tại khách sạn, phù hợp với động cơ, mục đích chuyến đi
Khách sạn được hiểu là một loại hình doanh nghiệp được thành lập, đăng ký kinhdoanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích sinh lời
1.1.2 Kinh doanh khách sạn
Kinh doanh khách sạn là hoạt động kinh doanh trên cơ sở cung cấp các dịch vụlưu trú, ăn uống, và các dịch vụ bổ sung cho khách nhằm đáp ứng các nhu cầu ăn, nghỉ
và giải trí của họ tại các điểm du lịch nhằm mục đích kinh doanh có lãi
Hiện nay cùng với việc phát triển của ngành du lịch và cuộc cạnh tranh thu hútkhách, hoạt động kinh doanh khách sạn không ngừng được mở rộng và đa dạng hoá.Ngoài các dich vụ cơ bản trên các nhà kinh doanh đã tổ chức các hoạt động khác như
tổ chức các hội nghị, hội thảo Trong các dịch vụ trên có những dịch vụ do khách sạnsản xuất ra để cung cấp cho khách như dịch vụ khách sạn, ăn uống, vui chơi giải trí
có những dịch vụ khách sạn làm đại lý bán cho các cơ sở khác như: đồ uống, điệnthoại, giặt là Trong các dịch vụ khách sạn cung cấp cho khách có những dịch vụ vàhàng hoá khách phải trả tiền, có những dịch vụ và hàng hoá khách không phải trả tiềnnhư dịch vụ giữ đồ cho khách, dịch vụ khuân vác hành lý Kinh doanh trong ngành dulịch thực hiện thu hút một phần quỹ tiêu dung của nhân dân và thực hiện tái phân chiaquỹ tiêu dùng của cá nhân theo lãnh thổ
Trang 51.1.3 Khái niệm hiệu quả kinh doanh
Hiệu quả kinh doanh theo khái niệm rộng là một phạm trù kinh tế phản ánhnhững lợi ích đạt được từ các hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp Như vậycần phân định sự khác nhau và mối liên hệ giữa "kết quả" và "hiệu quả"
Bất kỳ hành động nào của con người nói chung và trong kinh doanh nói riêngđều mong muốn đạt được những kết quả hữu ích cụ thể nào đó, kết quả đạt được trongkinh doanh mà cụ thể là trong lĩnh vực sản xuất, phân phối lưu thông mới chỉ đáp ứngđược phần nào tiêu dùng của cá nhân và xã hội
Như vậy, hiệu quả kinh doanh là một đại lượng so sánh: So sánh giữa đầu vào vàđầu ra, so sánh giữa chi phí kinh doanh bỏ ra và kết quả kinh doanh thu được
Tóm lại, hiệu quả kinh doanh phản ánh mặt chất lượng các hoạt động kinh doanh,trình độ nguồn lực sản xuất trong quá trình kinh doanh của doanh nghiệp trong sự vậnđộng không ngừng của các quá trình sản xuất kinh doanh, không phụ thuộc vào tốc độbiến động của từng nhân tố
1.1.4 Đặc điểm kinh doanh khách sạn
Vốn đầu tư xây dựng cơ bản lớn: Khách sạn phải được xây dựng khang trang,
hiện đại được trang bị những tiện nghi tốt để phục vụ cho mọi nhu cầu của du khách,chính vì vậy mà nhu cầu về vốn xây dựng khách sạn lớn và phải đầu tư một lần ngay
từ đầu
Sử dụng nhiều lao động: Trong kinh doanh khách sạn phải sử dụng nhiều lao
động phổ thông Đây là nguyên nhân dẫn đến việc gia tăng chi phí về quỹ lương
Tính chất phục vụ của khách sạn: Đòi hỏi phải liên tục tất cả thời gian trong
ngày, tuần, tháng, năm Bất kể thời gian nào có du khách, khách sạn phải luôn sẵn sàngphục vụ
Đối tượng phục vụ của khách sạn: Du khách với sự đa dạng về cơ cấu dân tộc,
cơ cấu xã hội, nhận thức, sở thích, phong tục tập quán, lối sống.Trong khách sạn từng
bộ phận nghiệp vụ hoạt động có tính độc lập tương đối trong một quy trình phục vụ
Khách sạn thường được xây dựng tại nhiều điểm, trung tâm du lịch nhằm khai thác có hiệu quả tiềm năng tài nguyên du lịch Do vậy khoảng cách của các
khách sạn và cơ quan quản lý thường xa nhau, gây khó khăn trong công tác quản lý,kiểm tra các hoạt động của khách sạn Điều này đòi hỏi tinh thần trách nhiệm, ý thức
tự chủ, sáng tạo của người quản lý khách sạn
Trang 6Tính không thể lưu kho: Khác với các loại hình kinh doanh khác, hoạt động
kinh doanh khách sạn không thể dự trữ được Nghĩa là sản phẩm du lịch không thể để
dành cho ngày mai Dịch vụ không bán được ngày hôm nay không thể bán được cho
ngày hôm sau Chính vì đặc tính này mà khách sạn phải để cho khách đăng ký giữ chỗ
vượt trội số phòng khách sạn hiện có, đôi khi việc làm này dẫn đến sự phiền toái cho
khách lẫn chủ
Tính không thể dịch chuyển: Mỗi sản phẩm khác khi chúng ta mua thì chúng ta
được sở hữu Nó thuộc về người bỏ tiền ra mua Nhưng những dịch vụ trong kinh
doanh khách sạn thì không có quyền sở hữu Khi chúng ta sử dụng xong chúng ta
không thể mang nó theo được Chúng ta chỉ có thể mua quyền sử dụng mà thôi Sử
dụng xong để lại vị trí cũ chứ không thể đem về nhà được Ví dụ: Chúng ta thuê 1
phòng trong khách sạn ở 2 người trong 3 đêm, hết thời gian 3 đêm chúng ta sẽ về mà
không thể nào mang theo cái phòng đã thuê này được
1.2 Cơ cấu tổ chức bộ phận khách sạn
Khái niệm cơ cấu tổ chức của khách sạn: Mô hình tổ chức bộ máy của Khách
sạn phản ánh chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân Phản ánh
mối quan hệ quản lý, thông tin giữa các vị trí, các cá nhân thực hiện công việc được
giao hướng tới mục tiêu đề ra
Cơ cấu ( cấu trúc) tổ chức bộ máy của khách sạn đó là việc bố trí, sắp xếpnhân viên thành từng bộ phận dựa vào nguồn lực của khaccsh sạn nhằmtriển khai công việc có hiệu quả
1.3 Các yếu tố ảnh hương đến hoạt dộng kinh doanh khách sạn
Hoạt động kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào tài nguyên du lịch: Trước
khi đầu tư kinh doanh khách sạn, chủ đầu tư phải xác định một điều rằng, con người
Tổng giám đốc
Giám đốc điều hành
Bộ phận kinh doanh tổng hợp
Bộ phận bảo vệ
Bộ phận kĩ thuật
Bộ phận nhân sự
Bộ phận kế toán – tài
Bộ phận nhà hàng
Bộ
phận
lễ tân
Trang 7chỉ đi du lịch ở những địa điểm có tài nguyên du lịch Đây là điều kiện tiên quyết đểphát triển ngành du lịch cũng như dịch vụ khách sạn Tài nguyên du lịch biển của ViệtNam vô cùng phong phú, nơi nào có càng nhiều tài nguyên du lịch sẽ thu hút và hấpdẫn được càng nhiều du khách, đó chính là điều kiện thuận lợi đảm bảo cho khách sạn
có thể hoạt động và phát triển Bên cạnh đó, tài nguyên du lịch có rất nhiều loại: tàinguyên thiên nhiên (biển đảo, núi, danh lam thắng cảnh,…) hay tài nguyên du lịchnhân văn (làng nghề, lễ hội, ) Mỗi một loại hình tài nguyên lại hấp dẫn những đốitượng du khách cụ thể, vì vậy việc nghiên cứu tài nguyên du lịch còn giúp các chủ đầu
tư xác định được đối tượng khách hàng mục tiêu của mình
Kinh doanh khách sạn đòi hỏi nguồn vốn lớn: Khách sạn là một hình thức đầu
tư bất động sản yêu cầu phải có nguồn vốn cao Để có một vị trí đẹp, trung tâm, giaothông đi lại thuận tiện cũng như gần các khu có nhiều tài nguyên du lịch thì chắc chắnphải bỏ ra một số tiền lớn để thuê hay mua mặt bằng Cộng thêm các chi phí đầu tưcho cơ sở vật chất, trang thiết bị trong khách sạn, tiền duy trì sau khi khai trương cũngđòi hỏi phải có nguồn vốn cao và đảm bảo Do dịch vụ, sản phẩm của khách sạn khôngmang tính chất dập khuôn, theo một quy trình cụ thể nào nên chúng ta không thể dùngmáy móc để thay thế Chỉ có con người mới thoả mãn một cách tối đa nhu cầu củakhách hàng Không những thế, với sự phát triển nhanh chóng của đời sống xã hội, nhucầu của khách hàng cũng không ngừng tăng lên cả về số lượng và chất lượng Điều đóđòi hỏi , đội ngũ nhân viên khách sạn phải có sự chuyên môn hoá cao trong việc phâncông công việc Chính vì vậy, kinh doanh khách sạn luôn đặt ra đòi hỏi cao về sốlượng nhân viên trực tiếp Không chỉ có vai trò duy trì hoạt động của khách sạn, nhânviên còn là yếu tố để xây dựng thương hiệu, thu hút khách Thái độ và khả năng phục
vụ của nhân viên là thước đo quan trọng đánh giá hình ảnh, chất lượng của khách sạn
Đó cũng là yếu tố quyết định khách hàng có tiếp tục đến với khách sạn của bạn nữahay không
Hoạt động kinh doanh mang tính quy luật: Hoạt động kinh doanh khách sạn
đều chịu ảnh hưởng từ các quy luật: quy luật tự nhiên, quy luật kinh tế xã hội, quy luậttâm lý của con người,…Kinh doanh khách sạn phụ thuộc vào quy luật tự nhiên rấtnhiều, trong đó quan trọng nhất là tài nguyên thiên nhiên Sự biến đổi của thời tiết, khíhậu là yếu tố chi phối đến lượng khách du lịch tại các địa điểm du lịch cụ thể Quy luậttâm lý của con người cũng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanhkhách sạn Những đặc điểm về tâm lý, nhân khẩu học là yếu tố quyết định đối tượngkhách hàng tiềm năng sẽ đến với khách sạn của bạn Bên cạnh đó, quy luật kinh tế xãhội cũng trực tiếp ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn Nó quyết địnhnhu cầu, khả năng chi trả của khách hàng
Trang 81.4 Phương pháp đánh giá hiệu quả kinh doanh khách sạn
∗ Doanh thu:
Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thuđược trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh thông thườngcủa doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở hữu
Doanh thu khách sạn là tổng số tiền thu được của du khách trong kỳ nghiên cứu
do hoạt động dịch vụ lưu trú, ăn uống và các dịch vụ bổ sung mang lại cho khách sạn.Doanh thu là kết quả cuối cùng của cả quá trình sản xuất, phục vụ và bán các sảnphẩm du lịch nói chung và các dịch vụ chính cùng với dịch vụ bổ sung trong khách sạnnhà hàng nói riêng
Doanh thu trong khách sạn gồm 3 phần chính:
− Doanh thu từ các dịch vụ lưu trú
− Doanh thu từ các dịch vụ ăn uống
− Doanh thu từ các dịch vụ bổ sung khác
Trong kinh doanh du lịch, các khách sạn cung cấp những hàng hóa, dịch vụ đápứng nhu cầu lưu trú, ăn uống và các nhu cầu dịch vụ bổ sung khác cho du khách Hiệnnay, nguồn thu từ việc bán các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa trong khách sạn là nguồnthu chủ yếu của ngành du lịch Việt Nam, chiếm gẩn 70% tổng doanh thu của toànngành
Như vậy, số lượng, chất lượng của dịch vụ, hàng hóa bán trong khách sạn có vaitrò quan trọng đối với kinh doanh du lịch
Dịch vụ lưu trú: đây là dịch vụ chủ yếu của khách sạn chiếm 70% doanh thu củakhách sạn
Dịch vụ ăn uống: hầu hết các khách sạn có dịch vụ này Tuy nhiên dịch vụ nàymang lại hiệu quả thấp, ít thu hút được khách bên ngoài vào ăn và trung bình chỉchiếm khoảng 15% doanh thu của khách sạn
Các dịch vụ bổ sung khác: những năm gần đây đa số các khách sạn đã quan tâmkhai thác các dịch vụ này để tăng doanh thu và thỏa mãn các nhu cầu của khách Nhìnchung, trình độ kinh doanh của các dịch vụ này còn ở mức thấp Tỷ trọng doanh thu từcác dịch vụ bổ sung trong khách sạn trung bình chỉ khoảng 10% trong tổng doanh thu
∗ Chi phí
Trang 9Chi phí là số tiền chi phí trong doanh nghiệp khách sạn, là biểu hiện bằng tiềntoàn bộ những hao phí lãnh đạo xã hội cần thiết phát sinh trong quá trình hoạt độngkinh doanh của khách sạn.
∗ Phân loại:
− Căn cứ các nghiệp vụ kinh doanh
+ Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh ăn uống
+ Chi phí của nghiệp vụ kinh doanh lưu trú
+ Chi phí của nghiệp vụ khác
− Căn cứ vào nội dung kinh tế của chi phí
+ Chi phí tiền lương
+ Chi phí chi trả về cung cấp lao vụ cho các ngành kinh tế khác (chi phí điện,nước)
+ Chi phí vật tư trong kinh doanh
+ Hao phí về nguyên liệu hàng hóa trong quá trình vận chuyển, bảo quản, chếbiến
+ Các chi phí khác
− Căn cứ tính chất biến động của chi phí
Chi phí bất biến (đầu tư vào cơ sở vật chất – kỹ thuật) là những khoản chi phíkhông hoặc ít thay đổi khi doanh thu thay đổi
Chi phí khả biến là chi phí thay đổi khi doanh thu thay đổi
∗ Lợi nhuận
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả kinh doanh của doanh nghiệp
Là phần còn lại của thu nhập sau khi đã trừ đi quỹ lương cho cán bộ công nhân viên
∗ Các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận:
− Giá cả thị trường
− Tính thời vụ
− Chu kỳ sống của sản phẩm, dịch vụ
− Phương thức kinh doanh của doanh nghiệp
− Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
∗ Các biện pháp nâng cao lợi nhuận:
− Tiết kiệm tối đa các chi phí bất hợp lý
− Chú trọng công tác đào tạo đội ngũ nhân viên để nâng cao trình độ chuyênmôn và nâng cao trình độ tổ chức của người lãnh đạo
− Có phương thức kinh doanh hợp lý
Trang 10− Hạn chế những ảnh hưởng bất lợi của tính thời vụ trong kinh doanh du lịch.
− Kéo dài chu kỳ sống của sản phẩm bằng cách tuyên truyền, quảng cáo, giảmgiá
− Trình độ tổ chức quản lý của doanh nghiệp
∗ Tỷ suất phí
Tỷ suất phí là tỷ lệ phần trăm (%) so sánh giữa tổng chi phí kinh doanh và doanhthu đạt được trong một thời kì kinh doanh nhất định của doanh nghiệp
F’ =
Trong đó: F’ là tỷ suất chi phí của doanh nghiệp
F là tổng chi phí kinh doanh của du lịch khách sạn
(F= tổng các khoản mục phí)
D là doanh thu kinh doanh khách sạn
Tỷ suất chi phí là 1 chỉ tiêu chất lượng:
− Phản ánh trong 1 thời kỳ nhất định để đạt 100 đồng doanh thu, doanh nghiệpcần phải bỏ ra bao nhiêu đồng chi phí
− Sử dụng để so sánh giữa các thời kỳ khác nhau trong 1 doanh nghiệp
So sánh giữa các doanh nghiệp du lịch khách sạn trong cùng một thời kỳ kinhdoanh với nhau
∗ Tỷ suất lợi nhuận
Tỷ suất lợi nhuận là chỉ tiêu chất lượng phản ánh quá trình kinh doanh của cácdoanh nghiệp Tỷ suất lợi nhuận càng cao, chất lượng kinh doanh của doanh nghiệpcàng tốt
KL =
Trong đó:
L: Lợi nhuận
D: Doanh thu
Trang 11K L: Tỷ suất lợi nhuận
K L :Cứ 100đ doanh thu thu về doanh nghiệp thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận
∗ Chỉ tiêu hiệu quả kinh doanh tổng hợp
Chỉ tiêu hiệu quả kinh tế tổng hợp giúp đánh giá đúng đắn và chính xác tất cả cácmặt trong quá trình kinh doanh
− Chỉ tiêu lợi nhuận:
Trang 12HL = L / DvTrong đó:
L: Lợi nhuận
Dv: Nguồn lực sử dụng trong kỳ
H: Kết quả theo lợi nhuận
H: Cứ 1đ chi phí nguồn lực bỏ ra trong kỳ doanh nghiệp sẽ thu về bao nhiêuđồng lợi nhuận
∗ Công suất sử dụng buồng phòng
Công suất sử dụng buồng trung bình:
Công suất :
Số phòng bán ra tại điểm hòa vốn của khách sạn
Qhv: số buồng bán ra tại điểm hòa vốn của khách sạn
CM: biên phân phối
Fc : chi phí cố định trung bình trong một ngày của cả khách sạn về lưu trú
t: thời gian hoạt động của khách sạn
AVC :chi phí biến đổi trung bình của một buồng khách sạn trong một ngày
Hệ số khách sử dụng buồng trung bình :
Trang 13PHẦN 2 THỰC TRẠNG KINH DOANH KHÁCH SẠN CARAVELLE
2.1 Tổng quan về khách sạn Caravelle
2.1.1 Giới thiệu về khách sạn Caravelle
Hình 2.1 Khách sạn Caravelle
− Tên khách sạn: Caravelle Saigon
− Địa chỉ: 19 - 23 Công trường Lam Sơn, Quận 1, TP Hồ Chí Minh, Việt Nam
bộ phim nổi tiếng Người Mỹ trầm lặng”, phóng viên nổi tiếng từng đạt được nhiều giảithưởng quốc tế Brian Barron, chủ tịch và là người khai sáng nhãn hiệu thời trang vàtrang sức Philippe Charriol, nhà thiết kế thời trang Pháp Pierre Cardin, thủ tướng NamPhi Thabo Mbeki và rất nhiều đại sứ đặc mệnh toàn quyền và thượng nghị sĩ các nước.Caravelle thực hiện chính sách không khói thuốc trong toàn bộ hệ thống phòngkhách sạn từ năm 2013
2.1.2 Lịch sử hình thành và phát triển
Khách sạn Caravelle được khai trương vào mùa Giáng Sinh năm 1959 và đã trởthành nơi tổ chức các buổi họp mặt, gặp gỡ thân mật, tiệc dạ vũ sang trọng hàng đầu
Trang 14tại thành phố Hồ Chí Minh Kể từ đó, khách sạn là nơi thường xuyên chào đón cácchức sắc quan trọng, giới chính trị gia và các nhân vật có danh tiếng.
Năm 1975, khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, khách sạn Caravelle đổi tên làkhách sạn Độc Lập Đến giữa thập niên 1990, khách sạn tạm ngưng hoạt động để xâydựng thêm tòa nhà mới 24 tầng bên cạnh toà nhà cũ 9 tầng Khách sạn Caravelle đivào hoạt động trở lại vào ngày 8 tháng 5 năm 1998
Bar Saigon Saigon được bầu chọn là “Quán bar tầng thượng nổi tiếng nhất SàiGòn” Mở cửa từ năm 1959 và hiện nay vẫn tọa lạc tại tầng 10 của tòa nhà cũ củakhách sạn và vẫn giữ nguyên nét đặc trưng nguyên thủy của nó đến ngày nay Đây làđịa điểm đầu mối trao đổi thông tin của những phóng viên chiến trường thời ấy
Năm 2001, khách sạn Caravelle vinh dự đón tiếp đoàn làm phim và là phimtrường của bộ phim nổi tiếng “Người Mỹ Trầm Lặng” chuyển thể từ tiểu thuyết cùngtên của nhà văn nổi tiếng Graham Greene, do diễn viên nổi tiếng Hollywood MichaelCaine đóng vai chính
2.1.3 Qui mô của khách sạn Caravelle
− Khách sạn Caravelle có 335 phòng được trang bị đầy đủ tiện nghi
− Hệ thống phòng tại khách sạn Caravelle:
+ Về phòng ốc : với kích thước phòng tối thiểu là 38.5m2 được đánh giá khárộng rất thoải mái Khách hàng có nhu cầu ở những phòng rộng hơnCaravell sẵn sàng đáp ứng
+ Phòng hội nghị Caravelle có sức chứa tối đa 700 người
+ Phòng hội nghị Opera có sức chứa tối đa 150 người
+ 11 phòng họp được thiết kế để lấy ánh sáng tự nhiên
− Khách sạn Caravelle có 6 nhà hàng và quầy bar:
+ Dịch vụ spa và chăm sóc sức khỏe
+ Hồ bơi: tách biệt và riêng tư, hồ bơi tự do ngoài trời, nằm ở tầng 7 Giờ mởcửa : 6:00 - 22:00
Trang 15+ CLB Chăm sóc Sức khỏe Phòng tập mở cửa suốt 24 giờ dành cho tất cảkhách ưu trú tại khách sạn CLB còn có thêm các chương
+ trình huấn luyện thể thao khác Tại tầng 7 Giờ mở cửa : 6:00 - 24:00
+ Qi Spa at Caravelle: được quản lý bởi Tập đoàn HAL Tại tầng 7 Giờ mởcửa: 9:00 - 22:00
+ Câu lạc bộ Vegas: Các dãy bàn giải trí tiêu chuẩn quốc tế dù bạn là ngườichơi chuyên nghiệp hay chỉ đang tìm kiếm sự may mắn Tầng 1 mở cửasuốt
+ Tiệc cưới Caravelle: ngoài việc tổ chức tiệc cưới thì Caravelle còn có cácdịch vụ kèm theo như: chụp ảnh cưới, thiệp cưới, nhẫn cưới, tuần trăngmật…
2.1.4 SỨ MỆNH, TẦM NHÌN & GIÁ TRỊ của khách sạn Caravelle
− SỨ MỆNH
+ Là lựa chọn hàng đầu của Khách
+ Tọa lạc tại trung tâm Saigon
+ Khách hàng cảm thấy như một thành viên của gia đình Caravelle
+ Vượt trên sự mong đợi của khách về tiêu chuẩn 5-sao qua việc cung cấpnhững dịch vụ chuyên nghiệp, sự phục vụ tận tụy và sự thoải mái
+ Quan niệm lãnh đạo, sự tự chủ và khác biệt cho phép chúng ta trở nên linhhoạt và có khả năng đáp ứng yêu cầu của từng vị khách
+ Phương châm phục vụ “Chúng tôi để lại nụ cười hài lòng trên môi bạn”
− TẦM NHÌN
+ Là khách sạn điển hình ở Saigon
+ Tiếp tục xây dựng hình ảnh Khách sạn dựa trên lịch sử, địa điểm, danhtiếng và những tiêu chuẩn phục vụ tạo nên trải nghiệm về một trong nhữngkhách sạn thân thiện cho khách trong nước lẫn quốc tế
+ Không ngừng nâng cao nghiệp vụ và kỹ năng thông qua đào tạo
+ Lãnh đạo bằng hình mẫu, rút ra từ nền tảng kiến thức không ngừng đượcđào sâu và thực hành tất cả những kỹ năng để mang lại dịch vụ sang trọng,
ấm cúng
+ Trong quá khứ, hiện tại và tương lai: Khách sạn Caravelle mãi là Lựa chọn
Hàng đầu khi khách đến Saigon
− GIÁ TRỊ CỐT LÕI
+ 01 Khách hàng là trên hết: Luôn đặt nhu cầu của khách lên trên hết
+ 02 Sự nồng hậu: Luôn quan tâm, chăm sóc khách như người thân
+ 03 Sự hài hòa: Luôn quan tâm, chăm sóc đồng nghiệp như người thân+ 04 Sự tôn trọng: Luôn tôn trọng sự khác biệt của khách và đồng nghiệp+ 05 Sự liêm chính: Luôn nhất quán trong suy nghĩ, lời nói và hành động
Trang 16+ 06 Sự cải tiến: Thay đổi để tốt hơn Chúng ta luôn thay đổi mỗi ngày
2.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ các bộ phận của khách sạn
2.2.1 Khái niệm cơ cấu tổ chức của khách sạn
Mô hình tổ chức bộ máy của Khách sạn phản ánh chức năng, quyền hạn, trách nhiệm của từng bộ phận, cá nhân Phản ánh mối quan hệ quản lý, thông tin giữa các
vị trí, các cá nhân thực hiện công việc được giao hướng tới mục tiêu đề ra
Cơ cấu ( cấu trúc) tổ chức bộ máy của khách sạn đó là việc bố trí, sắp xếp nhân
viên thành từng bộ phận dựa vào nguồn lực của khách sạn nhằm triển khai
công việc có hiệu quả
2.2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức khách sạn Caravelle
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức khách sạn Caravelle 1
1 Nguồn: Bộ phận nhân sự khách sạn Caravelle