1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng chính trị của huỳnh thúc kháng và ý nghĩa lịch sử của nó

185 341 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 185
Dung lượng 2,92 MB

Nội dung

nhận thức chính trị và sự phát triển tư tưởng của ông trong quá trình hoạt động đấutranh cách mạng yêu nước.Trong công trình nghiên cứu về Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam – từ thế

Trang 1

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



NGUYỄN HỮU SƠN

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ Ý NGHĨA

LỊCH SỬ CỦA NÓ

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2018

Trang 2

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI



NGUYỄN HỮU SƠN

TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG VÀ Ý NGHĨA

LỊCH SỬ CỦA NÓ

Ngành: Triết học

Mã số: 92.29.001

LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:

1 PGS.TS Trương Văn Chung

2 TS Phạm Đào Thịnh

HÀ NỘI - 2018

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trungthực, khách quan và chưa từng được bảo vệ ở bất kỳ học vị nào.Tôi xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiệnluận án đã được cảm ơn, các thông tin trích dẫn trong luận án nàyđều được chỉ rõ nguồn gốc

Tác giả luận án

Nguyễn Hữu Sơn

Trang 4

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6

1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG 6

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG 14

1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ LIÊN QUAN VỀ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG 17

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1 22

CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG 24

2.1 NHỮNG ĐIỀU KIỆN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG 24

2.1.1 Bối cảnh thời đại từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX 25

2.1.2 Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX 29

2.2 NHỮNG TIỀN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHẨM CHẤT CÁ NHÂN GÓP PHẦN HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG 36

2.2.1 Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam 37

2.2.2 Tư tưởng Nho giáo 40

2.2.3 Tư tưởng Canh tân và Tân thư 43

2.2.4 Phẩm chất cá nhân 46

2.3 QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, CHUYỂN BIẾN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG 49

2.3.1 Thời kỳ hình thành tư tưởng chính trị yêu nước thân dân theo tư tưởng Nho giáo của Huỳnh Thúc Kháng (từ 1884 đến 1904) 50

Trang 5

2.3.2 Thời kỳ chuyển biến từ tư tưởng Nho giáo sang tư tưởng dân chủ tư sản(từ 1904 đến 1945) 512.3.3 Thời kỳ chuyển biến tư tưởng chính trị từ lập trường dân chủ tư sản tiếpcận với tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh (từ 1945 đến 1947) 60

TIỂU KẾT CHƯƠNG 2 62 CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG 65

3.1 NỘI DUNG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG 653.1.1 Phê phán tư tưởng tôn quân quyền 663.1.2 Tư tưởng về mục đích chính trị và phương pháp đấu tranh cách mạng 733.1.3 Tư tưởng về giai cấp, đấu tranh giai cấp và đảng chính trị 873.1.4 Tư tưởng về xây dựng chính thể nhà nước, về dân chủ 933.1.5 Tư tưởng về đại đoàn kết dân tộc 1023.2 ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG 1073.2.1 Tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng gắn liền với quá trình chuyểnbiến của tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX 1083.2.2 Chủ nghĩa yêu nước là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong tư tưởng chính trị củaHuỳnh Thúc Kháng 1133.2.3 Sự kết hợp hài hòa giữa hai khuynh hướng cách mạng của Phan ChâuTrinh và Phan Bội Châu 115

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3 119 CHƯƠNG 4 GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG 121

4.1 GIÁ TRỊ VÀ HẠN CHẾ TRONG TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNHTHÚC KHÁNG 1214.1.1 Giá trị tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng 1224.1.2 Hạn chế tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng 1304.2 Ý NGHĨA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚCKHÁNG 1374.2.1 Ý nghĩa về nhận thức 138

Trang 6

4.2.2 Ý nghĩa về thực tiễn 142

TIỂU KẾT CHƯƠNG 4 149

KẾT LUẬN 152

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 156

DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 167

PHỤ LỤC BIÊN NIÊN TIỂU SỬ HUỲNH THÚC KHÁNG 168

Trang 7

PHẦN MỞ ĐẦU

1 Lý do lựa chọn đề tài

Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhân vật lịch sử đặc biệt của dân tộcViệt Nam thuộc giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX Về mặt lýluận, Huỳnh Thúc Kháng là người yêu nước có quá trình chuyển đổi từ tư tưởngNho giáo phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản ôn hòa, tiến đến tư tưởng dântộc cách mạng theo Hồ Chí Minh

Huỳnh Thúc Kháng là người tham gia đấu tranh cách mạng dưới nhiều hình

thức như: đấu tranh nghị trường, ra báo Tiếng Dân để tuyên truyền yêu nước, “thức

tỉnh” quần chúng nhân dân xây dựng đời sống mới với ý nghĩa nhất định trước sựkiểm soát chặt chẽ của nhà cầm quyền thực dân Pháp Có những thời điểm, ở Trung

Kỳ, ông là một trong những người hoạt động tích cực trên nghị trường của Viện

Dân biểu cũng như trên mặt báo Tiếng Dân nhằm đấu tranh yêu nước một cách

công khai, hợp pháp Tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng tư tưởng củaHuỳnh Thúc Kháng thể hiện thông qua ngòi bút tuyên truyền trên báo chí đã gópphần vào sự phát triển tư duy lý luận chung của dân tộc Việt Nam giai đoạn nửa đầuthế kỷ XX

Ở Trung Kỳ, trước Huỳnh Thúc Kháng chưa có ai là người yêu nước hoạt

động cách mạng công khai xây dựng một tờ báo riêng (tờ Tiếng Dân) để tuyên

truyền tinh thần yêu nước, tư tưởng đổi mới đất nước và kêu gọi quần chúng nhândân xây dựng đời sống mới, nâng cao nhận thức về các mặt văn hóa, xã hội

Cho đến hiện nay, Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhân vật lịch sử

có không ít những cuộc hội thảo, tranh luận về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng củaông Qua những đóng góp của Huỳnh Thúc Kháng về tư tưởng, có thể nói, ông làmột trong những nhà tư tưởng, nhà báo, nhà văn hóa lớn của Trung Kỳ nói riêng vàcủa cả dân tộc Việt Nam nói chung nửa đầu thế kỷ XX

Huỳnh Thúc Kháng xuất thân trong một gia đình nông dân có truyền thốngNho học, quê ở Thạnh Bình, Tiên Cảnh, Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam Từ nhỏ, ông

đã nổi tiếng thông minh, văn hay chữ tốt; sớm đọc nhiều Tân thư, chịu ảnh hưởng

Trang 8

của tư tưởng Canh tân nên năm 29 tuổi (1904) mặc dù đỗ tiến sĩ nhưng không ralàm quan Từ đó, ông bắt đầu học chữ Quốc ngữ, ông cùng Trần Quý Cáp và Phan

Châu Trinh phát động phong trào Duy Tân trong quần chúng nhân dân ở Trung Kỳ với chủ trương “khai trí, trị sanh” Năm 1908, sau vụ chống thuế của nhân dân

Trung Kỳ mà Quảng Nam là điểm khởi phát, Huỳnh Thúc Kháng bị bắt rồi bị đày ởCôn Đảo đến năm 1921 mới được trả tự do Ra tù, ông tiếp tục các hoạt động yêunước theo cách của mình, vẫn khước từ chính quyền thực dân, không ra làm quan

Cuối năm 1925, ông và một số người bạn ứng cử Viện Dân biểu Trung Kỳ và

trúng cử rồi được bầu làm Viện trưởng Nhận thức được “tên là Nhân dân đại biểu,

mà thật là một quan trường mới” [139, 251], ông đã từ chức cuối năm 1928 Sau khi

rời khỏi Viện Dân biểu Trung kỳ, Huỳnh Thúc Kháng ra tờ báo Tiếng Dân làm công

cụ để đấu tranh đòi các quyền tự do, dân chủ Hoạt động liên tục từ năm 1927 đến

năm 1943, báo Tiếng Dân đã ra được 1766 số, trở thành tờ báo lâu năm nhất phản

ánh những sự kiện lịch sử diễn ra ở Trung kỳ, đồng thời là nơi tập hợp tiếng nói củacác lực lượng có tinh thần dân tộc dân chủ trong tầng lớp trí thức tiểu tư sản miềnTrung trong cuộc đấu tranh đòi độc lập, dân chủ ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ

XX, như lời của Cố Tổng Bí thư Trường Chinh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc(tháng 7-1948) khi ngợi ca về 16 năm hoạt động sôi nổi, đầy ắp hào khí cách mạngcủa tờ báo Tiếng Dân: “Thét Tiếng Dân giữa kinh thành Huế”

Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộnghòa ra đời như một luồng sinh khí mới làm chuyển biến trong nhận thức và hành

động của Huỳnh Thúc Kháng Ông đã nhận lời tham gia Chính phủ cách mạng liên

hiệp Đó không chỉ là thời khắc có ý nghĩa bước ngoặt, mà còn là biểu hiện sinh

động tư tưởng của nhà chí sĩ yêu nước Vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu cuộc đời,hoạt động, tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng đồng thời chúng ta có thể hiểu biếtthêm về Phan Châu Trinh, người mà ông chịu ảnh hưởng ít nhiều của tư tưởng dânchủ tư sản ôn hòa trong các hoạt động yêu nước ở Trung Kỳ và về Hồ Chí Minh,người mà ông cho rằng “được người tri kỷ”

Huỳnh Thúc Kháng bắt đầu làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ chínhthức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa vào ngày 4/3/1946, đảm nhiệm vị trí

Trang 9

Quyền Chủ tịch Chính phủ theo Sắc lệnh số 82 ngày 29/5/1946 do Chủ tịch Hồ ChíMinh ký, cho đến ngày 21/10/1946, khi Hồ Chí Minh về nước Sau đó, ông lại tiếptục được tái nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ mới thành lậpvào tháng 11-1946 Để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc nhằm tăng

cường lực lượng bảo vệ thành quả cách mạng, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam

được thành lập, Huỳnh Thúc Kháng, một trong những sáng lập viên được bầu làmHội trưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Hội trưởng danh dự Với tư cách là mộttrong những bậc trí thức lớn tham gia vào hoạt động của chính quyền cách mạng,Huỳnh Thúc Kháng đã rất coi trọng sự thống nhất, đoàn kết toàn dân tộc, ông rất ýthức vai trò uy tín của mình đối với sự tập hợp đoàn kết quốc dân, đồng bào vì sựnghiệp chung của dân tộc

Trong diễn đàn tư tưởng, có thể nói Huỳnh Thúc Kháng là một trong nhữnghiện tượng khá nổi bật ở Trung Kỳ nửa đầu thế kỷ XX Ông đã có những đóng góp

về các phương diện văn hóa, chính trị, giáo dục và xã hội Những quan điểm, tưtưởng của ông phản ánh quá trình chuyển biến từ hệ tư tưởng Nho giáo phong kiếnsang dân chủ tư sản và tiến đến tư tưởng dân tộc cách mạng của Hồ Chí Minh, gópphần quyết định đến vận mệnh của dân tộc và đất nước

Hiện nay, khi nghiên cứu về tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng, vẫn còn cókhông ít những tranh luận dưới những góc độ khác nhau như Huỳnh Thúc Kháng làchí sĩ yêu nước hay là nhà cách mạng dân tộc, hay ông chỉ là nhà tư tưởng thôngqua các hoạt động thực tiễn để truyền bá những quan điểm mới, hoặc là nhà báo vàthực chất tư tưởng của ông thuộc hệ tư tưởng nào, v.v Luận án của tác giả nghiên

cứu về “Tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng và ý nghĩa lịch sử của nó” sẽ

góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề tranh luận nêu trên cũng như cung cấpmột hệ thống quan điểm, tư tưởng về chính trị của Huỳnh Thúc Kháng

2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án

Mục đích nghiên cứu

Luận án làm rõ nội dung, đặc điểm cơ bản trong tư tưởng chính trị củaHuỳnh Thúc Kháng Trên cơ sở đó, tác giả rút ra những giá trị, hạn chế và ý nghĩalịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng

Trang 10

Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt mục đích trên, luận án cần thực hiện nhiệm vụ sau:

- Tìm hiểu những điều kiện kinh tế - xã hội, tiền đề lý luận gắn với quá trìnhhình thành tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng;

- Nội dung và đặc điểm cơ bản tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng;

- Từ nội dung và đặc điểm trên rút ra giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử tưtưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu: những quan điểm, tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc

Kháng

Giới hạn phạm vi nghiên cứu: giai đoạn lịch sử Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX

đến nửa đầu thế kỷ XX (1947)

4 Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

Tác giả thực hiện luận án trên cơ sở thế giới quan và phương pháp luận củaChủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm chính trị của ĐảngCộng sản Việt Nam

Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng hệ thống cácphương pháp khác như:

Trang 11

riêng Qua đó, tác giả rút ra ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh ThúcKháng.

Ý nghĩa thực tiễn

Luận án được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc nghiên cứu và giảngdạy lịch sử tư tưởng Việt Nam giai đoạn đầu thế kỷ XX tại các trường Đại học –Cao đẳng, các cơ quan nghiên cứu chính trị, cơ quan chuyên môn của Đảng và Nhànước

6 Những điểm mới, kết quả nghiên cứu của luận án

Điểm mới và cũng là kết quả của luận án là: làm sáng tỏ nội dung, đặc điểm

và giá trị, hạn chế cũng như ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của Huỳnh ThúcKháng giai đoạn đầu thế kỷ XX

Trang 12

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN

có các hướng nghiên cứu liên quan đến đề tài như sau:

1.1 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG

Việt Nam giai đoạn cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX có những diễn biến đặcbiệt về tình hình chính trị - xã hội và kinh tế Khi nghiên cứu tư tưởng chính trị ViệtNam và tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng giai đoạn đầu thế kỷ XX, các nhà khoahọc đã tập trung chủ yếu vào các nội dung như:

Tác giả Nguyễn Q Thắng đã nghiên cứu về các nhà tư tưởng cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX như Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh, Nguyễn An Ninh, …

trong đó có quyển Huỳnh Thúc Kháng: tác phẩm (Nhà xuất thành phố Hồ Chí

Minh, năm 1992) Đây là tập hợp chưa đầy đủ một số tác phẩm của Huỳnh Thúc

Kháng Vào các năm 2001, 2006 tác giả tiếp tục xuất bản Huỳnh Thúc Kháng: Con

người và Thơ văn (1876 – 1947) với những bổ sung đánh giá về con người Huỳnh

Thúc Kháng, chủ yếu ở lĩnh vực thơ văn của ông Bên cạnh đó, tác giả còn có quyển

Phong trào Duy Tân – các khuôn mặt tiêu biểu (Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội,

2006) trình bày về nguyên nhân, nguồn gốc, tiến trình hoạt động và kết quả, cũngnhư ý nghĩa phong trào đổi mới tư duy của các nhà Nho yêu nước tiến bộ tiêu biểunhư Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Lương Văn Can, Huỳnh Thúc Kháng,Nguyễn An Ninh Nhìn chung, tác giả Nguyễn Q Thắng mới chỉ dừng lại ở chỗ hệthống hóa tư liệu, tập hợp một số những tác phẩm chủ yếu nổi bật của Huỳnh ThúcKháng mà chưa có những đánh giá, phân tích cụ thể về sự hình thành quan điểm,

Trang 13

nhận thức chính trị và sự phát triển tư tưởng của ông trong quá trình hoạt động đấutranh cách mạng yêu nước.

Trong công trình nghiên cứu về Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam – từ

thế kỷ XIX đến Cách mạng Tháng Tám (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội,

1997) của Giáo sư Trần Văn Giàu, ở tập II về Hệ ý thức Tư sản và sự bất lực của nó

trước các nhiệm vụ lịch sử, ông đã phân tích và đánh giá toàn diện về bối cảnh lịch

sử, điều kiện tiền đề lý luận, kinh tế - xã hội với vai trò quan trọng nhằm từng bướcxóa bỏ ý thức hệ Nho giáo, tiến tới việc xây dựng một ý thức hệ mới – tư tưởng dânchủ tư sản Tuy nhiên, ý thức hệ tư sản bước đầu hình thành đó đã không thể giảiquyết được những yêu cầu đặt ra của nhiệm vụ lịch sử là giải phóng dân tộc, chốngxâm lược và đánh đổ nền thống trị chuyên chế phong kiến ngàn năm Tác giả TrầnVăn Giàu đã có những nhận định và đánh giá về quá trình chuyển biến ý thức hệ tưtưởng của các bậc sĩ phu yêu nước tiến bộ như Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng khi từ bỏ “cái cũ” để chuyển sang “cái mới”

Dù là tích cực, tiến bộ so với điều kiện hoàn cảnh lịch sử khi đó nhưng ý thức hệ tưsản của các nhà tư tưởng vẫn bị bó hẹp trong một khuôn khổ chật hẹp mơ hồ, không

vững vàng về mặt lý luận bởi “tư tưởng tư sản không có giai cấp tư sản bản xứ”.

Tác giả mới chỉ điểm qua ngắn gọn về vai trò của Huỳnh Thúc Kháng ở góc độ phêphán tư tưởng cách mạng “cải lương” của ông mà chưa đi sâu làm rõ về quá trìnhhình thành, chuyển biến trong tư tưởng, đồng thời cũng chưa luận giải, làm rõ vềquan điểm “cải lương” của các nhà tư tưởng Trong luận án này sẽ làm sáng tỏ tính

hệ thống về tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng xuyên suốt quá trình đấutranh, hoạt động yêu nước của ông Từ đó chỉ ra những biến đổi trong tư tưởng củaHuỳnh Thúc Kháng gắn liền với thực tiễn cách mạng Việt Nam

Trong quyển Lịch sử Việt Nam – từ nguồn gốc đến thế kỷ XIX (Nhà xuất bản

Văn hóa – Thông tin, Hà Nội, 2002), Giáo sư Đào Duy Anh đã có những đóng gópkhông nhỏ vào việc ghi chép và phổ biến lịch sử dân tộc thông qua các sự kiện mà

từ đó góp phần vào hệ thống các giá trị văn hóa, tư tưởng của Việt Nam Ông đãphân tích sâu sắc về thời kỳ suy vong của nhà nước phong kiến từ nửa cuối thế kỷXIX cùng với sự du nhập của tư bản Pháp và sự chuyển biến tư tưởng của những

Trang 14

nhà Nho đương thời về chính trị giáo dục kinh tế tài chính xã hội võ bị ngoại giao với mục đích là canh tân đất nước, từng bước thoát khỏi ngoại xâm Đây

-là cơ sở quan trọng giúp cho tác giả của luận án có thể nhìn nhận tương đối toàndiện về bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX để từ đó đánh giá những ảnhhưởng đối với sự hình thành tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng

Các Giáo sư Trương Hữu Quýnh, Giáo sư Đinh Xuân Lâm và Phó giáo sư,

Tiến sĩ Lê Mậu Hãn trong bộ ba tập Đại cương Lịch sử Việt Nam, ở tập 2 (Nhà xuất

bản Giáo dục, Hà Nội, 2003) đã có những phân tích, đánh giá một cách tương đốitoàn diện về đời sống kinh tế - xã hội – văn hóa…, đặc biệt là những dấu ấn giá trị

tư tưởng của các bậc sĩ phu yêu nước, các nhà tư tưởng Việt Nam nửa cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX thông qua các phong trào yêu nước như Đông Du, Duy Tân,Đông Kinh Nghĩa Thục…gắn với các tên tuổi Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh,Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp, Lương Văn Can… Từ góc độ lịch sử, các tácgiả nhận định về tư tưởng, đường lối cứu nước, tinh thần cách mạng của các nhà tưtưởng tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng đã có đóng góp rất lớn vào sựnghiệp đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong những ngày đầu tiếp cậnvới khu vực và phương Tây về con đường cách mạng, giải phóng dân tộc Tuynhiên, do đây là công trình thuần túy về lịch sử với các sự kiện mang tính tổng hợpnên các tác giả chưa có điều kiện đi sâu vào một nhân vật lịch sử cụ thể như HuỳnhThúc Kháng Vì vậy, trong luận án này tác giả sẽ đi sâu vào những vấn đề lịch sửcủa Huỳnh Thúc Kháng nhằm khắc họa rõ nét tư tưởng chính trị của ông

Giáo sư Vũ Dương Ninh và các tác giả trong quyển Phong trào cải cách ở

một số nước Đông Á giữa thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Nhà xuất bản Đại học Quốc gia

Hà Nội, 2004) đã xem xét xu thế phát triển trong thời đại chủ nghĩa tư bản đang mởrộng quy mô thế giới, cách ứng xử của chính quyền các quốc gia phương Đông vànhững hệ quả của nó Nhiều cố gắng tìm kiếm con đường cải cách bằng những ýtưởng canh tân qua Nguyễn Lộ Trạch, Phạm Phú Thứ, Nguyễn Trường Tộ, BùiViện… cuối thế kỷ XIX cho đến phong trào Đông Du, Đông Kinh Nghĩa Thục củaPhan Bội Châu, Lương Văn Can… và xu hướng dân chủ, dân quyền, duy tân củaPhan Châu Trinh, Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp… đầu thế kỷ XX đều không

Trang 15

trở thành hiện thực Tác giả tuy khắc họa rõ nét về những nhân vật của các phongtrào Đông Du, Duy Tân hội…nhưng chưa làm rõ cơ sở, quá trình hình thành tưtưởng chính trị, nhất là đối với nhân vật Huỳnh Thúc Kháng qua thực tiễn củaphong trào Duy Tân Vì vậy đây là một trong những nhiệm vụ của luận án.

Vào tháng 11 năm 2005 tại Hà Nội, Đại học Quốc gia Hà Nội và Ủy banQuốc gia UNESCO Việt Nam phối hợp tổ chức Hội thảo Khoa học Quốc tế với chủ

đề Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông – Tây

nửa đầu thế kỷ XX đã thu hút được sự quan tâm, tham gia đông đảo của các nhà

khoa học trong và ngoài nước ở nhiều lĩnh vực nghiên cứu có liên quan như Triếthọc, Chính trị, Lịch sử, Văn hóa… Tiến sĩ Trịnh Trí Thức và Tiến sĩ Nguyễn VũHảo đã chủ biên tập hợp nội dung của hội thảo xuất bản thành tập kỷ yếu (Nhà xuấtbản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006) gồm ba phần: (1) Tư tưởng triết học ViệtNam đầu thế kỷ XX – phương pháp tiếp cận; (2) Sự du nhập các trào lưu tư tưởngphương Đông vào Việt Nam và ảnh hưởng của nó đến tư tưởng triết học Việt Namđầu thế kỷ XX; (3) Sự du nhập các trào lưu tư tưởng phương Tây vào Việt Nam vàảnh hưởng của chúng đến tư tưởng triết học Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX Trong

đó, các nhà khoa học đã có những bài tham luận nghiên cứu có liên quan đến giaiđoạn nghiên cứu tư tưởng chính trị cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX mà cụ thể là

Thạc sĩ Trần Thị Hạnh với bài viết Tư tưởng yêu nước theo khuynh hướng duy tân

của Huỳnh Thúc Kháng - đã khái quát những quan điểm, tư tưởng chính trị của

Huỳnh Thúc Kháng trong quá trình hoạt động yêu nước, bên cạnh những cái mới,cấp tiến thì vẫn còn những hạn chế của ông ít nhiều của cốt cách một nhà Nhophong kiến.v v Tuy nhiên bài viết của tác giả Trần Thị Hạnh mới chỉ dừng lại ởnhững khái quát về Huỳnh Thúc Kháng với tư cách là người kết nối giữa các quanđiểm đấu tranh yêu nước của Phan Bội Châu và Phan Châu Trinh trong một chừngmực nào đó mà chưa có những đánh giá về quá trình hình thành và chuyển biến tưtưởng chính trị của ông với những đặc điểm riêng biệt

Quyển Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (2005)

do tác giả Trương Văn Chung – Doãn Chính đồng chủ biên với sự tham gia của tậpthể các nhà khoa học, giảng viên của Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn

Trang 16

TP Hồ Chí Minh đã giới thiệu những tư tưởng tiêu biểu của giai đoạn lịch sử quantrọng này Bằng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, các tácgiả đã đi sâu vào phân tích các sự kiện, bối cảnh lịch sử - chính trị, các điều kiệnkhách quan và chủ quan của xã hội Việt Nam tác động đến các nhân vật tiêu biểunhư: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh, Nguyễn Ái Quốc Từ đó,

lý giải một cách logic những chuyển biến tư tưởng canh tân, thúc đẩy xã hội vànhững hạn chế lịch sử qua những phong trào yêu nước như Đông Du, Đông KinhNghĩa Thục, vận động Duy Tân, Việt Nam Quang Phục hội, … Các tác giả chưa có

đề cập đến nhân vật Huỳnh Thúc Kháng với tư cách là người đóng góp quan trọngtrong quá trình chuyển biến tư tưởng kết nối giữa tư tưởng Phan Bội Châu với PhanChâu Trinh và tiến tới tiếp cận với tư tưởng dân tộc cách mạng của Hồ Chí Minhsau này Do đó, luận án này cần phải làm đầy đủ, hệ thống hóa quá trình chuyểnbiến tư tưởng đó nhằm góp phần bổ sung thêm những quan điểm, tư tưởng chính trịcho giai đoạn lịch sử có tính bước ngoặc, ý thức hệ dân tộc chuyển từ tư tưởng Nhogiáo phong kiến sang hệ tư tưởng mới

Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Thuần trong quyển Tiến trình văn hóa Việt

Nam từ khởi thủy đến thế kỷ XIX (Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2007) trình bày

về sự phát triển, biến đổi văn hóa trên lĩnh vực tư tưởng Việt Nam xuyên suốt trongdòng chảy lịch sử như là một phần của hệ thống văn hóa Việt thông qua các nhà tưtưởng yêu nước thế kỷ XVIII đến thế kỷ XIX, đặc biệt là những thay đổi về ý thức

hệ từ phong kiến Nho giáo sang dân chủ tư sản qua việc tiếp thu những giá trị củaphương Tây từ Trung Quốc, Nhật Bản và Pháp Mặc dù vậy, cách trình bày củacông trình mới chỉ dừng lại ở góc độ lịch sử văn hóa, tác giả chưa đi sâu vào nhữngnhân vật cụ thể với sự đóng góp ở góc độ về tư tưởng văn hóa của họ trước bối cảnhthay đổi của điều kiện xã hội Bên cạnh việc làm rõ các nội dung và đặc điểm cơbản của tư tưởng chính trị, luận án cũng góp phần hệ thống hóa giá trị tư tưởng củaHuỳnh Thúc Kháng ở các lĩnh vực văn hóa, giáo dục và đời sống xã hội

Trong công trình nghiên cứu về Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị

Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – Qua các nhân vật tiêu biểu (Nhà xuất bản

Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2007) của tác giả Phó Giáo sư, Tiến sĩ Doãn Chính và

Trang 17

Thạc sĩ Phạm Đào Thịnh đã trình bày những tiền đề và quá trình chuyển biến tưtưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tác giả đã chỉ ra nhữngnội dung và đặc điểm cơ bản của quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị ở PhanBội Châu, Phan Châu Trinh và Nguyễn An Ninh Đây là giai đoạn các phong tràoyêu nước dưới ngọn cờ trung quân ái quốc và tư tưởng Nho giáo lần lượt bị thất bại.Một bộ phận sĩ phu yêu nước chịu ảnh hưởng của các cuộc cách mạng Minh Trị(Nhật Bản), cách mạng Tân Hợi (Trung Quốc) và Cách mạng tháng Mười (Nga), đãnhận rõ những hạn chế về tư tưởng của các nhân sĩ lớp trước, đồng thời tìm một

hướng đi mới cho con đường cứu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản Các tác

giả chưa dành nhiều sự quan tâm đến nhân vật Huỳnh Thúc Kháng nên chưa làm rõđược những tác động tư tưởng và mối quan hệ giữa Huỳnh Thúc Kháng với cácnhân vật khác trong tiến trình lịch sử

Từ góc nhìn văn hóa, tác giả Đỗ Thị Minh Thúy và Nguyễn Hồng Sơn có

công trình về Phong trào Duy Tân với sự chuyển biến của văn hóa Việt Nam đầu

thế kỷ XX (Nhà xuất bản Từ điển Bách Khoa và Viện Văn hóa, Hà Nội, 2010) đề

cập đến: tiền đề kinh tế, chính trị xã hội dẫn đến sự xuất hiện của phong trào DuyTân, vị trí của nó trong văn hóa Việt Nam hiện đại; các lĩnh vực hoạt động chínhcủa phong trào; và những yếu nhân của phong trào Phong trào Duy Tân được tiếnhành bởi các nhà Nho cấp tiến, những người đứng hai chân – một chân đứng trong

xã hội phong kiến truyền thống, bảo thủ và lạc hậu, một chân bước qua xã hội mớiđang dần hình thành trước những tác động của những điều kiện bên ngoài và bêntrong đất nước Bên cạnh những cải cách, đổi mới mang tính cách mạng, sợi dâyquá khứ hiện lên một cách rõ nét thì các tác giả chưa có sự đánh giá những chuyểnbiến nhận thức văn hóa trong tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng thông qua các hoạtđộng chính trị yêu nước công khai trên nghị trường và trên báo chí

Trong quyển Phong trào yêu nước cách mạng đầu thế kỷ XX – Nhân vật và

Sự kiện (Nhà xuất bản Lao động, Hà Nội, 2012) là một tập hợp các bài viết của

Giáo sư Đinh Xuân Lâm và Phó Giáo sư Chương Thâu về giai đoạn lịch sử đặc biệtđầu thế kỷ XX - thời kỳ chuyển biến của điều kiện hoàn cảnh lịch sử - xã hội và sựtiếp biến tư tưởng chính trị của các nhà yêu nước từ tư tưởng Nho giáo sang lập

Trang 18

trường dân chủ tư sản Trong đó, nổi bật vai trò của một bộ phận văn thân sĩ phuyêu nước trên nền tảng tinh thần yêu nước mãnh liệt vượt qua những hạn chế vốn cócủa nguồn gốc xuất thân để bước đầu tiếp cận tư tưởng thời đại mới vận dụng vàocông cuộc giải phóng dân tộc: Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu, Nguyễn Thành,Lương Văn Can, Nguyễn Quyền, Thái Phiên, Trần Cao Vân, Lương Ngọc Quyến,Huỳnh Thúc Kháng, v.v Tuy nhiên, các tác giả chỉ dành phần lớn tập trung vàonhững nhân vật như Phan Châu Trinh, Phan Bội Châu mà chưa có đánh giá nhìnnhận một cách toàn diện về quá trình hình thành, chuyển biến tư tưởng với sự đónggóp không nhỏ của Huỳnh Thúc Kháng (mặc dù phạm vi và tầm ảnh hưởng của ôngtrong hoạt động yêu nước chủ yếu ở khu vực Trung kỳ) Luận án này góp phần làm

rõ nét hơn vai trò của Huỳnh Thúc Kháng trong sự chuyển biến tư tưởng chung củacác trí thức dân tộc

Tác giả Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Minh Tường với giáo trình sau đại học

Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam (Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà

Nội, 2012) đã có những khái quát và hệ thống hóa tư tưởng của Trung Quốc, Ấn

Độ, Ả rập và Việt Nam nhằm phục vụ cho quá trình đào tạo học viên Cao học vàNghiên cứu sinh tại Học viện Khoa học xã hội Mặc dù ở mỗi khu vực và thời kỳlịch sử tác giả đều có những khái quát về bối cảnh, điều kiện lịch sử - xã hội với tưcách là cơ sở cho sự hình thành những quan điểm, tư tưởng nhưng khi đề cập đến tưtưởng chính trị Việt Nam về dân chủ tư sản qua những dòng tiêu biểu như Phan BộiChâu, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường… đầu thế kỷ XX tác giả chưa có đánhgiá về sự ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh đối với quá trình hình thành tư tưởngcủa Huỳnh Thúc Kháng Do đó, luận án này cần làm rõ hơn về vị trí, vai trò củanhân vật lịch sử Huỳnh Thúc Kháng trong dòng chảy chung các nhà tư tưởng ấy

Trong quyển Lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội Việt Nam thời kỳ Lê –

Nguyễn (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013) Giáo sư Lê Văn Quán đã

trình bày về những biến đổi sâu sắc trong đời sống kinh tế, chính trị, tư tưởng, xãhội ở Việt Nam từ thế kỷ XV đến cuối thế kỷ XIX Trên cơ sở những biến đổi xã hội

đó, tác giả đã hệ thống hóa những quan điểm, tư tưởng chính trị - xã hội chủ đạothời kỳ phong kiến Lê Sơ cho đến triều đại cuối cùng của nền thống trị phong kiến

Trang 19

Việt Nam – nhà Nguyễn Nội dung công trình nghiên cứu được chia làm hai phần:(1) lịch sử tư tưởng chính trị - xã hội triều Lê Sơ và (2) lịch sử tư tưởng chính trị -

xã hội triều Nguyễn Ở phần thứ hai tác giả đã khái lược tư tưởng chính trị - xã hội

cơ bản triều Nguyễn trước và sau khi thực dân Pháp bắt đầu tiến hành xâm lược,triều đình phong kiến dần suy vong Mặc dù tác giả đã có những trình bày, phân tích

và đánh giá về bối cảnh thời đại và sự chuyển đổi của xã hội Việt Nam nửa cuối thế

kỷ XIX nhưng chưa làm rõ ảnh hưởng của nó đối với thế hệ các nhà tư tưởng yêunước sau này, trong đó có Huỳnh Thúc Kháng

Bên cạnh đó, năm 2013 Phó Giáo sư, Tiến sĩ Doãn Chính xuất bản công trình

nghiên cứu chuyên biệt về Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng

nước đến đầu thế kỷ XX (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2013) Tác giả

đã trình bày một cách hệ thống và cơ bản lịch sử tư tưởng triết học Việt Nam quanăm thời kỳ gắn với điều kiện lịch sử, kinh tế, chính trị - xã hội và văn hóa của dântộc Trong đó, thời kỳ cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, tác giả đã làm rõ được nhữngthay đổi có tính chất là điều kiện, tiền đề tác động, ảnh hưởng đến các nhà tư tưởngnhư Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh…, nhưng chưa đề cập đếnnhân vật Huỳnh Thúc Kháng một cách chi tiết Luận án sẽ góp phần khắc họa rõnhững quan điểm, tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng đứng từ góc độ triếthọc

Những nghiên cứu trên đã có đóng góp nhất định về điều kiện, cơ sở lịch sử– xã hội, tiền đề cho sự hình thành các quan điểm, tư tưởng ở Việt Nam giai đoạncuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Các nhà khoa học đã góp phần quan trọng vào việc

hệ thống hóa những điều kiện, tiền đề kinh tế - xã hội quy định đối với tư tưởngViệt Nam qua từng giai đoạn Mặt khác, tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX chủ yếu tập trung trên hai mặt: đấu tranh chống thực dân Phápxâm lược với tinh thần yêu nước và tinh thần canh tân dân tộc chống lại nền Hánhọc cổ hủ, bảo thủ, tiếp thu văn minh tiến bộ phương Tây với các giá trị về dân chủ,dân quyền Trên cơ sở đó, các công trình nghiên cứu đã góp phần quan trọng choviệc nhận thức về tư tưởng chính trị, gợi mở nhiều vấn đề mới cần được quan tâm

và tiếp tục nghiên cứu, phát triển thêm Đó là nguồn tài liệu phong phú, có giá trị

Trang 20

cao, để luận án kế thừa, chọn lọc, hoàn thành nhiệm vụ nghiên cứu tư tưởng chínhtrị của Huỳnh Thúc Kháng.

1.2 NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN VỀ NỘI DUNG, ĐẶC ĐIỂM TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG

Giai đoạn lịch sử nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX của Việt Nam nổi lênnhững vấn đề về dân tộc và dân quyền Những sĩ phu, nhà Nho yêu nước tiến bộ đã

có những trăn trở trong tư tưởng và tìm tòi đổi mới tư duy, từ bỏ trung quân nhưngvẫn ái quốc với khát vọng xây dựng một xã hội mới, một đất nước mới không có kẻthù xâm lược Điều này đã được một số nhà nghiên cứu tập trung làm rõ:

Tác giả Chương Thâu đã nghiên cứu và sưu tầm, hệ thống hóa những tácphẩm, bài viết của Huỳnh Thúc Kháng thành các công trình tiêu biểu như: quyển

Thơ văn Huỳnh Thúc Kháng (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1989), quyển Huỳnh Thúc Kháng - Tuyển tập (cùng tác giả Phạm Ngô Minh của nhà xuất bản Đà Nẵng, 2012)

là một công trình tập hợp công phu, khá đầy đủ về sự nghiệp và trước tác của MínhViên Huỳnh Thúc Kháng Công trình thể hiện di sản đa dạng, phong phú của nhàcách mạng trong các lĩnh vực văn chương, báo chí, sử học, dịch thuật và trước tác

mà ông đã thực hiện trong sự nghiệp của mình Bên cạnh phần giới thiệu mạch lạc,các tác giả đã sưu tầm, sao lục trên 200 bài báo, hàng trăm bài thơ, bài phú, câu đối

và nhiều chuyên đề, dịch phẩm từng đăng trên báo Tiếng Dân, một số báo chí

đương thời, và từ các trước tác của Huỳnh Thúc Kháng Đây là một công trình có ýnghĩa quan trọng cho những nhà nghiên cứu có được hệ thống nguồn tư liệu cụ thểtrong việc đánh giá khái quát nội dung tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng chứ chưaphải là một nghiên cứu về quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị của ông

Trong công trình Lịch sử báo Tiếng Dân (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1992) tác

giả Nguyễn Thành đã hệ thống chuỗi sự kiện lịch sử về quá trình hình thành, pháttriển cho đến khi bị đình bản của tờ báo do Huỳnh Thúc Kháng sáng lập, kiêm chủbút Tài liệu đã cung cấp những thông tin hết sức có giá trị về các mối quan hệ giữaHuỳnh Thúc Kháng với những bậc đàn anh và đồng sự như Phan Bội Châu, PhanChâu Trinh, Trần Đình Phiên, Lê Nhiếp, Đào Duy Anh, Nguyễn Xương Thái, VõNguyên Giáp … trong quá trình ra đời tờ báo cũng như đấu tranh với chính quyền

Trang 21

thực dân trên lĩnh vực báo chí Tuy nhiên, tác giả mới chỉ dừng lại ở một lát cắt về

cuộc đời hoạt động của Huỳnh Thúc Kháng khi làm báo Tiếng Dân mà chưa đánh

giá được toàn diện quá trình hình thành và phát triển tư tưởng của ông trước khi làm

báo và sau khi báo đóng cửa Luận án cần xác định vai trò, ý nghĩa của tờ báo Tiếng

Dân trong chuỗi hoạt động đấu tranh yêu nước của Huỳnh Thúc Kháng góp phần

hình thành nên tư duy lý luận về chính trị với những nội dung và đặc điểm chínhyếu của nó

Luận án Tiến sĩ của tác giả Phạm Đào Thịnh với đề tài Bước chuyển tư tưởng

chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX – giá trị và bài học lịch sử (tại

Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn Thành phố Hồ Chí Minh năm 2009)

đã phân tích bối cảnh lịch sử với những yếu tố tác động của thời đại và những điềukiện bên trong thúc đẩy quá trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIXđầu thế kỷ XX Đó là bước chuyển từ ý thức hệ phong kiến Nho giáo từng bướcchuyển dần sang ý thức hệ dân chủ tư sản mang đặc trưng của Việt Nam Qua đó,luận án đã nêu lên quá trình hình thành với nội dung và đặc điểm cơ bản của bướcchuyển tư tưởng chính trị trong thời kỳ này thông qua những nhà tư tưởng tiêu biểuPhan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh và Huỳnh Thúc Kháng Từ đó,tác giả chỉ ra những giá trị của bước chuyển tư tưởng chính trị trước những yêu cầucủa điều kiện hoàn cảnh lịch sử và những hạn chế nhất định trong tiến trình thựchiện để rút ra được những bài học lịch sử đối với công cuộc đổi mới ở Việt Namhiện nay Tuy nhiên, nhân vật Huỳnh Thúc Kháng chưa được tác giả Phạm ĐàoThịnh bóc tách ra khỏi hệ thống những nhà tư tưởng có bước chuyển đặc biệt vượtlên khỏi những nhà tư tưởng tiêu biểu cùng thời như Phan Bội Châu, Phan ChâuTrinh và Nguyễn An Ninh để tiến tới tiếp cận với tư tưởng dân tộc cách mạng của

Hồ Chí Minh

Tác giả Trần Thị Hạnh với công trình luận văn Thạc sĩ Triết học về Tư tưởng

yêu nước của Huỳnh Thúc Kháng (2002) đã có những đóng góp nhất định khi

nghiên cứu tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng nhưng mới chỉ dừng lại trongmột phạm vi hẹp ở giai đoạn khi ông làm chủ bút tờ báo Tiếng Dân Do đó, tác giảTrần Thị Hạnh chưa có những đánh giá một cách hệ thống toàn diện về tư tưởng

Trang 22

chính trị của Huỳnh Thúc Kháng xuyên suốt quá trình đấu tranh hoạt động yêu

nước Tiếp sau đó, ở công trình luận án Tiến sĩ với đề tài Quá trình chuyển biến tư

tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30 năm đầu thế kỷ XX (tại Trường Đại học Khoa

học xã hội và Nhân văn Hà Nội năm 2012), tác giả Trần Thị Hạnh đã khái quátnhững điều kiện, tiền đề cho sự chuyển biến tư tưởng của Nho sĩ Việt Nam trong 30năm đầu của thế kỷ XX Từ đó, tác giả chỉ ra khuynh hướng tư tưởng dân chủ tư sản

mà các nhà Nho tiến hành đổi mới tư tưởng Từ chỗ đổi mới tư duy, chuyển biến về

tư tưởng từ ý thức hệ phong kiến sang dân chủ tư sản, các nhà Nho cũng từng bướcthay đổi phương thức hoạt động từ đấu tranh bạo động sang những hoạt động thựctiễn với mong muốn cải biến xã hội Việt Nam góp phần vào việc cứu nước trướcngoại xâm trên nhiều lĩnh vực quân sự, ngoại giao, chính trị, văn hóa, xã hội… Mặc

dù sự chuyển biến tư tưởng của các nhà Nho có nhiều giá trị tiến bộ và ý nghĩa tíchcực nhưng tác giả luận án cho rằng dù là bạo động hay cải cách ôn hòa thì các nhàNho đã không nhận ra được gốc rễ là vấn đề kinh tế - xã hội, không nhận thức đượcđến cùng vấn đề giai cấp, bản chất của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đang thống trịViệt Nam lúc bấy giờ Tác giả cũng chưa đi vào phân tích đánh giá cụ thể đối vớinhân vật Huỳnh Thúc Kháng về nội dung sự chuyển biến trong tư tưởng cũng nhưnhững đặc điểm vừa mang tính phổ biến với những nhà tư tưởng cùng thời vừa thểhiện tính đặc thù vượt qua được những giới hạn của thời đại, hoàn cảnh lịch sửmang tính tiêu biểu trong số những nhà tư tưởng tiêu biểu của thời kỳ này Vì vậy,trong luận án sẽ tập trung làm rõ hơn và đầy đủ hơn những nội dung và đặc điểm cơbản của tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng trong quá trình lịch sử

Như vậy, các công trình khoa học đã nghiên cứu khá sâu sắc với nhiều gócnhìn về tư tưởng triết học, chính trị ở các nhà tư tưởng khác nhau như Phan ChâuTrinh, Phan Bội Châu, Nguyễn An Ninh, Huỳnh Thúc Kháng, … trong giai đoạncuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX Tuy nhiên, việc nghiên cứu cụ thể về nội dung tưtưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng vẫn chưa có tác giả nào đi sâu và hệ thốnghóa toàn diện với tư cách là một mắt khâu quan trọng của bước chuyển tư tưởngtrong tiến trình phát triển của lịch sử tư tưởng nói riêng và lịch sử Việt Nam nóichung

Trang 23

1.3 NHỮNG NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ LIÊN QUAN VỀ GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG

Việc công bố các nghiên cứu đánh giá về Huỳnh Thúc Kháng nói riêng vàcác nhà tư tưởng yêu nước cùng thời với ông nói chung đã được thực hiện từ nhữngnăm cuối thế kỷ XX cho đến nay, trong đó có thể điểm qua một số các công trìnhnhư sau:

Công trình Kỷ yếu Hội thảo Khoa học về Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc

Kháng do Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng tổ

chức vào tháng 9 năm 1992 (Nhà xuất bản Đà Nẵng, 1993) đã thu hút sự quan tâmcủa đông đảo các nhà khoa học trên nhiều lĩnh vực lịch sử, tư tưởng, chính trị, vănhóa, giáo dục … Hội thảo đã có những phân tích, đánh giá nhiều mặt về quá trìnhhoạt động yêu nước của Phan Châu Trinh và Huỳnh Thúc Kháng Một sự tiệm cậntương đồng trong đánh giá tư tưởng của hai ông về dân chủ, tuy cùng hoạt độngtrong phong trào yêu nước đặc biệt là tư tưởng Duy Tân nhưng giữa hai ông vẫn cónhững khác biệt rất cơ bản Tuy nhiên, giới nghiên cứu ít nhiều vẫn còn “ưu ái”trong nghiên cứu về Phan Châu Trinh mà phần nào chưa đào sâu về nhân vật HuỳnhThúc Kháng (trong tổng số 32 báo cáo tham luận tại Hội thảo, chỉ có 05 báo cáotham luận trình bày nghiên cứu về Huỳnh Thúc Kháng) với những bước chuyểnbiến trong tư tưởng trước những tác động của điều kiện hoàn cảnh lịch sử - xã hộitrong và ngoài nước Tại thời điểm đó, sự quan tâm của giới nghiên cứu vẫn chưanhiều đối với nhân vật Huỳnh Thúc Kháng, nhất là nghiên cứu về những nội dung,đặc điểm tư tưởng của ông

Hai mươi năm sau kể từ ngày tổ chức Hội thảo Khoa học về Phan Châu

Trinh và Huỳnh Thúc Kháng do Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường tỉnh Quảng

Nam – Đà Nẵng tổ chức vào tháng 9 năm 1992, Ủy ban Nhân dân tỉnh Quảng Nam

phối hợp với Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam tổ chức một hội thảo riêng về Thân

thế và Sự nghiệp cụ Huỳnh Thúc Kháng (1876 – 1947) tổ chức vào tháng 4 năm

2012 (Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Đà Nẵng, năm 2012) nhằm góp phần vàoviệc đánh giá và làm sáng tỏ hơn những đóng góp, công lao của ông đối với lịch sử

Trang 24

dân tộc Hội thảo thu hút sự tham gia đông đảo các nhà khoa học với khoảng 80 bàiviết, báo cáo, tham luận nghiên cứu về Huỳnh Thúc Kháng trên nhiều mặt văn hóa,kinh tế, chính trị, tư tưởng, giáo dục… Qua đó, hội thảo góp phần rất lớn vào việcnghiên cứu về Huỳnh Thúc Kháng với tư cách là một nhà yêu nước, một nhà Nho -

sĩ phu của chế độ phong kiến Việt Nam đang suy tàn, đổi mới tư duy tiếp cận vớivăn minh phương Tây, hoạt động cải cách chấn hưng dân tộc và tiến tới bước theocon đường cách mạng do Hồ Chí Minh khới xướng, lãnh đạo Tuy nhiên, những báocáo được tập hợp trong hội thảo chỉ thuần tuý mang tính khái quát chung về một sốmặt, lĩnh vực của Huỳnh Thúc Kháng mà chưa có sự tập trung nghiên cứu, đánh giámột cách toàn diện về những giá trị, hạn chế cũng như ý nghĩa lịch sử tư tưởngchính trị của Huỳnh Thúc Kháng

Năm 2016, nhân kỷ niệm 140 ngày sinh của Huỳnh Thúc Kháng, hội thảokhoa học về “Huỳnh Thúc Kháng với Cách mạng Việt Nam và quê hương QuảngNam” do Ban Tuyên Giáo Trung ương, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh

và Tỉnh ủy Quảng Nam tổ chức thực sự là dấu ấn đối với xã hội Hội thảo đã thu hútđược sự quan tâm nghiên cứu, đánh giá và phân tích ở nhiều góc độ, khía cạnh vàsâu sắc ở nhiều lĩnh vực xoay quanh cuộc đời, sự nghiệp và tư tưởng của HuỳnhThúc Kháng Các báo cáo tham luận trong hội thảo đã đi sâu phân tích, xác định cácnhân tố: Quê hương, gia đình, dòng họ, dân tộc, thời đại và những phẩm chất cánhân tác động sâu sắc đến việc hình thành nhân cách, con người, con đường, chíhướng cứu nước, cuộc đời của Huỳnh Thúc Kháng Nêu bật những đóng góp và vaitrò của Huỳnh Thúc Kháng với cách mạng Việt Nam trên nhiều lĩnh vực, các thamluận khẳng định: Huỳnh Thúc Kháng là nhà yêu nước nhiệt thành đã dành cả cuộcđời cho sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc Tài năng lãnh đạo của Huỳnh

Thúc Kháng thể hiện xuyên suốt từ khi tham gia lãnh đạo phong trào Duy Tân, Viện

Dân biểu Trung Kỳ và đặc biệt nổi bật khi ông tham gia chính quyền cách mạng,

đảm nhận cương vị Quyền Chủ tịch nước trong thời gian Chủ tịch Hồ Chí Minh đi

Pháp Huỳnh Thúc Kháng còn là nhà hoạt động văn hóa xuất sắc, thể hiện trênnhiều lĩnh vực văn học, báo chí, giáo dục ; là tấm gương đạo đức trong sáng, cao

cả, hiến dâng trọn đời cho sự nghiệp cách mạng của dân tộc, hạnh phúc của nhân

Trang 25

dân Các nghiên cứu đã nhấn mạnh, tư tưởng, nhân cách cao đẹp của Huỳnh ThúcKháng có ý nghĩa to lớn đối với công cuộc đổi mới hiện nay Cuộc đời hoạt độngcách mạng và nhân cách cao đẹp, tài năng đức độ của ông là tấm gương sáng để cácthế hệ con cháu hôm nay và mai sau học tập và noi theo Kỷ yếu hội thảo do nhàxuất bản Chính trị Quốc gia, Sự thật ấn hành (2016) là một tập tài liệu rất có giá trị

về mặt khoa học để tác giả luận án có thể tham khảo và kế thừa những nội dung cóliên quan mà đã được các nhà khoa học nghiên cứu, xây dựng, phát triển nhằm bổsung vào luận án Tuy nhiên, các tham luận trong hội thảo khoa học vẫn còn tảnmạn, chỉ dừng lại ở những lát cắt mà chưa có sự hệ thống một cách toàn diện về tưtưởng của ông cũng như đánh giá vai trò, ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị của ôngđối với hiện thực

Tác giả Trần Thị Hạnh trong bài báo: “Quá trình chuyển biến tư tưởng ở

Huỳnh Thúc Kháng” (Tạp chí Triết học, số 10 (185) 2006, tr 56-63), đã khái quát

quá trình hình thành và chuyển đổi ý thức hệ của Huỳnh Thúc Kháng từ Nho giáophong kiến sang dân chủ tư sản và đích đến kết thúc bằng sự tham gia vào chínhquyền cách mạng của Hồ Chí Minh, đánh dấu một bước chuyển hoàn chỉnh ở chủnghĩa dân tộc tiến bộ, tiếp cận với tư tưởng vô sản Tác giả đánh giá về tư tưởng củaHuỳnh Thúc Kháng tựa như một gạch nối giữa các ý thức hệ trong bối cảnh đấtnước khủng hoảng về đường lối tư tưởng cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, mà chấtkết dính là tư tưởng và hành động vì dân, vì nước của các nhà cách mạng yêu nướcViệt Nam Mặt khác, tác giả cũng nghiên cứu Huỳnh Thúc Kháng trong mối dâyliên hệ với nhà tư tưởng yêu nước có cùng quan điểm trong phong trào Duy Tân là

Trần Quý Cáp, trong các bài viết “Tư tưởng duy tân của Trần Quý Cáp” (Tạp chí

Khoa học, Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, tập 24, số 4,

2008) và “Trần Quý Cáp – nhà tư tưởng theo khuynh hướng duy tân” (Tạp chí Triết

học, số 12 (211), tháng 12 năm 2008) Tuy nhiên, tác giả Trần Thị Hạnh chưa đánh

giá đầy đủ để có thể thấy rõ được giá trị, ý nghĩa lịch sử tư tưởng chính trị củaHuỳnh Thúc Kháng với những biến chuyển của hoàn cảnh lịch sử mà mới chỉ dừnglại ở việc mô tả quá trình hoạt động của ông ở khía cạnh sự kiện lịch sử

Trang 26

Tác giả Minh Hương ở Bảo tàng Hồ Chí Minh (Hà Nội) đã cung cấp chi tiết

sử liệu về việc Huỳnh Thúc Kháng ra Bắc gặp Chủ tịch Hồ Chí Minh và chấp nhậntham gia chính phủ liên hiệp Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946 qua bài viết

“Chủ tịch Hồ Chí Minh với cụ Huỳnh Thúc Kháng” (Tạp chí Lịch sử Đảng, số 10,

tr.63-65, 2006) Trên cơ sở tư liệu lưu trữ tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (ký hiệuH25C15/10) hồi ký của ông Nguyễn Xương Thái cho thấy những năm cuối đời củaHuỳnh Thúc Kháng hoàn toàn ủng hộ và đi theo Hồ Chí Minh – theo con đườngcách mạng giải phóng dân tộc, một thứ chủ nghĩa dân tộc tiến bộ Tác giả MinhHương chưa luận giải được về ý nghĩa lịch sử của mối quan hệ đặc biệt giữa Hồ ChíMinh và Huỳnh Thúc Kháng cũng như nêu bật lên được những giá trị đóng góp củaHuỳnh Thúc Kháng đối với chính phủ cách mạng của Hồ Chí Minh

Đánh giá về mối quan hệ hữu hảo, một tình bạn tri kỷ giữa Phan Châu Trinh

và Huỳnh Thúc Kháng, tác giả Lê Thí đã chỉ ra ở hai ông có “5 đồng” (đồng lứa,đồng hương, đồng môn, đồng khoa và đồng chí) qua bài viết “Phan Châu Trinh –

Huỳnh Thúc Kháng đôi bạn chân tình” (Tạp chí Xưa và Nay, số 334 (6), tr.14 – 18,

2009) Tác giả đã khái quát về quá trình hoạt động tư tưởng cách mạng yêu nướccủa hai ông từ cuối thế kỷ XIX cho đến khi Phan Châu Trinh mất vào đầu thế kỷ

XX năm 1926 Bên cạnh những điểm tương đồng giữa hai ông vẫn còn có nhữngđiểm khác biệt trong cách nhìn nhận vấn đề thời cuộc, phương pháp tổ chức và hoạtđộng yêu nước Nếu như Phan Châu Trinh dở dang trong bước chuyển tư tưởngchính trị ở ý thức hệ dân chủ tư sản thì Huỳnh Thúc Kháng trọn vẹn hoàn thành quátrình chuyển biến tiến tới tiếp cận tư tưởng cách mạng của Hồ Chí Minh Đặc biệt là

“đồng chí” giữa Huỳnh Thúc Kháng và Phan Châu Trinh tồn tại trong giai đoạn củaphòng trào Duy Tân, còn sau đó thì chí hướng quan điểm của Huỳnh Thúc Kháng

đã có những khác biệt với Phan Châu Trinh Sự khác biệt này cũng chưa được tácgiả làm rõ, đặc biệt là giá trị tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng trên cơ sở tiếp thu vàvận dụng sáng tạo quan điểm lý luận về dân chủ của Phan Châu Trinh

Tác giả Nguyễn Xuân Trung với bài viết “Huỳnh Thúc Kháng và Hồ Chí

Minh – Sự gặp gỡ hai tư tưởng, nhân cách lớn” đăng trên báo Quân Đội Nhân Dân

số ra ngày 30 tháng 9 năm 2016 đã trình bày những điểm chung giống nhau giữa hai

Trang 27

con người, hai thế hệ khác nhau về tuổi tác, với hai hoàn cảnh khác nhau nhưng lạicùng hướng đến một mục đích vì đất nước vì dân tộc Vì vậy, giữa Hồ Chí Minh vàHuỳnh Thúc Kháng tuy không cùng chung một con đường từ ban đầu nhưng lại gặpnhau ở cùng đích đến và coi nhau như “tri kỷ” để hợp tác, gắn bó và tin cậy, ủng hộlẫn nhau một cách chân thành, nhiệt liệt và sâu sắc Bài báo của tác giả NguyễnXuân Trung có giá trị tham khảo cho tác giả luận án khi nghiên cứu, góp phần vàoviệc hệ thống hóa các quan điểm tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng khitham gia chính phủ liên hiệp của Hồ Chí Minh

Nghiên cứu về Huỳnh Thúc Kháng đã được các nhà khoa học trong nướctiến hành ở nhiều góc độ khác nhau Sự chi phối bởi những điều kiện, hoàn cảnhcủa lịch sử mà ít nhiều những nghiên cứu về Huỳnh Thúc Kháng từ các học giả, nhànghiên cứu nước ngoài còn ít Bởi việc viết về một người như Huỳnh Thúc Kháng

có sự liên quan đến chính quyền cách mạng của Hồ Chí Minh còn có những trở ngại

từ góc nhìn và cách tiếp cận do sự khác biệt về ý thức hệ tư tưởng Ngoài ra nhữngảnh hưởng của Huỳnh Thúc Kháng ở bên ngoài vượt khỏi phạm vi biên giới quốcgia tiếp cận với thế giới là rất ít, hầu như không có vì ông chưa từng xuất dươngnhư các ông Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh, Phan Văn Trường, Nguyễn AnNinh… Đồng thời mối dây liên hệ với những lãnh tụ cách mạng ở khu vực và thếgiới của Huỳnh Thúc Kháng còn nhiều hạn chế Trong khi đó, Phan Bội Châu cómối quan hệ khá thân thiết với những “đồng chí” ở Nhật Bản, Trung Quốc, Pháp…

và Phan Châu Trinh thì quan hệ với nhiều “đồng chí” ở Pháp… Vì vậy, nhữngnghiên cứu có thể sẽ ít nhiều vẫn còn những chủ quan, định kiến trong nước, chưathể khách quan một cách toàn diện như cách nhìn từ bên ngoài của các học giả quốc

tế, phương Tây cùng với phương pháp luận tiếp cận vấn đề cũng khác nhau

Như vậy, các công trình nghiên cứu đã góp phần làm rõ thân thế, sự nghiệp

và quá trình hoạt động yêu nước của Huỳnh Thúc Kháng Tuy nhiên, việc hệ thốnghóa toàn bộ nội dung, đặc điểm tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng về chính trị, đặcbiệt là quá trình chuyển biến tư tưởng từ ý thức hệ Nho giáo phong kiến sang ý thức

hệ dân chủ tư sản tiếp cận với tư tưởng dân tộc cách mạng tiến bộ của Hồ Chí Minh

Trang 28

chưa được làm rõ và đầy đủ Do đó, trong luận án này đặt ra nhiệm vụ nghiên cứulà: trên cơ sở phân tích những điều kiện hoàn cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷXIX đầu thế kỷ XX cùng với việc xác định những tiền đề lý luận, phẩm chất nănglực cá nhân góp phần vào việc hình thành nên tư tưởng chính trị của Huỳnh ThúcKháng Qua đó, hệ thống những nội dung cơ bản trong tư tưởng chính trị của HuỳnhThúc Kháng và rút ra những đặc điểm tư tưởng chính yếu làm căn cứ để đánh giánhững giá trị, hạn chế và ý nghĩa lịch sử của nó Đây là nhiệm vụ chủ yếu đặt ra đối

với luận án này trong quá trình nghiên cứu: “Tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc

Kháng và ý nghĩa lịch sử của nó”.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Vấn đề về tư tưởng chính trị nói chung và tư tưởng chính trị của Huỳnh ThúcKháng nói riêng đã được các nhà khoa học trong và ngoài nước quan tâm, nghiêncứu Các công trình nói trên đã khai thác, tiếp cận dưới những góc độ khác nhau,song đều đi đến thống nhất chung về Huỳnh Thúc Kháng là một nhà yêu nước tâmhuyết, với tư tưởng tiến bộ mong muốn góp phần vào việc chấn hưng dân tộc Cáctác giả đã đưa ra hệ thống lý luận chung nhất về quá trình chuyển biến tư tưởng củacác nhà Nho yêu nước từ ý thức hệ Nho giáo sang tư tưởng dân chủ tư sản theonhững khuynh hướng khác nhau (bạo lực hay hòa bình); khẳng định rằng, trongđiều kiện lịch sử xã hội nhất định của Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX đãchi phối nhận thức của các nhà Nho về đấu tranh đòi quyền tự do, dân sinh, dân chủ

và giải phóng dân tộc

Trong nghiên cứu về tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng (giai đoạncuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX) cũng cần được kế thừa những thành quả nghiêncứu của các thế hệ đi trước, nhất là các nghiên cứu của các nhà khoa học về Lịch sử,Triết học, Chính trị, Văn hóa, Xã hội … từ nửa cuối thế kỷ XX cho đến hiện nay.Việc này giúp tác giả rút ngắn được không chỉ về thời gian nghiên cứu mà còn chophép tác giả có được cái nhìn tổng thể về bối cảnh lịch sử, những tiền đề tư tưởng

và quá trình chuyển biến tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, trong

đó tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng là một bộ phận trong dòng chảy lịch

sử tư tưởng ấy

Trang 29

Trên cơ sở các nguồn tài liệu tham khảo, trong quá trình thực hiện luận án,tác giả đã kế thừa những thành quả nghiên cứu chủ yếu của các nhà khoa học như:Trần Văn Giàu, Trương Văn Chung, Doãn Chính, Lê Thị Lan, Phạm Đào Thịnh,Trần Thị Hạnh, v.v cùng những công trình nghiên cứu khác được trích dẫn và ghitrong tài liệu tham khảo

Bên cạnh đó, khi nghiên cứu tư tưởng của một con người thuộc về lịch sử thì

cơ sở quan trọng nhất chính là thông qua những gì mà nhân vật đó đã từng nói(được ghi lại), các bài viết, tác phẩm đã được in ấn, xuất bản hay những di cảo …được xác định với tư cách là nguồn tài liệu gốc Tuy nhiên, thực tế quá trình nghiêncứu về những nội dung trong tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng, tác giảluận án chưa có được đầy đủ các điều kiện để tiếp cận những tài liệu với tính chất lànguyên tác của Huỳnh Thúc Kháng, mà chỉ có thể tiếp cận thông qua việc kế thừacủa các nhà khoa học với các công trình nghiên cứu của họ trước đó Mặt khác, việc

hệ thống hóa và tập hợp trọn vẹn toàn bộ những tác phẩm, di cảo của Huỳnh ThúcKháng lúc sinh thời là một việc làm không hề đơn giản, hiện nay việc này chưa cónhà khoa học nào thực hiện được một cách đầy đủ Do đó, trong quá trình nghiêncứu tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng, tác giả sử dụng nguồn trích dẫn tác phẩm củaHuỳnh Thúc Kháng chủ yếu từ các tác giả Chương Thâu – Phạm Ngô Minh (2012)

với công trình Huỳnh Thúc Kháng tuyển tập và một số các công trình khoa học khác

của các nhà nghiên cứu tập hợp trong các kỷ yếu hội thảo về Huỳnh Thúc Khángđược tổ chức nhân những sự kiện kỷ niệm ngày sinh hay ngày mất của ông

Như vậy, mặc dù vấn đề nghiên cứu tư tưởng chính trị của Huỳnh ThúcKháng ít nhiều đã được các nhà khoa học đặt ra nhưng chưa được quan tâm đúngmức nhằm đánh giá một cách sâu sắc và toàn diện như các nhà tư tưởng Phan BộiChâu, Phan Châu Trinh, Nguyễn An Ninh… Những nghiên cứu mới chỉ dừng lại ởviệc khái quát, mô tả quá trình hoạt động đấu tranh yêu nước của ông trong dòngchảy lịch sử dân tộc Do đó, vấn đề về tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng cần đượctiếp tục nghiên cứu Trong những vấn đề về tư tưởng chính trị đó, luận án này sẽgiải quyết và làm rõ là những nội dung, đặc điểm cơ bản để rút ra giá trị, hạn chế và

ý nghĩa lịch sử của nó trong tiến trình lịch sử Việt Nam nửa đầu thế kỷ XX

Trang 30

CHƯƠNG 2 NHỮNG ĐIỀU KIỆN, TIỀN ĐỀ VÀ QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ CỦA HUỲNH THÚC KHÁNG

Ý thức, tư tưởng là tấm gương phản chiếu đời sống xã hội Khi nghiên cứulịch sử triết học, C Mác đã nhận định: “các triết gia không mọc lên như nấm từ tráiđất, họ là sản phẩm của thời đại mình, của dân tộc mình, mà dòng sữa tinh tế nhất,quý giá và vô hình được tập trung lại trong những tư tưởng triết học” [80, 156]

Đời sống tinh thần của xã hội hình thành và phát triển trên cơ sở đời sống vậtchất, do đó, chúng ta không thể đi tìm nguồn gốc của tư tưởng xã hội hay tâm lý xãhội trong bản thân nó, nghĩa là không thể tìm trong đầu óc của con người nguồn gốccủa nó mà phải tìm trong hiện thực vật chất Như Mác đã từng viết: “Không thể lấybản thân những quan hệ pháp quyền cũng như những hình thái nhà nước, hay lấycái gọi là sự phát triển chung của tinh thần của con người, để giải thích những quan

hệ và hình thái đó, mà trái lại, phải thấy rằng những quan hệ và hình thái đó bắtnguồn từ những điều kiện sinh hoạt vật chất Nếu ta không thể nhận định về conngười căn cứ vào ý kiến của chính người đó đối với bản thân, thì ta cũng không thểnhận định về một thời đại đảo lộn như thế căn cứ vào ý thức của thời đại ấy Trái lại,phải giải thích ý thức ấy bằng những mâu thuẫn của đời sống vật chất, bằng sự xungđột hiện có giữa các lực lượng sản xuất xã hội và những quan hệ sản xuất xã hội”[83,14-15]

Do đó, nghiên cứu tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng cần phải gắnvới bối cảnh thời đại, điều kiện xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XXbên cạnh tiền đề lý luận và những phẩm chất, năng lực cá nhân góp phần hình thành

Trang 31

lược của chủ nghĩa đế quốc Pháp vào Việt Nam làm cho xã hội Việt Nam biến đổinhiều mặt từ kinh tế, chính trị, văn hoá, cơ cấu giai cấp, khoa học, kỹ thuật, v.v.

2.1.1 Bối cảnh thời đại từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX

Giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, thế giới có nhiều biến động,trong đó, sự phát triển của Chủ nghĩa tư bản ở phương Tây với chính sách xâmlược, bóc lột tàn bạo đã đánh thức và làm trỗi dậy tinh thần dân tộc ở các quốc giaphương Đông Chủ nghĩa tư bản đã góp phần thúc đẩy các dân tộc ở phương Đôngphải chuyển mình từ chế độ phong kiến tồn tại hàng ngàn năm sang một thời đạimới với những chế độ chính trị mới, thời kỳ bắt đầu của những cuộc cách mạng dântộc dân chủ nhân dân

(1) Chủ nghĩa tư bản tiến hành xâm lược thuộc địa ở phương Đông (nửa cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX).

Chủ nghĩa tư bản ra đời làm thay đổi mọi phương diện của đời sống xã hộiphương Tây và ảnh hưởng đến những quốc gia, dân tộc chậm phát triển trên thếgiới Trong quá trình phát triển kinh tế, sự phát triển không đồng đều giữa các quốcgia tư bản phương Tây cùng với yêu cầu ngày càng lớn về nguồn nguyên, vật liệu

và thị trường tiêu thụ đòi hỏi các nước này phải mở rộng thị trường bằng cách xâmlược các dân tộc phương Đông Quá trình xâm lược đã tác động to lớn làm thay đổitrực tiếp toàn bộ đời sống xã hội của các dân tộc ở phương Đông Sự phát triển củachủ nghĩa tư bản làm thay đổi cơ bản phương thức sản xuất xã hội trước đó đã tồntại dưới chế độ phong kiến Chủ nghĩa tư bản cũng làm thay đổi mối quan hệ vềquyền lực trong xã hội phong kiến từ chỗ độc tài, quân chủ chuyên chế sang dânchủ, từ quân quyền sang pháp quyền, thực hiện việc quản lý xã hội bằng pháp luật.Điều này ảnh hưởng lớn đến sự phát triển của các quốc gia phong kiến, đặc biệt làlàm chuyển biến tư tưởng chính trị của những trí thức Họ đã có những nhận thứcmới về thế giới xung quanh, bước đầu vượt ra khỏi phạm vi của biên giới quốc gia,dân tộc tiến ra với thế giới

(2) Cuộc cách mạng về khoa học, kỹ thuật do chủ nghĩa tư bản phương Tây tạo ra.

Trang 32

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX là thời kỳ ở các quốc gia tư bản phương Tây

nở rộ những thành tựu về khoa học, kỹ thuật Nó tạo điều kiện cho con người nângcao hiểu biết về thế giới xung quanh một cách sâu sắc hơn Do đó, thế giới quan củacon người ngày càng được mở rộng, phong phú, tạo điều kiện cho sự tiếp thu nhữngtrào lưu tư tưởng tiến bộ Khi làn sóng khoa học của phương Tây tràn vào Việt Nam

đã tác động không nhỏ đến quá trình nhận thức nói chung cũng như sự thay đổi về

tư duy chính trị nói riêng

Khi chủ nghĩa tư bản tiến hành xâm lược thuộc địa các quốc gia dân tộcphương Đông: “nó phải xâm nhập vào khắp nơi, trụ lại ở khắp nơi và thiết lậpnhững mối liên hệ ở khắp nơi” và “nó buộc tất cả các dân tộc phải du nhập cái gọi

là văn minh, nghĩa là phải trở thành tư sản” [85, 80-81] Mặc dù trong lòng xã hộicác dân tộc phương Đông, mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất với quan hệ sản xuấtphong kiến chưa đủ sâu sắc để xuất hiện nhu cầu phải giải quyết và phát triển lênmột phương thức sản xuất mới Các cuộc xâm lược này của chủ nghĩa tư bản đã đểlại cho các dân tộc thuộc địa cả những hệ quả tích cực lẫn hậu quả tiêu cực, trong đótiêu cực là chủ yếu

Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa tại các quốc gia phương Tây đã gópphần làm tan rã nền sản xuất phong kiến với kiểu quan hệ sản xuất lạc hậu, tạo nênnhững hạ tầng cơ sở kỹ thuật mới, phát triển Mặt khác, sự xâm nhập của chủ nghĩa

tư bản đối với các thuộc địa lại tạo ra một nền kinh tế mất cân đối, trì trệ, chậm pháttriển và ngày càng lệ thuộc vào chính quốc Phương thúc sản xuất tư bản chủ nghĩadựa trên sự hiện đại hóa sản xuất tạo ra hàng loạt sản phẩm làm tăng năng xuất laođộng đã buộc những phường, hội thủ công trước đây từng bước phá sản do năngsuất thấp, trình độ tay nghề ngày càng lạc hậu so với những phương thức sản xuấtmới Từ chỗ là những người chủ, họ trở thành vô sản và buộc phải gia nhập vào độiquân lao động làm thuê trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm lò, v.v

Tuy nhiên, thông qua các cuộc xâm lược, các nước phương Tây đã mangtheo những thành tựu của khoa học, kỹ thuật nhất định nằm ngoài ý muốn của thựcdân Các nước thuộc địa bắt đầu tiếp thu tư tưởng dân chủ, chính thể đại nghị, tinhthần pháp luật phương Tây và những yếu tố kinh tế tạo cơ sở cho xã hội tiến hành

Trang 33

những cải cách, xóa bỏ những hủ tục, xây dựng lối sống mới, tiếp thu những ảnhhưởng tích cực của văn hóa, ngôn ngữ…phương Tây

(3) Những biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp và tư tưởng - chính trị do Chủ nghĩa tư bản tạo ra.

Về cơ cấu xã hội – giai cấp: Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa nảy sinh

từ trong lòng phương thức sản xuất phong kiến nhưng nó chỉ thực sự xuất hiện khi

có đủ hai điều kiện: (1) Phải tập trung một khối lượng tiền tệ tương đối lớn vàotrong tay một số người, lượng tiền này đủ để bảo đảm cho họ mua tư liệu sản xuấtxây dựng xí nghiệp và thuê mướn nhân công; (2) Phải có những người tự do nhưngkhông có tư liệu sản xuất, buộc phải mang sức lao động của mình ra bán để kiếmsống

Trong nền sản xuất hàng hoá giản đơn, sự tác động tự phát của quy luật giátrị đã làm phân hoá những người sản xuất hàng hoá Một số người phát tài giàu lênnhanh chóng, họ đầu tư mở rộng sản xuất, thuê mướn nhân công và trở thành ôngchủ tư bản Những người khác không gặp may mắn bị vỡ nợ, phá sản trở thành laođộng làm thuê Sự tác động phân hoá này của quy luật giá trị diễn ra chậm chạp, tạođiều kiện cho sự ra đời của chủ nghĩa tư bản mà chỉ dựa vào tác dụng này của quyluật giá trị thì phải mất một thời kỳ lâu dài Vì vậy, trong lịch sử của mình, giai cấp

tư sản đã đẩy mạnh quá trình này bằng sự tích luỹ tư bản nguyên thủy Đó là sự tíchluỹ ban đầu của tư bản, nó được thực hiện bằng bạo lực tước đoạt hàng loạt nhữngngười sản xuất nhỏ, nhất là nông dân Việc tước đoạt tư liệu sản xuất của người sảnxuất nhỏ và ruộng đất của nông dân, một mặt tập trung tư liệu sản xuất vào tay cácnhà tư bản, mặt khác biến những người sản xuất nhỏ, những người nông dân trởthành lao động làm thuê Đồng thời ban hành các đạo luật hà khắc để buộc nhữngngười nông dân bị mất đất phải vào làm thuê trong các xí nghiệp tư bản Sự tướcđoạt đó của giai cấp tư sản là cơ sở cho sự hình thành những mẫu thuẫn đối khánggiữa giai cấp tư sản với “con đẻ” của nó là giai cấp vô sản (công nhân) bị tước đoạttất cả buộc phải bán sức lao động của chính mình cho nhà tư bản để tồn tại

Mặt khác, tích luỹ nguyên thuỷ còn được thực hiện bằng việc đi chinh phục

và bóc lột thuộc địa, buôn bán nô lệ da đen từ các thuộc địa về chính quốc hoặc đến

Trang 34

các vùng đất mới, thực hiện thương mại không bình đẳng, v.v Bên cạnh những mâuthuẫn hiện hữu giữa địa chủ với nông dân từ trước đó, chúng góp phần vào sự phânhóa xã hội ở các thuộc địa, hình thành nên những mâu thuẫn giai cấp đối kháng vàmâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với chủ nghĩa thực dân xâm lược.

Trong sự phân hóa cơ cấu xã hội, chủ yếu tập trung mâu thuẫn ở sự phân hóagiai cấp tư sản với giai cấp công nhân khi xã hội bắt đầu nền sản xuất mới vớiphương thức sản xuất công nghiệp, cơ khí hiện đại Quá trình biến đổi cơ cấu xã hộigiai cấp tất yếu dẫn đến những biến đổi về chính trị xã hội, tác động tới việc hìnhthành những ý thức hệ tư tưởng mới trong thời kỳ này

Về tư tưởng - chính trị: Các nước thuộc địa bị lôi cuốn vào con đường tư bản

thực dân Sự áp bức và thôn tính dân tộc của chủ nghĩa đế quốc càng tăng thì mâuthuẫn giữa dân tộc thuộc địa với thực dân càng gay gắt, sự phản ứng của nhân dâncác thuộc địa càng quyết liệt Điều đó đã kích thích tinh thần dân tộc của các quốcgia, làm cho tinh thần dân tộc trỗi dậy, buộc họ phải đứng lên đấu tranh, hình thànhnhững phong trào phản kháng, giải phóng dân tộc, chống lại áp bức, bóc lột củathực dân và tay sai phong kiến Các cuộc đấu tranh diễn ra ở nhiều thời điểm khácnhau trong suốt tiến trình lịch sử Bên cạnh những hình thức và phương thức tổchức, đấu tranh cách mạng khác nhau cùng với những tư tưởng nhận thức, lậptrường quan điểm, ý thức hệ khác nhau Tất cả đều có chung một mục đích chốngthực dân xâm lược, giành lại độc lập cho dân tộc

Chính chủ nghĩa đế quốc xâm lược, thống trị các thuộc địa lại tạo cho cácdân tộc bị chinh phục những phương tiện và phương pháp để tự giải phóng Sự thứctỉnh về ý thức dân tộc và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc thoát khỏi áchthực dân, chịu tác động sâu sắc của chính sách xâm lược, thống trị của chủ nghĩa đếquốc thực dân

(4) Ảnh hưởng của thắng lợi Cách mạng vô sản Tháng 10 – Nga 1917 đến các dân tộc thuộc địa và phụ thuộc.

Sự kiện Cách mạng tháng 10 Nga năm 1917 đã có những tác động mạnh mẽđến phong trào cách mạng thế giới, ghi dấu ấn đậm nét vào tư tưởng của các nhàyêu nước về con đường giải phóng dân tộc với học thuyết mới – học thuyết Mác –

Trang 35

Lênin, khác hẳn so với tư tưởng dân chủ tư sản trước đó Cách mạng Tháng Mười

đã cổ vũ cho phong trào cách mạng của giai cấp công nhân và phong trào đấu tranhgiải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa Đó là minh chứng cụ thể cho sự thắng lợidưới ngọn cờ cách mạng vô sản do Đảng Cộng sản lãnh đạo, dẫn đường – đội tiênphong của giai cấp công nhân, nông dân, trí thức và toàn thể dân tộc Bên cạnhnhững thất bại của phong trào đấu tranh yêu nước theo khuynh hướng phong kiến

và dân chủ tư sản, phong trào giải phóng dân tộc có sự chuyển hướng mang tínhbước ngoặt sang con đường cách mạng mới Các sự kiện nổi bật đó đã có những tácđộng không nhỏ đến tư duy chính trị của các nhà cách mạng, các nhà tư tưởng yêunước

Những tác động khách quan của thời đại là nguồn cổ vũ cho sự thay đổi tưduy cách mạng đối với các quốc gia, dân tộc và giai cấp Đồng thời, các yếu tố chủquan chuyển biến trong lòng các quốc gia, dân tộc cũng không kém phần quan trọnglàm xuất hiện những khuynh hướng canh tân đất nước nhằm thay đổi căn bản nhữngthể chế chính trị lạc hậu, bảo thủ, thúc đẩy quá trình phát triển trong bối cảnh chungcủa khu vực và thế giới

2.1.2 Xã hội Việt Nam cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX

Nửa đầu thế kỷ XIX, Việt Nam vẫn là một quốc gia phong kiến độc lập, cóchủ quyền Khi thực dân Pháp nổ phát súng đầu tiên ở bán đảo Sơn Trà, Đà Nẵng(1858) mở đầu quá trình xâm lược thuộc địa, tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam cónhững biến đổi sâu sắc và to lớn Để biến Việt Nam thành một thuộc địa và đặt áchthống trị hoàn toàn ở Việt Nam, thực dân Pháp đã mất 25 năm (từ năm 1858 đếnnăm 1884) Giai cấp địa chủ phong kiến Việt Nam mất dần vai trò lịch sử của nó.Bước phát triển mới của chủ nghĩa đế quốc và sự ổn định tương đối về quân sự,chính trị của thuộc địa đã cho phép thực dân Pháp bắt tay ngay vào công cuộc khaithác với mục đích tối cao là biến Đông Dương thành cơ sở khai khẩn trọng yếu,đảm bảo lợi nhuận cao nhất ở chính quốc

Như vậy, Việt Nam đã trở thành thuộc địa của Pháp với tính chất nửa phongkiến Bộ máy chính quyền triều đình Nguyễn trở thành bù nhìn, làm tay sai cho

Trang 36

Pháp Tính chất thuộc địa nửa phong kiến được biểu hiện rõ nét trên các lĩnh vựcchính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội, v.v.

Về chính trị: ngay sau khi đã hoàn thành quá trình xâm lược và xác lập được

vị thế, vai trò của mình, thực dân Pháp liền thiết lập một hệ thống cai trị hoàn chỉnh

từ trung ương tới địa phương, bằng việc thành lập Liên bang Đông Dương gồm: AnNam (Việt Nam), Ai Lao (Lào) và Căm-pốt (Campuchia) Pháp chia cắt Việt Namlàm ba kỳ với ba chế độ khác nhau, trong đó: Bắc Kỳ là xứ bảo hộ, Trung Kỳ là nửabảo hộ, về mặt hình thức vẫn còn giữ lại bộ máy chính quyền phong kiến, nhưngthực chất do Pháp quản lý, chi phối tất cả; Nam Kỳ hoàn toàn là đất thuộc địa củaPháp cùng với Lào và Campuchia Tên Việt Nam, Lào và Campuchia đã bị Phápxóa bỏ trên bản đồ thế giới và chỉ có một tên gọi duy nhất là Liên bang ĐôngDương (thường được gọi tắt là Đông Dương)

Thực tế, với dã tâm “chia để trị” – “dưới chia rẽ nhau thì trên được an” [65,136] nhằm mục tiêu mở rộng cơ sở xã hội nhưng không làm ảnh hưởng đến nềntảng thống trị ở thuộc địa, Pháp chủ trương chính sách “dùng người Việt trị ngườiViệt” bằng công cuộc cải cách chính trị - hành chính như: tăng cường số lượng côngchức, viên chức người Việt trong bộ máy thuộc địa bên cạnh giai cấp địa chủ phongkiến và tay sai người Việt Pháp từng bước gạt bỏ vai trò của chính quyền phongkiến trong các công việc quốc gia Việc này càng làm cho sự phân hóa xã hội ViệtNam ngày một thêm gay gắt

Về kinh tế: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa được đưa vào Việt Nam

kết hợp với quan hệ bóc lột của chế độ phong kiến, càng đảm bảo tăng cường lợinhuận thương mại cho đế quốc Pháp Đặc biệt, sau chiến tranh thế giới thứ nhất(1914 – 1918), với tư cách là một nước thắng trận, Pháp đẩy mạnh công cuộc khaithác thuộc địa

Trong điều kiện xã hội thuần nông, với kiểu quan hệ sản xuất phong kiến lạchậu, phương thức sản xuất mới đã phá vỡ hình thái công xã nông thôn làng xã vốn

đã hình thành từ lâu đời ở Việt Nam Thực dân, tay sai bắt đầu một quá trình ràođất, cướp ruộng của nông dân nhằm hình thành các đồn điền theo kiểu phương Tây:trồng lúa, cà phê, cao su, thầu dầu, chè, đay, bông nhưng ở trình độ canh tác sản

Trang 37

xuất vẫn rất thấp, chủ yếu theo kiểu thủ công truyền thống Kinh tế hộ gia đình rấtnhỏ lẻ, phần lớn là sản xuất nguyên liệu, chưa chú ý đến việc chế biến thành sảnphẩm Với mục đích chủ yếu là vơ vét của cải thuộc địa nên việc ứng dụng và pháttriển khoa học cho sản xuất nông nghiệp hoàn toàn không được đầu tư và quan tâm.Đời sống của người nông dân vẫn rất khổ cực, không tạo ra nền tảng phát triển kinh

tế nông nghiệp bền vững Trong khi đó, các ngành công nghiệp ít nhiều có sự pháttriển, bởi trước hết là sự đầu tư máy móc kỹ thuật của thực dân Pháp từ chính quốcnhằm khai thác nguồn tài nguyên quý giá lớn như: than, kim loại, đá quý, vàng v.v.làm xuất hiện các ngành công nghiệp mới mà từ trước tới giờ xã hội phong kiếntruyền thống hoàn toàn không có

Cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, nhằm phục vụ cho công cuộc khai thácthuộc địa, đẩy mạnh hoạt động giao thương xuất khẩu tư bản của thực dân Pháp,chính quyền bảo hộ đã tiến hành mở mang đường xá, xây dựng cầu, cống và nạo vétkênh, rạch, khai thông vận chuyển hàng hóa giữa các vùng miền bằng cả đường bộ,đường thủy và đặc biệt là sự xuất hiện lần đầu tiên của đường sắt Giao thông dễdàng, thuận tiện, tạo điều kiện cho hoạt động thương mại phát triển cùng với cáchoạt động giao lưu tiếp xúc văn hóa giữa Việt Nam với các nước trong khu vực vàcác nền văn minh thế giới

Thực dân Pháp hoàn toàn không đầu tư với mục đích phát triển kinh tế ĐôngDương mà nhắm đến bóc lột ngày càng cao và nhiều lợi nhuận từ sự vơ vét tàinguyên, nông – lâm – thủy sản và sức lao động nhân công rẻ mạt cho chính quốc.Việc đưa vào phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa không hoàn toàn triệt để nhằmthay thế cho phương thức sản xuất phong kiến cũ kỹ, lạc hậu mà chỉ là sự đan xengiữa phương thức sản xuất cũ và mới, các lực lượng sản xuất của xã hội phong kiếntruyền thống vẫn chiếm một vị trí quan trọng trong mối quan hệ sản xuất Điều nàytạo nên sự mâu thuẫn gay gắt giữa cái cũ và cái mới làm cho tính chất, trình độ pháttriển của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa hình thành một cách chậm chạp cùng với giaicấp tư sản dân tộc nhỏ lẻ, non yếu Những thay đổi cơ sở kinh tế là tiền đề, tạo điềukiện cho các trào lưu văn hóa, tư tưởng mới du nhập vào Việt Nam trong quá trình

Trang 38

giao thương với bên ngoài, từng bước góp phần vào quá trình chuyển hóa tư tưởngdân tộc trong sự vận động của ý thức xã hội

Về cơ cấu xã hội – giai cấp: những chuyển biến cơ cấu kinh tế kéo theo sự

phân hóa xã hội ngày càng rõ rệt và sâu sắc Hậu quả của chính sách khai thác vàbóc lột thuộc địa đã làm cho xã hội xuất hiện những tầng lớp, giai cấp mới: trí thứcTây học (một bộ phận con nhà địa chủ giàu có đi học ở Pháp tiếp thu những tưtưởng, văn hóa phương Tây), tư sản (một bộ phận địa chủ giàu có chuyển sang kinhdoanh thương mại, thầu khoán, sản xuất) và vô sản (những nông dân mất đất, phảibán sức lao động ở trong các nhà máy, đồn điển, hầm mỏ) bên cạnh những giai cấp,tầng lớp cũ như: quan lại, địa chủ phong kiến, nông dân, sĩ phu, v.v tất cả tạo nênbức tranh xã hội đầy mâu thuẫn về lợi ích giữa các bộ phận với nhau

Giai cấp địa chủ phong kiến: bị phân hóa sâu sắc bởi những điều kiện kinh tế

- xã hội và chính sách bóc lột của thực dân Pháp: phần lớn địa chủ phong kiến câukết, thỏa hiệp với thực dân Pháp ra sức bóc lột nhân dân nhằm tiếp tục bảo vệnhững quyền lợi của mình dù không còn giữ vai trò thống trị xã hội như trước Đâychính là bộ phận phản động nhất, lộ rõ bộ mặt thân Pháp, sẵn sàng đi ngược lại lợiích của dân tộc: “…từ trong trường học “nô lệ” đúc ra, lớp cao chiếm được cái địa

vị “quan lớn bổng nhiều”, thôi thời dựa hơi lổ mũi kẻ khác, sợ được sợ mất, nếu làmcách gì mà giữ được cái hà bao thì không việc gì mà không làm.” [65,81] Bên cạnhđịa vị chính trị là do được ưu ái, nâng đỡ của thực dân Pháp, địa chủ phong kiến cònlàm chỗ dựa vững chắc, đắc lực cho chính quyền thực dân trong công cuộc khaithác thuộc địa và duy trì một trật tự xã hội có lợi cho chúng

Giai cấp nông dân: vào cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX chiếm đến hơn 80%

dân số Việt Nam Sự tập trung cao độ ruộng đất của địa chủ và tư bản Pháp thànhcác đồn điền đã làm cho người nông dân bị bần cùng hóa không tài sản, buộc phảithoát ly khỏi đồng ruộng, tha phương cầu thực ra các đô thị và bán sức lao động củamình trong các xí nghiệp, hầm mỏ, v.v góp phần gia nhập vào hàng ngũ giai cấp vôsản Giai cấp nông dân bị thực dân đế quốc, địa chủ chèn ép cùng với những mâuthuẫn dân tộc và mâu thuẫn giai cấp, trong đó mâu thuẫn dân tộc là lớn nhất nên ýchí đấu tranh chống thực dân, phong kiến rất mạnh mẽ Đồng thời, giai cấp nông

Trang 39

dân cũng là lực lượng đông đảo nhất và hăng hái nhất, đóng vai trò quan trọng trongquá trình đấu tranh giải phóng dân tộc Tuy nhiên giai cấp nông dân cũng không thểtrở thành lực lượng lãnh đạo cách mạng do hạn chế về trình độ học thức và hiểubiết

Giai cấp công nhân (vô sản): hình thành từ cuộc khai thác thuộc địa lần thứ

nhất của thực dân Pháp nhưng chưa có lý luận dẫn đường, còn ở trình độ “tự phát”

mà chưa “tự giác” Nguồn gốc chủ yếu của giai cấp công nhân là từ nông dân mấtruộng đất phải rời bỏ làng quê ra thành thị bán sức lao động trực tiếp để kiếm sống

Do trình độ hiểu biết thấp mà nhận thức của công nhân hạn chế Hầu hết, họ khôngphải là lực lượng công nhân chuyên nghiệp theo đầy đủ ý nghĩa của nó, phần lớn họvẫn gắn bó mật thiết với nông thôn, xuất phát từ giai cấp nông dân Bởi vì, phươngthức bóc lột của thực dân Pháp và một bộ phận tư sản Việt Nam chủ yếu là tận dụngtối đa sức lao động tay chân nhằm tăng lợi nhuận triệt để nên họ hoàn toàn khôngđược tiếp cận nhiều với máy móc hiện đại, trình độ học vấn, khoa học, kỹ thuật rấtthấp, cũng không được tiếp xúc với nền sản xuất lớn theo phương thức sản xuất tưbản chủ nghĩa Cuộc sống, làm việc và những quan hệ xã hội của người công nhân

đã vượt ra khỏi phạm vi làng xã nông thôn Họ trở thành một bộ phận mới trong cơcấu xã hội Việt Nam với tư cách là một chủ thể tiếp biến những tư tưởng ở ViệtNam bởi tinh thần đấu tranh cách mạng triệt để với thực dân và phong kiến, sớmgiác ngộ và trưởng thành nhanh chóng khi thời cơ tới và hội đủ các điều kiện

Giai cấp tư sản và tầng lớp trí thức, tiểu tư sản: ra đời trong điều kiện bị tư

sản Pháp chèn ép, cạnh tranh rất gay gắt, nên số lượng tư sản Việt Nam khôngnhiều, thế lực kinh tế nhỏ bé, năng lực chính trị yếu đuối Trong quá trình hìnhthành và phát triển, giai cấp tư sản Việt Nam có sự phân hóa:

Tư sản mại bản là những tư sản lớn, hợp tác kinh doanh với đế quốc, bao

thầu những công trình xây dựng của thực dân, đế quốc ở Đông Dương Nhiều tư sảnmại bản có đồn điền lớn hoặc có nhiều ruộng đất cho phát canh, thu tô Vì có quyềnlợi kinh tế và chính trị gắn liền với đế quốc thực dân, nên tư sản mại bản là tầng lớpđối lập với dân tộc

Trang 40

Tư sản dân tộc là bộ phận đông nhất trong giai cấp tư sản, bao gồm những tư

sản loại vừa và nhỏ, thường hoạt động trong các ngành thương nghiệp, công nghiệp

và tiểu thủ công nghiệp Họ muốn phát triển chủ nghĩa tư bản dân tộc Việt Namnhưng do chính sách độc quyền và chèn ép của thực dân Pháp nên không thể pháttriển được Xét về mặt quan hệ với đế quốc Pháp, tư sản dân tộc phải chịu số phậnmất nước, có mâu thuẫn về quyền lợi với đế quốc thực dân và phong kiến, nên họ

có tinh thần chống đế quốc và phong kiến

Tầng lớp trí thức Nho học cũng bị phân hóa:

Thứ nhất, một bộ phận nhà Nho chủ trương “ẩn dật” nơi thôn dã, tách mình

khỏi mọi thị phi của chốn quan trường và đời sống xã hội để giữ khí tiết “trungquân, ái quốc” với phương châm “mũ ni che tai” hay “lánh đời” … vẫn giữ tấmlòng như xưa, song “vì hoàn cảnh ác liệt, sanh kế khuẩn bức, nên nếu tạm được yêntrước mắt là giữ lấy cái thái độ quan vọng” [65, 80];

Thứ hai, những nhà Nho yêu nước với tinh thần dân tộc, sẵn sàng đứng về

phía nhân dân cùng chống lại thực dân Pháp và phong kiến tay sai, từng bước tìmtòi con đường cách mạng mới cho dân tộc Tuy nhiên, bộ phận này thực lực nhỏ bé,mang tính địa phương, cục bộ ít nhiều

Lực lượng sĩ phu yêu nước xuất thân từ những trí thức Nho học của chế độ

cũ là một trong những lực lượng căn bản trong quá trình tư sản hóa, chuyển từ địa

vị phụ thuộc sang địa vị lãnh đạo xã hội trong một giai đoạn lịch sử nhất định đểthực hiện cách mạng dân chủ tư sản ở Việt Nam Tuy nhiên, cách mạng dân chủ tưsản ở Việt Nam không phải do giai cấp tư sản lãnh đạo mà do giới trí thức, sĩ phuyêu nước lãnh đạo Vì vậy, nội dung, tính chất của cuộc cách mạng dân chủ tư sản ởViệt Nam hoàn toàn khác biệt với cách mạng tư sản ở phương Tây Một bộ phậntầng lớp trí thức, sĩ phu, nhà Nho yêu nước có tư tưởng cấp tiến đã chuyển mìnhtrong nhận thức và tư tưởng chính trị, vươn lên giữ vị trí vai trò lãnh đạo cuộc cáchmạng theo khuynh hướng dân chủ tư sản

Đầu thế kỷ XX, tầng lớp trí thức, tiểu tư sản ra đời bao gồm một bộ phận các

trí thức trong xã hội phong kiến cũ làm việc ở các công sở hay tư nhân, nhữngngười làm nghề tự do, các thợ thủ công nghệ, các tiểu thương buôn bán ở các đô thị,

Ngày đăng: 21/11/2018, 22:30

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Anh – Phạm Hồng Việt (2010), Giáo trình Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam, Nxb Đại học Huế, Thừa Thiên – Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử tư tưởng phươngĐông và Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Anh – Phạm Hồng Việt
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2010
2. Aristotle (2013), Chính trị luận, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính trị luận
Tác giả: Aristotle
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2013
3. Long Thắng Ân (2004), Đạo làm Người, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo làm Người
Tác giả: Long Thắng Ân
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2004
4. Huỳnh Công Bá (2009), Lịch sử triết học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Công Bá
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
5. Trương Bá Cần (2002), Nguyễn Trường Tộ - con người và di cảo, Nxb TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trường Tộ - con người và di cảo
Tác giả: Trương Bá Cần
Nhà XB: NxbTP.HCM
Năm: 2002
6. Doãn Chính (1994), Đại cương triết học phương Đông cổ đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học phương Đông cổ đại
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1994
7. Doãn Chính (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Trung Quốc
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2004
8. Doãn Chính (2009), Từ điển Triết học Trung quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Triết học Trung quốc
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
9. Doãn Chính – Phạm Đào Thịnh (2007), Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình chuyển biến tư tưởng chínhtrị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu
Tác giả: Doãn Chính – Phạm Đào Thịnh
Nhà XB: Nxb.Chính trị quốc gia
Năm: 2007
10. Doãn Chính (2011), Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: NxbChính trị Quốc gia
Năm: 2011
11. Doãn Chính (2012), Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Đông
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
12. Doãn Chính – Cao Xuân Long (2013), Tư tưởng Phan Bội Châu về con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Phan Bội Châu về con người
Tác giả: Doãn Chính – Cao Xuân Long
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
13. Doãn Chính (2013), Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nướcđến đầu thế kỷ XX
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
14. Trương Văn Chung – Doãn Chính (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước chuyển tư tưởng Việt Namcuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Tác giả: Trương Văn Chung – Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
15. Trương Văn Chung, Doãn Chính (2008), Tư tưởng Việt Nam thời Lý – Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Việt Nam thời Lý – Trần
Tác giả: Trương Văn Chung, Doãn Chính
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2008
16. Mai Cao Chương, Đoàn Lê Giang (1995), Nguyễn Trường Tộ - Điều trần và thơ văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trường Tộ - Điều trần vàthơ văn
Tác giả: Mai Cao Chương, Đoàn Lê Giang
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
17. Đoàn Minh Duệ - GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (2010), Giáo trình Lịch sử các học thuyết chính trị, Nxb Từ điển Bách Khoa, Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử cáchọc thuyết chính trị
Tác giả: Đoàn Minh Duệ - GS.TS. Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách Khoa
Năm: 2010
18. Nguyễn Sinh Duy (2013), Quảng Nam những vấn đề lịch sử, Nxb Văn học, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Nam những vấn đề lịch sử
Tác giả: Nguyễn Sinh Duy
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2013
19. Đại học quốc gia Hà Nội (2006), Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnhdu nhập các tư tưởng Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX
Tác giả: Đại học quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2006
20. Hoàng Thanh Đạm (2001), Nguyễn Trường Tộ - thời thế và tư duy cách tân, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trường Tộ - thời thế và tư duy cách tân
Tác giả: Hoàng Thanh Đạm
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w