1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân tại công ty cổ phần du lịch kim liên

24 206 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 24
Dung lượng 237 KB

Nội dung

Với vị trí là bộ phận đạidiện cho khách sạn, là bộ phận tạo nên cảm nhận đầu tiên và ấn tượng sau cùng chokhách hàng, bộ phận lễ tân chính là nhân tố quan trọng hàng đầu tại mỗi khách sạ

Trang 1

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LỄ TÂN TẠI CÔNG TY CPDL KIM LIÊN

1.1 Tính cấp thiết nghiên cứu của đề tài

Ngày nay, với sự nền kinh tế ngày càng phát triển và cạnh tranh ngày càng trởnên gay gắt hơn, để tồn tại và phát triển được các khách sạn phải tạo cho mình một sựkhác biệt Đặc biệt là nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân vì hoạt động dịch vụ lễ tândiễn ra trong toàn bộ quá trình khách lưu trú tại khách sạn Với vị trí là bộ phận đạidiện cho khách sạn, là bộ phận tạo nên cảm nhận đầu tiên và ấn tượng sau cùng chokhách hàng, bộ phận lễ tân chính là nhân tố quan trọng hàng đầu tại mỗi khách sạntrong quá trình nâng cao hiệu quả hoạt động và cải tiến chất lượng dịch vụ

Công ty CPDL Kim Liên hướng đến đối tượng khách du lịch nội địa và kháchhàng doanh nhân với phong cách phục vụ thân thiện, cởi mở Cùng với xu thế pháttriển ngày càng cao của du lịch Việt Nam, Công ty CPDL Kim Liên nhận thấy việcnâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân cũng như bổ sung các dịch vụ lễ tân mới nhằm thỏamãn nhu cầu khách hàng là một vấn đề cần thiết và ảnh hưởng trực tiếp tới khả năngcạnh tranh của Công ty ở hiện tại và trong tương lai

Thực tiễn tại Công ty CPDL Kim Liên, qua quá trình thực tập tại đây, em nhậnthấy những điểm còn tồn tại như cơ sở vật chất kỹ thuật còn lạc hậu chưa đáp ứng nhucầu cao của khách, trình độ nghiệp vụ của nhân viên khách sạn còn hạn chế: về giaotiếp với khách, về trình độ ngoại ngữ

Trước đây đã có những đề tài nghiên cứu nhằm nâng cao dịch vụ lễ tân củaCông ty CPDL Kim Liên, nhưng số liệu đã lạc hậu và không đáp ứng đuợc những thayđổi hiện tại của công ty, vì vậy việc nghiên cứu đề tài là rất cần thiết

1.2 Xác lập và tuyên bố vấn đề trong đề tài

Từ tính cấp thiết ở trên, cùng với những thu nhận qua thời gian thực tập tạiCông ty CPDL Kim Liên và những kiến thức học được trong trường Đại học Thương

mại, em đã lựa chọn đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình là " Giải pháp nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân tại Công ty CPDL Kim Liên "

Đề tài được nghiên cứu để trả lời các câu hỏi:

- Thực trạng chất lượng dịch vụ lễ tân tại Công ty CPDL Kim Liên như thế nào?

- Cần có biện pháp nào để nâng cao chất lượng dịch vụ đó ?

Trang 2

1.3 Các mục tiêu nghiên cứu đề tài

Mục tiêu chung của đề tài là đưa ra các giải pháp nhằm nâng cao chất lượngdịch vụ lễ tân tại Công ty CPDL Kim Liên

Các mục tiêu cụ thể như sau:

- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận liên quan đến chất lượng dịch vụ lễ tân vànâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân tại Công ty CPDL Kim Liên

- Đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ lễ tân tại Công ty CPDL Kim Liên; chỉ

rõ những ưu, nhược điểm và nguyên nhân của thực trạng đó

- Đề xuất các biện pháp nhằm giúp Công ty CPDL Kim Liên thực hiện tốt quytrình, nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân

1.4 Phạm vi nghiên cứu đề tài

- Về nội dung: Đề tài nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đếnchất lượng dịch vụ lễ tân và nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân tại Công ty CPDL KimLiên; đặc biệt tập trung nghiên cứu chất lượng dịch vụ lễ tân tại khách sạn Kim Liên 1của Công ty CPDL Kim Liên

- Về không gian: Nghiên cứu chất lượng dịch vụ ở bộ phận lễ tân tại khách sạnKim Liên 1 của Công ty CPDL Kim Liên

- Về thời gian: Nghiên cứu hoạt động phục vụ tại bộ phận lễ tân khách sạn KimLiên tiến hành từ 23/5/2011 đến 17/6 /2011 Các số liệu minh họa trong chuyên đề lấytại khách sạn Kim Liên trong 2 năm 2009 - 2010 và trong thời gian thực tập

1.5 Một số khái niệm và phân định nội dung của vấn đề nghiên cứu

1.5.1 Một số khái niệm

Lễ tân: Theo từ điển Tiếng Việt, lễ tân là cuộc đón tiếp khách Như vậy, lễ tân

có thể hiểu là tổng hợp những nghi thức, thủ tục được thực hiện trong quá trình đóntiếp và phục vụ khách

Lễ tân khách sạn: Có thể hiểu là hoạt động mở đầu cuộc tiếp xúc chính thức vớikhách bằng việc giới thiệu các dịch vụ của khách sạn cho đến khi đạt được thủ tục thìlàm thủ tục tiếp nhận khách

Theo ISO 9004 - 2: 1991E: Dịch vụ là kết quả mang lại nhờ các hoạt độngtương tác giữa nhà cung cấp và khách hàng, cũng như nhờ các hoạt động của nhà cungcấp để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng

Trang 3

Trong khách sạn, dịch vụ lễ tân được hiểu một cách cơ bản nhất là các loại hìnhdịch vụ được cung cấp bởi bộ phận lễ tân khách sạn nhằm đáp ứng nhu cầu khác nhaucủa khách hàng.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam và ISO 9000: Chất lượng dịch vụ là mức phù hợpcủa sản phẩm dịch vụ thỏa mãn các yêu cầu đặt ra hoặc định trước của người mua

Như vậy, có thể hiểu chất lượng dịch vụ lễ tân là mức độ phù hợp của sản phẩmdịch vụ được cung cấp bởi bộ phận lễ tân nhằm thỏa mãn các yêu cầu đặt ra hoặc địnhtrước của khách hàng

Nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân có thể hiểu là những hoạt động được tiến

hành trong toàn bộ phận lễ tân khách sạn và các bộ phận có liên quan nhằm nâng caohiệu quả và hiệu suất lao động của quá trình kinh doanh dịch vụ, làm tăng thêm lợi íchcho khách sạn và khách hàng

Dưới đây là một số loại hình dịch vụ mà bộ phận lễ tân cung cấp cho khách:

Bảng 1.1 Các dịch vụ chủ yếu tại bộ phận lễ tân

01 Dịch vụ check in 09 Dịch vụ bưu điện

02 Dịch vụ check - out 10 Dịch vụ fax- telex

03 Dịch vụ thư ký 11 Dịch vụ báo chí

04 Dịch vụ văn phòng 12 Dịch vụ in ấn

05 Dịch vụ vé máy bay 13 Dịch vụ tư vấn

06 Dịch vụ đặt chỗ 14 Dịch vụ hội nghị, hội họp

07 Dịch vụ đặt tour 15 Dịch vụ biên - phiên dịch

08 Dịch vụ báo thức 16 Dịch vụ thu đổi ngoại tệ

1.5.2 Phân định nội dung nghiên cứu

1.5.2.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ lễ tân khách sạn

- Các nhân tố thuộc môi trường bên ngoài:

+ Khách hàng: vừa là người tiêu thụ, vừa là động lực cho sự đổi mới sản phẩmdịch vụ cung ứng của khách sạn Họ là yếu tố quyết định sự tồn tại, phát triển củakhách sạn

+ Nhà cung cấp: có ảnh hưởng đến chi phí và chất lượng dịch vụ của khách sạn.Đối với bộ phận lễ tân nhà cung ứng như: taxi, hãng máy bay…

Trang 4

+ Đối thủ cạnh tranh: là những cá nhân, tổ chức kinh doanh trong cùng lĩnhvực, cùng sản phẩm dịch vụ, cùng một tập khách hàng mục tiêu chia sẻ với nhau thịphần trên thị trường.

+ Kinh tế: nền kinh tế của một quốc gia cũng ảnh hưởng đến các doanh nghiệpkinh doanh trên thị trường quốc gia đó như: lạm phát , sự tăng trưởng GDP…

+ Chính phủ: cũng là yếu tố tác động đến các doanh nghiệp du lịch theo hướngtích cực hay tiêu cực thông qua các quy tắc, chính sách, nghị định…

- Các nhân tố thuộc môi trường bên trong:

+ Các nguồn lực con người và vốn

Nhân viên lễ tân ngoài ngoại hình ưa nhìn còn phải được trang bị kĩ năng giaotiếp, ứng xử nhanh nhẹn, linh hoạt, khả năng ngoại ngữ tốt

Nguồn lực tài chính là vốn đầu tư vào lắp đặt các trang thiết bị, xây mới, mởrộng quy mô hoạt động kinh doanh của khách sạn nhằm hỗ trợ cho việc cung cấp cácdịch vụ có chất lượng

+ Cơ sở vật chất: là biểu hiện tính hữu hình của các dịch vụ như phòng ốc, trangthiết bị, đồ dùng… Đối với bộ phận lễ tân là quầy lễ tân, máy tính, điện thoại, máyfax…giúp nhân viên thao tác thủ tục check-in, check-out, cung cấp các dịch vụ mộtcách nhanh chóng, chính xác

+ Công tác quản lý: là quá trình kiểm tra, giám sát nhằm đảm bảo quy trìnhcung ứng dịch vụ được diễn ra theo đúng hệ thống tiêu chuẩn chất lượng một cáchkhoa học, chính xác và nhanh chóng Công tác này giúp nhà quản trị nhận ra các điểmmạnh, điểm yếu của khách sạn, và từng bộ phận từ đó tìm ra nguyên nhân và có cácđiều chỉnh thích hợp để nâng cao, cải tiến chất lượng dịch vụ cung cấp

1.5.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá chất lượng dịch vụ lễ tân

- Kỹ năng đón tiếp: chỉ tiêu này cho phép đánh giá được những kỹ năng cầnthiết của nhân viên lễ tân đón tiếp khách khi họ đến khách sạn Đánh giá được việcnhân viên có thực hiện đúng quy trình tác nghiệp hay không, có gây được thiện cảm và

ấn tượng tốt khi khách hàng tiêu dùng sản phẩm dịch vụ của khách sạn

- Trình độ chuyên môn: chỉ tiêu này đánh giá được trình độ của nhân viên lễ tân

về chuyên môn nghiệp vụ lễ tân: sự am hiểu về công việc, về các dịch vụ khách sạncung ứng cũng như khách hàng Có thể đánh giá tiêu chí này qua bằng cấp chuyênmôn mà họ đã qua đào tạo như trình độ Cao đẳng, Đại học, trung cấp…về chuyênngành khách sạn - du lịch

- Thái độ phục vụ : chỉ tiêu này được đánh giá thông qua cảm nhận của kháchhàng khi họ tiếp xúc với nhân viên lễ tân: sự tôn trọng khách hàng, thái độ quan tâm,chăm sóc, chú ý lắng nghe và thấu hiểu nhu cầu của khách

Trang 5

- Tiện nghi phục vụ: đánh giá thông qua sự cảm nhận và bằng trực quan khikhách hàng tiếp xúc với cơ sở vật chất, trang thiết bị, tiện nghi của khách sạn, đặc biệt

ở bộ phận lễ tân như: quầy lễ tân, hệ thống thông tin liên lạc: điện thoại; hệ thống máymóc: máy in, máy fax, máy photocopy…

- Tốc độ phục vụ: đánh giá thời gian, mức độ khẩn trương, thành thạo trong quátrình nhân viên thao tác phục vụ khách

- Vệ sinh: đánh giá vệ sinh bao gồm vệ sinh cá nhân của mỗi nhân viên lễ tânkhi tác nghiệp (trang phục đầu tóc đúng quy định, sạch sẽ, lịch sự…), quầy lễ tân (sạch

sẽ, sắp xếp có khoa học), trang thiết bị (đặt đúng nơi quy định, hợp lý, dễ thao tác khicần sử dụng )

- Thanh toán: đánh giá chỉ tiêu này thông qua thời gian thanh toán, thao tácthanh toán, sự chính xác và minh bạch khi thanh toán các dịch vụ mà khách đã tiêudùng trong quá trình lưu trú

1.5.2.3 Phương pháp đo lường chất lượng dịch vụ

- Phương pháp căn cứ vào sự thỏa mãn chung của khách hàng

- Phương pháp căn cứ vào đánh giá của người cung cấp

- Phương pháp căn cứ vào đánh giá của chuyên gia

1.5.2.4 Nội dung nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân

- Hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị kỹ thuật

Cơ sở vật chất cũng là yếu tố quan trọng tạo nên sự khác biệt và danh tiếng chokhách sạn Các trang thiết bị cần được đầu tư hiện đại, tiện nghi và đồng bộ tạo nên sựsang trọng, lịch sự Khách sạn phải thường xuyên chú trọng việc bảo dưỡng, sửa chữa,đổi mới, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng thời có kế hoạch cụ thể, hợp lýtrong việc mua sắm, bổ sung vật dụng định kỳ tránh gây lãng phí, bất tiện và mất antoàn cho nhân viên tác nghiệp và khách hàng

- Nâng cao chất lượng đội ngũ nhân viên lễ tân

Nhân viên bộ phận lễ tân là những người tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, làyếu tố tác động trực tiếp đến cảm nhận của khách hàng về chất lượng dịch vụ của

Trang 6

khách sạn Các nội dung thực hiện nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ nhân viên lễtân, bao gồm:

+ Phát triển cá nhân: cần trang bị cho họ kỹ năng, kiến thức cần thiết một cáchnhất quán

+ Đào tạo quản lý: các nhân viên cần được quản lý, bồi dưỡng, đào tạo và nângcao về chuyên môn nghiệp vụ và các kỹ năng cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu củacông việc

+ Lập kế hoạch về nguồn lực: doanh nghiệp cần có kế hoạch về nguồn lực cụthể và lâu dài nhằm ổn định, nâng cao và phát triển đội ngũ nhân viên

+ Các tiêu chuẩn thực hiện: khách sạn cần tiêu chuẩn hóa các công tác chỉ dẫnthực hiện cho nhân viên trong quá trình tác nghiệp

+ Tiến bộ nghề nghiệp: tạo cơ hội thăng tiến, khả năng phát triển cho nhân viên.+ Các điều tra ý kiến: điều tra nội bộ, qua khách hàng, các nhà quản trị mộtcách định kỳ nhằm đưa ra các biện pháp xử lý cần thiết

+ Đối xử công bằng: các quy định và kế hoạch với nhân viên cần được thôngbáo công khai và rộng rãi

+ Phân chia lợi nhuận : theo nguyên tắc tương xứng với công sức và đóng gópcho khách sạn mà nhân viên bỏ ra

- Tăng cường công tác quản lý chất lượng

Khách sạn cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu nhu cầu khách hàng của mình, từ

đó đưa ra các chính sách về chất lượng dịch vụ cho phù hợp Chính sách đó phải đượcphổ biến đến tất cả các bộ phận và các nhân viên để họ thực hiện một cách chính xác,đầy đủ và nhất quán Đồng thời, khách sạn cũng phải tăng cường kiểm tra, đôn đốc,giám sát nhân viên một cách thường xuyên để đảm bảo tiến độ làm việc, tác phong vàquy trình phục vụ chuẩn mực tuân thủ các chỉ tiêu chất lượng đã đề ra

1.5.2.5 Ý nghĩa của việc nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân đối với khách sạn

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân thỏa mãn hơn nữa nhu cầu ngày càng caocủa khách hàng, đồng thời giữ chân khách quen và thu hút thêm những khách hàngmới tiềm năng

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân giúp tăng doanh thu và nâng cao hiệu quảkinh doanh

Trang 7

+ Nâng cao chất lượng dịch vụ lễ tân làm tăng sức cạnh tranh của khách sạntrên thị trường.

+ Cải tiến chất lượng dịch vụ lễ tân góp phần tiết kiệm chi phí, thời gian và laođộng sống nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và mang lại nhiều lợi nhuận cho kháchsạn

+ Khi khách sạn cung cấp sản phẩm dịch vụ có chất lượng cao sẽ góp phầnnâng cao uy tín và vị thế của mình, thông qua kênh quảng cáo truyền miệng khách sạnthu hút thêm lượng lớn khách hàng cho doanh nghiệp

Trang 8

CHƯƠNG 2 : PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CÁC KẾT QUẢ

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ LỄ TÂN TẠI

CÔNG TY CPDL KIM LIÊN

2.1 Phương pháp nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ lễ tân tại Công ty CPDL Kim Liên

2.1.1 Phương pháp thu thập dữ liệu

Sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu: căn cứ vào sự thoả mãn chung củakhách hàng

Phương pháp điều tra khách hàng: thông qua phát phiếu điều tra có những câuhỏi sẵn có về chất lượng dịch vụ lễ tân của Công ty Những phiếu này được phát tớicác khách hàng để họ trả lời, sau đó thu thập và tổng hợp kết quả

Phương pháp này gồm các bước:

- Bước 1: Xác định mẫu nghiên cứu

Khách sạn Kim Liên có 450 phòng với đầy đủ tiện nghi, trong đó 327 phòng đạttiêu chuẩn quốc tế 3 sao trở lên, công suất phòng là 75,5%; thời gian điều tra từ23/5/2011 đến 4/6/2011 Trong thời gian này khách sạn có gần 500 lượt khách Sốlượng khách theo từng đối tượng như sau: 310 khách là khách công vụ, 83 khách dulịch nội địa và 37 khách du lịch quốc tế, còn lại là khách vãng lai

Dựa trên đối tượng và số lượng khách nêu trên, em dự kiến điều tra 100 khách,tương đương 20% số khách của khách sạn trong thời gian điều tra Đối tượng kháchchủ yếu là khách công vụ các tỉnh tới công tác tại Hà Nội

- Bước 2: Thiết kế mẫu phiếu và mức chất lượng

( Phụ lục 2 - Phiếu điều tra khách hàng về CLDV lễ tân tại Công ty CPDL Kim Liên )+ Phần 1: Lời chào và cảm ơn tới khách hàng, đưa ra mục đích của việc điều tra+ Phần 2: Nội dung chính là 1 bảng hỏi bao gồm các chỉ tiêu để khách hàngđánh giá về CLDV lễ tân (check - in, check - out, dịch vụ vận chuyển hành lý và dịch

vụ bưu điện) thông qua các chỉ tiêu: kỹ năng phục vụ, thái độ phục vụ, tốc độ phục vụ,trang thiết bị kỹ thuật; kèm theo cảm nhận chung của khách hàng về chất lượng dịch

vụ lễ tân của khách sạn

Mẫu phiếu điều tra được thiết kế theo bảng với hình thức trắc nghiệm, kháchhàng sẽ tích (X) vào những ô tương ứng với ý kiến mà họ đưa ra

Trang 9

+ Phần 3: Thông tin khách hàng điều tra: họ và tên, phòng lưu trú, thời gian lưutrú, địa chỉ liên lạc.

Em đã lựa chọn 5 mức chất lượng: rất tốt, tốt, trung bình, kém, rất kém và điểmtương ứng với mỗi mức chất lượng để đánh giá CLDV lễ tân của khách sạn theo bảng :

Dựa vào kết quả điểm để đánh giá mức độ thỏa mãn của khách hàng theo các mức sau:Nếu 1 ≤X < 2: Chất lượng dịch vụ lễ tân dưới xa mức trông đợi của khách hàng Nếu 2 ≤ X < 3: Chất lượng dịch vụ lễ tân dưới mức trông đợi của khách hàng Nếu 3 ≤ X < 4: Chất lượng dịch vụ lễ tân đáp ứng mức trông đợi của khách hàngNếu 4 ≤X < 5: Chất lượng dịch vụ lễ tân vượt mức trông đợi của khách hàng Nếu X = 5: Chất lượng dịch vụ lễ tân vượt xa mức trông đợi của khách hàng

- Bước 3: Phát phiếu điều tra

Phiếu điều tra được phát cho 100 khách hàng từ ngày 23/5/2011 đến ngày4/6/2011, tập trung chủ yếu vào dịch vụ ở bộ phận lễ tân cung cấp: dịch vụ check - in,check - out, dịch vụ hành lý và bưu điện Cụ thể phát cho từng đối tượng như sau:

+ Khách công vụ ( là lượng khách chủ yếu ): phát 65 phiếu

+ Khách du lịch nội địa: phát 17 phiếu

+ Khách du lịch quốc tế: phát 10 phiếu

+ Khách vãng lai: phát 8 phiếu

Phiếu được phát trực tiếp cho khách hàng lưu trú tại khách sạn khi khách làmthủ tục check-in ở quầy lễ tân hoặc gửi phiếu tại phòng khách nghỉ Ở bước này em cóghi tên, phòng lưu trú và số điện thoại của khách để thuận tiện cho việc thu hồi lạiphiếu điều tra

- Bước 4: Thu phiếu điều tra

Phiếu điều tra được khách trả lời ngay tại quầy lễ tân hoặc ở phòng khách nghỉ.Sau khi khách hàng hoàn thành phiếu điều tra, em tiến hành thu thập các phiếu đã pháttại quầy lễ tân, khi làm thủ tục check-out hoặc tại phòng khách lưu trú Sau khi phátphiếu điều tra: số phiếu thu về là 92 phiếu, trong đó 88 phiếu hợp lệ

Trang 10

2.1.2 Phương pháp xử lý dữ liệu

Xử lý dữ liệu: Phương pháp xử lý dữ liệu trong trường hợp này là việc tính toánđiểm trung bình dựa trên những đánh giá thu thập được từ phiếu điều tra khách hàng.Việc tính toán có thể được thực hiện nhanh chóng và chính xác nhờ sử dụng phầnmềm Excel

- Tính toán với từng chỉ tiêu, em sử dụng công thức:

n là số khách hàng được điều tra

m là số chỉ tiêu điều tra

Phân tích và kết luận: Dựa vào các kết quả đã tính toán ở trên và các chỉ tiêu đãđưa ra từ đầu để làm cơ sở đánh giá chất lượng dịch vụ lễ tân của khách sạn và có kếtluận cuối cùng một cách tổng hợp, khái quát nhất

2.2 Phân tích kết quả điều tra thực trạng CLDV tại Công ty CPDL Kim Liên

2.2.1 Giới thiệu khái quát về công ty CPDL Kim Liên

Tên doanh nghiệp: Công ty cổ phần Du lịch Kim Liên

Địa chỉ: Số 7 - Đào Duy Anh - Đống Đa - Hà Nội

ĐKKD số: 0103022620 do Sở Kế Hoạch và Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 28/02/2008.Website: http://www.kimlientourism.com.vn

Điện thoại: 84.4.38.522.522 - 84.4.38.524.920

Fax: 84.4.38524.919

E.mail: kimlienhotel@hn.vn.vn

Trang 11

Kim Liên là khách sạn đạt tiêu chuẩn quốc tế 3 sao, được Tổng cục Du lịch xếphạng từ năm 1999

Công ty CPDL Kim Liên nằm trên nút giao thông quan trọng, gần công viên LêNin và là một trong những nơi dừng chân lý tưởng ở Hà Nội

Khi nhắc đến dịch vụ lưu trú ở Kim Liên chúng ta không thể không nhắc đếnnhững cái tên quen thuộc đó là: Khách sạn Kim Liên 1, Kim Liên 2 và Kim Liên 3

Điều hành hệ thống khách sạn này là giám đốc khách sạn 3 khách sạn này cóchung một phòng thị trường, phòng thị trường này gồm có các hoạt động chính là quan

hệ khách hàng, marketing cho sản phẩm…

Doanh nghiệp đã trải qua 5 lần đổi tên đó là:

 12/5/1961, khách sạn Bạch Đằng và khách sạn Bạch Mai được hợp nhấtthành khách sạn Bạch Mai - Công ty cổ phần du lịch Kim Liên bây giờ

 Năm 1971, khách sạn Bạch Mai được phép đổi tên thành “ khách sạnChuyên gia Kim Liên ”

 Năm 1992, khách sạn Chuyên gia Kim Liên đổi tên thành khách sạn Chuyêngia Du lịch Kim Liên

 Năm 1994, Tổng cục du lịch ra quyết định đổi khách sạn thành công tykhách sạn Bông Sen Vàng

 Năm 1996, công ty được đổi tên thành công ty khách sạn du lịch Kim Liên

 1-3-2008, công ty khách sạn du lịch Kim Liên chuyển đổi thành công ty cổphần du lịch Kim Liên

Công ty Khách sạn Du lịch Kim Liên được Bác Hồ về thăm 2 lần, Bác Tôn ĐứcThắng và nhiều các lãnh đạo cao cấp của Đảng và nhà nước về thăm Ngoài ra công tycòn phục vụ nhiều các Đại hội đại biểu toàn quốc

 Ngày truyền thống là ngày 12/5 hàng năm

- Ngành nghề kinh doanh :

+ Kinh doanh khách sạn

+ Kinh doanh lữ hành

+ Kinh doanh ăn uống

+ Dịch vụ bổ sung: cho thuê phòng tổ chức đám cưới, hội nghị, hội thảo, tennis,giặt là, sauna, masage, karaoke, bể bơi, vật lý trị liệu

Trong đó, ngành nghề kinh doanh chủ yếu của công ty là kinh doanh khách sạn

Trang 12

(đặc biệt là dịch vụ lưu trú )

- Kết quả kinh doanh ( 2009 - 2010 ) : ( Phụ lục 3 )

- Khái quát về bộ phận lễ tân của khách sạn Kim Liên 1:

+ Vị trí quầy lễ tân đặt tại khách sạn Kim Liên 1 :

Quầy lễ tân được bố trí gần lối cửa ra vào chính của khách sạn Kim Liên 1, đượcđặt ở tầng trệt dành phần lớn diện tích làm nơi tiếp đón, phần còn lại làm văn phònglàm việc Khu đón tiếp có vị trí gần cửa ra vào để tiện quan sát khách ra vào kháchsạn Phía trước quầy đón tiếp là đại sảnh, bên cạnh khu đón tiếp là quầy đổi tiền

Khu lễ tân khách sạn Kim Liên 1 thuộc tiền sảnh nhà 4, diện tích 50m2, quầy lễtân 13m2 gồm các trang thiết bị kỹ thuật :

 3 máy tính nối mạng

 Điện thoại nội bộ, giao dịch trong nước và quốc tế

 Máy fax, máy in, máy phôtôcopy và máy điều hoà

 Quầy đổi tiền

 Các sổ sách, giấy tờ liên quan

 Chìa khóa buồng phòng lưu trú

+ Cơ cấu tổ chức của khách sạn Kim Liên 1

Hìn

h 2.1 Cơ cấu tổ chức bộ máy hoạt động của bộ phận lễ tân khách sạn Kim Liên 1

+ Nguồn nhân lực của bộ phận lễ tân khách sạn Kim Liên 1 :

Bộ phận lễ tân của khách sạn Kim Liên 1 có: 20 người, gồm 9 nhân viên nam và

11 nhân viên nữ Trong đó, 13 nhân viên có trình độ Đại học trở lên và 7 nhân viên cótrình độ Cao đẳng về lĩnh vực chuyên môn khách sạn - du lịch, có trình độ ngoại ngữtương đối tốt, luôn nhiệt tình chu đáo và sẵn sàng phục vụ khi khách đến khách sạn

Ngày đăng: 21/11/2018, 20:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w