1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng và ý nghĩa lịch sử của nó

184 243 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 184
Dung lượng 1,92 MB

Nội dung

1. Lý do lựa chọn đề tài Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhân vật lịch sử đặc biệt của miền Trung nói riêng và của dân tộc Việt Nam nói chung trong giai đoạn lịch sử cuối thế kỷ XIX nửa đầu thế kỷ XX. Về mặt lý luận, Huỳnh Thúc Kháng là người yêu nước có quá trình chuyển đổi từ tư tưởng Nho giáo phong kiến sang lập trường dân chủ tư sản ôn hòa tiến đến tư tưởng dân tộc cách mạng theo Hồ Chí Minh. Huỳnh Thúc Kháng là người tham gia đấu tranh cách mạng dưới nhiều hình thức như: đấu tranh nghị trường, ra báo Tiếng Dân đề tuyên truyền yêu nước, “thức tỉnh” quần chúng nhân dân xây dựng đời sống mới có ý nghĩa nhất định trước sự kiểm soát chặt chẽ của nhà cầm quyền thực dân Pháp. Có những thời điểm ở Trung Kỳ, ông là một trong những người hoạt động tích cực trên nghị trường của Viện dân biểu cũng như trên mặt báo Tiếng Dân để đấu tranh yêu nước một cách công khai, hợp pháp. Tuy còn có những hạn chế nhất định nhưng tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng thể hiện thông qua ngòi bút tuyên truyền trên báo chí đã góp phần vào sự phát triển tư duy lý luận chung của dân tộc Việt Nam giai đoạn nửa đầu thế kỷ XX. Ở Trung Kỳ, trước Huỳnh Thúc Kháng chưa có ai là người yêu nước hoạt động cách mạng công khai xây dựng một tờ báo riêng (tờ Tiếng Dân) để tuyên truyền tinh thần yêu nước, tư tưởng đổi mới đất nước và kêu gọi quần chúng nhân dân xây dựng đời sống mới, nâng cao nhận thức về các mặt văn hóa, xã hội. Cho đến hiện nay, Huỳnh Thúc Kháng là một trong những nhân vật lịch sử có không ít những cuộc hội thảo, tranh luận về cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng của ông. Qua những đóng góp của Huỳnh Thúc Kháng về tư tưởng, có thể nói, ông là một trong những nhà tư tưởng, nhà báo, nhà văn hóa lớn của Trung Kỳ nói riêng và của cả dân tộc Việt Nam nói chung nửa đầu thế kỷ XX. Huỳnh Thúc Kháng xuất thân trong một gia đình nông dân có truyền thống Nho học, quê ở Thạnh Bình, Tiên Cảnh, Tiên Phước, tỉnh Quảng Nam. Từ nhỏ, ông đã nổi tiếng thông minh, văn hay chữ tốt; sớm đọc nhiều tân thư, chịu ảnh hưởng của tư tưởng trong canh tân nên năm 29 tuổi (1904) đỗ tiến sĩ, nhưng không ra làm quan. Và cũng từ đó, ông bắt đầu học chữ Quốc ngữ, ông cùng Trần Quý Cáp và Phan Châu Trinh phát động phong trào Duy Tân trong quần chúng nhân dân ở Trung Kỳ với chủ trương “khai trí, trị sanh”. Năm 1908, sau vụ chống thuế của nhân dân Trung Kỳ mà Quảng Nam là điểm khởi phát, Huỳnh Thúc Kháng bị bắt rồi bị đày ở Côn Đảo đến năm 1921 mới được trả tự do. Ra tù, ông tiếp tục các hoạt động yêu nước theo cách của mình và vẫn từ chối chính quyền thực dân, không ra làm quan. Cuối năm 1925, ông và một số người bạn ứng cử Viện dân biểu Trung Kỳ và trúng cử rồi được bầu làm Viện trưởng. Nhận thức được “tên là Nhân dân đại biểu, mà thật là một quan trường mới” [139; 251], ông đã từ chức cuối năm 1928. Sau khi rời khỏi Viện Dân biểu Trung kỳ, Huỳnh Thúc Kháng ra tờ báo Tiếng Dân làm công cụ để đấu tranh đ i các quyền tự do, dân chủ. Hoạt động liên tục từ năm 1927 đến năm 1943, báo Tiếng Dân đã ra được 1766 số, trở thành tờ báo lâu năm nhất phản ánh những sự kiện lịch sử diễn ra ở Trung kỳ, đồng thời là nơi tập hợp tiếng nói của các lực lượng có tinh thần dân tộc dân chủ trong tầng lớp trí thức tiểu tư sản miền Trung trong cuộc đấu tranh đ i độc lập, dân chủ ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX, như lời của Cố Tổng Bí thư Trường Chinh tại Hội nghị Văn hóa toàn quốc (tháng 7-1948) khi ngợi ca về 16 năm hoạt động sôi nổi, đầy ắp hào khí cách mạng của tờ báo Tiếng Dân: “Thét Tiếng Dân giữa kinh thành Huế”. Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a ra đời như một luồng sinh khí mới đủ sức làm chuyển biến trong nhận thức và hành động của Huỳnh Thúc Kháng. Ông đã nhận lời tham gia Chính phủ cách mạng liên hiệp. Đó không chỉ là thời khắc có ý nghĩa bước ngoặt, đó c n là biểu hiện sinh động nhất về sự cao cả của tấm gương nhà chí sĩ yêu nước. Vì vậy, nghiên cứu và tìm hiểu cuộc đời, hoạt động, tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng đồng thời chúng ta có thể hiểu biết thêm về Phan Châu Trinh, người mà ông chịu ảnh hưởng ít nhiều của tư tưởng dân chủ tư sản ôn hòa trong các hoạt động yêu nước ở Trung Kỳ và Hồ Chí Minh, người mà ông cho rằng “được người tri kỷ”. Huỳnh Thúc Kháng bắt đầu làm Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ chính thức của nước Việt Nam Dân chủ Cộng h a vào ngày 4/3/1946 và đảm nhiệm vị trí Quyền Chủ tịch Chính phủ theo Sắc lệnh số 82 ngày 29/5/1946 do Chủ tịch Hồ Chí Minh ký, cho đến ngày 21/10/1946, khi Hồ Chí Minh về nước. Sau đó, ông lại tiếp tục được tái nhiệm giữ chức Bộ trưởng Bộ Nội vụ trong Chính phủ mới thành lập vào tháng 11-1946. Để mở rộng hơn nữa khối đại đoàn kết dân tộc nhằm tăng cường lực lượng bảo vệ thành quả cách mạng, Hội Liên hiệp quốc dân Việt Nam được thành lập, Huỳnh Thúc Kháng, một trong những sáng lập viên được bầu làm Hội trưởng, Chủ tịch Hồ Chí Minh làm Hội trưởng danh dự. Với tư cách là một trong những bậc trí thức lớn tham gia vào hoạt động của chính quyền cách mạng, Huỳnh Thúc Kháng đã rất coi trọng sự thống nhất, đoàn kết toàn dân tộc, ông rất ý thức vai trò uy tín của mình đối với sự tập hợp đoàn kết quốc dân, đồng bào vì sự nghiệp chung của dân tộc. Trong diễn đàn tư tưởng, có thể nói Huỳnh Thúc Kháng là một trong những hiện tượng khá nổi bật ở Trung Kỳ nửa đầu thế kỷ XX. Huỳnh Thúc Kháng đã có những đóng góp về các phương diện văn hóa, chính trị, giáo dục và xã hội. Những quan điểm, tư tưởng của ông phản ánh quá trình chuyển biến từ hệ tư tưởng phong kiến nho giáo sang dân chủ tư sản và tiến đến tư tưởng dân tộc cách mạng của tầng lớp trí thức, góp phần quyết định đến vận mệnh của dân tộc và đất nước. Hiện nay, khi nghiên cứu về tư tưởng của Huỳnh Thúc Kháng, vẫn còn có không ít những tranh luận dưới những góc độ khác nhau như Huỳnh Thúc Kháng là chí sĩ yêu nước hay là nhà cách mạng dân tộc, hay ông chỉ là nhà tư tưởng thông qua các hoạt động thực tiễn để truyền qua các quan điểm mới, là nhà báo và thực chất tư tưởng của ông thuộc hệ tư tưởng nào, v.v.. Luận án của tác giả nghiên cứu về “Tư tưởng chính trị của Huỳnh Thúc Kháng và ý nghĩa lịch sử của nó” sẽ góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề tranh luận nêu trên cũng như cung cấp một hệ thống quan điểm, tư tưởng về chính trị của Huỳnh Thúc Kháng.

Ngày đăng: 18/07/2018, 14:25

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Lê Văn Anh – Phạm Hồng Việt (2010), Giáo trình Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam, Nxb Đại học Huế, Thừa Thiên – Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử tư tưởng phương Đông và Việt Nam
Tác giả: Lê Văn Anh – Phạm Hồng Việt
Nhà XB: Nxb Đại học Huế
Năm: 2010
2. Aristotle (2013), Chính trị luận, Nxb Thế giới, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chính trị luận
Tác giả: Aristotle
Nhà XB: Nxb Thế giới
Năm: 2013
3. Long Thắng Ân (2004), Đạo làm Người, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đạo làm Người
Tác giả: Long Thắng Ân
Nhà XB: Nxb Lao động xã hội
Năm: 2004
4. Huỳnh Công Bá (2009), Lịch sử triết học Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học Việt Nam
Tác giả: Huỳnh Công Bá
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
5. Trương Bá Cần (2002), Nguyễn Trường Tộ - con người và di cảo, Nxb TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trường Tộ - con người và di cảo
Tác giả: Trương Bá Cần
Nhà XB: Nxb TP.HCM
Năm: 2002
6. Doãn Chính (1994), Đại cương triết học phương Đông cổ đại, Nxb. Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học phương Đông cổ đại
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb. Giáo dục
Năm: 1994
7. Doãn Chính (2004), Đại cương triết học Trung Quốc, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Đại cương triết học Trung Quốc
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2004
8. Doãn Chính (2009), Từ điển Triết học Trung quốc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Từ điển Triết học Trung quốc
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2009
9. Doãn Chính – Phạm Đào Thịnh (2007), Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu, Nxb.Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quá trình chuyển biến tư tưởng chính trị Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX qua các nhân vật tiêu biểu
Tác giả: Doãn Chính – Phạm Đào Thịnh
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2007
10. Doãn Chính (2011), Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Việt Nam từ thế kỷ XV đến đầu thế kỷ XIX
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2011
11. Doãn Chính (2012), Lịch sử triết học phương Đông, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử triết học phương Đông
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2012
12. Doãn Chính – Cao Xuân Long (2013), Tư tưởng Phan Bội Châu về con người, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Phan Bội Châu về con người
Tác giả: Doãn Chính – Cao Xuân Long
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
13. Doãn Chính (2013), Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lịch sử tư tưởng Triết học Việt Nam từ thời kỳ dựng nước đến đầu thế kỷ XX
Tác giả: Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2013
14. Trương Văn Chung – Doãn Chính (2005), Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước chuyển tư tưởng Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
Tác giả: Trương Văn Chung – Doãn Chính
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia
Năm: 2005
15. Trương Văn Chung, Doãn Chính (2008), Tư tưởng Việt Nam thời Lý – Trần, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng Việt Nam thời Lý – Trần
Tác giả: Trương Văn Chung, Doãn Chính
Nhà XB: Nxb. Chính trị quốc gia
Năm: 2008
16. Mai Cao Chương, Đoàn Lê Giang (1995), Nguyễn Trường Tộ - Điều trần và thơ văn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trường Tộ - Điều trần và thơ văn
Tác giả: Mai Cao Chương, Đoàn Lê Giang
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1995
17. Đoàn Minh Duệ - GS.TS. Nguyễn Đăng Dung (2010), Giáo trình Lịch sử các học thuyết chính trị, Nxb Từ điển Bách Khoa, Vinh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình Lịch sử các học thuyết chính trị
Tác giả: Đoàn Minh Duệ - GS.TS. Nguyễn Đăng Dung
Nhà XB: Nxb Từ điển Bách Khoa
Năm: 2010
18. Nguyễn Sinh Duy (2013), Quảng Nam những vấn đề lịch sử, Nxb Văn học, TP.HCM Sách, tạp chí
Tiêu đề: Quảng Nam những vấn đề lịch sử
Tác giả: Nguyễn Sinh Duy
Nhà XB: Nxb Văn học
Năm: 2013
19. Đại học quốc gia Hà Nội (2006), Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tư tưởng triết học Việt Nam trong bối cảnh du nhập các tư tưởng Đông – Tây nửa đầu thế kỷ XX
Tác giả: Đại học quốc gia Hà Nội
Nhà XB: Nxb Đại học quốc gia
Năm: 2006
20. Hoàng Thanh Đạm (2001), Nguyễn Trường Tộ - thời thế và tư duy cách tân, Nxb Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nguyễn Trường Tộ - thời thế và tư duy cách tân
Tác giả: Hoàng Thanh Đạm
Nhà XB: Nxb Văn nghệ
Năm: 2001

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w